Thái Tử Phi Thăng Chức Ký
-
Chương 31
Dương Dự đang dẹp loạn Vân Tây, không thể không nể mặt mà quá lạnh nhạt với con trai của ông
được. Hơn nữa Dương Nghiêm cũng vừa đến Vân Tây một chuyến, mới về chưa
được mấy ngày, Tề Thịnh liền hỏi Dương Nghiêm tình hình Vân Tây.
Tiều mỹ nhân Chiêu Dương nghe chưa được mấy câu đã mất kiên nhẫn, kéo tay áo tôi, nói bằng giọng cầu khẩn: “Tẩu tẩu, chúng ta không nghe họ nói mấy chuyện nhạt nhẽo này nữa. Nghe nói phía Tây mới xây một cái vườn, cảnh vật rất đẹp, chúng ta qua đó xem đi?”.
Tôi bỗng giật thót. Quả nhiên, cái gì đến thì sẽ phải đến!
Ngoảnh lại nhìn Tề Thịnh ở cách vài bước, vừa đúng lúc anh ta đưa mắt nhìn sang, tôi vội trợn trừng mắt, muốn dùng ánh mắt để bảo đảm với anh ta, trong lòng tôi lúc này rất tin tưởng vào anh ta, cũng rất hiểu hoàn cảnh hiện tại, tuyệt đối không có một chút tâm tư nào.
Tề Thịnh khẽ cười, sau đó dặn dò Chiêu Dương: “Đi đi, dẫn thêm mấy người nữa. Đang giữa trưa, đừng để tẩu tẩu bị nắng nhé”.
Chiêu Dương gật đầu lia lịa rồi kéo tay tôi đi.
Chẳng cần bảo, Tả Ý cũng vội đi theo.
Phía Tây quả nhiên có một cái vườn khá lớn, bên trong hoa đang nở rất đẹp. Một góc vườn có đường dẫn nước vào tạo thành con suối chảy qua một cây cầu nhỏ, trông rất nên thơ.
Tiểu mỹ nhân Chiêu Dương vừa dẫn tôi lên cầu thì nghe thấy đằng sau có tiếng hét kinh hoàng. Tôi quay đầu lại nhìn, quả nhiên là Tả Ý bị rơi xuống nước. Tôi biết họ sẽ tìm cách cắt đuôi Tả Ý, nhưng không ngờ lại dùng đến thủ đoạn bạo lực thế này, trực tiếp đẩy người xuống nước.
Đúng là không thể hy vọng người ta thương hoa tiếc ngọc!
Nước trong hồ không sâu xem ra chỉ vừa đến eo Tả Ý, mấy thị nữ lúng ta lung túng kéo Tả Ý lên bờ. Tả Ý không bị thương nhưng quần áo trên người đều ướt sũng. Trang phục mùa hè khá mỏng, bị ướt nước lại dính chặt vào người, hiển lộ rõ hình dáng cơ thể.
Tôi đánh giá Tả Ý từ đầu đến chân. Nha đầu này cần phải tẩm bổ thêm mới được, gầy quá, rõ ràng đã mười lăm mười sáu tuổi rồi mà trông vẫn rất mảnh khảnh, yếu ớt. Ánh mắt của Chiêu Dương xẹt qua một tia vui mừng khi thấy người khác gặp họa, nhưng miệng thì lại vội kêu mấy thị nữ đưa Tả Ý đi thay quần áo.
Tả Ý vừa vắt nước trên váy vừa liếc tôi vẻ oan ức.
Tả Ý ơi là Tả Ý, ngươi vốn dĩ nên không nên đi cùng ta, nhưng người đã tới thì chính là cái gai trong mắt họ! Tôi khẽ than một tiếng, gật đầu rồi vỗ nhẹ vào tay cô động viên: “Đi đi”.
Tả Ý bị người ta lôi đi, nụ cười trên khuôn mặt Chiêu Dương lập tức biến mất, kéo tôi vào sâu trong vườn, nghiêm túc nói khẽ: “Nhanh lên, bọn Cửu ca đã đợi từ lâu rồi”.
Tôi bị cô ta kéo đi nhanh như bay, tôi định hỏi cô ta vài câu: Cô nương, cô có biết mình đang làm gì không? Cô có biết hậu quả của việc này không? Rõ ràng các người đang công khai lừa gạt Tề Thịnh, anh ta có thể bỏ qua cho các người sao? Nhà xí huynh thì đã ngã chổng vó, còn cô? Cô vẫn còn là một khuê nữ, Tề Thịnh nếu muốn chính cô thì cũng chẳng cần phí sức, chỉ cần ban hôn thì đã khiến cô hận không thể đầu thai lần nữa rồi.
Chà, đúng là không biết thì không sợ.
Chiêu Dương kéo tôi vào trong một sương phòng yên tĩnh, vừa bước vào cửa quả nhiên đã nhìn thấy Nhà xí huynh đang đợi ở phía trong, bên cạnh còn có một người đàn ông khoảng năm mươi tuổi trông khá quen, nhưng tôi nghĩ mãi cũng không nhớ đã gặp ở đâu.
Nhà xí huynh và người đàn ông kia đều đứng dậy. Sau khi nhận cái gật đầu ra hiệu của Nhà xí huynh, Chiêu Dương liền quay người đóng cửa, đi ra ngoài.
Tôi đi đến ngồi xuống bàn, tự rót cho mình một ly trà, nước chỉ hơi âm ấm, chắc hai người này đã ngồi đợi khá lâu rồi.
Nhà xí huynh ngồi đối diện cười cười, chỉ tay vào người đàn ông bên cạnh rồi giới thiệu với tôi: “Đây là tướng quân Dương Dự”.
Tôi nghe thấy vậy thì vô cùng kinh ngạc, một lúc sau mới hiểu, người đàn ông này là cha của Dương Nghiêm? Thảo nào trông quen quá, lần trước ở ngoài thành Thái Hưng đã nhìn thấy một lần rồi.
Chỉ có điều, lão huynh đây chẳng phải nên ở Vân Tây dẹp loạn sao? Mấy ngày trước Tề Thịnh còn nhận được tin chiến trận của ông ta, sao lại đột nhiên tự mình hồi kinh rồi?
Có lẽ hiểu được thắc mắc của tôi nên Dương Dự cười nhạt, nói: “Hoàng hậu nương nương không cần lo lắng, ở Vân Tây thần đã sắp xếp ổn thỏa cả rồi, sẽ không xảy ra chuyện gì đâu”.
Tôi nén sự ngạc nhiên của mình, nhìn ông ta, hỏi: “Là Dương tướng quân muốn gặp ta sao?”.
Nếu như không phải ông ta muốn gặp tôi thì Nhà xí huynh đâu cần mất công như vậy.
Dương Dự và Nhà xí huynh nhìn nhau, chầm chậm gật đầu, đáp: “Đúng vậy, là thần muốn gặp Hoàng hậu nương nương. Việc trọng đại, nhất định phải gặp trực tiếp Điện hạ và nương nương mới có thể bàn được”.
Tôi thấy ông ta trịnh trọng như vậy liền ngồi thẳng người lên, hỏi: “Dương tướng quân muốn nói chuyện gì?”.
Im lặng một lúc, Dương Dự hỏi: “Nương nương có biết tại sao Hoàng thượng lại lệnh cho thần đi Vân Tây dẹp loạn không?”.
Tôi nghĩ một lát rồi bình tĩnh trả lời: “Đầu tiên Hoàng thượng điều Dương tướng quân đi, sau đó giam lỏng Hoàng hậu ta, mục đích là để dụ Điện hạ và Trương gia liên kết lại, một mũi tên trúng hai đích, vừa làm suy yếu thế lực của Điện hạ, vừa gây tổn thất nghiêm trọng cho nhà họ Trương, thâu tóm hết quyền lực chính trị và quân sự vào tay”.
Nhà xí huynh và Dương Dự đều không tỏ ra một chút ngạc nhiên nào cả.
Nhà xí huynh mỉm cười, nói với tôi: “Thần và Tam cô nương nhà họ Trương đã đính hôn, nhưng chỉ là để làm yên lòng Hoàng thượng mà thôi. Vốn định giải thích với người, nhưng sau này thấy người vẫn bình tĩnh nên đoán là người đã hiểu rõ cả rồi”.
Dương Dự nhìn tôi vẻ tán thưởng, khen ngợi: “Nương nương quả nhiên thông minh sáng suốt, Điện hạ đã không nhìn lầm người”.
Tôi vốn định nói một hai câu giả vớ khiêm tốn nhưng rồi lại im lặng. Người ta nói câu này có lẽ không phải khen tôi mà chỉ là ca ngợi con mắt tinh tường của Nhà xí huynh thôi.
Dương Dự lại nói tiếp: “Nhưng nương nương mới biết một mà chưa biết hai”.
Tôi ngước mắt nhìn ông ta.
“Hoàng thượng điều thần đi Vân Tây, thoạt nhìn là muốn loại trừ vây cánh của Điện hạ, trên thực tế thì còn có ý đồ sâu sắc hơn”, Dương Dự dừng lại, hơi nhếch khóe môi rồi mới nói tiếp: “Hoàng thượng thực ra rất muốn điều thần đi khỏi Giang Bắc, giam lỏng ở Vân Tây, muốn danh chính ngôn thuận thu lại binh quyền đang ở trong tay của thần. Thần vốn không nghĩ nhiều, sau khi đến Vân Tây mới dần dần nhận ra. Bởi vì phản loạn ở Vân Tây không nghiêm trọng như triều đình nói, nhà họ Hạ đã nhiều năm trấn thủ Vân Tây, binh lực hùng mạnh, Hạ Lương Thần lại là một lão tướng nhiều kinh nghiệm, sao không dẹp yên được mà cứ nhất thiết phải điều thần từ Giang Bắc đến”.
Vấn đề mà ông ta nói tôi cũng đã nghĩ đến từ lâu. Theo lý mà nói, nhà họ Hạ là bề tôi thân tín của Tề Thịnh, một trong ba đạo quân chủ lực của Nam Hạ, ngay cả phản loạn ở Vân Tây cũng không dẹp yên được thì thật là vô dụng, khiến người ta vừa bất an vừa bất ngờ.
Dương Dự nói tiếp: “Sau này, Hoàng thượng lại lệnh cho Hạ Bỉnh Tắc lấy quân của Trương Linh ở Tịnh Dương đi trấn thủ biên giới Tây Hồ, nhưng lại phái hai nhà họ Tiết và Mạc tăng quân dọc tuyến Tịnh Dương đến Tân Dã. Thoáng qua thì có vẻ là để ép Trương gia điều động phòng ngự, nhưng thật ra thì bên trong đều có ý tứ sâu xa cả. Nếu thần đoán không sai thì sau khi dẹp loạn Vân Tây, Hoàng thượng cũng sẽ không cho thần quay về Giang Bắc mà sẽ để thần trấn thủ Vân Tây, đổi Hạ gia thành quân chủ lực của phía Bắc”.
Dương Dự nói đến đây, dừng lại lặng lẽ nhìn tôi.
Nghe một tràng về việc điều động binh lực ấy mà đầu óc căng cả ra, tôi lấy tay chấm ít nước trà, vẽ ra tất cả những đặc điểm và hướng điều động binh lực mà Dương Dự vừa nói lên mặt bàn.
Nếu Nhà xí huynh và nhà họ Trương kết thông gia, Tề Thịnh tất sẽ tìm cớ loại trừ Nhà xí huynh, tiện thể cắt đi một cánh tay của nhà họ Trương, còn Dương Dự, sau cuộc chiến Vân Tây thì binh quyền cũng chỉ là trên danh nghĩa. Tất cả điều này đều chứng minh cho một cuộc nội chiến tranh giành quyền lực, đó là cuộc chiến giữa Tề Thịnh với anh em trong nhà, với ngoại thích Trương gia, với Dương Dự…
Nhưng kết quả là thành trì quan trọng của Giang Bắc đã nằm trong tay chiến tướng thân tín của Tề Thịnh, dọc biên cương phía Bắc thì vẫn âm thầm tập hợp lực lượng hùng hậu.
Đột nhiên một ý nghĩ lóe lên trong đầu, tôi thất thanh: “Hoàng thượng muốn đánh Bắc Mạc?”.
Bắc Mạc và Nam Hạ đối đầu từ lâu, hơn năm mươi năm về trước đã có một cuộc chiến ác liệt kéo dài hơn sáu năm, Thành Tổ chính là từ cuộc chiến đó mà lập nên kì tích, một thái tử mồ côi từ trong bụng mẹ đã khôi phục lại địa vị, lập nên một triều đại mới. Mạch soái, phụ thân của Dương Dự, thì trở thành nhân vật huyền thoại của Giang Bắc, đi lên từ một tên lính bộ binh vô danh tiểu tốt, chỉ trong một thời gian ngắn đã trở thành chủ soái thống lĩnh quân Giang Bắc, trải qua sáu mươi năm với vô số trận chiến ác liệt nhưng chưa từng thất bại.
Còn cả ông nội Trương Sinh của Trương thị, ông nội Hạ Ngôn Chiêu của Hạ Bỉnh Tắc, Mạc Hải của nhà họ Mạc, Tiết Vũ của nhà họ Tiết… đều là những chiến tướng khét tiếng vùng Giang Bắc lúc bấy giờ.
Cuộc chiến đó kết thúc bằng thắng lợi của quân Nam Hạ. Thành Tổ vốn muốn thừa thắng truy kích tiêu diệt Bắc Mạc nhưng thống soái quân Giang Bắc lúc đó là Mạch Tuệ không biết tại sao lại bỏ giữa chừng, không thực hiện quân lệnh của Thành Tổ, đưa quân về Thịnh Đô.
Thành Tổ lúc đó vì chuyện này mà phẫn nộ, tống Mạch soái vào thiên lao. Nhưng cặp quân thần đã cùng nhau đi lên này có quá nhiều điều mà người ngoài không hiểu được, cũng không biết vì lý do gì mà cuối cùng Thành Tổ đã không trị tội Mạch soái, lại thả ông ta ra.
Mạch soái cũng là người có khí phách, sau khi được thả liền rời bỏ vinh hoa phú quý nơi Thịnh Đô và vợ con ở trong Mạch phủ, một người một ngựa bỏ đi. Nghe nói sau này Mạch soái từng quay trở lại nhưng bên cạnh đã có người mới, cũng sinh hạ được những người con khác. Mọi người bèn nói, Mạch soái mặc dù là anh hùng nhưng lại vô tình với người vợ cả Từ thị. Từ thị đã cứu Mạch soái trong lúc nguy cấp, khó khăn mới có được đứa con trai lại bị Mạch soái cho người khác làm con thừa tự, cuối cùng chỉ cô đơn một mình trông coi Mạch phủ trống vắng.
Có lẽ vì lý do này mà Thành Tổ quan tâm mẹ con Từ thị nhiều hơn, và cũng nuông chiều Dương Dự nhiều hơn.
Những chuyện này đều đã qua cả nửa thế kỉ rồi, tôi cũng chỉ nghe các cung nữ bàn tán với nhau mà thôi.
Sau cuộc chiến đó, Nam Hạ và Bắc Mạc tuy luôn đối đầu nhau, biên cương thường xuyên xảy ra xung đột, nhưng hai nước cũng chỉ lên án lẫn nhau, hoặc dùng lời lẽ xã giao để thể hiện mình lấy làm tiếc về chuyện đã xảy ra chứ chưa có cuộc chiến quy mô lớn nào.
Không ngờ Tề Thịnh lên ngôi chưa được hai năm lại muốn đánh Bắc Mạc, hơn nữa còn vì chuẩn bị cho cuộc chiến này mà không ngại kích động Vân Tây nổi loạn.
Trương gia, Dương gia, Nhà xí huynh, những gia tộc khác và cả tôi chỉ là quân cờ mà Tề Thịnh đã sắp xếp trên một bàn cờ lớn mà thôi.
Nghe nói Thành Tổ, ông nội của anh ta khi khôi phục ngai vàng cũng tận dụng nổi loạn ở Vân Tây, bây giờ ngẫm lại thì thấy hai ông cháu họ thật giống nhau, ngay cả thủ đoạn cũng chẳng khác, quả không hổ là “giống hệt Thành Tổ”.
Trong mắt Dương Dự lúc này hoàn toàn là sự kính phục, ông ngồi ngay ngắn, chắp tay: “Nương nương suy nghĩ rất nhạy bén, thật là một nữ hào kiệt”.
Nhà xí huynh nhìn tôi, cười khổ: “Khi Hoàng thượng vẫn còn là thái tử đã mất rất nhiều công sức vào quân Giang Bắc, mỗi lần đến đại bản doanh Giang Bắc đều ở lại mấy tháng liền. Bây giờ xem ra Hoàng thượng sớm đã có ý định đánh Bắc Mạc. Càng không nói tới việc mở rộng về phía Bắc là ý nguyện của Thành Tổ”.
Đầu óc tôi hơi rối loạn, những điều này rốt cuộc là ý nguyện của ai tôi không quan tâm, chỉ biết là giờ mình phải nhìn nhận lại con người của Tề Thịnh rồi.
Một người có thể tính toán được một thế cờ lớn từ vài năm trước như thế này, chưa cần nói đến thứ khác, chỉ riêng ý chí kiên định đã khiến người ta cảm thấy khiếp sợ.
Tôi im lặng khá lâu, đột nhiên nhớ ra một chuyện, liền hỏi Dương Dự: “Ta từng nghe Dương Nghiêm nói, nhà họ Dương các người có gia huấn, nếu có kẻ địch bên ngoài thì việc trước mắt là bảo vệ tổ quốc, bảo vệ dân lành. Hoàng thượng đã có ý dùng ông đi dẹp loạn Vân Tây thì tại sao không để ông cầm quân đánh Bắc Mạc?”.
Dẫu sao Dương Dự cũng là truyền nhân của Mạch soái, danh vọng trong quân không thể coi thường, cũng có thể nói là nỗi kinh sợ đối với Bắc Mạc.
Dương Dự nghe hỏi có vẻ hơi bất ngờ, chần chừ một lúc rồi bình tĩnh nói: “Bởi vì thần có một nửa dòng máu của Bắc Mạc nên Hoàng thượng không yên tâm. Đây cũng là nguyên nhân vì sao Hoàng thượng lại điều thần đến Vân Tây để tước binh quyền chứ không phải chỉ đối phó với Điện hạ như vẻ ngoài”.
Tôi hơi há miệng, hoàn toàn bị thông tin này dọa cho ngây người.
Mạch soái và Từ thị đều là người Nam Hạ gốc, thế mà con trưởng Dương Dự lại có một nửa dòng máu Bắc Mạc, điều này giải thích thế nào? Rốt cuộc thì Mạch soái ăn chả hay là Từ thị ăn nem? Chợt nghĩ đến thái độ của Mạch soái với hai mẹ con Từ thị, không lẽ Dương Dự thật sự không phải là cốt nhục của Mạch soái?
Nhà xí huynh ho lên một tiếng, tiếp lời: “Nếu đã hiểu rõ được ý dịnh của Hoàng thượng, vậy bây giờ chúng ta phải làm thế nào?”.
Anh ta nói, mắt nhìn về phía tôi.
Tôi cảm thấy lời anh ta hỏi có ý sâu xa quá, từ “chúng ta” nghĩa là bao gồm cả “ta” trong đó à? Tôi đưa mắt nhìn Nhà xí huynh một lát, nói: “Nếu đã đoán được dụng ý của Hoàng thượng, Điện hạ có thể không lấy Tam cô nương”.
Nhà xí huynh nghe vậy liền lắc đầu: “Nếu Hoàng thượng đã có ý muốn trừ bỏ thần thì có những chuyện không thể nào tránh được. Nếu thần thuận theo ý của Hoàng thượng, lấy Trương tam cô nương, ràng buộc với Trương thượng thư, đến lúc đó Hoàng thượng có thể sẽ nhẹ tay hơn, nếu không…”.
Anh ta không nói tiếp, cười nhạt và lặng lẽ nhìn tôi.
Hang cáo không thể nuôi dưỡng một con cừu, cho dù từ đầu chí cuối anh ta vẫn luôn choàng lên mình tấm da cừu thì anh ta vẫn là loài ăn thịt. Cho nên, tôi không tin Nhà xí huynh vì giữ chữ tín nên mới kiên trì liên minh với tôi, nếu không phải vì Hoàng hậu tôi đây còn tác dụng thì anh ta sớm đã vứt bỏ, trực tiếp đến nói chuyện với Trương gia rồi.
Nếu đã tìm tôi, thì có nghĩa trong kế hoạch của họ, tôi là người không thể thiếu được.
Tôi thừa nhận là mình suy xét sự việc luôn chậm hơn họ, lúc này tốt nhất là “lấy bất biến ứng vạn biến”.
Tôi liếc nhìn Dương Dự đang ngồi ngay ngắn ở bên cạnh, hỏi Nhà xí huynh: “Đầu óc ta ngu ngốc, đoán không được lòng người, Điện hạ có dự định gì thì cứ nói thẳng”.
Nhà xí huynh cười, đáp: “Thần và Dương tướng quân đã bàn bạc với nhau rồi, thấy cách của người là ổn thỏa nhất”.
Cách của tôi? Cách của tôi là giả làm rùa, đơn giản dễ dàng, học cái được ngay.
Tôi tức giận, bật cười: “Nếu đã vậy, mọi người hãy tự ngồi trong cái cũi của mình. Nhớ phải cẩn thận, để người ta nuôi gầy đi thì không sao, đừng để bị nuôi chết là được rồi!”.
Nói xong tôi liền đứng dậy đi ra ngoài.
Dương Dự cuống lên, vội vàng gọi tôi: “Hoàng hậu nương nương…”.
Tôi quay người lại nhìn hai người bọn họ, cười khẩy: “Các ngươi đã đều cảm thấy cách của ta tốt, còn muốn phí công gặp ta làm gì?”.
Dương Dự hơi chau mày nhưng không biết phải nói gì, cứ nhìn tôi rồi lại quay đầu nhìn Nhà xí huynh.
Nhà xí huynh ngồi đó im lặng nhìn tôi trong chốc lát, đột nhiên mở miệng: “Dương tướng quân, mời ngài lánh đi một lát, ta có vài lời muốn nói với Hoàng hậu nương nương”.
Dương Dự gật đầu, nhìn tôi một cái rồi mới đứng dậy sải bước ra ngoài.
Trong phòng chỉ còn lại hai người là tôi và Nhà xí huynh. Anh ta cúi đầu rót thêm trà vào cốc của mình, khẽ hỏi tôi: “Người còn nhớ khi ở Uyển Giang thần đã nói câu gì với người không?”.
Tôi sững ra, ở Uyển Giang anh ta đã nói rất nhiều, còn từng hứa với tôi “bình an khỏe mạnh, đủ ăn đủ mặc”, lúc này đột nhiên hỏi lại, tôi đột nhiên không hiểu anh ta muốn hỏi về câu nào.
Nhà xí huynh ngước mắt lên nhìn tôi, chậm rãi nói: “Thần đã hứa thì sẽ giữ lời”.
Lòng tôi hơi rung động, chợt nhớ đến cảnh tôi ngã xuống nước, anh ta đã đưa tay ôm lấy tôi, sau khi nhìn chăm chăm vào mắt tôi nói ra lời hứa gồm tám chữ kia liền thả mình xuống nước bảo vệ tôi.
Uyển Giang có Khúc Cửu Hiệp, chín khúc gập ghềnh, nước chảy xiết, chỗ nào cũng có đá ngầm, vô cùng nguy hiểm.
Đêm hôm đó, tôi và anh ta đã ôm nhau thật chặt, hai bên dùng cơ thể mình ngăn đá ngầm không va vào người kia, cùng nhau trôi dạt đến nửa đêm mới tìm được đường sống.
Tôi gật đầu, đáp: “Ta còn nhớ”.
Nhà xí huynh nhìn tôi, tiếp tục hỏi: “Vậy bây giờ thần hỏi người, người còn giữ đúng những lời đã nói trong cung Hưng Thánh không?”.
Tôi im lặng, mãi sau mới đáp: “Giữ đúng”.
“Vậy thì được rồi”, Nhà xí huynh thở phào nhẹ nhõm, trên mặt xuất hiện một nụ cười nhạt, nói: “Hồi này Hoàng thượng đối xử tốt với người như vậy, thần thực lòng sợ người bị mê muội”.
Bất giác tôi đưa tay xoa mũi theo bản năng, hơi ngượng ngùng: “Cũng phải, người ta đều nói sự dịu dàng mê hoặc anh hùng, thực ra sự dịu dàng không chỉ có tác dụng với mỗi anh hùng thôi”.
Nhà xí huynh mặt mày tươi tỉnh, mỉm cười.
Tôi quay lại ngồi xuống bên cạnh bàn, quyết định hỏi thẳng: “Các ngươi rốt cuộc có dự định gì? Muốn ta làm gì?”.
Nhà xí huynh vẻ mặt bình tĩnh, im lặng một lúc rồi mới nói: “Binh lực trong tay thần không đủ, lại mang danh nghĩa quân thần với Tề Thịnh, nếu đối đầu trực tiếp thì không được, việc chiêu binh cũng rất khó khăn. Sớm muộn gì cũng đánh Bắc Mạc, với tính cách của Tề Thịnh thì anh ta sẽ thân chinh xuất trận, thần đã sắp xếp ổn thỏa cảm tử quân để khiến anh ta mãi mãi ở lại Giang Bắc. Đến lúc đó Hoàng hậu hãy cầm lấy thánh chỉ, đưa tiểu hoàng đế lên ngôi”.
Tốc độ nói của anh ta hơi chậm nhưng giọng điệu lại rất thoải mái. Rõ ràng đang nói về âm mưa to lớn giết vua tạo phản, thế mà cứ như đang nói: “Hôm nay mọi người leo núi mệt rồi, tối nhớ phải ăn thêm mấy món nữa”; hoặc là: “Ngày mai có vẻ trời sẽ mưa, mọi người đừng quên mặc thêm quần áo” vậy.
Tôi chăm chú lắng nghe, nghiền ngẫm từng câu từng chữ như thể đang nếm thử một món ăn lạ, thế rồi trên tinh thần “ham học hỏi”, tôi đưa ra bốn câu hỏi, khái quát lại là bốn câu “ở đâu?”.
Thứ nhất, khi Tề Thịnh thân chinh đến Bắc Mạc thì anh ở đâu? Còn sống không? Trong tay có còn quyền lực không? Thứ hai, cảm tử quân mà anh nói tới ở đâu? Có thể đảm bảo một khi đã ra tay là giết được Tề Thịnh không? Thứ ba, thánh chỉ trong tay ta lúc đó ở đâu ra? Có hợp pháp không? Thứ tư, cũng là điểm quan trọng nhất trong kế hoạch này, đó chính là tiểu hoàng đế ở đâu?
Nhà xí huynh giải đáp từng câu một: “Chỉ cần thần tạm nhân nhượng vì lợi ích toàn cục, chuyện gì cũng thuận theo ý của Tề Thịnh thì anh ta sẽ không tìm được cớ hạ sát thần. Mà chỉ cần thần còn sống, trong tay nhất định sẽ có người dùng được. Chuyện cảm tử quân không cần người lo, nếu thần đã nói vậy thì tức là đã sắp xếp ổn thỏa. Còn về thánh chỉ, bất kể là lúc còn sống Hoàng thượng có để lại hay không, thì thần cũng sẽ làm cho Hoàng hậu có được một thánh chỉ mà không ai có thể soi mói được. Về điểm cuối cùng, có tiểu hoàng đế để lên ngôi hay không phải trông vào Hoàng hậu”.
Quanh đi quẩn lại hàng triệu vòng, rẽ vô số ngả, cuối cùng vẫn quay về vấn đề Tề Thịnh có thể sinh được con trai không. Mẹ kiếp! Áp lực đè lên vai tôi vẫn thật lớn!
Tôi suy nghĩ một lát rồi cười thăm dò: “Có tiểu hoàng đế hay không còn chưa biết, nếu đã có thể trừ bỏ Tề Thịnh, chi bằng ngươi lên làm hoàng đế?”.
Nhà xí huynh chầm chậm lắc đầu, ánh mắt rất sáng: “Danh bất chính, ngôn bất thuận, thiên hạ tắc loạn. Hơn nữa, lúc đó Dương Dự còn đang bị giam lỏng ở Vân Tây, thần vẫn còn cần Trương gia của người để ổn định tình hình Giang Bắc. Cứ cho là thần lấy Tam cô nương nhà họ Trương, thì một hoàng hậu cũng không có cách nào thỏa mãn được ham muốn của Trương gia, chỉ có cách đưa người lên vị trí thái hậu là ổn nhất”.
Ừm, đây đều là những lời nói thực.
Tôi gật đầu, cúi xuống im lặng một lát rồi chống tay xuống dưới bàn, đứng lên nói: “Được, cứ quyết định như vậy đi!”.
Có lẽ do tôi đáp lại hơi đơn giản, Nhà xí huynh không giấu được vẻ kinh ngạc, nhìn tôi hỏi: “Bây giờ Hoàng thượng đối đãi với người như vậy, thần cứ cho rằng người sẽ phải do dự rất lâu mới có thể trả lời thần”.
Tôi chế giễu: “Điện hạ cũng là đàn ông, chẳng lẽ còn không hiểu đàn ông? Sao đáng tin bằng con trai mình!”.
Nói xong tôi liền đứng dậy đi ra.
Tiểu mỹ nhân Chiêu Dương vẫn đang đợi ở bên ngoài, thấy tôi đi ra chẳng nói chẳng ràng kéo thẳng tôi vào hoa viên. Khi cả hai vừa ngồi trong một thủy đình thì đằng xa đã thấy thị nữ của Chiêu Dương dẫn Tả Ý đến.
Thị nữ đến trước mặt Chiêu Dương bẩm báo: “Bọn nô tì không mang theo quần áo để thay, đành phải xuống núi mua cho vị cô nương này bộ quần áo mới nên mới mất nhiều thời gian như thế, xin quận chúa tha tội”.
Chiêu Dương gật đầu qua loa.
Tôi quan sát kỹ Tả Ý, thấy trên người cô quả nhiên đang khoác bộ quần áo mới tinh, mặc dù chất liệu không phải là tốt nhất nhưng cũng khá chỉnh tề.
Mắt Tả Ý hơi đỏ, cô đưa mắt nhìn tôi như muốn nói mình bị bắt nạt.
Tôi nháy mắt ra hiệu, quay đầu lại tán gẫu với Chiêu Dương vài câu rồi mới đưa Tả Ý đi tìm Tề Thịnh.
Trên đường trở về, Tả Ý đi sát bên tôi nói nhỏ: “Nương nương, có người cố ý đẩy nô tì xuống nước. Khi đưa nô tì đi thay quần áo, nô tì vốn nghĩ chỉ cần tìm đại một cái áo để choàng lên người là được, nhưng bọn họ lại mang cái áo bị ướt của nô tì đi, sau đó để nô tì chờ rất lâu trong phòng mới đem bộ đồ này đến cho nô tì”.
Tôi bước chậm lại, quay đầu nhìn cô, cười: “Tất nhiên là thế, nếu không thì làm sao có đủ thời gian kéo ta đi gặp người khác chứ. Này? Ngươi nói xem chuyện này chúng ta có nên nói với Hoàng thượng không?”.
Tả Ý nghĩ đi nghĩ lại rồi trả lời tôi: “Nô tì cảm thấy nên nói thì hơn”.
Tôi gật đầu: “Ta cũng thấy chuyện này phải nói. Đằng nào cũng khó giấu được, để người tra hỏi chi bằng chủ động nói thì hơn”.
Bàn tay đưa ra đỡ lấy tôi của Tả Ý cứng đờ.
Trước biểu hiện có tật giật mình vô cùng rõ ràng của Tả Ý, tôi chỉ cười cười, đưa tay vỗ vỗ cánh tay cô. Không sao, nha đầu, hai chúng ra tiếp tục đấu với nhau, xem cuối cùng ai có thể thu phục ai.
Bên kia Tề Thịnh đã sớm tống cổ Dương Nghiêm đi, đang ngồi dưới một cái cây lớn cùng sư thầy chủ trì chùa Phúc Duyên đàm kinh luận đạo, thấy tôi đến chỉ lạnh lùng liếc một cái rồi lại quay đầu tiếp tục cùng lão hòa thượng kia nói chuyện.
Mặc dù chỉ tùy tiện liếc qua như vậy, mặc dù nét mặt tên Tề Thịnh chết tiệt vẫn bình thản dịu dàng, nhưng không hiểu sao từ đáy lòng tôi lại chột dạ vô cùng. Tôi cảm thấy có nhiều lúc ánh mắt của Tề Thịnh thoạt nhìn có vẻ thờ ơ nhưng thực ra lại sắc lạnh như dao.
Mẹ kiếp! Tại sao chứ? Rõ ràng là tôi phụng chỉ đi hẹn hò cơ mà!
Trên đường từ Thúy Sơn về Thịnh Đô, tôi ngồi ngay ngắn trong một chiếc xe ngựa sang trọng hoàn toàn mới, tóm tắt cho Tề Thịnh nghe nội dung cuộc hội đàm ba bên giữa tôi, Nhà xí huynh và Dương Dự. Đương nhiên, do sự vắng mặt của đồng chí thư ký hội nghị Tả Ý, nội dung không tránh được thiếu sót, chỉ nói Dương Dự đã nhìn thấu dụng ý ác độc của Tề Thịnh khi điều ông đến Vân Tây. Cả việc Nhà xí huynh chỉ rõ cho tôi thấy sự hòa hợp giữa Hoàng thượng và Hoàng hậu bây giờ là giả dối. Tề Thịnh muốn cùng anh ta tranh giành nhà họ Trương nên mới làm như vậy, khuyên tôi không để những lời đường mật của Tề Thịnh lừa gạt, nếu Tề Thịnh thật lòng với tôi thì sẽ không để Giang thị tiếp tục ở cung Đại Minh nữa, cũng sẽ không làm cho Hoàng hậu tôi đến giờ vẫn chưa có con trai.
Tề Thịnh vẫn cụp mắt xuống ngắm nhìn tràng hạt, mãi đến khi tôi nói xong rồi cũng không có phản ứng gì.
Tôi đoán anh ta không tiện ngắt lời tôi, nghĩ đi nghĩ lại, đang định thêm một câu để tỏ ý “Trả lời xong rồi” thì Tề Thịnh ngước mắt lên nhìn tôi, chậm rãi hỏi: “Dương Dự cũng ở đó?”.
Tôi cân nhắc một lát, quyết định giữ đúng lời nói vừa rồi thì tốt hơn, bèn trả lời: “Lão cửu giới thiệu như vậy. Có điều, khi thiếp ở Thái Hưng tuy cũng đã nhìn thấy hình dáng của Dương Dự từ xa, nhưng người này có thật là ông ta hay không thì thiếp không thể khẳng định được”.
Tề Thịnh nghe xong liền cười mỉa mai, nói: “Nếu Cửu đệ chỉ muốn nói những điều đó thì hôm nay không cần sự lộ diện của Dương Dự”.
Tôi thêm kinh ngạc, Tề Thịnh lúc nãy nhìn như không tập trung, không ngờ mở miệng là đánh trúng tim đen. Quả thực, nếu Nhà xí huynh gặp tôi chỉ vì muốn chia rẽ quan hệ giữa tôi và Tề Thịnh thì chẳng cần phải gọi lão tướng Dương Dự từ Vân Tây xa xôi trở về.
Tôi hơi hối hận, lẽ ra không nên vì lấy lòng Tề Thịnh mà nói ra chuyện Dương Dự trở về Thịnh Đô. Nhưng nếu lúc này không nói ra, sau này để Tề Thịnh biết được sự việc thì e rằng những lời tôi đã nói, bất luận là thật hay giả, anh ta cũng sẽ không tin nữa.
Tôi đưa mắt nhìn Tề Thịnh, nói: “Thiếp đoán là vì Cửu điện hạ muốn thể hiện thành ý với thiếp, đồng thời cũng để thiếp tin tưởng rằng đằng sau Cửu điện hạ còn có sự hỗ trợ đắc lực của Dương Dự, chỉ cần liên minh thành công với Trương gia là có thể xoay chuyển được thế cục”.
Tề Thịnh dựa lưng vào thùng xe, chiếc cằm hơi hếch lên, im lặng nhìn tôi.
Tôi hít một hơi thật sâu, dũng cảm nói tiếp: “Cửu điện hạ còn nói, cái mà anh ta muốn không chỉ là thiên hạ này mà còn cả… thiếp. Cửu điện hạ cũng có thể cho thiếp địa vị Hoàng hậu, những gì chàng cho thiếp, Cửu điện hạ đều có thể cho thiếp nhiều hơn”.
Mắt của Tề Thịnh từ từ nheo lại, sát khí thoáng hiện lên trong đó.
Tôi thầm niệm A di đà Phật, Nhà xí huynh, xin lỗi nhé, lúc này cái cũi mà ngươi đang ngồi có vẻ là càng bé hơn rồi. Nhất định phải rụt đầu rụt cổ thật ngắn lại, tuyệt đối không được để Tề Thịnh có cơ hội vung đao.
Tề Thịnh hỏi tôi: “Thế nàng trả lời thế nào?”.
Tôi chớp chớp mắt: “Thiếp nói chuyện này quá nghiêm trọng, một mình thiếp không quyết định nổi, phải trở về thương lượng với chàng”.
Tề Thịnh hơi sững ra rồi lập tức cười phá lên.
Tôi vẫn quỳ gối bên cạnh, mím môi nhìn anh ta.
Tề Thịnh cười rất lâu rồi bỗng vươn tay ra ôm lấy eo tôi, kéo tôi ngã lên người mình, sau đó lấy tràng hạt trên tay anh ta đeo vào cổ tay tôi, lại dùng cằm cọ lên đỉnh đầu tôi, thì thầm: “Biết rõ những lời nàng nói đều là giả dối, nhưng ta vẫn thích nghe… vẫn thích nghe”.
Tự nhiên, toàn thân tôi cứng đờ.
Tôi đang định nâng người dậy giải thích mấy câu thì lại bị cánh tay của anh ta kéo lại, im lặng một lát, đột nhiên anh ta nói khẽ: “Bồng Bồng, chúng ta sinh con tiếp đi”.
Trong lúc tôi còn đang sững sờ thì Tề Thịnh đã nâng cằm tôi lên, cúi đầu xuống hôn.
Đầu óc choáng váng, bất giác tôi thầm than, Tề Thịnh đúng là người luôn hành động quyết đoán và mạnh mẽ…
Tiều mỹ nhân Chiêu Dương nghe chưa được mấy câu đã mất kiên nhẫn, kéo tay áo tôi, nói bằng giọng cầu khẩn: “Tẩu tẩu, chúng ta không nghe họ nói mấy chuyện nhạt nhẽo này nữa. Nghe nói phía Tây mới xây một cái vườn, cảnh vật rất đẹp, chúng ta qua đó xem đi?”.
Tôi bỗng giật thót. Quả nhiên, cái gì đến thì sẽ phải đến!
Ngoảnh lại nhìn Tề Thịnh ở cách vài bước, vừa đúng lúc anh ta đưa mắt nhìn sang, tôi vội trợn trừng mắt, muốn dùng ánh mắt để bảo đảm với anh ta, trong lòng tôi lúc này rất tin tưởng vào anh ta, cũng rất hiểu hoàn cảnh hiện tại, tuyệt đối không có một chút tâm tư nào.
Tề Thịnh khẽ cười, sau đó dặn dò Chiêu Dương: “Đi đi, dẫn thêm mấy người nữa. Đang giữa trưa, đừng để tẩu tẩu bị nắng nhé”.
Chiêu Dương gật đầu lia lịa rồi kéo tay tôi đi.
Chẳng cần bảo, Tả Ý cũng vội đi theo.
Phía Tây quả nhiên có một cái vườn khá lớn, bên trong hoa đang nở rất đẹp. Một góc vườn có đường dẫn nước vào tạo thành con suối chảy qua một cây cầu nhỏ, trông rất nên thơ.
Tiểu mỹ nhân Chiêu Dương vừa dẫn tôi lên cầu thì nghe thấy đằng sau có tiếng hét kinh hoàng. Tôi quay đầu lại nhìn, quả nhiên là Tả Ý bị rơi xuống nước. Tôi biết họ sẽ tìm cách cắt đuôi Tả Ý, nhưng không ngờ lại dùng đến thủ đoạn bạo lực thế này, trực tiếp đẩy người xuống nước.
Đúng là không thể hy vọng người ta thương hoa tiếc ngọc!
Nước trong hồ không sâu xem ra chỉ vừa đến eo Tả Ý, mấy thị nữ lúng ta lung túng kéo Tả Ý lên bờ. Tả Ý không bị thương nhưng quần áo trên người đều ướt sũng. Trang phục mùa hè khá mỏng, bị ướt nước lại dính chặt vào người, hiển lộ rõ hình dáng cơ thể.
Tôi đánh giá Tả Ý từ đầu đến chân. Nha đầu này cần phải tẩm bổ thêm mới được, gầy quá, rõ ràng đã mười lăm mười sáu tuổi rồi mà trông vẫn rất mảnh khảnh, yếu ớt. Ánh mắt của Chiêu Dương xẹt qua một tia vui mừng khi thấy người khác gặp họa, nhưng miệng thì lại vội kêu mấy thị nữ đưa Tả Ý đi thay quần áo.
Tả Ý vừa vắt nước trên váy vừa liếc tôi vẻ oan ức.
Tả Ý ơi là Tả Ý, ngươi vốn dĩ nên không nên đi cùng ta, nhưng người đã tới thì chính là cái gai trong mắt họ! Tôi khẽ than một tiếng, gật đầu rồi vỗ nhẹ vào tay cô động viên: “Đi đi”.
Tả Ý bị người ta lôi đi, nụ cười trên khuôn mặt Chiêu Dương lập tức biến mất, kéo tôi vào sâu trong vườn, nghiêm túc nói khẽ: “Nhanh lên, bọn Cửu ca đã đợi từ lâu rồi”.
Tôi bị cô ta kéo đi nhanh như bay, tôi định hỏi cô ta vài câu: Cô nương, cô có biết mình đang làm gì không? Cô có biết hậu quả của việc này không? Rõ ràng các người đang công khai lừa gạt Tề Thịnh, anh ta có thể bỏ qua cho các người sao? Nhà xí huynh thì đã ngã chổng vó, còn cô? Cô vẫn còn là một khuê nữ, Tề Thịnh nếu muốn chính cô thì cũng chẳng cần phí sức, chỉ cần ban hôn thì đã khiến cô hận không thể đầu thai lần nữa rồi.
Chà, đúng là không biết thì không sợ.
Chiêu Dương kéo tôi vào trong một sương phòng yên tĩnh, vừa bước vào cửa quả nhiên đã nhìn thấy Nhà xí huynh đang đợi ở phía trong, bên cạnh còn có một người đàn ông khoảng năm mươi tuổi trông khá quen, nhưng tôi nghĩ mãi cũng không nhớ đã gặp ở đâu.
Nhà xí huynh và người đàn ông kia đều đứng dậy. Sau khi nhận cái gật đầu ra hiệu của Nhà xí huynh, Chiêu Dương liền quay người đóng cửa, đi ra ngoài.
Tôi đi đến ngồi xuống bàn, tự rót cho mình một ly trà, nước chỉ hơi âm ấm, chắc hai người này đã ngồi đợi khá lâu rồi.
Nhà xí huynh ngồi đối diện cười cười, chỉ tay vào người đàn ông bên cạnh rồi giới thiệu với tôi: “Đây là tướng quân Dương Dự”.
Tôi nghe thấy vậy thì vô cùng kinh ngạc, một lúc sau mới hiểu, người đàn ông này là cha của Dương Nghiêm? Thảo nào trông quen quá, lần trước ở ngoài thành Thái Hưng đã nhìn thấy một lần rồi.
Chỉ có điều, lão huynh đây chẳng phải nên ở Vân Tây dẹp loạn sao? Mấy ngày trước Tề Thịnh còn nhận được tin chiến trận của ông ta, sao lại đột nhiên tự mình hồi kinh rồi?
Có lẽ hiểu được thắc mắc của tôi nên Dương Dự cười nhạt, nói: “Hoàng hậu nương nương không cần lo lắng, ở Vân Tây thần đã sắp xếp ổn thỏa cả rồi, sẽ không xảy ra chuyện gì đâu”.
Tôi nén sự ngạc nhiên của mình, nhìn ông ta, hỏi: “Là Dương tướng quân muốn gặp ta sao?”.
Nếu như không phải ông ta muốn gặp tôi thì Nhà xí huynh đâu cần mất công như vậy.
Dương Dự và Nhà xí huynh nhìn nhau, chầm chậm gật đầu, đáp: “Đúng vậy, là thần muốn gặp Hoàng hậu nương nương. Việc trọng đại, nhất định phải gặp trực tiếp Điện hạ và nương nương mới có thể bàn được”.
Tôi thấy ông ta trịnh trọng như vậy liền ngồi thẳng người lên, hỏi: “Dương tướng quân muốn nói chuyện gì?”.
Im lặng một lúc, Dương Dự hỏi: “Nương nương có biết tại sao Hoàng thượng lại lệnh cho thần đi Vân Tây dẹp loạn không?”.
Tôi nghĩ một lát rồi bình tĩnh trả lời: “Đầu tiên Hoàng thượng điều Dương tướng quân đi, sau đó giam lỏng Hoàng hậu ta, mục đích là để dụ Điện hạ và Trương gia liên kết lại, một mũi tên trúng hai đích, vừa làm suy yếu thế lực của Điện hạ, vừa gây tổn thất nghiêm trọng cho nhà họ Trương, thâu tóm hết quyền lực chính trị và quân sự vào tay”.
Nhà xí huynh và Dương Dự đều không tỏ ra một chút ngạc nhiên nào cả.
Nhà xí huynh mỉm cười, nói với tôi: “Thần và Tam cô nương nhà họ Trương đã đính hôn, nhưng chỉ là để làm yên lòng Hoàng thượng mà thôi. Vốn định giải thích với người, nhưng sau này thấy người vẫn bình tĩnh nên đoán là người đã hiểu rõ cả rồi”.
Dương Dự nhìn tôi vẻ tán thưởng, khen ngợi: “Nương nương quả nhiên thông minh sáng suốt, Điện hạ đã không nhìn lầm người”.
Tôi vốn định nói một hai câu giả vớ khiêm tốn nhưng rồi lại im lặng. Người ta nói câu này có lẽ không phải khen tôi mà chỉ là ca ngợi con mắt tinh tường của Nhà xí huynh thôi.
Dương Dự lại nói tiếp: “Nhưng nương nương mới biết một mà chưa biết hai”.
Tôi ngước mắt nhìn ông ta.
“Hoàng thượng điều thần đi Vân Tây, thoạt nhìn là muốn loại trừ vây cánh của Điện hạ, trên thực tế thì còn có ý đồ sâu sắc hơn”, Dương Dự dừng lại, hơi nhếch khóe môi rồi mới nói tiếp: “Hoàng thượng thực ra rất muốn điều thần đi khỏi Giang Bắc, giam lỏng ở Vân Tây, muốn danh chính ngôn thuận thu lại binh quyền đang ở trong tay của thần. Thần vốn không nghĩ nhiều, sau khi đến Vân Tây mới dần dần nhận ra. Bởi vì phản loạn ở Vân Tây không nghiêm trọng như triều đình nói, nhà họ Hạ đã nhiều năm trấn thủ Vân Tây, binh lực hùng mạnh, Hạ Lương Thần lại là một lão tướng nhiều kinh nghiệm, sao không dẹp yên được mà cứ nhất thiết phải điều thần từ Giang Bắc đến”.
Vấn đề mà ông ta nói tôi cũng đã nghĩ đến từ lâu. Theo lý mà nói, nhà họ Hạ là bề tôi thân tín của Tề Thịnh, một trong ba đạo quân chủ lực của Nam Hạ, ngay cả phản loạn ở Vân Tây cũng không dẹp yên được thì thật là vô dụng, khiến người ta vừa bất an vừa bất ngờ.
Dương Dự nói tiếp: “Sau này, Hoàng thượng lại lệnh cho Hạ Bỉnh Tắc lấy quân của Trương Linh ở Tịnh Dương đi trấn thủ biên giới Tây Hồ, nhưng lại phái hai nhà họ Tiết và Mạc tăng quân dọc tuyến Tịnh Dương đến Tân Dã. Thoáng qua thì có vẻ là để ép Trương gia điều động phòng ngự, nhưng thật ra thì bên trong đều có ý tứ sâu xa cả. Nếu thần đoán không sai thì sau khi dẹp loạn Vân Tây, Hoàng thượng cũng sẽ không cho thần quay về Giang Bắc mà sẽ để thần trấn thủ Vân Tây, đổi Hạ gia thành quân chủ lực của phía Bắc”.
Dương Dự nói đến đây, dừng lại lặng lẽ nhìn tôi.
Nghe một tràng về việc điều động binh lực ấy mà đầu óc căng cả ra, tôi lấy tay chấm ít nước trà, vẽ ra tất cả những đặc điểm và hướng điều động binh lực mà Dương Dự vừa nói lên mặt bàn.
Nếu Nhà xí huynh và nhà họ Trương kết thông gia, Tề Thịnh tất sẽ tìm cớ loại trừ Nhà xí huynh, tiện thể cắt đi một cánh tay của nhà họ Trương, còn Dương Dự, sau cuộc chiến Vân Tây thì binh quyền cũng chỉ là trên danh nghĩa. Tất cả điều này đều chứng minh cho một cuộc nội chiến tranh giành quyền lực, đó là cuộc chiến giữa Tề Thịnh với anh em trong nhà, với ngoại thích Trương gia, với Dương Dự…
Nhưng kết quả là thành trì quan trọng của Giang Bắc đã nằm trong tay chiến tướng thân tín của Tề Thịnh, dọc biên cương phía Bắc thì vẫn âm thầm tập hợp lực lượng hùng hậu.
Đột nhiên một ý nghĩ lóe lên trong đầu, tôi thất thanh: “Hoàng thượng muốn đánh Bắc Mạc?”.
Bắc Mạc và Nam Hạ đối đầu từ lâu, hơn năm mươi năm về trước đã có một cuộc chiến ác liệt kéo dài hơn sáu năm, Thành Tổ chính là từ cuộc chiến đó mà lập nên kì tích, một thái tử mồ côi từ trong bụng mẹ đã khôi phục lại địa vị, lập nên một triều đại mới. Mạch soái, phụ thân của Dương Dự, thì trở thành nhân vật huyền thoại của Giang Bắc, đi lên từ một tên lính bộ binh vô danh tiểu tốt, chỉ trong một thời gian ngắn đã trở thành chủ soái thống lĩnh quân Giang Bắc, trải qua sáu mươi năm với vô số trận chiến ác liệt nhưng chưa từng thất bại.
Còn cả ông nội Trương Sinh của Trương thị, ông nội Hạ Ngôn Chiêu của Hạ Bỉnh Tắc, Mạc Hải của nhà họ Mạc, Tiết Vũ của nhà họ Tiết… đều là những chiến tướng khét tiếng vùng Giang Bắc lúc bấy giờ.
Cuộc chiến đó kết thúc bằng thắng lợi của quân Nam Hạ. Thành Tổ vốn muốn thừa thắng truy kích tiêu diệt Bắc Mạc nhưng thống soái quân Giang Bắc lúc đó là Mạch Tuệ không biết tại sao lại bỏ giữa chừng, không thực hiện quân lệnh của Thành Tổ, đưa quân về Thịnh Đô.
Thành Tổ lúc đó vì chuyện này mà phẫn nộ, tống Mạch soái vào thiên lao. Nhưng cặp quân thần đã cùng nhau đi lên này có quá nhiều điều mà người ngoài không hiểu được, cũng không biết vì lý do gì mà cuối cùng Thành Tổ đã không trị tội Mạch soái, lại thả ông ta ra.
Mạch soái cũng là người có khí phách, sau khi được thả liền rời bỏ vinh hoa phú quý nơi Thịnh Đô và vợ con ở trong Mạch phủ, một người một ngựa bỏ đi. Nghe nói sau này Mạch soái từng quay trở lại nhưng bên cạnh đã có người mới, cũng sinh hạ được những người con khác. Mọi người bèn nói, Mạch soái mặc dù là anh hùng nhưng lại vô tình với người vợ cả Từ thị. Từ thị đã cứu Mạch soái trong lúc nguy cấp, khó khăn mới có được đứa con trai lại bị Mạch soái cho người khác làm con thừa tự, cuối cùng chỉ cô đơn một mình trông coi Mạch phủ trống vắng.
Có lẽ vì lý do này mà Thành Tổ quan tâm mẹ con Từ thị nhiều hơn, và cũng nuông chiều Dương Dự nhiều hơn.
Những chuyện này đều đã qua cả nửa thế kỉ rồi, tôi cũng chỉ nghe các cung nữ bàn tán với nhau mà thôi.
Sau cuộc chiến đó, Nam Hạ và Bắc Mạc tuy luôn đối đầu nhau, biên cương thường xuyên xảy ra xung đột, nhưng hai nước cũng chỉ lên án lẫn nhau, hoặc dùng lời lẽ xã giao để thể hiện mình lấy làm tiếc về chuyện đã xảy ra chứ chưa có cuộc chiến quy mô lớn nào.
Không ngờ Tề Thịnh lên ngôi chưa được hai năm lại muốn đánh Bắc Mạc, hơn nữa còn vì chuẩn bị cho cuộc chiến này mà không ngại kích động Vân Tây nổi loạn.
Trương gia, Dương gia, Nhà xí huynh, những gia tộc khác và cả tôi chỉ là quân cờ mà Tề Thịnh đã sắp xếp trên một bàn cờ lớn mà thôi.
Nghe nói Thành Tổ, ông nội của anh ta khi khôi phục ngai vàng cũng tận dụng nổi loạn ở Vân Tây, bây giờ ngẫm lại thì thấy hai ông cháu họ thật giống nhau, ngay cả thủ đoạn cũng chẳng khác, quả không hổ là “giống hệt Thành Tổ”.
Trong mắt Dương Dự lúc này hoàn toàn là sự kính phục, ông ngồi ngay ngắn, chắp tay: “Nương nương suy nghĩ rất nhạy bén, thật là một nữ hào kiệt”.
Nhà xí huynh nhìn tôi, cười khổ: “Khi Hoàng thượng vẫn còn là thái tử đã mất rất nhiều công sức vào quân Giang Bắc, mỗi lần đến đại bản doanh Giang Bắc đều ở lại mấy tháng liền. Bây giờ xem ra Hoàng thượng sớm đã có ý định đánh Bắc Mạc. Càng không nói tới việc mở rộng về phía Bắc là ý nguyện của Thành Tổ”.
Đầu óc tôi hơi rối loạn, những điều này rốt cuộc là ý nguyện của ai tôi không quan tâm, chỉ biết là giờ mình phải nhìn nhận lại con người của Tề Thịnh rồi.
Một người có thể tính toán được một thế cờ lớn từ vài năm trước như thế này, chưa cần nói đến thứ khác, chỉ riêng ý chí kiên định đã khiến người ta cảm thấy khiếp sợ.
Tôi im lặng khá lâu, đột nhiên nhớ ra một chuyện, liền hỏi Dương Dự: “Ta từng nghe Dương Nghiêm nói, nhà họ Dương các người có gia huấn, nếu có kẻ địch bên ngoài thì việc trước mắt là bảo vệ tổ quốc, bảo vệ dân lành. Hoàng thượng đã có ý dùng ông đi dẹp loạn Vân Tây thì tại sao không để ông cầm quân đánh Bắc Mạc?”.
Dẫu sao Dương Dự cũng là truyền nhân của Mạch soái, danh vọng trong quân không thể coi thường, cũng có thể nói là nỗi kinh sợ đối với Bắc Mạc.
Dương Dự nghe hỏi có vẻ hơi bất ngờ, chần chừ một lúc rồi bình tĩnh nói: “Bởi vì thần có một nửa dòng máu của Bắc Mạc nên Hoàng thượng không yên tâm. Đây cũng là nguyên nhân vì sao Hoàng thượng lại điều thần đến Vân Tây để tước binh quyền chứ không phải chỉ đối phó với Điện hạ như vẻ ngoài”.
Tôi hơi há miệng, hoàn toàn bị thông tin này dọa cho ngây người.
Mạch soái và Từ thị đều là người Nam Hạ gốc, thế mà con trưởng Dương Dự lại có một nửa dòng máu Bắc Mạc, điều này giải thích thế nào? Rốt cuộc thì Mạch soái ăn chả hay là Từ thị ăn nem? Chợt nghĩ đến thái độ của Mạch soái với hai mẹ con Từ thị, không lẽ Dương Dự thật sự không phải là cốt nhục của Mạch soái?
Nhà xí huynh ho lên một tiếng, tiếp lời: “Nếu đã hiểu rõ được ý dịnh của Hoàng thượng, vậy bây giờ chúng ta phải làm thế nào?”.
Anh ta nói, mắt nhìn về phía tôi.
Tôi cảm thấy lời anh ta hỏi có ý sâu xa quá, từ “chúng ta” nghĩa là bao gồm cả “ta” trong đó à? Tôi đưa mắt nhìn Nhà xí huynh một lát, nói: “Nếu đã đoán được dụng ý của Hoàng thượng, Điện hạ có thể không lấy Tam cô nương”.
Nhà xí huynh nghe vậy liền lắc đầu: “Nếu Hoàng thượng đã có ý muốn trừ bỏ thần thì có những chuyện không thể nào tránh được. Nếu thần thuận theo ý của Hoàng thượng, lấy Trương tam cô nương, ràng buộc với Trương thượng thư, đến lúc đó Hoàng thượng có thể sẽ nhẹ tay hơn, nếu không…”.
Anh ta không nói tiếp, cười nhạt và lặng lẽ nhìn tôi.
Hang cáo không thể nuôi dưỡng một con cừu, cho dù từ đầu chí cuối anh ta vẫn luôn choàng lên mình tấm da cừu thì anh ta vẫn là loài ăn thịt. Cho nên, tôi không tin Nhà xí huynh vì giữ chữ tín nên mới kiên trì liên minh với tôi, nếu không phải vì Hoàng hậu tôi đây còn tác dụng thì anh ta sớm đã vứt bỏ, trực tiếp đến nói chuyện với Trương gia rồi.
Nếu đã tìm tôi, thì có nghĩa trong kế hoạch của họ, tôi là người không thể thiếu được.
Tôi thừa nhận là mình suy xét sự việc luôn chậm hơn họ, lúc này tốt nhất là “lấy bất biến ứng vạn biến”.
Tôi liếc nhìn Dương Dự đang ngồi ngay ngắn ở bên cạnh, hỏi Nhà xí huynh: “Đầu óc ta ngu ngốc, đoán không được lòng người, Điện hạ có dự định gì thì cứ nói thẳng”.
Nhà xí huynh cười, đáp: “Thần và Dương tướng quân đã bàn bạc với nhau rồi, thấy cách của người là ổn thỏa nhất”.
Cách của tôi? Cách của tôi là giả làm rùa, đơn giản dễ dàng, học cái được ngay.
Tôi tức giận, bật cười: “Nếu đã vậy, mọi người hãy tự ngồi trong cái cũi của mình. Nhớ phải cẩn thận, để người ta nuôi gầy đi thì không sao, đừng để bị nuôi chết là được rồi!”.
Nói xong tôi liền đứng dậy đi ra ngoài.
Dương Dự cuống lên, vội vàng gọi tôi: “Hoàng hậu nương nương…”.
Tôi quay người lại nhìn hai người bọn họ, cười khẩy: “Các ngươi đã đều cảm thấy cách của ta tốt, còn muốn phí công gặp ta làm gì?”.
Dương Dự hơi chau mày nhưng không biết phải nói gì, cứ nhìn tôi rồi lại quay đầu nhìn Nhà xí huynh.
Nhà xí huynh ngồi đó im lặng nhìn tôi trong chốc lát, đột nhiên mở miệng: “Dương tướng quân, mời ngài lánh đi một lát, ta có vài lời muốn nói với Hoàng hậu nương nương”.
Dương Dự gật đầu, nhìn tôi một cái rồi mới đứng dậy sải bước ra ngoài.
Trong phòng chỉ còn lại hai người là tôi và Nhà xí huynh. Anh ta cúi đầu rót thêm trà vào cốc của mình, khẽ hỏi tôi: “Người còn nhớ khi ở Uyển Giang thần đã nói câu gì với người không?”.
Tôi sững ra, ở Uyển Giang anh ta đã nói rất nhiều, còn từng hứa với tôi “bình an khỏe mạnh, đủ ăn đủ mặc”, lúc này đột nhiên hỏi lại, tôi đột nhiên không hiểu anh ta muốn hỏi về câu nào.
Nhà xí huynh ngước mắt lên nhìn tôi, chậm rãi nói: “Thần đã hứa thì sẽ giữ lời”.
Lòng tôi hơi rung động, chợt nhớ đến cảnh tôi ngã xuống nước, anh ta đã đưa tay ôm lấy tôi, sau khi nhìn chăm chăm vào mắt tôi nói ra lời hứa gồm tám chữ kia liền thả mình xuống nước bảo vệ tôi.
Uyển Giang có Khúc Cửu Hiệp, chín khúc gập ghềnh, nước chảy xiết, chỗ nào cũng có đá ngầm, vô cùng nguy hiểm.
Đêm hôm đó, tôi và anh ta đã ôm nhau thật chặt, hai bên dùng cơ thể mình ngăn đá ngầm không va vào người kia, cùng nhau trôi dạt đến nửa đêm mới tìm được đường sống.
Tôi gật đầu, đáp: “Ta còn nhớ”.
Nhà xí huynh nhìn tôi, tiếp tục hỏi: “Vậy bây giờ thần hỏi người, người còn giữ đúng những lời đã nói trong cung Hưng Thánh không?”.
Tôi im lặng, mãi sau mới đáp: “Giữ đúng”.
“Vậy thì được rồi”, Nhà xí huynh thở phào nhẹ nhõm, trên mặt xuất hiện một nụ cười nhạt, nói: “Hồi này Hoàng thượng đối xử tốt với người như vậy, thần thực lòng sợ người bị mê muội”.
Bất giác tôi đưa tay xoa mũi theo bản năng, hơi ngượng ngùng: “Cũng phải, người ta đều nói sự dịu dàng mê hoặc anh hùng, thực ra sự dịu dàng không chỉ có tác dụng với mỗi anh hùng thôi”.
Nhà xí huynh mặt mày tươi tỉnh, mỉm cười.
Tôi quay lại ngồi xuống bên cạnh bàn, quyết định hỏi thẳng: “Các ngươi rốt cuộc có dự định gì? Muốn ta làm gì?”.
Nhà xí huynh vẻ mặt bình tĩnh, im lặng một lúc rồi mới nói: “Binh lực trong tay thần không đủ, lại mang danh nghĩa quân thần với Tề Thịnh, nếu đối đầu trực tiếp thì không được, việc chiêu binh cũng rất khó khăn. Sớm muộn gì cũng đánh Bắc Mạc, với tính cách của Tề Thịnh thì anh ta sẽ thân chinh xuất trận, thần đã sắp xếp ổn thỏa cảm tử quân để khiến anh ta mãi mãi ở lại Giang Bắc. Đến lúc đó Hoàng hậu hãy cầm lấy thánh chỉ, đưa tiểu hoàng đế lên ngôi”.
Tốc độ nói của anh ta hơi chậm nhưng giọng điệu lại rất thoải mái. Rõ ràng đang nói về âm mưa to lớn giết vua tạo phản, thế mà cứ như đang nói: “Hôm nay mọi người leo núi mệt rồi, tối nhớ phải ăn thêm mấy món nữa”; hoặc là: “Ngày mai có vẻ trời sẽ mưa, mọi người đừng quên mặc thêm quần áo” vậy.
Tôi chăm chú lắng nghe, nghiền ngẫm từng câu từng chữ như thể đang nếm thử một món ăn lạ, thế rồi trên tinh thần “ham học hỏi”, tôi đưa ra bốn câu hỏi, khái quát lại là bốn câu “ở đâu?”.
Thứ nhất, khi Tề Thịnh thân chinh đến Bắc Mạc thì anh ở đâu? Còn sống không? Trong tay có còn quyền lực không? Thứ hai, cảm tử quân mà anh nói tới ở đâu? Có thể đảm bảo một khi đã ra tay là giết được Tề Thịnh không? Thứ ba, thánh chỉ trong tay ta lúc đó ở đâu ra? Có hợp pháp không? Thứ tư, cũng là điểm quan trọng nhất trong kế hoạch này, đó chính là tiểu hoàng đế ở đâu?
Nhà xí huynh giải đáp từng câu một: “Chỉ cần thần tạm nhân nhượng vì lợi ích toàn cục, chuyện gì cũng thuận theo ý của Tề Thịnh thì anh ta sẽ không tìm được cớ hạ sát thần. Mà chỉ cần thần còn sống, trong tay nhất định sẽ có người dùng được. Chuyện cảm tử quân không cần người lo, nếu thần đã nói vậy thì tức là đã sắp xếp ổn thỏa. Còn về thánh chỉ, bất kể là lúc còn sống Hoàng thượng có để lại hay không, thì thần cũng sẽ làm cho Hoàng hậu có được một thánh chỉ mà không ai có thể soi mói được. Về điểm cuối cùng, có tiểu hoàng đế để lên ngôi hay không phải trông vào Hoàng hậu”.
Quanh đi quẩn lại hàng triệu vòng, rẽ vô số ngả, cuối cùng vẫn quay về vấn đề Tề Thịnh có thể sinh được con trai không. Mẹ kiếp! Áp lực đè lên vai tôi vẫn thật lớn!
Tôi suy nghĩ một lát rồi cười thăm dò: “Có tiểu hoàng đế hay không còn chưa biết, nếu đã có thể trừ bỏ Tề Thịnh, chi bằng ngươi lên làm hoàng đế?”.
Nhà xí huynh chầm chậm lắc đầu, ánh mắt rất sáng: “Danh bất chính, ngôn bất thuận, thiên hạ tắc loạn. Hơn nữa, lúc đó Dương Dự còn đang bị giam lỏng ở Vân Tây, thần vẫn còn cần Trương gia của người để ổn định tình hình Giang Bắc. Cứ cho là thần lấy Tam cô nương nhà họ Trương, thì một hoàng hậu cũng không có cách nào thỏa mãn được ham muốn của Trương gia, chỉ có cách đưa người lên vị trí thái hậu là ổn nhất”.
Ừm, đây đều là những lời nói thực.
Tôi gật đầu, cúi xuống im lặng một lát rồi chống tay xuống dưới bàn, đứng lên nói: “Được, cứ quyết định như vậy đi!”.
Có lẽ do tôi đáp lại hơi đơn giản, Nhà xí huynh không giấu được vẻ kinh ngạc, nhìn tôi hỏi: “Bây giờ Hoàng thượng đối đãi với người như vậy, thần cứ cho rằng người sẽ phải do dự rất lâu mới có thể trả lời thần”.
Tôi chế giễu: “Điện hạ cũng là đàn ông, chẳng lẽ còn không hiểu đàn ông? Sao đáng tin bằng con trai mình!”.
Nói xong tôi liền đứng dậy đi ra.
Tiểu mỹ nhân Chiêu Dương vẫn đang đợi ở bên ngoài, thấy tôi đi ra chẳng nói chẳng ràng kéo thẳng tôi vào hoa viên. Khi cả hai vừa ngồi trong một thủy đình thì đằng xa đã thấy thị nữ của Chiêu Dương dẫn Tả Ý đến.
Thị nữ đến trước mặt Chiêu Dương bẩm báo: “Bọn nô tì không mang theo quần áo để thay, đành phải xuống núi mua cho vị cô nương này bộ quần áo mới nên mới mất nhiều thời gian như thế, xin quận chúa tha tội”.
Chiêu Dương gật đầu qua loa.
Tôi quan sát kỹ Tả Ý, thấy trên người cô quả nhiên đang khoác bộ quần áo mới tinh, mặc dù chất liệu không phải là tốt nhất nhưng cũng khá chỉnh tề.
Mắt Tả Ý hơi đỏ, cô đưa mắt nhìn tôi như muốn nói mình bị bắt nạt.
Tôi nháy mắt ra hiệu, quay đầu lại tán gẫu với Chiêu Dương vài câu rồi mới đưa Tả Ý đi tìm Tề Thịnh.
Trên đường trở về, Tả Ý đi sát bên tôi nói nhỏ: “Nương nương, có người cố ý đẩy nô tì xuống nước. Khi đưa nô tì đi thay quần áo, nô tì vốn nghĩ chỉ cần tìm đại một cái áo để choàng lên người là được, nhưng bọn họ lại mang cái áo bị ướt của nô tì đi, sau đó để nô tì chờ rất lâu trong phòng mới đem bộ đồ này đến cho nô tì”.
Tôi bước chậm lại, quay đầu nhìn cô, cười: “Tất nhiên là thế, nếu không thì làm sao có đủ thời gian kéo ta đi gặp người khác chứ. Này? Ngươi nói xem chuyện này chúng ta có nên nói với Hoàng thượng không?”.
Tả Ý nghĩ đi nghĩ lại rồi trả lời tôi: “Nô tì cảm thấy nên nói thì hơn”.
Tôi gật đầu: “Ta cũng thấy chuyện này phải nói. Đằng nào cũng khó giấu được, để người tra hỏi chi bằng chủ động nói thì hơn”.
Bàn tay đưa ra đỡ lấy tôi của Tả Ý cứng đờ.
Trước biểu hiện có tật giật mình vô cùng rõ ràng của Tả Ý, tôi chỉ cười cười, đưa tay vỗ vỗ cánh tay cô. Không sao, nha đầu, hai chúng ra tiếp tục đấu với nhau, xem cuối cùng ai có thể thu phục ai.
Bên kia Tề Thịnh đã sớm tống cổ Dương Nghiêm đi, đang ngồi dưới một cái cây lớn cùng sư thầy chủ trì chùa Phúc Duyên đàm kinh luận đạo, thấy tôi đến chỉ lạnh lùng liếc một cái rồi lại quay đầu tiếp tục cùng lão hòa thượng kia nói chuyện.
Mặc dù chỉ tùy tiện liếc qua như vậy, mặc dù nét mặt tên Tề Thịnh chết tiệt vẫn bình thản dịu dàng, nhưng không hiểu sao từ đáy lòng tôi lại chột dạ vô cùng. Tôi cảm thấy có nhiều lúc ánh mắt của Tề Thịnh thoạt nhìn có vẻ thờ ơ nhưng thực ra lại sắc lạnh như dao.
Mẹ kiếp! Tại sao chứ? Rõ ràng là tôi phụng chỉ đi hẹn hò cơ mà!
Trên đường từ Thúy Sơn về Thịnh Đô, tôi ngồi ngay ngắn trong một chiếc xe ngựa sang trọng hoàn toàn mới, tóm tắt cho Tề Thịnh nghe nội dung cuộc hội đàm ba bên giữa tôi, Nhà xí huynh và Dương Dự. Đương nhiên, do sự vắng mặt của đồng chí thư ký hội nghị Tả Ý, nội dung không tránh được thiếu sót, chỉ nói Dương Dự đã nhìn thấu dụng ý ác độc của Tề Thịnh khi điều ông đến Vân Tây. Cả việc Nhà xí huynh chỉ rõ cho tôi thấy sự hòa hợp giữa Hoàng thượng và Hoàng hậu bây giờ là giả dối. Tề Thịnh muốn cùng anh ta tranh giành nhà họ Trương nên mới làm như vậy, khuyên tôi không để những lời đường mật của Tề Thịnh lừa gạt, nếu Tề Thịnh thật lòng với tôi thì sẽ không để Giang thị tiếp tục ở cung Đại Minh nữa, cũng sẽ không làm cho Hoàng hậu tôi đến giờ vẫn chưa có con trai.
Tề Thịnh vẫn cụp mắt xuống ngắm nhìn tràng hạt, mãi đến khi tôi nói xong rồi cũng không có phản ứng gì.
Tôi đoán anh ta không tiện ngắt lời tôi, nghĩ đi nghĩ lại, đang định thêm một câu để tỏ ý “Trả lời xong rồi” thì Tề Thịnh ngước mắt lên nhìn tôi, chậm rãi hỏi: “Dương Dự cũng ở đó?”.
Tôi cân nhắc một lát, quyết định giữ đúng lời nói vừa rồi thì tốt hơn, bèn trả lời: “Lão cửu giới thiệu như vậy. Có điều, khi thiếp ở Thái Hưng tuy cũng đã nhìn thấy hình dáng của Dương Dự từ xa, nhưng người này có thật là ông ta hay không thì thiếp không thể khẳng định được”.
Tề Thịnh nghe xong liền cười mỉa mai, nói: “Nếu Cửu đệ chỉ muốn nói những điều đó thì hôm nay không cần sự lộ diện của Dương Dự”.
Tôi thêm kinh ngạc, Tề Thịnh lúc nãy nhìn như không tập trung, không ngờ mở miệng là đánh trúng tim đen. Quả thực, nếu Nhà xí huynh gặp tôi chỉ vì muốn chia rẽ quan hệ giữa tôi và Tề Thịnh thì chẳng cần phải gọi lão tướng Dương Dự từ Vân Tây xa xôi trở về.
Tôi hơi hối hận, lẽ ra không nên vì lấy lòng Tề Thịnh mà nói ra chuyện Dương Dự trở về Thịnh Đô. Nhưng nếu lúc này không nói ra, sau này để Tề Thịnh biết được sự việc thì e rằng những lời tôi đã nói, bất luận là thật hay giả, anh ta cũng sẽ không tin nữa.
Tôi đưa mắt nhìn Tề Thịnh, nói: “Thiếp đoán là vì Cửu điện hạ muốn thể hiện thành ý với thiếp, đồng thời cũng để thiếp tin tưởng rằng đằng sau Cửu điện hạ còn có sự hỗ trợ đắc lực của Dương Dự, chỉ cần liên minh thành công với Trương gia là có thể xoay chuyển được thế cục”.
Tề Thịnh dựa lưng vào thùng xe, chiếc cằm hơi hếch lên, im lặng nhìn tôi.
Tôi hít một hơi thật sâu, dũng cảm nói tiếp: “Cửu điện hạ còn nói, cái mà anh ta muốn không chỉ là thiên hạ này mà còn cả… thiếp. Cửu điện hạ cũng có thể cho thiếp địa vị Hoàng hậu, những gì chàng cho thiếp, Cửu điện hạ đều có thể cho thiếp nhiều hơn”.
Mắt của Tề Thịnh từ từ nheo lại, sát khí thoáng hiện lên trong đó.
Tôi thầm niệm A di đà Phật, Nhà xí huynh, xin lỗi nhé, lúc này cái cũi mà ngươi đang ngồi có vẻ là càng bé hơn rồi. Nhất định phải rụt đầu rụt cổ thật ngắn lại, tuyệt đối không được để Tề Thịnh có cơ hội vung đao.
Tề Thịnh hỏi tôi: “Thế nàng trả lời thế nào?”.
Tôi chớp chớp mắt: “Thiếp nói chuyện này quá nghiêm trọng, một mình thiếp không quyết định nổi, phải trở về thương lượng với chàng”.
Tề Thịnh hơi sững ra rồi lập tức cười phá lên.
Tôi vẫn quỳ gối bên cạnh, mím môi nhìn anh ta.
Tề Thịnh cười rất lâu rồi bỗng vươn tay ra ôm lấy eo tôi, kéo tôi ngã lên người mình, sau đó lấy tràng hạt trên tay anh ta đeo vào cổ tay tôi, lại dùng cằm cọ lên đỉnh đầu tôi, thì thầm: “Biết rõ những lời nàng nói đều là giả dối, nhưng ta vẫn thích nghe… vẫn thích nghe”.
Tự nhiên, toàn thân tôi cứng đờ.
Tôi đang định nâng người dậy giải thích mấy câu thì lại bị cánh tay của anh ta kéo lại, im lặng một lát, đột nhiên anh ta nói khẽ: “Bồng Bồng, chúng ta sinh con tiếp đi”.
Trong lúc tôi còn đang sững sờ thì Tề Thịnh đã nâng cằm tôi lên, cúi đầu xuống hôn.
Đầu óc choáng váng, bất giác tôi thầm than, Tề Thịnh đúng là người luôn hành động quyết đoán và mạnh mẽ…
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook