Thái Giám Đại Quan
-
Chương 25
Phạm Liên cau có ngồi thêu, sao mấy họa tiết này khó thế mà mẫu thân cứ bắt nàng thêu hoài, bảo rằng nữ nhi thì phải khéo léo “cầm kì thi họa” gì gì đó. Nhưng mà giờ nàng chẳng phải có phu quân rồi đó sao, có lo bị ế nữa đâu mà cứ bắt nàng phải thông tỏ mấy món chán phèo này. Hix.
Kim đâm một nhát vào tay nàng, chảy máu thì hay rồi, nàng sẽ có bằng cớ mà chạy tới chỗ mẫu thân bắt đền hoặc tới chỗ Bình ca mếu máo để chàng dỗ dành, tiện thể thắt chặt tình phu thê thêm cháy đượm. Nhưng mà chết tiệt ở nỗi là chẳng có tí máu nào chảy ra cả… làm nàng có tủi thân chút ít. Hức hức.
Nàng thở dài một cái thão thượt, chuyện của muội muội Lăng Lam làm nàng lo lắng vạn phần. Đêm tân hôn thì thấy tướng công hùng hổ về phòng ôm nàng, còn chưa hiểu chuyện gì thì nàng đã bị vòng tay ấm ru cho ngủ khì. Sáng hôm sau tới thăm phòng tân nương thì chẳng thấy bóng dáng Lăng Lam đâu, cả Dận Minh thần y cũng mất dạng làm nàng vạn phần bối rối. Tướng công chinh chiến bận rộn, vương phủ chỉ có mình nàng quản, vậy mà khách đột nhiên phật ý bỏ đi hết, quả có mất mặt và buồn rầu một tẹo.
Thực ra nàng cũng đâu làm chuyện gì to tát lắm. Chỉ là sáng hôm ấy nàng đột nhiên hứng chí dậy sớm, bụng đói meo định tới nhà bếp lấy cái bánh bao ăn tạm thì nghe tiếng người nói chuyện, rón rén lại gần thì phát hiện ra đó là Dận Minh thần y và Lăng Lam.
Ý, Lăng Lam nói được hay sao? Nàng ấy hết câm rồi à? Mà quả cũng lạ, ngày trước vì nghĩ Lăng Lam là người nhà Thanh nên mọi người đều dùng tiếng Hán để nói chuyện với nàng, giờ thì thấy nàng ấy cùng Dận Minh nói tiếng An Nam sõi kinh khủng, người ngoài nhìn vào lại tưởng nàng ấy sinh trưởng ở An Nam. Lạ ghê ta?
Khi Phạm Liên về phòng thì tướng công nhận ra vẻ đăm chiêu của nàng, xoa đầu nàng hỏi xem có chuyện gì. Vậy là nàng kể. Vậy là đêm ấy tân lang mò về phòng cũ, bỏ lại tân nương chăn đơn gối chiếc. Sáng hôm sau thì tân nương cũng mất dạng.
Chính vì lẽ đó nên Phạm Liên nghĩ là do lỗi của nàng. Đáng lẽ ra sáng hôm ấy nàng không nên hứng chí dậy sớm, đáng lẽ ra không nên lén lút nghe trộm người khác nói chuyện, đáng lẽ ra không nên mách lại với tướng công. Hức… vì nàng mà Lăng Lam bỏ đi mất rồi… Hức.
Giờ tướng công cũng đã đi rồi, chàng theo lệnh huynh trưởng đi Quy Nhơn để lo việc nam chinh, Lăng Lam cũng không thấy tăm hơi nên nàng chẳng có ai để trò chuyện cả. Buồn thúi ruột hà…
—o0o—
Trong túp lều nhỏ, Lăng Lam ở trên giường, chân đung đưa buồn nản, tay cầm binh pháp gặm nhấm từng chữ từng chữ một. Dận Minh ngồi ở bàn kế bên, tay thoăn thoắt ghi đơn thuốc, vạt áo trắng phủ đầy trên chiếc ghế sẫm. Nhìn một hồi, Lăng Lam cũng phải ngứa miệng mà kêu lên:
- Mặc thế không thấy nóng à?
Dận Minh lắc đầu, vẫn chú tâm vào đống thuốc thang trước mặt rồi chợt nhớ ra điều gì, quay sang hỏi Lăng Lam:
- Tỷ đói bụng chưa?
Nàng hướng mắt ra ngoài cửa sổ, cái miệng cong lên châm chích:
- Mặt trời giữa đỉnh đầu rồi, đệ bảo ta có đói hay chưa??
Dận Minh cười cười giảng hòa rồi đứng dậy đi thổi lửa nấu cơm, sau một hồi vật lộn vẫn chưa thấy tín hiệu của việc rơm bén lửa, chỉ nghe thấy tiếng ho sặc sụa vọng tới tai Lăng Lam đầy thiểu não.
Bực mình, nàng xỏ giày rồi kéo Dận Minh đứng dậy, nạt:
- Tránh ra. Bao nhiêu năm rồi mà vẫn chẳng làm được cái gì nên hồn. Giả gái cũng bại mà nấu nướng cũng bại.
Dận Minh chỉ cười hì hì ngớ ngẩn như con cún bẩn, ngồi xổm xuống nền bếp, hai tay chống má ngắm Lăng Lam xào nấu. Mùi thơm nức bốc lên làm mũi y giật giật thích thú, mon men tới gần bốc ăn vụng vài miếng. Lập tức bị cái muỗng gõ vào tay rõ đau, mắt y rơm rớm phụng phịu:
- Tỷ ác thế…
- Ác thì mới là tỷ tỷ của ngươi. Đi lấy bát dọn cơm đi, đứng đó đợi ta bón cho ăn à?
Dận Minh nghe lời lút cút làm theo, ngồi ăn được nửa bữa thì thấy bóng người xa xa tiến tới túp lều nhỏ của mình, khều khều tay áo Lăng Lam:
- Tỷ ơi… có thích khách!
Lăng Lam chán nản quay đầu lại ngó thử. Hừ, vàng rực thế kia thì còn ai vào đây cơ chứ?
- Lam muội…- Phạm Liên thỏ thẻ, mặt thuôn cui cúi, mị hoặc muôn phần.- Là ta có lỗi với muội…
Lăng Lam khoanh tay trước ngực. Nàng ta trưng ra bộ mặt đó để dụ ai đây?
- Có lỗi với ta? Ngay từ đầu cô nương đã có lỗi với ta rồi.- nàng nhếch mép cười.- Bỏ đói ta, định lợi dụng ta, khiến ta bị nghĩa huynh ghét bỏ,… phải nói rằng nàng tâm cơ cao siêu hay ta quá ngu muội nên mới không đoán ra nổi?
- Muội…- mặt Phạm Liên xám ngoét.- muội hiểu lầm rồi, ta… ta không có…
Lăng Lam cười thật hiền, lại gần Phạm Liên hơn, giọng nàng dịu dàng tưởng chừng như vừa cất tiếng đã hòa loãng ra:
- Khi ta mới về phủ, cô nương ghen tuông bạc đãi ta, nhưng sau khi Hồ Bình kéo đi khuyên giải thì đã thay đổi, đối xử với ta như hảo tỷ muội. Ta nghĩ thế này, không biết phải hay chăng: Hồ Bình đã nói cho nàng biết thân phận Lam hoàng quý phi nhất bậc được Càn Long sủng ái của ta, nàng nghĩ tới việc nghĩa quân của Hồ Bình còn đang dựng cờ khởi nghĩa, bây giờ mới chỉ ở mặt Nam, nhưng khi đánh tới mặt Bắc thì chắc chắn vua Lê sẽ sang cầu viện Càn Long, nhà Thanh nếu giúp thật thì sẽ gây khó dễ cho Hồ Bình nên tốt nhất nàng muốn lấy lòng ta trước, muốn ta nảy sinh tình cảm với chàng để sau này giúp chàng dựng đại nghiệp. Nàng cố ý làm ta thất tiết trước mặt chàng rồi sau đó lại đóng vai thê tử khoan dung, cắn răng chịu đựng gả thiếp cho tướng công mình. Thứ nhất, đi đúng hướng kế hoạch đã vạch sẵn. Thứ hai, lấy lòng phu quân yêu dấu của nàng. Nhưng cho tới cuối cùng, nữ nhi thường tình, sự ghen tuông đã làm nàng mờ mắt, nàng muốn ta yêu Hồ Bình, nhưng lại không muốn Hồ Bình yêu ta, nên nàng đã lỡ nói với chàng cuộc trò chuyện của ta cùng Dận Minh. Kết quả trái với ý nàng, ta lại đủ mạnh mẽ để bỏ đi chứ không vì ái tình mà bám rịt lấy chân chàng. Lần này nàng biết rằng mình đã sai, chỉ một nước lỡ dở đã làm hỏng cả ván cờ tinh tế, nàng quyết tâm sửa chữa sai lầm, sai người điều tra chỗ ở của tỷ đệ ta, tới đây tiếp tục đóng tuồng hòng cứu vãn tình thế. Nhưng Phạm Liên à…- Lăng Lam kéo dài giọng, khóe môi nàng nhếch lên một nét cười khinh thường.- Năm nay nàng được mấy xuân mà cứ suốt ngày xưng “tỷ” với ta, nàng quản cái phủ nhỏ nhoi của mình cũng không xong vậy mà lại muốn đấu với người từng tọa ngôi chủ lục cung như ta? Nàng cho rằng cái chức hoàng quý phi dễ ngồi hay trái tim hoàng đế nhà Thanh dễ giữ??
Làn da Phạm Liên chuyển từ xám sang xanh, nàng ta mất thăng bằng ngồi phịch xuống ghế, lời nói khô khốc muốn thoát ra khỏi cổ họng nhưng lại không đủ sức, chỉ khó nhọc thở rồi ngước mắt nhìn nữ nhân đang đứng trước mặt mình. Cao ngạo tới nghẹt thở, như từ vị trí của Khổng Minh nhìn xuống con bọ muốn tập tành dùng binh pháp.
Nàng cúi gằm mặt xuống, khóe mắt trào hơi cay. Phải, nàng thua rồi. Thắng nổi nữ nhân này hay sao? Tới cả thân phận gốc rễ của nàng ta thực sự là ai Hồ Bình cũng không nói cho nàng biết. Khi nàng nói với Hồ Bình chuyện Lăng Lam biết tiếng An Nam, chàng không có biểu hiện gì bất ngờ, chỉ cười bảo nàng đừng suy nghĩ nhiều, cứ sống vô tư vui vẻ là được rồi.
Nàng khóc, những giọt nước mắt trong suốt như những hạt châu ngọc cứ thế nhỏ thánh thót, thấm vào vạt áo nàng, một số khác lại vỡ tan trên nền đất.
Bỗng nàng nghe tiếng nói Lăng Lam cất lên mỉa mai phía trên đầu mình.
- Ồ… Bình ca, huynh tới thăm muội ư? Hay tới đón hiền thê hồi phủ?- Ngừng một quãng, nàng mới cất giọng nói tiếp.- À… không nên cứ gọi mãi cái tên huynh dùng để lừa phỉnh muội chứ nhỉ.- Có tiếng cười nhỏ từ cổ họng nàng thoát ra.- Nên gọi huynh thế nào nhỉ? Như cũ là Bình ca hay gọi mới là Huệ ca? Tướng công? Phu quân? Hay…- nàng cố ý kéo dài giọng, con mắt sắc sảo xói thẳng vào đáy mắt đang bối rối của chàng.-… Nguyễn Huệ?
Chú thích:
Hỏi: Vì sao chương này ngắn thế hử?
Đáp: Vì cái chú thích nó dài (lý do phụ), hì hì, lí do chính là vì tác giả lười.^-^
- Nguyễn Huệ (sau này là vua Quang Trung) còn có tên khác là Nguyễn Bình. Nguyễn Nhạc kết duyên với Trần Thị Huệ nên để tránh trùng tên với chị dâu, gia đình gọi Nguyễn Huệ là Bình. Tên Bình là tên gọi Nguyễn Huệ lúc còn nhỏ. Còn về phần họ “Hồ” thì xin giải thích ở mấy chương sau. Ngoài ra ông còn có tên khác là Quang Bình.
-Quang Trung Nguyễn Huệ (1753-1792), lên ngôi từ 22/12/1788, mất ngày 16/9/1972. Ông là người khai sáng ra võ phái Yến phi quyền, đồng sáng tạo võ Độc lư thương. Nguyễn Huệ là người đã đại phá quân Thanh, trận chiến uy danh trong lịch sử (trong SGK có vik à nha). Ngoài ra, thời đó Việt Nam mình dưới tay ông huy hoàng tới nỗi Nguyễn Huệ còn định đem quân sang đánh nhà Thanh (mà anh Càn Long nhà mình lúc bấy giờ đang ngồi ngôi vua)=> phần 3 “Thái giám đại quan” sẽ kịch tính à nha.^0^.
Vì “Thái giám đại quan” không phải truyện chính sử nên tác giả là tớ- Freesia Phan sẽ “múa bút” một chút, kéo độ tuổi của 2 “anh” nhân vật chính gần gần lại nhau một tí. Chứ thực ra ngoài đời hai “anh” ấy hơn kém nhau tận 42 tuổi lận.
- Phạm Thị Liên (trong “Thái giám đại quan”, tác giả gọi là Phạm Liên)
Sau khi ba anh em nhà Tây Sơn quyết tâm dựng cờ khởi nghĩa, Nguyễn Huệ kết duyên cùng Phạm Thị Liên, quê ở thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn, Quy Nhơn, sinh khoảng năm 1759, là con cùng mẹ khác cha với Thái sư Bùi Đắc Tuyên. Năm 16 tuổi bà Phạm Thị Liên được Nguyễn Huệ chọn làm vợ. Năm 30 tuổi (1789) bà được phong làm chính cung hoàng hậu, bà kém Nguyễn Huệ khoảng chừng 5–6 tuổi. Chính cung hoàng hậu đã có với Nguyễn Huệ 5 con, 3 trai 2 gái. Một trong 3 người con trai được lập thái tử, là Quang Toản – về sau kế tục sự nghiệp của Quang Trung. Khi bà bị bệnh nặng, ông đã mời một thầy thuốc người phương Tây tên là Gi-ra vào chữa. Nhưng khi Gi-ra đến nơi thì bà đã mất vào ngày 29 tháng 3 trước đó. Trong một bức thư viết ngày 17 tháng 7 năm 1791, giáo sĩ Sécrard đã kể: “Chánh hậu của Tiên vương (Quang Trung) mất vào khoảng tháng ba và ông đã khóc bà một cách sầu thảm. Ông đã cử hành tang lễ vô cùng linh đình trang trọng cho bà vào cuối tháng sáu. Dân Nam Hà đồn khắp nơi rằng ông đã băng hà vì quá đau buồn”. Hoàng hậu họ Phạm đã gắn bó với Nguyễn Huệ trong những chặng đường chinh Nam phạt Bắc nên được Nguyễn Huệ rất mực quý trọng yêu thương. Mộ chôn ở dưới chân núi Kim Phụng, phía Tây thành phố Huế.
Kim đâm một nhát vào tay nàng, chảy máu thì hay rồi, nàng sẽ có bằng cớ mà chạy tới chỗ mẫu thân bắt đền hoặc tới chỗ Bình ca mếu máo để chàng dỗ dành, tiện thể thắt chặt tình phu thê thêm cháy đượm. Nhưng mà chết tiệt ở nỗi là chẳng có tí máu nào chảy ra cả… làm nàng có tủi thân chút ít. Hức hức.
Nàng thở dài một cái thão thượt, chuyện của muội muội Lăng Lam làm nàng lo lắng vạn phần. Đêm tân hôn thì thấy tướng công hùng hổ về phòng ôm nàng, còn chưa hiểu chuyện gì thì nàng đã bị vòng tay ấm ru cho ngủ khì. Sáng hôm sau tới thăm phòng tân nương thì chẳng thấy bóng dáng Lăng Lam đâu, cả Dận Minh thần y cũng mất dạng làm nàng vạn phần bối rối. Tướng công chinh chiến bận rộn, vương phủ chỉ có mình nàng quản, vậy mà khách đột nhiên phật ý bỏ đi hết, quả có mất mặt và buồn rầu một tẹo.
Thực ra nàng cũng đâu làm chuyện gì to tát lắm. Chỉ là sáng hôm ấy nàng đột nhiên hứng chí dậy sớm, bụng đói meo định tới nhà bếp lấy cái bánh bao ăn tạm thì nghe tiếng người nói chuyện, rón rén lại gần thì phát hiện ra đó là Dận Minh thần y và Lăng Lam.
Ý, Lăng Lam nói được hay sao? Nàng ấy hết câm rồi à? Mà quả cũng lạ, ngày trước vì nghĩ Lăng Lam là người nhà Thanh nên mọi người đều dùng tiếng Hán để nói chuyện với nàng, giờ thì thấy nàng ấy cùng Dận Minh nói tiếng An Nam sõi kinh khủng, người ngoài nhìn vào lại tưởng nàng ấy sinh trưởng ở An Nam. Lạ ghê ta?
Khi Phạm Liên về phòng thì tướng công nhận ra vẻ đăm chiêu của nàng, xoa đầu nàng hỏi xem có chuyện gì. Vậy là nàng kể. Vậy là đêm ấy tân lang mò về phòng cũ, bỏ lại tân nương chăn đơn gối chiếc. Sáng hôm sau thì tân nương cũng mất dạng.
Chính vì lẽ đó nên Phạm Liên nghĩ là do lỗi của nàng. Đáng lẽ ra sáng hôm ấy nàng không nên hứng chí dậy sớm, đáng lẽ ra không nên lén lút nghe trộm người khác nói chuyện, đáng lẽ ra không nên mách lại với tướng công. Hức… vì nàng mà Lăng Lam bỏ đi mất rồi… Hức.
Giờ tướng công cũng đã đi rồi, chàng theo lệnh huynh trưởng đi Quy Nhơn để lo việc nam chinh, Lăng Lam cũng không thấy tăm hơi nên nàng chẳng có ai để trò chuyện cả. Buồn thúi ruột hà…
—o0o—
Trong túp lều nhỏ, Lăng Lam ở trên giường, chân đung đưa buồn nản, tay cầm binh pháp gặm nhấm từng chữ từng chữ một. Dận Minh ngồi ở bàn kế bên, tay thoăn thoắt ghi đơn thuốc, vạt áo trắng phủ đầy trên chiếc ghế sẫm. Nhìn một hồi, Lăng Lam cũng phải ngứa miệng mà kêu lên:
- Mặc thế không thấy nóng à?
Dận Minh lắc đầu, vẫn chú tâm vào đống thuốc thang trước mặt rồi chợt nhớ ra điều gì, quay sang hỏi Lăng Lam:
- Tỷ đói bụng chưa?
Nàng hướng mắt ra ngoài cửa sổ, cái miệng cong lên châm chích:
- Mặt trời giữa đỉnh đầu rồi, đệ bảo ta có đói hay chưa??
Dận Minh cười cười giảng hòa rồi đứng dậy đi thổi lửa nấu cơm, sau một hồi vật lộn vẫn chưa thấy tín hiệu của việc rơm bén lửa, chỉ nghe thấy tiếng ho sặc sụa vọng tới tai Lăng Lam đầy thiểu não.
Bực mình, nàng xỏ giày rồi kéo Dận Minh đứng dậy, nạt:
- Tránh ra. Bao nhiêu năm rồi mà vẫn chẳng làm được cái gì nên hồn. Giả gái cũng bại mà nấu nướng cũng bại.
Dận Minh chỉ cười hì hì ngớ ngẩn như con cún bẩn, ngồi xổm xuống nền bếp, hai tay chống má ngắm Lăng Lam xào nấu. Mùi thơm nức bốc lên làm mũi y giật giật thích thú, mon men tới gần bốc ăn vụng vài miếng. Lập tức bị cái muỗng gõ vào tay rõ đau, mắt y rơm rớm phụng phịu:
- Tỷ ác thế…
- Ác thì mới là tỷ tỷ của ngươi. Đi lấy bát dọn cơm đi, đứng đó đợi ta bón cho ăn à?
Dận Minh nghe lời lút cút làm theo, ngồi ăn được nửa bữa thì thấy bóng người xa xa tiến tới túp lều nhỏ của mình, khều khều tay áo Lăng Lam:
- Tỷ ơi… có thích khách!
Lăng Lam chán nản quay đầu lại ngó thử. Hừ, vàng rực thế kia thì còn ai vào đây cơ chứ?
- Lam muội…- Phạm Liên thỏ thẻ, mặt thuôn cui cúi, mị hoặc muôn phần.- Là ta có lỗi với muội…
Lăng Lam khoanh tay trước ngực. Nàng ta trưng ra bộ mặt đó để dụ ai đây?
- Có lỗi với ta? Ngay từ đầu cô nương đã có lỗi với ta rồi.- nàng nhếch mép cười.- Bỏ đói ta, định lợi dụng ta, khiến ta bị nghĩa huynh ghét bỏ,… phải nói rằng nàng tâm cơ cao siêu hay ta quá ngu muội nên mới không đoán ra nổi?
- Muội…- mặt Phạm Liên xám ngoét.- muội hiểu lầm rồi, ta… ta không có…
Lăng Lam cười thật hiền, lại gần Phạm Liên hơn, giọng nàng dịu dàng tưởng chừng như vừa cất tiếng đã hòa loãng ra:
- Khi ta mới về phủ, cô nương ghen tuông bạc đãi ta, nhưng sau khi Hồ Bình kéo đi khuyên giải thì đã thay đổi, đối xử với ta như hảo tỷ muội. Ta nghĩ thế này, không biết phải hay chăng: Hồ Bình đã nói cho nàng biết thân phận Lam hoàng quý phi nhất bậc được Càn Long sủng ái của ta, nàng nghĩ tới việc nghĩa quân của Hồ Bình còn đang dựng cờ khởi nghĩa, bây giờ mới chỉ ở mặt Nam, nhưng khi đánh tới mặt Bắc thì chắc chắn vua Lê sẽ sang cầu viện Càn Long, nhà Thanh nếu giúp thật thì sẽ gây khó dễ cho Hồ Bình nên tốt nhất nàng muốn lấy lòng ta trước, muốn ta nảy sinh tình cảm với chàng để sau này giúp chàng dựng đại nghiệp. Nàng cố ý làm ta thất tiết trước mặt chàng rồi sau đó lại đóng vai thê tử khoan dung, cắn răng chịu đựng gả thiếp cho tướng công mình. Thứ nhất, đi đúng hướng kế hoạch đã vạch sẵn. Thứ hai, lấy lòng phu quân yêu dấu của nàng. Nhưng cho tới cuối cùng, nữ nhi thường tình, sự ghen tuông đã làm nàng mờ mắt, nàng muốn ta yêu Hồ Bình, nhưng lại không muốn Hồ Bình yêu ta, nên nàng đã lỡ nói với chàng cuộc trò chuyện của ta cùng Dận Minh. Kết quả trái với ý nàng, ta lại đủ mạnh mẽ để bỏ đi chứ không vì ái tình mà bám rịt lấy chân chàng. Lần này nàng biết rằng mình đã sai, chỉ một nước lỡ dở đã làm hỏng cả ván cờ tinh tế, nàng quyết tâm sửa chữa sai lầm, sai người điều tra chỗ ở của tỷ đệ ta, tới đây tiếp tục đóng tuồng hòng cứu vãn tình thế. Nhưng Phạm Liên à…- Lăng Lam kéo dài giọng, khóe môi nàng nhếch lên một nét cười khinh thường.- Năm nay nàng được mấy xuân mà cứ suốt ngày xưng “tỷ” với ta, nàng quản cái phủ nhỏ nhoi của mình cũng không xong vậy mà lại muốn đấu với người từng tọa ngôi chủ lục cung như ta? Nàng cho rằng cái chức hoàng quý phi dễ ngồi hay trái tim hoàng đế nhà Thanh dễ giữ??
Làn da Phạm Liên chuyển từ xám sang xanh, nàng ta mất thăng bằng ngồi phịch xuống ghế, lời nói khô khốc muốn thoát ra khỏi cổ họng nhưng lại không đủ sức, chỉ khó nhọc thở rồi ngước mắt nhìn nữ nhân đang đứng trước mặt mình. Cao ngạo tới nghẹt thở, như từ vị trí của Khổng Minh nhìn xuống con bọ muốn tập tành dùng binh pháp.
Nàng cúi gằm mặt xuống, khóe mắt trào hơi cay. Phải, nàng thua rồi. Thắng nổi nữ nhân này hay sao? Tới cả thân phận gốc rễ của nàng ta thực sự là ai Hồ Bình cũng không nói cho nàng biết. Khi nàng nói với Hồ Bình chuyện Lăng Lam biết tiếng An Nam, chàng không có biểu hiện gì bất ngờ, chỉ cười bảo nàng đừng suy nghĩ nhiều, cứ sống vô tư vui vẻ là được rồi.
Nàng khóc, những giọt nước mắt trong suốt như những hạt châu ngọc cứ thế nhỏ thánh thót, thấm vào vạt áo nàng, một số khác lại vỡ tan trên nền đất.
Bỗng nàng nghe tiếng nói Lăng Lam cất lên mỉa mai phía trên đầu mình.
- Ồ… Bình ca, huynh tới thăm muội ư? Hay tới đón hiền thê hồi phủ?- Ngừng một quãng, nàng mới cất giọng nói tiếp.- À… không nên cứ gọi mãi cái tên huynh dùng để lừa phỉnh muội chứ nhỉ.- Có tiếng cười nhỏ từ cổ họng nàng thoát ra.- Nên gọi huynh thế nào nhỉ? Như cũ là Bình ca hay gọi mới là Huệ ca? Tướng công? Phu quân? Hay…- nàng cố ý kéo dài giọng, con mắt sắc sảo xói thẳng vào đáy mắt đang bối rối của chàng.-… Nguyễn Huệ?
Chú thích:
Hỏi: Vì sao chương này ngắn thế hử?
Đáp: Vì cái chú thích nó dài (lý do phụ), hì hì, lí do chính là vì tác giả lười.^-^
- Nguyễn Huệ (sau này là vua Quang Trung) còn có tên khác là Nguyễn Bình. Nguyễn Nhạc kết duyên với Trần Thị Huệ nên để tránh trùng tên với chị dâu, gia đình gọi Nguyễn Huệ là Bình. Tên Bình là tên gọi Nguyễn Huệ lúc còn nhỏ. Còn về phần họ “Hồ” thì xin giải thích ở mấy chương sau. Ngoài ra ông còn có tên khác là Quang Bình.
-Quang Trung Nguyễn Huệ (1753-1792), lên ngôi từ 22/12/1788, mất ngày 16/9/1972. Ông là người khai sáng ra võ phái Yến phi quyền, đồng sáng tạo võ Độc lư thương. Nguyễn Huệ là người đã đại phá quân Thanh, trận chiến uy danh trong lịch sử (trong SGK có vik à nha). Ngoài ra, thời đó Việt Nam mình dưới tay ông huy hoàng tới nỗi Nguyễn Huệ còn định đem quân sang đánh nhà Thanh (mà anh Càn Long nhà mình lúc bấy giờ đang ngồi ngôi vua)=> phần 3 “Thái giám đại quan” sẽ kịch tính à nha.^0^.
Vì “Thái giám đại quan” không phải truyện chính sử nên tác giả là tớ- Freesia Phan sẽ “múa bút” một chút, kéo độ tuổi của 2 “anh” nhân vật chính gần gần lại nhau một tí. Chứ thực ra ngoài đời hai “anh” ấy hơn kém nhau tận 42 tuổi lận.
- Phạm Thị Liên (trong “Thái giám đại quan”, tác giả gọi là Phạm Liên)
Sau khi ba anh em nhà Tây Sơn quyết tâm dựng cờ khởi nghĩa, Nguyễn Huệ kết duyên cùng Phạm Thị Liên, quê ở thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn, Quy Nhơn, sinh khoảng năm 1759, là con cùng mẹ khác cha với Thái sư Bùi Đắc Tuyên. Năm 16 tuổi bà Phạm Thị Liên được Nguyễn Huệ chọn làm vợ. Năm 30 tuổi (1789) bà được phong làm chính cung hoàng hậu, bà kém Nguyễn Huệ khoảng chừng 5–6 tuổi. Chính cung hoàng hậu đã có với Nguyễn Huệ 5 con, 3 trai 2 gái. Một trong 3 người con trai được lập thái tử, là Quang Toản – về sau kế tục sự nghiệp của Quang Trung. Khi bà bị bệnh nặng, ông đã mời một thầy thuốc người phương Tây tên là Gi-ra vào chữa. Nhưng khi Gi-ra đến nơi thì bà đã mất vào ngày 29 tháng 3 trước đó. Trong một bức thư viết ngày 17 tháng 7 năm 1791, giáo sĩ Sécrard đã kể: “Chánh hậu của Tiên vương (Quang Trung) mất vào khoảng tháng ba và ông đã khóc bà một cách sầu thảm. Ông đã cử hành tang lễ vô cùng linh đình trang trọng cho bà vào cuối tháng sáu. Dân Nam Hà đồn khắp nơi rằng ông đã băng hà vì quá đau buồn”. Hoàng hậu họ Phạm đã gắn bó với Nguyễn Huệ trong những chặng đường chinh Nam phạt Bắc nên được Nguyễn Huệ rất mực quý trọng yêu thương. Mộ chôn ở dưới chân núi Kim Phụng, phía Tây thành phố Huế.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook