Thạch Kiếm
-
Chương 72: Những quả hồng xanh
Tiết đại thử, sau mùa mưa, trời
nóng như thiếu đốt. Cua trong lỗ lổm ngổm bò ra, trèo lên cả đường phố.
Mấy tấm bảng gỗ thách Thạch Đạt Lang ra mặt đối chất với bà Hồ Điểu, cái thì bị đánh cắp đem về làm củi, cái thì bị gãy, nước mưa cuốn đi mất tự bao giờ.
Tình cờ qua khu này ở ngoại vi Tân đô, thấy đói bụng, Cát Xuyên Mộc nhìn quanh tìm hàng quán. Đây không phải cổ thành nên ít người qua lại, nhưng chỗ bán trà nước kèm điểm tâm như ở Kyoto còn hiếm hoi lắm. Tuy vậy hắn cũng tìm được một quán ăn, nếu không mua được cơm tất cũng có bình trà giải khát.
Quán chẳng lấy gì làm khang trang. Dựng dưới gốc hòe cỗi, có hàng lau ngang ngực che khuất như một bình phong thiên nhiên, quán xem ra cũng mát. Giữa trời hè nóng nực, chỗ nghỉ chân thế này thì thật quý ! Ngoài cửa, sát hàng lau, cắm biển gỗ đề ba chữ “Don-Ji-Ki” đọc nghe tương tự như “Tonjiki”, khẩu phần cơm nắm của lính trận ngày xưa. Trong quán, bên chiếc bàn dài, hai gã kiếm sĩ giang hồ đang ngồi ăn cơm.
Cát Xuyên Mộc bước vào, kéo ghế:
- Ông quán, có gì ăn không ?
- Dạ, có cơm và rượu.
- Biển ngoài kia đề ba chữ “Don-Ji-Ki”. Tên quán hay món ăn gì vậy ?
- À ... à ... dạ ... thưa lão cũng không rõ.
- Không phải ông viết sao ?
- Dạ không. Năm ngoái khi quán mới dựng được một tháng, có ông khách ghé ăn cơm, khen ngon, lúc ra về viết cho mấy chữ, lão còn cắm đó !
Cát Xuyên Mộc chú ý, ngắm lại tấm biển rồi gật gù:
- Nét chữ sắc sảo lắm !
- Khách đã đứng tuổi, nghe nói ưa du ngoạn, thăm các đền chùa, đến đâu cũng cúng đường, có vẻ mộ đạo lắm.
- Ông biết khách là ai không ?
- Dạ, hình như là Cổ ... Cổ ... à, Đại Cổ ở Nara.
- Vậy hả, ta nghe tên quen lắm.
- Don-Ji-Ki, lão cũng chẳng biết nghĩa là gì nhưng thấy người mộ đạo lại sang trọng như Đại Cổ viết thì chắc tránh được bần hàn nên cứ để bảng hiệu từ bấy đến nay.
Khách trong quán cười tủm tỉm, ông quán cũng cười theo. Cát Xuyên Mộc gọi cơm với cá, chan nước trà, cầm đũa xua ruồi rồi bắt đầu ăn. Một trong hai kiếm sĩ ngồi bàn bên dùng bữa xong, ngó ra ngoài, chợt kêu lên:
- Kìa, phải thằng bán dưa không ?
Người kia bỏ đũa ngẩng đầu nhìn ra. Ngoài cửa quán, một gã quẩy gánh dưa da ếch, đi lặc lè, đầu hơi cúi, chiếc đòn gánh nặng trĩu trên vai đỏ ửng.
- Đúng rồi ! Chính nó đấy !
Cả hai bèn hối hả chạy ra. Một tên chẳng nói chẳng rằng, rút phắt gươm ché m một nhát đứt luôn dây quàng gánh. Gã bán dưa mất đà ngã chúi về phía trước, dưa theo nhau lăn long lóc đổ đầy đường.
- Ô hay, các chú làm gì thế ?
- Làm gì hả ?
Chưa kịp bò dậy, gã bán dưa đã bị mũi kiếm dí vào gáy và chân của tên cầm kiếm dậm trên lưng.
- Con bé đó đâu ?
- Con bé nào ? Ta đâu có biết !
- Không biết ? Này không biết ...
Gót chân ấn xuống mạnh hơn. Gã bán dưa mặt đỏ như gấc, vừa tức vừa sợ, định vùng dậy. Bỗng nhói một cái, mũi kiếm hình như đâm vào gáy gã.
- Ngươi mang nó đi đâu ? Mặt mũi thế này mà cũng biết cuỗm vợ người ! Để ta trói lại xem còn chối nữa không ?
Dứt lời tên ấy quỳ ngay xuống, dùng đầu gối đè lên lưng gã bán dưa, một tay bẻ quặt tay gã ra sau lưng, một tay với tìm sợi dây quàng gánh.
Bỗng có tiếng ằng ặc phía sau như lợn bị chọc tiết. Nhìn lui, bạn hắn đổ xuống tựa khúc gỗ mục, máu ở cổ phun ra có vòi. Đứng bên là Cát Xuyên Mộc. Hốt hoảng, hắn đứng phắt dậy:
- Ngươi là ai, sao dám giết người giữa thanh thiên bạch nhật ?
Không nghe đáp, chỉ thấy thanh trường kiếm của Cát Xuyên Mộc tựa con mãnh xà vung lên trước mặt hắn. Hắn lui một bước né tránh, kiếm tiến thêm một bước. Hắn tránh sang bên phải, kiếm cũng theo sang phải. Quay sang trái, kiếm chận bên trái. Hình như Cát Xuyên Mộc không cố tình, hay chưa có ý định giết hắn, nên lúc nào mũi kiếm cũng ở cách mặt hắn chừng non một tấc.
Hắn chửi thề, vung kiếm phản kích. Một chiêu, hai chiêu, ba chiêu ... rồi năm, sáu chiêu liên tiếp. Quái lạ ! Chẳng ăn thua gì, đánh như đánh vào quãng không vậy, không mảy may đụng vào địch thủ mà thanh trường kiếm tựa con rắn vẫn nhảy múa trước mặt.
Như mèo vờn chuột, Cát Xuyên Mộc thích thú trước sự khiếp sợ của đối phương, tiếng cười hăng hắc khiến người nghe sởn gáy.
Gã bán dưa ngồi dậy. Một lúc, hoàn hồn định chạy, bỗng gã giương mắt ngạc nhiên, mồm há hốc:
- Cát Xuyên Mộc ! May quá, đại hiệp cứu tiểu nhân với !
Nghe tên Cát Xuyên Mộc, gã kiếm sĩ kia kinh hãi, biết gặp phải tay ghê gớm, xoay mình chém bậy một chiêu rồi nhảy vào đám sậy định trốn. Nhưng đã trễ, kiếm quang loáng lên, “cây sào phơi” đã xẻo đứt tai gã và phập xuống cắt luôn cổ gã đến gần gáy.
Gã gục xuống chết ngay tức khắc.
Cát Xuyên Mộc lau kiếm lên áo nạn nhân, đoạn quay hỏi gã bán dưa:
- Mãn Hà Chí, lâu lắm không gặp ngươi. Bây giờ đi buôn dưa đấy ?
Mãn Hà Chí bẽn lẽn nhìn xuống đất.
- Làm gì mà để hai tên này vây đánh ?
- Chuyện dài lắm. Đại hiệp vẫn khỏe chứ ?
- Dĩ nhiên là khỏe. Chỉ có ngươi chắc không được như ý phải không ?
- Dạ ... dạ ...
Rồi như tránh không muốn nhắc đến một chuyện đau đớn, Mãn Hà Chí lặng thinh cúi xuống nhặt dưa bỏ vào sọt.
Chủ quán chạy ra, mặt tái mét, lắp bắp:
- Khách quan ! Khách quan ra tay thế này không ai trông thấy, quan quân hỏi, lão biết trả lời làm sao ?
Cát Xuyên Mộc đáp:
- Không hề gì, lão cứ yên tâm.
Đoạn trở vào quán, theo sau là Mãn Hà Chí và chủ quán. Bảo lấy giấy bút, Cát Xuyên Mộc viết:
“Ta là Cát Xuyên Mộc, ngoại hiệu Giang Biên Liễu, xác nhận đã giết hai tên côn đồ này trong khi chúng bắt nạt người lương thiện”.
- Đây thế này được chưa ? Nếu quan quân hoặc có ai khác muốn hỏi gì thì cứ bảo gặp ta trên đồi Lãm Nguyệt, ta sẵn sàng tiếp.
Rồi lại thêm:
- Gã này quen biết với ta, ông quán cho gã gửi tạm hai sọt dưa ở đây, mai lấy.
Chủ quán líu ríu:
- Dạ ... dạ ...
Đoạn gấp tờ giấy bỏ vào bọc và quay vào mang ra hai bình nước trà.
Ngồi đối diện Cát Xuyên Mộc trước bàn, Mãn Hà Chí đầu cúi gầm như đứa trẻ có lỗi. Trước sau gì rồi cũng phải kể hết chuyện cho Cát Xuyên Mộc nghe. Mà chuyện gì đây ? Toàn những việc xấu xa không đáng nói, nhưng vốn tính nhu nhược, Mãn Hà Chí không thể từ chối. Từ khi Oa Tử vuột khỏi tay hắn, càng ngày hắn càng chán nản chẳng thiết làm gì, đàn đúm với bọn vô lại ăn cắp, ăn xin, được đồng nào lại mua rượu uống say sưa tối ngày. Gần đây, túng quẫn quá, phải nhận gánh thuê cho người ta chứ làm gì có tiền mà buôn bán.
- Thế còn hai tên kia, lý do gì ngươi bị chúng đánh ?
Mãn Hà Chí thở dài:
- Cũng chỉ vì một con bé ...
Cát Xuyên Mộc mỉm cười. Thì ra cái tên vô tích sự này vô tích sự Ở đâu chứ với gái thì đào hoa quá ! Hay là cái nghiệp của hắn đấy ? Bèn hỏi:
- Con bé tên gì, ở đâu, nói rõ ta nghe.
Mãn Hà Chí cứ cúi gầm mặt xuống, vặn hỏi mãi mới đáp:
- Con bé làm ở một trà thất nhỏ cách đây chừng một dặm. Chỗ đó đông khách, đủ mọi hạng người, kể cả hai tên lúc nãy. Tại hạ tới uống rượu đôi ba lần, được con bé để ý.
Nó bảo vị hai tên đó cứ theo chọc ghẹo hoài mà lão chủ thì sợ không dám làm gì nên muốn đi chỗ khác mà chẳng biết đi đâu. Thấy tại hạ hiền lành ít nói, nó nhờ dẫn nó đi trốn. Chuyện chỉ có thế ...
- Hừ ! Cát Xuyên Mộc cười khẩy. Ta nghe có vẻ khả nghi lắm ...
- Gì mà khả nghi ?
- Thế tên nó là gì ?
- Ờ ... Ờ ... Tên nó là ...
Cát Xuyên Mộc cắt ngang:
- Mà thôi, ở đây nóng quá, dẫn ta về nhà, ngươi kể ta nghe rõ ngọn ngành sau cũng được !
Mãn Hà Chí giật mình đánh thót.
- Có gì phiền chăng ?
- Nhà tại hạ quê mùa hủ lậu, đại hiệp đến làm gì ?
Cát Xuyên Mộc ngạc nhiên, nhưng nhìn nét mặt thiểu não của Mãn Hà Chí, hắn thôi không không hỏi nữa, chỉ nói:
- Cũng được, để khi khác vậy. Ta ở đồi Lãm Nguyệt, nhà Cao Mục Lân, lúc nào cần việc gì, cứ đến.
Mãn Hà Chí mừng như mở cờ trong bụng:
- Thế thì còn gì bằng ! Thế nào cũng phải có dịp đến vấn an đại hiệp chứ !
- À, trong những tháng gần đây, ngươi có thấy cáo thị nói về Thạch Đạt Lang không ?
- Có.
- Trong cáo thị có nêu tên thân mẫu ngươi, sao ngươi không tìm thăm ?
Mãn Hà Chí gãi đầu, bối rối:
- Tại hạ như thế này đến thăm sao được ! Vả lại ... vả lại ...
- Ngươi là đứa con bất hiếu. Tưởng tượng xem mẹ ngươi sống được bao lâu nữa ?
Rồi nếu gặp Thạch Đạt Lang, biết chuyện gì sẽ xảy ra ? Bấy giờ ngươi sẽ hối hận suốt đời!
- Ờ, có lẽ tại hạ cũng phải nghĩ đến chuyện đó.
Nói thế, nhưng thật ra Mãn Hà Chí sẽ chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện tìm gặp mẹ.
Mọi người, kể cả kẻ vừa mới cứu mạng hắn, xét cho cùng, chẳng hiểu gì về những liên hệ tình cảm giữa mẹ con hắn cả.
Hai người chia tay nhau. Mãn Hà Chí đi đường nhỏ sang phía tây, còn Cát Xuyên Mộc dọc hướng đông nam về thành phố. Nhưng được một quãng, Cát Xuyên Mộc quay trở lại đuổi theo Mãn Hà Chí, vừa đi vừa ẩn trong các lùm cây ven đường không để gã biết.
Đến một nơi cỏ tranh mới cắt lam nham, chỗ đất còn cháy xém, màu than đen loang lổ từng đám, chỗ cỏ mọc đã cao, hiên ra chục căn nhà dài mái rạ, vách ván lẩn giữa những cây hồng dại, quả vàng quả xanh lẫn lộn. Đó là chỗ ở của một số công nhân làm đủ nghề trong các dinh lãnh chúa đang xây cất ở Tân đô:
thợ nề, thợ mộc, thợ vác đá, thợ đào giếng ... Mỗi căn chứa được năm hộ, có khi sáu, bảy.
Tân đô bành trướng nhanh, thợ thuyền đến lập nghiệp mỗi ngày một đông, mạnh ai nấy sống, tranh nhau đốt cỏ khai quang thêm mãi ra. Ngoại vi tân đô này có đến hàng trăm xóm như thế.
Mãn Hà Chí, may có người giới thiệu, len lỏi vào cũng chiếm được khoảnh đất nhỏ, đương nhiên trở thành kẻ ngụ cư trong xóm.
Về đến nhà, một thiếu phụ lật đật ra đón. Nàng là cô bé Mãn Hà Chí kể cho Cát Xuyên Mộc nghe lúc nãy. Tưởng ai, hóa ra A Kế Mỹ.
- Giao hết chỗ dưa rồi hả ? Thay áo đi tắm đi !
Mãn Hà Chí vui vẻ gật đầu. Nghèo và bị chèn ép như hắn, nhưng đôi lúc hắn cũng thấy vui, cuộc đời đáng sống lắm. A Kế Mỹ bỏ hắn đi mấy lần, tưởng chẳng bao giờ gặp lại, ngờ đâu số mệnh run rủi, hoa xưa ong cũ lại tìm thấy nhau. Hàng xóm toàn thợ thuyền bình dân nhưng chất phác chẳng phiền hà hắn bao giờ. Hắn thấy hạnh phúc.
Nước tắm đã pha xong, Mãn Hà Chí cởi trần, đóng vỏn vẹn cái khố, vừa bước vào bồn vội rút ngay chân ra.
- Chà chà ! Nóng quá !
Gọi A Kế Mỹ đến, đổ thêm nước lạnh vào rồi ngồi trong bồn gỗ, hắn thở phào, khoan khoái.
Lão ông hàng xóm chạy sang, bắc ghế đẩu kề bên, bắt đầu chuyện gẫu.
- Hôm nay ngoài phố có chuyện gì lạ không ?
- Không. Như mọi hôm.
- Giao hết dưa rồi hả ? Nắng thế này, chắc dưa bán chạy.
- Chắc thế. Nhưng còn để một số ở quán Don-Ji-Ki.
- Nếu bác nghe lão, xin chân đào giếng trong dinh thì có phải giờ khá hơn không ?
- Dạ ... dạ ... nhưng A Kế Mỹ đâu để tại hạ làm việc đó.
- Sao vậy ?
- Còn đào giếng thì còn phải ở trong thành, đâu ra ngoài được. Nàng than một mình buồn, chẳng ai bầu bạn.
Ông lão cười hinh hích:
- Hạnh phúc nhỉ ! Lấy nhau lâu chưa ?
- Ối !
- Gì thế ?
- Có quả hồng xanh rơi lên đầu !
Mãn Hà Chí cầm quả hồng xanh đưa ông lão coi. Tiếng cười lớn hơn:
- Chả khoe vợ yêu nữa đi ! Trời phạt đấy !
Mãn Hà Chí cũng cười. Những tâm hồn giản dị thường dễ thông cảm với nhau về những chuyện không đâu.
A Kế Mỹ mang khăn ra. Mãn Hà Chí bước khỏi bồn tắm và ông lão hàng xóm cũng bỏ về, chẳng muốn làm phiền đôi vợ chồng mà ông cho là có hạnh phúc.
Thay áo mới xong, đứng trước hiên, Mãn Hà Chí kể cho A Kế Mỹ nghe câu chuyện xảy ra hồi nãy. Nàng tái mặt:
- Chàng gặp Cát Xuyên Mộc hả ? Có nói thiếp ở đây không ?
- Không. Ai ngu gì mà nói !
- Hắn có đòi đến nhà này không ?
- Có, nhưng ai ngu gì mà cho hắn biết.
A Kế Mỹ thở dài. Mãn Hà Chí cầm tay nàng để lên đùi mình:
- Nàng yên tâm, ta không đời nào tiết lộ cho hắn biết chỗ ở của nàng đâu ! Thằng vô lại đó sẽ theo dõi ...
Thình lình, một quả hồng xanh nữa lại đập đến bộp vào má hắn. Lần này mạnh hơn, thịt hồng vỡ tung tóe.
Mãn Hà Chí giơ tay xoa má, không biết rằng ở đầu nhà, một bóng người cao lớn đang men theo những bụi cỏ tranh, bước vội ra đường cái.
Tình cờ qua khu này ở ngoại vi Tân đô, thấy đói bụng, Cát Xuyên Mộc nhìn quanh tìm hàng quán. Đây không phải cổ thành nên ít người qua lại, nhưng chỗ bán trà nước kèm điểm tâm như ở Kyoto còn hiếm hoi lắm. Tuy vậy hắn cũng tìm được một quán ăn, nếu không mua được cơm tất cũng có bình trà giải khát.
Quán chẳng lấy gì làm khang trang. Dựng dưới gốc hòe cỗi, có hàng lau ngang ngực che khuất như một bình phong thiên nhiên, quán xem ra cũng mát. Giữa trời hè nóng nực, chỗ nghỉ chân thế này thì thật quý ! Ngoài cửa, sát hàng lau, cắm biển gỗ đề ba chữ “Don-Ji-Ki” đọc nghe tương tự như “Tonjiki”, khẩu phần cơm nắm của lính trận ngày xưa. Trong quán, bên chiếc bàn dài, hai gã kiếm sĩ giang hồ đang ngồi ăn cơm.
Cát Xuyên Mộc bước vào, kéo ghế:
- Ông quán, có gì ăn không ?
- Dạ, có cơm và rượu.
- Biển ngoài kia đề ba chữ “Don-Ji-Ki”. Tên quán hay món ăn gì vậy ?
- À ... à ... dạ ... thưa lão cũng không rõ.
- Không phải ông viết sao ?
- Dạ không. Năm ngoái khi quán mới dựng được một tháng, có ông khách ghé ăn cơm, khen ngon, lúc ra về viết cho mấy chữ, lão còn cắm đó !
Cát Xuyên Mộc chú ý, ngắm lại tấm biển rồi gật gù:
- Nét chữ sắc sảo lắm !
- Khách đã đứng tuổi, nghe nói ưa du ngoạn, thăm các đền chùa, đến đâu cũng cúng đường, có vẻ mộ đạo lắm.
- Ông biết khách là ai không ?
- Dạ, hình như là Cổ ... Cổ ... à, Đại Cổ ở Nara.
- Vậy hả, ta nghe tên quen lắm.
- Don-Ji-Ki, lão cũng chẳng biết nghĩa là gì nhưng thấy người mộ đạo lại sang trọng như Đại Cổ viết thì chắc tránh được bần hàn nên cứ để bảng hiệu từ bấy đến nay.
Khách trong quán cười tủm tỉm, ông quán cũng cười theo. Cát Xuyên Mộc gọi cơm với cá, chan nước trà, cầm đũa xua ruồi rồi bắt đầu ăn. Một trong hai kiếm sĩ ngồi bàn bên dùng bữa xong, ngó ra ngoài, chợt kêu lên:
- Kìa, phải thằng bán dưa không ?
Người kia bỏ đũa ngẩng đầu nhìn ra. Ngoài cửa quán, một gã quẩy gánh dưa da ếch, đi lặc lè, đầu hơi cúi, chiếc đòn gánh nặng trĩu trên vai đỏ ửng.
- Đúng rồi ! Chính nó đấy !
Cả hai bèn hối hả chạy ra. Một tên chẳng nói chẳng rằng, rút phắt gươm ché m một nhát đứt luôn dây quàng gánh. Gã bán dưa mất đà ngã chúi về phía trước, dưa theo nhau lăn long lóc đổ đầy đường.
- Ô hay, các chú làm gì thế ?
- Làm gì hả ?
Chưa kịp bò dậy, gã bán dưa đã bị mũi kiếm dí vào gáy và chân của tên cầm kiếm dậm trên lưng.
- Con bé đó đâu ?
- Con bé nào ? Ta đâu có biết !
- Không biết ? Này không biết ...
Gót chân ấn xuống mạnh hơn. Gã bán dưa mặt đỏ như gấc, vừa tức vừa sợ, định vùng dậy. Bỗng nhói một cái, mũi kiếm hình như đâm vào gáy gã.
- Ngươi mang nó đi đâu ? Mặt mũi thế này mà cũng biết cuỗm vợ người ! Để ta trói lại xem còn chối nữa không ?
Dứt lời tên ấy quỳ ngay xuống, dùng đầu gối đè lên lưng gã bán dưa, một tay bẻ quặt tay gã ra sau lưng, một tay với tìm sợi dây quàng gánh.
Bỗng có tiếng ằng ặc phía sau như lợn bị chọc tiết. Nhìn lui, bạn hắn đổ xuống tựa khúc gỗ mục, máu ở cổ phun ra có vòi. Đứng bên là Cát Xuyên Mộc. Hốt hoảng, hắn đứng phắt dậy:
- Ngươi là ai, sao dám giết người giữa thanh thiên bạch nhật ?
Không nghe đáp, chỉ thấy thanh trường kiếm của Cát Xuyên Mộc tựa con mãnh xà vung lên trước mặt hắn. Hắn lui một bước né tránh, kiếm tiến thêm một bước. Hắn tránh sang bên phải, kiếm cũng theo sang phải. Quay sang trái, kiếm chận bên trái. Hình như Cát Xuyên Mộc không cố tình, hay chưa có ý định giết hắn, nên lúc nào mũi kiếm cũng ở cách mặt hắn chừng non một tấc.
Hắn chửi thề, vung kiếm phản kích. Một chiêu, hai chiêu, ba chiêu ... rồi năm, sáu chiêu liên tiếp. Quái lạ ! Chẳng ăn thua gì, đánh như đánh vào quãng không vậy, không mảy may đụng vào địch thủ mà thanh trường kiếm tựa con rắn vẫn nhảy múa trước mặt.
Như mèo vờn chuột, Cát Xuyên Mộc thích thú trước sự khiếp sợ của đối phương, tiếng cười hăng hắc khiến người nghe sởn gáy.
Gã bán dưa ngồi dậy. Một lúc, hoàn hồn định chạy, bỗng gã giương mắt ngạc nhiên, mồm há hốc:
- Cát Xuyên Mộc ! May quá, đại hiệp cứu tiểu nhân với !
Nghe tên Cát Xuyên Mộc, gã kiếm sĩ kia kinh hãi, biết gặp phải tay ghê gớm, xoay mình chém bậy một chiêu rồi nhảy vào đám sậy định trốn. Nhưng đã trễ, kiếm quang loáng lên, “cây sào phơi” đã xẻo đứt tai gã và phập xuống cắt luôn cổ gã đến gần gáy.
Gã gục xuống chết ngay tức khắc.
Cát Xuyên Mộc lau kiếm lên áo nạn nhân, đoạn quay hỏi gã bán dưa:
- Mãn Hà Chí, lâu lắm không gặp ngươi. Bây giờ đi buôn dưa đấy ?
Mãn Hà Chí bẽn lẽn nhìn xuống đất.
- Làm gì mà để hai tên này vây đánh ?
- Chuyện dài lắm. Đại hiệp vẫn khỏe chứ ?
- Dĩ nhiên là khỏe. Chỉ có ngươi chắc không được như ý phải không ?
- Dạ ... dạ ...
Rồi như tránh không muốn nhắc đến một chuyện đau đớn, Mãn Hà Chí lặng thinh cúi xuống nhặt dưa bỏ vào sọt.
Chủ quán chạy ra, mặt tái mét, lắp bắp:
- Khách quan ! Khách quan ra tay thế này không ai trông thấy, quan quân hỏi, lão biết trả lời làm sao ?
Cát Xuyên Mộc đáp:
- Không hề gì, lão cứ yên tâm.
Đoạn trở vào quán, theo sau là Mãn Hà Chí và chủ quán. Bảo lấy giấy bút, Cát Xuyên Mộc viết:
“Ta là Cát Xuyên Mộc, ngoại hiệu Giang Biên Liễu, xác nhận đã giết hai tên côn đồ này trong khi chúng bắt nạt người lương thiện”.
- Đây thế này được chưa ? Nếu quan quân hoặc có ai khác muốn hỏi gì thì cứ bảo gặp ta trên đồi Lãm Nguyệt, ta sẵn sàng tiếp.
Rồi lại thêm:
- Gã này quen biết với ta, ông quán cho gã gửi tạm hai sọt dưa ở đây, mai lấy.
Chủ quán líu ríu:
- Dạ ... dạ ...
Đoạn gấp tờ giấy bỏ vào bọc và quay vào mang ra hai bình nước trà.
Ngồi đối diện Cát Xuyên Mộc trước bàn, Mãn Hà Chí đầu cúi gầm như đứa trẻ có lỗi. Trước sau gì rồi cũng phải kể hết chuyện cho Cát Xuyên Mộc nghe. Mà chuyện gì đây ? Toàn những việc xấu xa không đáng nói, nhưng vốn tính nhu nhược, Mãn Hà Chí không thể từ chối. Từ khi Oa Tử vuột khỏi tay hắn, càng ngày hắn càng chán nản chẳng thiết làm gì, đàn đúm với bọn vô lại ăn cắp, ăn xin, được đồng nào lại mua rượu uống say sưa tối ngày. Gần đây, túng quẫn quá, phải nhận gánh thuê cho người ta chứ làm gì có tiền mà buôn bán.
- Thế còn hai tên kia, lý do gì ngươi bị chúng đánh ?
Mãn Hà Chí thở dài:
- Cũng chỉ vì một con bé ...
Cát Xuyên Mộc mỉm cười. Thì ra cái tên vô tích sự này vô tích sự Ở đâu chứ với gái thì đào hoa quá ! Hay là cái nghiệp của hắn đấy ? Bèn hỏi:
- Con bé tên gì, ở đâu, nói rõ ta nghe.
Mãn Hà Chí cứ cúi gầm mặt xuống, vặn hỏi mãi mới đáp:
- Con bé làm ở một trà thất nhỏ cách đây chừng một dặm. Chỗ đó đông khách, đủ mọi hạng người, kể cả hai tên lúc nãy. Tại hạ tới uống rượu đôi ba lần, được con bé để ý.
Nó bảo vị hai tên đó cứ theo chọc ghẹo hoài mà lão chủ thì sợ không dám làm gì nên muốn đi chỗ khác mà chẳng biết đi đâu. Thấy tại hạ hiền lành ít nói, nó nhờ dẫn nó đi trốn. Chuyện chỉ có thế ...
- Hừ ! Cát Xuyên Mộc cười khẩy. Ta nghe có vẻ khả nghi lắm ...
- Gì mà khả nghi ?
- Thế tên nó là gì ?
- Ờ ... Ờ ... Tên nó là ...
Cát Xuyên Mộc cắt ngang:
- Mà thôi, ở đây nóng quá, dẫn ta về nhà, ngươi kể ta nghe rõ ngọn ngành sau cũng được !
Mãn Hà Chí giật mình đánh thót.
- Có gì phiền chăng ?
- Nhà tại hạ quê mùa hủ lậu, đại hiệp đến làm gì ?
Cát Xuyên Mộc ngạc nhiên, nhưng nhìn nét mặt thiểu não của Mãn Hà Chí, hắn thôi không không hỏi nữa, chỉ nói:
- Cũng được, để khi khác vậy. Ta ở đồi Lãm Nguyệt, nhà Cao Mục Lân, lúc nào cần việc gì, cứ đến.
Mãn Hà Chí mừng như mở cờ trong bụng:
- Thế thì còn gì bằng ! Thế nào cũng phải có dịp đến vấn an đại hiệp chứ !
- À, trong những tháng gần đây, ngươi có thấy cáo thị nói về Thạch Đạt Lang không ?
- Có.
- Trong cáo thị có nêu tên thân mẫu ngươi, sao ngươi không tìm thăm ?
Mãn Hà Chí gãi đầu, bối rối:
- Tại hạ như thế này đến thăm sao được ! Vả lại ... vả lại ...
- Ngươi là đứa con bất hiếu. Tưởng tượng xem mẹ ngươi sống được bao lâu nữa ?
Rồi nếu gặp Thạch Đạt Lang, biết chuyện gì sẽ xảy ra ? Bấy giờ ngươi sẽ hối hận suốt đời!
- Ờ, có lẽ tại hạ cũng phải nghĩ đến chuyện đó.
Nói thế, nhưng thật ra Mãn Hà Chí sẽ chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện tìm gặp mẹ.
Mọi người, kể cả kẻ vừa mới cứu mạng hắn, xét cho cùng, chẳng hiểu gì về những liên hệ tình cảm giữa mẹ con hắn cả.
Hai người chia tay nhau. Mãn Hà Chí đi đường nhỏ sang phía tây, còn Cát Xuyên Mộc dọc hướng đông nam về thành phố. Nhưng được một quãng, Cát Xuyên Mộc quay trở lại đuổi theo Mãn Hà Chí, vừa đi vừa ẩn trong các lùm cây ven đường không để gã biết.
Đến một nơi cỏ tranh mới cắt lam nham, chỗ đất còn cháy xém, màu than đen loang lổ từng đám, chỗ cỏ mọc đã cao, hiên ra chục căn nhà dài mái rạ, vách ván lẩn giữa những cây hồng dại, quả vàng quả xanh lẫn lộn. Đó là chỗ ở của một số công nhân làm đủ nghề trong các dinh lãnh chúa đang xây cất ở Tân đô:
thợ nề, thợ mộc, thợ vác đá, thợ đào giếng ... Mỗi căn chứa được năm hộ, có khi sáu, bảy.
Tân đô bành trướng nhanh, thợ thuyền đến lập nghiệp mỗi ngày một đông, mạnh ai nấy sống, tranh nhau đốt cỏ khai quang thêm mãi ra. Ngoại vi tân đô này có đến hàng trăm xóm như thế.
Mãn Hà Chí, may có người giới thiệu, len lỏi vào cũng chiếm được khoảnh đất nhỏ, đương nhiên trở thành kẻ ngụ cư trong xóm.
Về đến nhà, một thiếu phụ lật đật ra đón. Nàng là cô bé Mãn Hà Chí kể cho Cát Xuyên Mộc nghe lúc nãy. Tưởng ai, hóa ra A Kế Mỹ.
- Giao hết chỗ dưa rồi hả ? Thay áo đi tắm đi !
Mãn Hà Chí vui vẻ gật đầu. Nghèo và bị chèn ép như hắn, nhưng đôi lúc hắn cũng thấy vui, cuộc đời đáng sống lắm. A Kế Mỹ bỏ hắn đi mấy lần, tưởng chẳng bao giờ gặp lại, ngờ đâu số mệnh run rủi, hoa xưa ong cũ lại tìm thấy nhau. Hàng xóm toàn thợ thuyền bình dân nhưng chất phác chẳng phiền hà hắn bao giờ. Hắn thấy hạnh phúc.
Nước tắm đã pha xong, Mãn Hà Chí cởi trần, đóng vỏn vẹn cái khố, vừa bước vào bồn vội rút ngay chân ra.
- Chà chà ! Nóng quá !
Gọi A Kế Mỹ đến, đổ thêm nước lạnh vào rồi ngồi trong bồn gỗ, hắn thở phào, khoan khoái.
Lão ông hàng xóm chạy sang, bắc ghế đẩu kề bên, bắt đầu chuyện gẫu.
- Hôm nay ngoài phố có chuyện gì lạ không ?
- Không. Như mọi hôm.
- Giao hết dưa rồi hả ? Nắng thế này, chắc dưa bán chạy.
- Chắc thế. Nhưng còn để một số ở quán Don-Ji-Ki.
- Nếu bác nghe lão, xin chân đào giếng trong dinh thì có phải giờ khá hơn không ?
- Dạ ... dạ ... nhưng A Kế Mỹ đâu để tại hạ làm việc đó.
- Sao vậy ?
- Còn đào giếng thì còn phải ở trong thành, đâu ra ngoài được. Nàng than một mình buồn, chẳng ai bầu bạn.
Ông lão cười hinh hích:
- Hạnh phúc nhỉ ! Lấy nhau lâu chưa ?
- Ối !
- Gì thế ?
- Có quả hồng xanh rơi lên đầu !
Mãn Hà Chí cầm quả hồng xanh đưa ông lão coi. Tiếng cười lớn hơn:
- Chả khoe vợ yêu nữa đi ! Trời phạt đấy !
Mãn Hà Chí cũng cười. Những tâm hồn giản dị thường dễ thông cảm với nhau về những chuyện không đâu.
A Kế Mỹ mang khăn ra. Mãn Hà Chí bước khỏi bồn tắm và ông lão hàng xóm cũng bỏ về, chẳng muốn làm phiền đôi vợ chồng mà ông cho là có hạnh phúc.
Thay áo mới xong, đứng trước hiên, Mãn Hà Chí kể cho A Kế Mỹ nghe câu chuyện xảy ra hồi nãy. Nàng tái mặt:
- Chàng gặp Cát Xuyên Mộc hả ? Có nói thiếp ở đây không ?
- Không. Ai ngu gì mà nói !
- Hắn có đòi đến nhà này không ?
- Có, nhưng ai ngu gì mà cho hắn biết.
A Kế Mỹ thở dài. Mãn Hà Chí cầm tay nàng để lên đùi mình:
- Nàng yên tâm, ta không đời nào tiết lộ cho hắn biết chỗ ở của nàng đâu ! Thằng vô lại đó sẽ theo dõi ...
Thình lình, một quả hồng xanh nữa lại đập đến bộp vào má hắn. Lần này mạnh hơn, thịt hồng vỡ tung tóe.
Mãn Hà Chí giơ tay xoa má, không biết rằng ở đầu nhà, một bóng người cao lớn đang men theo những bụi cỏ tranh, bước vội ra đường cái.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook