Thạch Kiếm
-
Chương 59: Chơi với lửa
Không giống như những quan lộ khác, đường từ Koshu đến Edo trơ trọi, vắng bóng cổ thụ. Thua nữa, nó lại
hiếm cả quán trọ. Lữ khách vì thế khó tìm được nơi ăn uống vừa ý. Ở một
vài quán nghèo nàn dựng bên lề đường, chỉ thấy có bánh nếp gói lá tre
hoặc cơm nắm bọc lá sồi khô, vậy mà cũng gạt ra không hết khách. Con
đường Koshu tuy mới đắp nhưng là đường thuận tiện nhất trong vùng. Gần
như suốt cả miền đông này, ai muốn đến Edo đều phải đi qua một vài đoạn
trên con đường ấy.
- Này ! Lại toán nữa mới đến kìa !
Gã tiều phu cười trỏ đoàn phụ nữ phục sức diêm dúa dắt nhau nối gót lên đồi.
Quần áo và khăn choàng đầu của họ bám đầy bụi cát. Đoàn phụ nữ đi có lẽ đã từ sớm lắm, bây giờ sắp trưa rồi mới đến lưng chừng đồi. Họ vào khoảng đôi ba chục kỹ nữ, già có trẻ có, di chuyển từ Kyoto đến Edo như đoàn hát dạo. Theo sau là một số gia nhân gồng gánh vật dụng linh tinh và mấy con ngựa thồ những sọt tre nặng trĩu. Một lão tráng tuổi chừng năm mươi đi tới đi lui đốc thúc. Nhìn cách ăn mặc và dáng điệu rõ ra phong cách chủ nhân có tiền bạc và quyền thế. Mặt trời lên cao, không khí oi ả, lão tráng ra lệnh mọi người dừng lại nghỉ.
- Nàng nào đau chân thì thay tất dày và buộc quai dép cho chặt vào. Đừng than.
Trông người ta đi chân đất kia kìa, ai kêu la gì đâu !
Có tiếng phản đối:
- Nhưng chúng em chưa quen !
- Chưa quen rồi sẽ quen !
Nghe giọng bẳn gắt, hiển nhiên lão đương gặp khó khăn trong việc đốc thúc toán kỹ nữ đàn em. Lão tên Thôi Nãi Phu, trước là kiếm khách, sau không biết vì lý do gì lại bỏ nghề kiếm, quay sang mở kỹ viện. Khôn ngoan và thủ đoạn, Thôi Nãi Phu được lòng các nhà quyền quý. Đánh hơi thấy Edo là đất có tương lai, lão chạy chọt xin mở một kỹ viện và quyết định di chuyển tất cả số đàn em đến đấy.
Quay sang Ô Kiều, một mụ tào kê sống lâu trong nghề, lão bảo:
- Mụ đem cơm ra chia thôi. Đến giờ ăn rồi.
K Cơm mang đến, được chia thành từng nắm, gói lá sồi cùng với đậu ngọt phân phát cho mọi người. Không có nước trà, các nàng vươn cổ ra nuốt, mắt trợn trừng, mồm đánh chem chép.
- Chà ! Bữa cơm này sao mà ngon thế !
Giọng chế giễu đượm chút hờn tủi của một nàng khiến bữa cơm đột nhiên trở nên buồn tẻ, nhưng cũng không lâu. Lát sau tiếng đùa giỡn lại đã nổi lên ở một vài chỗ.
- Khách đa tình nào đến viếng ta tối nay ?
Lời nói cửa miệng thường nghe thấy trong viện, lúc này lạc lõng như một cung đàn sai điệu. Bọn kỹ nữ cười ồ. Một nàng chỉ đám thanh niên đi qua, lơi lả đáp:
- Chàng ấy đấy, tối nay sẽ đến thăm em !
- Á à ! Ai vậy ? Những ba người, sao bạn ta tham thế ?
- Ta nói chàng kia, canh chàng cao lớn, lưng đeo kiếm dài đó !
Không nghe những lời đùa cợt mà cũng không ngờ mình là cái mốc cho những lời đùa cợt ấy, anh chàng cao lớn nghênh ngang cứ phăng phăng đi, chẳng để ý đến ai. Một kỹ nữ ghé tai bạn nói nhỏ:
- Ai như Cát Xuyên Mộc ấy nhỉ ?
- Ờ phải. Cát Xuyên Mộc đấy ! Đúng rồi. Anh chàng này cùng với bọn Hoa Sơn đến viện mấy lần, lầm sao được !
Bèn cất cao tiếng gọi:
- Cát Xuyên ! Cát Xuyên !
Nhưng họ Cát Xuyên là một họ phổ thông, nhiều người có. Anh chàng cao lớn không quay lại. Hắn không rõ có phải ả gọi mình không, vả ở chỗ này chẳng muốn tỏ ra quen biết với những ả kỹ nữ.
- Ê, chàng đeo kiếm tóc rủ trước trán kia, phải Cát Xuyên Mộc không ?
Cát Xuyên Mộc cau mày, quay xem ả nào vừa gọi. Thôi Nãi Phu mắng át:
- Nàng nào vô lễ thế ?
Vừa toan xin lỗi thì nhận ngay ra Cát Xuyên Mộc:
- Kìa, đại hiệp ! Đi du ngoạn đâu mà qua đây thế này ?
Cát Xuyên Mộc cũng nhận ra Thôi Nãi Phu, chủ nhân Phong Nguyệt Lâu tại cổ thành Kyoto. Bèn đáp lễ:
- Tại hạ đi Edo. Còn lão huynh ? Định dẫn các người đẹp làm một chuyến thiên đô tập thể chắc ?
Thôi Nãi Phu cười ha hả:
- Đúng thế ! Đại hiệp đoán không sai !
Rồi ghé tai chàng thanh niên, lão nói khẽ:
- Đi đất mới lập nghiệp. Chỗ nước tù hãm, cây cỏ khó mọc !
Cát Xuyên Mộc gật đầu đồng ý:
- Edo bây giờ chắc không thiếu gì thợ giỏi và lao công tốt, nhưng khách làng chơi sang trọng biết cách thưởng thức như vẫn thường thấy lui tới lầu Phong Nguyệt thì e rằng... e rằng ...
Thôi Nãi Phu khoát tay:
- Đại hiệp lầm rồi ! Bến Hoành Tân là hải cảng do bọn kỹ nữ lập nên đấy chứ. Lão phu phải đến trước, đặt nền móng cái đã. Thương gia và các nhà chính trị sẽ tới sau.
Cát Xuyên Mộc mỉm cười:
- Có thể, có thể lắm ! Nhưng Edo mới đang xây cất, làm sao tìm được chỗ thuận tiện ?
- Đại hiệp đừng lo. Lão phu đã tính cả rồi và đã cho dựng tạm một căn nhà gỗ trên thửa đất mới được cấp gần lộ.
- Chà ! Được cấp đất mở kỹ viện cơ đấy ! Ai mà hào phóng thế ?
- À, bí mật ! Nếu lão phu không quen với các vị có quyền hành thì làm sao được đặc ân ấy ?
- Quả nhiên lão huynh khôn ngoan, trông rộng.
- Thế còn đại hiệp ? Đã tìm được nơi nào phục thị chưa ?
- Chưa. Tại hạ chưa có chủ ý. Tuy nhiên nếu được mời giữ chức chưởng doanh hay thống binh thì tại hạ cũng sẽ xét.
Thôi Nãi Phu không biết sở học và tài năng của Cát Xuyên Mộc đến mức nào, nhưng nghe cái giọng hợm hĩnh ấy thì cười hề hề, đưa đẩy vài câu rồi làm bộ quát bảo mã phu sửa soạn thắng ngựa.
Cát Xuyên Mộc cũng cáo từ để tiếp tục cuộc hành trình. Hắn không muốn liên quan mật thiết đến giới ca kỹ, một giới mà hắn cho là không xứng đáng giao thiệp ngoài những lúc mua vui.
- Nào, nghỉ ngơi rồi, bây giờ ta lên đường. Nhớ buộc lại quai dép cho chặt.
Thôi Nãi Phu nhắc bọn phụ nữ.
Mụ Ô Kiều đếm đầu người rồi lẩm bẩm:
- Quái ! Thiếu một ả.
Mụ thầm nghĩ hai nàng ưa trốn đi chơi nhất là Mỹ Dung và Liên Hà thì có mặt ở đây cả rồi. Mà sao đếm đi đếm lại vẫn thiếu. Lạ thật ! Bèn đem chuyện ấy trình với Thôi Nãi Phu. Thôi Nãi Phu nhớ ra:
- Chắc là A Kế Mỹ rồi !
- À à, phải rồi, A Kế Mỹ ! Nàng mới nhập đoàn ở Kiso !
Bèn sai mấy ả đi tìm quanh các quán xá nhưng không thấy. Đồ chừng A Kế Mỹ đã trốn khỏi đoàn, Thôi Nãi Phu nói:
- Thấy nó tứ cố vô thân, ta vì lòng trắc ẩn mà thu nạp, sao nó không biết ơn lại bỏ trốn. May chưa kịp đưa đồng nào, chỉ tốn mấy bữa cơm, không đáng kể. Thôi kệ nó ! Đi!
Đoạn hô cả đoàn lên đường.
- Cứ thế này thì tối mới đến Hà Châu. Đêm nay chắc phải nghỉ ở đó mất, mai mới tiếp tục được.
Đi một quãng, bỗng gặp A Kế Mỹ ngồi chờ bên lộ. Mụ tào kê ngạc nhiên nhưng sa sầm ngay nét mặt:
- Đi đâu vậy ? Tưởng bỏ trốn rồi. Ngươi làm cả đoàn vất vả.
A Kế Mỹ lúng túng giải thích:
- Tiểu nữ thấy người quen, không tiện gặp nên tránh mặt. Không ngờ ở lùm cây có chỗ dốc trượt chân ngã xuống khu dưới kia. Quanh quẩn mãi không tìm được lối lên, rách cả quần áo.
Nói đoạn vạch những chỗ áo rách và cánh tay xây xát cho mụ coi. Thôi Nãi Phu bước tới trừng mắt:
- A Kế Mỹ ! Ngươi định trốn phải không ?
- Không.
- Nếu ngươi thực tâm muốn làm nghề này thì phải vâng lời, theo kỷ luật của đoàn như các nàng kia. Rồi đổi tên đi, tên A Kế Mỹ không hay mà khó nhớ. Ngươi có quyết tâm làm nghề này hay không ?
A Kế Mỹ cay đắng:
- Quyết tâm làm gái giang hồ ư ?
- Ừ ! Nếu muốn khá thì phải biết vâng lời, biết chiều khách. Đấy là ta bảo trước.
Tùy ngươi.
A Kế Mỹ bậm môi giữ cho khỏi khóc. Rồi lẩm bẩm:
- Thì cũng liều. Cuộc đời tiểu nữ đã bị đàn ông làm cho hỏng rồi, còn gì đâu mà chọn lựa !
Thôi Nãi Phu nhìn cô bé. Lão cũng bùi ngùi thương xót, nhưng óc thực tế của lão mạnh hơn:
- Thái độ ấy không phải là một thái độ đứng đắn. Nghĩ kỹ đi. Nếu ngươi đổi ý trước khi đoàn đến Edo thì cũng chẳng can gì, ta không đòi tiền cơm của ngươi đâu.
Ở Tako, cũng ngày hôm ấy, một lão ông quắc thước và một thiếu niên tuổi chừng mười lăm lững thững đi về phía Hà Châu. Theo sau là một gia nhân quẩy cái rương lớn đựng đồ nhật dụng.
Qua một ngôi chùa, cả ba rẽ vào nghỉ chân. Lão ông ngoạn cảnh vườn, tò mò đọc từng tấm bia, ngắm từng gốc cổ thụ và chiêm ngưỡng lối kiến trúc vững vàng cũng như những đường cong cân đối của mái chùa đã phủ rêu lốm đốm.
Đoạn vào tiền đình dùng trà, ông xin cúng một số tiền. Vị tăng già mang sổ đến.
Thấy dưới số tiền khá lớn, có ghi tên họ và địa chỉ thí chủ:
“Đại Cổ, nhà bào chế dược thảo, Narai”, vị tăng kinh ngạc gọi chú tiểu mời trụ trì ra nghênh tiếp. Suốt trong vùng, không ai lạ gì danh tình Đại Cổ, một thương gia giàu có, rất sùng đạo và hào phóng.
Trong những dịp hành hương, không đền chùa nào ông đến viếng mà không được ông cúng hiến tiền bạc, thường là vàng, có khi hàng chục lạng. Chỉ có Trời Phật và chính ông mới biết ông cúng như vậy là vì lòng kính ngưỡng thật sự hay chỉ vì háo danh và húng của.
Thấy chẳng mấy khi may mắn được tiếp đãi một ân nhân như thế, vị sư trụ trì lưu ông lại, định đích thân mở cửa kho bảo vật để ông xem những cổ khí và Phật tích hiếm có, nhưng Đại Cổ một mực từ chối, xin cáo biệt chờ dịp khác thuận tiện hơn.
Đến Hà Châu, trời còn sáng. Đường chính trong trấn thưa người đi lại, nhưng nhiều quán xá đã lục tục lên đèn. Ở Hà Châu, đường này có lẽ có nhiều lữ điếm và buôn bán sầm uất nhất.
Đại Cổ quay sang hỏi thiếu niên đi cạnh:
- Giang ! Ngươi muốn đến lữ điếm nào ?
- Lữ điếm nào cũng được, miễn đừng ở chùa thôi !
Đại Cổ cười ngất:
- Thằng này thế mà thật thà !
Bèn tìm đến một quán lớn, sang trọng bước vào.
Nhìn dáng dấp bệ vệ và nhất là cái rương lớn sơn then của khách do gia nhân gánh tới, viên thủ hạ cúi rạp đầu nghênh tiếp:
- Qúy khách muốn phòng trông ra phố hay ra vườn ?
- Phòng nào cũng được, cốt yên tĩnh.
Người chiêu đãi dẫn Đại Cổ lên một phòng lớn trần thiết lịch sự trên lầu rồi đưa Giang và tên gia nhân sang phòng xép cạnh cầu thang.
Thông thường quán xá ven lộ hay phải đón tiếp một số thực khách bất ngờ, nhất là vào những giờ trước bữa ăn tối. Nhưng chưa khi nào lữ điếm này lại gặp một số khách đông đảo và hỗn tạp như bữa nay.
Có đến ba chục nữ lang, không kể gia nhân khác, phần lớn còn trẻ, mặt thoa phấn trắng, môi son đỏ chót chạy rậm rịch khắp nơi, gọi nhau í ới.
Chủ lữ điếm phải đích thân cáo lỗi cùng quan khách. Ông ta nói với Đại Cổ:
- Có một số thực khách mới đến bất ngờ gây huyên náo, xin lượng thứ. Nếu ngài không được vừa ý, xin mời lên lầu hai, cũng có phòng tốt mà lại yên tĩnh.
- Không sao ! Chủ nhân đông khách lão cũng mừng cho. Để gọi gia nhân dọn đồ lên.
Hành trang vừa dọn ra, Đại Cổ đã bị một toán bốn năm nữ lang chen lấn. Mùi phấn son nức mũi, tay áo như bướm bay, tiếng chuyện trò cười nói ríu ra ríu rít. Không còn là cảnh hoạt động nữa mà là hỗn loạn. Con hầu, đầy tớ, nhà bếp đều bỏ việc ra ngóng xem các nữ lưu thanh lịch ở Kyoto ra thế nào.
Khi được biết đấy toàn là kỹ nữ đất kinh đô thì ôi thôi, lời bàn ra tán vào không sao kể xiết. Nhà bếp nấu ăn thì trễ, tuần rượu xong, thiếu người dọn dẹp. Khách tò mò đứng đầy cửa ngó nghiêng xem các nàng mặt ngang mũi dọc ra sao mà nổi tiếng mỹ miều, xử sự khéo léo khiến đàn ông phải mê mệt.
Nằm nghỉ không yên, Đại Cổ bỗng nảy ra một ý. Ông gọi gia nhân. Chẳng thấy trả lời, bèn xuống lầu mở cửa phòng xép tìm. Phòng trống không. Cả Giang cũng không có đấy.
Ông xuống nhà dưới. Lẫn trong đám đông há hốc mồm ngắm các nàng kỹ nữ, Giang đang đứng xớ rớ. Ông lôi nó lên phòng, nghiêm nghị hỏi:
- Ngươi nhìn cái gì thế ?
Giang lúng túng gãi đầu. Thanh kiếm gỗ dài đeo sau lưng làm nó vướng víu càng như tăng sự lúng túng của nó hơn.
- Dạ, thì tiểu điệt cũng nhìn như người ta.
- Nhưng nhìn cái gì mới được chứ ?
- Dạ, nhìn các nàng ấy.
- Có thế thôi à ?
- Dạ, chỉ có thế.
Sự có mặt của các kỹ nữ trong lữ điếm không làm phiền Đại Cổ, nhưng chẳng biết vì lý do gì, lão rất ghét những kẻ hay dòm ngó công việc của người khác. Lão gay gắt:
- Các nàng ấy có gì lạ ?
- Tiểu điệt cũng không biết. Giang ngây thơ đáp.
- Ta có việc phải ra phố bây giờ. Trong lúc ta đi vắng, ngươi ở nhà không được đi đâu, nghe không ?
- Lão bá không cho tiểu điệt theo à ?
- Không !
- Tại sao thế ?
- Tại vì không phải ta đi chơi mà đi có việc !
- Việc gì ?
- Việc tôn nghiêm. Thằng này hay hỏi lôi thôi quá !
- Lão bá ở đền chùa cả ngày chưa đủ hay sao. Tối rồi. Đến sư cũng phải có lúc nghỉ ngơi chứ !
- Việc tôn nghiêm không phải chỉ làm ở chùa, đền mà đủ. Xuống gọi Bảo Đồng, tên bộc của ta, mang chìa khóa rương lên đây !
Giang xuống lầu tìm gia nhân của Đại Cổ. Nó biết phải tìm gã ở đâu. Chen lấn một lúc, quả nhiên thấy Bảo Đồng đang đứng dưới hành lanh trố mắt nhìn lên dã y phòng các kỹ nữ ở trọ, đợi các nàng bước ra. Giang đến nắm áo gã:
- Bảo Đồng ! Lão nhân gia gọi ngươi kìa !
- Thật không ?
- Lại chả thật ! Lão nhân gia bảo mang chìa khóa rương lên để lão nhân gia lấy quần áo đi phố. Sao ông ấy hay đi thế, tối rồi mà còn đi !
Bảo Đồng tiếc rẻ, bước đi mà còn ngoái cổ lại một lần nữa. Giang thong thả bước theo.
Bỗng có tiếng gọi khẽ:
- Giang ! Phải Giang đấy không ?
Giang dè dặt không dám đến gần, chỉ cất tiếng hỏi:
- Ai đấy ?
Thiếu nữ bước ra chỗ ánh đèn. Nhìn rõ mặt, Giang mừng rỡ reo:
- A Kế Mỹ cô nương !
- Ừ, ta đây ! Lâu lắm lo gặp ... Quỷ, ngươi làm gì ở đây thế ?
- Thế còn cô nương, cô nương làm gì ở đây ?
- Ta ... ta ... Thôi, em chẳng hiểu đâu !
- Cô nương đi cùng với những người kia đấy hả ?
- Ừ, ta đi cùng với họ. Nhưng ta chưa nhất định ...
- Nhất định cái gì ?
- Nhất định làm một nghề như họ.
A Kế Mỹ thở dài. Giang nhìn nàng không chớp. Nó thấy A Kế Mỹ gầy và già hơn lúc gặp nàng giặt quần áo ở ven suối ba năm trước.
- Sư phụ của em đâu ?
Giang biết đấy là câu hỏi chính và đấy mới là mục đích A Kế Mỹ muốn gặp nó.
Nó lựa lời đáp:
- Sư phụ tiểu đệ, Oa Tử cô nương và tiểu đệ lạc nhau giữa đường. Chẳng biết bây giờ đâu.
- Oa Tử ? Oa Tử là ai ?
Hỏi xong, A Kế Mỹ như sực nhớ:
- À, ta biết rồi.
Đã từ lâu, A Kế Mỹ vẫn cho rằng Thạch Đạt Lang là kẻ lang bạt, thích đi đâu thì đi, thích ở đâu thì ở, sống trong rừng, ngủ trên đá, không gì kềm giữ, chẳng bao giờ muốn đời mình bị ràng buộc nên A Kế Mỹ không hy vọng gì mối tình của mình được đáp ứng và nhẫn nhục chịu. Nhưng nếu nghe có người đàn bà nào khác chia sẻ cuộc đời của Thạch Đạt Lang thì nàng thấy nghẹn họng. Tên Oa Tử đã đánh thức mối ghen tuông trong lòng nàng và khơi đỏ những cục than tưởng như tàn lụi của một mối tình vô vọng.
- Giang ! Ở đây đông người quá, ta muốn nói chuyện với em. Mình ra chỗ khác đi.
Giang gật đầu theo A Kế Mỹ ra khỏi khuôn viên lữ quán. Phố xá lên đèn sáng rực.
Khách đi chơi tối đã bắt đầu tấp nập. Kể từ khi rời Kyoto đến nay, bây giờ Giang mới thấy một thị trấn náo nhiệt như thế này.
Về phía chân trời xa, bóng núi Chichibu đen sẫm, yên lặng, nhưng ở đây sặc mùi rượu sa-kê, tiếng rao hàng lanh lảnh, tiếng xe ngựa ồn ào vả cả những tiếng nghệ công hát dạo, giọng nghẹn ngào thổn thức kéo dài, u uất như chính cuộc đời của họ.
- Mãn Hà Chí có kể ta nghe nhiều chuyện về Oa Tử - A Kế Mỹ đưa đẩy, dù biết rằng đấy chỉ là những lời nói dối - Oa Tử là người thế nào hả em ?
- Oa Tử cô nương tốt lắm, dịu dàng và dễ thương. Lại đẹp nữa. Tiểu đệ thích cô ấy lắm.
A Kế Mỹ cảm thấy chỗ đứng của nàng trong lòng Thạch Đạt Lang mờ đi. Nàng mỉm cười cố giấu nỗi buồn tủi:
- Oa Tử tốt thế kia à ?
- Vâng, lại khéo nữa. Hát hay, viết chữ đẹp, biết thổi sáo. Thổi sáo rất giỏi.
Như con mèo xù lông trước khi giương móng, A Kế Mỹ cười gằn:
- Đàn bà biết thổi sáo thì được tích sự gì ?
Giang ngạc nhiên:
- Cô nương không thích sáo à ? Không thích thì thôi, nhưng nhiều người thích tiếng sáo của cô Oa Tử lắm, kể cả Trúc Mộ lão tiên sinh. Cô Oa Tử chỉ có mỗi một tật đệ không ưa.
- Ừ, là người ai chả có tật xấu. Như ta cũng có tật xấu chứ, nhưng nếu biết tật mình mà sửa thì thành tốt, còn nếu như đem che giấu đi dưới lớp vỏ đức hạnh thì chỉ là đạo đức giả ...
- Không, cô Oa Tử không thế đâu. Cô nương chẳng che giấu cái gì cả.
- Vậy tật của Oa Tử là gì ?
- Cô Oa Tử chỉ hay khóc.
- Hay khóc ?
- Vâng. Hơi một tí là khóc, nhất là những khi nghĩ đến Thạch sư phụ. Thành ra đi với cô nương buồn chết được. Tiểu đệ không ưa.
Giang nói chuyện thành thật. Thành thật đến tàn nhẫn, bất kể hậu quả gây ra cho người nghe ra sao. Vô tình nó không biết ngọn lửa ghen đương phừng phừng trong lòng A Kế Mỹ, thiêu đốt tâm can và thể xác nàng.
Mặt A Kế Mỹ nhợt nhạt, mới có một lúc mà trông nàng già đi hẳn mấy tuổi. Nhưng cũng phải khen A Kế Mỹ can đảm. Mặc dầu tức đến nghẹn cổ, nàng vẫn còn tỉnh táo hỏi Giang:
- Oa Tử bao nhiêu tuổi ?
- Cũng bằng tuổi.
- Em muốn nói bằng tuổi ta hả ?
- Vâng, nhưng trông có vẻ trẻ hơn cô nương.
A Kế Mỹ muốn nghe một lời kể xấu Oa Tử hoặc một chuyện gì Oa Tử đã làm Thạch Đạt Lang không vừa lòng. Để nàng còn bám víu vào đấy mà hy vọng. Để nàng còn có cớ mà xua đuổi nỗi đau khổ tột cùng đương dày vò tim óc nàng. Bèn hỏi Giang mà như mớm lời cho nó:
- Sư phụ của em là người tính tình dũng mãnh, chắc phải khó chịu khi thấy Oa Tử hay khóc. Oa Tử dùng nước mắt để làm cho người khác thường chứ gì, cũng như những ả kỹ nữ ở Kyoto vậy. Thật đáng ghét !
Giang phản đối:
- Không phải. Thạch sư phụ yêu Oa Tử cô nương. Ông không bao giờ tỏ tình nhưng tiểu đệ biết ông yêu cô Oa Tử lắm.
Lời nói của Giang là giọt nước cuối cùng làm tràn bát nước đầy. Mặt A Kế Mỹ tái xanh, nàng thở hổn hển.
- Cô nương sao thế ?
- Không ! Không sao cả !
- Tiểu đệ đưa cô nương về nhé ?
A Kế Mỹ gạt tay Giang:
- Mặc ta. Ta không muốn về đấy đâu !
Giang tần ngần một lúc, định bỏ đi rồi lại không nỡ. Nó không hiểu được người lớn đã đành, nhưng A Kế Mỹ tuổi chẳng hơn nó bao nhiêu sao cũng có những hành động khó hiểu vậy !
- Giang ! Dẫn ta lại cái quán đằng kia cho ta nghỉ chút.
- Đằng ấy là quán rượu mà !
- Càng tốt. Ta muốn uống chút rượu. Còn em thích ăn gì cứ gọi.
Giang dẫn A Kế Mỹ vào quán. Nàng gọi một bình rượu lớn và vài cái bình cho Giang. Rượu mang ra, A Kế Mỹ rót uống hết chén này đến chén khác, mặt lầm lì tái ngắt.
Thấy A Kế Mỹ uống rượu không ngừng, Giang hoảng sợ:
- Cô nương uống nhiều quá !
- Kệ ta ! Không việc gì đến ngươi. Ngươi là bạn Oa Tử phải không ? Ta ghét ngươi, ta ghét con Oa Tử, ta ghét Thạch Đạt Lang.
- Cô nương say rồi, trả tiền đi rồi về.
- Chưa say. Ta muốn uống nữa. Chủ quán đâu ? Cho thêm bình rượu !
Giang đưa mắt nhìn chủ quán ra hiệu đừng mang rượu đến.
- Cô nương có tiền trả không ?
- Tiền hả ? Sao ta lại không có ! Ta đã bán thân cho Thôi Nãi Phu rồi mà ! Đến lữ điếm mà đòi, ha ... ha ...
Chủ quán có lẽ đã quen với những cảnh như thế này nhiều lần, lạnh lùng nhìn nàng, sau thương hại bảo Giang:
- Say quá rồi, dẫn về đi. Mai đến trả tiền cũng được !
Giang dìu A Kế Mỹ ra khỏi quán. Bóng tối ngõ hẻm đổ lên đầu hai người. Cơn gió lạnh thổi qua, Giang rùng mình, tưởng nghe tiếng than khóc của những linh hồn đau khổ nào. Nó không để ý tới một bóng đen từ trong hẻm bước ra theo chân nó và A Kế Mỹ.
- Giang ! Đừng dẫn ta về đấy làm gì. Dẫn ta đến chỗ thầy ngươi.
- Đệ biết Thạch sư phụ Ở chỗ nào đâu !
- Vậy đưa ta ra bờ sông. Gió mát làm ta đỡ bực bội.
Ra đến bờ sông, A Kế Mỹ cầm tay thằng bé:
- Thôi em về đi, để ta ngồi đây.
Một ý nghĩ thoáng hiện, Giang hoảng hốt kêu lớn:
- Đừng ! Đừng ! Cô nương đừng làm thế !
Thình lình có một vật gì đập mạnh vào đầu khiến Giang ngã lăn ra bất tỉnh.
Bóng đen theo chân nó và A Kế Mỹ nhảy tới vừa kịp đỡ thân người thiếu nữ không để nàng gieo mình xuống nước. Gã vác A Kế Mỹ lên vai, chạy mất hút vào trong đêm tối.
oo Giang mở mắt, nhiều người đứng lố nhố xung quanh. Kẻ cầm đèn lồng, người mang gậy gộc.
Họ vui mừng thấy nó đã tỉnh. Hỏi thăm về thiếu nữ cùng đi với nó, nó cũng chẳng biết bị ai bắt và bắt dẫn đi hướng nào. Lại thấy nó không bà con thân thích gì với nàng, mọi người đều lấy làm lạ.
Một mình lủi thủi trở về phòng trọ, Giang bỗng nhớ đến câu đồng dao bạn bè nó vẫn vỗ tay hát khi còn nhỏ:
Này ông phỗng đá Đứng giữa đồng không, Thấy cô gái nhỏ, Mái tóc rối bồng, Dòng đời lỡ bước, Lạc tới đây chăng ?
Hỏi phỗng, phỗng chẳng nói năng ...
Đánh phỗng, phỗng chỉ nhăn răng phỗng cười.
- Này ! Lại toán nữa mới đến kìa !
Gã tiều phu cười trỏ đoàn phụ nữ phục sức diêm dúa dắt nhau nối gót lên đồi.
Quần áo và khăn choàng đầu của họ bám đầy bụi cát. Đoàn phụ nữ đi có lẽ đã từ sớm lắm, bây giờ sắp trưa rồi mới đến lưng chừng đồi. Họ vào khoảng đôi ba chục kỹ nữ, già có trẻ có, di chuyển từ Kyoto đến Edo như đoàn hát dạo. Theo sau là một số gia nhân gồng gánh vật dụng linh tinh và mấy con ngựa thồ những sọt tre nặng trĩu. Một lão tráng tuổi chừng năm mươi đi tới đi lui đốc thúc. Nhìn cách ăn mặc và dáng điệu rõ ra phong cách chủ nhân có tiền bạc và quyền thế. Mặt trời lên cao, không khí oi ả, lão tráng ra lệnh mọi người dừng lại nghỉ.
- Nàng nào đau chân thì thay tất dày và buộc quai dép cho chặt vào. Đừng than.
Trông người ta đi chân đất kia kìa, ai kêu la gì đâu !
Có tiếng phản đối:
- Nhưng chúng em chưa quen !
- Chưa quen rồi sẽ quen !
Nghe giọng bẳn gắt, hiển nhiên lão đương gặp khó khăn trong việc đốc thúc toán kỹ nữ đàn em. Lão tên Thôi Nãi Phu, trước là kiếm khách, sau không biết vì lý do gì lại bỏ nghề kiếm, quay sang mở kỹ viện. Khôn ngoan và thủ đoạn, Thôi Nãi Phu được lòng các nhà quyền quý. Đánh hơi thấy Edo là đất có tương lai, lão chạy chọt xin mở một kỹ viện và quyết định di chuyển tất cả số đàn em đến đấy.
Quay sang Ô Kiều, một mụ tào kê sống lâu trong nghề, lão bảo:
- Mụ đem cơm ra chia thôi. Đến giờ ăn rồi.
K Cơm mang đến, được chia thành từng nắm, gói lá sồi cùng với đậu ngọt phân phát cho mọi người. Không có nước trà, các nàng vươn cổ ra nuốt, mắt trợn trừng, mồm đánh chem chép.
- Chà ! Bữa cơm này sao mà ngon thế !
Giọng chế giễu đượm chút hờn tủi của một nàng khiến bữa cơm đột nhiên trở nên buồn tẻ, nhưng cũng không lâu. Lát sau tiếng đùa giỡn lại đã nổi lên ở một vài chỗ.
- Khách đa tình nào đến viếng ta tối nay ?
Lời nói cửa miệng thường nghe thấy trong viện, lúc này lạc lõng như một cung đàn sai điệu. Bọn kỹ nữ cười ồ. Một nàng chỉ đám thanh niên đi qua, lơi lả đáp:
- Chàng ấy đấy, tối nay sẽ đến thăm em !
- Á à ! Ai vậy ? Những ba người, sao bạn ta tham thế ?
- Ta nói chàng kia, canh chàng cao lớn, lưng đeo kiếm dài đó !
Không nghe những lời đùa cợt mà cũng không ngờ mình là cái mốc cho những lời đùa cợt ấy, anh chàng cao lớn nghênh ngang cứ phăng phăng đi, chẳng để ý đến ai. Một kỹ nữ ghé tai bạn nói nhỏ:
- Ai như Cát Xuyên Mộc ấy nhỉ ?
- Ờ phải. Cát Xuyên Mộc đấy ! Đúng rồi. Anh chàng này cùng với bọn Hoa Sơn đến viện mấy lần, lầm sao được !
Bèn cất cao tiếng gọi:
- Cát Xuyên ! Cát Xuyên !
Nhưng họ Cát Xuyên là một họ phổ thông, nhiều người có. Anh chàng cao lớn không quay lại. Hắn không rõ có phải ả gọi mình không, vả ở chỗ này chẳng muốn tỏ ra quen biết với những ả kỹ nữ.
- Ê, chàng đeo kiếm tóc rủ trước trán kia, phải Cát Xuyên Mộc không ?
Cát Xuyên Mộc cau mày, quay xem ả nào vừa gọi. Thôi Nãi Phu mắng át:
- Nàng nào vô lễ thế ?
Vừa toan xin lỗi thì nhận ngay ra Cát Xuyên Mộc:
- Kìa, đại hiệp ! Đi du ngoạn đâu mà qua đây thế này ?
Cát Xuyên Mộc cũng nhận ra Thôi Nãi Phu, chủ nhân Phong Nguyệt Lâu tại cổ thành Kyoto. Bèn đáp lễ:
- Tại hạ đi Edo. Còn lão huynh ? Định dẫn các người đẹp làm một chuyến thiên đô tập thể chắc ?
Thôi Nãi Phu cười ha hả:
- Đúng thế ! Đại hiệp đoán không sai !
Rồi ghé tai chàng thanh niên, lão nói khẽ:
- Đi đất mới lập nghiệp. Chỗ nước tù hãm, cây cỏ khó mọc !
Cát Xuyên Mộc gật đầu đồng ý:
- Edo bây giờ chắc không thiếu gì thợ giỏi và lao công tốt, nhưng khách làng chơi sang trọng biết cách thưởng thức như vẫn thường thấy lui tới lầu Phong Nguyệt thì e rằng... e rằng ...
Thôi Nãi Phu khoát tay:
- Đại hiệp lầm rồi ! Bến Hoành Tân là hải cảng do bọn kỹ nữ lập nên đấy chứ. Lão phu phải đến trước, đặt nền móng cái đã. Thương gia và các nhà chính trị sẽ tới sau.
Cát Xuyên Mộc mỉm cười:
- Có thể, có thể lắm ! Nhưng Edo mới đang xây cất, làm sao tìm được chỗ thuận tiện ?
- Đại hiệp đừng lo. Lão phu đã tính cả rồi và đã cho dựng tạm một căn nhà gỗ trên thửa đất mới được cấp gần lộ.
- Chà ! Được cấp đất mở kỹ viện cơ đấy ! Ai mà hào phóng thế ?
- À, bí mật ! Nếu lão phu không quen với các vị có quyền hành thì làm sao được đặc ân ấy ?
- Quả nhiên lão huynh khôn ngoan, trông rộng.
- Thế còn đại hiệp ? Đã tìm được nơi nào phục thị chưa ?
- Chưa. Tại hạ chưa có chủ ý. Tuy nhiên nếu được mời giữ chức chưởng doanh hay thống binh thì tại hạ cũng sẽ xét.
Thôi Nãi Phu không biết sở học và tài năng của Cát Xuyên Mộc đến mức nào, nhưng nghe cái giọng hợm hĩnh ấy thì cười hề hề, đưa đẩy vài câu rồi làm bộ quát bảo mã phu sửa soạn thắng ngựa.
Cát Xuyên Mộc cũng cáo từ để tiếp tục cuộc hành trình. Hắn không muốn liên quan mật thiết đến giới ca kỹ, một giới mà hắn cho là không xứng đáng giao thiệp ngoài những lúc mua vui.
- Nào, nghỉ ngơi rồi, bây giờ ta lên đường. Nhớ buộc lại quai dép cho chặt.
Thôi Nãi Phu nhắc bọn phụ nữ.
Mụ Ô Kiều đếm đầu người rồi lẩm bẩm:
- Quái ! Thiếu một ả.
Mụ thầm nghĩ hai nàng ưa trốn đi chơi nhất là Mỹ Dung và Liên Hà thì có mặt ở đây cả rồi. Mà sao đếm đi đếm lại vẫn thiếu. Lạ thật ! Bèn đem chuyện ấy trình với Thôi Nãi Phu. Thôi Nãi Phu nhớ ra:
- Chắc là A Kế Mỹ rồi !
- À à, phải rồi, A Kế Mỹ ! Nàng mới nhập đoàn ở Kiso !
Bèn sai mấy ả đi tìm quanh các quán xá nhưng không thấy. Đồ chừng A Kế Mỹ đã trốn khỏi đoàn, Thôi Nãi Phu nói:
- Thấy nó tứ cố vô thân, ta vì lòng trắc ẩn mà thu nạp, sao nó không biết ơn lại bỏ trốn. May chưa kịp đưa đồng nào, chỉ tốn mấy bữa cơm, không đáng kể. Thôi kệ nó ! Đi!
Đoạn hô cả đoàn lên đường.
- Cứ thế này thì tối mới đến Hà Châu. Đêm nay chắc phải nghỉ ở đó mất, mai mới tiếp tục được.
Đi một quãng, bỗng gặp A Kế Mỹ ngồi chờ bên lộ. Mụ tào kê ngạc nhiên nhưng sa sầm ngay nét mặt:
- Đi đâu vậy ? Tưởng bỏ trốn rồi. Ngươi làm cả đoàn vất vả.
A Kế Mỹ lúng túng giải thích:
- Tiểu nữ thấy người quen, không tiện gặp nên tránh mặt. Không ngờ ở lùm cây có chỗ dốc trượt chân ngã xuống khu dưới kia. Quanh quẩn mãi không tìm được lối lên, rách cả quần áo.
Nói đoạn vạch những chỗ áo rách và cánh tay xây xát cho mụ coi. Thôi Nãi Phu bước tới trừng mắt:
- A Kế Mỹ ! Ngươi định trốn phải không ?
- Không.
- Nếu ngươi thực tâm muốn làm nghề này thì phải vâng lời, theo kỷ luật của đoàn như các nàng kia. Rồi đổi tên đi, tên A Kế Mỹ không hay mà khó nhớ. Ngươi có quyết tâm làm nghề này hay không ?
A Kế Mỹ cay đắng:
- Quyết tâm làm gái giang hồ ư ?
- Ừ ! Nếu muốn khá thì phải biết vâng lời, biết chiều khách. Đấy là ta bảo trước.
Tùy ngươi.
A Kế Mỹ bậm môi giữ cho khỏi khóc. Rồi lẩm bẩm:
- Thì cũng liều. Cuộc đời tiểu nữ đã bị đàn ông làm cho hỏng rồi, còn gì đâu mà chọn lựa !
Thôi Nãi Phu nhìn cô bé. Lão cũng bùi ngùi thương xót, nhưng óc thực tế của lão mạnh hơn:
- Thái độ ấy không phải là một thái độ đứng đắn. Nghĩ kỹ đi. Nếu ngươi đổi ý trước khi đoàn đến Edo thì cũng chẳng can gì, ta không đòi tiền cơm của ngươi đâu.
Ở Tako, cũng ngày hôm ấy, một lão ông quắc thước và một thiếu niên tuổi chừng mười lăm lững thững đi về phía Hà Châu. Theo sau là một gia nhân quẩy cái rương lớn đựng đồ nhật dụng.
Qua một ngôi chùa, cả ba rẽ vào nghỉ chân. Lão ông ngoạn cảnh vườn, tò mò đọc từng tấm bia, ngắm từng gốc cổ thụ và chiêm ngưỡng lối kiến trúc vững vàng cũng như những đường cong cân đối của mái chùa đã phủ rêu lốm đốm.
Đoạn vào tiền đình dùng trà, ông xin cúng một số tiền. Vị tăng già mang sổ đến.
Thấy dưới số tiền khá lớn, có ghi tên họ và địa chỉ thí chủ:
“Đại Cổ, nhà bào chế dược thảo, Narai”, vị tăng kinh ngạc gọi chú tiểu mời trụ trì ra nghênh tiếp. Suốt trong vùng, không ai lạ gì danh tình Đại Cổ, một thương gia giàu có, rất sùng đạo và hào phóng.
Trong những dịp hành hương, không đền chùa nào ông đến viếng mà không được ông cúng hiến tiền bạc, thường là vàng, có khi hàng chục lạng. Chỉ có Trời Phật và chính ông mới biết ông cúng như vậy là vì lòng kính ngưỡng thật sự hay chỉ vì háo danh và húng của.
Thấy chẳng mấy khi may mắn được tiếp đãi một ân nhân như thế, vị sư trụ trì lưu ông lại, định đích thân mở cửa kho bảo vật để ông xem những cổ khí và Phật tích hiếm có, nhưng Đại Cổ một mực từ chối, xin cáo biệt chờ dịp khác thuận tiện hơn.
Đến Hà Châu, trời còn sáng. Đường chính trong trấn thưa người đi lại, nhưng nhiều quán xá đã lục tục lên đèn. Ở Hà Châu, đường này có lẽ có nhiều lữ điếm và buôn bán sầm uất nhất.
Đại Cổ quay sang hỏi thiếu niên đi cạnh:
- Giang ! Ngươi muốn đến lữ điếm nào ?
- Lữ điếm nào cũng được, miễn đừng ở chùa thôi !
Đại Cổ cười ngất:
- Thằng này thế mà thật thà !
Bèn tìm đến một quán lớn, sang trọng bước vào.
Nhìn dáng dấp bệ vệ và nhất là cái rương lớn sơn then của khách do gia nhân gánh tới, viên thủ hạ cúi rạp đầu nghênh tiếp:
- Qúy khách muốn phòng trông ra phố hay ra vườn ?
- Phòng nào cũng được, cốt yên tĩnh.
Người chiêu đãi dẫn Đại Cổ lên một phòng lớn trần thiết lịch sự trên lầu rồi đưa Giang và tên gia nhân sang phòng xép cạnh cầu thang.
Thông thường quán xá ven lộ hay phải đón tiếp một số thực khách bất ngờ, nhất là vào những giờ trước bữa ăn tối. Nhưng chưa khi nào lữ điếm này lại gặp một số khách đông đảo và hỗn tạp như bữa nay.
Có đến ba chục nữ lang, không kể gia nhân khác, phần lớn còn trẻ, mặt thoa phấn trắng, môi son đỏ chót chạy rậm rịch khắp nơi, gọi nhau í ới.
Chủ lữ điếm phải đích thân cáo lỗi cùng quan khách. Ông ta nói với Đại Cổ:
- Có một số thực khách mới đến bất ngờ gây huyên náo, xin lượng thứ. Nếu ngài không được vừa ý, xin mời lên lầu hai, cũng có phòng tốt mà lại yên tĩnh.
- Không sao ! Chủ nhân đông khách lão cũng mừng cho. Để gọi gia nhân dọn đồ lên.
Hành trang vừa dọn ra, Đại Cổ đã bị một toán bốn năm nữ lang chen lấn. Mùi phấn son nức mũi, tay áo như bướm bay, tiếng chuyện trò cười nói ríu ra ríu rít. Không còn là cảnh hoạt động nữa mà là hỗn loạn. Con hầu, đầy tớ, nhà bếp đều bỏ việc ra ngóng xem các nữ lưu thanh lịch ở Kyoto ra thế nào.
Khi được biết đấy toàn là kỹ nữ đất kinh đô thì ôi thôi, lời bàn ra tán vào không sao kể xiết. Nhà bếp nấu ăn thì trễ, tuần rượu xong, thiếu người dọn dẹp. Khách tò mò đứng đầy cửa ngó nghiêng xem các nàng mặt ngang mũi dọc ra sao mà nổi tiếng mỹ miều, xử sự khéo léo khiến đàn ông phải mê mệt.
Nằm nghỉ không yên, Đại Cổ bỗng nảy ra một ý. Ông gọi gia nhân. Chẳng thấy trả lời, bèn xuống lầu mở cửa phòng xép tìm. Phòng trống không. Cả Giang cũng không có đấy.
Ông xuống nhà dưới. Lẫn trong đám đông há hốc mồm ngắm các nàng kỹ nữ, Giang đang đứng xớ rớ. Ông lôi nó lên phòng, nghiêm nghị hỏi:
- Ngươi nhìn cái gì thế ?
Giang lúng túng gãi đầu. Thanh kiếm gỗ dài đeo sau lưng làm nó vướng víu càng như tăng sự lúng túng của nó hơn.
- Dạ, thì tiểu điệt cũng nhìn như người ta.
- Nhưng nhìn cái gì mới được chứ ?
- Dạ, nhìn các nàng ấy.
- Có thế thôi à ?
- Dạ, chỉ có thế.
Sự có mặt của các kỹ nữ trong lữ điếm không làm phiền Đại Cổ, nhưng chẳng biết vì lý do gì, lão rất ghét những kẻ hay dòm ngó công việc của người khác. Lão gay gắt:
- Các nàng ấy có gì lạ ?
- Tiểu điệt cũng không biết. Giang ngây thơ đáp.
- Ta có việc phải ra phố bây giờ. Trong lúc ta đi vắng, ngươi ở nhà không được đi đâu, nghe không ?
- Lão bá không cho tiểu điệt theo à ?
- Không !
- Tại sao thế ?
- Tại vì không phải ta đi chơi mà đi có việc !
- Việc gì ?
- Việc tôn nghiêm. Thằng này hay hỏi lôi thôi quá !
- Lão bá ở đền chùa cả ngày chưa đủ hay sao. Tối rồi. Đến sư cũng phải có lúc nghỉ ngơi chứ !
- Việc tôn nghiêm không phải chỉ làm ở chùa, đền mà đủ. Xuống gọi Bảo Đồng, tên bộc của ta, mang chìa khóa rương lên đây !
Giang xuống lầu tìm gia nhân của Đại Cổ. Nó biết phải tìm gã ở đâu. Chen lấn một lúc, quả nhiên thấy Bảo Đồng đang đứng dưới hành lanh trố mắt nhìn lên dã y phòng các kỹ nữ ở trọ, đợi các nàng bước ra. Giang đến nắm áo gã:
- Bảo Đồng ! Lão nhân gia gọi ngươi kìa !
- Thật không ?
- Lại chả thật ! Lão nhân gia bảo mang chìa khóa rương lên để lão nhân gia lấy quần áo đi phố. Sao ông ấy hay đi thế, tối rồi mà còn đi !
Bảo Đồng tiếc rẻ, bước đi mà còn ngoái cổ lại một lần nữa. Giang thong thả bước theo.
Bỗng có tiếng gọi khẽ:
- Giang ! Phải Giang đấy không ?
Giang dè dặt không dám đến gần, chỉ cất tiếng hỏi:
- Ai đấy ?
Thiếu nữ bước ra chỗ ánh đèn. Nhìn rõ mặt, Giang mừng rỡ reo:
- A Kế Mỹ cô nương !
- Ừ, ta đây ! Lâu lắm lo gặp ... Quỷ, ngươi làm gì ở đây thế ?
- Thế còn cô nương, cô nương làm gì ở đây ?
- Ta ... ta ... Thôi, em chẳng hiểu đâu !
- Cô nương đi cùng với những người kia đấy hả ?
- Ừ, ta đi cùng với họ. Nhưng ta chưa nhất định ...
- Nhất định cái gì ?
- Nhất định làm một nghề như họ.
A Kế Mỹ thở dài. Giang nhìn nàng không chớp. Nó thấy A Kế Mỹ gầy và già hơn lúc gặp nàng giặt quần áo ở ven suối ba năm trước.
- Sư phụ của em đâu ?
Giang biết đấy là câu hỏi chính và đấy mới là mục đích A Kế Mỹ muốn gặp nó.
Nó lựa lời đáp:
- Sư phụ tiểu đệ, Oa Tử cô nương và tiểu đệ lạc nhau giữa đường. Chẳng biết bây giờ đâu.
- Oa Tử ? Oa Tử là ai ?
Hỏi xong, A Kế Mỹ như sực nhớ:
- À, ta biết rồi.
Đã từ lâu, A Kế Mỹ vẫn cho rằng Thạch Đạt Lang là kẻ lang bạt, thích đi đâu thì đi, thích ở đâu thì ở, sống trong rừng, ngủ trên đá, không gì kềm giữ, chẳng bao giờ muốn đời mình bị ràng buộc nên A Kế Mỹ không hy vọng gì mối tình của mình được đáp ứng và nhẫn nhục chịu. Nhưng nếu nghe có người đàn bà nào khác chia sẻ cuộc đời của Thạch Đạt Lang thì nàng thấy nghẹn họng. Tên Oa Tử đã đánh thức mối ghen tuông trong lòng nàng và khơi đỏ những cục than tưởng như tàn lụi của một mối tình vô vọng.
- Giang ! Ở đây đông người quá, ta muốn nói chuyện với em. Mình ra chỗ khác đi.
Giang gật đầu theo A Kế Mỹ ra khỏi khuôn viên lữ quán. Phố xá lên đèn sáng rực.
Khách đi chơi tối đã bắt đầu tấp nập. Kể từ khi rời Kyoto đến nay, bây giờ Giang mới thấy một thị trấn náo nhiệt như thế này.
Về phía chân trời xa, bóng núi Chichibu đen sẫm, yên lặng, nhưng ở đây sặc mùi rượu sa-kê, tiếng rao hàng lanh lảnh, tiếng xe ngựa ồn ào vả cả những tiếng nghệ công hát dạo, giọng nghẹn ngào thổn thức kéo dài, u uất như chính cuộc đời của họ.
- Mãn Hà Chí có kể ta nghe nhiều chuyện về Oa Tử - A Kế Mỹ đưa đẩy, dù biết rằng đấy chỉ là những lời nói dối - Oa Tử là người thế nào hả em ?
- Oa Tử cô nương tốt lắm, dịu dàng và dễ thương. Lại đẹp nữa. Tiểu đệ thích cô ấy lắm.
A Kế Mỹ cảm thấy chỗ đứng của nàng trong lòng Thạch Đạt Lang mờ đi. Nàng mỉm cười cố giấu nỗi buồn tủi:
- Oa Tử tốt thế kia à ?
- Vâng, lại khéo nữa. Hát hay, viết chữ đẹp, biết thổi sáo. Thổi sáo rất giỏi.
Như con mèo xù lông trước khi giương móng, A Kế Mỹ cười gằn:
- Đàn bà biết thổi sáo thì được tích sự gì ?
Giang ngạc nhiên:
- Cô nương không thích sáo à ? Không thích thì thôi, nhưng nhiều người thích tiếng sáo của cô Oa Tử lắm, kể cả Trúc Mộ lão tiên sinh. Cô Oa Tử chỉ có mỗi một tật đệ không ưa.
- Ừ, là người ai chả có tật xấu. Như ta cũng có tật xấu chứ, nhưng nếu biết tật mình mà sửa thì thành tốt, còn nếu như đem che giấu đi dưới lớp vỏ đức hạnh thì chỉ là đạo đức giả ...
- Không, cô Oa Tử không thế đâu. Cô nương chẳng che giấu cái gì cả.
- Vậy tật của Oa Tử là gì ?
- Cô Oa Tử chỉ hay khóc.
- Hay khóc ?
- Vâng. Hơi một tí là khóc, nhất là những khi nghĩ đến Thạch sư phụ. Thành ra đi với cô nương buồn chết được. Tiểu đệ không ưa.
Giang nói chuyện thành thật. Thành thật đến tàn nhẫn, bất kể hậu quả gây ra cho người nghe ra sao. Vô tình nó không biết ngọn lửa ghen đương phừng phừng trong lòng A Kế Mỹ, thiêu đốt tâm can và thể xác nàng.
Mặt A Kế Mỹ nhợt nhạt, mới có một lúc mà trông nàng già đi hẳn mấy tuổi. Nhưng cũng phải khen A Kế Mỹ can đảm. Mặc dầu tức đến nghẹn cổ, nàng vẫn còn tỉnh táo hỏi Giang:
- Oa Tử bao nhiêu tuổi ?
- Cũng bằng tuổi.
- Em muốn nói bằng tuổi ta hả ?
- Vâng, nhưng trông có vẻ trẻ hơn cô nương.
A Kế Mỹ muốn nghe một lời kể xấu Oa Tử hoặc một chuyện gì Oa Tử đã làm Thạch Đạt Lang không vừa lòng. Để nàng còn bám víu vào đấy mà hy vọng. Để nàng còn có cớ mà xua đuổi nỗi đau khổ tột cùng đương dày vò tim óc nàng. Bèn hỏi Giang mà như mớm lời cho nó:
- Sư phụ của em là người tính tình dũng mãnh, chắc phải khó chịu khi thấy Oa Tử hay khóc. Oa Tử dùng nước mắt để làm cho người khác thường chứ gì, cũng như những ả kỹ nữ ở Kyoto vậy. Thật đáng ghét !
Giang phản đối:
- Không phải. Thạch sư phụ yêu Oa Tử cô nương. Ông không bao giờ tỏ tình nhưng tiểu đệ biết ông yêu cô Oa Tử lắm.
Lời nói của Giang là giọt nước cuối cùng làm tràn bát nước đầy. Mặt A Kế Mỹ tái xanh, nàng thở hổn hển.
- Cô nương sao thế ?
- Không ! Không sao cả !
- Tiểu đệ đưa cô nương về nhé ?
A Kế Mỹ gạt tay Giang:
- Mặc ta. Ta không muốn về đấy đâu !
Giang tần ngần một lúc, định bỏ đi rồi lại không nỡ. Nó không hiểu được người lớn đã đành, nhưng A Kế Mỹ tuổi chẳng hơn nó bao nhiêu sao cũng có những hành động khó hiểu vậy !
- Giang ! Dẫn ta lại cái quán đằng kia cho ta nghỉ chút.
- Đằng ấy là quán rượu mà !
- Càng tốt. Ta muốn uống chút rượu. Còn em thích ăn gì cứ gọi.
Giang dẫn A Kế Mỹ vào quán. Nàng gọi một bình rượu lớn và vài cái bình cho Giang. Rượu mang ra, A Kế Mỹ rót uống hết chén này đến chén khác, mặt lầm lì tái ngắt.
Thấy A Kế Mỹ uống rượu không ngừng, Giang hoảng sợ:
- Cô nương uống nhiều quá !
- Kệ ta ! Không việc gì đến ngươi. Ngươi là bạn Oa Tử phải không ? Ta ghét ngươi, ta ghét con Oa Tử, ta ghét Thạch Đạt Lang.
- Cô nương say rồi, trả tiền đi rồi về.
- Chưa say. Ta muốn uống nữa. Chủ quán đâu ? Cho thêm bình rượu !
Giang đưa mắt nhìn chủ quán ra hiệu đừng mang rượu đến.
- Cô nương có tiền trả không ?
- Tiền hả ? Sao ta lại không có ! Ta đã bán thân cho Thôi Nãi Phu rồi mà ! Đến lữ điếm mà đòi, ha ... ha ...
Chủ quán có lẽ đã quen với những cảnh như thế này nhiều lần, lạnh lùng nhìn nàng, sau thương hại bảo Giang:
- Say quá rồi, dẫn về đi. Mai đến trả tiền cũng được !
Giang dìu A Kế Mỹ ra khỏi quán. Bóng tối ngõ hẻm đổ lên đầu hai người. Cơn gió lạnh thổi qua, Giang rùng mình, tưởng nghe tiếng than khóc của những linh hồn đau khổ nào. Nó không để ý tới một bóng đen từ trong hẻm bước ra theo chân nó và A Kế Mỹ.
- Giang ! Đừng dẫn ta về đấy làm gì. Dẫn ta đến chỗ thầy ngươi.
- Đệ biết Thạch sư phụ Ở chỗ nào đâu !
- Vậy đưa ta ra bờ sông. Gió mát làm ta đỡ bực bội.
Ra đến bờ sông, A Kế Mỹ cầm tay thằng bé:
- Thôi em về đi, để ta ngồi đây.
Một ý nghĩ thoáng hiện, Giang hoảng hốt kêu lớn:
- Đừng ! Đừng ! Cô nương đừng làm thế !
Thình lình có một vật gì đập mạnh vào đầu khiến Giang ngã lăn ra bất tỉnh.
Bóng đen theo chân nó và A Kế Mỹ nhảy tới vừa kịp đỡ thân người thiếu nữ không để nàng gieo mình xuống nước. Gã vác A Kế Mỹ lên vai, chạy mất hút vào trong đêm tối.
oo Giang mở mắt, nhiều người đứng lố nhố xung quanh. Kẻ cầm đèn lồng, người mang gậy gộc.
Họ vui mừng thấy nó đã tỉnh. Hỏi thăm về thiếu nữ cùng đi với nó, nó cũng chẳng biết bị ai bắt và bắt dẫn đi hướng nào. Lại thấy nó không bà con thân thích gì với nàng, mọi người đều lấy làm lạ.
Một mình lủi thủi trở về phòng trọ, Giang bỗng nhớ đến câu đồng dao bạn bè nó vẫn vỗ tay hát khi còn nhỏ:
Này ông phỗng đá Đứng giữa đồng không, Thấy cô gái nhỏ, Mái tóc rối bồng, Dòng đời lỡ bước, Lạc tới đây chăng ?
Hỏi phỗng, phỗng chẳng nói năng ...
Đánh phỗng, phỗng chỉ nhăn răng phỗng cười.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook