Tarot Lá Bài Để Ngỏ
-
Chương 12: Thế giới của Thi Thường Vân (6)
Trương Sí bưng năm bát mì cho sòng mạt chược, đi được nửa đường thì bước chân cứ mềm nhũn, như thể mấy ngày liền không hề chợp mắt. Thực tế, hắn quả không đêm nào ngủ yên, cứ cảm giác đôi con ngươi màu xám của tay ngoại quốc kia đang từ trong bóng tối chòng chọc dõi theo mình từng giờ từng phút.
“Đừng có lộ ra! Không chú mày ăn đủ đấy!”
Câu nói của bác Mạnh đóng đinh vào tai hắn đến nay nhớ lại vẫn còn nhoi nhói đau, cộng thêm thứ mùi người già khó ngửi trên người lão dật dờ trôi ra từ sâu thẳm ký ức, làm Trương Sí gần như nghẹt thở. Dù đến giờ hắn vẫn không hiểu “ăn đủ” là ăn những gì, nhưng từ trong mắt đỏ ngầu của bác Mạnh, hắn nhìn ra chút manh mối can hệ đến tính mạng, bởi vậy chân mới mềm nhũn như ngã lăn ra khỏi cửa.
Sòng mạt chược vẫn ồn ào như mọi khi, mùi thuốc lá khiến Trương Sí bất giác nín thở, mặt đỏ bừng bừng lần lượt dò số bàn, tìm được rồi thì đặt mì thu tiền, nhưng bị mấy tay bưng trà nước kéo giật lại, mắng rằng: “Cái mẹ gì từ sáng tới tối đến đây đưa mì? Tính chặn đường làm ăn của bọn này hử?”
Ông chủ tiệm mì Đồng Phong quả thực có chiêu này, sai người làm hễ đến giờ cơm là chạy một vòng các sòng bạc, xem có khách nào muốn ăn mì mà lười đứng dậy hay không. Vốn dĩ món bở này phải do bản thân sòng bạc hốt, hiếm nỗi đắt khách quá, không chăm lo nổi, thế nên trong đấy thông thường chỉ bày ít điểm tâm khô, ăn không ra cái vị gì. Nhất là cái sòng bạc đằng sau cửa tiệm đồng hồ, càng không lấy đâu ra thời gian nên cũng chẳng buồn ngăn cấm. Nhưng sòng mạt chược lại do một mụ đàn bà mở, tính khí khó tránh nhỏ mọn, nên thi thoảng lại sai người làm ra mặt gây khó dễ. May là Trương Sí cũng đã quen với cảnh này, còn cợt nhả đốp lại: “Các anh mà thèm nhòm nhỏ mấy đồng xu lẻ này à? Đúng là nực cười.”
“Hôm nay không đùa với mày đâu, đến đây phá chuyện làm ăn của bọn tao, sớm muộn gì cũng phải chịu phạt!”
“Muốn phạt thì đi phạt ông chủ bọn tôi ấy, bà chủ của các anh còn không dám đi cãi lý, đáng đời bị bắt nạt.” Trương Sí đàng nói cứng, bụng thấp thỏm muốn về nộp tiền.
Nào ngờ đối phương túm ngay lấy cổ áo hắn, không hề có ý nhân nhượng.
“Người anh em, thế này không vui đâu, định giở trò gì thế?” Hắn âm ỉ tức, đang định nhắc nhở tay chạy việc kia vẫn còn thiếu hắn mấy đồng thuốc phiện thì đã bị lôi xềnh xệch ra con hẻm phía sau sòng mạt chược, không kịp mở miệng.
Trong con hẻm có một người đang đợi, cao gầy, điềm đạm, nhưng cặp mắt sau lớp kính lại gian vô cùng, Trương Sí quay đầu nhìn sau lưng, đám người làm của sòng mạt chược không biết đã đi đường nào.
“Ông anh không cần hốt hoảng, chỉ là muốn hỏi han anh mấy chuyện thôi.”
“Tôi không biết! Tôi không biết gì cả!” Trương Sí nhìn thấy người vừa xuất hiện đã đoán được quá nửa, nên đối phương vừa cất tiếng, hắn đã cuống lên muốn chạy.
Hạ Băng vội bấm lấy vai hắn, nhét vào túi áo hắn hai đồng bạc, cười hì hì bảo: “Anh đã biết tôi muốn hỏi chuyện gì đâu, chi bằng mau nói cho tôi, tránh để mọi người đều khó xử...”
Còn chưa dứt lời, Trương Sí đã móc hai đồng bạc trong túi áo ra ném xuống đất, mặt mày nhăn nhó đáp: “Anh giai ơi, anh chớ nên làm khó tôi nữa, tôi chẳng qua chỉ là một tay chạy bàn thì biết gì được chứ? Tôi phải về nộp tiền không là ông chủ sẽ mặt nặng mày nhẹ, không hay.”
“Cũng được.” Hạ Băng thả hắn ra, khoanh tay dựa tường. “Để tôi đi kể với bà chủ sòng mạt chược chuyện của anh.”
“Chuyện của tôi gì chứ?” Trương Sí đành dừng bước, toát mồ hôi lạnh.
“Còn chuyện gì nữa? Chuyện anh thông đồng với mấy tay chạy việc ở đây ăn cắp tiền của khách ấy.”
Trương Sí sự hiểu lý do vì sao tay đồng bọn kia bán đứng hắn ta.
Nhà bếp phía sau tiệm mì Đồng Phong có một gian chứa đồ xập xệ, ông chủ hồi mới thuê Trương Sí có hứa là “bao ăn bao ở”, ai ngờ vào làm rồi mới biết phải ở một nơi thế này. Cũng may Trương Sí một thân một mình, ở thì ở, đổi lại hắn tìm cách làm thân móc nối quan hệ với các chủ tiệm xung quanh, đặng ngày sau dễ bề phát triển. Ông chủ cũng rất tinh, biết hắn thông minh lanh lợi, hằng tháng đều thưởng thêm cho ít nhiều, hòng giữ hắn ở lại. Có điều Trương Sí lòng tham không đáy, chút tiền ấy làm sao thỏa mãn nổi, thế nên hắn thuyết phục bác Mạnh thợ sửa đồng hồ nhỏ hé cho con đường, để hắn ngấm ngầm chen một chân vào lãnh địa sòng bạc.
Hôm đó lần đầu tiên nửa đêm canh ba hắn bị bác Mạnh gọi ra khỏi gian chứa đồ, Trương Sí cũng không nề hà, ngỡ là tin vui báo tới cửa nên hí hửng chạy ra gặp khách. Nhưng vừa trông thấy khuôn mặt tái mét của bác Mạnh dưới ánh đèn đường, hắn đã biết ngay là không ổn, thầm lấy làm thất vọng.
“Ông chủ bên tôi chết rồi.” Bác Mạnh run giọng nói.
“Chết cũng chết rồi, liên can gì đến tôi? Bác cũng nhanh nhanh chóng chóng lui về ở ẩn hưởng phúc lành đi.” Trương Sí cố tỏ vẻ không bận tâm, hòng xoa dịu nỗi lo sợ của bác Mạnh.
“Chết sợ lắm, lần này cậu phải giúp tôi.”
Trương Sí đương nhiên biết mình bị gọi vào cái giờ này, nhất định là tên quỷ Tây kia chết không bình thường, đành thở dài, hỏi: “Xác đâu?”
“Trong tiệm.”
Tử trạng dữ tợn của Gavin quả thực khiến Trương Sí sợ thót tim, muốn rút lui thì đã muộn, vì bác Mạnh cầm đèn pin, vừa hay rọi lên mấy vết máu kinh dị trên mặt xi măng.
“Chuyện này phải gọi phòng cảnh sát đến giải quyết chứ, gọi tôi có tác dụng gì?” Trương Sí cố tỏ vẻ bình tĩnh, nhưng chân đã nhũn ra từ lâu.
“Không được!” Sắc mặt bác Mạnh tức thì trở nên tàn độc, đặc biệt dưới ánh sáng đèn pin trông lại càng đáng sợ, “Ông chủ dán mảnh giấy trước cửa, bảo tôi đến tiệm một chuyến, tôi đến đấy thì thấy ông ta đã chết rồi, cảnh sát mà điều tra, nhất định sẽ nghi ngờ tôi!”
“Thế bác định thế nào?”
“Dọn dẹp chỗ này một chút, dội sạch dấu chân của chúng ta rồi mới báo cảnh sát.”
Sau đó Trương Sí xách xô và bàn chải tới, không dám hỏi thêm câu nào vì lờ mờ cảm thấy bác Mạnh chính là hung thủ, cái kim này mà lòi ra khỏi bọc, e rằng mạng mình khó giữ, chi bằng chuyên tâm dọn dẹp hiện trường, thoát được mạng hẵng hay...
Lúc hắn khai chuyện này với Hạ Băng, cả hai đều không biết rằng, bác Mạnh đã treo cổ lủng lẳng trên khung cửa áp mái Gavin từng dùng bỏ trốn, lưỡi thè dài lòng thòng, toàn thân cứng ngắc như đá.
Thi Phùng Đức dạo gần đây rất thích cà vạt dài, từ mười năm trước sau khi vợ mất, ông ta đã không còn thắt cà vạt nữa, vì người làm chân tay vụng về, hơn nữa ông ta không đời nào cho phép đám đàn bà thân phận thấp hèn gần gũi thân thể mình, nhưng Thượng Quan Giác Nhi là ngoại lệ.
Ông ta chưa từng công nhận sự cao quý của nàng, trong thâm tâm chỉ xếp nàng vào hàng “con hát”. Vừa trân quý vừa tầm thường, mà sự tầm thường của Thượng Quan Giác Nhi phải là dạng đàn ông từng kinh qua sóng gió như ông ta mới nhận ra được, chứ mấy gã trai trẻ háo sắc yếu thận không thể nào phân biệt nổi. Nhưng ở nàng toát lên một sức quyến rũ rất lạ, có thể tiếp cận bất cứ ai hết sức tự nhiên, bọn họ chấp nhận để nàng đụng chạm, chịu cho nàng bỡn cợt trêu đùa, ngỡ rằng đó chính là cái phúc.
Đến nay cả hai thằng con trai đều đã bỏ ông ta mà đi, Thi Phùng Đức gắng sức đè nén nỗi mất mát trong lòng, tuy ngày ngày ông ta đều ký chi phiếu vung ra để đảm bảo Thường Vân có thể yên ổn trong ngục, nhưng thâm tâm đã từ bỏ hắn lâu rồi. Ông ta biết những ngày thế này không thể kéo dài, nhất là con dâu cả dạo gần đây đã có vẻ bất thường, ngày nào cũng lên đứng ở ban công mấy tiếng đồng hồ, không chải đầu tắm rửa thay quần áo, chỉ cầm theo di ảnh của Thường Phong đứng nhìn chằm chằm dải mây ùn lại cuối chân trời. Ông ta mơ hồ dự cảm cái nhà này đã tan nát rồi, cơ nghiệp ông ta vất vả bao năm gây dựng cũng đang dần sụp đổ.
“Phùng Đức, em muốn sinh con trai cho anh.”
Thượng Quan Giác Nhi thủ thỉ bên tai ông ta câu này, giống như chìa ra một cánh tay kéo ông ta lên khỏi vực thẳm, chỉ sợ bên ngoài vẫn là trời đêm đen kịt, sương mù mờ mịt không tìm ra phương hướng. Ngoài cảm động, ông ta cũng hít vào một luồng khí lạnh, sự xảo quyệt của người đàn bà này khiến người ta không trốn đi đâu được, không làm gì khác được ngoài ngoan ngoãn chui vào cái bẫy đã giăng sẵn, vả lại còn vô cùng cảm kích nàng.
Thế nên Thi Phùng Đức mua cho Thượng Quan Giác Nhi một căn nhà trên đường Hoa Viên, mặt tường màu tro nhạt, sân vườn cũng nhỏ, chỉ đủ bày một ang cá, trồng một tường cây trầu bà. Cửa kính màu tầng hai phủ đầy bụi, vừa trông đã biết từng có người ở, giấy dán tường in hoa phù dung màu nâu ánh kim chỗ này rơi một mảng chỗ kia rơi một mảng, những ngày trời nắng, ánh nắng sưởi ấm cả vân gỗ hình thù uống lượn trên song cửa sổ. Trong phòng ngủ tầng hai chỉ có một tấm gương lớn chạm sàn cùng một tủ quần áo, chiếc giường ngủ bốn chan kiểu Pháp là đồ Thượng Quan Giác Nhi chuyển từ chỗ ở cũ đến, tầng một dành ra hai gian phòng, cho mẹ nàng ở, người mẹ trên danh nghĩa này thực ra đảm đương trách nhiệm vú nuôi cho nàng.
“Nhà đẹp quá, cảm ơn ngài Thi.”
Nàng vẫn cảm ơn ông ta bằng chất giọng Thượng Hải êm ái dẻo quẹo, chỉ thay “Phùng Đức” bằng “ngài Thi”, biểu lộ tất cả sự bất mãn. Bởi vậy ông ta nghe hai tiếng “ngài Thi” này mà rợn cả người, nhưng cũng không làm sao được, đã nuôi nàng mà vẫn như mắc nợ nàng, đây chính là đặc quyền của người đẹp. Thi Phùng Đức cũng lấy làm hổ thẹn thật, vội mua một chiếc áo lông chồn tặng nàng, nàng mỉm cười nhận lấy, đến thử cũng chẳng buồn thử, chỉ nói: “Đồ anh tặng, nhất định là vừa.” Ông ta biết nàng có ý xem thường, nhưng chuyện của Thường Vân quan trọng hơn tất thảy, không biết rốt cuộc còn phải đập thêm bao nhiêu tiền, nên bất giác cũng không thể phóng tay được nữa.
Thi Phùng Đức nhất định không ngờ rằng, sau đấy còn có một người đưa đến cho Thượng Quan Giác Nhi một món quà “hậu hĩnh”.
Con dâu cả nhà họ Thi, Chu Phương Hoa vừa bước vào tổ ấm của bố chồng liền khôi phục lại chút ít khí sắc, cô ta đặc biệt dùng nước gỗ cây du chải đầu, gỡ bỏ mảnh sa đen, mặc một bộ sườn xám màu trắng. Người cô ta gặp phải là một phụ nữ trên dưới năm mươi tuổi, mặc áo kép ngắn chất vải rất tốt, đang ngồi trước cửa tách vỏ đậu.
“Xin hỏi cô tìm ai?”
Mái tóc hoa râm của người phụ nữ xám xịt không chút sinh khí dưới ánh nắng hanh nhàn nhạt, khuôn mặt vẫn mang vẻ khách khí dành để đón tiếp khách không mời.
“Cô Thượng Quan có nhà không?” Chu Phương Hoa hỏi, giọng khàn khàn.
“Cô ấy đi làm rồi, đến muộn mới về, có gì dặn dò tôi có thể chuyển lời giúp?” Người phụ nữ vẫn vui vẻ đáp lời.
Chu Phương Hoa khẽ thở dài trong lòng, đưa món đồ cho người phụ nữ: “Cái này, có người nhờ tôi đem tới cho cô ấy.”
“Là gì thế?” Người phụ nữ nhận lấy, xách trên tay, tò mò ra mặt, “Lại còn khóa nữa, chìa khóa thì sao?”
“Đồ cứ để ở chỗ cô ấy, mở hay không đều không quan trọng.”
Chu Phương Hoa nhìn người phụ nữ đã cầm chiếc hòm mây trên tay, bỗng lộ vẻ như trút được gánh nặng.
“Đừng có lộ ra! Không chú mày ăn đủ đấy!”
Câu nói của bác Mạnh đóng đinh vào tai hắn đến nay nhớ lại vẫn còn nhoi nhói đau, cộng thêm thứ mùi người già khó ngửi trên người lão dật dờ trôi ra từ sâu thẳm ký ức, làm Trương Sí gần như nghẹt thở. Dù đến giờ hắn vẫn không hiểu “ăn đủ” là ăn những gì, nhưng từ trong mắt đỏ ngầu của bác Mạnh, hắn nhìn ra chút manh mối can hệ đến tính mạng, bởi vậy chân mới mềm nhũn như ngã lăn ra khỏi cửa.
Sòng mạt chược vẫn ồn ào như mọi khi, mùi thuốc lá khiến Trương Sí bất giác nín thở, mặt đỏ bừng bừng lần lượt dò số bàn, tìm được rồi thì đặt mì thu tiền, nhưng bị mấy tay bưng trà nước kéo giật lại, mắng rằng: “Cái mẹ gì từ sáng tới tối đến đây đưa mì? Tính chặn đường làm ăn của bọn này hử?”
Ông chủ tiệm mì Đồng Phong quả thực có chiêu này, sai người làm hễ đến giờ cơm là chạy một vòng các sòng bạc, xem có khách nào muốn ăn mì mà lười đứng dậy hay không. Vốn dĩ món bở này phải do bản thân sòng bạc hốt, hiếm nỗi đắt khách quá, không chăm lo nổi, thế nên trong đấy thông thường chỉ bày ít điểm tâm khô, ăn không ra cái vị gì. Nhất là cái sòng bạc đằng sau cửa tiệm đồng hồ, càng không lấy đâu ra thời gian nên cũng chẳng buồn ngăn cấm. Nhưng sòng mạt chược lại do một mụ đàn bà mở, tính khí khó tránh nhỏ mọn, nên thi thoảng lại sai người làm ra mặt gây khó dễ. May là Trương Sí cũng đã quen với cảnh này, còn cợt nhả đốp lại: “Các anh mà thèm nhòm nhỏ mấy đồng xu lẻ này à? Đúng là nực cười.”
“Hôm nay không đùa với mày đâu, đến đây phá chuyện làm ăn của bọn tao, sớm muộn gì cũng phải chịu phạt!”
“Muốn phạt thì đi phạt ông chủ bọn tôi ấy, bà chủ của các anh còn không dám đi cãi lý, đáng đời bị bắt nạt.” Trương Sí đàng nói cứng, bụng thấp thỏm muốn về nộp tiền.
Nào ngờ đối phương túm ngay lấy cổ áo hắn, không hề có ý nhân nhượng.
“Người anh em, thế này không vui đâu, định giở trò gì thế?” Hắn âm ỉ tức, đang định nhắc nhở tay chạy việc kia vẫn còn thiếu hắn mấy đồng thuốc phiện thì đã bị lôi xềnh xệch ra con hẻm phía sau sòng mạt chược, không kịp mở miệng.
Trong con hẻm có một người đang đợi, cao gầy, điềm đạm, nhưng cặp mắt sau lớp kính lại gian vô cùng, Trương Sí quay đầu nhìn sau lưng, đám người làm của sòng mạt chược không biết đã đi đường nào.
“Ông anh không cần hốt hoảng, chỉ là muốn hỏi han anh mấy chuyện thôi.”
“Tôi không biết! Tôi không biết gì cả!” Trương Sí nhìn thấy người vừa xuất hiện đã đoán được quá nửa, nên đối phương vừa cất tiếng, hắn đã cuống lên muốn chạy.
Hạ Băng vội bấm lấy vai hắn, nhét vào túi áo hắn hai đồng bạc, cười hì hì bảo: “Anh đã biết tôi muốn hỏi chuyện gì đâu, chi bằng mau nói cho tôi, tránh để mọi người đều khó xử...”
Còn chưa dứt lời, Trương Sí đã móc hai đồng bạc trong túi áo ra ném xuống đất, mặt mày nhăn nhó đáp: “Anh giai ơi, anh chớ nên làm khó tôi nữa, tôi chẳng qua chỉ là một tay chạy bàn thì biết gì được chứ? Tôi phải về nộp tiền không là ông chủ sẽ mặt nặng mày nhẹ, không hay.”
“Cũng được.” Hạ Băng thả hắn ra, khoanh tay dựa tường. “Để tôi đi kể với bà chủ sòng mạt chược chuyện của anh.”
“Chuyện của tôi gì chứ?” Trương Sí đành dừng bước, toát mồ hôi lạnh.
“Còn chuyện gì nữa? Chuyện anh thông đồng với mấy tay chạy việc ở đây ăn cắp tiền của khách ấy.”
Trương Sí sự hiểu lý do vì sao tay đồng bọn kia bán đứng hắn ta.
Nhà bếp phía sau tiệm mì Đồng Phong có một gian chứa đồ xập xệ, ông chủ hồi mới thuê Trương Sí có hứa là “bao ăn bao ở”, ai ngờ vào làm rồi mới biết phải ở một nơi thế này. Cũng may Trương Sí một thân một mình, ở thì ở, đổi lại hắn tìm cách làm thân móc nối quan hệ với các chủ tiệm xung quanh, đặng ngày sau dễ bề phát triển. Ông chủ cũng rất tinh, biết hắn thông minh lanh lợi, hằng tháng đều thưởng thêm cho ít nhiều, hòng giữ hắn ở lại. Có điều Trương Sí lòng tham không đáy, chút tiền ấy làm sao thỏa mãn nổi, thế nên hắn thuyết phục bác Mạnh thợ sửa đồng hồ nhỏ hé cho con đường, để hắn ngấm ngầm chen một chân vào lãnh địa sòng bạc.
Hôm đó lần đầu tiên nửa đêm canh ba hắn bị bác Mạnh gọi ra khỏi gian chứa đồ, Trương Sí cũng không nề hà, ngỡ là tin vui báo tới cửa nên hí hửng chạy ra gặp khách. Nhưng vừa trông thấy khuôn mặt tái mét của bác Mạnh dưới ánh đèn đường, hắn đã biết ngay là không ổn, thầm lấy làm thất vọng.
“Ông chủ bên tôi chết rồi.” Bác Mạnh run giọng nói.
“Chết cũng chết rồi, liên can gì đến tôi? Bác cũng nhanh nhanh chóng chóng lui về ở ẩn hưởng phúc lành đi.” Trương Sí cố tỏ vẻ không bận tâm, hòng xoa dịu nỗi lo sợ của bác Mạnh.
“Chết sợ lắm, lần này cậu phải giúp tôi.”
Trương Sí đương nhiên biết mình bị gọi vào cái giờ này, nhất định là tên quỷ Tây kia chết không bình thường, đành thở dài, hỏi: “Xác đâu?”
“Trong tiệm.”
Tử trạng dữ tợn của Gavin quả thực khiến Trương Sí sợ thót tim, muốn rút lui thì đã muộn, vì bác Mạnh cầm đèn pin, vừa hay rọi lên mấy vết máu kinh dị trên mặt xi măng.
“Chuyện này phải gọi phòng cảnh sát đến giải quyết chứ, gọi tôi có tác dụng gì?” Trương Sí cố tỏ vẻ bình tĩnh, nhưng chân đã nhũn ra từ lâu.
“Không được!” Sắc mặt bác Mạnh tức thì trở nên tàn độc, đặc biệt dưới ánh sáng đèn pin trông lại càng đáng sợ, “Ông chủ dán mảnh giấy trước cửa, bảo tôi đến tiệm một chuyến, tôi đến đấy thì thấy ông ta đã chết rồi, cảnh sát mà điều tra, nhất định sẽ nghi ngờ tôi!”
“Thế bác định thế nào?”
“Dọn dẹp chỗ này một chút, dội sạch dấu chân của chúng ta rồi mới báo cảnh sát.”
Sau đó Trương Sí xách xô và bàn chải tới, không dám hỏi thêm câu nào vì lờ mờ cảm thấy bác Mạnh chính là hung thủ, cái kim này mà lòi ra khỏi bọc, e rằng mạng mình khó giữ, chi bằng chuyên tâm dọn dẹp hiện trường, thoát được mạng hẵng hay...
Lúc hắn khai chuyện này với Hạ Băng, cả hai đều không biết rằng, bác Mạnh đã treo cổ lủng lẳng trên khung cửa áp mái Gavin từng dùng bỏ trốn, lưỡi thè dài lòng thòng, toàn thân cứng ngắc như đá.
Thi Phùng Đức dạo gần đây rất thích cà vạt dài, từ mười năm trước sau khi vợ mất, ông ta đã không còn thắt cà vạt nữa, vì người làm chân tay vụng về, hơn nữa ông ta không đời nào cho phép đám đàn bà thân phận thấp hèn gần gũi thân thể mình, nhưng Thượng Quan Giác Nhi là ngoại lệ.
Ông ta chưa từng công nhận sự cao quý của nàng, trong thâm tâm chỉ xếp nàng vào hàng “con hát”. Vừa trân quý vừa tầm thường, mà sự tầm thường của Thượng Quan Giác Nhi phải là dạng đàn ông từng kinh qua sóng gió như ông ta mới nhận ra được, chứ mấy gã trai trẻ háo sắc yếu thận không thể nào phân biệt nổi. Nhưng ở nàng toát lên một sức quyến rũ rất lạ, có thể tiếp cận bất cứ ai hết sức tự nhiên, bọn họ chấp nhận để nàng đụng chạm, chịu cho nàng bỡn cợt trêu đùa, ngỡ rằng đó chính là cái phúc.
Đến nay cả hai thằng con trai đều đã bỏ ông ta mà đi, Thi Phùng Đức gắng sức đè nén nỗi mất mát trong lòng, tuy ngày ngày ông ta đều ký chi phiếu vung ra để đảm bảo Thường Vân có thể yên ổn trong ngục, nhưng thâm tâm đã từ bỏ hắn lâu rồi. Ông ta biết những ngày thế này không thể kéo dài, nhất là con dâu cả dạo gần đây đã có vẻ bất thường, ngày nào cũng lên đứng ở ban công mấy tiếng đồng hồ, không chải đầu tắm rửa thay quần áo, chỉ cầm theo di ảnh của Thường Phong đứng nhìn chằm chằm dải mây ùn lại cuối chân trời. Ông ta mơ hồ dự cảm cái nhà này đã tan nát rồi, cơ nghiệp ông ta vất vả bao năm gây dựng cũng đang dần sụp đổ.
“Phùng Đức, em muốn sinh con trai cho anh.”
Thượng Quan Giác Nhi thủ thỉ bên tai ông ta câu này, giống như chìa ra một cánh tay kéo ông ta lên khỏi vực thẳm, chỉ sợ bên ngoài vẫn là trời đêm đen kịt, sương mù mờ mịt không tìm ra phương hướng. Ngoài cảm động, ông ta cũng hít vào một luồng khí lạnh, sự xảo quyệt của người đàn bà này khiến người ta không trốn đi đâu được, không làm gì khác được ngoài ngoan ngoãn chui vào cái bẫy đã giăng sẵn, vả lại còn vô cùng cảm kích nàng.
Thế nên Thi Phùng Đức mua cho Thượng Quan Giác Nhi một căn nhà trên đường Hoa Viên, mặt tường màu tro nhạt, sân vườn cũng nhỏ, chỉ đủ bày một ang cá, trồng một tường cây trầu bà. Cửa kính màu tầng hai phủ đầy bụi, vừa trông đã biết từng có người ở, giấy dán tường in hoa phù dung màu nâu ánh kim chỗ này rơi một mảng chỗ kia rơi một mảng, những ngày trời nắng, ánh nắng sưởi ấm cả vân gỗ hình thù uống lượn trên song cửa sổ. Trong phòng ngủ tầng hai chỉ có một tấm gương lớn chạm sàn cùng một tủ quần áo, chiếc giường ngủ bốn chan kiểu Pháp là đồ Thượng Quan Giác Nhi chuyển từ chỗ ở cũ đến, tầng một dành ra hai gian phòng, cho mẹ nàng ở, người mẹ trên danh nghĩa này thực ra đảm đương trách nhiệm vú nuôi cho nàng.
“Nhà đẹp quá, cảm ơn ngài Thi.”
Nàng vẫn cảm ơn ông ta bằng chất giọng Thượng Hải êm ái dẻo quẹo, chỉ thay “Phùng Đức” bằng “ngài Thi”, biểu lộ tất cả sự bất mãn. Bởi vậy ông ta nghe hai tiếng “ngài Thi” này mà rợn cả người, nhưng cũng không làm sao được, đã nuôi nàng mà vẫn như mắc nợ nàng, đây chính là đặc quyền của người đẹp. Thi Phùng Đức cũng lấy làm hổ thẹn thật, vội mua một chiếc áo lông chồn tặng nàng, nàng mỉm cười nhận lấy, đến thử cũng chẳng buồn thử, chỉ nói: “Đồ anh tặng, nhất định là vừa.” Ông ta biết nàng có ý xem thường, nhưng chuyện của Thường Vân quan trọng hơn tất thảy, không biết rốt cuộc còn phải đập thêm bao nhiêu tiền, nên bất giác cũng không thể phóng tay được nữa.
Thi Phùng Đức nhất định không ngờ rằng, sau đấy còn có một người đưa đến cho Thượng Quan Giác Nhi một món quà “hậu hĩnh”.
Con dâu cả nhà họ Thi, Chu Phương Hoa vừa bước vào tổ ấm của bố chồng liền khôi phục lại chút ít khí sắc, cô ta đặc biệt dùng nước gỗ cây du chải đầu, gỡ bỏ mảnh sa đen, mặc một bộ sườn xám màu trắng. Người cô ta gặp phải là một phụ nữ trên dưới năm mươi tuổi, mặc áo kép ngắn chất vải rất tốt, đang ngồi trước cửa tách vỏ đậu.
“Xin hỏi cô tìm ai?”
Mái tóc hoa râm của người phụ nữ xám xịt không chút sinh khí dưới ánh nắng hanh nhàn nhạt, khuôn mặt vẫn mang vẻ khách khí dành để đón tiếp khách không mời.
“Cô Thượng Quan có nhà không?” Chu Phương Hoa hỏi, giọng khàn khàn.
“Cô ấy đi làm rồi, đến muộn mới về, có gì dặn dò tôi có thể chuyển lời giúp?” Người phụ nữ vẫn vui vẻ đáp lời.
Chu Phương Hoa khẽ thở dài trong lòng, đưa món đồ cho người phụ nữ: “Cái này, có người nhờ tôi đem tới cho cô ấy.”
“Là gì thế?” Người phụ nữ nhận lấy, xách trên tay, tò mò ra mặt, “Lại còn khóa nữa, chìa khóa thì sao?”
“Đồ cứ để ở chỗ cô ấy, mở hay không đều không quan trọng.”
Chu Phương Hoa nhìn người phụ nữ đã cầm chiếc hòm mây trên tay, bỗng lộ vẻ như trút được gánh nặng.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook