Tàng Hồng Linh Ðiệp Ký
-
Chương 2: Ngư lang bờ hồ
Sắc trời âm u tối như mực, có một bóng người đi dọc theo bờ hồ, người này không ai xa lạ mà chính là thiếu nữ áo xanh Ngọc Phương vừa giận dỗi rời khỏi Hoa Nguyệt Biệt Trang.
Cô ta y như là một con chim sẻ bị kinh hoàng, đang bay lượn tứ tán.
Nàng chẳng biết mình đang làm gì, và cũng không biết nên chạy về đâu đây, nàng cứ theo bản năng tự nhiên phi thân chạy tới trước mà thôi, bên tai nàng văng vẳng nổi lên tiếng nói của phụ nhân trung niên nọ "... lão mẫu... mụ điếm già..."
Nàng chẳng muốn nghe chút nào, thế nhưng âm thanh nọ càng lúc càng rõ hơn, nàng không làm sao thoát ly được tiếng nói này hết.
Chẳng biết chạy được bao xa, và cũng không biết bây giờ là lúc nào, nhưng nàng cảm thấy rằng có lẽ rời khỏi Hoa Nguyệt Biệt Trang xa lắm thì phải, nàng bắt đầu cảm thấy uể oải kiệt sức, đầu óc choáng váng, đánh bạch một cái, nàng đã té nằm trên đất luôn.
Thiếu nữ áo xanh nhủ thầm trong bụng, mình có chết như vậy cũng tốt thôi, thế giới này dơ bẩn vô cùng, sống để thọ khổ thêm, chẳng có ý nghĩa gì cả.
Nàng suy nghĩ đến đây, cứ cho rằng mình đã chết thực rồi, được giải thoát rồi, linh hồn từ từ thăng lên cao... biến mất trong bóng tối hư vô.
Chẳng biết trải qua bao lâu thời gian nàng lại trở về thực tại lạnh lùng tàn bạo, nàng nhìn thấy đồng dã, rừng hoang, bầu trời u ám.
Nàng vùng vẫy ngồi bật dậy, cảm thấy trước ngực đau nhức vô cùng, lẩm bẩm nói thầm. Trời ơi! Tại sao chẳng để ta chết phứt cho rồi, hành hạ ta như thế chưa đủ sao? Tại sao ta phải sống tiếp để thọ nhục như vậy...
Nàng gắng gượng đứng phắt dậy, ngơ ngác cất bước tiến về phía y như một người mộng du.
Nàng đi mãi, đi mãi, thấy phía trước một màu xanh bích mênh mông, thì ra cô ta đã đến một bãi đá gần bờ hồ, dưới chân nàng là nước hồ sâu lạnh, cũng một màu âm u như bầu trời.
Nàng đờ người ra giây lát, sau đó lẩm bẩm nói thầm rằng: "Nước có thể rửa sạch vết nhơ bẩn, tất nhiên cũng có thể rửa sạch cả đau khổ, a... có lẽ bên dưới hồ nước là một nơi chốn tuyệt đối an tịnh thì phải, nằm dưới nước làm bạn với loài cá, chao ôi, đẹp biết bao... có lẽ đây là chỗ ở lý tưởng nhất, từ rày về sau không còn đau khổ nữa, tất cả xong hết... từ giã vậy!"
Thế rồi cô ta ngước đầu nhìn bầu trời u ám, nói:
- Từ biệt thế giới tội lỗi và đời người đầy đau khổ.
Dứt lời, kêu tũm một tiếng, cô ta đã nhảy xuống dòng nước xanh biếc, bao la ấy luôn, thoạt tiên nàng cảm thấy lành lạnh, kế đó là đau khổ vì ngộp thở, cuối cùng thì bất tỉnh nhân sự luôn.
Chẳng biết trải qua bao lâu thời gian, nàng lại phục hồi tri thức, liền cảm thấy trong người ấm áp, nàng lại nhủ thầm: "Ồ! Chết chẳng đau khổ chút nào kia mà! Để xem qua thế giới ngoài thế giới loài người như thế nào đã..."
Suy nghĩ đến đây, nàng từ từ mở hai mắt ra, lúc đầu lờ mờ chẳng trông thấy gì hết. Nàng cố gắng định thần lại, từ từ nàng đã trông thấy cảnh vật trước mặt, phía trên là nóc nhà lợp bằng tranh, cách chỗ nàng vài thước có một cái bàn gỗ, trên bàn gỗ có ngọn đèn dầu leo lét, hình như có một người ngủ gục trên bàn, tiếng gáy kêu "o... o" nổi lên không ngớt.
Nàng bất giác giật mình nhủ thầm: "Ta chưa chết chăng?"
Nàng suy nghĩ đến đây liền ngước đầu lên nhìn, mới hay mình đang nằm trên chiếc giường, trên người có đắp một tấm chăn bông.
- Ta chẳng chết kia mà!
Suýt nữa nàng đã buột miệng kêu lên sửng sốt, nàng vùng mình định ngồi dậy, thế nhưng toàn thân mềm nhũn không còn mảy may sức lực nào hết.
Nàng giật mình nhủ thầm: "Ở đây là nơi nào vậy? Rõ ràng mình đã nhảy xuống hồ, tại sao không chết? Người gục đầu trên bàn gỗ đang ngủ, ngáy o o là ai thế?"
Nàng suy nghĩ đến đây liền trố mắt nhìn kỹ hơn, mới thấy người gục đầu ngủ tại bàn gỗ ăn mặc kiểu cách dân đánh cá, trông tuổi tác đối phương chẳng quá ba mươi, trong lòng nàng đã hiểu được vài phần...
Chàng ngư dân nọ bỗng dưng duỗi lưng ngồi thẳng người lên, lấy tay giụi đôi mắt một cái, ngoái cổ nhìn sang hướng nàng, bất giác cả mừng, nói:
- Lạy trời lạy đất, cuối cùng cô nương cũng đã tỉnh lại. Chàng vừa nói vừa đứng phắt dậy.
Trống ngực thiếu nữ áo xanh bất giác đập thình thịch không dừng, buột miệng nói:
- Ngươi là ai thế?
Chàng ngư lang thoáng ngạc nhiên, nói:
- Ta là dân đánh cá!
- Chính ngươi... đã cứu sống ta?
- Đúng thế!
- Tại sao... ngươi lại cứu ta?
- Này cô nương, có khi nào gặp nạn chết mà chẳng cứu sống người ư?
Tức thì trong lòng thiếu nữ áo xanh rối loạn cả lên, cảm khái thở dài một tiếng, nói:
- Sống cũng gian nan, mà chết cũng khó khăn, ngươi không nên cứu ta... Chàng ngư lang ngạc nhiên nói:
- Cô nương, tục ngữ có câu "Chết sướng không bằng sống cực". Tại sao nàng lại nhảy sông tự sát như vậy? Rất có can đảm mới chết được, cô không sợ chết thì làm gì phải sợ những đau khổ trên thế gian này?
Thiếu nữ áo xanh thấy đối phương ăn nói văn nhã bất phàm, biết chàng không phải là một dân đánh cá tầm thường. Bấy giờ nàng mới trông thấy rõ ràng tuổi tác của đối phương chẳng chênh lệch với mình bao nhiêu, trông đối phương nhất biểu nhân tài, khí sắc linh tú lộ bên ngoài, song trong vẻ mặt anh tuấn có nét thực thà chất phác, mặc dù chàng ăn mặc kiểu cách ngư lang, thế nhưng không thể nào giấu khí chất phi phàm của chàng.
Nhưng bấy giờ, ý niệm chết của nàng chưa phai nhạt, chẳng còn bất cứ thứ gì làm cho nàng cảm thấy thích thú cả, thế rồi nàng thở dài một tiếng nói giọng u oán:
- Khi một người đã quyết tâm đi tìm cái chết, đương nhiên y phải có lý do, nếu có thể sống tiếp thì không cần tìm cái chết làm gì.
Chàng ngư lang gượng cười, nói:
- Cô nương nói phải, thế nhưng bây giờ cô nương đã được cứu sống, không còn chết được nữa, phải sống tiếp tục thôi...
Thiếu nữ áo xanh la lớn rằng:
- Ai bảo ta không còn chết được nữa?
Chàng ngư lang đảo ngược con ngươi một vòng, mặt mày ửng đỏ, nói:
- Bây giờ cô nương không tiện nói chuyện nhiều, vì cô đã hôn mê cả ba ngày đêm rồi... Thiếu nữ áo xanh nghe nói thế, bất giác giật mình nói:
- Nói sao? Ta đã hôn mê cả ba ngày ba đêm rồi ư? Chàng ngư lang khẽ gật đầu, nói:
- Phải, đúng ba ngày ba đêm rồi, suýt nữa ta đã sợ quýnh lên...
Chàng nói đến đây bỗng cảm thấy bất ổn, vội tắt tiếng không nói nữa, đưa mắt nhìn thiếu nữ áo xanh khẽ cười một tiếng.
Theo bản năng cảnh giác của một nữ nhân, chẳng biết thiếu nữ áo xanh có từ đâu một sức mạnh lạ lùng, chỉ vùng vẫy một cái đã ngồi bật dậy luôn.
Chàng ngư lang quýnh quáng nói:
- Này cô nương, phải khéo nghỉ ngơi chứ, không được động đậy như vậy.
Khi thiếu nữ áo xanh ngồi bật đậy, hất tấm chăn ra mới phát hiện mình đang mặc một bộ quần áo ngắn tay của đàn ông, tức thì mặt mày đỏ bừng lên, trái tim cứ đập thình thịch luôn, nàng vừa xấu hổ vừa lính quýnh, suýt nữa buông tiếng khóc òa lên.
Một nữ nhân nằm trên giường nam nhân cả ba ngày ba đêm, đồng thời lại thay y phục, hơn nữa thay mặc y phục của nam nhân, thế thì không cần phải hỏi cung thì cũng biết nơi đây không có nữ nhân nào rồi...
Chàng ngư lang trông thấy thần tình nàng khác lạ, bất giác ngẩn người ra tại chỗ luôn. Thiếu nữ áo xanh giận dữ la hét, nói:
- Trong nhà này còn ai nữa?
Chàng ngư lang cau mày nói:
- Không có ai hết, chỉ có mỗi một mình ta thôi.
Nghe nói thế, thiếu nữa áo xanh càng tỏ ra luống cuống, mặt mày tái mét, suýt nữa trái tim đã nhảy vọt ra ngoài, nàng nghiến răng nói:
- Ta phải giết ngươi!
Chàng ngư lang giật bắn người lên, nói:
- Cô nương định giết ta ư?
- Đúng thế!
- Tại sao vậy?
Thiếu nữ áo xanh đánh liều, nói giọng sợ hãi:
- Ta hỏi ngươi, ngươi đã làm gì bản cô nương rồi? Chàng ngư lang bàng hoàng, chẳng hiểu gì cả, nói:
- Chẳng làm gì hết, ta đi ghe đánh cá, ghé ngang bãi đá bờ hồ, thấy cô nương té dưới nước, bèn cứu cô nương về nhà, chỉ có thế thôi. Trong ba ngày nay ta đã bỏ cả ra ngoài đánh cá chỉ để lo chăm sóc cô nương, ngoài ra ta chẳng làm khác hơn.
Thiếu nữ áo xanh thẹn thùng nói:
- Y áo của ta đâu rồi?...
Chàng ngư lang vỡ lẽ, thở phào một cái nói:
- Ồ! Té ra cô nương vì điều này mà nổi cơn giận, chẳng phải y áo của cô nương vẫn để ở chân giường đó sao?
Thiếu nữ áo xanh trông thấy bộ dạng thực thà của chàng, bất giác dở khóc dở cười, thế nhưng nàng vẫn giận dữ, nói:
- Ngươi giả làm ngớ ngẩn đó ư?
- Nàng... nói thế nghĩa là sao?
- Người đã thay y phục cho ta?...
Mặt mày chàng ngư lang đỏ bừng lên, nói:
- Đúng thế, như vậy có hề gì chăng?
Thiêu nữ áo xanh tròn xoe hai mắt, khí bốc lên đùng đùng, nói:
- Chẳng lẽ ngươi không hiểu nam nữ khác biệt, cả gan dám vô lễ với bản cô nương như vậy...
Chàng ngư lang nghiêm sắc mặt lại, thần quảng tỏa sáng trên mặt, nói giọng sang sảng:
- Này cô nương, đồng ý nam nữ hữu biệt, nhưng sự cố nguy cấp, mặc dù Trần Gia Lân này là một ngư dân, thế nhưng chẳng phải là hạng tiểu nhân vô hạnh không biết lễ nghĩa, cô nương té xuống nước bất tỉnh nhân sự, không thay mặc y áo khô vào người, làm sao cứu chữa được cô nương nào? Chẳng lẽ chỉ vì hai chữ lễ giáo, cứ đưa mắt trơ trơ nhìn cô nương chết đi như thế được sao? Trong ba ngày ba đêm này, tại hạ quên ăn bỏ ngủ, cuối cùng chỉ được cô nương đáp lại hai chữ vô lễ, như thế có nghĩa là sao?
Nghe chàng nói một hơi những từ ngữ nghiêm chính, nghĩa khí, hợp tình hợp lý, tức thì thiếu nữ áo xanh cứng họng nói chẳng nên lời, nàng âm thầm xem xét thấy trong người không có gì khác lạ, thần sắc căm phẫn thẹn thùng biến mất ngay, thế rồi nàng hạ giọng ấp úng nói:
- Vậy là ta đã trách lầm chàng rồi, xin cáo lỗi chàng vậy! Chàng ngư lang liền cất giọng ôn tồn nói:
- Không hề chi, chỉ cần cô nương hiểu là đủ rồi!
- Lúc nãy ngươi nói ngươi tên là Trần... Chàng ngư lang gật đầu nói:
- Phải, ta tên là Trần Gia Lân, còn cô nương xưng hô thế nào?
- Ta... tên là Đào Ngọc Phương.
- Ồ, Đào cô nương, nàng hôn mê cả ba ngày ba đêm, chưa hề ăn uống gì hết, tất nhiên thân thể còn yếu ớt lắm, cô nương hãy nằm xuống nghỉ ngơi, ta sẽ ra ngoài tìm con cá nấu súp cho nàng dùng.
Dứt lời Trần Gia Lân bước ra ngoài luôn.
Lúc nãy thiếu nữ áo xanh nhất thời lính quýnh nên mới ngồi bật dậy, bây giờ nghe Trần Gia Lân nói như vậy, nàng liền cảm thấy mặt mày choáng váng, vội vàng ngả lưng nằm trên giường ngay.
Bấy giờ, nàng mới cảm thấy mình sai quấy, chưa cám ơn cứu mạng của người ta, đã vội vàng kết lỗi người, mặt khác nàng vẫn còn lấy làm hổ thẹn về việc thay y áo, mặc dù đối phương vì cứu người mà bất đắc dĩ hành động như vậy, thế nhưng thân thể một thiếu nữ khuê các bị một người đàn ông hoàn toàn xa lạ chạm phải, nàng vẫn cảm thấy khó chịu vô cùng...
Cô ta suy nghĩ đến đây, hai má lại nóng bừng lên, nhủ thầm. Thôi được, đợi khi nào mình khỏe lại và có thể hành động, lúc đó mới tìm cách kết liễu sinh mạng này chưa muộn, chết rồi thì tất cả đều hết, chẳng cần suy nghĩ vớ vẩn làm gì nữa.
Nàng nghĩ thế, trong lòng yên ổn ngay.
Chẳng mấy chốc, Trần Gia Lân bưng một tô lớn súp cá tươi nóng hổi đang còn bốc khói bước vào nhà, chàng kéo chiếc ghế gần giường, nói:
- Cô nương có thể ngôi dậy ăn không, nếu chẳng được thì tại hạ đút cho ăn... Đào Ngọc Phương lính quýnh gật đầu lia lịa, nói:
- Được, được, không dám làm phiền...
Nàng vừa nói vừa vùng vẫy ngồi dậy được nửa người, sau đó lại ngã nằm xuống. Trân Gia Lân suy nghĩ giây lát, nói:
- Để tại hạ đỡ cô nương ngồi dậy!
Nói xong, chàng không đợi Đào Ngọc Phương có phản ứng gì hết, liền bước tới đỡ nàng ngồi dậy, một tay vớ lấy tấm chăn bông xếp gọn lại kê ở sau lưng nàng.
Cho dù Đào Ngọc Phương không bằng lòng cũng đành chịu, vì nàng không còn động đậy được nữa, đành phải để cho chàng muốn làm gì thì làm.
Quả nhiên Trần Gia Lân làm việc chu đáo vô cùng, chàng để tô súp ở trong vỏ bầu khô, như thế khi nàng dùng súp thì tiện vô cùng.
Trần Gia Lân sợ Đào Ngọc Phương e lệ, nên chàng mỉm cười, nói:
- Này Đào cô nương, người cứ thong thả mà ăn, ta phải ra ngoài ghe làm chút việc nữa. Nói xong, chàng quay người bước ra ngoài luôn.
Trong lòng Đào Ngọc Phương lấy làm cảm kích vô cùng, nàng cảm thấy chàng ngư lang này cẩn thận, lão thành, tri lễ và ăn nói rất văn nhã, y như là một đệ tử của nho giáo.
Nàng thử húp vài hớp súp, quả nhiên thơm ngon vô cùng, chỉ trong chốc lát nàng đã dùng xong tô súp cá này, tức thì tinh thần sảng khoái ngay.
Cũng vào lúc này, Trân Gia Lân bước vô nhà, thu dọn bát đũa trước, sau đó kéo ghế ngồi cạnh bàn, và vặn ngọn đèn dầu cho sáng hơn.
Đào Ngọc Phương mặt mày ửng đỏ, nói:
- Món súp cá ngon thật, cám ơn chàng nhiều lắm. Trần Gia Lân nghiêm sắc mặt, nói:
- Vì cô nương đói cả ba ngày đêm nên hôm nay phải dùng súp cá, ngay mai cô nương có thể dùng cháo được rồi.
Đào Ngọc Phương thắc mắc, hỏi:
- Chàng nấu nướng tại đâu thế?
- Ồ... điều này... ta nấu nướng trên ghe, hiện giờ chiếc ghe cập gần đây thôi.
- Nơi này là địa phương nào?
- Ta cũng chẳng biết, vì ngày thường ít người đến vùng này lắm.
- Ai đã ở trong phòng tối này...
Đào Ngọc Phương vừa nói, vừa chỉ tay vào trong phòng trong. Trần Gia Lân lắc đầu, nói:
- Không ai ở cả, chắc cô nương lấy làm lạ tại sao không an trí cô nương trong đó mà lại để cô nương nằm nghỉ ngoài này, vì phòng trong là phòng nghỉ của tiên sư, vì tôn kính lão nhân gia người, nên tại hạ cứ bỏ trống, không dám sử dụng đến.
Đào Ngọc Phương động lòng hỏi:
- Nói vậy Trần thiếu hiệp cũng là người võ lâm rồi? Trần Gia Lân khẽ gật đầu một cái, nói:
- Có lẽ là thế...
Đào Ngọc Phương ngạc nhiên hỏi:
- Tại sao nói là có lẽ ư?
- Ồ... người luyện võ, đương nhiên được xem là người võ lâm. Thế nhưng tại hạ không hành tẩu giang hồ, chỉ trông vào nghề đánh cá sống qua ngày mà thôi, cho nên cũng có thể nói rằng tại hạ không phải là người võ lâm.
Đào Ngọc Phương thắc mắc hỏi tiếp:
- Đại danh của lệnh tiên sư xưng hô thế nào vậy?
Trân Gia Lân trầm ngâm giây lát, cười cay đắng một tiếng, nói:
- Khi tiên sư còn tại thế căn dặn không được đề cập đến danh húy của lão gia người, cho nên... xin cô nương lượng thứ, tại hạ không thể phụng cáo điều này được!
Đào Ngọc Phương mỉm cười, nói:
- Không có chi, ta chỉ hỏi qua thế thôi, có điều ta vẫn chưa cảm tạ ân cứu mạng của thiếu hiệp...
Trần Gia Lân xua hai tay nói:
- Chớ nói ân cứu mạng làm gì, chút ít việc nho nhỏ có đáng kể chi. Nghe khẩu khí cô nương, chắc là người trong võ lâm thì phải, xin lượng thứ cho tại hạ nói điều thẳng thắn, trông khí chất của cô nương, tú bên ngoài huệ bên trong, có thể nói rằng thuộc nữ lưu giống phượng hoàng, ắt là người có lai lịch lớn, tại sao lại tìm đến bờ hồ hoang dã để tự sát...
Đào Ngọc Phương nghe nói thế, hai mắt đỏ bừng lên, số mạng bất hạnh bỗng dâng trào trong lòng, nhất thời nàng cũng chẳng biết trả lời thế nào về vấn đề này đây.
Trần Gia Lân là người thông minh, thoạt trông thấy thần tình đối phương, biết ngay cô ta có tư ẩn khó nói, thế rồi chàng làm ra vẻ thản nhiên, nói:
- Cô nương chớ buồn lòng làm gì, không nói cũng chẳng sao, nghe giọng nói cô nương hình như không phải người địa phương này...
Đào Ngọc Phương gật đầu, nói:
- Đúng thế, ta không phải là người ở tại địa phương này.
- Trong gia đình cô nương còn những ai nữa?
Đào Ngọc Phương nghe chàng hỏi thế lại ngẩn người ra tại chỗ lần nữa.
Hai mắt óng ánh ngập lệ, nàng sực liên tưởng đến người cha đui mù cả hai mắt, lão nhân gia người đang cần người chăm sóc sự ăn ngủ của lão, nàng vừa nghĩ đến đây, trong lòng lấy làm hối hận vô cùng, nếu chẳng may nàng chết thật, bỏ lại một cha già đui mù hai mắt đáng thương hại, như vậy mình có phải là một đứa con đại bất hiếu không?
Trần Gia Lân lại trông thấy nàng im lặng không nói gì cả, thế rồi chàng không tiện hỏi gì thêm.
Đào Ngọc Phương trầm tư giây lát, cuối cùng nàng cất tiếng, nói:
- Ta là một cô gái mồ côi!
Trần Gia Lân trợn to hai mắt, hơi xúc động, nói:
- Ta cũng là một cô nhi, từ bé đã mất cả song thân, được ân sư thu nhận nuôi dưỡng thành người.
- À!
Đào Ngọc Phương thất thanh kêu lên một tiếng, nàng nói nàng là một cô gái mồ côi chỉ là nói dối, thế mà đối phương đã trả lời một câu nói thật, trong lòng nàng không hối hận sao được, đúng ra nàng không nên nói dối với chàng, huống chi chàng là ân nhân cứu mạng của mình, thế nhưng lời nói đã thốt ra khỏi miệng không còn thay đổi được nữa.
Trần Gia Lân ngồi bật dậy, quan tâm nói:
- Này cô nương, nàng nên nghỉ ngơi cho nhiều, ngay mai chúng ta sẽ gặp lại.
Đào Ngọc Phương đưa ánh mắt cảm kích nhìn Trần Gia Lân một cái, ngạc nhiên hỏi:
- Chàng ngủ tại đâu?
Nàng vừa thốt câu nói này ra, bỗng cảm thấy bất ổn, hai má nóng bừng lên ngay. Trần Gia Lân thì nghiêm chỉnh đáp:
- Bây giờ đã khuya rồi, tại hạ lên ghe nằm nghỉ cũng được!
Dứt lời, chàng cẩn thận nhẹ tay đóng cửa lại, sau đó rời khỏi ngay.
Đào Ngọc Phương trằn trọc thức cả đêm không sao ngủ nổi, nàng cứ suy nghĩ lung tung, mãi cho đến gần sáng mới thiếp đi.
Trời mờ sáng...
- Này Đào cô nương, ta có thể vào nhà chăng?
Đào Ngọc Phương giật mình thức dậy ngay, nàng mở to hai mắt ra, thấy ngọn đèn dầu đã tắt lúc nào mà chẳng hay, ánh sáng từ bên ngoài soi xuyên qua khe cửa, nàng ngồi dậy nói:
- Mời chàng cứ vào, ta đã thức giấc rồi!
Trần Gia Lân đẩy cửa bước vào trong nhà, trong tay chàng lại bưng thêm một tô súp cá nóng hổi.
Trần Gia Lân đưa mắt nhìn Đào Ngọc Phương một cái, nói:
- Này cô nương, mời cô dùng chút điểm tâm sáng! Đào Ngọc Phương e lệ nói:
- Chàng cứ việc để trên bàn, ta sẽ dùng ngay!
Nói xong, vội bước xuống giường, nàng mới đi được một bước, bỗng thất thanh kêu lên một tiếng, té ngã xuống luôn.
Trần Gia Lân trông thấy thế, lập tức lượn mình lướt tới giơ tay đỡ lấy thân liễu sắp phải té ngã ra đất của Đào Ngọc Phương, kêu keng một tiếng, cả cái tô súp cá đánh rơi xuống đất, tức thì cái bát bị đánh vỡ ngay.
Cô ta y như là một con chim sẻ bị kinh hoàng, đang bay lượn tứ tán.
Nàng chẳng biết mình đang làm gì, và cũng không biết nên chạy về đâu đây, nàng cứ theo bản năng tự nhiên phi thân chạy tới trước mà thôi, bên tai nàng văng vẳng nổi lên tiếng nói của phụ nhân trung niên nọ "... lão mẫu... mụ điếm già..."
Nàng chẳng muốn nghe chút nào, thế nhưng âm thanh nọ càng lúc càng rõ hơn, nàng không làm sao thoát ly được tiếng nói này hết.
Chẳng biết chạy được bao xa, và cũng không biết bây giờ là lúc nào, nhưng nàng cảm thấy rằng có lẽ rời khỏi Hoa Nguyệt Biệt Trang xa lắm thì phải, nàng bắt đầu cảm thấy uể oải kiệt sức, đầu óc choáng váng, đánh bạch một cái, nàng đã té nằm trên đất luôn.
Thiếu nữ áo xanh nhủ thầm trong bụng, mình có chết như vậy cũng tốt thôi, thế giới này dơ bẩn vô cùng, sống để thọ khổ thêm, chẳng có ý nghĩa gì cả.
Nàng suy nghĩ đến đây, cứ cho rằng mình đã chết thực rồi, được giải thoát rồi, linh hồn từ từ thăng lên cao... biến mất trong bóng tối hư vô.
Chẳng biết trải qua bao lâu thời gian nàng lại trở về thực tại lạnh lùng tàn bạo, nàng nhìn thấy đồng dã, rừng hoang, bầu trời u ám.
Nàng vùng vẫy ngồi bật dậy, cảm thấy trước ngực đau nhức vô cùng, lẩm bẩm nói thầm. Trời ơi! Tại sao chẳng để ta chết phứt cho rồi, hành hạ ta như thế chưa đủ sao? Tại sao ta phải sống tiếp để thọ nhục như vậy...
Nàng gắng gượng đứng phắt dậy, ngơ ngác cất bước tiến về phía y như một người mộng du.
Nàng đi mãi, đi mãi, thấy phía trước một màu xanh bích mênh mông, thì ra cô ta đã đến một bãi đá gần bờ hồ, dưới chân nàng là nước hồ sâu lạnh, cũng một màu âm u như bầu trời.
Nàng đờ người ra giây lát, sau đó lẩm bẩm nói thầm rằng: "Nước có thể rửa sạch vết nhơ bẩn, tất nhiên cũng có thể rửa sạch cả đau khổ, a... có lẽ bên dưới hồ nước là một nơi chốn tuyệt đối an tịnh thì phải, nằm dưới nước làm bạn với loài cá, chao ôi, đẹp biết bao... có lẽ đây là chỗ ở lý tưởng nhất, từ rày về sau không còn đau khổ nữa, tất cả xong hết... từ giã vậy!"
Thế rồi cô ta ngước đầu nhìn bầu trời u ám, nói:
- Từ biệt thế giới tội lỗi và đời người đầy đau khổ.
Dứt lời, kêu tũm một tiếng, cô ta đã nhảy xuống dòng nước xanh biếc, bao la ấy luôn, thoạt tiên nàng cảm thấy lành lạnh, kế đó là đau khổ vì ngộp thở, cuối cùng thì bất tỉnh nhân sự luôn.
Chẳng biết trải qua bao lâu thời gian, nàng lại phục hồi tri thức, liền cảm thấy trong người ấm áp, nàng lại nhủ thầm: "Ồ! Chết chẳng đau khổ chút nào kia mà! Để xem qua thế giới ngoài thế giới loài người như thế nào đã..."
Suy nghĩ đến đây, nàng từ từ mở hai mắt ra, lúc đầu lờ mờ chẳng trông thấy gì hết. Nàng cố gắng định thần lại, từ từ nàng đã trông thấy cảnh vật trước mặt, phía trên là nóc nhà lợp bằng tranh, cách chỗ nàng vài thước có một cái bàn gỗ, trên bàn gỗ có ngọn đèn dầu leo lét, hình như có một người ngủ gục trên bàn, tiếng gáy kêu "o... o" nổi lên không ngớt.
Nàng bất giác giật mình nhủ thầm: "Ta chưa chết chăng?"
Nàng suy nghĩ đến đây liền ngước đầu lên nhìn, mới hay mình đang nằm trên chiếc giường, trên người có đắp một tấm chăn bông.
- Ta chẳng chết kia mà!
Suýt nữa nàng đã buột miệng kêu lên sửng sốt, nàng vùng mình định ngồi dậy, thế nhưng toàn thân mềm nhũn không còn mảy may sức lực nào hết.
Nàng giật mình nhủ thầm: "Ở đây là nơi nào vậy? Rõ ràng mình đã nhảy xuống hồ, tại sao không chết? Người gục đầu trên bàn gỗ đang ngủ, ngáy o o là ai thế?"
Nàng suy nghĩ đến đây liền trố mắt nhìn kỹ hơn, mới thấy người gục đầu ngủ tại bàn gỗ ăn mặc kiểu cách dân đánh cá, trông tuổi tác đối phương chẳng quá ba mươi, trong lòng nàng đã hiểu được vài phần...
Chàng ngư dân nọ bỗng dưng duỗi lưng ngồi thẳng người lên, lấy tay giụi đôi mắt một cái, ngoái cổ nhìn sang hướng nàng, bất giác cả mừng, nói:
- Lạy trời lạy đất, cuối cùng cô nương cũng đã tỉnh lại. Chàng vừa nói vừa đứng phắt dậy.
Trống ngực thiếu nữ áo xanh bất giác đập thình thịch không dừng, buột miệng nói:
- Ngươi là ai thế?
Chàng ngư lang thoáng ngạc nhiên, nói:
- Ta là dân đánh cá!
- Chính ngươi... đã cứu sống ta?
- Đúng thế!
- Tại sao... ngươi lại cứu ta?
- Này cô nương, có khi nào gặp nạn chết mà chẳng cứu sống người ư?
Tức thì trong lòng thiếu nữ áo xanh rối loạn cả lên, cảm khái thở dài một tiếng, nói:
- Sống cũng gian nan, mà chết cũng khó khăn, ngươi không nên cứu ta... Chàng ngư lang ngạc nhiên nói:
- Cô nương, tục ngữ có câu "Chết sướng không bằng sống cực". Tại sao nàng lại nhảy sông tự sát như vậy? Rất có can đảm mới chết được, cô không sợ chết thì làm gì phải sợ những đau khổ trên thế gian này?
Thiếu nữ áo xanh thấy đối phương ăn nói văn nhã bất phàm, biết chàng không phải là một dân đánh cá tầm thường. Bấy giờ nàng mới trông thấy rõ ràng tuổi tác của đối phương chẳng chênh lệch với mình bao nhiêu, trông đối phương nhất biểu nhân tài, khí sắc linh tú lộ bên ngoài, song trong vẻ mặt anh tuấn có nét thực thà chất phác, mặc dù chàng ăn mặc kiểu cách ngư lang, thế nhưng không thể nào giấu khí chất phi phàm của chàng.
Nhưng bấy giờ, ý niệm chết của nàng chưa phai nhạt, chẳng còn bất cứ thứ gì làm cho nàng cảm thấy thích thú cả, thế rồi nàng thở dài một tiếng nói giọng u oán:
- Khi một người đã quyết tâm đi tìm cái chết, đương nhiên y phải có lý do, nếu có thể sống tiếp thì không cần tìm cái chết làm gì.
Chàng ngư lang gượng cười, nói:
- Cô nương nói phải, thế nhưng bây giờ cô nương đã được cứu sống, không còn chết được nữa, phải sống tiếp tục thôi...
Thiếu nữ áo xanh la lớn rằng:
- Ai bảo ta không còn chết được nữa?
Chàng ngư lang đảo ngược con ngươi một vòng, mặt mày ửng đỏ, nói:
- Bây giờ cô nương không tiện nói chuyện nhiều, vì cô đã hôn mê cả ba ngày đêm rồi... Thiếu nữ áo xanh nghe nói thế, bất giác giật mình nói:
- Nói sao? Ta đã hôn mê cả ba ngày ba đêm rồi ư? Chàng ngư lang khẽ gật đầu, nói:
- Phải, đúng ba ngày ba đêm rồi, suýt nữa ta đã sợ quýnh lên...
Chàng nói đến đây bỗng cảm thấy bất ổn, vội tắt tiếng không nói nữa, đưa mắt nhìn thiếu nữ áo xanh khẽ cười một tiếng.
Theo bản năng cảnh giác của một nữ nhân, chẳng biết thiếu nữ áo xanh có từ đâu một sức mạnh lạ lùng, chỉ vùng vẫy một cái đã ngồi bật dậy luôn.
Chàng ngư lang quýnh quáng nói:
- Này cô nương, phải khéo nghỉ ngơi chứ, không được động đậy như vậy.
Khi thiếu nữ áo xanh ngồi bật đậy, hất tấm chăn ra mới phát hiện mình đang mặc một bộ quần áo ngắn tay của đàn ông, tức thì mặt mày đỏ bừng lên, trái tim cứ đập thình thịch luôn, nàng vừa xấu hổ vừa lính quýnh, suýt nữa buông tiếng khóc òa lên.
Một nữ nhân nằm trên giường nam nhân cả ba ngày ba đêm, đồng thời lại thay y phục, hơn nữa thay mặc y phục của nam nhân, thế thì không cần phải hỏi cung thì cũng biết nơi đây không có nữ nhân nào rồi...
Chàng ngư lang trông thấy thần tình nàng khác lạ, bất giác ngẩn người ra tại chỗ luôn. Thiếu nữ áo xanh giận dữ la hét, nói:
- Trong nhà này còn ai nữa?
Chàng ngư lang cau mày nói:
- Không có ai hết, chỉ có mỗi một mình ta thôi.
Nghe nói thế, thiếu nữa áo xanh càng tỏ ra luống cuống, mặt mày tái mét, suýt nữa trái tim đã nhảy vọt ra ngoài, nàng nghiến răng nói:
- Ta phải giết ngươi!
Chàng ngư lang giật bắn người lên, nói:
- Cô nương định giết ta ư?
- Đúng thế!
- Tại sao vậy?
Thiếu nữ áo xanh đánh liều, nói giọng sợ hãi:
- Ta hỏi ngươi, ngươi đã làm gì bản cô nương rồi? Chàng ngư lang bàng hoàng, chẳng hiểu gì cả, nói:
- Chẳng làm gì hết, ta đi ghe đánh cá, ghé ngang bãi đá bờ hồ, thấy cô nương té dưới nước, bèn cứu cô nương về nhà, chỉ có thế thôi. Trong ba ngày nay ta đã bỏ cả ra ngoài đánh cá chỉ để lo chăm sóc cô nương, ngoài ra ta chẳng làm khác hơn.
Thiếu nữ áo xanh thẹn thùng nói:
- Y áo của ta đâu rồi?...
Chàng ngư lang vỡ lẽ, thở phào một cái nói:
- Ồ! Té ra cô nương vì điều này mà nổi cơn giận, chẳng phải y áo của cô nương vẫn để ở chân giường đó sao?
Thiếu nữ áo xanh trông thấy bộ dạng thực thà của chàng, bất giác dở khóc dở cười, thế nhưng nàng vẫn giận dữ, nói:
- Ngươi giả làm ngớ ngẩn đó ư?
- Nàng... nói thế nghĩa là sao?
- Người đã thay y phục cho ta?...
Mặt mày chàng ngư lang đỏ bừng lên, nói:
- Đúng thế, như vậy có hề gì chăng?
Thiêu nữ áo xanh tròn xoe hai mắt, khí bốc lên đùng đùng, nói:
- Chẳng lẽ ngươi không hiểu nam nữ khác biệt, cả gan dám vô lễ với bản cô nương như vậy...
Chàng ngư lang nghiêm sắc mặt lại, thần quảng tỏa sáng trên mặt, nói giọng sang sảng:
- Này cô nương, đồng ý nam nữ hữu biệt, nhưng sự cố nguy cấp, mặc dù Trần Gia Lân này là một ngư dân, thế nhưng chẳng phải là hạng tiểu nhân vô hạnh không biết lễ nghĩa, cô nương té xuống nước bất tỉnh nhân sự, không thay mặc y áo khô vào người, làm sao cứu chữa được cô nương nào? Chẳng lẽ chỉ vì hai chữ lễ giáo, cứ đưa mắt trơ trơ nhìn cô nương chết đi như thế được sao? Trong ba ngày ba đêm này, tại hạ quên ăn bỏ ngủ, cuối cùng chỉ được cô nương đáp lại hai chữ vô lễ, như thế có nghĩa là sao?
Nghe chàng nói một hơi những từ ngữ nghiêm chính, nghĩa khí, hợp tình hợp lý, tức thì thiếu nữ áo xanh cứng họng nói chẳng nên lời, nàng âm thầm xem xét thấy trong người không có gì khác lạ, thần sắc căm phẫn thẹn thùng biến mất ngay, thế rồi nàng hạ giọng ấp úng nói:
- Vậy là ta đã trách lầm chàng rồi, xin cáo lỗi chàng vậy! Chàng ngư lang liền cất giọng ôn tồn nói:
- Không hề chi, chỉ cần cô nương hiểu là đủ rồi!
- Lúc nãy ngươi nói ngươi tên là Trần... Chàng ngư lang gật đầu nói:
- Phải, ta tên là Trần Gia Lân, còn cô nương xưng hô thế nào?
- Ta... tên là Đào Ngọc Phương.
- Ồ, Đào cô nương, nàng hôn mê cả ba ngày ba đêm, chưa hề ăn uống gì hết, tất nhiên thân thể còn yếu ớt lắm, cô nương hãy nằm xuống nghỉ ngơi, ta sẽ ra ngoài tìm con cá nấu súp cho nàng dùng.
Dứt lời Trần Gia Lân bước ra ngoài luôn.
Lúc nãy thiếu nữ áo xanh nhất thời lính quýnh nên mới ngồi bật dậy, bây giờ nghe Trần Gia Lân nói như vậy, nàng liền cảm thấy mặt mày choáng váng, vội vàng ngả lưng nằm trên giường ngay.
Bấy giờ, nàng mới cảm thấy mình sai quấy, chưa cám ơn cứu mạng của người ta, đã vội vàng kết lỗi người, mặt khác nàng vẫn còn lấy làm hổ thẹn về việc thay y áo, mặc dù đối phương vì cứu người mà bất đắc dĩ hành động như vậy, thế nhưng thân thể một thiếu nữ khuê các bị một người đàn ông hoàn toàn xa lạ chạm phải, nàng vẫn cảm thấy khó chịu vô cùng...
Cô ta suy nghĩ đến đây, hai má lại nóng bừng lên, nhủ thầm. Thôi được, đợi khi nào mình khỏe lại và có thể hành động, lúc đó mới tìm cách kết liễu sinh mạng này chưa muộn, chết rồi thì tất cả đều hết, chẳng cần suy nghĩ vớ vẩn làm gì nữa.
Nàng nghĩ thế, trong lòng yên ổn ngay.
Chẳng mấy chốc, Trần Gia Lân bưng một tô lớn súp cá tươi nóng hổi đang còn bốc khói bước vào nhà, chàng kéo chiếc ghế gần giường, nói:
- Cô nương có thể ngôi dậy ăn không, nếu chẳng được thì tại hạ đút cho ăn... Đào Ngọc Phương lính quýnh gật đầu lia lịa, nói:
- Được, được, không dám làm phiền...
Nàng vừa nói vừa vùng vẫy ngồi dậy được nửa người, sau đó lại ngã nằm xuống. Trân Gia Lân suy nghĩ giây lát, nói:
- Để tại hạ đỡ cô nương ngồi dậy!
Nói xong, chàng không đợi Đào Ngọc Phương có phản ứng gì hết, liền bước tới đỡ nàng ngồi dậy, một tay vớ lấy tấm chăn bông xếp gọn lại kê ở sau lưng nàng.
Cho dù Đào Ngọc Phương không bằng lòng cũng đành chịu, vì nàng không còn động đậy được nữa, đành phải để cho chàng muốn làm gì thì làm.
Quả nhiên Trần Gia Lân làm việc chu đáo vô cùng, chàng để tô súp ở trong vỏ bầu khô, như thế khi nàng dùng súp thì tiện vô cùng.
Trần Gia Lân sợ Đào Ngọc Phương e lệ, nên chàng mỉm cười, nói:
- Này Đào cô nương, người cứ thong thả mà ăn, ta phải ra ngoài ghe làm chút việc nữa. Nói xong, chàng quay người bước ra ngoài luôn.
Trong lòng Đào Ngọc Phương lấy làm cảm kích vô cùng, nàng cảm thấy chàng ngư lang này cẩn thận, lão thành, tri lễ và ăn nói rất văn nhã, y như là một đệ tử của nho giáo.
Nàng thử húp vài hớp súp, quả nhiên thơm ngon vô cùng, chỉ trong chốc lát nàng đã dùng xong tô súp cá này, tức thì tinh thần sảng khoái ngay.
Cũng vào lúc này, Trân Gia Lân bước vô nhà, thu dọn bát đũa trước, sau đó kéo ghế ngồi cạnh bàn, và vặn ngọn đèn dầu cho sáng hơn.
Đào Ngọc Phương mặt mày ửng đỏ, nói:
- Món súp cá ngon thật, cám ơn chàng nhiều lắm. Trần Gia Lân nghiêm sắc mặt, nói:
- Vì cô nương đói cả ba ngày đêm nên hôm nay phải dùng súp cá, ngay mai cô nương có thể dùng cháo được rồi.
Đào Ngọc Phương thắc mắc, hỏi:
- Chàng nấu nướng tại đâu thế?
- Ồ... điều này... ta nấu nướng trên ghe, hiện giờ chiếc ghe cập gần đây thôi.
- Nơi này là địa phương nào?
- Ta cũng chẳng biết, vì ngày thường ít người đến vùng này lắm.
- Ai đã ở trong phòng tối này...
Đào Ngọc Phương vừa nói, vừa chỉ tay vào trong phòng trong. Trần Gia Lân lắc đầu, nói:
- Không ai ở cả, chắc cô nương lấy làm lạ tại sao không an trí cô nương trong đó mà lại để cô nương nằm nghỉ ngoài này, vì phòng trong là phòng nghỉ của tiên sư, vì tôn kính lão nhân gia người, nên tại hạ cứ bỏ trống, không dám sử dụng đến.
Đào Ngọc Phương động lòng hỏi:
- Nói vậy Trần thiếu hiệp cũng là người võ lâm rồi? Trần Gia Lân khẽ gật đầu một cái, nói:
- Có lẽ là thế...
Đào Ngọc Phương ngạc nhiên hỏi:
- Tại sao nói là có lẽ ư?
- Ồ... người luyện võ, đương nhiên được xem là người võ lâm. Thế nhưng tại hạ không hành tẩu giang hồ, chỉ trông vào nghề đánh cá sống qua ngày mà thôi, cho nên cũng có thể nói rằng tại hạ không phải là người võ lâm.
Đào Ngọc Phương thắc mắc hỏi tiếp:
- Đại danh của lệnh tiên sư xưng hô thế nào vậy?
Trân Gia Lân trầm ngâm giây lát, cười cay đắng một tiếng, nói:
- Khi tiên sư còn tại thế căn dặn không được đề cập đến danh húy của lão gia người, cho nên... xin cô nương lượng thứ, tại hạ không thể phụng cáo điều này được!
Đào Ngọc Phương mỉm cười, nói:
- Không có chi, ta chỉ hỏi qua thế thôi, có điều ta vẫn chưa cảm tạ ân cứu mạng của thiếu hiệp...
Trần Gia Lân xua hai tay nói:
- Chớ nói ân cứu mạng làm gì, chút ít việc nho nhỏ có đáng kể chi. Nghe khẩu khí cô nương, chắc là người trong võ lâm thì phải, xin lượng thứ cho tại hạ nói điều thẳng thắn, trông khí chất của cô nương, tú bên ngoài huệ bên trong, có thể nói rằng thuộc nữ lưu giống phượng hoàng, ắt là người có lai lịch lớn, tại sao lại tìm đến bờ hồ hoang dã để tự sát...
Đào Ngọc Phương nghe nói thế, hai mắt đỏ bừng lên, số mạng bất hạnh bỗng dâng trào trong lòng, nhất thời nàng cũng chẳng biết trả lời thế nào về vấn đề này đây.
Trần Gia Lân là người thông minh, thoạt trông thấy thần tình đối phương, biết ngay cô ta có tư ẩn khó nói, thế rồi chàng làm ra vẻ thản nhiên, nói:
- Cô nương chớ buồn lòng làm gì, không nói cũng chẳng sao, nghe giọng nói cô nương hình như không phải người địa phương này...
Đào Ngọc Phương gật đầu, nói:
- Đúng thế, ta không phải là người ở tại địa phương này.
- Trong gia đình cô nương còn những ai nữa?
Đào Ngọc Phương nghe chàng hỏi thế lại ngẩn người ra tại chỗ lần nữa.
Hai mắt óng ánh ngập lệ, nàng sực liên tưởng đến người cha đui mù cả hai mắt, lão nhân gia người đang cần người chăm sóc sự ăn ngủ của lão, nàng vừa nghĩ đến đây, trong lòng lấy làm hối hận vô cùng, nếu chẳng may nàng chết thật, bỏ lại một cha già đui mù hai mắt đáng thương hại, như vậy mình có phải là một đứa con đại bất hiếu không?
Trần Gia Lân lại trông thấy nàng im lặng không nói gì cả, thế rồi chàng không tiện hỏi gì thêm.
Đào Ngọc Phương trầm tư giây lát, cuối cùng nàng cất tiếng, nói:
- Ta là một cô gái mồ côi!
Trần Gia Lân trợn to hai mắt, hơi xúc động, nói:
- Ta cũng là một cô nhi, từ bé đã mất cả song thân, được ân sư thu nhận nuôi dưỡng thành người.
- À!
Đào Ngọc Phương thất thanh kêu lên một tiếng, nàng nói nàng là một cô gái mồ côi chỉ là nói dối, thế mà đối phương đã trả lời một câu nói thật, trong lòng nàng không hối hận sao được, đúng ra nàng không nên nói dối với chàng, huống chi chàng là ân nhân cứu mạng của mình, thế nhưng lời nói đã thốt ra khỏi miệng không còn thay đổi được nữa.
Trần Gia Lân ngồi bật dậy, quan tâm nói:
- Này cô nương, nàng nên nghỉ ngơi cho nhiều, ngay mai chúng ta sẽ gặp lại.
Đào Ngọc Phương đưa ánh mắt cảm kích nhìn Trần Gia Lân một cái, ngạc nhiên hỏi:
- Chàng ngủ tại đâu?
Nàng vừa thốt câu nói này ra, bỗng cảm thấy bất ổn, hai má nóng bừng lên ngay. Trần Gia Lân thì nghiêm chỉnh đáp:
- Bây giờ đã khuya rồi, tại hạ lên ghe nằm nghỉ cũng được!
Dứt lời, chàng cẩn thận nhẹ tay đóng cửa lại, sau đó rời khỏi ngay.
Đào Ngọc Phương trằn trọc thức cả đêm không sao ngủ nổi, nàng cứ suy nghĩ lung tung, mãi cho đến gần sáng mới thiếp đi.
Trời mờ sáng...
- Này Đào cô nương, ta có thể vào nhà chăng?
Đào Ngọc Phương giật mình thức dậy ngay, nàng mở to hai mắt ra, thấy ngọn đèn dầu đã tắt lúc nào mà chẳng hay, ánh sáng từ bên ngoài soi xuyên qua khe cửa, nàng ngồi dậy nói:
- Mời chàng cứ vào, ta đã thức giấc rồi!
Trần Gia Lân đẩy cửa bước vào trong nhà, trong tay chàng lại bưng thêm một tô súp cá nóng hổi.
Trần Gia Lân đưa mắt nhìn Đào Ngọc Phương một cái, nói:
- Này cô nương, mời cô dùng chút điểm tâm sáng! Đào Ngọc Phương e lệ nói:
- Chàng cứ việc để trên bàn, ta sẽ dùng ngay!
Nói xong, vội bước xuống giường, nàng mới đi được một bước, bỗng thất thanh kêu lên một tiếng, té ngã xuống luôn.
Trần Gia Lân trông thấy thế, lập tức lượn mình lướt tới giơ tay đỡ lấy thân liễu sắp phải té ngã ra đất của Đào Ngọc Phương, kêu keng một tiếng, cả cái tô súp cá đánh rơi xuống đất, tức thì cái bát bị đánh vỡ ngay.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook