Tầng Đầu Địa Ngục
-
Chương 30
Đi đày? Dễ lắm!
Không biết được một phần mười thành phố Mạc Tư Khoa, Nadya đã biết được bản địa dư về những nhà tù nằm trong thủ đô này. Những nhà tù được rải rác đều đặn ở khắp thủ đô và có những khoảng cách đều bằng nhau từ nhà tù nọ sang nhà tù kia. Trong những chuyến đi gửi đồ cho chồng nàng là Gleb Nerzhin, đi xin gặp chồng và đi thăm chồng, Nadya dần dần biết rõ về tình trạng nhà tù ở Mạc Tư Khoa hơn cả những chuyên viên quản trị khám đường của chính phủ. Nàng phát giác ra rằng ở tất cả những nhà trạm xe hỏa đều có đặt một nhà tù gọi là "nhà tù thẩm vấn" - người bị bắt chỉ bị tạm giữ để cho tới những nhà tù chính thức - những "nhà tù thẩm vấn" này có tên riêng là KPZ. Hơn một lần Nadya đã đến những nhà tù Butyrskaya và Taganka. Nàng biết những chiếc xe buýt công cộng nào, mặc dù đường xe chạy và những trạm ngừng không được công bố, đi tới Lefortovo và tới vùng Krasnaya Presnya. Nàng hiện sống ở gần nhà tù tên cũ là Bến Thủy Thủ, nhà tù này bị đổ hồi năm 1917 và mới được sửa lại, củng cố chắc chắn hơn.
Kể từ ngày Gleb từ một trại tập trung nào đó được đưa trở về Mạc Tư Khoa và hiện chàng làm việc trong Viện Khoa học nào đó, nơi chàng được ăn uống tương đối đầy đủ và được phụ trách những công việc khoa học, Nadya lại thỉnh thoảng có dịp được gặp mặt chồng. Nhưng nàng, cũng như tất cả những người vợ tù khác, không bao giờ được đến tận nhà tù chồng nàng đang sống để thăm chồng. Những tù nhân được mang đi những nhà tù khác khắp thủ đô để gặp thân nhân họ.
Những cuộc thăm viếng dễ chịu nhất thường xảy ra trong khung cảnh nhà tù Taganka. Nhà tù này không phải là nơi giữ tù chính trị nên kỷ luật có phần lỏng lẻo. Những cặp vợ chồng được gặp nhau trong hội quán của những viên giám thị, nơi những tù nhân biết chơi nhạc - tất cả đều phạm tội ăn trộm, ăn cắp - được quyền ngồi đàn hát. Những tù nhân được đưa tới trên một chiếc xe buýt mở mui chạy trên con đường Kamenschhikov vắng vẻ. Vợ họ đứng chờ họ bên vệ đường và trước cả khi những sĩ quan phụ trách cho lệnh gặp gỡ, những tù nhân đã ôm vợ, hôn vợ, đứng nắm tay vợ, nói với nhau những chuyện cấm nói và có thể truyền tay cho nhau những vật muốn đưa cho nhau. Cuộc gặp gỡ sau đó diễn ra trong dễ dãi và tự do. Từng cặp vợ chồng được ngồi sát bên nhau trên những chiếc ghế gỗ dài và chỉ có một viên giám thị ngồi canh chừng một nhóm bốn tù nhân.
Butyrskaya cũng là một nhà tù có kỷ luật lỏng lẻo và đời sống của tù nhân tương đối sung sướng, vẫn làm cho những người vợ tù lạnh da thịt vì cảnh tượng lạnh lẽo, u ám của nó. Những tù nhân từ những nhà tù khác được tới Butyrskaya đều lập tức hào hứng vì những điều kiện "tự do" của những tù nhân ở đây: tù nhân có thể đi lại thảnh thơi trong những hành lang mà hai tay không phải luôn luôn chắp lại sau lưng, tù nhân có thể nói chuyện không cần thì thầm trong nhà ngủ và nhìn qua những ô vuông đục trên cánh cửa ra hành lang nếu họ muốn, họ được nằm dài trên những tấm ván giữa ban ngày hoặc chui xuống ngủ dưới gầm giường. Tù nhân ở nhà tù Butyrskaya còn được sung sướng về nhiều điểm nữa, chẳng hạn như ban đêm khi ngủ, họ được đút tay vào túi cho khỏi lạnh trong khi ở nhà tù Mavrino, tù nhân khi ngủ phải để hai tay ra khỏi mền, tù nhân không bị tước mất kiếng đeo mắt ban đêm, dù là kiếng cận, tù nhân được quyền có diêm quẹt ở trong mình và những ổ bánh mì chỉ được cắt ra làm bốn chứ không cắt ra thành những mảnh nhỏ.
Vợ tù không biết gì đến điều kiện hơn đời ấy, họ chỉ nhìn thấy một bức tường pháo đài cổ cao tới ba mươi thước dài trọn cả một góc phố. Họ nhìn thấy những cánh cổng sắt vĩ đại nằm giữa những cột đá khổng lồ và thấy nhiều cánh cửa sắt nhỏ khác được kéo ra bằng máy để cho những chiếc xe Maria đen chạy ra, chạy vô. Và khi những người đàn bà này được vào nhà tù thăm chồng, họ được dẫn đi qua những hành lang lạnh có những bức tường gạch dày cả thước. Và cảnh làm cho họ xúc động nhất là cảnh chồng họ như từ những bức tường dày đột nhiên hiện ra với họ trong nửa tiếng đồng hồ, người chồng nở nụ cười ma quái trên môi xám và nói với vợ rằng y không cần gì cả, không thiếu thốn gì cả, y sống đầy đủ và sau đó y biến vào những bức tường dày.
Hôm nay là lần thứ nhất Nadya được gặp chồng nàng ở nhà tù Lefortovo.
Người gác đánh một dấu trên bản danh sách và chỉ cho nàng đi tới dãy nhà một tầng dài gần cổng.
Trong một căn nhà trơ trụi chỉ có một chiếc bàn gỗ dài và hai chiếc ghế gỗ dài kê hai bên bàn đã có nhiều người đàn bà ngồi đợi. Trên mặt bàn để những giỏ mây, những túi vải đi chợ bên trong dáng chừng đựng đầy món ăn. Mặc dù biết rằng hiện nay chồng nàng ăn uống tương đối đầy đủ, túi giấy đựng thức ăn quá nhỏ của Nadya cũng làm cho nàng buồn tủi, nàng hối hận vì ý nghĩ chỉ một năm nàng mới được gặp chồng có một lần vậy mà nàng cũng không đem đến cho chồng được một món gì đặc biệt. Trong túi giấy của nàng chỉ có mỗi một cái bánh ngọt do chính tay nàng làm sáng sớm nay, trong lúc những cô bạn sinh viên ở trọ chung với nàng vẫn còn ngủ. Nàng không mua được kẹo bánh ở hiệu và nàng còn quá ít tiền. Cuộc viếng thăm này trùng với ngày sinh nhật của chồng nàng và nàng không mua được một tặng phẩm nào đem đến cho chồng. Nàng muốn đem đến cho chồng nàng một quyển sách nhưng sau những rắc rối gây ra vì quyển thơ Yesenin nàng đem đến cho chồng ở lần thăm trước, nàng không còn nghĩ đến chuyện mang sách đến cho chồng nữa.
Lần thăm trước đây nàng đem đến cho chồng quyển thơ Yesenin. Quyển thơ này giống hệt quyển thơ Yesenin mà chồng nàng đem theo khi chàng ra mặt trận và đã bị mất khi chàng bị bắt. Trên trang đầu quyển thơ này, Nadya viết hàng chữ: "Cũng như quyển thơ này, những gì anh mất sẽ trở lại với anh".
Nhưng Trung tá Klimentiev đã xé tờ giấy ghi hàng chữ này ra khỏi quyển thơ ở trước mặt nàng và đưa tờ giấy đó trở lại cho nàng, y nói không một tờ giấy viết chữ nào được đưa cho tù nhân - muốn viết gì cho tù nhân, nàng phải viết thành thư hợp lệ và đưa nộp kiểm duyệt.
Khi biết chuyện này, Gleb tức giận bảo nàng:
"Đừng bao giờ em mang sách cho anh nữa".
Bốn người đàn bà ngồi quanh bàn. Trong số có một thiếu phụ trẻ ôm đứa con lên ba trong lòng. Nadya không quen một ai cả. Nàng chào họ, họ chào trả nàng và họ lại tiếp tục nói chuyện.
Ở góc phòng xa kia có một người đàn bà trạc ba mươi nhăm đến bốn mươi tuổi, bận cái áo lông thú thật cũ, ngồi trên chiếc ghế đẩu cách xa hẳn mọi người. Bà này ngồi hai tay khoanh trước ngực, mắt nhìn ngây xuống sàn nhà. Tất cả con người của bà biểu lộ ý muốn được thiên hạ để yên cho ngồi một mình, được thiên hạ đừng ai hỏi chuyện. Không thấy có một giỏ mây hay một túi vải nào bên cạnh bà này.
Đám đàn bà ngồi quanh chiếc bàn dài sẵn sàng tiếp nhận Nadya vào cuộc nói chuyện nhưng Nadya không muốn nói gì với họ hết. Nàng cũng muốn ngồi một mình để tận hưởng sự sung sướng sắp được gặp chồng trong buổi sáng này, nàng đi đến gần người đàn bà ngồi ở góc phòng:
"Tôi ngồi đây có được không ạ?"
Nàng chỉ xuống chiếc ghế cạnh đó và hỏi. Người đàn bà nhìn lên, đôi mắt hoàn toàn không màu. Bà ta có vẻ như không hiểu câu nói lịch sự của Nadya. Bà ta nhìn như xuyên qua người nàng.
Nadya ngồi xuống ghế, nàng kéo vạt áo caracul nhân tạo che kín ngực rồi cũng ngồi yên lặng.
Lúc này nàng không muốn nghe chuyện gì ngoài chuyện nói về chồng nàng, nàng không muốn nghĩ đến bất cứ chuyện gì ngoài nghĩ về chồng nàng. Và về những chuyện lát nữa đây vợ chồng nàng sẽ nói với nhau. Những chuyện đã chìm trong quá khứ và mờ mịt trong tương lai. Những chuyện không những chỉ liên can đến một mình chàng hay một mình nàng mà là liên can đến cả hai người. Những chuyện mà người ta thường gọi là "tình yêu".
Nhưng nàng không thể không nghe câu chuyện đang được nói ở quanh chiếc bàn kia. Những người đàn bà ngồi đó đang bàn tán tới chuyện chồng họ được ăn những món gì mỗi ngày, mấy ngày chồng họ được tắm, được giặt quần áo một lần. Họ có vẻ biết rành những chuyện ấy. Tại sao họ lại biết được nhỉ? Trong những lần gặp chồng họ, họ hỏi về những chuyện ấy ư? Họ đang kê khai số lượng và giá tiền những thực phẩm họ mang đến cho chồng họ hôm nay. Với sự kiên nhẫn tỉ mỉ của họ, những người đàn bà đó làm cho những gia đình trở thành gia đình và giữ cho loài người khỏi bị tận diệt. Họ không có lỗi gì cả khi sáng nay Nadya nghĩ khác. Nàng bất mãn vì thái độ chấp nhận quá đơn giản của họ. Nàng nghĩ: Họ thật ngu, thật đáng thương. Họ biến những giây phút quý báu, thiêng liêng thành một cái gì thật tầm thường. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện tại sao người ta lại bỏ tù chồng họ, ai đã dám bỏ tù chồng họ? Nếu chồng họ không phải tù, họ sẽ không phải khổ sở vì việc lo sao có những thức ăn này.
Họ sẽ còn phải chờ lâu. Cuộc thăm định trước vào lúc 10 giờ sáng nhưng bây giờ đã 11 giờ rồi vẫn chưa thấy gì cả.
Người đàn bà thứ bảy, một bà tóc đã xám bạc, đến muộn hơn tất cả. Bà này vừa đi vừa thở. Nadya từng gặp bà này trong một lần đi thăm trước đây. Bà này là người vợ thứ nhất của anh thợ điêu khắc và bà sẵn sàng kể chuyện về đời tư mình cho bất cứ ai muốn nghe. Bà vẫn tôn thờ ông chồng, vẫn coi chồng như một thiên tài nhưng ông chồng bà đã bỏ bà để đi sống với một ả tóc hung vàng mặc dù họ đã có ba con với nhau. Sau ba năm chung sống chung với ả tóc hung ông chồng nhập ngũ đi ra mặt trận chiến đấu. Vừa ra tới mặt trận y đã bị bắt làm tù binh và đưa sang Đức ngay. Ở bên Đức, tuy là tù binh, y sống tự do và dường như là y còn đủ thì giờ để lấy một cô vợ Đức. Từ Đức trở về, y bị bắt ở biên giới và kết án mười năm tù. Ở trong tù, y nhắn cho ả tóc hung biết là y bị tù và yêu cầu ả tiếp tế, nhưng ả nói: "Chẳng thà anh phản bội tôi thì tôi còn có thể tha thứ cho anh, nhưng anh phạm tội tổ quốc thì không thể tha cho anh được…". Sau đó anh thợ điêu khắc xin người vợ trước tha thứ, y được tha thứ và được vợ đến thăm, gửi đồ nuôi đều đều - giờ đây y nói và y chỉ yêu vợ và sẽ yêu vợ mãi mãi.
Nadya nhớ đến những lời cay đắng của người đàn bà tóc xám từng bị chồng bỏ này là khi có chồng ở tù, việc làm tốt nhất cho người đàn bà là "ngủ với trai", để "khi nào hắn được ra hắn sẽ trọng mình. Nếu không như thế hắn sẽ nghĩ là đàn ông không ai thèm muốn mình, hắn sẽ cho mình là quá tệ…".
Và giờ đây, người đàn bà tóc xám mới đến đã làm thay đổi đề tài cuộc nói chuyện ở quanh chiếc bàn dài. Bà ta đang kể lể những rắc rối của bà với bọn luật sư ở cái sở gọi là Trung tâm Cố vấn Pháp luật ở phố Nikolsky. Trung tâm này được gọi là một "kiểu mẫu". Bọn luật sư ở đấy lấy cả ngàn đồng ruble của thân chủ và chăm chỉ lui tới những hàng ăn sang nhất Mạc Tư Khoa trong khi tình trạng được thân chủ nhờ giải quyết thì vẫn được chúng để nằm nguyên chỗ cũ, nghĩa là không biết ở chỗ nào hết. Thế rồi sau một thời gian hành nghề cố vấn như thế, bọn luật sư này đi quá trớn và cả lũ dắt díu nhau đi tù với những án tù 10 năm. Thế rồi những luật sư khác tới, mở những văn phòng cố vấn pháp luật khác và lại lấy những khoản tiền lớn của thân chủ. Những luật sư này giải thích bằng một giọng bí mật rằng họ cần lấy nhiều tiền vì không phải là họ được ăn một mình, họ còn phải chia với nhiều người nữa. Họ chia với ai và họ có chia hay không, điều đó những thân chủ của họ không sao có thể biết. Những người đàn bà khổ sở có chồng tù tội chỉ biết đóng tiền và chạy đi lại giữa những tấm lưới luật pháp trùng trùng điệp điệp, họ bất lực trước những tấm lưới này cũng như họ bất lực trước bức tường cao vút của nhà tù Butyrskaya - họ không thể có cánh để bay qua bức tường đó - và họ bắt buộc phải cúi đầu trước tất cả những khung cửa mở cho họ đi qua. Họ nộp tiền cứu chồng không phải là để chờ đợi phép lạ xảy ra - chồng họ được thả - mà là để được mơ rằng phép lạ sẽ xảy ra.
Người đàn bà tóc xám, người vợ của người thợ điêu khắc, có vẻ tin chắc thể nào mình cũng thành công trong việc minh oan được cho chồng. Theo những lời bà ta nói, người nghe chuyện được biết rằng bà ta đã gom góp được số bạc bốn mươi ngàn ruble nhờ tiền bán nhà và tiền vay mượn của bà con, và bà ta đã nộp hết số tiền ấy cho các luật sư. Đã có bốn luật sư giúp bà thực hiện việc minh oan. Đã có ba đơn xin ân xá và bốn đơn yêu cầu xử lại được các luật sư đệ nạp đúng chỗ. Bà ta đã nhận được lời hứa hẹn sẽ cứu xét ở nhiều nơi quan trọng, bà ta biết tên tất cả những ông Biện lý đang tại chức ở ba Công tố viện chính và từng thở hít không khí ở những phòng đợi ở Tòa án Tối cao và Xô Viết Tối cao. Như nhiều người cả tin và cần được niềm tin để sống, bà ta quan trọng hóa giá trị của những lời nhận xét có thiện cảm và những ánh mắt nhìn không ác cảm.
"Mình phải làm đơn, phải gửi đơn khiếu nại cho tất cả mọi người" - bà ta nồng nhiệt nói, thúc giục những người đàn bà khác cũng làm như mình - "Chồng chúng ta đang khổ. Tự do không phải là tự nhiên mà có. Chúng ta phải làm đơn".
Những chuyện đang được nói làm cho Nadya xao lãng dòng tư tưởng của nàng, những chuyện đó cũng làm cho lương tâm nàng thêm xúc động. Nghe giọng nói nồng nàn, tin tưởng của người đàn bà nọ người ta không thể không nghĩ ra rằng bà ta đã tiến xa hơn tất cả và bà ta nhất định sắp dem được ông chồng ra khỏi tù - và người ta tự hỏi: "Tại sao mình lại không làm được như bà ấy? Tại sao mình lại không chịu hết sức…"
Có một lần Nadya đã giao thiệp với một luật sư ở một văn phòng cố vấn pháp luật vừa được nói đến. Với sự chỉ dẫn và giúp đỡ của luật sư này, nàng làm một đơn khiếu nại và gửi đi, nhưng nàng chỉ có thể trả cho luật sư 2.500 ruble. Số tiền này có vẻ quá ít. Luật sư có vẻ giận, tuy y cũng nhận tiền nhưng sau đó y không làm gì cả.
"Phải… Phải" - Nadya bỗng nói lớn nhưng nàng vẫn bình thản như nàng chỉ nói với chính nàng - …Mình đã làm hết những gì mình có thể làm được cho chồng mình chưa? Lương tâm mình có trong sạch không?
Những người đàn bà đang tranh nhau nói ở quanh chiếc bàn dài không nghe thấy tiếng nàng nhưng người đàn bà ngồi cô đơn và yên lặng trên chiếc ghế cạnh nàng quay phắt lại nhìn Nadya như nàng vừa chửi bà ta vậy.
"Còn gì nữa để mà làm?" - Người đàn bà đột ngột hỏi bằng một giọng nặng những ác cảm - "Đây là một cơn ác mộng. Luật số 58 không phải là luật dành cho kẻ phạm tội mà là luật lành cho kẻ thù. Chị không thể mua được chồng chị ra khỏi Luật số 58 dù chị có cả triệu đồng".
Mặt bà ta đầy những nếp nhăn. Giọng nói của bà ta đầy những âm thanh khổ ải không sao chịu đựng nổi.
Trái tim Nadya mở ra với người đàn bà đã có tuổi này. Bằng giọng nói như để xin lỗi câu nói mơ hồ vừa rồi của nàng. Nadya nói:
"Tôi muốn nói là chúng ta chưa làm hết những gì chúng ta có thể làm. Như trước đây vợ của những nhà cách mạng tháng Chạp đã bỏ tất cả để đi theo chồng không chút do dự, không chút hối tiếc. Nếu chúng ta không thể xin được cho chồng chúng ta tự do, biết đâu chúng ta chẳng xin được cho họ đi đày? Tôi có thể chịu được nếu chồng tôi được đi tới một nơi hẻo lánh nào đó, một nơi hẻo lánh ở bất cứ đâu, ở Bắc cực cũng được, nơi không bao giờ có ánh mặt trời. Tôi sẽ đi theo chồng tôi, tôi sẽ bỏ tất cả…"
Người đàn bà với khuôn mặt rầu rĩ của một nữ tu sĩ và bộ áo cũ đến nỗi từng sợi len đan đã rời nhau, nhìn Nadya bằng đôi mắt vừa ngạc nhiên vừa thán phục.
"Chị vẫn còn đủ sức theo chồng chị đi đày ư? Chị còn may mắn và chị hãy còn sung sướng. Tôi không còn chút sức lực nào cả. Tôi không còn làm nổi được bất cứ việc gì. Tôi nghĩ nếu có ông già nào có tiền chịu lấy tôi làm vợ, tôi sẽ lấy…"
Nadya run lên:
"Bà bỏ được ông ấy sao? Bà bỏ được ông ấy trong… đó?"
Người đàn bà nắm lấy tay áo Nadya:
"Này chị… Người ta dễ yêu ở thế kỷ XIX. Những người vợ của những nhà cách mạng tháng Chạp đó - chị nghĩ họ có tinh thần cao ư? Họ hăng say nhiều hơn chúng ta ư? Họ đâu có cần phải làm việc để khỏi bị chết đói? Họ đâu có bị bọn trưởng phòng nhân viên gọi đến bắt kê khai những bản khai an ninh dài dằng dặc? Họ đâu có phải giấu những tờ hôn thú của họ như giấu một thứ bệnh kín? Giấu để còn giữ được việc làm, để cho số tiền năm trăm ruble cuối cùng trong một tháng của họ khỏi bị tước đoạt nốt, để họ khỏi bị sỉ nhục ngay trong phòng riêng của họ, để khi họ đi ra sân lấy nước họ không bị người ta chửi, người ta nguyền rủa với những câu như "kẻ thù của nhân dân". Mẹ đẻ của họ, và chị em ruột của họ, có dùng áp lực ép buộc họ phải ly dị với chồng họ không? Không, trái lại nữa là khác. Họ được mọi người kính nể, thán phục. Cuộc đời và hình ảnh họ được những nhà thơ làm thơ, họ trở thành những hình ảnh đẹp trong những huyền thoại. Họ đi sang Tây Bá Lợi Á theo chồng họ trên những cỗ xe tứ mã, họ đi nhưng họ vẫn còn nguyên cái quyền được sống ở Mạc Tư Khoa, họ vẫn còn là sở hữu của mười mẫu đất, họ đâu có phải lo lắng về những dấu đen trong sổ lao động, hoặc rã rời trước những căn bếp lạnh không có nồi niêu, không dầu mỡ, không một miếng bánh đen. Họ nói: "Đi đây…" thật dễ, mà dễ thật chứ. Dường như chị chưa phải chờ đợi lâu lắm thì phải".
Giọng nói của người đàn bà bật thành tiếng khóc.
Nước mắt chan hòa trong mắt Nadya khi nàng nghe những lời trình bày ghê gớm của người đàn bà ngồi cạnh nàng.
"Chồng tôi đi tù đã gần được năm năm rồi" - Nadya nói như để tự biện hộ - "Trước đó chồng tôi ở mặt trận".
"Đừng hy vọng gì ở chuyện đó".
Người đàn bà hung hãn cướp lời nàng.
"Ở mặt trận không giống như ở tù. Chồng ở mặt trận mình dễ chờ đợi. Lúc đó ai cũng chờ. Lúc đó mình có thể nói chuyện với tất cả mọi người về chồng mình. Đọc thư. Nhưng nếu mình vừa phải chờ vừa phải giấu, vừa phải trốn - làm sao mình sống được?"
Người đàn bà ngừng lại. Bà ta không cần phải nói gì nhiều hơn về tình trạng ấy với Nadya.
Bây giờ đã là 11 giờ 30. Sau cùng, Trung tá Klimentiev bước vào phòng, theo sau là một viên Trung sĩ mập lù, mặt mũi khó khăn. Viên đội này bắt đầu mở những túi đồ, tháo tung những bao bánh, dùng dao cắt những ổ bánh ngọt được làm lấy ở nhà ra làm hai. Y cũng cất ổ bánh nhỏ xíu của Nadya để tìm xem trong đó có giấu thư, tiền, hay thuốc độc. Trong lúc đó, Klimentiev thu hồi giấy phép thăm tù của mọi người, ghi tên họ vào một quyển sổ lớn rồi đứng thẳng người theo kiểu nhà binh, dõng dạc nói:
"Các người chú ý. Tôi chắc các người đã biết luật lệ? Thời hạn thăm là ba mươi phút. Các người không được đưa riêng bất cứ vật gì cho tù nhân, không được hỏi về công việc họ làm, về đời sống của họ. Vi phạm những điều cấm ấy sẽ bị trị tội nặng. Và từ nay trở đi, khi thăm, không được nắm tay, không được hôn. Nếu vi phạm, cuộc đi thăm sẽ bị cắt đứt ngay lập tức…"
Những người đàn bà quen chịu đựng không ai nói gì cả.
Klimentiev đọc tên cặp vợ chồng đầu trên danh sách:
"Gerasimovich… Natalya Pavlovna…"
Người đàn bà ngồi cạnh Nadya đứng dậy, xiết chặt chiếc áo cũ, bà ta đi vào hành lang.
Không biết được một phần mười thành phố Mạc Tư Khoa, Nadya đã biết được bản địa dư về những nhà tù nằm trong thủ đô này. Những nhà tù được rải rác đều đặn ở khắp thủ đô và có những khoảng cách đều bằng nhau từ nhà tù nọ sang nhà tù kia. Trong những chuyến đi gửi đồ cho chồng nàng là Gleb Nerzhin, đi xin gặp chồng và đi thăm chồng, Nadya dần dần biết rõ về tình trạng nhà tù ở Mạc Tư Khoa hơn cả những chuyên viên quản trị khám đường của chính phủ. Nàng phát giác ra rằng ở tất cả những nhà trạm xe hỏa đều có đặt một nhà tù gọi là "nhà tù thẩm vấn" - người bị bắt chỉ bị tạm giữ để cho tới những nhà tù chính thức - những "nhà tù thẩm vấn" này có tên riêng là KPZ. Hơn một lần Nadya đã đến những nhà tù Butyrskaya và Taganka. Nàng biết những chiếc xe buýt công cộng nào, mặc dù đường xe chạy và những trạm ngừng không được công bố, đi tới Lefortovo và tới vùng Krasnaya Presnya. Nàng hiện sống ở gần nhà tù tên cũ là Bến Thủy Thủ, nhà tù này bị đổ hồi năm 1917 và mới được sửa lại, củng cố chắc chắn hơn.
Kể từ ngày Gleb từ một trại tập trung nào đó được đưa trở về Mạc Tư Khoa và hiện chàng làm việc trong Viện Khoa học nào đó, nơi chàng được ăn uống tương đối đầy đủ và được phụ trách những công việc khoa học, Nadya lại thỉnh thoảng có dịp được gặp mặt chồng. Nhưng nàng, cũng như tất cả những người vợ tù khác, không bao giờ được đến tận nhà tù chồng nàng đang sống để thăm chồng. Những tù nhân được mang đi những nhà tù khác khắp thủ đô để gặp thân nhân họ.
Những cuộc thăm viếng dễ chịu nhất thường xảy ra trong khung cảnh nhà tù Taganka. Nhà tù này không phải là nơi giữ tù chính trị nên kỷ luật có phần lỏng lẻo. Những cặp vợ chồng được gặp nhau trong hội quán của những viên giám thị, nơi những tù nhân biết chơi nhạc - tất cả đều phạm tội ăn trộm, ăn cắp - được quyền ngồi đàn hát. Những tù nhân được đưa tới trên một chiếc xe buýt mở mui chạy trên con đường Kamenschhikov vắng vẻ. Vợ họ đứng chờ họ bên vệ đường và trước cả khi những sĩ quan phụ trách cho lệnh gặp gỡ, những tù nhân đã ôm vợ, hôn vợ, đứng nắm tay vợ, nói với nhau những chuyện cấm nói và có thể truyền tay cho nhau những vật muốn đưa cho nhau. Cuộc gặp gỡ sau đó diễn ra trong dễ dãi và tự do. Từng cặp vợ chồng được ngồi sát bên nhau trên những chiếc ghế gỗ dài và chỉ có một viên giám thị ngồi canh chừng một nhóm bốn tù nhân.
Butyrskaya cũng là một nhà tù có kỷ luật lỏng lẻo và đời sống của tù nhân tương đối sung sướng, vẫn làm cho những người vợ tù lạnh da thịt vì cảnh tượng lạnh lẽo, u ám của nó. Những tù nhân từ những nhà tù khác được tới Butyrskaya đều lập tức hào hứng vì những điều kiện "tự do" của những tù nhân ở đây: tù nhân có thể đi lại thảnh thơi trong những hành lang mà hai tay không phải luôn luôn chắp lại sau lưng, tù nhân có thể nói chuyện không cần thì thầm trong nhà ngủ và nhìn qua những ô vuông đục trên cánh cửa ra hành lang nếu họ muốn, họ được nằm dài trên những tấm ván giữa ban ngày hoặc chui xuống ngủ dưới gầm giường. Tù nhân ở nhà tù Butyrskaya còn được sung sướng về nhiều điểm nữa, chẳng hạn như ban đêm khi ngủ, họ được đút tay vào túi cho khỏi lạnh trong khi ở nhà tù Mavrino, tù nhân khi ngủ phải để hai tay ra khỏi mền, tù nhân không bị tước mất kiếng đeo mắt ban đêm, dù là kiếng cận, tù nhân được quyền có diêm quẹt ở trong mình và những ổ bánh mì chỉ được cắt ra làm bốn chứ không cắt ra thành những mảnh nhỏ.
Vợ tù không biết gì đến điều kiện hơn đời ấy, họ chỉ nhìn thấy một bức tường pháo đài cổ cao tới ba mươi thước dài trọn cả một góc phố. Họ nhìn thấy những cánh cổng sắt vĩ đại nằm giữa những cột đá khổng lồ và thấy nhiều cánh cửa sắt nhỏ khác được kéo ra bằng máy để cho những chiếc xe Maria đen chạy ra, chạy vô. Và khi những người đàn bà này được vào nhà tù thăm chồng, họ được dẫn đi qua những hành lang lạnh có những bức tường gạch dày cả thước. Và cảnh làm cho họ xúc động nhất là cảnh chồng họ như từ những bức tường dày đột nhiên hiện ra với họ trong nửa tiếng đồng hồ, người chồng nở nụ cười ma quái trên môi xám và nói với vợ rằng y không cần gì cả, không thiếu thốn gì cả, y sống đầy đủ và sau đó y biến vào những bức tường dày.
Hôm nay là lần thứ nhất Nadya được gặp chồng nàng ở nhà tù Lefortovo.
Người gác đánh một dấu trên bản danh sách và chỉ cho nàng đi tới dãy nhà một tầng dài gần cổng.
Trong một căn nhà trơ trụi chỉ có một chiếc bàn gỗ dài và hai chiếc ghế gỗ dài kê hai bên bàn đã có nhiều người đàn bà ngồi đợi. Trên mặt bàn để những giỏ mây, những túi vải đi chợ bên trong dáng chừng đựng đầy món ăn. Mặc dù biết rằng hiện nay chồng nàng ăn uống tương đối đầy đủ, túi giấy đựng thức ăn quá nhỏ của Nadya cũng làm cho nàng buồn tủi, nàng hối hận vì ý nghĩ chỉ một năm nàng mới được gặp chồng có một lần vậy mà nàng cũng không đem đến cho chồng được một món gì đặc biệt. Trong túi giấy của nàng chỉ có mỗi một cái bánh ngọt do chính tay nàng làm sáng sớm nay, trong lúc những cô bạn sinh viên ở trọ chung với nàng vẫn còn ngủ. Nàng không mua được kẹo bánh ở hiệu và nàng còn quá ít tiền. Cuộc viếng thăm này trùng với ngày sinh nhật của chồng nàng và nàng không mua được một tặng phẩm nào đem đến cho chồng. Nàng muốn đem đến cho chồng nàng một quyển sách nhưng sau những rắc rối gây ra vì quyển thơ Yesenin nàng đem đến cho chồng ở lần thăm trước, nàng không còn nghĩ đến chuyện mang sách đến cho chồng nữa.
Lần thăm trước đây nàng đem đến cho chồng quyển thơ Yesenin. Quyển thơ này giống hệt quyển thơ Yesenin mà chồng nàng đem theo khi chàng ra mặt trận và đã bị mất khi chàng bị bắt. Trên trang đầu quyển thơ này, Nadya viết hàng chữ: "Cũng như quyển thơ này, những gì anh mất sẽ trở lại với anh".
Nhưng Trung tá Klimentiev đã xé tờ giấy ghi hàng chữ này ra khỏi quyển thơ ở trước mặt nàng và đưa tờ giấy đó trở lại cho nàng, y nói không một tờ giấy viết chữ nào được đưa cho tù nhân - muốn viết gì cho tù nhân, nàng phải viết thành thư hợp lệ và đưa nộp kiểm duyệt.
Khi biết chuyện này, Gleb tức giận bảo nàng:
"Đừng bao giờ em mang sách cho anh nữa".
Bốn người đàn bà ngồi quanh bàn. Trong số có một thiếu phụ trẻ ôm đứa con lên ba trong lòng. Nadya không quen một ai cả. Nàng chào họ, họ chào trả nàng và họ lại tiếp tục nói chuyện.
Ở góc phòng xa kia có một người đàn bà trạc ba mươi nhăm đến bốn mươi tuổi, bận cái áo lông thú thật cũ, ngồi trên chiếc ghế đẩu cách xa hẳn mọi người. Bà này ngồi hai tay khoanh trước ngực, mắt nhìn ngây xuống sàn nhà. Tất cả con người của bà biểu lộ ý muốn được thiên hạ để yên cho ngồi một mình, được thiên hạ đừng ai hỏi chuyện. Không thấy có một giỏ mây hay một túi vải nào bên cạnh bà này.
Đám đàn bà ngồi quanh chiếc bàn dài sẵn sàng tiếp nhận Nadya vào cuộc nói chuyện nhưng Nadya không muốn nói gì với họ hết. Nàng cũng muốn ngồi một mình để tận hưởng sự sung sướng sắp được gặp chồng trong buổi sáng này, nàng đi đến gần người đàn bà ngồi ở góc phòng:
"Tôi ngồi đây có được không ạ?"
Nàng chỉ xuống chiếc ghế cạnh đó và hỏi. Người đàn bà nhìn lên, đôi mắt hoàn toàn không màu. Bà ta có vẻ như không hiểu câu nói lịch sự của Nadya. Bà ta nhìn như xuyên qua người nàng.
Nadya ngồi xuống ghế, nàng kéo vạt áo caracul nhân tạo che kín ngực rồi cũng ngồi yên lặng.
Lúc này nàng không muốn nghe chuyện gì ngoài chuyện nói về chồng nàng, nàng không muốn nghĩ đến bất cứ chuyện gì ngoài nghĩ về chồng nàng. Và về những chuyện lát nữa đây vợ chồng nàng sẽ nói với nhau. Những chuyện đã chìm trong quá khứ và mờ mịt trong tương lai. Những chuyện không những chỉ liên can đến một mình chàng hay một mình nàng mà là liên can đến cả hai người. Những chuyện mà người ta thường gọi là "tình yêu".
Nhưng nàng không thể không nghe câu chuyện đang được nói ở quanh chiếc bàn kia. Những người đàn bà ngồi đó đang bàn tán tới chuyện chồng họ được ăn những món gì mỗi ngày, mấy ngày chồng họ được tắm, được giặt quần áo một lần. Họ có vẻ biết rành những chuyện ấy. Tại sao họ lại biết được nhỉ? Trong những lần gặp chồng họ, họ hỏi về những chuyện ấy ư? Họ đang kê khai số lượng và giá tiền những thực phẩm họ mang đến cho chồng họ hôm nay. Với sự kiên nhẫn tỉ mỉ của họ, những người đàn bà đó làm cho những gia đình trở thành gia đình và giữ cho loài người khỏi bị tận diệt. Họ không có lỗi gì cả khi sáng nay Nadya nghĩ khác. Nàng bất mãn vì thái độ chấp nhận quá đơn giản của họ. Nàng nghĩ: Họ thật ngu, thật đáng thương. Họ biến những giây phút quý báu, thiêng liêng thành một cái gì thật tầm thường. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện tại sao người ta lại bỏ tù chồng họ, ai đã dám bỏ tù chồng họ? Nếu chồng họ không phải tù, họ sẽ không phải khổ sở vì việc lo sao có những thức ăn này.
Họ sẽ còn phải chờ lâu. Cuộc thăm định trước vào lúc 10 giờ sáng nhưng bây giờ đã 11 giờ rồi vẫn chưa thấy gì cả.
Người đàn bà thứ bảy, một bà tóc đã xám bạc, đến muộn hơn tất cả. Bà này vừa đi vừa thở. Nadya từng gặp bà này trong một lần đi thăm trước đây. Bà này là người vợ thứ nhất của anh thợ điêu khắc và bà sẵn sàng kể chuyện về đời tư mình cho bất cứ ai muốn nghe. Bà vẫn tôn thờ ông chồng, vẫn coi chồng như một thiên tài nhưng ông chồng bà đã bỏ bà để đi sống với một ả tóc hung vàng mặc dù họ đã có ba con với nhau. Sau ba năm chung sống chung với ả tóc hung ông chồng nhập ngũ đi ra mặt trận chiến đấu. Vừa ra tới mặt trận y đã bị bắt làm tù binh và đưa sang Đức ngay. Ở bên Đức, tuy là tù binh, y sống tự do và dường như là y còn đủ thì giờ để lấy một cô vợ Đức. Từ Đức trở về, y bị bắt ở biên giới và kết án mười năm tù. Ở trong tù, y nhắn cho ả tóc hung biết là y bị tù và yêu cầu ả tiếp tế, nhưng ả nói: "Chẳng thà anh phản bội tôi thì tôi còn có thể tha thứ cho anh, nhưng anh phạm tội tổ quốc thì không thể tha cho anh được…". Sau đó anh thợ điêu khắc xin người vợ trước tha thứ, y được tha thứ và được vợ đến thăm, gửi đồ nuôi đều đều - giờ đây y nói và y chỉ yêu vợ và sẽ yêu vợ mãi mãi.
Nadya nhớ đến những lời cay đắng của người đàn bà tóc xám từng bị chồng bỏ này là khi có chồng ở tù, việc làm tốt nhất cho người đàn bà là "ngủ với trai", để "khi nào hắn được ra hắn sẽ trọng mình. Nếu không như thế hắn sẽ nghĩ là đàn ông không ai thèm muốn mình, hắn sẽ cho mình là quá tệ…".
Và giờ đây, người đàn bà tóc xám mới đến đã làm thay đổi đề tài cuộc nói chuyện ở quanh chiếc bàn dài. Bà ta đang kể lể những rắc rối của bà với bọn luật sư ở cái sở gọi là Trung tâm Cố vấn Pháp luật ở phố Nikolsky. Trung tâm này được gọi là một "kiểu mẫu". Bọn luật sư ở đấy lấy cả ngàn đồng ruble của thân chủ và chăm chỉ lui tới những hàng ăn sang nhất Mạc Tư Khoa trong khi tình trạng được thân chủ nhờ giải quyết thì vẫn được chúng để nằm nguyên chỗ cũ, nghĩa là không biết ở chỗ nào hết. Thế rồi sau một thời gian hành nghề cố vấn như thế, bọn luật sư này đi quá trớn và cả lũ dắt díu nhau đi tù với những án tù 10 năm. Thế rồi những luật sư khác tới, mở những văn phòng cố vấn pháp luật khác và lại lấy những khoản tiền lớn của thân chủ. Những luật sư này giải thích bằng một giọng bí mật rằng họ cần lấy nhiều tiền vì không phải là họ được ăn một mình, họ còn phải chia với nhiều người nữa. Họ chia với ai và họ có chia hay không, điều đó những thân chủ của họ không sao có thể biết. Những người đàn bà khổ sở có chồng tù tội chỉ biết đóng tiền và chạy đi lại giữa những tấm lưới luật pháp trùng trùng điệp điệp, họ bất lực trước những tấm lưới này cũng như họ bất lực trước bức tường cao vút của nhà tù Butyrskaya - họ không thể có cánh để bay qua bức tường đó - và họ bắt buộc phải cúi đầu trước tất cả những khung cửa mở cho họ đi qua. Họ nộp tiền cứu chồng không phải là để chờ đợi phép lạ xảy ra - chồng họ được thả - mà là để được mơ rằng phép lạ sẽ xảy ra.
Người đàn bà tóc xám, người vợ của người thợ điêu khắc, có vẻ tin chắc thể nào mình cũng thành công trong việc minh oan được cho chồng. Theo những lời bà ta nói, người nghe chuyện được biết rằng bà ta đã gom góp được số bạc bốn mươi ngàn ruble nhờ tiền bán nhà và tiền vay mượn của bà con, và bà ta đã nộp hết số tiền ấy cho các luật sư. Đã có bốn luật sư giúp bà thực hiện việc minh oan. Đã có ba đơn xin ân xá và bốn đơn yêu cầu xử lại được các luật sư đệ nạp đúng chỗ. Bà ta đã nhận được lời hứa hẹn sẽ cứu xét ở nhiều nơi quan trọng, bà ta biết tên tất cả những ông Biện lý đang tại chức ở ba Công tố viện chính và từng thở hít không khí ở những phòng đợi ở Tòa án Tối cao và Xô Viết Tối cao. Như nhiều người cả tin và cần được niềm tin để sống, bà ta quan trọng hóa giá trị của những lời nhận xét có thiện cảm và những ánh mắt nhìn không ác cảm.
"Mình phải làm đơn, phải gửi đơn khiếu nại cho tất cả mọi người" - bà ta nồng nhiệt nói, thúc giục những người đàn bà khác cũng làm như mình - "Chồng chúng ta đang khổ. Tự do không phải là tự nhiên mà có. Chúng ta phải làm đơn".
Những chuyện đang được nói làm cho Nadya xao lãng dòng tư tưởng của nàng, những chuyện đó cũng làm cho lương tâm nàng thêm xúc động. Nghe giọng nói nồng nàn, tin tưởng của người đàn bà nọ người ta không thể không nghĩ ra rằng bà ta đã tiến xa hơn tất cả và bà ta nhất định sắp dem được ông chồng ra khỏi tù - và người ta tự hỏi: "Tại sao mình lại không làm được như bà ấy? Tại sao mình lại không chịu hết sức…"
Có một lần Nadya đã giao thiệp với một luật sư ở một văn phòng cố vấn pháp luật vừa được nói đến. Với sự chỉ dẫn và giúp đỡ của luật sư này, nàng làm một đơn khiếu nại và gửi đi, nhưng nàng chỉ có thể trả cho luật sư 2.500 ruble. Số tiền này có vẻ quá ít. Luật sư có vẻ giận, tuy y cũng nhận tiền nhưng sau đó y không làm gì cả.
"Phải… Phải" - Nadya bỗng nói lớn nhưng nàng vẫn bình thản như nàng chỉ nói với chính nàng - …Mình đã làm hết những gì mình có thể làm được cho chồng mình chưa? Lương tâm mình có trong sạch không?
Những người đàn bà đang tranh nhau nói ở quanh chiếc bàn dài không nghe thấy tiếng nàng nhưng người đàn bà ngồi cô đơn và yên lặng trên chiếc ghế cạnh nàng quay phắt lại nhìn Nadya như nàng vừa chửi bà ta vậy.
"Còn gì nữa để mà làm?" - Người đàn bà đột ngột hỏi bằng một giọng nặng những ác cảm - "Đây là một cơn ác mộng. Luật số 58 không phải là luật dành cho kẻ phạm tội mà là luật lành cho kẻ thù. Chị không thể mua được chồng chị ra khỏi Luật số 58 dù chị có cả triệu đồng".
Mặt bà ta đầy những nếp nhăn. Giọng nói của bà ta đầy những âm thanh khổ ải không sao chịu đựng nổi.
Trái tim Nadya mở ra với người đàn bà đã có tuổi này. Bằng giọng nói như để xin lỗi câu nói mơ hồ vừa rồi của nàng. Nadya nói:
"Tôi muốn nói là chúng ta chưa làm hết những gì chúng ta có thể làm. Như trước đây vợ của những nhà cách mạng tháng Chạp đã bỏ tất cả để đi theo chồng không chút do dự, không chút hối tiếc. Nếu chúng ta không thể xin được cho chồng chúng ta tự do, biết đâu chúng ta chẳng xin được cho họ đi đày? Tôi có thể chịu được nếu chồng tôi được đi tới một nơi hẻo lánh nào đó, một nơi hẻo lánh ở bất cứ đâu, ở Bắc cực cũng được, nơi không bao giờ có ánh mặt trời. Tôi sẽ đi theo chồng tôi, tôi sẽ bỏ tất cả…"
Người đàn bà với khuôn mặt rầu rĩ của một nữ tu sĩ và bộ áo cũ đến nỗi từng sợi len đan đã rời nhau, nhìn Nadya bằng đôi mắt vừa ngạc nhiên vừa thán phục.
"Chị vẫn còn đủ sức theo chồng chị đi đày ư? Chị còn may mắn và chị hãy còn sung sướng. Tôi không còn chút sức lực nào cả. Tôi không còn làm nổi được bất cứ việc gì. Tôi nghĩ nếu có ông già nào có tiền chịu lấy tôi làm vợ, tôi sẽ lấy…"
Nadya run lên:
"Bà bỏ được ông ấy sao? Bà bỏ được ông ấy trong… đó?"
Người đàn bà nắm lấy tay áo Nadya:
"Này chị… Người ta dễ yêu ở thế kỷ XIX. Những người vợ của những nhà cách mạng tháng Chạp đó - chị nghĩ họ có tinh thần cao ư? Họ hăng say nhiều hơn chúng ta ư? Họ đâu có cần phải làm việc để khỏi bị chết đói? Họ đâu có bị bọn trưởng phòng nhân viên gọi đến bắt kê khai những bản khai an ninh dài dằng dặc? Họ đâu có phải giấu những tờ hôn thú của họ như giấu một thứ bệnh kín? Giấu để còn giữ được việc làm, để cho số tiền năm trăm ruble cuối cùng trong một tháng của họ khỏi bị tước đoạt nốt, để họ khỏi bị sỉ nhục ngay trong phòng riêng của họ, để khi họ đi ra sân lấy nước họ không bị người ta chửi, người ta nguyền rủa với những câu như "kẻ thù của nhân dân". Mẹ đẻ của họ, và chị em ruột của họ, có dùng áp lực ép buộc họ phải ly dị với chồng họ không? Không, trái lại nữa là khác. Họ được mọi người kính nể, thán phục. Cuộc đời và hình ảnh họ được những nhà thơ làm thơ, họ trở thành những hình ảnh đẹp trong những huyền thoại. Họ đi sang Tây Bá Lợi Á theo chồng họ trên những cỗ xe tứ mã, họ đi nhưng họ vẫn còn nguyên cái quyền được sống ở Mạc Tư Khoa, họ vẫn còn là sở hữu của mười mẫu đất, họ đâu có phải lo lắng về những dấu đen trong sổ lao động, hoặc rã rời trước những căn bếp lạnh không có nồi niêu, không dầu mỡ, không một miếng bánh đen. Họ nói: "Đi đây…" thật dễ, mà dễ thật chứ. Dường như chị chưa phải chờ đợi lâu lắm thì phải".
Giọng nói của người đàn bà bật thành tiếng khóc.
Nước mắt chan hòa trong mắt Nadya khi nàng nghe những lời trình bày ghê gớm của người đàn bà ngồi cạnh nàng.
"Chồng tôi đi tù đã gần được năm năm rồi" - Nadya nói như để tự biện hộ - "Trước đó chồng tôi ở mặt trận".
"Đừng hy vọng gì ở chuyện đó".
Người đàn bà hung hãn cướp lời nàng.
"Ở mặt trận không giống như ở tù. Chồng ở mặt trận mình dễ chờ đợi. Lúc đó ai cũng chờ. Lúc đó mình có thể nói chuyện với tất cả mọi người về chồng mình. Đọc thư. Nhưng nếu mình vừa phải chờ vừa phải giấu, vừa phải trốn - làm sao mình sống được?"
Người đàn bà ngừng lại. Bà ta không cần phải nói gì nhiều hơn về tình trạng ấy với Nadya.
Bây giờ đã là 11 giờ 30. Sau cùng, Trung tá Klimentiev bước vào phòng, theo sau là một viên Trung sĩ mập lù, mặt mũi khó khăn. Viên đội này bắt đầu mở những túi đồ, tháo tung những bao bánh, dùng dao cắt những ổ bánh ngọt được làm lấy ở nhà ra làm hai. Y cũng cất ổ bánh nhỏ xíu của Nadya để tìm xem trong đó có giấu thư, tiền, hay thuốc độc. Trong lúc đó, Klimentiev thu hồi giấy phép thăm tù của mọi người, ghi tên họ vào một quyển sổ lớn rồi đứng thẳng người theo kiểu nhà binh, dõng dạc nói:
"Các người chú ý. Tôi chắc các người đã biết luật lệ? Thời hạn thăm là ba mươi phút. Các người không được đưa riêng bất cứ vật gì cho tù nhân, không được hỏi về công việc họ làm, về đời sống của họ. Vi phạm những điều cấm ấy sẽ bị trị tội nặng. Và từ nay trở đi, khi thăm, không được nắm tay, không được hôn. Nếu vi phạm, cuộc đi thăm sẽ bị cắt đứt ngay lập tức…"
Những người đàn bà quen chịu đựng không ai nói gì cả.
Klimentiev đọc tên cặp vợ chồng đầu trên danh sách:
"Gerasimovich… Natalya Pavlovna…"
Người đàn bà ngồi cạnh Nadya đứng dậy, xiết chặt chiếc áo cũ, bà ta đi vào hành lang.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook