Tam Thế
-
Quyển 3 - Chương 18: Những cảm xúc không tên
Kể từ chuyến đi thăm mộ lần đó, quan hệ giữa tôi và Trấn Viễn đã tốt lên rất nhiều, nhưng tình cảm của chàng dành cho tôi vẫn chưa đạt ngưỡng thích.
Trấn Viến dù đã không còn khó chịu với tôi như trước nhưng vẫn còn khá xa cách, lạnh nhạt, dường như vẫn chưa thể tin tưởng tôi được. Còn với Lục Phù Dao thì khác, chàng thương yêu và cưng chiều nàng ta vô cùng. Dẫu biết ở kiếp này nàng ta ở bên chàng lâu hơn tôi, còn tôi chỉ mới vừa gặp lại chàng, dù hiểu tình cảm lớn dần theo năm tháng là lẽ thường tình nhưng tôi vẫn không khỏi chạnh lòng, hối hận vì chừng ấy năm qua không có ở bên chàng.
Vào ngày sinh nhật của Lục Phù Dao, Trấn Viễn tự tay vào bếp nấu những món nàng ta thích, còn tặng nàng ta một chiếc trâm vàng nạm đá tinh xảo, đó chính là chiếc trâm chàng nhờ tôi chọn mấy ngày trước. Nàng ta ngắm nghía chiếc trâm trên tay hồi lâu, môi nở nụ cười hạnh phúc: “Cảm ơn huynh, muội thích lắm. Ở đây không có gương nên muội không thể ngắm để tự cài được. Huynh có thể cài giùm muội không?”.
Rõ ràng đó chỉ là cái cớ nàng ta đưa ra nhưng chẳng biết chàng có rõ hay không mà vẫn đồng ý: “Được thôi. Nhưng nếu ta cài không đẹp thì cũng đừng trách ta nhé”.
Sao Lục Phù Dao có thể trách Trấn Viễn được, đây vốn là điều nàng ta ao ước mà. Sau đó chàng cài trâm lên tóc nàng ta, động tác cẩn thận như sợ nàng ta đau, còn ngắm nghía để chỉnh lại trâm cài sao cho đẹp. Trong suốt quá trình ấy, Lục Phù Dao mỉm cười e thẹn, ráng đỏ lan rộng trên hai gò má trắng tuyết, rèm mi rủ xuống vẫn không che được sóng mắt dập dềnh. Nhìn cảnh tượng ấy, nước mắt tôi như muốn trào ra.
Cài xong, Lục Phù Dao lại hỏi: “Huynh định bao giờ mới thực hiện lời hứa năm xưa?”.
Trấn Viễn lơ đãng hỏi lại: “Lời hứa gì?”.
“Đương nhiên là lời hứa huynh sẽ lấy muội rồi? Huynh không nhớ sao?”
“Đương nhiên là ta nhớ, nhưng…” Trấn Viễn ngập ngừng: “… Còn Lạc Minh Thư thì sao? Muội thừa biết là đệ ấy thích muội”.
Vậy nếu Lạc Minh Thư không thích Lục Phù Dao, chàng sẽ không ngần ngại lấy nàng ta làm vợ? Nghĩ đến điều đó, cảnh vật trước mắt đã nhạt nhòa.
Im lặng một lúc lâu, tôi lại nghe thấy Lục Phù Dao nói: “Tạm thời không nói đến chuyện đó nữa. Có phải dạo này huynh rất thân với ả hồ yêu kia?”.
Trấn Viễn lập tức trả lời: “Vô Tuyết là hồ tiên chứ không phải hồ yêu như muội nói”.
“Chẳng phải đều là hồ ly sao, còn phân ra tiên yêu làm gì? Trấn Viễn, huynh phải thật tỉnh táo, đừng để bị nàng ta mê hoặc.”
Những lời nói sau đó càng khó nghe, tôi không còn tâm trạng nghe lén tiếp nên lặng lẽ rời đi, ngồi dưới tán cây đào trồng trước hiên, trên tay là chiếc trâm ngọc mà sư phụ tự tay làm tặng. Trước đây Mạc Trọng làm trâm tặng tôi vào lễ cập kê, còn bây giờ là Trấn Viễn tặng Lục Phù Dao trâm vàng làm quà mừng sinh nhật. Trăm năm trôi qua, vẫn là người đó, nhưng lòng đã khác xưa.
Bỗng có ai đó vỗ nhẹ lên vai, tôi ngẩng đầu lên thì thấy Lạc Minh Thư đang nhìn mình bằng ánh mắt lo lắng, hắn thấy tôi ngẩng đầu lên thì vẻ mặt thoáng chút ngạc nhiên, sau đó nhanh chóng rút một chiếc khăn từ trong tay áo ra đưa cho tôi. Đến lúc này tôi mới phát hiện ra mặt mình đã đầm đìa nước mắt từ bao giờ. Thấy Lạc Minh Thư vẫn đang chìa tay, tôi ngượng ngùng nhận lấy khăn lau nước mắt. Hắn đặt bình rượu mang theo lên bàn, vừa rót rượu ra chén vừa hỏi: “Trông cô thế này… có phải vừa từ chỗ Trấn Viễn và Lục Phù Dao về không?”.
Tôi vừa lau nước mắt vừa nghẹn ngào “ừ” một tiếng.
Hắn đặt một chén rượu xuống trước mặt tôi, dịu giọng an ủi: “Uống đi. Những lúc này uống rượu cùng người khác sẽ cảm thấy tốt hơn”.
Tôi để chiếc khăn tay lên bàn, cầm chén rượu ngửi thử một hơi, hương thơm thoang thoảng dịu ngọt lấp đầy cánh mũi, đây đúng là rượu đào tôi thích. Nhấp một ngụm xong, đợi cảm giác tê tê dễ khiến người ta say lòng lan khắp đầu lưỡi, tôi mới hỏi người đang uống rượu cùng mình một câu: “Nhìn họ bên nhau mặn nồng thắm thiết như vậy, huynh không bận lòng sao?”. Rõ ràng tình cảm hắn dành cho Lục Phù Dao rất sâu đậm, chẳng kém gì tình cảm tôi và nàng ra dành cho Trấn Viễn.
“Sao có thể không bận lòng được chứ? Tôi ở bên Phù Dao ba kiếp, đơn phương tương tư, làm mọi chuyện vì nàng ấy nhưng không được nàng ấy đáp lại, còn Trấn Viễn thì dù chẳng làm gì vẫn được Phù Dao một lòng hướng về. Tôi tuyệt đối không cam lòng, chỉ là…” Lạc Minh Thư cười buồn rồi tiếp lời: “Tôi hiểu đơn phương tương tư đau khổ thế nào nên tôi mong nếu có thể, nàng ấy sẽ được như ý nguyện”.
Nghe hắn nói vậy, tôi vừa cảm động vừa thấy chua xót, đồng cảm: “Đúng là rất đau”. Mới chỉ thế này, mới chỉ một kiếp mà tim tôi đã đau như vậy, vậy thì nỗi đau mà Lạc Minh Thư và Lục Phù Dao phải nếm trải suốt ba kiếp qua lớn đến chừng nào?
Thấy tôi đau khổ, hắn cũng không đành lòng nói tiếp, bèn khéo léo chuyển đề tài: “Vừa rồi đi chợ tôi có nghe tin là vị quan mới đã về nhậm chức, còn vị quan cũ thì vẫn nhốt trong đại lao, chờ ngày xử tội. Chuyện xảy ra chóng vánh như vậy là nhờ cô đúng không?”.
Tôi gật đầu tiếp lời: “Thật ra tôi cũng chẳng làm được gì nhiều, chỉ là tôi có quen một vài trọng thần trong triều đình nên viết một bức thư kể rõ mọi chuyện, còn điều tra xem đó là thực hay hư, xét xử thế nào là chuyện của triều đình”.
Cứ thế, tôi một câu hắn một câu, nỗi buồn trong lòng cũng vơi dần như rượu trong bình. Nhưng cho đến lúc chia tay hắn vẫn không biết tôi đau khổ không chỉ vì thấy Trấn Viễn và Lục Phù Dao mặn nồng thắm thiết mà còn vì chàng không nhớ ngày này mười lăm năm trước chàng đã lạc vào rừng đào nơi tôi ở. Nhưng cũng dễ hiểu thôi, lúc ấy chàng còn nhỏ, sau này lại ghét tôi nên đương nhiên không để ý đến chuyện này. Chỉ có mình tôi còn nhớ, chỉ mình tôi khắc ghi.
Chàng không nhớ thì thôi, tự mình hâm nóng kỷ niệm cũng được. Tôi định nấu canh cá, may sao trong bếp vẫn đủ nguyên liệu. Tôi múc một nửa ra bát để đem về phòng mình, còn một nửa trong nồi thì để dành cho Lạc Minh Thư. Nhìn bát canh nóng hổi trên bàn, tôi lại nhớ về Trấn Viễn hồi nhỏ. Khi ấy chàng chỉ là một đứa trẻ không nhìn thấy gì, tất cả đều phụ thuộc vào tôi. Khi ấy chàng đáng yêu lắm, nào là hứa sẽ ở lại rừng đào cả đời, dù tôi già yếu chàng cũng sẽ không ghét bỏ mà sẽ chăm sóc tôi, nào là sẽ không bao giờ chĩa mũi kiếm về phía tôi, không làm tôi đau lòng. Vậy nên dẫu biết thế này là ích kỷ, là không công bằng với Trấn Viễn, nhưng sâu thẳm trong tim tôi vẫn mong chàng mãi mãi không nhìn thấy được. Vậy thì chàng sẽ chỉ có mình tôi, chỉ có thể ở bên tôi mà thôi.
Vậy mà giờ đây đứa trẻ đáng yêu đó đã không còn. Thật đáng tiếc. Tôi chắp tay trước bát canh cá trên bàn, miệng lẩm bẩm: “Tiểu Trấn Viễn à, đây chính là món mà ngươi thích nhất. Bây giờ ngươi không còn, ta nhớ ngươi quá đi”.
Ngay lúc đó, một giọng nói quen thuộc vang lên phía sau, trong giọng nói là sự ngạc nhiên và tức giận không thèm che giấu: “Cô đang làm gì vậy? Coi tôi là người đã chết sao?”.
Sự xuất hiện thình lình của Trấn Viễn khiến tôi bất ngờ đến độ suýt thì ngã nhào về phía trước, đập mặt xuống bàn làm đổ bát canh. Chàng thấy vậy thì quên cả giận dữ mà lo lắng hỏi: “Không bị thương ở đâu chứ? Cô đúng là hậu đậu mà, lần sau phải cẩn thận hơn, rõ chưa?”.
Lời nói tuy khó nghe nhưng vẫn không che giấu được sự quan tâm hiển hiện trong đó, tuy trong lòng cảm thấy ngọt ngào nhưng ngoài miệng tôi vẫn nói cứng: “Chẳng phải tại chàng xuất hiện quá đột ngột sao? Đột ngột xông vào mà không gõ cửa”.
“Là do cô không chịu đóng cửa đấy chứ. Giờ đã tối muộn, gió lạnh sương nhiều, cô không sợ nhiễm phong hàn sao?” Trấn Viễn đóng cửa cài then cẩn thận xong liền ngồi xuống bên bàn, định nói gì thêm nhưng khi nhìn thấy chiếc khăn tay đã giặt sạch để cạnh bát thì khựng lại, lời nói ra đến miệng lại đổi thành: “Chiếc khăn tay này là của Phù Dao tặng Minh Thư, sao lại ở chỗ cô? Trên người cô có mùi rượu, chẳng lẽ cô vừa uống rượu với đệ ấy? Hai người trở nên thân thiết từ bao giờ vậy? Nếu muốn uống rượu thì sao không đến tìm tôi?”.
Phù Dao? Chàng gọi tên nàng ta thân mật thật đấy! Nghe chàng nói vậy, tôi lại nhớ đến cảnh chàng và nàng ta bên nhau ban chiều, viền mắt lại nóng lên, giọng chất chứa tủi thân cùng ấm ức: “Chẳng phải lúc đó chàng còn bận ở bên sư muội thân yêu của chàng sao? Sao thiếp dám làm phiền hai người”.
Trấn Viễn bối rối trả lời: “Chẳng phải mọi ngày cô mặt dày bạo dạn lắm sao, sao hôm nay lại…”. Thấy tôi ấm ức, giọng chàng bất giác dịu dàng hơn: “Hôm nay là ngày sinh nhật của Phù Dao, sao tôi có thể để mặc muội ấy được? Cây trâm cũ của muội ấy vừa gãy, tôi lại không hiểu rõ nữ nhân thích gì nên mới nhờ cô lựa giùm, dùng nó làm quà luôn. Nếu cô thích, tôi sẽ mua một cây trâm đẹp hơn tặng cô”.
“Không cần. Thiếp có cây trâm ngọc này là đủ rồi.” Điều tôi muốn có không phải bất kỳ món quà nào ngoài chợ mà là thành ý, tấm lòng của người tôi yêu, điều này chàng sao có thể hiểu được. Nghĩ đến đây, lòng càng thêm chua xót: “Vậy còn lời hứa của chàng với Lục Phù Dao thì sao? Nếu Lạc Minh Thư không thích Lục Phù Dao thì chàng sẽ không do dự lấy nàng ta làm vợ?”.
“Quả nhiên cô đã nghe thấy.” Trấn Viễn thở dài tiếp lời: “Đó chỉ là lời hứa ngây thơ của con trẻ, tôi không ngờ cho đến giờ Phù Dao vẫn coi đó là thật. Tình cảm tôi dành cho muội ấy chì đơn thuần là tình huynh muội. Tôi không có ý định lấy Phù Dao để tránh làm muội ấy tổn thương, tôi đành đem Minh Thư ra làm cái cớ”.
Tôi không thích Lục Phù Dao, không muốn nàng ta trở thành nương tử của Trấn Viễn nhưng khi nghe chàng nói điều này, tôi lại cảm thấy nàng ta thật đáng thương. Nếu đó không phải tình yêu, nếu chàng không có ý định đó thì hãy nói thẳng với nàng ta, thà tàn nhẫn vạch rõ ranh giới một lần còn hơn là để người kia mãi u mê không tình, cứ ôm hy vọng viển vông. Nhưng đó là chuyện của họ, người ngoài như tôi không tiện xen vào.Vậy nên thay vì khuyên chàng, tôi lại hỏi đôi câu: “Vậy còn thiếp thì sao? Đối với chàng, thiếp là gì?”.
Trấn Viễn im lặng, lảng tránh ánh mắt của tôi.
Thầm trách mình vì đã hỏi một câu ngu ngốc, tôi đành nói một câu đỡ ngượng, vừa để khích lệ bản thân lại như thông báo cho chàng biết: “Không sao, thiếp sẽ không bỏ cuộc. Thiếp sẽ chờ, chờ đến khi trái tim chàng có thiếp”.
Vì chàng hơi cúi đầu nên tôi không thấy rõ vẻ mặt của chàng lúc này, chỉ thấy môi chàng cong lên rất khẽ. Chẳng để tôi có thời gian tự hỏi, chàng đã đưa mắt nhìn bát canh cá đã bị tôi lãng quên, khéo léo chuyển đề tài: “Cô còn nhớ hôm nay là ngày gì sao?”.
“Người quên là chàng mới đúng.”
“Sao tôi có thể quên được? Nếu ngày đó không được cô cứu thì có lẽ tôi đã không sống đến bây giờ rồi.” Do dự hồi lâu, cuối cùng chàng vẫn ngập ngừng nói: “Trong bao năm qua nhiều lần nhớ lại tôi cũng đã từng rất hối hận vì năm đó rời đi mà không nói với cô lời nào. Suốt mấy ngày, nhiều lần nhớ lại tôi cũng đã từng rất hối hận vì khi gặp lại, tôi đã nói những lời tổn thương cô”.
Tôi chăm chú nhìn chàng, chờ chàng nói tiếp. Trấn Viễn nhìn thẳng vào mắt tôi, nụ cười trên môi dịu dàng và chân thành lắm, đâu lạnh lùng và khó chịu như thuở đầu gặp lại: “Dẫu sao cô cũng là ân nhân của tôi, tôi cũng từng hứa sẽ bảo vệ cô nên từ giờ trở đi, tôi sẽ không để cô phải chịu bất cứ tổn thương nào. Tuy đó chỉ là lời hứa ngây thơ của con trẻ nhưng cũng xuất phát từ tận đáy lòng”. Nói xong, chàng lại ngượng ngùng lái sang chuyện khác: “Chỗ này hơi nhiều, mình cô ăn không hết. Có cần tôi xử lí giùm không?”.
Trong lòng thì lâng lâng vui sướng nhưng tôi vẫn cứng miệng: “Được thôi, nhưng chàng phải rửa bát đấy. Canh hơi nguội rồi, có cần thiếp hâm nóng lại không?”.
“Không cần. Canh còn ấm, vẫn ăn được.” Chàng múc canh ra một chiếc bát sứ nhỏ hơn, vừa nếm thử một thìa, mắt chàng đã rực sáng, vui vẻ lẩm bẩm: “Chính là hương vị này, cay xé lưỡi nhưng cũng thơm ngon đến độ khiến người ta không thể dừng được”. Nói xong lời này chàng liền vùi đầu vào ăn, không nói thêm lời nào.
Nhìn cảnh tượng này, lòng tôi liền trào dâng những cảm xúc không tên, những đợt sóng tình cảm cứ dâng lên tầng tầng lớp lớp. Chàng biết tôi nhìn lén, nghe lén nên mới tới đây an ủi. Tôi biết vì trách nhiệm nên chàng mới nói như vậy. Nhưng không sao, chàng vì áy náy, thương hại, biết ơn mà ở bên tôi còn hơn là rời bỏ vì chán ghét.
Kể từ lần Lục Phù Dao bóp nát đóa Mạn Đà Là Hoa mà tôi vất vả lắm mới đem về được, tôi luôn cố gắng tạo ra thật nhiều kỉ nệm đáng nhớ với Trấn Viễn thay vì gợi lại những chuyện đã qua. Nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn lỡ miệng nói ra rồi thất thần, đắm chìm trong quá khứ rồi bị chàng kéo về thực tại, gặng hỏi cho bằng được. Lần nào chàng nghe xong mặt mày cũng sa sầm, ấy vậy chẳng hiểu sao chàng vẫn cứ nằng nặc đòi tôi kể. Lần chúng tôi đi dạo chợ đêm, thả hoa đăng cũng vậy.
Thời gian chúng tôi ở lại thị trấn nhỏ này trùng với thời điểm hội hoa đăng diễn ra hàng tháng. Cả bốn chúng tôi đều thức đêm tham dự. Ban đầu khi dạo chợ đêm cả bốn người đi cũng nhau, vậy mà chỉ một khắc sau bóng dáng của Lạc Minh Thư và Lục Phù Dao đã biến mất, chìm trong dòng người tấp nập. Tôi vẫn vừa đi vừa kéo một góc áo Trấn Viễn, thở phào một hơi: “May mà thiếp với chàng không để lạc nhau. Bằng không khó mà tìm lắm”.
Chàng gỡ bàn tay nắm chặt góc áo của tôi ra, dùng tay chàng bao lấy tay tôi, gật đầu tiếp lời: “Cũng may mà tôi không lạc mất cô, không thì cô phải làm thế nào? Nhớ nắm chặt tay, đừng có buông ra đấy”.
Người hay đi lạc và sợ bị lạc là chàng mới đúng. Nếu tôi đi lạc thì tôi có thể dùng phép thuật tìm kiếm khí tức của chàng, nhưng vì chợ là nơi đông người hỗn loạn nên sẽ khó khăn hơn chút. Trong lòng nghĩ thầm như vậy, ngoài miệng chỉ vừa cười vừa hỏi: “Vậy chúng ta có cần tìm hai người kia nữa không?”.
Trần Viễn lắc đầu trả lời: “Không cần, họ quen rồi. Nếu hội đã tan mà chưa thấy chúng ta, họ sẽ tự biết trở về”.
Khi còn là Diệp Thất, sau khi thành thân, Hạo Thiên có lén dẫn tôi xuất cung đi dạo quanh kinh thành vài lần nhưng chưa lần nào cùng dự hội hoa đăng. Chàng từng hứa lần sau có hội nhất định sẽ dẫn tôi lén xuất cung chơi đùa thỏa thích một phen, đáng tiếc lời hứa kia còn chưa kịp thực hiện, tôi đã bị Nghi Hàm hại chết. Lời hứa kiếp trước chưa thực hiện được, kiếp sau đã hoàn thành thay. Mạc Trọng thường dẫn Dung Tĩnh đi thả hoa đăng trao lời hẹn ước, tôi và kiếp sau của chàng cũng vậy. Đã trăm năm trôi qua, thế gian đã mấy lần thay đổi chuyển mình, vậy mà tôi vẫn có thể ở bên người mình yêu từ kiếp này sang kiếp khác, đây đúng là duyên phận, là hạnh phúc đáng để tôi đánh đổi bằng mọi giá.
Nhìn những chiếc hoa đăng lung linh rực rỡ đang lững lờ trôi trên mặt sông nhuốm màu kỳ ảo, những đợt sóng tình trong tôi cứ dâng lên tầng tầng lớp lớp, không khỏi vui vẻ hào hứng nói với Trấn Viễn một câu: “Chúng ta mua hoa đăng cùng thả như trước kia từng làm, được không?”.
Như thường lệ, chàng lại hỏi: “Tôi của kiếp trước và cô... rất hay thả hoa đăng sao?”.
“Ừ. Khi chàng còn là Mạc Trọng, mỗi khi trong thành mở hội hoa đăng chàng đều dẫn thiếp đến dự. Nhưng chúng ta chỉ viết nguyện ước thả hoa đăng hai lần còn phần lớn là ngắm cảnh dạo chơi.” Nói đến đây như cảm thấy có điều gì đó kỳ lạ, tôi ngước mắt lên nhìn chàng, không kìm được lòng hiếu kỳ mà hỏi một câu: “Sao sắc mặt chàng kém vậy, thấy không khỏe ở đâu à?”.
Bàn tay đang bao lấy tay tôi bỗng siết chặt, Trấn Viễn vừa kéo tôi đi vừa nói: “Tôi sẽ mua cho cô thật nhiều hoa đăng để thả, thả đến chán thì thôi”.
Tôi vừa không hiểu vừa cảm thấy buồn cười: “Mua nhiều như vậy để làm gì? Vừa phí tiền vừa không có thành ý”.
Cuối cùng, dưới sự thuyết phục của tôi, chàng chỉ mua hai chiếc hoa đăng. Đợi khi hai chiếc hoa đăng mang theo nguyện ước của chúng tôi ra trước mặt hồ, Trấn Viễn mới hỏi tôi, lời vừa thốt ra khỏi môi lập tức chìm vào trong đám đông ồn ào: “Nếu không biết tôi là người cô yêu kiếp trước, cô có đi tìm tôi không?”.
Tôi chẳng chút do dự đáp lời: “Đương nhiên là có. Dù trước kia thiếp chưa biết chàng chính là người thiếp cần tìm nhưng quãng thời gian chúng ta bên nhau thực sự rất hạnh phúc. Thiếp đã phải lòng chàng từ khi chàng chỉ là một đứa trẻ, từ khi chưa biết người tìm kiếm suốt bấy lâu nay lại chính là người bên cạnh”.
Nghe tôi nói vậy, sắc mặt chàng tốt lên rất nhiều, không còn khó coi như trước. Dưới cái nhìn chằm chằm đầy hiếu kỳ của tôi, chàng mất tự nhiên quay đầu sang hướng khác, giọng hơi khàn hỏi nhỏ: “Cô vừa ước gì vậy?”.
Tôi trả lời chàng bằng câu nói lấp lửng: “Nguyện ước của thiếp vẫn như trước, ngàn năm không đổi”. Đó là duyên phận ba kiếp, bạc đầu không rời. Mong rằng mọi khổ sở đớn đau trong ba kiếp đủ để đổi lấy một kết cục viên mãn, trọn đời bình an.
Thấy tôi không nói, chàng cũng dỗi không trả lời: “Nếu nói ra thì ước nguyện không còn linh nghiệm nữa”.
Tôi thừa biết chàng đang giận nên không truy hỏi. Trấn Viễn rút một chiếc lược nhỏ làm bằng gỗ khắc hoa rất đẹp từ trong tay áo ra đưa cho tôi, ngượng ngùng mở lời: “Lần trước tôi đã hứa sẽ tặng quà cho cô, cô lại không thích mấy đồ lặt vặt mua ngoài chợ nên tôi đã làm một chiếc lược nhỏ tặng cô. Không được từ chối, cũng đừng có chê”.
“Sẽ không đâu, thiếp rất thích.” Tôi nâng niu nó trên tay, càng nhìn càng thấy thích nhưng vẫn ngạc nhiên hỏi: “Lần trước thiếp đã nói không cần vì thiếp chỉ cần chiếc trâm ngọc này là đủ. Đó là món quà chàng đã tỉ mẩn làm, gửi cả tấm lòng vào đó tặng thiếp. Vậy tại sao...?”.
Lại bị chàng ngắt lời: “Đó là của Mạc Trọng tặng, không phải tôi”.
Tôi bừng tỉnh hỏi lại: “Trấn Viễn, không lẽ chàng... đang ghen? Ghen tị với chính kiếp trước của mình?”.
Chàng lập tức quay mặt đi, quát một tiếng như để lấp liếm: “Ngốc! Ai thèm ghen chứ?”.
Nhìn chàng như vậy, tôi càng chắc chắn hơn, không khỏi thở dài, nhẹ giọng than: “Vẫn còn trẻ con lắm”.
Nói thì nói vậy thôi chứ trong lòng tôi đang hạnh phúc vô cùng. Phải chăng Trấn Viễn đã thích tôi, cho dù chỉ là một chút?
Trấn Viến dù đã không còn khó chịu với tôi như trước nhưng vẫn còn khá xa cách, lạnh nhạt, dường như vẫn chưa thể tin tưởng tôi được. Còn với Lục Phù Dao thì khác, chàng thương yêu và cưng chiều nàng ta vô cùng. Dẫu biết ở kiếp này nàng ta ở bên chàng lâu hơn tôi, còn tôi chỉ mới vừa gặp lại chàng, dù hiểu tình cảm lớn dần theo năm tháng là lẽ thường tình nhưng tôi vẫn không khỏi chạnh lòng, hối hận vì chừng ấy năm qua không có ở bên chàng.
Vào ngày sinh nhật của Lục Phù Dao, Trấn Viễn tự tay vào bếp nấu những món nàng ta thích, còn tặng nàng ta một chiếc trâm vàng nạm đá tinh xảo, đó chính là chiếc trâm chàng nhờ tôi chọn mấy ngày trước. Nàng ta ngắm nghía chiếc trâm trên tay hồi lâu, môi nở nụ cười hạnh phúc: “Cảm ơn huynh, muội thích lắm. Ở đây không có gương nên muội không thể ngắm để tự cài được. Huynh có thể cài giùm muội không?”.
Rõ ràng đó chỉ là cái cớ nàng ta đưa ra nhưng chẳng biết chàng có rõ hay không mà vẫn đồng ý: “Được thôi. Nhưng nếu ta cài không đẹp thì cũng đừng trách ta nhé”.
Sao Lục Phù Dao có thể trách Trấn Viễn được, đây vốn là điều nàng ta ao ước mà. Sau đó chàng cài trâm lên tóc nàng ta, động tác cẩn thận như sợ nàng ta đau, còn ngắm nghía để chỉnh lại trâm cài sao cho đẹp. Trong suốt quá trình ấy, Lục Phù Dao mỉm cười e thẹn, ráng đỏ lan rộng trên hai gò má trắng tuyết, rèm mi rủ xuống vẫn không che được sóng mắt dập dềnh. Nhìn cảnh tượng ấy, nước mắt tôi như muốn trào ra.
Cài xong, Lục Phù Dao lại hỏi: “Huynh định bao giờ mới thực hiện lời hứa năm xưa?”.
Trấn Viễn lơ đãng hỏi lại: “Lời hứa gì?”.
“Đương nhiên là lời hứa huynh sẽ lấy muội rồi? Huynh không nhớ sao?”
“Đương nhiên là ta nhớ, nhưng…” Trấn Viễn ngập ngừng: “… Còn Lạc Minh Thư thì sao? Muội thừa biết là đệ ấy thích muội”.
Vậy nếu Lạc Minh Thư không thích Lục Phù Dao, chàng sẽ không ngần ngại lấy nàng ta làm vợ? Nghĩ đến điều đó, cảnh vật trước mắt đã nhạt nhòa.
Im lặng một lúc lâu, tôi lại nghe thấy Lục Phù Dao nói: “Tạm thời không nói đến chuyện đó nữa. Có phải dạo này huynh rất thân với ả hồ yêu kia?”.
Trấn Viễn lập tức trả lời: “Vô Tuyết là hồ tiên chứ không phải hồ yêu như muội nói”.
“Chẳng phải đều là hồ ly sao, còn phân ra tiên yêu làm gì? Trấn Viễn, huynh phải thật tỉnh táo, đừng để bị nàng ta mê hoặc.”
Những lời nói sau đó càng khó nghe, tôi không còn tâm trạng nghe lén tiếp nên lặng lẽ rời đi, ngồi dưới tán cây đào trồng trước hiên, trên tay là chiếc trâm ngọc mà sư phụ tự tay làm tặng. Trước đây Mạc Trọng làm trâm tặng tôi vào lễ cập kê, còn bây giờ là Trấn Viễn tặng Lục Phù Dao trâm vàng làm quà mừng sinh nhật. Trăm năm trôi qua, vẫn là người đó, nhưng lòng đã khác xưa.
Bỗng có ai đó vỗ nhẹ lên vai, tôi ngẩng đầu lên thì thấy Lạc Minh Thư đang nhìn mình bằng ánh mắt lo lắng, hắn thấy tôi ngẩng đầu lên thì vẻ mặt thoáng chút ngạc nhiên, sau đó nhanh chóng rút một chiếc khăn từ trong tay áo ra đưa cho tôi. Đến lúc này tôi mới phát hiện ra mặt mình đã đầm đìa nước mắt từ bao giờ. Thấy Lạc Minh Thư vẫn đang chìa tay, tôi ngượng ngùng nhận lấy khăn lau nước mắt. Hắn đặt bình rượu mang theo lên bàn, vừa rót rượu ra chén vừa hỏi: “Trông cô thế này… có phải vừa từ chỗ Trấn Viễn và Lục Phù Dao về không?”.
Tôi vừa lau nước mắt vừa nghẹn ngào “ừ” một tiếng.
Hắn đặt một chén rượu xuống trước mặt tôi, dịu giọng an ủi: “Uống đi. Những lúc này uống rượu cùng người khác sẽ cảm thấy tốt hơn”.
Tôi để chiếc khăn tay lên bàn, cầm chén rượu ngửi thử một hơi, hương thơm thoang thoảng dịu ngọt lấp đầy cánh mũi, đây đúng là rượu đào tôi thích. Nhấp một ngụm xong, đợi cảm giác tê tê dễ khiến người ta say lòng lan khắp đầu lưỡi, tôi mới hỏi người đang uống rượu cùng mình một câu: “Nhìn họ bên nhau mặn nồng thắm thiết như vậy, huynh không bận lòng sao?”. Rõ ràng tình cảm hắn dành cho Lục Phù Dao rất sâu đậm, chẳng kém gì tình cảm tôi và nàng ra dành cho Trấn Viễn.
“Sao có thể không bận lòng được chứ? Tôi ở bên Phù Dao ba kiếp, đơn phương tương tư, làm mọi chuyện vì nàng ấy nhưng không được nàng ấy đáp lại, còn Trấn Viễn thì dù chẳng làm gì vẫn được Phù Dao một lòng hướng về. Tôi tuyệt đối không cam lòng, chỉ là…” Lạc Minh Thư cười buồn rồi tiếp lời: “Tôi hiểu đơn phương tương tư đau khổ thế nào nên tôi mong nếu có thể, nàng ấy sẽ được như ý nguyện”.
Nghe hắn nói vậy, tôi vừa cảm động vừa thấy chua xót, đồng cảm: “Đúng là rất đau”. Mới chỉ thế này, mới chỉ một kiếp mà tim tôi đã đau như vậy, vậy thì nỗi đau mà Lạc Minh Thư và Lục Phù Dao phải nếm trải suốt ba kiếp qua lớn đến chừng nào?
Thấy tôi đau khổ, hắn cũng không đành lòng nói tiếp, bèn khéo léo chuyển đề tài: “Vừa rồi đi chợ tôi có nghe tin là vị quan mới đã về nhậm chức, còn vị quan cũ thì vẫn nhốt trong đại lao, chờ ngày xử tội. Chuyện xảy ra chóng vánh như vậy là nhờ cô đúng không?”.
Tôi gật đầu tiếp lời: “Thật ra tôi cũng chẳng làm được gì nhiều, chỉ là tôi có quen một vài trọng thần trong triều đình nên viết một bức thư kể rõ mọi chuyện, còn điều tra xem đó là thực hay hư, xét xử thế nào là chuyện của triều đình”.
Cứ thế, tôi một câu hắn một câu, nỗi buồn trong lòng cũng vơi dần như rượu trong bình. Nhưng cho đến lúc chia tay hắn vẫn không biết tôi đau khổ không chỉ vì thấy Trấn Viễn và Lục Phù Dao mặn nồng thắm thiết mà còn vì chàng không nhớ ngày này mười lăm năm trước chàng đã lạc vào rừng đào nơi tôi ở. Nhưng cũng dễ hiểu thôi, lúc ấy chàng còn nhỏ, sau này lại ghét tôi nên đương nhiên không để ý đến chuyện này. Chỉ có mình tôi còn nhớ, chỉ mình tôi khắc ghi.
Chàng không nhớ thì thôi, tự mình hâm nóng kỷ niệm cũng được. Tôi định nấu canh cá, may sao trong bếp vẫn đủ nguyên liệu. Tôi múc một nửa ra bát để đem về phòng mình, còn một nửa trong nồi thì để dành cho Lạc Minh Thư. Nhìn bát canh nóng hổi trên bàn, tôi lại nhớ về Trấn Viễn hồi nhỏ. Khi ấy chàng chỉ là một đứa trẻ không nhìn thấy gì, tất cả đều phụ thuộc vào tôi. Khi ấy chàng đáng yêu lắm, nào là hứa sẽ ở lại rừng đào cả đời, dù tôi già yếu chàng cũng sẽ không ghét bỏ mà sẽ chăm sóc tôi, nào là sẽ không bao giờ chĩa mũi kiếm về phía tôi, không làm tôi đau lòng. Vậy nên dẫu biết thế này là ích kỷ, là không công bằng với Trấn Viễn, nhưng sâu thẳm trong tim tôi vẫn mong chàng mãi mãi không nhìn thấy được. Vậy thì chàng sẽ chỉ có mình tôi, chỉ có thể ở bên tôi mà thôi.
Vậy mà giờ đây đứa trẻ đáng yêu đó đã không còn. Thật đáng tiếc. Tôi chắp tay trước bát canh cá trên bàn, miệng lẩm bẩm: “Tiểu Trấn Viễn à, đây chính là món mà ngươi thích nhất. Bây giờ ngươi không còn, ta nhớ ngươi quá đi”.
Ngay lúc đó, một giọng nói quen thuộc vang lên phía sau, trong giọng nói là sự ngạc nhiên và tức giận không thèm che giấu: “Cô đang làm gì vậy? Coi tôi là người đã chết sao?”.
Sự xuất hiện thình lình của Trấn Viễn khiến tôi bất ngờ đến độ suýt thì ngã nhào về phía trước, đập mặt xuống bàn làm đổ bát canh. Chàng thấy vậy thì quên cả giận dữ mà lo lắng hỏi: “Không bị thương ở đâu chứ? Cô đúng là hậu đậu mà, lần sau phải cẩn thận hơn, rõ chưa?”.
Lời nói tuy khó nghe nhưng vẫn không che giấu được sự quan tâm hiển hiện trong đó, tuy trong lòng cảm thấy ngọt ngào nhưng ngoài miệng tôi vẫn nói cứng: “Chẳng phải tại chàng xuất hiện quá đột ngột sao? Đột ngột xông vào mà không gõ cửa”.
“Là do cô không chịu đóng cửa đấy chứ. Giờ đã tối muộn, gió lạnh sương nhiều, cô không sợ nhiễm phong hàn sao?” Trấn Viễn đóng cửa cài then cẩn thận xong liền ngồi xuống bên bàn, định nói gì thêm nhưng khi nhìn thấy chiếc khăn tay đã giặt sạch để cạnh bát thì khựng lại, lời nói ra đến miệng lại đổi thành: “Chiếc khăn tay này là của Phù Dao tặng Minh Thư, sao lại ở chỗ cô? Trên người cô có mùi rượu, chẳng lẽ cô vừa uống rượu với đệ ấy? Hai người trở nên thân thiết từ bao giờ vậy? Nếu muốn uống rượu thì sao không đến tìm tôi?”.
Phù Dao? Chàng gọi tên nàng ta thân mật thật đấy! Nghe chàng nói vậy, tôi lại nhớ đến cảnh chàng và nàng ta bên nhau ban chiều, viền mắt lại nóng lên, giọng chất chứa tủi thân cùng ấm ức: “Chẳng phải lúc đó chàng còn bận ở bên sư muội thân yêu của chàng sao? Sao thiếp dám làm phiền hai người”.
Trấn Viễn bối rối trả lời: “Chẳng phải mọi ngày cô mặt dày bạo dạn lắm sao, sao hôm nay lại…”. Thấy tôi ấm ức, giọng chàng bất giác dịu dàng hơn: “Hôm nay là ngày sinh nhật của Phù Dao, sao tôi có thể để mặc muội ấy được? Cây trâm cũ của muội ấy vừa gãy, tôi lại không hiểu rõ nữ nhân thích gì nên mới nhờ cô lựa giùm, dùng nó làm quà luôn. Nếu cô thích, tôi sẽ mua một cây trâm đẹp hơn tặng cô”.
“Không cần. Thiếp có cây trâm ngọc này là đủ rồi.” Điều tôi muốn có không phải bất kỳ món quà nào ngoài chợ mà là thành ý, tấm lòng của người tôi yêu, điều này chàng sao có thể hiểu được. Nghĩ đến đây, lòng càng thêm chua xót: “Vậy còn lời hứa của chàng với Lục Phù Dao thì sao? Nếu Lạc Minh Thư không thích Lục Phù Dao thì chàng sẽ không do dự lấy nàng ta làm vợ?”.
“Quả nhiên cô đã nghe thấy.” Trấn Viễn thở dài tiếp lời: “Đó chỉ là lời hứa ngây thơ của con trẻ, tôi không ngờ cho đến giờ Phù Dao vẫn coi đó là thật. Tình cảm tôi dành cho muội ấy chì đơn thuần là tình huynh muội. Tôi không có ý định lấy Phù Dao để tránh làm muội ấy tổn thương, tôi đành đem Minh Thư ra làm cái cớ”.
Tôi không thích Lục Phù Dao, không muốn nàng ta trở thành nương tử của Trấn Viễn nhưng khi nghe chàng nói điều này, tôi lại cảm thấy nàng ta thật đáng thương. Nếu đó không phải tình yêu, nếu chàng không có ý định đó thì hãy nói thẳng với nàng ta, thà tàn nhẫn vạch rõ ranh giới một lần còn hơn là để người kia mãi u mê không tình, cứ ôm hy vọng viển vông. Nhưng đó là chuyện của họ, người ngoài như tôi không tiện xen vào.Vậy nên thay vì khuyên chàng, tôi lại hỏi đôi câu: “Vậy còn thiếp thì sao? Đối với chàng, thiếp là gì?”.
Trấn Viễn im lặng, lảng tránh ánh mắt của tôi.
Thầm trách mình vì đã hỏi một câu ngu ngốc, tôi đành nói một câu đỡ ngượng, vừa để khích lệ bản thân lại như thông báo cho chàng biết: “Không sao, thiếp sẽ không bỏ cuộc. Thiếp sẽ chờ, chờ đến khi trái tim chàng có thiếp”.
Vì chàng hơi cúi đầu nên tôi không thấy rõ vẻ mặt của chàng lúc này, chỉ thấy môi chàng cong lên rất khẽ. Chẳng để tôi có thời gian tự hỏi, chàng đã đưa mắt nhìn bát canh cá đã bị tôi lãng quên, khéo léo chuyển đề tài: “Cô còn nhớ hôm nay là ngày gì sao?”.
“Người quên là chàng mới đúng.”
“Sao tôi có thể quên được? Nếu ngày đó không được cô cứu thì có lẽ tôi đã không sống đến bây giờ rồi.” Do dự hồi lâu, cuối cùng chàng vẫn ngập ngừng nói: “Trong bao năm qua nhiều lần nhớ lại tôi cũng đã từng rất hối hận vì năm đó rời đi mà không nói với cô lời nào. Suốt mấy ngày, nhiều lần nhớ lại tôi cũng đã từng rất hối hận vì khi gặp lại, tôi đã nói những lời tổn thương cô”.
Tôi chăm chú nhìn chàng, chờ chàng nói tiếp. Trấn Viễn nhìn thẳng vào mắt tôi, nụ cười trên môi dịu dàng và chân thành lắm, đâu lạnh lùng và khó chịu như thuở đầu gặp lại: “Dẫu sao cô cũng là ân nhân của tôi, tôi cũng từng hứa sẽ bảo vệ cô nên từ giờ trở đi, tôi sẽ không để cô phải chịu bất cứ tổn thương nào. Tuy đó chỉ là lời hứa ngây thơ của con trẻ nhưng cũng xuất phát từ tận đáy lòng”. Nói xong, chàng lại ngượng ngùng lái sang chuyện khác: “Chỗ này hơi nhiều, mình cô ăn không hết. Có cần tôi xử lí giùm không?”.
Trong lòng thì lâng lâng vui sướng nhưng tôi vẫn cứng miệng: “Được thôi, nhưng chàng phải rửa bát đấy. Canh hơi nguội rồi, có cần thiếp hâm nóng lại không?”.
“Không cần. Canh còn ấm, vẫn ăn được.” Chàng múc canh ra một chiếc bát sứ nhỏ hơn, vừa nếm thử một thìa, mắt chàng đã rực sáng, vui vẻ lẩm bẩm: “Chính là hương vị này, cay xé lưỡi nhưng cũng thơm ngon đến độ khiến người ta không thể dừng được”. Nói xong lời này chàng liền vùi đầu vào ăn, không nói thêm lời nào.
Nhìn cảnh tượng này, lòng tôi liền trào dâng những cảm xúc không tên, những đợt sóng tình cảm cứ dâng lên tầng tầng lớp lớp. Chàng biết tôi nhìn lén, nghe lén nên mới tới đây an ủi. Tôi biết vì trách nhiệm nên chàng mới nói như vậy. Nhưng không sao, chàng vì áy náy, thương hại, biết ơn mà ở bên tôi còn hơn là rời bỏ vì chán ghét.
Kể từ lần Lục Phù Dao bóp nát đóa Mạn Đà Là Hoa mà tôi vất vả lắm mới đem về được, tôi luôn cố gắng tạo ra thật nhiều kỉ nệm đáng nhớ với Trấn Viễn thay vì gợi lại những chuyện đã qua. Nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn lỡ miệng nói ra rồi thất thần, đắm chìm trong quá khứ rồi bị chàng kéo về thực tại, gặng hỏi cho bằng được. Lần nào chàng nghe xong mặt mày cũng sa sầm, ấy vậy chẳng hiểu sao chàng vẫn cứ nằng nặc đòi tôi kể. Lần chúng tôi đi dạo chợ đêm, thả hoa đăng cũng vậy.
Thời gian chúng tôi ở lại thị trấn nhỏ này trùng với thời điểm hội hoa đăng diễn ra hàng tháng. Cả bốn chúng tôi đều thức đêm tham dự. Ban đầu khi dạo chợ đêm cả bốn người đi cũng nhau, vậy mà chỉ một khắc sau bóng dáng của Lạc Minh Thư và Lục Phù Dao đã biến mất, chìm trong dòng người tấp nập. Tôi vẫn vừa đi vừa kéo một góc áo Trấn Viễn, thở phào một hơi: “May mà thiếp với chàng không để lạc nhau. Bằng không khó mà tìm lắm”.
Chàng gỡ bàn tay nắm chặt góc áo của tôi ra, dùng tay chàng bao lấy tay tôi, gật đầu tiếp lời: “Cũng may mà tôi không lạc mất cô, không thì cô phải làm thế nào? Nhớ nắm chặt tay, đừng có buông ra đấy”.
Người hay đi lạc và sợ bị lạc là chàng mới đúng. Nếu tôi đi lạc thì tôi có thể dùng phép thuật tìm kiếm khí tức của chàng, nhưng vì chợ là nơi đông người hỗn loạn nên sẽ khó khăn hơn chút. Trong lòng nghĩ thầm như vậy, ngoài miệng chỉ vừa cười vừa hỏi: “Vậy chúng ta có cần tìm hai người kia nữa không?”.
Trần Viễn lắc đầu trả lời: “Không cần, họ quen rồi. Nếu hội đã tan mà chưa thấy chúng ta, họ sẽ tự biết trở về”.
Khi còn là Diệp Thất, sau khi thành thân, Hạo Thiên có lén dẫn tôi xuất cung đi dạo quanh kinh thành vài lần nhưng chưa lần nào cùng dự hội hoa đăng. Chàng từng hứa lần sau có hội nhất định sẽ dẫn tôi lén xuất cung chơi đùa thỏa thích một phen, đáng tiếc lời hứa kia còn chưa kịp thực hiện, tôi đã bị Nghi Hàm hại chết. Lời hứa kiếp trước chưa thực hiện được, kiếp sau đã hoàn thành thay. Mạc Trọng thường dẫn Dung Tĩnh đi thả hoa đăng trao lời hẹn ước, tôi và kiếp sau của chàng cũng vậy. Đã trăm năm trôi qua, thế gian đã mấy lần thay đổi chuyển mình, vậy mà tôi vẫn có thể ở bên người mình yêu từ kiếp này sang kiếp khác, đây đúng là duyên phận, là hạnh phúc đáng để tôi đánh đổi bằng mọi giá.
Nhìn những chiếc hoa đăng lung linh rực rỡ đang lững lờ trôi trên mặt sông nhuốm màu kỳ ảo, những đợt sóng tình trong tôi cứ dâng lên tầng tầng lớp lớp, không khỏi vui vẻ hào hứng nói với Trấn Viễn một câu: “Chúng ta mua hoa đăng cùng thả như trước kia từng làm, được không?”.
Như thường lệ, chàng lại hỏi: “Tôi của kiếp trước và cô... rất hay thả hoa đăng sao?”.
“Ừ. Khi chàng còn là Mạc Trọng, mỗi khi trong thành mở hội hoa đăng chàng đều dẫn thiếp đến dự. Nhưng chúng ta chỉ viết nguyện ước thả hoa đăng hai lần còn phần lớn là ngắm cảnh dạo chơi.” Nói đến đây như cảm thấy có điều gì đó kỳ lạ, tôi ngước mắt lên nhìn chàng, không kìm được lòng hiếu kỳ mà hỏi một câu: “Sao sắc mặt chàng kém vậy, thấy không khỏe ở đâu à?”.
Bàn tay đang bao lấy tay tôi bỗng siết chặt, Trấn Viễn vừa kéo tôi đi vừa nói: “Tôi sẽ mua cho cô thật nhiều hoa đăng để thả, thả đến chán thì thôi”.
Tôi vừa không hiểu vừa cảm thấy buồn cười: “Mua nhiều như vậy để làm gì? Vừa phí tiền vừa không có thành ý”.
Cuối cùng, dưới sự thuyết phục của tôi, chàng chỉ mua hai chiếc hoa đăng. Đợi khi hai chiếc hoa đăng mang theo nguyện ước của chúng tôi ra trước mặt hồ, Trấn Viễn mới hỏi tôi, lời vừa thốt ra khỏi môi lập tức chìm vào trong đám đông ồn ào: “Nếu không biết tôi là người cô yêu kiếp trước, cô có đi tìm tôi không?”.
Tôi chẳng chút do dự đáp lời: “Đương nhiên là có. Dù trước kia thiếp chưa biết chàng chính là người thiếp cần tìm nhưng quãng thời gian chúng ta bên nhau thực sự rất hạnh phúc. Thiếp đã phải lòng chàng từ khi chàng chỉ là một đứa trẻ, từ khi chưa biết người tìm kiếm suốt bấy lâu nay lại chính là người bên cạnh”.
Nghe tôi nói vậy, sắc mặt chàng tốt lên rất nhiều, không còn khó coi như trước. Dưới cái nhìn chằm chằm đầy hiếu kỳ của tôi, chàng mất tự nhiên quay đầu sang hướng khác, giọng hơi khàn hỏi nhỏ: “Cô vừa ước gì vậy?”.
Tôi trả lời chàng bằng câu nói lấp lửng: “Nguyện ước của thiếp vẫn như trước, ngàn năm không đổi”. Đó là duyên phận ba kiếp, bạc đầu không rời. Mong rằng mọi khổ sở đớn đau trong ba kiếp đủ để đổi lấy một kết cục viên mãn, trọn đời bình an.
Thấy tôi không nói, chàng cũng dỗi không trả lời: “Nếu nói ra thì ước nguyện không còn linh nghiệm nữa”.
Tôi thừa biết chàng đang giận nên không truy hỏi. Trấn Viễn rút một chiếc lược nhỏ làm bằng gỗ khắc hoa rất đẹp từ trong tay áo ra đưa cho tôi, ngượng ngùng mở lời: “Lần trước tôi đã hứa sẽ tặng quà cho cô, cô lại không thích mấy đồ lặt vặt mua ngoài chợ nên tôi đã làm một chiếc lược nhỏ tặng cô. Không được từ chối, cũng đừng có chê”.
“Sẽ không đâu, thiếp rất thích.” Tôi nâng niu nó trên tay, càng nhìn càng thấy thích nhưng vẫn ngạc nhiên hỏi: “Lần trước thiếp đã nói không cần vì thiếp chỉ cần chiếc trâm ngọc này là đủ. Đó là món quà chàng đã tỉ mẩn làm, gửi cả tấm lòng vào đó tặng thiếp. Vậy tại sao...?”.
Lại bị chàng ngắt lời: “Đó là của Mạc Trọng tặng, không phải tôi”.
Tôi bừng tỉnh hỏi lại: “Trấn Viễn, không lẽ chàng... đang ghen? Ghen tị với chính kiếp trước của mình?”.
Chàng lập tức quay mặt đi, quát một tiếng như để lấp liếm: “Ngốc! Ai thèm ghen chứ?”.
Nhìn chàng như vậy, tôi càng chắc chắn hơn, không khỏi thở dài, nhẹ giọng than: “Vẫn còn trẻ con lắm”.
Nói thì nói vậy thôi chứ trong lòng tôi đang hạnh phúc vô cùng. Phải chăng Trấn Viễn đã thích tôi, cho dù chỉ là một chút?
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook