Tam Thế
-
Quyển 1 - Chương 3: Hẹn ước
Cho dù hiện tại Hạo Thiên chỉ mới ngồi ở vị trí thái tử, chưa đăng cơ kế vị, nhưng đã nắm trong tay mọi quyển lực, từ việc bình ổn thiên hạ cho đến việc huấn luyện binh sĩ đều do chàng đích thân quản lý, điều hành và lo liệu, không khác gì một vị quân vương thực thụ. Phải xử lý biết bao chuyện lớn nhỏ trong thiên hạ, chàng đương nhiên rất bận, ngoài thời gian ở bên tôi hầu như chàng đều tập trung giải quyết chính sự. Thấy chàng bận rộn như vậy, tôi vừa lo lắng cho sức khỏe của chàng vừa cảm thấy tự hào, phu quân của tôi, chàng nhất định sẽ là một quân vương tốt.
Tương lai chàng sẽ trở thành quân vương, tôi là thê tử của chàng, rất có thể tương lai tôi sẽ trở thành mẫu nghi Tề quốc. Tuy đối với cầm kỳ thi họa thiên văn địa lý tôi không có lấy nửa điểm hứng thú, thậm chí còn có phần chán ghét, nhưng tôi cũng không muốn để chàng mất mặt trước toàn dân thiên hạ vì có một thê tử như tôi. Bởi vậy, hằng ngày khi chàng bận giải quyết chính sự, phần lớn thời gian tôi đều ngồi trong thư phòng đọc sách luyện chữ. Kỳ thực, tôi không giỏi mấy thứ đó không phải vì tư chất tôi không tốt mà là vì tôi không có hứng thú. Trước kia là phụ vương bắt ép tôi học, học chỉ mang tính chất chống đối nên kết quả vô cùng tệ; còn bây giờ là tôi tự nguyện, là học vì người tôi thích và bản thân tôi nên kết quả đương nhiên khác hẳn. Trước kia, chỉ nhìn vào trang sách thôi là tôi đã ngáp ngắn ngáp dài, cả người uể oải không chút sức lực, vậy mà giờ đây tôi có thể đọc hơn mười quyển sách một ngày mà không cảm thấy mệt mỏi chút nào. Vì sao lại có sự khác biệt lớn như vậy, vấn đề này chẳng cần bàn cãi gì nhiều, đương nhiên là nhờ tình cảm của tôi dành cho chàng. Nhìn nét chữ mềm mại và thanh thoát dần dưới ngòi bút, tôi cảm thấy hài lòng và tự hào về bản thân mình. Quả nhiên, chỉ cần cố gắng hết sức là tôi có thể làm được.
Hôm nay, sau khi viết xong tờ giấy thứ hai mươi tư, tôi xếp lại xấp giấy Tuyên Thành đặt trên án thư rồi tản bộ trong hoa viên. Lúc đi ngang qua hồ sen, tôi chợt nhớ ra hôm nay chưa cho cá ăn lần nào, bèn gọi A Đào mang thức ăn đến. A Đào là một nô tỳ hoạt bát và nhanh nhẹn, chỉ một lát sau A Đào đã mang thức ăn đến, không để tôi phải đợi lâu. Tôi gật đầu cho A Đào lui ra, còn bản thân thì ngồi bên hồ cho cá ăn. Ngắm đàn cá tranh nhau đớp mồi trong làn nước trong xanh, hương hoa đào thoang thoảng trong gió xuân lành lạnh khiến tâm tình tôi tốt hơn bao giờ hết, mọi buồn phiền mệt mỏi trong chốc lát đều tiêu tan.
Cảnh tượng êm đềm và bình yên này khiến tôi nhớ đến khoảng thời gian tôi còn sống ở Yến quốc; nhớ đến những đêm trăng tròn tôi cùng tứ tỷ ngồi bên hồ sen trò chuyện; nhớ đến những lúc tôi bị phụ vương phạt không được ăn cơm, tỷ ấy đã lén đem đồ ăn đến cho tôi. Bây giờ tỷ ấy sống ra sao khi giả mạo tôi? Chuyện giữa tỷ ấy và trưởng tử của Kim tể tướng thế nào rồi, phụ vương có tác thành cho bọn họ không?
Nghĩ lại mọi chuyện tôi mới cảm thấy bản thân may mắn nhường nào. Tráo đổi tân nương, dối trên lừa dưới, không ngờ lại vô tình tạo nên một mối nhân duyên mỹ mãn. Mối bang giao hữu hảo giữa hai nước được thắt chặt; tỷ ấy có thể lựa chọn phu quân cho mình, có thể cùng người mình yêu sống một cuộc sống hạnh phúc; tôi cũng có thể ở bên người mà tôi yêu. Đó cũng có thể coi là một kết cục mỹ mãn rồi.
Nghĩ đến đây, tôi không kìm được mà nở một nụ cười ngọt ngào.
Còn đang đắm chìm trong những suy nghĩ của chính mình, một giọng nói lanh lảnh vang lên, kéo tôi về thực tại: “Hừ, tỷ thảnh thơi quá nhỉ, còn ngồi cho cá ăn nữa đấy! Vậy mà dám nói là bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện với bổn quận chúa sao?”.
Khỏi cần bàn cũng biết chủ nhân của giọng nói đó chính là Nghi Hàm, vị quận chúa thập phần tôn quý của Tề quốc.
Tôi lạnh nhạt nhìn nàng ta một cái, lại thấy A Đào đứng sau lắp bắp: “Thái tử phi… quận chúa…”. Chỉ vậy thôi cũng đủ để tôi hiểu chuyện gì đang xảy ra. Cũng giống như bao lần khác, Nghi Hàm đến tìm tôi, biết tôi không thích nàng ta nên A Đào tìm một lý do để đuổi khéo nàng ta về. Nhưng với tính cách ngạo mạn phách lối ấy, nàng ta đương nhiên sẽ không chịu ngoan ngoãn ra về trong yên bình, nhất định là không thèm đếm xỉa đến những lời căn ngăn của A Đào mà xông vào hoa viên đòi gặp tôi. Tôi thở dài, cho A Đào lui xuống để cô bé không phải khó xử thêm nữa, đến khi hoa viên rộng lớn chỉ còn lại hai người, tôi mới cất tiếng: “Chưa có sự cho phép của tôi mà cô dám xông vào đây làm loạn sao? Nên nhớ đây là Đông cung, và tôi là nữ chủ nhân của nơi này, đây không phải là phủ quận chúa mà cô có thể ra vào tùy tiện”. Ngừng một lát, lại bổ sung: “Cô được xưng tụng là vị quận chúa cao quý nhất Tề quốc, được đồn đại là người am hiểu lễ nghĩa nữ công, lẽ nào lại chỉ có hư danh, lẽ nào đây chính là hiểu biết mà thế nhân nói tới?”.
Đây chính là món quà đáp lễ của tôi dành cho nàng ta. Ngọc Thất từng nói: “Có qua có lại mới toại lòng nhau”. Bởi vậy, lần trước nàng ta khi dễ tôi, lần này tôi hoàn trả lại, thay đổi vị trí, bây giờ tôi lại là người khi dễ.
Nghi Hàm nhướng cao đôi mày lá liễu: “Hừ, là tôi tưởng tỷ sợ quá nên không dám gặp tôi thôi”.
Tôi đột nhiên cảm thấy buồn cười: “Sợ cô? Tôi ư? Ánh Dương quận chúa, cô quả là khéo suy diễn, suy bụng ta ra bụng người”.
Nói xong câu đó, tôi thấy cặp mày thanh mảnh của nàng ta chau lại, trong mắt như có ngọn lửa lúc ẩn lúc hiện, hiển nhiên là rất tức giận. Thế nhưng, trái với dự đoán của tôi, nàng ta không nổi nóng, cũng không buông lời hạ nhục tôi như lần trước mà lại hít một hơi sâu, kiềm chế cơn giận của mình, cố gắng nhẫn nhịn: “Hôm nay tôi đến đây không phải là để đấu khẩu với tỷ. Tôi khuyên tỷ một câu, từ nay về sau hãy tránh xa Hạo ca một chút, đừng nảy sinh tình cảm với huynh ấy, cũng đừng ôm bất kỳ ảo tưởng nào với huynh ấy nữa, nếu có, hãy mau chấm dứt đi”.
Tâm trạng tôi đột ngột xuống dốc, lòng như bị dìm trong băng lạnh, tôi cau mày nói với nàng ta, không ngờ bản thân cũng có lúc lạnh lùng đến vậy: “Nếu cô đến đây chỉ để nói những câu vô nghĩa đó thì mau về đi, tôi không rảnh để nghe cô lảm nhảm. Còn nữa, những lời đó là tôi nói mới phải, chàng đã có thê tử là tôi, cô đừng mơ tưởng đến chàng nữa”.
Nghi Hàm tỏ vẻ ngạc nhiên trước thái độ của tôi, lát sau lại nói: “Chúng ta vốn chẳng có thiện cảm gì với nhau, tôi không ưa tỷ, tỷ cũng chẳng thích tôi, nhưng tôi muốn tốt cho tỷ nên mới nhắc nhở như vậy. Ngọc Thất, có thể ở Yến quốc tỷ là viên minh châu được người người nâng niu kính trọng, nhưng ở Tề quốc thì tỷ chẳng là gì hết, kể cả trong lòng Hạo ca, tỷ cũng chỉ là…”.
Tôi lạnh lùng ngắt lời: “Nói xong chưa?”.
Tôi đã có ý đuổi nàng ta, nhưng nàng ta vẫn cố chấp nói tiếp: “Vị trí mà tỷ đang ngồi, bao gồm chức vị thái tử phi và thê tử của Hạo ca vốn thuộc về tôi. Không lâu nữa đâu, sẽ có ngày tôi đoạt lại vị trí ấy”.
Lúc đó tôi nghĩ đây chỉ đơn thuần là những lời nàng ta nói trong lúc tức giận, nhất thời bồng bột, nào ngờ những lời ấy lại có ngày trở thành sự thật.
Nếu người nói câu đó là Nghi Hàm ngạo mạn phách lối của ngày thường, tôi sẽ coi như chưa nghe thấy gì. Nhưng hôm nay nàng ta có gì đó rất khác, trang nghiêm và trịnh trọng, không hề có ý đùa cợt, như thể những lời nàng ta nói là thật vậy, khiến tôi không thể không để tâm.
Sau khi nghe Nghi Hàm nói xong, tôi trở về thư phòng với tâm trạng nặng nề. Những lời nàng ta nói cứ lởn vởn trong tâm trí tôi, khiến tôi không thể tập trung, ngồi cả canh giờ mà chẳng viết được chữ nào ra hồn; nó cũng khiến tôi chẳng để ý đến xung quanh, có người bước vào phòng mà tôi không hề hay biết. Mãi cho đến khi người đó lên tiếng, tôi mới sực tỉnh: “Ngồi ngẩn ngơ như vậy, rốt cuộc nàng đang nghĩ gì?”.
Ngước nhìn mỹ nam áo tím không biết xuất hiện từ bao giờ, tôi ngạc nhiên trong chốc lát, sau đó mới lên tiếng: “Chàng ở đây làm gì? Xong việc rồi sao?”. Nói xong liền lập tức đứng dậy, nhường ghế cho chàng.
Chàng ngồi xuống chiếc ghế gỗ hoa lê, khẽ đáp: “Xong rồi”. Ngừng một lát, lại tiếp: “Vừa rồi Nghi Hàm đến tìm nàng sao?”.
Tôi ngạc nhiên hỏi lại: “Sao chàng biết?”.
Chàng không trả lời câu hỏi của tôi mà đáp lại bằng một câu hỏi khác: “Nàng ta đã nói với nàng những gì?”.
Dù vẫn còn ngạc nhiên, tôi vẫn đáp lời chàng: “Cũng chẳng có gì quan trọng, vẫn là mấy lời nàng ta thường nói thôi”.
Hơi thở của chàng ngưng động trong phút chốc, lát sau mới thở phào, dường như trút được gánh nặng: “Vậy thì tốt”. Chẳng để tôi kịp phản ứng, lại tiếp: “Ta hơi khát. Rót cho ta một cốc trà”.
Tôi nhìn ấm trà đặt trên bàn rồi lại nhìn chàng: “Trà ở đây nguội rồi, để thiếp đi pha ấm khác nhé”.
Chàng lắc đầu từ chối ý kiến tôi đưa ra: “Không cần phải nhọc công như vậy, ta uống trà này là được rồi”.
Nghe chàng nói vậy, tôi không nói thêm gì nữa, liền cầm ấm trà rót cho chàng một cốc. Lúc đưa cốc trà cho chàng, tôi nhìn thấy tờ giấy đỏ lẫn trong xấp giấy Tuyên Thành, đợi chàng uống xong rồi nói: “Thiếp nghe nói ở Tề quốc có một tập tục, nếu viết ước nguyện lên giấy đỏ rồi bỏ nó vào một ống trúc nhỏ, sau đó chôn ống trúc ấy sâu trong đất, chỉ cần không để người khác phát hiện ra thì thần linh sẽ biến ước nguyện sẽ trở thành sự thật. Thiếp cũng muốn thử một lần xem sao. Nhưng theo thiếp thấy thì chữ chàng đẹp hơn chữ thiếp rất nhiều, nếu là chàng viết thì thần linh sẽ chú ý đến ước nguyện của thiếp, khả năng nó trở thành sự thật sẽ cao hơn. Vậy nên thiếp muốn chàng viết hộ thiếp, có được không?”.
Chàng đặt cốc trà xuống bàn, nhẹ giọng hỏi: “Nàng mong ước điều gì?”.
Tôi đứng bên án thư, thành thật trả lời: “Thiếp muốn quyến rũ chàng”.
Hạo Thiên: “…”.
Tôi quả thực không nói đùa chàng. Trước khi xuất giá Ngọc Thất có dặn tôi phải quyến rũ chàng, vì Yến quốc và bản thân tôi. Nhân tiện có tập tục này, tôi sẽ thử xem nó có thực sự linh nghiệm hay không.
Hạo Thiên ngẩng đầu nhìn tôi, môi nở nụ cười rất đẹp: “Nếu đó là điều nàng mong ước, thì nó đã trở thành sự thật từ rất lâu rồi”. Ngừng một lát, chàng lại hỏi tôi: “Ngoài nó ra, nàng còn ước nguyện nào không?”.
Tôi soi bóng mình trong đôi mắt sóng sánh đào hoa của chàng, mỉm cười nói những lời từ tận đáy lòng: “Duyên phận ba kiếp, bạc đầu không rời”.
Thoạt đầu chàng ngẩn người, sau đó nở một nụ cười ấm áp như ngọn gió đầu xuân. Khi ánh mắt giao nhau, tôi thấy trong mắt chàng có thứ gì đó đang nảy nở, và trong lòng tôi cũng có thứ gì đó đang lớn dần. Và rất lâu sau này nghĩ lại, tôi mới biết đó là tình yêu.
Đợi cho chữ viết trên giấy đỏ khô mực xong, chúng tôi bỏ nó vào trong một ống trúc nhỏ bằng ngón tay, sau đó đem chúng chôn dưới gốc cây hoa đào trước tẩm điện. Dẫu ước nguyện viết trên giấy đỏ có thành sự thật hay không, bất luận tương lai thế nào, nó vẫn là niềm an ủi và động lực giúp tôi vượt qua khó khăn, để tôi tin vào ngày mai.
Mọi chuyện đang phát triển theo chiều hướng tốt đẹp, tốt đến nỗi tôi cứ ngỡ đây là mơ, không dám nghĩ đây là hiện thực. Từ lúc được gả đến Tề quốc cho đến bây giờ tôi chưa hề gửi cho Ngọc Thất một lá thư nào, thiết nghĩ cũng nên nói cho tỷ ấy biết tình hình ở đây nên đã viết một lá thư kể về Hạo Thiên, kể về chuyện giữa tôi và chàng, nói rằng mọi chuyện đều ổn, tỷ ấy không cần lo lắng, còn hỏi chuyện tình cảm của tỷ ấy thế nào rồi, có thuận lợi hay không, phụ vương có đồng ý hôn sự của tỷ ấy và người đó không, nhưng thư đã gửi được hai tháng rồi mà vẫn chưa nhận được thư hồi âm, tôi có chút hụt hẫng.
Gần đây, ngoài học cầm kỳ thi họa thiên văn địa lý, tôi còn học cách trở thành hiền thê. Mỗi sáng tôi đều dậy sớm hơn chàng, tự tay chuẩn bị nước để chàng rửa mặt; buổi trưa, tôi kêu ngự thiện phòng làm thêm vài món tẩm bổ rồi đích thân mang đến đại điện cho chàng ăn; buổi tối tôi ngồi đợi chàng về cùng ăn cơm, dù muộn thế nào cũng cố thức đợi chàng, không để chuyện xảy ra trong đêm động phòng tái diễn. Không biết chàng nghĩ thế nào, nhưng tôi cảm thấy như vậy là làm tròn trách nhiệm của một hiền thê rồi.
Mọi thứ hiền thê cần làm tôi đều đã cố gắng làm, duy chỉ có một việc dù cố gắng đến đâu tôi cũng không thể làm tốt, đó chính là nấu ăn. Tôi nhớ trước kia Ngọc Thất từng nói, cho dù mang địa vị hay thân phận tôn quý nhường nào, nam nhân vẫn thích nữ nhân vì chàng ta mà đích thân vào bếp. Vì vậy mà vào ngày mười bảy tháng tám, sinh nhật thứ hai mươi của chàng, tôi đã vào bếp làm món gì đó làm chàng vui. Tiếc rằng cuộc đời có nhiều chuyện không như ý muốn, tâm có dư mà tài chẳng đủ, dù đã cố gắng hết sức nhưng tôi vẫn không làm được món nào ra hồn.
Còn nhớ hôm đó, tôi ở trong bếp cả buổi chiều vẫn chưa làm được món nào có thể ăn. Người dính đầy bột, trán lấm tấm mồ hôi, tay bị phồng mấy nốt vì mỡ bắn, vất vả như vậy mới làm được ba món lại phải đổ đi hết. Tôi vừa cảm thấy mệt mỏi vừa tủi thân, chẳng lẽ tôi kém cỏi vậy ư, kém cỏi đến mức không thể làm nổi một món mừng sinh nhận người mình yêu?
Thấy tôi như vậy, A Đào đứng bên khuyên nhủ can ngăn: “Trời sắp tối rồi, nô tỳ nghĩ thái tử phi nên về phòng thì hơn. Thái tử phi có thể dặn ngự thiện phòng làm đồ ăn, hà tất phải nhọc công như vậy, điện hạ thấy người thế này nhất định sẽ rất đau lòng”.
Dẫu là khó khăn, dẫu phải mệt mỏi, tôi cũng muốn vì chàng mà làm chuyện gì đó, đây là tâm trạng của nữ nhân khi yêu, A Đào chưa yêu sao có thể hiểu. Vốn định nói không sao để A Đào yên tâm thì phía sau đã truyền đến một giọng nói êm êm như tiếng suối chảy vọng lại trong đêm khuya thanh vắng: “Đúng vậy. Ta rất đau lòng”.
Tôi giật mình quay người lại, A Đào vội vàng quỳ xuống hành lễ: “Nô tỳ tham kiến thái tử điện hạ”.
Hạo Thiên vận áo chùng tím, ánh mắt liếc qua A Đào đang quỳ dưới đất, nói: “Lui ra đi”. Sau đó đem toàn bộ ánh mắt đặt lên người tôi, đợi A Đào lui ra mới từng bước từng bước lại gần tôi, chậm rãi lên tiếng: “Ta nghe nói nàng ở trong bếp cả buổi chiều để làm đồ ăn, vậy đã làm xong chưa?
Tôi ngượng ngùng gượng cười một tiếng: “Đồ ăn đều đem bỏ đi rồi”. Sau đó hít một hơi sâu, tỏ vẻ hùng hồn: “Dù sao thiếp cũng chỉ muốn làm chàng vui thôi, chàng đâu cần châm chọc thiếp như vậy chứ”.
Chàng không nói gì, chỉ là khóe môi cong thêm một chút.
Tôi đột nhiên cảm thấy tức giận vì nụ cười giễu cợt của chàng: “Hơn nữa, thiếp đổ đồ ăn đi cũng là vì nghĩ cho chàng thôi. Dù rất muốn chàng nếm thử nhưng thiếp cũng không mong sau khi ăn chàng sẽ lâm trọng bệnh nằm liệt giường đâu!”.
Hạo Thiên: “…”.
Kết quả là chàng đích thân làm đồ ăn, còn tôi chỉ việc đứng bên quan sát. Mới đầu nghe chàng nói vậy, tôi vô cùng ngạc nhiên: “Chàng biết nấu ăn sao?”. Chàng đường đường là nam nhi đại trượng phu, là thái tử của Tề quốc, vậy mà lại biết làm việc mà mọi người cho rằng nó chỉ dành cho nữ nhân thôi sao?
Chàng thản nhiên trả lời: “Ít ra cũng biết nấu hơn nàng”.
Do đã bị chàng bắt nạt thành quen, tôi không tiếp tục đấu khẩu với chàng nữa, chỉ biết đứng bên lẳng lặng quan sát.
Lúc mới nhìn, tôi cứ ngỡ chàng là người đã quen với việc bếp núc. Từ khâu chuẩn bị, chế biến cho đến khâu trình bày, chàng đều làm rất tốt. Thật khó để tin rằng người đang đứng cạnh tôi lại là quân vương trong tương lai, một người có thân phận hết sức cao quý.
Sau đó, chàng bảo tôi đi tắm trước khi ăn cơm. Tôi làm theo lời chàng rửa trôi bột mì bám trên người, thay một bộ y phục màu lam rồi chải lại tóc. Chỉnh trang xong tôi đã thấy bàn ăn được dọn sẵn, các món đều được sắp xếp rất đẹp mắt, còn Hạo Thiên thì đang ung dung ngồi chờ tôi. Thấy tôi bước vào phòng, chàng khẽ mỉm cười: “Lại đây”. Đợi tôi yên vị chỗ ngồi xong, chàng lại nói tiếp: “Nếm thử đi, xem đồ ăn ta làm thế nào”.
Cả ngày hôm nay vừa đói vừa mệt, nghe chàng nói vậy, tôi không ngần ngại mà lập tức thưởng thức đồ ăn. Đến khi nếm thử món canh cá chàng nấu, tôi mới biết thì ra chàng không chỉ biết nấu mà còn nấu rất ngon, tay nghề tuyệt đối không hề thua kém các đầu bếp của ngự thiện phòng chút nào.
Phu quân của tôi thật tài giỏi, không chỉ tinh thông cầm kỳ thi họa thiên văn địa lý mà còn rất giỏi nấu ăn. Nghĩ đến điều này, tôi càng thích chàng hơn.
Thấy tôi không nói gì, chàng hỏi lại: “Thế nào? Có ngon hơn nàng nấu không?”.
Tôi gật đầu lia lịa: “Đương nhiên rồi. Chàng nấu ngon như vậy, sao thiếp có thể sánh được chứ”. Nghĩ đến chuyện đó lại cảm thấy tủi thân: “Sao chàng lại hoàn hảo như vậy, vừa chơi đàn giỏi vừa nấu ăn ngon, coi bộ chàng làm hiền thê giỏi hơn thiếp đấy! A, phải rồi. Hay chúng ta đổi vị trí cho nhau đi, thiếp làm phu quân, còn chàng làm thê tử?”.
Khuôn mặt đẹp đẽ hiếm có của chàng lập tức sa sầm, cả người như tỏa ra hàn khí. Nhìn cảnh tượng ấy, tôi hít vào một ngụm khí lạnh, phát hiện ra mình đã lỡ lời, nhưng lúc đó có hối hận cũng không kịp nữa rồi.
Tôi vô tình chọc giận Hạo Thiên, hậu quả là đêm đó bị chàng giày vò đến nỗi không thể ngủ được. Tôi mệt mỏi nằm trên giường, cả người ê ẩm đau nhức, còn chàng thì hoàn toàn ngược lại, chẳng có lấy nửa điểm mệt mỏi, dường như chẳng phí chút sức lực nào, hơn nữa còn chăm chú nhìn tôi, khóe môi nhếch lên tạo thành nụ cười tuyệt đẹp khiến người ta nổi giận: “Thế nào, còn muốn đổi vị trí nữa không?”.
Tôi lườm chàng, hận không thể trả lại mối thù này cho chàng.
Thấy bộ dạng sống dở chết dở của tôi, chàng lại bật cười, nụ cười tà mị, giọng điệu mờ ám: “Lần sau muốn làm ta vui không nhất thiết phải nhọc công như vậy, chỉ cần làm thế này là được rồi”.
Mặt tôi hiện tại còn đỏ hơn gấc chín. Như vậy mà còn không phải là “nhọc công” sao? Đến tận bây giờ tôi mới biết, đừng dễ tin vào vẻ bề ngoài, cũng đừng dựa vào vẻ ngoài mà đánh giá một con người, điển hình chính là vị phu quân trong ngoài bất nhất của tôi.
Tương lai chàng sẽ trở thành quân vương, tôi là thê tử của chàng, rất có thể tương lai tôi sẽ trở thành mẫu nghi Tề quốc. Tuy đối với cầm kỳ thi họa thiên văn địa lý tôi không có lấy nửa điểm hứng thú, thậm chí còn có phần chán ghét, nhưng tôi cũng không muốn để chàng mất mặt trước toàn dân thiên hạ vì có một thê tử như tôi. Bởi vậy, hằng ngày khi chàng bận giải quyết chính sự, phần lớn thời gian tôi đều ngồi trong thư phòng đọc sách luyện chữ. Kỳ thực, tôi không giỏi mấy thứ đó không phải vì tư chất tôi không tốt mà là vì tôi không có hứng thú. Trước kia là phụ vương bắt ép tôi học, học chỉ mang tính chất chống đối nên kết quả vô cùng tệ; còn bây giờ là tôi tự nguyện, là học vì người tôi thích và bản thân tôi nên kết quả đương nhiên khác hẳn. Trước kia, chỉ nhìn vào trang sách thôi là tôi đã ngáp ngắn ngáp dài, cả người uể oải không chút sức lực, vậy mà giờ đây tôi có thể đọc hơn mười quyển sách một ngày mà không cảm thấy mệt mỏi chút nào. Vì sao lại có sự khác biệt lớn như vậy, vấn đề này chẳng cần bàn cãi gì nhiều, đương nhiên là nhờ tình cảm của tôi dành cho chàng. Nhìn nét chữ mềm mại và thanh thoát dần dưới ngòi bút, tôi cảm thấy hài lòng và tự hào về bản thân mình. Quả nhiên, chỉ cần cố gắng hết sức là tôi có thể làm được.
Hôm nay, sau khi viết xong tờ giấy thứ hai mươi tư, tôi xếp lại xấp giấy Tuyên Thành đặt trên án thư rồi tản bộ trong hoa viên. Lúc đi ngang qua hồ sen, tôi chợt nhớ ra hôm nay chưa cho cá ăn lần nào, bèn gọi A Đào mang thức ăn đến. A Đào là một nô tỳ hoạt bát và nhanh nhẹn, chỉ một lát sau A Đào đã mang thức ăn đến, không để tôi phải đợi lâu. Tôi gật đầu cho A Đào lui ra, còn bản thân thì ngồi bên hồ cho cá ăn. Ngắm đàn cá tranh nhau đớp mồi trong làn nước trong xanh, hương hoa đào thoang thoảng trong gió xuân lành lạnh khiến tâm tình tôi tốt hơn bao giờ hết, mọi buồn phiền mệt mỏi trong chốc lát đều tiêu tan.
Cảnh tượng êm đềm và bình yên này khiến tôi nhớ đến khoảng thời gian tôi còn sống ở Yến quốc; nhớ đến những đêm trăng tròn tôi cùng tứ tỷ ngồi bên hồ sen trò chuyện; nhớ đến những lúc tôi bị phụ vương phạt không được ăn cơm, tỷ ấy đã lén đem đồ ăn đến cho tôi. Bây giờ tỷ ấy sống ra sao khi giả mạo tôi? Chuyện giữa tỷ ấy và trưởng tử của Kim tể tướng thế nào rồi, phụ vương có tác thành cho bọn họ không?
Nghĩ lại mọi chuyện tôi mới cảm thấy bản thân may mắn nhường nào. Tráo đổi tân nương, dối trên lừa dưới, không ngờ lại vô tình tạo nên một mối nhân duyên mỹ mãn. Mối bang giao hữu hảo giữa hai nước được thắt chặt; tỷ ấy có thể lựa chọn phu quân cho mình, có thể cùng người mình yêu sống một cuộc sống hạnh phúc; tôi cũng có thể ở bên người mà tôi yêu. Đó cũng có thể coi là một kết cục mỹ mãn rồi.
Nghĩ đến đây, tôi không kìm được mà nở một nụ cười ngọt ngào.
Còn đang đắm chìm trong những suy nghĩ của chính mình, một giọng nói lanh lảnh vang lên, kéo tôi về thực tại: “Hừ, tỷ thảnh thơi quá nhỉ, còn ngồi cho cá ăn nữa đấy! Vậy mà dám nói là bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện với bổn quận chúa sao?”.
Khỏi cần bàn cũng biết chủ nhân của giọng nói đó chính là Nghi Hàm, vị quận chúa thập phần tôn quý của Tề quốc.
Tôi lạnh nhạt nhìn nàng ta một cái, lại thấy A Đào đứng sau lắp bắp: “Thái tử phi… quận chúa…”. Chỉ vậy thôi cũng đủ để tôi hiểu chuyện gì đang xảy ra. Cũng giống như bao lần khác, Nghi Hàm đến tìm tôi, biết tôi không thích nàng ta nên A Đào tìm một lý do để đuổi khéo nàng ta về. Nhưng với tính cách ngạo mạn phách lối ấy, nàng ta đương nhiên sẽ không chịu ngoan ngoãn ra về trong yên bình, nhất định là không thèm đếm xỉa đến những lời căn ngăn của A Đào mà xông vào hoa viên đòi gặp tôi. Tôi thở dài, cho A Đào lui xuống để cô bé không phải khó xử thêm nữa, đến khi hoa viên rộng lớn chỉ còn lại hai người, tôi mới cất tiếng: “Chưa có sự cho phép của tôi mà cô dám xông vào đây làm loạn sao? Nên nhớ đây là Đông cung, và tôi là nữ chủ nhân của nơi này, đây không phải là phủ quận chúa mà cô có thể ra vào tùy tiện”. Ngừng một lát, lại bổ sung: “Cô được xưng tụng là vị quận chúa cao quý nhất Tề quốc, được đồn đại là người am hiểu lễ nghĩa nữ công, lẽ nào lại chỉ có hư danh, lẽ nào đây chính là hiểu biết mà thế nhân nói tới?”.
Đây chính là món quà đáp lễ của tôi dành cho nàng ta. Ngọc Thất từng nói: “Có qua có lại mới toại lòng nhau”. Bởi vậy, lần trước nàng ta khi dễ tôi, lần này tôi hoàn trả lại, thay đổi vị trí, bây giờ tôi lại là người khi dễ.
Nghi Hàm nhướng cao đôi mày lá liễu: “Hừ, là tôi tưởng tỷ sợ quá nên không dám gặp tôi thôi”.
Tôi đột nhiên cảm thấy buồn cười: “Sợ cô? Tôi ư? Ánh Dương quận chúa, cô quả là khéo suy diễn, suy bụng ta ra bụng người”.
Nói xong câu đó, tôi thấy cặp mày thanh mảnh của nàng ta chau lại, trong mắt như có ngọn lửa lúc ẩn lúc hiện, hiển nhiên là rất tức giận. Thế nhưng, trái với dự đoán của tôi, nàng ta không nổi nóng, cũng không buông lời hạ nhục tôi như lần trước mà lại hít một hơi sâu, kiềm chế cơn giận của mình, cố gắng nhẫn nhịn: “Hôm nay tôi đến đây không phải là để đấu khẩu với tỷ. Tôi khuyên tỷ một câu, từ nay về sau hãy tránh xa Hạo ca một chút, đừng nảy sinh tình cảm với huynh ấy, cũng đừng ôm bất kỳ ảo tưởng nào với huynh ấy nữa, nếu có, hãy mau chấm dứt đi”.
Tâm trạng tôi đột ngột xuống dốc, lòng như bị dìm trong băng lạnh, tôi cau mày nói với nàng ta, không ngờ bản thân cũng có lúc lạnh lùng đến vậy: “Nếu cô đến đây chỉ để nói những câu vô nghĩa đó thì mau về đi, tôi không rảnh để nghe cô lảm nhảm. Còn nữa, những lời đó là tôi nói mới phải, chàng đã có thê tử là tôi, cô đừng mơ tưởng đến chàng nữa”.
Nghi Hàm tỏ vẻ ngạc nhiên trước thái độ của tôi, lát sau lại nói: “Chúng ta vốn chẳng có thiện cảm gì với nhau, tôi không ưa tỷ, tỷ cũng chẳng thích tôi, nhưng tôi muốn tốt cho tỷ nên mới nhắc nhở như vậy. Ngọc Thất, có thể ở Yến quốc tỷ là viên minh châu được người người nâng niu kính trọng, nhưng ở Tề quốc thì tỷ chẳng là gì hết, kể cả trong lòng Hạo ca, tỷ cũng chỉ là…”.
Tôi lạnh lùng ngắt lời: “Nói xong chưa?”.
Tôi đã có ý đuổi nàng ta, nhưng nàng ta vẫn cố chấp nói tiếp: “Vị trí mà tỷ đang ngồi, bao gồm chức vị thái tử phi và thê tử của Hạo ca vốn thuộc về tôi. Không lâu nữa đâu, sẽ có ngày tôi đoạt lại vị trí ấy”.
Lúc đó tôi nghĩ đây chỉ đơn thuần là những lời nàng ta nói trong lúc tức giận, nhất thời bồng bột, nào ngờ những lời ấy lại có ngày trở thành sự thật.
Nếu người nói câu đó là Nghi Hàm ngạo mạn phách lối của ngày thường, tôi sẽ coi như chưa nghe thấy gì. Nhưng hôm nay nàng ta có gì đó rất khác, trang nghiêm và trịnh trọng, không hề có ý đùa cợt, như thể những lời nàng ta nói là thật vậy, khiến tôi không thể không để tâm.
Sau khi nghe Nghi Hàm nói xong, tôi trở về thư phòng với tâm trạng nặng nề. Những lời nàng ta nói cứ lởn vởn trong tâm trí tôi, khiến tôi không thể tập trung, ngồi cả canh giờ mà chẳng viết được chữ nào ra hồn; nó cũng khiến tôi chẳng để ý đến xung quanh, có người bước vào phòng mà tôi không hề hay biết. Mãi cho đến khi người đó lên tiếng, tôi mới sực tỉnh: “Ngồi ngẩn ngơ như vậy, rốt cuộc nàng đang nghĩ gì?”.
Ngước nhìn mỹ nam áo tím không biết xuất hiện từ bao giờ, tôi ngạc nhiên trong chốc lát, sau đó mới lên tiếng: “Chàng ở đây làm gì? Xong việc rồi sao?”. Nói xong liền lập tức đứng dậy, nhường ghế cho chàng.
Chàng ngồi xuống chiếc ghế gỗ hoa lê, khẽ đáp: “Xong rồi”. Ngừng một lát, lại tiếp: “Vừa rồi Nghi Hàm đến tìm nàng sao?”.
Tôi ngạc nhiên hỏi lại: “Sao chàng biết?”.
Chàng không trả lời câu hỏi của tôi mà đáp lại bằng một câu hỏi khác: “Nàng ta đã nói với nàng những gì?”.
Dù vẫn còn ngạc nhiên, tôi vẫn đáp lời chàng: “Cũng chẳng có gì quan trọng, vẫn là mấy lời nàng ta thường nói thôi”.
Hơi thở của chàng ngưng động trong phút chốc, lát sau mới thở phào, dường như trút được gánh nặng: “Vậy thì tốt”. Chẳng để tôi kịp phản ứng, lại tiếp: “Ta hơi khát. Rót cho ta một cốc trà”.
Tôi nhìn ấm trà đặt trên bàn rồi lại nhìn chàng: “Trà ở đây nguội rồi, để thiếp đi pha ấm khác nhé”.
Chàng lắc đầu từ chối ý kiến tôi đưa ra: “Không cần phải nhọc công như vậy, ta uống trà này là được rồi”.
Nghe chàng nói vậy, tôi không nói thêm gì nữa, liền cầm ấm trà rót cho chàng một cốc. Lúc đưa cốc trà cho chàng, tôi nhìn thấy tờ giấy đỏ lẫn trong xấp giấy Tuyên Thành, đợi chàng uống xong rồi nói: “Thiếp nghe nói ở Tề quốc có một tập tục, nếu viết ước nguyện lên giấy đỏ rồi bỏ nó vào một ống trúc nhỏ, sau đó chôn ống trúc ấy sâu trong đất, chỉ cần không để người khác phát hiện ra thì thần linh sẽ biến ước nguyện sẽ trở thành sự thật. Thiếp cũng muốn thử một lần xem sao. Nhưng theo thiếp thấy thì chữ chàng đẹp hơn chữ thiếp rất nhiều, nếu là chàng viết thì thần linh sẽ chú ý đến ước nguyện của thiếp, khả năng nó trở thành sự thật sẽ cao hơn. Vậy nên thiếp muốn chàng viết hộ thiếp, có được không?”.
Chàng đặt cốc trà xuống bàn, nhẹ giọng hỏi: “Nàng mong ước điều gì?”.
Tôi đứng bên án thư, thành thật trả lời: “Thiếp muốn quyến rũ chàng”.
Hạo Thiên: “…”.
Tôi quả thực không nói đùa chàng. Trước khi xuất giá Ngọc Thất có dặn tôi phải quyến rũ chàng, vì Yến quốc và bản thân tôi. Nhân tiện có tập tục này, tôi sẽ thử xem nó có thực sự linh nghiệm hay không.
Hạo Thiên ngẩng đầu nhìn tôi, môi nở nụ cười rất đẹp: “Nếu đó là điều nàng mong ước, thì nó đã trở thành sự thật từ rất lâu rồi”. Ngừng một lát, chàng lại hỏi tôi: “Ngoài nó ra, nàng còn ước nguyện nào không?”.
Tôi soi bóng mình trong đôi mắt sóng sánh đào hoa của chàng, mỉm cười nói những lời từ tận đáy lòng: “Duyên phận ba kiếp, bạc đầu không rời”.
Thoạt đầu chàng ngẩn người, sau đó nở một nụ cười ấm áp như ngọn gió đầu xuân. Khi ánh mắt giao nhau, tôi thấy trong mắt chàng có thứ gì đó đang nảy nở, và trong lòng tôi cũng có thứ gì đó đang lớn dần. Và rất lâu sau này nghĩ lại, tôi mới biết đó là tình yêu.
Đợi cho chữ viết trên giấy đỏ khô mực xong, chúng tôi bỏ nó vào trong một ống trúc nhỏ bằng ngón tay, sau đó đem chúng chôn dưới gốc cây hoa đào trước tẩm điện. Dẫu ước nguyện viết trên giấy đỏ có thành sự thật hay không, bất luận tương lai thế nào, nó vẫn là niềm an ủi và động lực giúp tôi vượt qua khó khăn, để tôi tin vào ngày mai.
Mọi chuyện đang phát triển theo chiều hướng tốt đẹp, tốt đến nỗi tôi cứ ngỡ đây là mơ, không dám nghĩ đây là hiện thực. Từ lúc được gả đến Tề quốc cho đến bây giờ tôi chưa hề gửi cho Ngọc Thất một lá thư nào, thiết nghĩ cũng nên nói cho tỷ ấy biết tình hình ở đây nên đã viết một lá thư kể về Hạo Thiên, kể về chuyện giữa tôi và chàng, nói rằng mọi chuyện đều ổn, tỷ ấy không cần lo lắng, còn hỏi chuyện tình cảm của tỷ ấy thế nào rồi, có thuận lợi hay không, phụ vương có đồng ý hôn sự của tỷ ấy và người đó không, nhưng thư đã gửi được hai tháng rồi mà vẫn chưa nhận được thư hồi âm, tôi có chút hụt hẫng.
Gần đây, ngoài học cầm kỳ thi họa thiên văn địa lý, tôi còn học cách trở thành hiền thê. Mỗi sáng tôi đều dậy sớm hơn chàng, tự tay chuẩn bị nước để chàng rửa mặt; buổi trưa, tôi kêu ngự thiện phòng làm thêm vài món tẩm bổ rồi đích thân mang đến đại điện cho chàng ăn; buổi tối tôi ngồi đợi chàng về cùng ăn cơm, dù muộn thế nào cũng cố thức đợi chàng, không để chuyện xảy ra trong đêm động phòng tái diễn. Không biết chàng nghĩ thế nào, nhưng tôi cảm thấy như vậy là làm tròn trách nhiệm của một hiền thê rồi.
Mọi thứ hiền thê cần làm tôi đều đã cố gắng làm, duy chỉ có một việc dù cố gắng đến đâu tôi cũng không thể làm tốt, đó chính là nấu ăn. Tôi nhớ trước kia Ngọc Thất từng nói, cho dù mang địa vị hay thân phận tôn quý nhường nào, nam nhân vẫn thích nữ nhân vì chàng ta mà đích thân vào bếp. Vì vậy mà vào ngày mười bảy tháng tám, sinh nhật thứ hai mươi của chàng, tôi đã vào bếp làm món gì đó làm chàng vui. Tiếc rằng cuộc đời có nhiều chuyện không như ý muốn, tâm có dư mà tài chẳng đủ, dù đã cố gắng hết sức nhưng tôi vẫn không làm được món nào ra hồn.
Còn nhớ hôm đó, tôi ở trong bếp cả buổi chiều vẫn chưa làm được món nào có thể ăn. Người dính đầy bột, trán lấm tấm mồ hôi, tay bị phồng mấy nốt vì mỡ bắn, vất vả như vậy mới làm được ba món lại phải đổ đi hết. Tôi vừa cảm thấy mệt mỏi vừa tủi thân, chẳng lẽ tôi kém cỏi vậy ư, kém cỏi đến mức không thể làm nổi một món mừng sinh nhận người mình yêu?
Thấy tôi như vậy, A Đào đứng bên khuyên nhủ can ngăn: “Trời sắp tối rồi, nô tỳ nghĩ thái tử phi nên về phòng thì hơn. Thái tử phi có thể dặn ngự thiện phòng làm đồ ăn, hà tất phải nhọc công như vậy, điện hạ thấy người thế này nhất định sẽ rất đau lòng”.
Dẫu là khó khăn, dẫu phải mệt mỏi, tôi cũng muốn vì chàng mà làm chuyện gì đó, đây là tâm trạng của nữ nhân khi yêu, A Đào chưa yêu sao có thể hiểu. Vốn định nói không sao để A Đào yên tâm thì phía sau đã truyền đến một giọng nói êm êm như tiếng suối chảy vọng lại trong đêm khuya thanh vắng: “Đúng vậy. Ta rất đau lòng”.
Tôi giật mình quay người lại, A Đào vội vàng quỳ xuống hành lễ: “Nô tỳ tham kiến thái tử điện hạ”.
Hạo Thiên vận áo chùng tím, ánh mắt liếc qua A Đào đang quỳ dưới đất, nói: “Lui ra đi”. Sau đó đem toàn bộ ánh mắt đặt lên người tôi, đợi A Đào lui ra mới từng bước từng bước lại gần tôi, chậm rãi lên tiếng: “Ta nghe nói nàng ở trong bếp cả buổi chiều để làm đồ ăn, vậy đã làm xong chưa?
Tôi ngượng ngùng gượng cười một tiếng: “Đồ ăn đều đem bỏ đi rồi”. Sau đó hít một hơi sâu, tỏ vẻ hùng hồn: “Dù sao thiếp cũng chỉ muốn làm chàng vui thôi, chàng đâu cần châm chọc thiếp như vậy chứ”.
Chàng không nói gì, chỉ là khóe môi cong thêm một chút.
Tôi đột nhiên cảm thấy tức giận vì nụ cười giễu cợt của chàng: “Hơn nữa, thiếp đổ đồ ăn đi cũng là vì nghĩ cho chàng thôi. Dù rất muốn chàng nếm thử nhưng thiếp cũng không mong sau khi ăn chàng sẽ lâm trọng bệnh nằm liệt giường đâu!”.
Hạo Thiên: “…”.
Kết quả là chàng đích thân làm đồ ăn, còn tôi chỉ việc đứng bên quan sát. Mới đầu nghe chàng nói vậy, tôi vô cùng ngạc nhiên: “Chàng biết nấu ăn sao?”. Chàng đường đường là nam nhi đại trượng phu, là thái tử của Tề quốc, vậy mà lại biết làm việc mà mọi người cho rằng nó chỉ dành cho nữ nhân thôi sao?
Chàng thản nhiên trả lời: “Ít ra cũng biết nấu hơn nàng”.
Do đã bị chàng bắt nạt thành quen, tôi không tiếp tục đấu khẩu với chàng nữa, chỉ biết đứng bên lẳng lặng quan sát.
Lúc mới nhìn, tôi cứ ngỡ chàng là người đã quen với việc bếp núc. Từ khâu chuẩn bị, chế biến cho đến khâu trình bày, chàng đều làm rất tốt. Thật khó để tin rằng người đang đứng cạnh tôi lại là quân vương trong tương lai, một người có thân phận hết sức cao quý.
Sau đó, chàng bảo tôi đi tắm trước khi ăn cơm. Tôi làm theo lời chàng rửa trôi bột mì bám trên người, thay một bộ y phục màu lam rồi chải lại tóc. Chỉnh trang xong tôi đã thấy bàn ăn được dọn sẵn, các món đều được sắp xếp rất đẹp mắt, còn Hạo Thiên thì đang ung dung ngồi chờ tôi. Thấy tôi bước vào phòng, chàng khẽ mỉm cười: “Lại đây”. Đợi tôi yên vị chỗ ngồi xong, chàng lại nói tiếp: “Nếm thử đi, xem đồ ăn ta làm thế nào”.
Cả ngày hôm nay vừa đói vừa mệt, nghe chàng nói vậy, tôi không ngần ngại mà lập tức thưởng thức đồ ăn. Đến khi nếm thử món canh cá chàng nấu, tôi mới biết thì ra chàng không chỉ biết nấu mà còn nấu rất ngon, tay nghề tuyệt đối không hề thua kém các đầu bếp của ngự thiện phòng chút nào.
Phu quân của tôi thật tài giỏi, không chỉ tinh thông cầm kỳ thi họa thiên văn địa lý mà còn rất giỏi nấu ăn. Nghĩ đến điều này, tôi càng thích chàng hơn.
Thấy tôi không nói gì, chàng hỏi lại: “Thế nào? Có ngon hơn nàng nấu không?”.
Tôi gật đầu lia lịa: “Đương nhiên rồi. Chàng nấu ngon như vậy, sao thiếp có thể sánh được chứ”. Nghĩ đến chuyện đó lại cảm thấy tủi thân: “Sao chàng lại hoàn hảo như vậy, vừa chơi đàn giỏi vừa nấu ăn ngon, coi bộ chàng làm hiền thê giỏi hơn thiếp đấy! A, phải rồi. Hay chúng ta đổi vị trí cho nhau đi, thiếp làm phu quân, còn chàng làm thê tử?”.
Khuôn mặt đẹp đẽ hiếm có của chàng lập tức sa sầm, cả người như tỏa ra hàn khí. Nhìn cảnh tượng ấy, tôi hít vào một ngụm khí lạnh, phát hiện ra mình đã lỡ lời, nhưng lúc đó có hối hận cũng không kịp nữa rồi.
Tôi vô tình chọc giận Hạo Thiên, hậu quả là đêm đó bị chàng giày vò đến nỗi không thể ngủ được. Tôi mệt mỏi nằm trên giường, cả người ê ẩm đau nhức, còn chàng thì hoàn toàn ngược lại, chẳng có lấy nửa điểm mệt mỏi, dường như chẳng phí chút sức lực nào, hơn nữa còn chăm chú nhìn tôi, khóe môi nhếch lên tạo thành nụ cười tuyệt đẹp khiến người ta nổi giận: “Thế nào, còn muốn đổi vị trí nữa không?”.
Tôi lườm chàng, hận không thể trả lại mối thù này cho chàng.
Thấy bộ dạng sống dở chết dở của tôi, chàng lại bật cười, nụ cười tà mị, giọng điệu mờ ám: “Lần sau muốn làm ta vui không nhất thiết phải nhọc công như vậy, chỉ cần làm thế này là được rồi”.
Mặt tôi hiện tại còn đỏ hơn gấc chín. Như vậy mà còn không phải là “nhọc công” sao? Đến tận bây giờ tôi mới biết, đừng dễ tin vào vẻ bề ngoài, cũng đừng dựa vào vẻ ngoài mà đánh giá một con người, điển hình chính là vị phu quân trong ngoài bất nhất của tôi.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook