Tam Khí Công Tử
-
Chương 10
Cuốn 1: Nhất thế mộc sinh hoa
Chương 10:
Editor: Miklinh
Đôi cha con kia quả thực không dám tin có người thay bọn họ trả tô điền, nên mừng đến phát khóc, không biết nói thế nào cho phải, đành dập đầu cảm tạ; xe ngựa đã đi mà vẫn quỳ trên mặt đất kêu tạ ân công.
Diệp Dung Chi quay đầu, nhìn thoáng qua đôi cha con, chậm rãi mở miệng: "Hóa ra Hồ gia lại là người dễ dãi như vậy"
Hô Thông bị trào phúng, trong lòng khó chịu, nhưng biết người này vẫn luôn là người mà thúc thúc hắn muốn giao hảo, đành nén nhịn não ý trong lòng, vờ như không hiểu sự, hỏi: "Công tử có ý gì?"
"Đương nhiên là hảo ý." Diệp Dung Chi liếc nhìn Hồ Thông, cong khóe môi, nói: "Hôm nay, người nhìn thấy Hồ gia đến thu tô điền không ít, nếu để mọi người biết chỉ cần năm trăm lượng là có thể đuổi ngài, sau này họ sẽ đối đãi Hồ gia thế nào, sau này Hồ gia làm sao khiến người khác kinh sợ?" Hắn nói xong, nhìn về phía đôi cha con, tỏ vẻ dụng tâm lương khổ; mà ánh mắt kia lại mang hàm ý rõ ràng: trên đời này không có bức tường nào che kín gió.
Hồ Thông thầm nghĩ một lúc, cũng công nhận! Nếu để mọi người biết chắc chắn sẽ bị khinh thường, hơn nữa, nếu việc truyền đế tai thúc thúc chỉ sợ hắn còn phải chịu tội, nếu vậy, đây đúng là được nhỏ mất lớn.
Hắn vội vã nhìn Diệp Dung Chi, khúm núm cười, hỏi: "Công tử nói đúng, nhưng nay đã thu tiền, ta phải làm thế nào?"
Diệp Dung Chi nghe vậy, ý vị thâm trường cười, đáp: "Bạc này là vị công tử kia muốn cho, đó là chuyện của hắn; lão giả này xét đến cùng cũng không trả được bạc, Hồ gia cứ thuận theo tự nhiên mà làm"
Hồ thông nghe xong, vẻ mặt bừng tỉnh đại ngộ, nhìn Diệp Dung Chi cười tủm tỉm nói: "Cũng may nhờ có công tử chỉ điểm, nếu không ta đã trở thành trò cười cho thiên hạ". Đoạn, hắn quay đầu quát: "Nhanh lôi nữ nhân này đi cho ta!"
Đôi cha con kia còn chưa thoát khỏi niềm vui gặp được người tốt, đã ngã vào biến cố đột ngột. Lão Trương mở to hai mắt; lão chưa từng gặp người như vậy, đã không giúp thì chớ còn thừa cơ bỏ đá xuống giếng. Lão định xông lên liều mạng với Diệp Dung Chi, lại bị người của Hồ Thông chế trụ gắt gao, không thể động đậy, chỉ có thể mắng Diệp Dung Chi liên hồi.
Con gái lão Trương bị người kéo về phía trước, nàng sống chết dãy dụa, vừa nhìn Diệp Dung Chi bằng đôi mắt oán độc đến khắc cốt, hận không thể ăn da nuốt thịt, vừa khóc mắng: "Súc sinh, ta làm quỷ cũng không tha cho ngươi, ngươi nhất định không được chết tử tế!"
Hồ Thông hung hăng quăng một cái tát lên mặt nữ tử, mắng: "Kêu cái rắm, lão tử đưa ngươi đi hưởng phúc còn không vừa ý, còn dám lên mặt!"
Nữ tử bị đánh, khóe miệng rỉ máu, hận ý tận trời. Nàng nhìn Diệp Dung Chi, đột nhiên cười to, nói: "Chuyện ngươi làm, trời đang nhìn, súc sinh như các ngươi nhất định sẽ gặp báo ứng!"
Diệp Dung Chi vẫn một mực bát phong bất động (hoàn toàn bất động, tám gió không lay chuyển), chút chửi rủa ấy với hắn mà nói khá là cũ, hắn cũng không rảnh để nghe hết. Hắn ngẩng đầu nhìn trời, khóe miệng chợt trào phúng cười, thản nhiên nói: "Ngươi hẳn sẽ thất vọng, ông trời xưa nay đều không mở mắt."
Giữa trưa, mặt trời chạm đỉnh, nóng đến bực mình. Thanh âm của hắn giống như thanh tuyền trong núi, cực kì thanh liệt, nghe mà như có luồng khí mát mẻ phả vào mặt, vậy mà không ngờ lời lẽ đều là lời đại nghịch bất đạo.
***
Lý Ngôn Tông ngồi đối diện, nhìn Yên Chi vẫn đang tâm sự trùng trùng, hỏi: "Nếu đồ ăn không hợp khẩu vị, để tiểu nhị bày thêm vài món?"
Yên Chi buông đũa, hơi mỏi mệt đáp: "Không cần, chỉ là hơi mệt, ta đi nghỉ một chút." Đoạn hơi gật đầu ý bảo Lý Ngôn Tông ăn sau, rồi đứng dậy, lên lầu, trở về phòng.
Nàng ngồi bên cửa sổ, suy nghĩ hồi lâu. Chuyện trước kia như gió thổi đến. Hôm nay, nhìn thấy Diệp Dung Chi, nàng lại nhớ đến tháng ngày ở bãi tha ma mà đây giờ với nàng mà nói, hệt như một giấc mộng; khiến nàng vừa hoài niệm, vừa sợ hãi.
Nơi như bãi tha ma, nếu không phải nàng biết tự vui tự đùa, lại có nguyên tắc, chỉ sợ đã sớm giống như những lệ quỷ kia, chỉ biết oán hận; sống ở phàm trần hơn tám năm, nàng không bao giờ muốn trở về nơi hoang vắng thống khổ như vậy nữa.
Yên Chi lấy bản mệnh của Lý Ngôn Tông từ trong ống tay áo, chữ trên giấy chỉ mình nàng thấy, nếu người khác nhìn cũng chỉ nghĩ rằng đó là một cuốn sách không chữ. Lý Ngôn Tông vẫn luôn xem nàng là bán tiên, thần cơ diệu toán, kì thực nàng chỉ dựa hơi bản mệnh này.
Hơn tám năm qua, nàng vẫn luôn ở bên cạnh Lý Ngôn Tông, giúp hắn tránh kiếp. Đời này hắn xuất thân phú quý, lại trí tuệ hiếu học; học vấn vô cùng tốt, trưởng bối trong nhà đều coi trọng, ngày sau sĩ đồ phong quang. Mệnh tốt như vậy, Long vương kia vẫn lo nhi tử sẽ chịu thiệt thòi, còn muốn địa chủ tìm mọi cách chiếu ứng.
Hắn và A Dung đúng là cách biệt đất trời. Bởi vậy mới nói, đầu thai tốt cũng là một loại năng lực. Nếu A Dung có một người cha như vậy làm hậu phương, săn sóc đủ mặt, có lẽ sẽ chẳng bao giờ chịu những ngày tháng thống khổ vậy.
A Dung, hắn giờ đây đã thay đổi quá nhiều. Nếu không nhờ vết thai kí trên mặt hắn, nàng không thể nhìn một lần mà nhận ra. Mà hắn đúng là giống như nàng vẫn đoán, lớn lên tuấn nhã thanh tú, ngay cả vết thai kí cũng không cản trở được nét yêu nghiệt tai họa của hắn, dù vết thai kí ấy mới nhìn có chút dọa người, không những màu đỏ, còn nằm trên khuôn mặt trắng sáng. Người khác chỉ tiếc vết bớt làm hỏng khuôn mặt, nghĩ rằng nếu nó biến mất, sẽ càng đẹp mắt. Nhưng Yên Chi không tưởng tượng được nếu mặt hắn không có vết bớt ấy thì sẽ thế nào. Tựa như vết bớt này là một điểm nhấn, giống như một cái bình gốm, quá hoàn mĩ trơn bóng có vẻ tầm thường, nếu có một chút vết nứt làm hoa văn lại trở thành nét đẹp ý nhị độc đáo.
Nàng vốn từng nghĩ, hí tử ở bãi tha ma là người đẹp nhất nàng từng gặp; bây giờ mới biết kiến thức hạn hẹp, Diệp Dung Chi nếu so với hí tử, đúng thật là tự hạ thấp mình. Hắn bây giờ cũng không âm trầm như trước, cũng không biết đó có phải là vỏ bọc hay không? Dù sao tính tình khác biệt trời vực như đổi người, nếu không phải là thoát thai hoán cốt (hoàn toàn thay đổi, tựa như tái sinh), thì chính là ngụy trang quá giỏi. Nếu là vế trước, Yên Chi sẽ rất vui mừng, dù sao nàng cũng từng là phu tử của hắn, đương nhiên hi vọng hắn là người tốt. Nhưng nếu là vế sau, nàng cũng không khỏi mao cốt tủng nhiên (sợ đến dựng cả lông =)). Có vài thứ, nếu nhìn được bằng mắt sẽ không sợ hãi, nhưng nếu giấu ở một nơi bí mật nào đó, trong tận xương tủy chẳng hạn, mới khiến người sợ hãi.
Chỉ mong mọi suy nghĩ của nàng là sai.
***
Sắc trời dần dần sẫm lại, người trên trấn ngày càng nhiều. Ban ngày vốn đã náo nhiệt ồn ã, nhưng buổi chiều tối người lại còn đông người hơn, hai bên đường treo đầy lồng đèn hoa đẹp mắt, quầy hàng san sát, ồn ào tiếng người bán hàng chào khách.
Yên Chi vui vẻ ngắm nhìn. Nàng ở bãi tha ma quạnh quẽ mấy trăm năm, bây giờ thích nhất là náo nhiệt. Nàng định xuống lầu đi dạo, lại nghe thấy tiếng Lý Ngôn Tông ở ngoài cửa: "Sư phụ đã tỉnh? Nghe tiểu nhị nói mấy ngày gần đây trên trấn có một đội buôn lớn đến, mỗi buổi chiều tối đều cực kì náo nhiệt, người có muốn xuống xem không?" Yên Chi đồng ý, mở cửa phòng, cùng Lý Ngôn Tông xuống lầu, rời khỏi khách sạn.
Hai bên đường có giăng dây thừng, treo những chiếc đèn lồng phức tạp mà đẹp đẽ, lộng lẫy như đá quý, chiếu sáng cả con đường như ánh sáng ban ngày.
Yên Chi đi theo đám đông, con đường ngày càng chật hẹp khiến nàng hoa cả mắt, quay đầu lại nhìn, Lý Ngôn Tông đã lạc mất.
Yên Chi đang định quay đầu đi tìm hắn, bỗng có một đội múa lân đến từ phía bên kia đường. Tiếng khua chiêng gỗ trống vô cùng vui vẻ. Người qua lại tấp nập, Yên Chi dừng chân, nhìn lân sư múa linh hoạt. Nhân gian thật sự vui vẻ, nàng thật cảm kích vận khí của mình, có thể sống mười thế huyên náo vui vẻ.
Yên Chi đang suy tư, bỗng hoảng hốt vì như thấy thấp thoáng thân ảnh Diệp Dung Chi. Nàng định nhìn cho kĩ, lại bị người trên đường cản trở tầm mắt, đợi mọi người tản đi, lại không thấy gì. Có lẽ, nàng đã bị hoa mắt.
Tác giả có chuyện muốn nói:
Lý Ngôn Tông: "Nghe nói ta là nam phụ?"
Đan Thanh Thủ: "Vốn chính là."
Lý Ngôn Tông: "Kịch bản này cho gà ăn đi?!"
Đan Thanh Thủ: "..."
Chương 10:
Editor: Miklinh
Đôi cha con kia quả thực không dám tin có người thay bọn họ trả tô điền, nên mừng đến phát khóc, không biết nói thế nào cho phải, đành dập đầu cảm tạ; xe ngựa đã đi mà vẫn quỳ trên mặt đất kêu tạ ân công.
Diệp Dung Chi quay đầu, nhìn thoáng qua đôi cha con, chậm rãi mở miệng: "Hóa ra Hồ gia lại là người dễ dãi như vậy"
Hô Thông bị trào phúng, trong lòng khó chịu, nhưng biết người này vẫn luôn là người mà thúc thúc hắn muốn giao hảo, đành nén nhịn não ý trong lòng, vờ như không hiểu sự, hỏi: "Công tử có ý gì?"
"Đương nhiên là hảo ý." Diệp Dung Chi liếc nhìn Hồ Thông, cong khóe môi, nói: "Hôm nay, người nhìn thấy Hồ gia đến thu tô điền không ít, nếu để mọi người biết chỉ cần năm trăm lượng là có thể đuổi ngài, sau này họ sẽ đối đãi Hồ gia thế nào, sau này Hồ gia làm sao khiến người khác kinh sợ?" Hắn nói xong, nhìn về phía đôi cha con, tỏ vẻ dụng tâm lương khổ; mà ánh mắt kia lại mang hàm ý rõ ràng: trên đời này không có bức tường nào che kín gió.
Hồ Thông thầm nghĩ một lúc, cũng công nhận! Nếu để mọi người biết chắc chắn sẽ bị khinh thường, hơn nữa, nếu việc truyền đế tai thúc thúc chỉ sợ hắn còn phải chịu tội, nếu vậy, đây đúng là được nhỏ mất lớn.
Hắn vội vã nhìn Diệp Dung Chi, khúm núm cười, hỏi: "Công tử nói đúng, nhưng nay đã thu tiền, ta phải làm thế nào?"
Diệp Dung Chi nghe vậy, ý vị thâm trường cười, đáp: "Bạc này là vị công tử kia muốn cho, đó là chuyện của hắn; lão giả này xét đến cùng cũng không trả được bạc, Hồ gia cứ thuận theo tự nhiên mà làm"
Hồ thông nghe xong, vẻ mặt bừng tỉnh đại ngộ, nhìn Diệp Dung Chi cười tủm tỉm nói: "Cũng may nhờ có công tử chỉ điểm, nếu không ta đã trở thành trò cười cho thiên hạ". Đoạn, hắn quay đầu quát: "Nhanh lôi nữ nhân này đi cho ta!"
Đôi cha con kia còn chưa thoát khỏi niềm vui gặp được người tốt, đã ngã vào biến cố đột ngột. Lão Trương mở to hai mắt; lão chưa từng gặp người như vậy, đã không giúp thì chớ còn thừa cơ bỏ đá xuống giếng. Lão định xông lên liều mạng với Diệp Dung Chi, lại bị người của Hồ Thông chế trụ gắt gao, không thể động đậy, chỉ có thể mắng Diệp Dung Chi liên hồi.
Con gái lão Trương bị người kéo về phía trước, nàng sống chết dãy dụa, vừa nhìn Diệp Dung Chi bằng đôi mắt oán độc đến khắc cốt, hận không thể ăn da nuốt thịt, vừa khóc mắng: "Súc sinh, ta làm quỷ cũng không tha cho ngươi, ngươi nhất định không được chết tử tế!"
Hồ Thông hung hăng quăng một cái tát lên mặt nữ tử, mắng: "Kêu cái rắm, lão tử đưa ngươi đi hưởng phúc còn không vừa ý, còn dám lên mặt!"
Nữ tử bị đánh, khóe miệng rỉ máu, hận ý tận trời. Nàng nhìn Diệp Dung Chi, đột nhiên cười to, nói: "Chuyện ngươi làm, trời đang nhìn, súc sinh như các ngươi nhất định sẽ gặp báo ứng!"
Diệp Dung Chi vẫn một mực bát phong bất động (hoàn toàn bất động, tám gió không lay chuyển), chút chửi rủa ấy với hắn mà nói khá là cũ, hắn cũng không rảnh để nghe hết. Hắn ngẩng đầu nhìn trời, khóe miệng chợt trào phúng cười, thản nhiên nói: "Ngươi hẳn sẽ thất vọng, ông trời xưa nay đều không mở mắt."
Giữa trưa, mặt trời chạm đỉnh, nóng đến bực mình. Thanh âm của hắn giống như thanh tuyền trong núi, cực kì thanh liệt, nghe mà như có luồng khí mát mẻ phả vào mặt, vậy mà không ngờ lời lẽ đều là lời đại nghịch bất đạo.
***
Lý Ngôn Tông ngồi đối diện, nhìn Yên Chi vẫn đang tâm sự trùng trùng, hỏi: "Nếu đồ ăn không hợp khẩu vị, để tiểu nhị bày thêm vài món?"
Yên Chi buông đũa, hơi mỏi mệt đáp: "Không cần, chỉ là hơi mệt, ta đi nghỉ một chút." Đoạn hơi gật đầu ý bảo Lý Ngôn Tông ăn sau, rồi đứng dậy, lên lầu, trở về phòng.
Nàng ngồi bên cửa sổ, suy nghĩ hồi lâu. Chuyện trước kia như gió thổi đến. Hôm nay, nhìn thấy Diệp Dung Chi, nàng lại nhớ đến tháng ngày ở bãi tha ma mà đây giờ với nàng mà nói, hệt như một giấc mộng; khiến nàng vừa hoài niệm, vừa sợ hãi.
Nơi như bãi tha ma, nếu không phải nàng biết tự vui tự đùa, lại có nguyên tắc, chỉ sợ đã sớm giống như những lệ quỷ kia, chỉ biết oán hận; sống ở phàm trần hơn tám năm, nàng không bao giờ muốn trở về nơi hoang vắng thống khổ như vậy nữa.
Yên Chi lấy bản mệnh của Lý Ngôn Tông từ trong ống tay áo, chữ trên giấy chỉ mình nàng thấy, nếu người khác nhìn cũng chỉ nghĩ rằng đó là một cuốn sách không chữ. Lý Ngôn Tông vẫn luôn xem nàng là bán tiên, thần cơ diệu toán, kì thực nàng chỉ dựa hơi bản mệnh này.
Hơn tám năm qua, nàng vẫn luôn ở bên cạnh Lý Ngôn Tông, giúp hắn tránh kiếp. Đời này hắn xuất thân phú quý, lại trí tuệ hiếu học; học vấn vô cùng tốt, trưởng bối trong nhà đều coi trọng, ngày sau sĩ đồ phong quang. Mệnh tốt như vậy, Long vương kia vẫn lo nhi tử sẽ chịu thiệt thòi, còn muốn địa chủ tìm mọi cách chiếu ứng.
Hắn và A Dung đúng là cách biệt đất trời. Bởi vậy mới nói, đầu thai tốt cũng là một loại năng lực. Nếu A Dung có một người cha như vậy làm hậu phương, săn sóc đủ mặt, có lẽ sẽ chẳng bao giờ chịu những ngày tháng thống khổ vậy.
A Dung, hắn giờ đây đã thay đổi quá nhiều. Nếu không nhờ vết thai kí trên mặt hắn, nàng không thể nhìn một lần mà nhận ra. Mà hắn đúng là giống như nàng vẫn đoán, lớn lên tuấn nhã thanh tú, ngay cả vết thai kí cũng không cản trở được nét yêu nghiệt tai họa của hắn, dù vết thai kí ấy mới nhìn có chút dọa người, không những màu đỏ, còn nằm trên khuôn mặt trắng sáng. Người khác chỉ tiếc vết bớt làm hỏng khuôn mặt, nghĩ rằng nếu nó biến mất, sẽ càng đẹp mắt. Nhưng Yên Chi không tưởng tượng được nếu mặt hắn không có vết bớt ấy thì sẽ thế nào. Tựa như vết bớt này là một điểm nhấn, giống như một cái bình gốm, quá hoàn mĩ trơn bóng có vẻ tầm thường, nếu có một chút vết nứt làm hoa văn lại trở thành nét đẹp ý nhị độc đáo.
Nàng vốn từng nghĩ, hí tử ở bãi tha ma là người đẹp nhất nàng từng gặp; bây giờ mới biết kiến thức hạn hẹp, Diệp Dung Chi nếu so với hí tử, đúng thật là tự hạ thấp mình. Hắn bây giờ cũng không âm trầm như trước, cũng không biết đó có phải là vỏ bọc hay không? Dù sao tính tình khác biệt trời vực như đổi người, nếu không phải là thoát thai hoán cốt (hoàn toàn thay đổi, tựa như tái sinh), thì chính là ngụy trang quá giỏi. Nếu là vế trước, Yên Chi sẽ rất vui mừng, dù sao nàng cũng từng là phu tử của hắn, đương nhiên hi vọng hắn là người tốt. Nhưng nếu là vế sau, nàng cũng không khỏi mao cốt tủng nhiên (sợ đến dựng cả lông =)). Có vài thứ, nếu nhìn được bằng mắt sẽ không sợ hãi, nhưng nếu giấu ở một nơi bí mật nào đó, trong tận xương tủy chẳng hạn, mới khiến người sợ hãi.
Chỉ mong mọi suy nghĩ của nàng là sai.
***
Sắc trời dần dần sẫm lại, người trên trấn ngày càng nhiều. Ban ngày vốn đã náo nhiệt ồn ã, nhưng buổi chiều tối người lại còn đông người hơn, hai bên đường treo đầy lồng đèn hoa đẹp mắt, quầy hàng san sát, ồn ào tiếng người bán hàng chào khách.
Yên Chi vui vẻ ngắm nhìn. Nàng ở bãi tha ma quạnh quẽ mấy trăm năm, bây giờ thích nhất là náo nhiệt. Nàng định xuống lầu đi dạo, lại nghe thấy tiếng Lý Ngôn Tông ở ngoài cửa: "Sư phụ đã tỉnh? Nghe tiểu nhị nói mấy ngày gần đây trên trấn có một đội buôn lớn đến, mỗi buổi chiều tối đều cực kì náo nhiệt, người có muốn xuống xem không?" Yên Chi đồng ý, mở cửa phòng, cùng Lý Ngôn Tông xuống lầu, rời khỏi khách sạn.
Hai bên đường có giăng dây thừng, treo những chiếc đèn lồng phức tạp mà đẹp đẽ, lộng lẫy như đá quý, chiếu sáng cả con đường như ánh sáng ban ngày.
Yên Chi đi theo đám đông, con đường ngày càng chật hẹp khiến nàng hoa cả mắt, quay đầu lại nhìn, Lý Ngôn Tông đã lạc mất.
Yên Chi đang định quay đầu đi tìm hắn, bỗng có một đội múa lân đến từ phía bên kia đường. Tiếng khua chiêng gỗ trống vô cùng vui vẻ. Người qua lại tấp nập, Yên Chi dừng chân, nhìn lân sư múa linh hoạt. Nhân gian thật sự vui vẻ, nàng thật cảm kích vận khí của mình, có thể sống mười thế huyên náo vui vẻ.
Yên Chi đang suy tư, bỗng hoảng hốt vì như thấy thấp thoáng thân ảnh Diệp Dung Chi. Nàng định nhìn cho kĩ, lại bị người trên đường cản trở tầm mắt, đợi mọi người tản đi, lại không thấy gì. Có lẽ, nàng đã bị hoa mắt.
Tác giả có chuyện muốn nói:
Lý Ngôn Tông: "Nghe nói ta là nam phụ?"
Đan Thanh Thủ: "Vốn chính là."
Lý Ngôn Tông: "Kịch bản này cho gà ăn đi?!"
Đan Thanh Thủ: "..."
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook