Tấm Cám Nghiệt Duyên Truyện
-
Chương 2: Tự truyện của cám 2
Sau đó, mẹ tôi không
còn hiền lành với chị Tấm nữa. Mỗi ngày, mẹ bắt chị Tấm làm hết việc này tới việc khác, rửa chén, lau nhà, giã gạo, nấu cơm... mẹ đều bắt chị
Tấm làm hết.
Một ngày nọ, mẹ may được một cái yếm đỏ thêu hoa rất đẹp, nhưng yếm chỉ có một, mẹ liền bảo chúng tôi ra đồng bắt tép, ai bắt được nhiều hơn mẹ sẽ thưởng cho.
Nhưng cuối cùng, chỉ có một mình chị Tấm bắt tép. Lý do rất đơn giản, ao nước so với chiều cao của tôi còn sâu hơn. Chị Tấm lại hơn tôi bốn tuổi, cái ao đó không làm khó được chị ấy. Cho nên, tôi chỉ có thể từ bỏ cái yếm xinh đẹp của mẹ.
Chị Tấm bắt tép đầy giỏ, cả người đầy bùn đất, vừa hôi vừa bẩn, tôi bảo chị ấy rửa lại người, còn bản thân mình về trước.
Nhưng đi được nữa đường, tôi phát hiện mình xách nhầm giỏ tép của chị Tấm. Để tránh mẹ hiểu lầm, tôi đành quay lại chỗ ao nước. Sau đó, tôi đụng phải chàng, còn làm bẩn áo chàng,
Rất lâu sau, tôi đã tự cười chính mình, nếu lúc đó tôi không quay lại, không gặp chàng, tôi đã không rơi vào cảnh vạn kiếp bất phục.
Đôi mắt sâu thẳm, gương mặt lạnh lùng ấy đã khiến tôi ngơ ngẩn đến mức quên cả hành lễ. Quan thị nột hét với tôi:
- To gan, thấy thái tử còn không biết quỳ.
Nhưng tôi vẫn ngơ ngác nhìn chàng. Chàng buồn cười nhìn dấu tay bé xíu trên áo mình, không phạt tôi, chỉ bảo.
- Chẳng qua chỉ là đứa bé, đừng dọa nó. Cô bé, sắp mưa rồi, về nhà đi.
Giống như nghe phải mệnh lệnh, tôi quay lưng bước thẳng về nhà mà cả chào một tiếng cũng quên mất.
Chàng không biết rằng đứa bé mười tuổi đó, đối với chàng đã nhất kiến chung tình.
Tôi cũng không biết rằng, tôi vừa quay lưng đi về, thì chàng đã gặp đươc Tấm.
Người đời gọi đó là duyên phận, còn ba chúng tôi...là nghiệt duyên.
Tôi đã quên mất phải trả giỏ tép cho chị Tấm, sau đó, chị Tấm bị mẹ phạt nặng.
Vốn dĩ Tấm không thích tôi, sau sự kiện này, chị ta còn ghét tôi hơn nữa. Nhưng mẹ con tôi không biết, chị Tấm được Bụt tặng cho con cá bống. Mỗi ngày chị ta đều mang cơn ra giếng cho bống.
Bống lớn nhanh như thổi, chưa đầy mười ngày, nó đã nặng hơn năm cân, một chén cơm không đủ cho nó ăn, chị Tấm thường lén lấy gạo cho nó, gạo trong nhà cứ thế rất mau liền hết.
Nó vốn chỉ là là con cá bống bình thường, nhưng oán khí của Tấm quá nặng, cho nên, bống đã không còn là bống bình thường nữa. Nhưng Bụt còn chưa phát hiện, nó đã bị mẹ con tôi giết.
Sau khi bống chết, chị Tấm khóc rất nhiều. Tôi phát hiện, thi thoảng chị Tấm sẽ nhìn mẹ con tôi bằng ánh mắt rất lạnh lẽo, nhưng chỉ trong chốc lát liền biến mất, giống như ảo giác, chị ấy vẫn hiền lành lương thiện như xưa.
Thời gian thoi đưa, mấy năm sau, tôi mười sáu, chị Tấm đã hai mươi. Tấm lớn lên rất giống mẹ cả, xinh đẹp thánh thiện. Còn tôi, theo mẹ nói, là nét đẹp cao sang và quyền lực.
Theo lệ, con gái hai mươi phải gả, nếu không sẽ thành gái lỡ thì, mẹ tôi cũng đã tìm được nhà chồng tốt cho Tấm. Của hồi môn cũng đã lo xong, coi như cũng thay cha cùng mẹ cả làm tròn bổn phận.
Triều đình mở hội xuân để tuyển vợ cho thái tử, cho phép tất cả dân thường tham dự. Mẹ tôi cho rằng Tấm đã là gái sắp theo chồng, không tiện đi hội xuân, như thế sẽ làm mất thân phận. Nên mẹ bắt Tấm ở nhà nhặt đậu để mai nấu chè đãi khách, khách đó chính là nhà chồng của chị ấy.
Thái tử thái tử, ta đã chờ chàng sáu năm..
Ngày hội xuân, quả nhiên chàng đã nhìn tôi, nhưng chàng không nhớ ra tôi.
Sau đó, chàng nhặt được chiếc hài, như một giấc mơ, tấm đã trở thành thái tử phi. Chiếc hài ấy cũng đã giẩm nát trái tim bé nhỏ của tôi.
Một ngày nọ, mẹ may được một cái yếm đỏ thêu hoa rất đẹp, nhưng yếm chỉ có một, mẹ liền bảo chúng tôi ra đồng bắt tép, ai bắt được nhiều hơn mẹ sẽ thưởng cho.
Nhưng cuối cùng, chỉ có một mình chị Tấm bắt tép. Lý do rất đơn giản, ao nước so với chiều cao của tôi còn sâu hơn. Chị Tấm lại hơn tôi bốn tuổi, cái ao đó không làm khó được chị ấy. Cho nên, tôi chỉ có thể từ bỏ cái yếm xinh đẹp của mẹ.
Chị Tấm bắt tép đầy giỏ, cả người đầy bùn đất, vừa hôi vừa bẩn, tôi bảo chị ấy rửa lại người, còn bản thân mình về trước.
Nhưng đi được nữa đường, tôi phát hiện mình xách nhầm giỏ tép của chị Tấm. Để tránh mẹ hiểu lầm, tôi đành quay lại chỗ ao nước. Sau đó, tôi đụng phải chàng, còn làm bẩn áo chàng,
Rất lâu sau, tôi đã tự cười chính mình, nếu lúc đó tôi không quay lại, không gặp chàng, tôi đã không rơi vào cảnh vạn kiếp bất phục.
Đôi mắt sâu thẳm, gương mặt lạnh lùng ấy đã khiến tôi ngơ ngẩn đến mức quên cả hành lễ. Quan thị nột hét với tôi:
- To gan, thấy thái tử còn không biết quỳ.
Nhưng tôi vẫn ngơ ngác nhìn chàng. Chàng buồn cười nhìn dấu tay bé xíu trên áo mình, không phạt tôi, chỉ bảo.
- Chẳng qua chỉ là đứa bé, đừng dọa nó. Cô bé, sắp mưa rồi, về nhà đi.
Giống như nghe phải mệnh lệnh, tôi quay lưng bước thẳng về nhà mà cả chào một tiếng cũng quên mất.
Chàng không biết rằng đứa bé mười tuổi đó, đối với chàng đã nhất kiến chung tình.
Tôi cũng không biết rằng, tôi vừa quay lưng đi về, thì chàng đã gặp đươc Tấm.
Người đời gọi đó là duyên phận, còn ba chúng tôi...là nghiệt duyên.
Tôi đã quên mất phải trả giỏ tép cho chị Tấm, sau đó, chị Tấm bị mẹ phạt nặng.
Vốn dĩ Tấm không thích tôi, sau sự kiện này, chị ta còn ghét tôi hơn nữa. Nhưng mẹ con tôi không biết, chị Tấm được Bụt tặng cho con cá bống. Mỗi ngày chị ta đều mang cơn ra giếng cho bống.
Bống lớn nhanh như thổi, chưa đầy mười ngày, nó đã nặng hơn năm cân, một chén cơm không đủ cho nó ăn, chị Tấm thường lén lấy gạo cho nó, gạo trong nhà cứ thế rất mau liền hết.
Nó vốn chỉ là là con cá bống bình thường, nhưng oán khí của Tấm quá nặng, cho nên, bống đã không còn là bống bình thường nữa. Nhưng Bụt còn chưa phát hiện, nó đã bị mẹ con tôi giết.
Sau khi bống chết, chị Tấm khóc rất nhiều. Tôi phát hiện, thi thoảng chị Tấm sẽ nhìn mẹ con tôi bằng ánh mắt rất lạnh lẽo, nhưng chỉ trong chốc lát liền biến mất, giống như ảo giác, chị ấy vẫn hiền lành lương thiện như xưa.
Thời gian thoi đưa, mấy năm sau, tôi mười sáu, chị Tấm đã hai mươi. Tấm lớn lên rất giống mẹ cả, xinh đẹp thánh thiện. Còn tôi, theo mẹ nói, là nét đẹp cao sang và quyền lực.
Theo lệ, con gái hai mươi phải gả, nếu không sẽ thành gái lỡ thì, mẹ tôi cũng đã tìm được nhà chồng tốt cho Tấm. Của hồi môn cũng đã lo xong, coi như cũng thay cha cùng mẹ cả làm tròn bổn phận.
Triều đình mở hội xuân để tuyển vợ cho thái tử, cho phép tất cả dân thường tham dự. Mẹ tôi cho rằng Tấm đã là gái sắp theo chồng, không tiện đi hội xuân, như thế sẽ làm mất thân phận. Nên mẹ bắt Tấm ở nhà nhặt đậu để mai nấu chè đãi khách, khách đó chính là nhà chồng của chị ấy.
Thái tử thái tử, ta đã chờ chàng sáu năm..
Ngày hội xuân, quả nhiên chàng đã nhìn tôi, nhưng chàng không nhớ ra tôi.
Sau đó, chàng nhặt được chiếc hài, như một giấc mơ, tấm đã trở thành thái tử phi. Chiếc hài ấy cũng đã giẩm nát trái tim bé nhỏ của tôi.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook