Sông Đông Êm Đềm
-
Chương 187
Đêm ấy, một trung đoàn Hồng quân dùng những chiếc bè đóng bằng gỗ ván và gỗ tròn vượt sông Đông ở gần thôn Tiểu Gromtronok.
Đại đội của tiểu thôn Gromtronok bị đánh úp bất ngờ vì đêm ấy phần lớn bọn Cô- dắc đang chè chén vui chơi. Từ buổi chiều, những ả vợ lính kéo đến thăm khu vực bố trí của đại đội. Họ mang theo những thức ăn và rượu nhà nấu lấy đựng trong hũ hay trong thùng.
Đến nửa đêm tên nào tên nấy say bí tỉ. Các căn hầm đều ầm ầm tiếng ca hát, tiếng đàn bà say rượu kêu the thé, tiếng đàn ông cười khồ khồ, tiếng huýt sáo… Hai mươi gã Cô- dắc phụ trách vọng tiêu cũng về dự cuộc nhậu nhẹt, chỉ để lại bên cạnh khẩu súng máy hai gã xạ thủ và một hũ rượu.
Những chiếc bè chở Hồng quân hết sức lặng lẽ rời khỏi bờ bên phải. Sau khi qua sông các chiến sĩ Hồng quân tản khai thành đội hình chiến đấu, ngậm tăm tiến tới dẫy hầm đào cách bờ sông Đông chừng năm mươi xa- gien.
Các chiến sĩ công binh đóng bè chéo rất nhanh trở về đón bộ phận đang chờ được chở qua tiếp.
Trong chừng năm phút, trên bờ bên trái không nghe thấy gì khác ngoài những tiếng hát không đầu không đũa của bọn Cô- dắc, rồi lựu đạn ném tay bắt đầu nổ đùng đùng, súng máy lên tiếng ầm ầm, súng trường cũng đồng thời nhả đạn loạn lên một hồi và những tiếng hô ngắt quãng vang rất xa: "Hu- ra- a- a! Hu- ra- a- a! Hu- ra- a- a!".
Đại đội của thôn Tiểu Gromtronok đã bị đánh bật và không bị hoàn toàn tiêu diệt cũng chỉ vì đêm tối mù mịt nên quân địch không thể nào truy kích. Chúng bị thiệt hại không đáng kể nhưng đã hốt hoảng đưa vợ chạy vừa qua bãi cỏ ven sông về hướng thị trấn Vosenskaia. Trong khi đó những chiếc bè đã chở một loạt chiến sĩ Hồng quân nữa từ bờ bên phải sang, thế là một nửa đại đội của tiểu đoàn 111 cùng với hai khẩu trung liên đã hoạt động bên sườn đại đội phiến loạn của thôn Batsky.
Lực lượng tăng viện vừa sang tới nơi đã xông ngay vào đột phá khẩu mới mở. Nhưng sự tiến triển của họ đã gặp những khó khăn hết sức lớn vì trong đám chiến sĩ Hồng quân không ai thuộc địa hình, mà các đơn vị lại không có người dẫn đường, cứ phải tiến mò mẫm trong bóng tối như bưng, chốc chốc họ lại đâm vào một cái hồ hoặc một cái khe sâu đầy nước lũ không thể nào lội qua.
Lữ đoàn trưởng chỉ huy trận tấn công bèn quyết định ngừng truy kích chờ trời rạng để sáng hôm sau điều lực lượng dự bị lên cùng tập trung cửa ngõ Vosenskaia và sau đợt chuẩn bị của hoả lực pháo binh 1 sẽ tiếp tục tấn công.
Nhưng ở Vosenskaia quân địch đã thi hành những biện pháp khẩn cấp đề bịt đột phá khẩu. Gã liên lạc vừa phi ngựa tới báo tin Hồng quân vượt sông, tên trực ban ở bộ tư lệnh đã cho đi tìm Kudinov và Grigori. Các đại đội kỵ binh thuộc trung đoàn Karghinsky đã được điều về từ các thôn Cher, Gorokhovka và Dubrovka. Grigori Melekhov nắm quyền chỉ huy toàn bộ chiến dịch. Chàng tung về thôn Erinsky ba trăm tay gươm, trù tính rằng số quân nầy sẽ củng cố sườn bên trái và giúp hai đại đội của thôn Tatarsky và thôn Lebirginsky ghìm bớt sức tấn công của địch trong trường hợp họ xông lên bao vây Vosenskaia từ phía đông. Từ phía tây, chàng điều đội nghĩa dũng của dân ngụ cư trấn Vosenskaia và một trong các đại đội bộ binh vùng sông Tria tới giúp đại đội Batsky.
Chàng bố trí tám khẩu súng máy trong các khu vực bị uy hiếp, và tự mình đem hai đại đội kỵ binh tới bố trí ven rừng Gorelyi lúc khoảng hai giờ đêm chờ trời rạng, dự định sẽ tấn công Hồng quân theo đội hình kỵ binh.
Trong lúc các chòm sao Đại Tiểu hùng tinh còn chưa mờ, đội nghĩa dũng của dân ngụ cư trấn Vosenskaia len lỏi qua rừng định tiến tới khuỷu sông ở thôn Batsky đã chạm trán với đại đội Cô- dắc thôn Batsky đang rút lui. Chúng tưởng lầm là đã gặp địch nên đã bỏ chạy sau khi hai bên bắn nhau vài phát súng. Bọn lính nghĩa dũng bơi qua cái hồ lớn nằm giữa thị trấn Vosenskaia và khuỷu sông. Trong khi hốt hoảng, chúng đã bỏ lại trên bờ cả giày ủng lẫn quần áo. Chẳng mấy chốc sự hiểu lầm đã được phát hiện, song cái tin Hồng quân đang tiến gần tới Vosenskaia đã lan ra nhanh khủng khiếp. Những người dân chạy loạn sống chen chúc trong các hầm nhà đã từ Vosenskaia đổ xô về phía bắc, đến đâu cũng loan tin Hồng quân đã vượt sông Đông, chọc thủng mặt trận và đang tấn công vào Vosenskaia…
Trời vừa hửng, Grigori nhận được báo cáo về việc đội nghĩa dũng của dân ngụ cư bỏ chạy. Chàng bèn phi ngựa ra bờ sông. Bọn lính nghĩa dũng biết mình nhầm đã quay trở về chiến hào, vừa đi vừa chuyện trò ầm ĩ. Grigori cho ngựa chạy tới gần một đám và hỏi, giọng châm biếm:
- Trong lúc bơi qua hồ bị chết đuối có nhiều không?
Một gã khinh binh ướt như chuột vừa đi vừa vắt cái áo sơ- mi. Gã trả lời ngượng nghịu:
- Bơi như những con cá măng ấy? Làm gì có chuyện chết đuối…
- Ai mà chẳng có lần gặp chuyện mắc cỡ như thế nầy - Một gã thứ hai còn lý sự thêm, trên mình gã chỉ còn có quần áo lót. - Nhưng ông trung đội trưởng của chúng tôi thì quả thật chỉ thiếu chút nữa là chết đuối. Ông ấy không cởi giầy, vì sợ tháo xà cạp mất nhiều thì giờ. Rồi cứ thế mà bơi nhưng xà cạp tuột ra dưới nước, quấn vào hai chân… Đúng là gào như thế mới là gào? Có lẽ ở vùng Elanskaia cũng nghe thấy?
Sau khi tìm thấy tên Kramxkov đội trưởng đội nghĩa dũng, Grigori ra lệnh cho hắn đưa bọn khinh binh đến ven rừng, bố trí chúng thế nào khi cần thiết có thể bắn vào sườn các đội hình chiến đấu của Hồng quân. Sau đó chàng trở về các đại đội của mình.
Về đến giữa đường, chàng gặp tên sĩ quan liên lạc của bộ tư lệnh. Tên kia ghìm con ngựa thở hồng hộc, hai bên sườn đưa lên đưa xuống nặng nề. Hắn thở dài nhẹ nhõm:
- Mất bao nhiêu hơi sức mới tìm thấy ngài!
- Có gì thế?
- Bộ tư lệnh truyền đạt với ngài rằng đại đội thôn Tatarsky đã rời bỏ chiến hào. Chúng nó sợ bị bao vây nên đã rút về bãi cát… Kudinov dùng mệnh lệnh bằng lời ra lệnh cho ngài lập tức tới ngay đằng ấy.
Grigori bèn đem theo nửa trung đội gồm những tên Cô- dắc có những con ngựa chạy nhanh nhất phóng xuyên qua rừng ra đường cái. Hai mươi phút sau cả toán tới gần hồ Golyi Yamen. Bên trái chúng, bọn Cô- dắc thôn Tatarsky đang hốt hoảng chạy bán sống bán chết trên bãi cỏ. Những tên cựu chiến binh và những tên chiến đấu dày dạn đều len lỏi không vội vã sát ven hồ, cố lẩn vào các bụi rậm ở bờ hồ. Nhưng phần lớn chẳng chú ý gì đến tiếng súng máy nổ thưa thớt, cứ cắm đầu cắm cổ chạy thẳng một mạch, xem ra chúng chỉ bị thúc đẩy bở một mong muốn là mau chóng chạy tới khu rừng.
- Đuổi theo chúng nó! Lấy roi mà quất? - Grigori quát to. Chàng tức điên lên, mắt lác hẳn đi, và là người đầu tiên phóng ngựa đuổi theo bà con cùng thôn.
Khristonhia khập khiễng chạy tế lên sau cùng, hai chân cứ như khiêu vũ, nom rất lạ. Hôm qua hắn đi đánh cá, bị lau sậy cứa rách gót chân rất đau, vì thế không thể chạy được với tất cả cái tốc độ đặc biệt của cặp chân dài nghêu. Grigori đuổi kịp hắn với ngọn roi ngựa giơ cao trên đầu. Nghe tiếng vó ngựa rầm rập sau lưng, Khristonhia ngoái nhìn lại và càng chạy nhanh hơn.
- Chạy đi đâu?! Đứng lại! Đứng lại… Có nghe thấy không - Grigori quát lên nhưng chẳng có kết quả gì.
Khristonhia đâu có nghĩ tới chuyện đứng lại. Hắn vẫn tăng thêm tốc độ và đã chuyển sang thứ nước đại của một con lạc đà chạy thục mạng.
Lúc nầy Grigori đã như điên như ngộ, chàng rít lên tiếng chửi tục tĩu ghê ghớm, quát to, thúc ngựa. Khi lên đến ngang Khristonhia, chàng khoái trá quất luôn cho hắn một roi vào cái lưng đẫm mồ hôi.
Bị đánh, Khristonhia dướn thẳng người lên, nhảy một bước rất kỳ quặc sang bên cạnh, nom đại khái như bước nhảy ngang của một con thỏ, rồi hắn ngồi xuống đất, từ từ sờ nắn trên lưng rất cẩn thận.
Những tên Cô- dắc cùng đi với Grigori cho ngựa phi vượt lên trước bọn chạy trốn, ngăn chúng lại, nhưng không dùng đến roi.
- Quật chúng nó đi! Quật đi! - Grigori vung cái roi ngựa rất đẹp của chàng, quát lên, giọng khàn hẳn đi.
Con ngựa chàng cưỡi quay tròn tại chỗ, đứng chồm lên, nhất định không chạy thêm nữa. Grigori phải mất không biết bao nhiêu hơi sức mới điều khiển được nó, rồi lại đuổi theo những tên đang chạy trên cùng. Chàng vừa cho ngựa phi, vừa liếc nhanh mắt nhìn thấy Stepan Astakhov đang đứng bên một bụi cây, lặng lẽ mỉm cười.
Chàng cũng trông thấy Anikey cười đến khuỵu cả đầu gối xuống. Gã khum hai bàn tay đưa lên miệng làm loa, rít lên the thé như giọng đàn bà:
- Anh em ơi! Ai còn chạy được thì trốn cho mau? Bọn Đỏ kia kìa! Bắt lấy chúng nó? Tóm cổ chúng nó đi...!
Grigori lại đuổi theo một tên đồng hương khác. Hắn mặc chiếc áo bông ngắn và chạy không biết mệt, chạy rất nhanh. Cái thân hình gù gù của hắn nom quen thuộc lạ lùng, nhưng chàng làm gì có thì giờ mà nhìn kỹ xem là ai. Từ xa Grigori đã gầm lên:
- Đứng lại, đồ chó đẻ! Đứng lại ngay, tao chém bây giờ!
Tên mặc áo bông ngắn bất thần chạy chậm dần rồi dừng lại. Đến khi người ấy quay lại với một cử chỉ đặc biệt, cái cử chỉ cho thấy cả một sự phẫn nỗ đến cực độ mà chàng đã nhìn quen từ thời thơ ấu thì Grigori hoảng lên. Chàng chưa nhìn thấy mặt đã nhận ra bố.
Hai bên má ông Panteley Prokofievich giật giật như bị chuột rút.
- Bố đẻ ra mày mà là đồ chó đẻ à? Bố mày mà mày doạ chém à? - Ông quát lên, giọng lạc đi, phá ra. Cặp mắt ông long lên với cái vẻ hung dữ quen thuộc, nom ghê ghớm đến nỗi tức tối của Grigori lập tức nguội hẳn. Chàng hết sức ghìm con ngựa, kêu lên:
- Con nhìn sau lưng không nhận ra? Cha làm gì mà kêu toáng lên thế?
- Sao lại không nhận được ra? Bố mày mà mày không nhận ra à?
Cái tính dễ phát bẳn của ông lão đã biểu hiện một cách vô nghĩa lý và không đúng lúc đến nỗi Grigori cũng phải bật cười. Chàng cho con ngựa lên tới chỗ bố, nói làm lành:
- Thôi cha đừng bực mình nữa? Cái áo đại lễ mà cha mặc con đã trông thấy bao giờ đâu. Hơn nữa cha lại phi lên như con ngựa thi được thưởng ấy, cả đến hai chân cũng không còn khập khiễng nữa! Như thế thì làm sao mà nhận ra được?
Rồi cũng như trước kia, như bao giờ cũng vậy trong đời sống gia đình, lần nầy ông Panteley Prokofievich lại nhịn. Tuy vẫn còn thở hổn hển, nhưng ông đã đấu dịu, đồng ý:
- Mầy nói đúng đấy, cái áo đại lễ phục nầy tao mới mặc đấy, tao đã đổi cái áo choàng bằng dạ đi, vì mặc nó nặng quá. Còn chuyện khập khiễng thì bây giờ làm gì có thì giờ mà khập khiễng nữa?
Người anh em ạ, ở đây không còn nghĩ được tới chuyện khập khiễng nữa đâu! Cái chết nó lù lù trước mắt mà mày còn nói chuyện chân cẳng.
- Không đâu, cái chết nó còn xa lắm. Quay lại đi cha? Chưa vứt hết đạn chứ?
- Quay lại đâu bây giờ hử? - Ông già nổi nóng.
Nhưng bây giờ lại đến lượt Grigori giật giọng. Chàng dằn từng tiếng, ra lệnh.
- Tôi ra lệnh quay trở lại! Trong hoàn cảnh chiến đấu mà không tuân lệnh chỉ huy, cha có biết điều lệnh quy định như thế nào không?
Lời nói của chàng đã có tác dụng ngay. Ông Panteley Prokofievich sửa lại cây súng trường trên lưng, miễn cưỡng lê chân quay trở lại. Khi lên đến ngang một lão già còn đi chậm hơn cả ông, ông thở dài nói:
- Con cái chúng nó như thế đấy! Chẳng biết kính trọng bố chút nào, cũng chẳng giúp cho bố, chẳng hạn khỏi xông pha chiến trận. Trái lại nó còn tìm cách… tống ngay bố nó tới đấy… Pha- a- ải… Không, mồ ma thằng Petro, cầu cho nó hưởng phúc nơi thiên đường thằng ấy thì khá hơn nhiều! Tính tình nó còn ôn hoà dễ dãi, chứ cái thằng điên thằng ngộ, cái thằng Griska nầy, thì tuy nó là một sư đoàn trưởng, có nhiều công trạng và gì gì đi nữa, nhưng nó cũng chẳng được như thằng kia đâu. Tính nết cứ nóng như lửa ấy, chớ có động vào nó. Thằng nầy thì đến lúc tôi già nua nó sẽ chỉ cầm cái dùi thúc vào lưng để giúp lôi leo lên ngủ trên bếp lò thôi?
Không cần phải đặc biệt vất vả lắm Grigori cũng đã làm bọn lính thôn Tatarsky phải làm theo ý mình…
Chỉ một lát sau chàng đã tập hợp toàn đại đội, đưa tới một nơi có địa hình che khuất. Chàng không xuống ngựa, giải thích ngắn gọn:
- Bọn Đỏ đã vượt sông và đang cố hết sức chiếm Vosenskaia. Hiện giờ chiến đấu đã bắt đầu diễn ra ở gần sông Đông. Không phải chuyện đùa đâu, và nếu tôi khuyên anh em đừng bỏ chạy thì đó không phải là điều vô ích. Nếu anh em còn bỏ chạy lần nữa, tôi sẽ ra lệnh cho bọn kỵ binh đang đóng ở Erinsk chém chết anh em như chém những kẻ phản bội? - Grigori đưa mắt nhìn một lượt đám bà con cùng thôn đứng trong đủ mọi kiểu áo quần, rồi nói nốt với một vẻ khinh bỉ không chút giấu giếm - Trong đại đội của anh em có quá nhiều những thằng khốn nạn, chính chúng nó đã gây hoang mang dao động. Anh em đã quàng chân lên cổ chạy, bĩnh cả ra quần, lính với tráng gì như thế? Đã đi chiến đấu thì bây giờ chớ có rúc đầu vào giữa hai đầu gối mà lẩn trốn! Ngay lập tức từng trung đội sẽ chạy từ đây tới đường gờ đằng kia, rồi từ các bụi cây ra sông Đông. Sau đó dọc theo bờ sông tới chỗ đại đội thôn Xemenovsky: Anh em sẽ cùng với họ đánh vào sứờn bọn Đỏ. Tiến! Nhanh lên!
Bọn lính thôn Tatarsky nín thinh đứng nghe chàng nói rồi lại lặng lẽ như thế tiến ra chỗ những bụi cây. Bọn bô lão buồn bực nhìn theo Grigori cùng đám lính Cô- dắc đi theo chàng phóng ngựa bỏ đi như bay. Lão già Obnizov đi bên cạnh ông Panteley Prokofievich trầm trồ:
- Chúa đã ban cho ông một cậu con trai quả là anh hùng! Đúng là một con đại bàng? Xem hắn quật cho thằng Khristonhia một roi dài suốt lưng có khiếp không! Chỉ loáng cái đã lấy lại được trật tự cho tất cả.
Câu nói đã phỉnh đúng vào cái tình cảm của một người cha. Ông Panteley Prokofievich vui vẻ đồng ý ngay:
- Còn phải nói! Khắp gầm trời nầy kiếm đâu ra một thằng con như thế? Đầy một ngực huân chương, đó là chuyện đùa đấy phỏng? Cứ xem thằng Petro nhà tôi vừa mồ yên mả đẹp đấy, cầu cho nó hưởng phúc nơi thiên đường. Tuy nó cũng là con đẻ của tôi, mà lại là thằng cả, nhưng hoàn toàn không được như thằng nầy đâu? Tính nó quá hiền lành, ôn dịch nào biết được vì sao nó lại không được hẳn hoi ra con người như thế? Nhưng thằng nầy lại giống hệt như tôi! Mà còn dũng cảm ngang tàng hơn cả tôi nữa ấy!
Grigori cùng với nửa trung đội của chàng kín đáo tiến tới chỗ lội Kanmytki. Sau khi tới khu rừng, cả bọn cứ tưởng đã được an toàn, song điểm quan sát ở bờ bên kia sông Đông đã phát hiện ra chúng.
Một trung đội pháo bắt đầu nổ súng. Quả đạn pháo đầu tiên bay qua những ngọn liễu, rơi đánh thút xuống khoảng rừng rậm lầy lội nhưng không nổ. Quả thứ hai rơi trúng vào cái gốc trơ cả rễ của một cây hắc dương già ở ngay gần con đường, phụt lửa lên rồi dội xuống đầu bọn Cô- dắc một tiếng nổ long trời cùng với những nắm đất màu mỡ và những mảnh cây mục.
Hai tai ù đi, Grigori theo linh tính đưa một tay lên mắt cúi rạp xuống mũi yên sau khi cảm thấy một tiếng đập trầm trầm ướt ướt, nghe như ở ngay mông ngựa.
Tiếng nổ rung chuyển mặt đất làm những con ngựa của bọn Cô- dắc đều khuỵu chân sau như theo một hiệu lệnh rồi phi vụt lên. Con ngựa Grigori cưỡi nặng nề đứng chồm lên, lùi vài bước rồi từ từ ngã lăn ra. Grigori vội nhảy ra khỏi yên và nắm lấy dây mõm ngựa. Lại thêm hai quả đạn pháo nữa bay quay và sau đó chỗ cửa rừng bắt đầu lặng đi một cách rất thú vị. Làn khói nhẹ của thuốc nổ từ từ sà xuống cỏ. Nồng nặc mùi đất mới bị xới tung, mùi những mảnh cây và gỗ mục. Xa xa có tiếng vài con ác là kêu lo lắng trong khoảng rừng rậm.
Con ngựa của Grigori thở phì phì, hai chân sau của nó run lên, co lại hai hàm răng vàng vàng nhe ra đau khổ, cổ nó vươn ra. Một đám bọt hồng hồng sùi ra xung quanh hai lỗ mũi xám mượt như nhung. Toàn thân nó run lên rất mạnh, những đợt giật giật lan ra dưới lớp lông màu hạt dẻ như làn sóng.
- Con ngựa có nghĩa nầy sắp chết rồi à 2? - Một gã Cô- dắc phi ngựa qua hỏi to.
Grigori cứ nhìn hai con mắt mỗi lúc một đục của con ngựa, không trả lời. Thậm chí chàng cũng không nhìn kỹ vết thương và chỉ hơi lánh ra khi con ngựa gắng gượng chập chững đứng lên rồi bất thần khuỵu đầu gối, gục hẳn đầu xuống như xin chủ tha lỗi cho điều gì Nó nằm nghiêng, rên những tiếng trầm trầm, cố ngẩng đầu lên, nhưng xem ra nó đang mất đi nốt chút sức lực còn lại: những cơn run của nó mỗi lúc một thưa thớt hơn mắt nó đờ đẫn, mồ hôi đổ ra đầm đìa trên cổ.
Chỉ ở những đám lông non như những cái bàn chải ở ngay sát móng là còn thấy mạch máu giật giật mấy cái cuối cùng. Chỗ vành má yên mòn cũ chỉ hơi run run.
Grigori liếc nhìn chỗ bẹn bên trái của con ngựa, thấy một vết thương mở hoác rất sâu, máu đen ấm chảy ra phùn phụt như nước nguồn. Chàng không chùi nước mắt, nghẹn ngào bảo gã Cô- dắc vừa xuống ngựa.
- Bắn cho nó một viên đạn! - Rồi chàng trao cho gã kia khẩu Mauser của mình.
Chàng cưỡi lên con ngựa của gã Cô- dắc, phi tới chỗ lúc nãy chàng đã để các đại đội của chàng ở lại. Ở đấy cuộc chiến đấu đã nổ ra.
Từ lúc trời rạng, các chiến sĩ Hồng quân bắt đầu tấn công. Các đội hình chiến đấu của họ xuất phát trong làn sương mù phủ lớp nọ lên lớp kia, lặng lẽ tiến về hướng Vosenskaia. Ở cánh bên phải, họ dừng lại một lát ở gần khoảng đất trũng đầy nước, rồi lội xuống nước đến ngực, túi đạn và súng giơ cao trên đầu. Một lát sau, bốn đại đội pháo bắt đầu gầm lên rất ăn nhịp, rất hùng tráng từ bên ngọn núi ven sông Đông. Những quả đạn pháo vừa bắt đầu rơi thành hình giẻ quạt xuống khu rừng thì quân phiến loạn bắt đầu nổ súng. Các chiến sĩ Hồng quân không đi bình thường nữa, họ cầm ngang súng trường chạy xông lên. Phía trước họ nửa vec- xta, đạn ghém nổ khô khan trên khu rừng, những cái cây bị đạn trái phá chẻ ra đổ vật xuống, khói bốc lên từng đám trăng trắng. Hai khẩu súng máy của quân Cô- dắc bắn từng loạt ngắn. Bắt đầu có những chiến sĩ Hồng quân gục xuống trong tuyến tản khai đầu tiên. Khi thì chỗ nầy, khi thì chỗ khác, mỗi lúc một thấy nhiều những con người đeo ca- pốt cuộn tròn trên lưng trong đội hình chiến đấu bị đạn bắn ngã. Có người ngã ngửa, có người ngã sấp, song những người khác không nằm xuống, khoảng cách giữa họ và khu rừng mỗi lúc một ngắn.
Tiến phía trước đội hình tản khai thứ hai là một người chỉ huy cao lớn, mặc áo ca- pốt vén tà, đầu trần. Anh ta hơi khom mình, nhẹ nhàng chạy những bước rất dài. Tuyến tản khai chạy chậm lại trong một giây, song người chỉ huy vừa chạy vừa quay lại hô lên không biết những gì. Thế là các chiến sĩ lại chuyển sang bước chạy và những tiếng "Hu- ra- a!" khàn khàn, khủng khiếp lại vang to thêm mỗi lúc một hung dữ.
Đến lúc đó tất cả các khẩu súng máy của quân Cô- dắc đều lên tiếng. Ở cửa rừng, những phát súng trường nổ ran, dội lên không lúc nào ngớt… ở một chỗ nào đó sau lưng Grigori lúc nầy đang đứng cùng các đại đội của chàng ở cửa rừng, khẩu trọng liên của đại đội thôn Batsky bắt đầu bắn từng tràng dài. Các tuyến tản khai của Hồng quân xáo động, nằm xuống, bắt đầu bắn trả. Trận chiến đấu đã kéo dài một tiếng rưỡi đồng hồ, nhưng sau khi bắn điều chỉnh, hoả lực của quân phiến loạn quét rất sát mặt đất làm cho tuyến tản khai thứ hai không chịu được nữa, phải chồm dậy, chạy lẫn vào tuyến tản khai thứ ba đang tiến vọt từng chặng… Chẳng mấy chốc bãi cỏ đã đầy những chiến sĩ Hồng quân rút lui hỗn loạn. Khi đó Grigori mới dẫn các đại đội của chàng cho ngựa chạy nước kiệu ra khỏi khu rừng, dàn thành đội hình rồi tung ra truy kích. Còn đường trở về các bè gỗ của các chiến sĩ Hồng quân rút lui đã bị chặn bởi một đại đội vùng sông Tria vừa mới hết sức thúc ngựa chạy tới. Một cuộc chiến đấu giáp lá cà diễn ra cạnh khu rừng ven sông, ở ngay sát bờ sông.
Chỉ một số chiến sĩ Hồng quân chọc thủng được vòng vây để tới chỗ để bè. Những người còn lại bị dồn tới sát bờ sông, tiếp tục chiến đấu.
Grigori cho các đại đội của chàng xuống ngựa, dặn bọn giữ ngựa không được ra khỏi rừng, rồi đưa bọn Cô- dắc ra bờ sông. Bọn Cô- dắc tiến vọt từ cây nọ đến cây kia, mỗi lúc một ra tới gần bờ sông.
Chừng một trăm rưởi chiến sĩ Hồng quân đang dùng lựu đạn và hoả lực súng máy đánh bật đám bộ binh phiến loạn xông tới. Những cái bè đã lại được đưa sang bờ bên trái, song những tên Cô- dắc thôn Batsky đã dùng súng trường hạ gần hết các chiến sĩ chở bè. Thế là số phận của những người ở lại bờ bên nầy đã được định đoạt. Những người yếu tinh thần vút súng đi, tìm cách bơi qua sông. Những tên phiến loạn nằm bố trí ở gần đột phá khâu nhằm bắn vào họ. Nhiều chiến sĩ Hồng quân bị chết đuối vì không đủ sức vượt sông Đông ở chỗ dòng nước chảy siết. Chỉ có hai người qua sông được yên ổn.
Một người mặc chiếc áo lót lằn vằn của thuỷ binh, có lẽ là một tay bơi giỏi. Anh ta đứng trên một chỗ bờ dốc đứng nhảy nhào đầu xuống nước, bơi ngầm một quãng dưới nước rồi mãi khi ra gần tới giữa sông Đông mới ngoi lên.
Nấp sau một cây liễu có những cái cành vươn ra rất xa, Grigori thấy chàng thuỷ binh vội vã bơi những sải rất dài sang bờ bên kia.
Còn một người nữa cũng qua sông được thuận lợi. Anh ta đứng dưới sông, nước ngập đến ngực, bắn kỳ hết đạn, mới giơ nắm tay doạ bọn Cô- dắc, kêu lên không biết những gì rồi bơi chéo ngược dòng nước.
Đạn bắn tới thun thút chung quanh anh ta nhưng không viên đạn nào trúng vào con người may mắn ấy. Bơi tới một chỗ trước kia là chuồng nuôi gia súc, anh ta ngoi lên, giũ nước trên mình, rồi từ từ leo lên khoảng dốc đứng, vễ chỗ có nhà ở.
Những người còn lại bờ bên trái nằm trên một ngọn gò cát. Khẩu súng máy của họ nhả đạn không lúc nào ngừng cho đến khi nước trong bình tán nhiệt sôi lên.
- Theo tôi! - Khẩu súng máy vừa im tiếng, Grigori đã rút gươm khỏi vỏ, khẽ ra lệnh, rồi tiến lên gò.
Bọn Cô- dắc thở nặng nề, rầm rập chạy theo sau.
Chỉ còn không tới năm chục xa- gien là đến chỗ các chiến sĩ Hồng quân. Sau ba loạt súng trường, từ sau ngọn gò cát, người chỉ huy ria đen, da ngăm ngăm đứng thẳng lên. Một người đàn bà mặc áo da ngắn đỡ tay anh ta. Người chỉ huy đã bị thương. Anh ta kéo lê cái chân bị bắn trúng đi từ trên gò xuống, sửa lại khẩu súng trường có mắc lưỡi lê đang cầm trong tay, rồi ra lệnh bằng một giọng khê đặc:
- Các đồng chí! Tiến lên! Giết bọn Trắng đi!
Với bài "Quốc tế ca" trên môi, nhóm người dũng cảm đã xông lên phản công. Xông tới cái chết.
Một trăm mười sáu người cuối cùng gục xuống bên bờ sông Đông đều là những đảng viên cộng sản trong Đại hội quốc tế.
--- ------ ------ ------ -------
1 Tức là dùng hoả lực pháo binh để phá các chương ngại vật, kiềm chế và tiêu dtệt các hoả điểm của địch, chuẩn bị cho bộ binh và kỹ thuật binh đột phá (ND).
2 Nguyên văn: "Kẻ nuôi sống đã sẵn sàng rồi à?". Đối với dân Cô- dắc con ngựa là sức kéo và vật cưỡi nuôi sống con người (ND
Đại đội của tiểu thôn Gromtronok bị đánh úp bất ngờ vì đêm ấy phần lớn bọn Cô- dắc đang chè chén vui chơi. Từ buổi chiều, những ả vợ lính kéo đến thăm khu vực bố trí của đại đội. Họ mang theo những thức ăn và rượu nhà nấu lấy đựng trong hũ hay trong thùng.
Đến nửa đêm tên nào tên nấy say bí tỉ. Các căn hầm đều ầm ầm tiếng ca hát, tiếng đàn bà say rượu kêu the thé, tiếng đàn ông cười khồ khồ, tiếng huýt sáo… Hai mươi gã Cô- dắc phụ trách vọng tiêu cũng về dự cuộc nhậu nhẹt, chỉ để lại bên cạnh khẩu súng máy hai gã xạ thủ và một hũ rượu.
Những chiếc bè chở Hồng quân hết sức lặng lẽ rời khỏi bờ bên phải. Sau khi qua sông các chiến sĩ Hồng quân tản khai thành đội hình chiến đấu, ngậm tăm tiến tới dẫy hầm đào cách bờ sông Đông chừng năm mươi xa- gien.
Các chiến sĩ công binh đóng bè chéo rất nhanh trở về đón bộ phận đang chờ được chở qua tiếp.
Trong chừng năm phút, trên bờ bên trái không nghe thấy gì khác ngoài những tiếng hát không đầu không đũa của bọn Cô- dắc, rồi lựu đạn ném tay bắt đầu nổ đùng đùng, súng máy lên tiếng ầm ầm, súng trường cũng đồng thời nhả đạn loạn lên một hồi và những tiếng hô ngắt quãng vang rất xa: "Hu- ra- a- a! Hu- ra- a- a! Hu- ra- a- a!".
Đại đội của thôn Tiểu Gromtronok đã bị đánh bật và không bị hoàn toàn tiêu diệt cũng chỉ vì đêm tối mù mịt nên quân địch không thể nào truy kích. Chúng bị thiệt hại không đáng kể nhưng đã hốt hoảng đưa vợ chạy vừa qua bãi cỏ ven sông về hướng thị trấn Vosenskaia. Trong khi đó những chiếc bè đã chở một loạt chiến sĩ Hồng quân nữa từ bờ bên phải sang, thế là một nửa đại đội của tiểu đoàn 111 cùng với hai khẩu trung liên đã hoạt động bên sườn đại đội phiến loạn của thôn Batsky.
Lực lượng tăng viện vừa sang tới nơi đã xông ngay vào đột phá khẩu mới mở. Nhưng sự tiến triển của họ đã gặp những khó khăn hết sức lớn vì trong đám chiến sĩ Hồng quân không ai thuộc địa hình, mà các đơn vị lại không có người dẫn đường, cứ phải tiến mò mẫm trong bóng tối như bưng, chốc chốc họ lại đâm vào một cái hồ hoặc một cái khe sâu đầy nước lũ không thể nào lội qua.
Lữ đoàn trưởng chỉ huy trận tấn công bèn quyết định ngừng truy kích chờ trời rạng để sáng hôm sau điều lực lượng dự bị lên cùng tập trung cửa ngõ Vosenskaia và sau đợt chuẩn bị của hoả lực pháo binh 1 sẽ tiếp tục tấn công.
Nhưng ở Vosenskaia quân địch đã thi hành những biện pháp khẩn cấp đề bịt đột phá khẩu. Gã liên lạc vừa phi ngựa tới báo tin Hồng quân vượt sông, tên trực ban ở bộ tư lệnh đã cho đi tìm Kudinov và Grigori. Các đại đội kỵ binh thuộc trung đoàn Karghinsky đã được điều về từ các thôn Cher, Gorokhovka và Dubrovka. Grigori Melekhov nắm quyền chỉ huy toàn bộ chiến dịch. Chàng tung về thôn Erinsky ba trăm tay gươm, trù tính rằng số quân nầy sẽ củng cố sườn bên trái và giúp hai đại đội của thôn Tatarsky và thôn Lebirginsky ghìm bớt sức tấn công của địch trong trường hợp họ xông lên bao vây Vosenskaia từ phía đông. Từ phía tây, chàng điều đội nghĩa dũng của dân ngụ cư trấn Vosenskaia và một trong các đại đội bộ binh vùng sông Tria tới giúp đại đội Batsky.
Chàng bố trí tám khẩu súng máy trong các khu vực bị uy hiếp, và tự mình đem hai đại đội kỵ binh tới bố trí ven rừng Gorelyi lúc khoảng hai giờ đêm chờ trời rạng, dự định sẽ tấn công Hồng quân theo đội hình kỵ binh.
Trong lúc các chòm sao Đại Tiểu hùng tinh còn chưa mờ, đội nghĩa dũng của dân ngụ cư trấn Vosenskaia len lỏi qua rừng định tiến tới khuỷu sông ở thôn Batsky đã chạm trán với đại đội Cô- dắc thôn Batsky đang rút lui. Chúng tưởng lầm là đã gặp địch nên đã bỏ chạy sau khi hai bên bắn nhau vài phát súng. Bọn lính nghĩa dũng bơi qua cái hồ lớn nằm giữa thị trấn Vosenskaia và khuỷu sông. Trong khi hốt hoảng, chúng đã bỏ lại trên bờ cả giày ủng lẫn quần áo. Chẳng mấy chốc sự hiểu lầm đã được phát hiện, song cái tin Hồng quân đang tiến gần tới Vosenskaia đã lan ra nhanh khủng khiếp. Những người dân chạy loạn sống chen chúc trong các hầm nhà đã từ Vosenskaia đổ xô về phía bắc, đến đâu cũng loan tin Hồng quân đã vượt sông Đông, chọc thủng mặt trận và đang tấn công vào Vosenskaia…
Trời vừa hửng, Grigori nhận được báo cáo về việc đội nghĩa dũng của dân ngụ cư bỏ chạy. Chàng bèn phi ngựa ra bờ sông. Bọn lính nghĩa dũng biết mình nhầm đã quay trở về chiến hào, vừa đi vừa chuyện trò ầm ĩ. Grigori cho ngựa chạy tới gần một đám và hỏi, giọng châm biếm:
- Trong lúc bơi qua hồ bị chết đuối có nhiều không?
Một gã khinh binh ướt như chuột vừa đi vừa vắt cái áo sơ- mi. Gã trả lời ngượng nghịu:
- Bơi như những con cá măng ấy? Làm gì có chuyện chết đuối…
- Ai mà chẳng có lần gặp chuyện mắc cỡ như thế nầy - Một gã thứ hai còn lý sự thêm, trên mình gã chỉ còn có quần áo lót. - Nhưng ông trung đội trưởng của chúng tôi thì quả thật chỉ thiếu chút nữa là chết đuối. Ông ấy không cởi giầy, vì sợ tháo xà cạp mất nhiều thì giờ. Rồi cứ thế mà bơi nhưng xà cạp tuột ra dưới nước, quấn vào hai chân… Đúng là gào như thế mới là gào? Có lẽ ở vùng Elanskaia cũng nghe thấy?
Sau khi tìm thấy tên Kramxkov đội trưởng đội nghĩa dũng, Grigori ra lệnh cho hắn đưa bọn khinh binh đến ven rừng, bố trí chúng thế nào khi cần thiết có thể bắn vào sườn các đội hình chiến đấu của Hồng quân. Sau đó chàng trở về các đại đội của mình.
Về đến giữa đường, chàng gặp tên sĩ quan liên lạc của bộ tư lệnh. Tên kia ghìm con ngựa thở hồng hộc, hai bên sườn đưa lên đưa xuống nặng nề. Hắn thở dài nhẹ nhõm:
- Mất bao nhiêu hơi sức mới tìm thấy ngài!
- Có gì thế?
- Bộ tư lệnh truyền đạt với ngài rằng đại đội thôn Tatarsky đã rời bỏ chiến hào. Chúng nó sợ bị bao vây nên đã rút về bãi cát… Kudinov dùng mệnh lệnh bằng lời ra lệnh cho ngài lập tức tới ngay đằng ấy.
Grigori bèn đem theo nửa trung đội gồm những tên Cô- dắc có những con ngựa chạy nhanh nhất phóng xuyên qua rừng ra đường cái. Hai mươi phút sau cả toán tới gần hồ Golyi Yamen. Bên trái chúng, bọn Cô- dắc thôn Tatarsky đang hốt hoảng chạy bán sống bán chết trên bãi cỏ. Những tên cựu chiến binh và những tên chiến đấu dày dạn đều len lỏi không vội vã sát ven hồ, cố lẩn vào các bụi rậm ở bờ hồ. Nhưng phần lớn chẳng chú ý gì đến tiếng súng máy nổ thưa thớt, cứ cắm đầu cắm cổ chạy thẳng một mạch, xem ra chúng chỉ bị thúc đẩy bở một mong muốn là mau chóng chạy tới khu rừng.
- Đuổi theo chúng nó! Lấy roi mà quất? - Grigori quát to. Chàng tức điên lên, mắt lác hẳn đi, và là người đầu tiên phóng ngựa đuổi theo bà con cùng thôn.
Khristonhia khập khiễng chạy tế lên sau cùng, hai chân cứ như khiêu vũ, nom rất lạ. Hôm qua hắn đi đánh cá, bị lau sậy cứa rách gót chân rất đau, vì thế không thể chạy được với tất cả cái tốc độ đặc biệt của cặp chân dài nghêu. Grigori đuổi kịp hắn với ngọn roi ngựa giơ cao trên đầu. Nghe tiếng vó ngựa rầm rập sau lưng, Khristonhia ngoái nhìn lại và càng chạy nhanh hơn.
- Chạy đi đâu?! Đứng lại! Đứng lại… Có nghe thấy không - Grigori quát lên nhưng chẳng có kết quả gì.
Khristonhia đâu có nghĩ tới chuyện đứng lại. Hắn vẫn tăng thêm tốc độ và đã chuyển sang thứ nước đại của một con lạc đà chạy thục mạng.
Lúc nầy Grigori đã như điên như ngộ, chàng rít lên tiếng chửi tục tĩu ghê ghớm, quát to, thúc ngựa. Khi lên đến ngang Khristonhia, chàng khoái trá quất luôn cho hắn một roi vào cái lưng đẫm mồ hôi.
Bị đánh, Khristonhia dướn thẳng người lên, nhảy một bước rất kỳ quặc sang bên cạnh, nom đại khái như bước nhảy ngang của một con thỏ, rồi hắn ngồi xuống đất, từ từ sờ nắn trên lưng rất cẩn thận.
Những tên Cô- dắc cùng đi với Grigori cho ngựa phi vượt lên trước bọn chạy trốn, ngăn chúng lại, nhưng không dùng đến roi.
- Quật chúng nó đi! Quật đi! - Grigori vung cái roi ngựa rất đẹp của chàng, quát lên, giọng khàn hẳn đi.
Con ngựa chàng cưỡi quay tròn tại chỗ, đứng chồm lên, nhất định không chạy thêm nữa. Grigori phải mất không biết bao nhiêu hơi sức mới điều khiển được nó, rồi lại đuổi theo những tên đang chạy trên cùng. Chàng vừa cho ngựa phi, vừa liếc nhanh mắt nhìn thấy Stepan Astakhov đang đứng bên một bụi cây, lặng lẽ mỉm cười.
Chàng cũng trông thấy Anikey cười đến khuỵu cả đầu gối xuống. Gã khum hai bàn tay đưa lên miệng làm loa, rít lên the thé như giọng đàn bà:
- Anh em ơi! Ai còn chạy được thì trốn cho mau? Bọn Đỏ kia kìa! Bắt lấy chúng nó? Tóm cổ chúng nó đi...!
Grigori lại đuổi theo một tên đồng hương khác. Hắn mặc chiếc áo bông ngắn và chạy không biết mệt, chạy rất nhanh. Cái thân hình gù gù của hắn nom quen thuộc lạ lùng, nhưng chàng làm gì có thì giờ mà nhìn kỹ xem là ai. Từ xa Grigori đã gầm lên:
- Đứng lại, đồ chó đẻ! Đứng lại ngay, tao chém bây giờ!
Tên mặc áo bông ngắn bất thần chạy chậm dần rồi dừng lại. Đến khi người ấy quay lại với một cử chỉ đặc biệt, cái cử chỉ cho thấy cả một sự phẫn nỗ đến cực độ mà chàng đã nhìn quen từ thời thơ ấu thì Grigori hoảng lên. Chàng chưa nhìn thấy mặt đã nhận ra bố.
Hai bên má ông Panteley Prokofievich giật giật như bị chuột rút.
- Bố đẻ ra mày mà là đồ chó đẻ à? Bố mày mà mày doạ chém à? - Ông quát lên, giọng lạc đi, phá ra. Cặp mắt ông long lên với cái vẻ hung dữ quen thuộc, nom ghê ghớm đến nỗi tức tối của Grigori lập tức nguội hẳn. Chàng hết sức ghìm con ngựa, kêu lên:
- Con nhìn sau lưng không nhận ra? Cha làm gì mà kêu toáng lên thế?
- Sao lại không nhận được ra? Bố mày mà mày không nhận ra à?
Cái tính dễ phát bẳn của ông lão đã biểu hiện một cách vô nghĩa lý và không đúng lúc đến nỗi Grigori cũng phải bật cười. Chàng cho con ngựa lên tới chỗ bố, nói làm lành:
- Thôi cha đừng bực mình nữa? Cái áo đại lễ mà cha mặc con đã trông thấy bao giờ đâu. Hơn nữa cha lại phi lên như con ngựa thi được thưởng ấy, cả đến hai chân cũng không còn khập khiễng nữa! Như thế thì làm sao mà nhận ra được?
Rồi cũng như trước kia, như bao giờ cũng vậy trong đời sống gia đình, lần nầy ông Panteley Prokofievich lại nhịn. Tuy vẫn còn thở hổn hển, nhưng ông đã đấu dịu, đồng ý:
- Mầy nói đúng đấy, cái áo đại lễ phục nầy tao mới mặc đấy, tao đã đổi cái áo choàng bằng dạ đi, vì mặc nó nặng quá. Còn chuyện khập khiễng thì bây giờ làm gì có thì giờ mà khập khiễng nữa?
Người anh em ạ, ở đây không còn nghĩ được tới chuyện khập khiễng nữa đâu! Cái chết nó lù lù trước mắt mà mày còn nói chuyện chân cẳng.
- Không đâu, cái chết nó còn xa lắm. Quay lại đi cha? Chưa vứt hết đạn chứ?
- Quay lại đâu bây giờ hử? - Ông già nổi nóng.
Nhưng bây giờ lại đến lượt Grigori giật giọng. Chàng dằn từng tiếng, ra lệnh.
- Tôi ra lệnh quay trở lại! Trong hoàn cảnh chiến đấu mà không tuân lệnh chỉ huy, cha có biết điều lệnh quy định như thế nào không?
Lời nói của chàng đã có tác dụng ngay. Ông Panteley Prokofievich sửa lại cây súng trường trên lưng, miễn cưỡng lê chân quay trở lại. Khi lên đến ngang một lão già còn đi chậm hơn cả ông, ông thở dài nói:
- Con cái chúng nó như thế đấy! Chẳng biết kính trọng bố chút nào, cũng chẳng giúp cho bố, chẳng hạn khỏi xông pha chiến trận. Trái lại nó còn tìm cách… tống ngay bố nó tới đấy… Pha- a- ải… Không, mồ ma thằng Petro, cầu cho nó hưởng phúc nơi thiên đường thằng ấy thì khá hơn nhiều! Tính tình nó còn ôn hoà dễ dãi, chứ cái thằng điên thằng ngộ, cái thằng Griska nầy, thì tuy nó là một sư đoàn trưởng, có nhiều công trạng và gì gì đi nữa, nhưng nó cũng chẳng được như thằng kia đâu. Tính nết cứ nóng như lửa ấy, chớ có động vào nó. Thằng nầy thì đến lúc tôi già nua nó sẽ chỉ cầm cái dùi thúc vào lưng để giúp lôi leo lên ngủ trên bếp lò thôi?
Không cần phải đặc biệt vất vả lắm Grigori cũng đã làm bọn lính thôn Tatarsky phải làm theo ý mình…
Chỉ một lát sau chàng đã tập hợp toàn đại đội, đưa tới một nơi có địa hình che khuất. Chàng không xuống ngựa, giải thích ngắn gọn:
- Bọn Đỏ đã vượt sông và đang cố hết sức chiếm Vosenskaia. Hiện giờ chiến đấu đã bắt đầu diễn ra ở gần sông Đông. Không phải chuyện đùa đâu, và nếu tôi khuyên anh em đừng bỏ chạy thì đó không phải là điều vô ích. Nếu anh em còn bỏ chạy lần nữa, tôi sẽ ra lệnh cho bọn kỵ binh đang đóng ở Erinsk chém chết anh em như chém những kẻ phản bội? - Grigori đưa mắt nhìn một lượt đám bà con cùng thôn đứng trong đủ mọi kiểu áo quần, rồi nói nốt với một vẻ khinh bỉ không chút giấu giếm - Trong đại đội của anh em có quá nhiều những thằng khốn nạn, chính chúng nó đã gây hoang mang dao động. Anh em đã quàng chân lên cổ chạy, bĩnh cả ra quần, lính với tráng gì như thế? Đã đi chiến đấu thì bây giờ chớ có rúc đầu vào giữa hai đầu gối mà lẩn trốn! Ngay lập tức từng trung đội sẽ chạy từ đây tới đường gờ đằng kia, rồi từ các bụi cây ra sông Đông. Sau đó dọc theo bờ sông tới chỗ đại đội thôn Xemenovsky: Anh em sẽ cùng với họ đánh vào sứờn bọn Đỏ. Tiến! Nhanh lên!
Bọn lính thôn Tatarsky nín thinh đứng nghe chàng nói rồi lại lặng lẽ như thế tiến ra chỗ những bụi cây. Bọn bô lão buồn bực nhìn theo Grigori cùng đám lính Cô- dắc đi theo chàng phóng ngựa bỏ đi như bay. Lão già Obnizov đi bên cạnh ông Panteley Prokofievich trầm trồ:
- Chúa đã ban cho ông một cậu con trai quả là anh hùng! Đúng là một con đại bàng? Xem hắn quật cho thằng Khristonhia một roi dài suốt lưng có khiếp không! Chỉ loáng cái đã lấy lại được trật tự cho tất cả.
Câu nói đã phỉnh đúng vào cái tình cảm của một người cha. Ông Panteley Prokofievich vui vẻ đồng ý ngay:
- Còn phải nói! Khắp gầm trời nầy kiếm đâu ra một thằng con như thế? Đầy một ngực huân chương, đó là chuyện đùa đấy phỏng? Cứ xem thằng Petro nhà tôi vừa mồ yên mả đẹp đấy, cầu cho nó hưởng phúc nơi thiên đường. Tuy nó cũng là con đẻ của tôi, mà lại là thằng cả, nhưng hoàn toàn không được như thằng nầy đâu? Tính nó quá hiền lành, ôn dịch nào biết được vì sao nó lại không được hẳn hoi ra con người như thế? Nhưng thằng nầy lại giống hệt như tôi! Mà còn dũng cảm ngang tàng hơn cả tôi nữa ấy!
Grigori cùng với nửa trung đội của chàng kín đáo tiến tới chỗ lội Kanmytki. Sau khi tới khu rừng, cả bọn cứ tưởng đã được an toàn, song điểm quan sát ở bờ bên kia sông Đông đã phát hiện ra chúng.
Một trung đội pháo bắt đầu nổ súng. Quả đạn pháo đầu tiên bay qua những ngọn liễu, rơi đánh thút xuống khoảng rừng rậm lầy lội nhưng không nổ. Quả thứ hai rơi trúng vào cái gốc trơ cả rễ của một cây hắc dương già ở ngay gần con đường, phụt lửa lên rồi dội xuống đầu bọn Cô- dắc một tiếng nổ long trời cùng với những nắm đất màu mỡ và những mảnh cây mục.
Hai tai ù đi, Grigori theo linh tính đưa một tay lên mắt cúi rạp xuống mũi yên sau khi cảm thấy một tiếng đập trầm trầm ướt ướt, nghe như ở ngay mông ngựa.
Tiếng nổ rung chuyển mặt đất làm những con ngựa của bọn Cô- dắc đều khuỵu chân sau như theo một hiệu lệnh rồi phi vụt lên. Con ngựa Grigori cưỡi nặng nề đứng chồm lên, lùi vài bước rồi từ từ ngã lăn ra. Grigori vội nhảy ra khỏi yên và nắm lấy dây mõm ngựa. Lại thêm hai quả đạn pháo nữa bay quay và sau đó chỗ cửa rừng bắt đầu lặng đi một cách rất thú vị. Làn khói nhẹ của thuốc nổ từ từ sà xuống cỏ. Nồng nặc mùi đất mới bị xới tung, mùi những mảnh cây và gỗ mục. Xa xa có tiếng vài con ác là kêu lo lắng trong khoảng rừng rậm.
Con ngựa của Grigori thở phì phì, hai chân sau của nó run lên, co lại hai hàm răng vàng vàng nhe ra đau khổ, cổ nó vươn ra. Một đám bọt hồng hồng sùi ra xung quanh hai lỗ mũi xám mượt như nhung. Toàn thân nó run lên rất mạnh, những đợt giật giật lan ra dưới lớp lông màu hạt dẻ như làn sóng.
- Con ngựa có nghĩa nầy sắp chết rồi à 2? - Một gã Cô- dắc phi ngựa qua hỏi to.
Grigori cứ nhìn hai con mắt mỗi lúc một đục của con ngựa, không trả lời. Thậm chí chàng cũng không nhìn kỹ vết thương và chỉ hơi lánh ra khi con ngựa gắng gượng chập chững đứng lên rồi bất thần khuỵu đầu gối, gục hẳn đầu xuống như xin chủ tha lỗi cho điều gì Nó nằm nghiêng, rên những tiếng trầm trầm, cố ngẩng đầu lên, nhưng xem ra nó đang mất đi nốt chút sức lực còn lại: những cơn run của nó mỗi lúc một thưa thớt hơn mắt nó đờ đẫn, mồ hôi đổ ra đầm đìa trên cổ.
Chỉ ở những đám lông non như những cái bàn chải ở ngay sát móng là còn thấy mạch máu giật giật mấy cái cuối cùng. Chỗ vành má yên mòn cũ chỉ hơi run run.
Grigori liếc nhìn chỗ bẹn bên trái của con ngựa, thấy một vết thương mở hoác rất sâu, máu đen ấm chảy ra phùn phụt như nước nguồn. Chàng không chùi nước mắt, nghẹn ngào bảo gã Cô- dắc vừa xuống ngựa.
- Bắn cho nó một viên đạn! - Rồi chàng trao cho gã kia khẩu Mauser của mình.
Chàng cưỡi lên con ngựa của gã Cô- dắc, phi tới chỗ lúc nãy chàng đã để các đại đội của chàng ở lại. Ở đấy cuộc chiến đấu đã nổ ra.
Từ lúc trời rạng, các chiến sĩ Hồng quân bắt đầu tấn công. Các đội hình chiến đấu của họ xuất phát trong làn sương mù phủ lớp nọ lên lớp kia, lặng lẽ tiến về hướng Vosenskaia. Ở cánh bên phải, họ dừng lại một lát ở gần khoảng đất trũng đầy nước, rồi lội xuống nước đến ngực, túi đạn và súng giơ cao trên đầu. Một lát sau, bốn đại đội pháo bắt đầu gầm lên rất ăn nhịp, rất hùng tráng từ bên ngọn núi ven sông Đông. Những quả đạn pháo vừa bắt đầu rơi thành hình giẻ quạt xuống khu rừng thì quân phiến loạn bắt đầu nổ súng. Các chiến sĩ Hồng quân không đi bình thường nữa, họ cầm ngang súng trường chạy xông lên. Phía trước họ nửa vec- xta, đạn ghém nổ khô khan trên khu rừng, những cái cây bị đạn trái phá chẻ ra đổ vật xuống, khói bốc lên từng đám trăng trắng. Hai khẩu súng máy của quân Cô- dắc bắn từng loạt ngắn. Bắt đầu có những chiến sĩ Hồng quân gục xuống trong tuyến tản khai đầu tiên. Khi thì chỗ nầy, khi thì chỗ khác, mỗi lúc một thấy nhiều những con người đeo ca- pốt cuộn tròn trên lưng trong đội hình chiến đấu bị đạn bắn ngã. Có người ngã ngửa, có người ngã sấp, song những người khác không nằm xuống, khoảng cách giữa họ và khu rừng mỗi lúc một ngắn.
Tiến phía trước đội hình tản khai thứ hai là một người chỉ huy cao lớn, mặc áo ca- pốt vén tà, đầu trần. Anh ta hơi khom mình, nhẹ nhàng chạy những bước rất dài. Tuyến tản khai chạy chậm lại trong một giây, song người chỉ huy vừa chạy vừa quay lại hô lên không biết những gì. Thế là các chiến sĩ lại chuyển sang bước chạy và những tiếng "Hu- ra- a!" khàn khàn, khủng khiếp lại vang to thêm mỗi lúc một hung dữ.
Đến lúc đó tất cả các khẩu súng máy của quân Cô- dắc đều lên tiếng. Ở cửa rừng, những phát súng trường nổ ran, dội lên không lúc nào ngớt… ở một chỗ nào đó sau lưng Grigori lúc nầy đang đứng cùng các đại đội của chàng ở cửa rừng, khẩu trọng liên của đại đội thôn Batsky bắt đầu bắn từng tràng dài. Các tuyến tản khai của Hồng quân xáo động, nằm xuống, bắt đầu bắn trả. Trận chiến đấu đã kéo dài một tiếng rưỡi đồng hồ, nhưng sau khi bắn điều chỉnh, hoả lực của quân phiến loạn quét rất sát mặt đất làm cho tuyến tản khai thứ hai không chịu được nữa, phải chồm dậy, chạy lẫn vào tuyến tản khai thứ ba đang tiến vọt từng chặng… Chẳng mấy chốc bãi cỏ đã đầy những chiến sĩ Hồng quân rút lui hỗn loạn. Khi đó Grigori mới dẫn các đại đội của chàng cho ngựa chạy nước kiệu ra khỏi khu rừng, dàn thành đội hình rồi tung ra truy kích. Còn đường trở về các bè gỗ của các chiến sĩ Hồng quân rút lui đã bị chặn bởi một đại đội vùng sông Tria vừa mới hết sức thúc ngựa chạy tới. Một cuộc chiến đấu giáp lá cà diễn ra cạnh khu rừng ven sông, ở ngay sát bờ sông.
Chỉ một số chiến sĩ Hồng quân chọc thủng được vòng vây để tới chỗ để bè. Những người còn lại bị dồn tới sát bờ sông, tiếp tục chiến đấu.
Grigori cho các đại đội của chàng xuống ngựa, dặn bọn giữ ngựa không được ra khỏi rừng, rồi đưa bọn Cô- dắc ra bờ sông. Bọn Cô- dắc tiến vọt từ cây nọ đến cây kia, mỗi lúc một ra tới gần bờ sông.
Chừng một trăm rưởi chiến sĩ Hồng quân đang dùng lựu đạn và hoả lực súng máy đánh bật đám bộ binh phiến loạn xông tới. Những cái bè đã lại được đưa sang bờ bên trái, song những tên Cô- dắc thôn Batsky đã dùng súng trường hạ gần hết các chiến sĩ chở bè. Thế là số phận của những người ở lại bờ bên nầy đã được định đoạt. Những người yếu tinh thần vút súng đi, tìm cách bơi qua sông. Những tên phiến loạn nằm bố trí ở gần đột phá khâu nhằm bắn vào họ. Nhiều chiến sĩ Hồng quân bị chết đuối vì không đủ sức vượt sông Đông ở chỗ dòng nước chảy siết. Chỉ có hai người qua sông được yên ổn.
Một người mặc chiếc áo lót lằn vằn của thuỷ binh, có lẽ là một tay bơi giỏi. Anh ta đứng trên một chỗ bờ dốc đứng nhảy nhào đầu xuống nước, bơi ngầm một quãng dưới nước rồi mãi khi ra gần tới giữa sông Đông mới ngoi lên.
Nấp sau một cây liễu có những cái cành vươn ra rất xa, Grigori thấy chàng thuỷ binh vội vã bơi những sải rất dài sang bờ bên kia.
Còn một người nữa cũng qua sông được thuận lợi. Anh ta đứng dưới sông, nước ngập đến ngực, bắn kỳ hết đạn, mới giơ nắm tay doạ bọn Cô- dắc, kêu lên không biết những gì rồi bơi chéo ngược dòng nước.
Đạn bắn tới thun thút chung quanh anh ta nhưng không viên đạn nào trúng vào con người may mắn ấy. Bơi tới một chỗ trước kia là chuồng nuôi gia súc, anh ta ngoi lên, giũ nước trên mình, rồi từ từ leo lên khoảng dốc đứng, vễ chỗ có nhà ở.
Những người còn lại bờ bên trái nằm trên một ngọn gò cát. Khẩu súng máy của họ nhả đạn không lúc nào ngừng cho đến khi nước trong bình tán nhiệt sôi lên.
- Theo tôi! - Khẩu súng máy vừa im tiếng, Grigori đã rút gươm khỏi vỏ, khẽ ra lệnh, rồi tiến lên gò.
Bọn Cô- dắc thở nặng nề, rầm rập chạy theo sau.
Chỉ còn không tới năm chục xa- gien là đến chỗ các chiến sĩ Hồng quân. Sau ba loạt súng trường, từ sau ngọn gò cát, người chỉ huy ria đen, da ngăm ngăm đứng thẳng lên. Một người đàn bà mặc áo da ngắn đỡ tay anh ta. Người chỉ huy đã bị thương. Anh ta kéo lê cái chân bị bắn trúng đi từ trên gò xuống, sửa lại khẩu súng trường có mắc lưỡi lê đang cầm trong tay, rồi ra lệnh bằng một giọng khê đặc:
- Các đồng chí! Tiến lên! Giết bọn Trắng đi!
Với bài "Quốc tế ca" trên môi, nhóm người dũng cảm đã xông lên phản công. Xông tới cái chết.
Một trăm mười sáu người cuối cùng gục xuống bên bờ sông Đông đều là những đảng viên cộng sản trong Đại hội quốc tế.
--- ------ ------ ------ -------
1 Tức là dùng hoả lực pháo binh để phá các chương ngại vật, kiềm chế và tiêu dtệt các hoả điểm của địch, chuẩn bị cho bộ binh và kỹ thuật binh đột phá (ND).
2 Nguyên văn: "Kẻ nuôi sống đã sẵn sàng rồi à?". Đối với dân Cô- dắc con ngựa là sức kéo và vật cưỡi nuôi sống con người (ND
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook