Sơn Nam Hải Bắc
-
Chương 33
Trần Dật tắm rửa xong đi ra, thấy căn phòng đã trống không.
Cô ngồi trên giường sấy tóc, mấy lọn tóc ướt phủ kín mặt, giỏ giọt xuống chiếc áo ngủ màu lam nhạt, loang như hoa nở.
Đều là người trưởng thành, cô không thể không nghĩ tới phương diện kia. Nhưng không hiểu sao, dạo gần đây thường xuyên ở bên Tiết Sơn, cô mơ hồ có cảm giác không chân thực, tựa như dẫm lên lớp bông bềnh bồng, mềm mại, hư vô mờ ảo.
Cô không sao giải thích được cảm giác này là do tác động bởi yếu tố ngoại cảnh, do những cảm xúc tiến triển giữa hai người. Hay do cảm nhận về một tương lai mờ mịt ẩn sâu trong tiềm thức.
Suy nghĩ quá nhiều khiến tâm trí con người trở nên phức tạp. Đôi khi đơn giản một chút sẽ tốt hơn.
Cô động viên bản thân mình như thế.
+++
Ngày hôm sau, vẫn là ngày nghỉ.
Trần Dật không quen ngủ nướng nên rời giường sớm, ra ngoài mua đồ ăn sáng.
Lúc đi ngang qua tầng tổng hợp, cô gặp chị Lý đồng nghiệp.
Sau khi bị thương, chị Lý tạm thời được điều chuyển từ phòng khám methadone sang phòng khám chữa bệnh bên khoa tổng hợp. Trần Dật có mua ít quà mang đến hỏi thăm. Mỗi lần chạm mặt, chị Lý đều sốt sắng báo cho Trần Dật biết, cảnh sát không tìm thấy Chu Phú Dũng, hắn ta như thể đã bốc hơi khỏi trần gian. Chị dặn dò Trần Dật nhất định phải hết sức cẩn thận.
Nhưng gần một tuần nay, sắc mặt chị Lý dường như lạnh nhạt đi rất nhiều.
Mới đầu Trần Dật không hiểu nguyên nhân, sau nghe đồng nghiệp trong viện bàn tàn về chuyện tình cảm của mình, cô mới hiểu ra vấn đề.
Chị Lý cũng nhìn thấy Trần Dật, không mặn không nhạt gật đầu chào rồi lảng đi.
Có nhiều lúc, chị ta càng nghĩ càng thấy ấm ức.
Cùng làm việc chung dưới một mái nhà, cùng đối mặt với sự trả thù mất trí của những kẻ nghiện thuốc. Vậy hà cớ gì, giữa người với người lại có sự khác biệt lớn đến như vậy?
Hàng ngày chị ta đi làm với tâm trạng nơm nớp lo sợ, cẩn thận đề phòng, cuối cùng vẫn không tránh khỏi tai nạn. Trần Dật thì ngược lại, cô bình tĩnh đối mặt với những tên nghiện mất hết tính người mỗi khi lên cơn phát tác. Cô đi làm bình thường coi như không có chuyện gì xảy ra.
Mới đầu, chị ta còn khâm phục sự điềm tĩnh của Trần Dật, thầm nghĩ mình cần phải học tập cô ấy nhiều hơn. Thi thoảng gặp mặt còn nhắc nhở cô ấy chú ý an toàn.
Cho đến khi nghe từ miệng đồng nghiệp kể về chuyện tình cảm của cô ấy.
Chị ta rất có ấn tượng với Tiết Sơn. Thậm chí, chị ta nhớ mình đã từng khen ngợi Tiết Sơn trước mặt Trần Dật. Chị ta không thể ngờ rằng, Trần Dật và Tiết Sơn… lại yêu nhau.
Nghi vấn trong lòng bỗng nhiên được tháo gỡ.
Trần Dật vì đâu mà bình tĩnh, vì đâu mà yên tâm như vậy? Cô ấy yên tâm như thế chẳng phải tin rằng mình đã có chỗ dựa vững chắc đấy ư? Chẳng phải mọi tên nghiện đều có một mạng lưới quan hệ bí mật chắc chắn đó sao? Có bạn trai là một kẻ nghiện, Trần Dật cần gì phải lo sợ?
Hóa ra là chị ta tự mình u mê, buồn lo vô cớ.
Trần Dật không nói gì, lẳng lặng đi lướt qua.
Gần trưa, Trần Dật đến bưu điện nhận thư hồi âm của viện trưởng viện dưỡng lão Hữu An.
Năm ngoái, Trần Dật mới liên lạc với vị viện trưởng này, cô gửi thư, mua ít quà thăm hỏi.
Ông cụ đã hơn 70 tuổi, không biết dùng di động nên hai ông cháu đành sử dụng thư từ.
Trần Dật không ngờ, viện trưởng lại gửi cho cô hộp xúc xích và thịt xông khói tự làm to tướng như thế. Kèm theo đó là bức thư nói mong cô ở phương xa có thể cảm nhận được hương vị quê nhà.
Trần Dật vô cùng cảm động và luống cuống. Chiếc hộp to như vậy, mình cô không thể giải quyết hết nên đành tìm cách khác.
Cô ôm chiếc hộp vào hiệu sửa xe, Phương Thanh Dã chống nạng ra đón.
Anh ta là người nóng tính, luôn bực bội vì đùi bị bó thạch cao. Tuy kiểm tra cho thấy vết nứt xương đã liền nhưng chưa đến thời gian dự kiến, anh ta đã nóng vội tháo bỏ, giải phóng đôi chân.
Phương Thanh Dã vươn tay định đón chiếc hộp trong lòng Trần Dật nhưng cô đã gạt đi, bước thẳng vào bếp: “Anh Tiết Sơn đâu ạ?”.
Trần Dật không nghĩ anh không có ở đây. Sau khi đặt chiếc hộp xuống, cô đứng dậy phủi bụi trên tay, nghe Phương Thanh Dã đứng sau đáp: “Lúc nãy còn ở đây, sau đột nhiên nói có việc gấp phải về nhà, giờ vẫn chưa thấy quay lại”.
Tuy nghi ngờ nhưng Trần Dật không hỏi kỹ, cô chỉ bảo: “Đồng Đồng cũng về cùng ạ?”.
Phương Thanh Dã gật đầu: “Đúng vậy, con bé đang ngồi vẽ tranh ở đây, cái cuốn mà cô mua cho nó ấy. Tiết Sơn đưa con bé về, tôi vừa mới gọi cho cậu ấy mà mãi không thấy nghe”.
Trần Dật đưa mắt nhìn đồ ăn chất đống trên bếp, cô im lặng sắp xếp gọn gàng, rửa sạch chiếc nồi đổ nước bắc lên bếp, đặt hai khúc xúc xích vào nấu rồi bảo Phương Thanh Dã: “Anh để ý chiếc nồi, tôi vào nhà tìm xem sao”.
Phương Thanh Dã chưa kịp phản ứng, Trần Dật đã dậm bước ra cửa.
Anh ta đứng nguyên một chỗ, quay đầu nhìn góc bếp sạch sẽ cùng nồi nước đun sôi bốc khói, bỗng giật mình phát hiện, trong lúc vô tình, bộ dạng của Trần Dật y hệt dáng dấp của một nữ chủ nhân. Còn anh ta, một tên cô độc vạn năm, thật đúng là một cái bóng đèn khổng lồ.
Tưởng tượng như vậy xong, anh ta tự rủa, con mẹ nó chứ, mình đúng là….kẻ dư thừa.
+++
Một chiếc xe con màu bạc đỗ trước cửa nhà Tiết Sơn, cửa lớn đóng chặt, cả ngôi nhà rất yên tĩnh, đứng lặng lẽ dưới ánh mặt trời ôn hòa.
Trần Dật nhìn thoáng qua biển số xe, đưa tay gõ cửa.
Rất nhanh, bên trong truyền đến một giọng nói: “Ai đấy?”.
Cô thoáng ngạc nhiên, không phải giọng của Tiết Sơn.
Bước chân dần tới gần, chỉ nghe thấy ‘cành cạch’, tiếng gỡ khóa, sau đó, cánh cửa sắt ken két mở ra, để lộ khoảng cách vừa đủ.
Mở cửa là một người đàn ông xa lạ, khoảng chừng hai mươi mấy tuổi, vóc dáng cao lớn, mặc bộ đồ thể thao màu xám.
Nhìn rõ người trước mặt, Trần Dật ngẩn ra, cảm thấy hơn quen nhưng nhất thời không nhớ đã gặp ở đâu.
Người đàn ông trẻ cũng ngạc nhiên, đang định mở miệng thì nghe thấy cô hỏi: “Tôi tìm Tiết Sơn, anh là…?”.
Anh ta im lặng mấy giây, nhanh chóng quan sát Trần Dật, không trả lời câu hỏi của cô, nghiêng người sang bên, nói: “Vào đi đã”.
Thoáng do dự, Trần Dật cất bước đi vào.
Chưa đi được hai bước, Đồng Đồng từ trong phòng chạy ra, chạy chậm tới trước mặt Trần Dật, cầm tay cô, dắt luôn vào trong phòng.
Trần Dật đi theo con bé vào nhà, trong phòng khách không một bóng người. Đồng Đồng kéo cô vào phòng mình, chỉ vào cuốn tranh vẽ Trần Dật mua cho, sắc mặt mừng rỡ và xúc động.
Trần Dật hiểu, con bé muốn biểu đạt niềm vui của mình.
Nhưng lúc này, cô không rảnh để bận tâm quá nhiều. Cô ngồi xổm xuống, vội hỏi con bé: “Bố cháu đâu? Anh ấy đâu rồi?”.
Con bé ngẫm nghĩ mấy giây, chỉ tay lên nóc nhà.
Trần Dật hỏi: “Trên tầng à?”.
Con bé gật đầu.
Thi thoảng Tiết Sơn bận việc cửa hàng, Trần Dật tới nhà trông nom Đồng Đồng nhưng số lần không nhiều, tính ra thì hôm nay là lần thứ tư cô bước vào đây.
Trong ấn tượng của cô, Tiết Sơn chưa bao giờ lên tầng và cũng chưa bao giờ bảo cô lên trên đó làm gì.
Khoảng không gian ấy giống như bị vứt bỏ, lặng lẽ niêm phong trong ký ức, một đoạn ký ức anh không bao giờ muốn nhắc tới.
Cho nên Trần Dật cảm thấy nghi hoặc, hỏi lại con bé: “Bố ở trên tầng một mình à?”.
Đồng Đồng lắc đầu.
“Cháu có biết chú đứng ngoài kia không?”.
Tiếp tục lắc đầu.
“Vậy cháu có biết người đang ở cùng với bố cháu trên tầng là ai không?”.
Vẫn lắc đầu.
Mỗi lúc một thêm nghi ngờ, nỗi bất an trong lòng dâng lên mạnh mẽ. Trần Dật vừa ra khỏi phòng liền đứng khựng lại, Tiết Sơn đang từ trên tầng đi xuống.
“Sao em tới đây?”. Tiết Sơn hỏi.
Trần Dật im lặng nhìn anh, không đáp.
Tiết Sơn đứng trước mặt Trần Dật, bắt gặp vẻ lo lắng chất chứa trong mắt cô, anh khẽ nắm tay, mỉm cười với cô: “Không sao đâu, hai người bạn tới đây chơi, trò chuyện một lát thôi”.
Trần Dật đang định lên tiếng, ánh mắt lướt qua đầu vai Tiết Sơn, trông thấy người xuất hiện trên cầu thang.
Kỷ niệm xưa cũ bỗng kéo tới, người trước mặt và người trong trí nhớ, hai hình ảnh dần dần trùng khớp.
Đã bao nhiêu năm rồi?
Cô thầm hỏi mình, bao nhiêu năm rồi cô chưa gặp lại ông?
Trong trí nhớ của cô, ông từng là một thanh niên trẻ dân tộc Di với nước da ngăm đen, một cảnh sát đầy nhiệt huyết, một vị ân nhân, một trưởng bối thân thiện và tốt bụng.
Giờ đây vết thời gian đã vẽ tầng tầng lớp lớp lên người ông.
Lúc này, ông mặc chiếc áo sơ mi kẻ xanh xám, chiếc quần hưu nhàn màu xanh đậm, vẻ nam tính không khác gì thời trẻ.
Ông không còn mạnh mẽ như trước, cơ thể dần mập ra, bụng hơi nhô lên, mái tóc sợi đen sợi trắng điểm hoa râm.
Có một thứ duy nhất không hề thay đổi, chính là ánh mắt của ông.
Vừa sắc bén, tàn nhẫn. Vừa lộ vẻ nhân từ hiền lương.
Tiết Sơn nghiêng người nhìn Trần Dật, thu toàn bộ biểu hiện của cô vào trong mắt, khẽ xiết lấy vai cô.
Ông lại gần, đứng trước mặt hai người, ánh mắt dần nhu hòa, chăm chú quan sát Trần Dật.
Ông mấp máy môi, như muốn mở miệng. Bỗng nghe Trần Dật gọi: “Chú Cát Ngũ”.
+++
Đồng Đồng ngồi trước bàn học chăm chú vẽ tranh, Tiết Sơn đứng lặng lẽ sau lưng con bé, nhìn con bé một hồi. Ánh mắt không tự chủ xuyên qua tấm kính cửa sổ, nhìn bóng hai người đứng ngoài sân.
Họ đứng trước rặng tre rậm rạp, đưa lưng về phía căn phòng, giống như nhân vật trong tranh vẽ, hồi lâu không nhúc nhích.
Ánh nắng giữa trưa chói chang, chiếu sáng rặng tre khiến thân tre như được mạ một lớp sáng mềm mại, ấm áp.
Cát Gia nhìn chằm chằm vào rặng cây, nhớ trong khoảnh sân nhỏ nhà Trần Dật cũng có một rặng tre như thế.
Ký ức ào ào kéo đến, khiến người ta khó lòng chống đỡ. Ông nghe người đứng bên hỏi: “Chú dạo này thế nào ạ?”.
Cát Gia lấy lại tinh thần, mỉm cười với Trần Dật: “Mỗi ngày chạy 10 cây số không thành vấn đề”.
Trần Dật nghe vậy cũng mỉm cười. Nụ cười tuy hờ hững nhưng niềm vui trong mắt là thật.
Một giây sau, Cát Gia lại nói: “Đó là bộ dạng mà chú tưởng tượng ra thôi”.
Chuyển hướng quá nhanh, Trần Dật không kịp phản ứng đành cười khẽ, nghe ông nói tiếp: “Lớn tuổi rồi, sức chịu đựng không còn được như trước nữa. Mỗi lần về nhà, Thi Thi thường bắt chú ngủ sớm dậy sớm, không được uống rượu hút thuốc…”.
Thi Thi là nhũ danh của con gái Cát Gia. Con bé năm nay mười sáu tuổi, học trung học trên thành phố. Trong lúc nói chuyện, mỗi khi nhắc tới con bé, vẻ mặt Cát Gia lại tràn đầy hạnh phúc.
Trần Dật cũng vui thay ông, nói: “Chú khỏe mạnh, công việc thuận lợi chắc chắn là mong ước lớn nhất của cô và Thi Thi”.
Khóe miệng Cát Gia giương lên: “Đúng là thế”.
Hai chú cháu nói chuyện một lúc, cho tới khi thanh niên trẻ đứng sau gọi một tiếng ‘Cát Gia’, cuộc trò truyện mới kết thúc.
Cát Gia cùng thanh niên trẻ vào nhà, trao đổi gì đó còn Tiết Sơn thì đi ra.
Trần Dật vẫn đang ngó lăm lăm rặng tre, Tiết Sơn đến bên cạnh, cô chậm rãi xoay người, nhìn về phía anh.
“Anh cũng biết rồi hả?”. Cô khẽ hỏi.
“Ừ”. Anh gật đầu.
“Lúc nào?”.
Tiết Sơn đang muốn tìm từ ngữ để trả lời, Trần Dật bỗng nhoẻn cười: “Là hôm đó sao?”.
Không có thông tin rõ ràng, không nhắc đến ngày tháng năm nào, nhưng Tiết Sơn biết, cô cũng biết.
Tiết Sơn gật đầu, ánh mắt dịu dàng rơi xuống người cô.
Trên đời này, luôn có những người yêu nhau nhưng không đến được với nhau. Có những người hữu duyên vô phận, sống cô độc suốt quãng đời còn lại. Còn cô và anh, có thể gặp được nhau đã là một may mắn quá lớn.
Trong lúc họ lặng lẽ nhìn nhau, Cát Gia và thanh niên trẻ lại đi vào trong sân.
Trần Dật đưa mắt, trong ánh mắt đột nhiên toát lên vẻ sửng sốt. Cô trông thấy Cát Gia cầm trong tay chiếc ví màu xám thẫm, chiếc ví này giống hệt chiếc ví mà cô bị đánh cắp ngày hôm qua.
Cô ngồi trên giường sấy tóc, mấy lọn tóc ướt phủ kín mặt, giỏ giọt xuống chiếc áo ngủ màu lam nhạt, loang như hoa nở.
Đều là người trưởng thành, cô không thể không nghĩ tới phương diện kia. Nhưng không hiểu sao, dạo gần đây thường xuyên ở bên Tiết Sơn, cô mơ hồ có cảm giác không chân thực, tựa như dẫm lên lớp bông bềnh bồng, mềm mại, hư vô mờ ảo.
Cô không sao giải thích được cảm giác này là do tác động bởi yếu tố ngoại cảnh, do những cảm xúc tiến triển giữa hai người. Hay do cảm nhận về một tương lai mờ mịt ẩn sâu trong tiềm thức.
Suy nghĩ quá nhiều khiến tâm trí con người trở nên phức tạp. Đôi khi đơn giản một chút sẽ tốt hơn.
Cô động viên bản thân mình như thế.
+++
Ngày hôm sau, vẫn là ngày nghỉ.
Trần Dật không quen ngủ nướng nên rời giường sớm, ra ngoài mua đồ ăn sáng.
Lúc đi ngang qua tầng tổng hợp, cô gặp chị Lý đồng nghiệp.
Sau khi bị thương, chị Lý tạm thời được điều chuyển từ phòng khám methadone sang phòng khám chữa bệnh bên khoa tổng hợp. Trần Dật có mua ít quà mang đến hỏi thăm. Mỗi lần chạm mặt, chị Lý đều sốt sắng báo cho Trần Dật biết, cảnh sát không tìm thấy Chu Phú Dũng, hắn ta như thể đã bốc hơi khỏi trần gian. Chị dặn dò Trần Dật nhất định phải hết sức cẩn thận.
Nhưng gần một tuần nay, sắc mặt chị Lý dường như lạnh nhạt đi rất nhiều.
Mới đầu Trần Dật không hiểu nguyên nhân, sau nghe đồng nghiệp trong viện bàn tàn về chuyện tình cảm của mình, cô mới hiểu ra vấn đề.
Chị Lý cũng nhìn thấy Trần Dật, không mặn không nhạt gật đầu chào rồi lảng đi.
Có nhiều lúc, chị ta càng nghĩ càng thấy ấm ức.
Cùng làm việc chung dưới một mái nhà, cùng đối mặt với sự trả thù mất trí của những kẻ nghiện thuốc. Vậy hà cớ gì, giữa người với người lại có sự khác biệt lớn đến như vậy?
Hàng ngày chị ta đi làm với tâm trạng nơm nớp lo sợ, cẩn thận đề phòng, cuối cùng vẫn không tránh khỏi tai nạn. Trần Dật thì ngược lại, cô bình tĩnh đối mặt với những tên nghiện mất hết tính người mỗi khi lên cơn phát tác. Cô đi làm bình thường coi như không có chuyện gì xảy ra.
Mới đầu, chị ta còn khâm phục sự điềm tĩnh của Trần Dật, thầm nghĩ mình cần phải học tập cô ấy nhiều hơn. Thi thoảng gặp mặt còn nhắc nhở cô ấy chú ý an toàn.
Cho đến khi nghe từ miệng đồng nghiệp kể về chuyện tình cảm của cô ấy.
Chị ta rất có ấn tượng với Tiết Sơn. Thậm chí, chị ta nhớ mình đã từng khen ngợi Tiết Sơn trước mặt Trần Dật. Chị ta không thể ngờ rằng, Trần Dật và Tiết Sơn… lại yêu nhau.
Nghi vấn trong lòng bỗng nhiên được tháo gỡ.
Trần Dật vì đâu mà bình tĩnh, vì đâu mà yên tâm như vậy? Cô ấy yên tâm như thế chẳng phải tin rằng mình đã có chỗ dựa vững chắc đấy ư? Chẳng phải mọi tên nghiện đều có một mạng lưới quan hệ bí mật chắc chắn đó sao? Có bạn trai là một kẻ nghiện, Trần Dật cần gì phải lo sợ?
Hóa ra là chị ta tự mình u mê, buồn lo vô cớ.
Trần Dật không nói gì, lẳng lặng đi lướt qua.
Gần trưa, Trần Dật đến bưu điện nhận thư hồi âm của viện trưởng viện dưỡng lão Hữu An.
Năm ngoái, Trần Dật mới liên lạc với vị viện trưởng này, cô gửi thư, mua ít quà thăm hỏi.
Ông cụ đã hơn 70 tuổi, không biết dùng di động nên hai ông cháu đành sử dụng thư từ.
Trần Dật không ngờ, viện trưởng lại gửi cho cô hộp xúc xích và thịt xông khói tự làm to tướng như thế. Kèm theo đó là bức thư nói mong cô ở phương xa có thể cảm nhận được hương vị quê nhà.
Trần Dật vô cùng cảm động và luống cuống. Chiếc hộp to như vậy, mình cô không thể giải quyết hết nên đành tìm cách khác.
Cô ôm chiếc hộp vào hiệu sửa xe, Phương Thanh Dã chống nạng ra đón.
Anh ta là người nóng tính, luôn bực bội vì đùi bị bó thạch cao. Tuy kiểm tra cho thấy vết nứt xương đã liền nhưng chưa đến thời gian dự kiến, anh ta đã nóng vội tháo bỏ, giải phóng đôi chân.
Phương Thanh Dã vươn tay định đón chiếc hộp trong lòng Trần Dật nhưng cô đã gạt đi, bước thẳng vào bếp: “Anh Tiết Sơn đâu ạ?”.
Trần Dật không nghĩ anh không có ở đây. Sau khi đặt chiếc hộp xuống, cô đứng dậy phủi bụi trên tay, nghe Phương Thanh Dã đứng sau đáp: “Lúc nãy còn ở đây, sau đột nhiên nói có việc gấp phải về nhà, giờ vẫn chưa thấy quay lại”.
Tuy nghi ngờ nhưng Trần Dật không hỏi kỹ, cô chỉ bảo: “Đồng Đồng cũng về cùng ạ?”.
Phương Thanh Dã gật đầu: “Đúng vậy, con bé đang ngồi vẽ tranh ở đây, cái cuốn mà cô mua cho nó ấy. Tiết Sơn đưa con bé về, tôi vừa mới gọi cho cậu ấy mà mãi không thấy nghe”.
Trần Dật đưa mắt nhìn đồ ăn chất đống trên bếp, cô im lặng sắp xếp gọn gàng, rửa sạch chiếc nồi đổ nước bắc lên bếp, đặt hai khúc xúc xích vào nấu rồi bảo Phương Thanh Dã: “Anh để ý chiếc nồi, tôi vào nhà tìm xem sao”.
Phương Thanh Dã chưa kịp phản ứng, Trần Dật đã dậm bước ra cửa.
Anh ta đứng nguyên một chỗ, quay đầu nhìn góc bếp sạch sẽ cùng nồi nước đun sôi bốc khói, bỗng giật mình phát hiện, trong lúc vô tình, bộ dạng của Trần Dật y hệt dáng dấp của một nữ chủ nhân. Còn anh ta, một tên cô độc vạn năm, thật đúng là một cái bóng đèn khổng lồ.
Tưởng tượng như vậy xong, anh ta tự rủa, con mẹ nó chứ, mình đúng là….kẻ dư thừa.
+++
Một chiếc xe con màu bạc đỗ trước cửa nhà Tiết Sơn, cửa lớn đóng chặt, cả ngôi nhà rất yên tĩnh, đứng lặng lẽ dưới ánh mặt trời ôn hòa.
Trần Dật nhìn thoáng qua biển số xe, đưa tay gõ cửa.
Rất nhanh, bên trong truyền đến một giọng nói: “Ai đấy?”.
Cô thoáng ngạc nhiên, không phải giọng của Tiết Sơn.
Bước chân dần tới gần, chỉ nghe thấy ‘cành cạch’, tiếng gỡ khóa, sau đó, cánh cửa sắt ken két mở ra, để lộ khoảng cách vừa đủ.
Mở cửa là một người đàn ông xa lạ, khoảng chừng hai mươi mấy tuổi, vóc dáng cao lớn, mặc bộ đồ thể thao màu xám.
Nhìn rõ người trước mặt, Trần Dật ngẩn ra, cảm thấy hơn quen nhưng nhất thời không nhớ đã gặp ở đâu.
Người đàn ông trẻ cũng ngạc nhiên, đang định mở miệng thì nghe thấy cô hỏi: “Tôi tìm Tiết Sơn, anh là…?”.
Anh ta im lặng mấy giây, nhanh chóng quan sát Trần Dật, không trả lời câu hỏi của cô, nghiêng người sang bên, nói: “Vào đi đã”.
Thoáng do dự, Trần Dật cất bước đi vào.
Chưa đi được hai bước, Đồng Đồng từ trong phòng chạy ra, chạy chậm tới trước mặt Trần Dật, cầm tay cô, dắt luôn vào trong phòng.
Trần Dật đi theo con bé vào nhà, trong phòng khách không một bóng người. Đồng Đồng kéo cô vào phòng mình, chỉ vào cuốn tranh vẽ Trần Dật mua cho, sắc mặt mừng rỡ và xúc động.
Trần Dật hiểu, con bé muốn biểu đạt niềm vui của mình.
Nhưng lúc này, cô không rảnh để bận tâm quá nhiều. Cô ngồi xổm xuống, vội hỏi con bé: “Bố cháu đâu? Anh ấy đâu rồi?”.
Con bé ngẫm nghĩ mấy giây, chỉ tay lên nóc nhà.
Trần Dật hỏi: “Trên tầng à?”.
Con bé gật đầu.
Thi thoảng Tiết Sơn bận việc cửa hàng, Trần Dật tới nhà trông nom Đồng Đồng nhưng số lần không nhiều, tính ra thì hôm nay là lần thứ tư cô bước vào đây.
Trong ấn tượng của cô, Tiết Sơn chưa bao giờ lên tầng và cũng chưa bao giờ bảo cô lên trên đó làm gì.
Khoảng không gian ấy giống như bị vứt bỏ, lặng lẽ niêm phong trong ký ức, một đoạn ký ức anh không bao giờ muốn nhắc tới.
Cho nên Trần Dật cảm thấy nghi hoặc, hỏi lại con bé: “Bố ở trên tầng một mình à?”.
Đồng Đồng lắc đầu.
“Cháu có biết chú đứng ngoài kia không?”.
Tiếp tục lắc đầu.
“Vậy cháu có biết người đang ở cùng với bố cháu trên tầng là ai không?”.
Vẫn lắc đầu.
Mỗi lúc một thêm nghi ngờ, nỗi bất an trong lòng dâng lên mạnh mẽ. Trần Dật vừa ra khỏi phòng liền đứng khựng lại, Tiết Sơn đang từ trên tầng đi xuống.
“Sao em tới đây?”. Tiết Sơn hỏi.
Trần Dật im lặng nhìn anh, không đáp.
Tiết Sơn đứng trước mặt Trần Dật, bắt gặp vẻ lo lắng chất chứa trong mắt cô, anh khẽ nắm tay, mỉm cười với cô: “Không sao đâu, hai người bạn tới đây chơi, trò chuyện một lát thôi”.
Trần Dật đang định lên tiếng, ánh mắt lướt qua đầu vai Tiết Sơn, trông thấy người xuất hiện trên cầu thang.
Kỷ niệm xưa cũ bỗng kéo tới, người trước mặt và người trong trí nhớ, hai hình ảnh dần dần trùng khớp.
Đã bao nhiêu năm rồi?
Cô thầm hỏi mình, bao nhiêu năm rồi cô chưa gặp lại ông?
Trong trí nhớ của cô, ông từng là một thanh niên trẻ dân tộc Di với nước da ngăm đen, một cảnh sát đầy nhiệt huyết, một vị ân nhân, một trưởng bối thân thiện và tốt bụng.
Giờ đây vết thời gian đã vẽ tầng tầng lớp lớp lên người ông.
Lúc này, ông mặc chiếc áo sơ mi kẻ xanh xám, chiếc quần hưu nhàn màu xanh đậm, vẻ nam tính không khác gì thời trẻ.
Ông không còn mạnh mẽ như trước, cơ thể dần mập ra, bụng hơi nhô lên, mái tóc sợi đen sợi trắng điểm hoa râm.
Có một thứ duy nhất không hề thay đổi, chính là ánh mắt của ông.
Vừa sắc bén, tàn nhẫn. Vừa lộ vẻ nhân từ hiền lương.
Tiết Sơn nghiêng người nhìn Trần Dật, thu toàn bộ biểu hiện của cô vào trong mắt, khẽ xiết lấy vai cô.
Ông lại gần, đứng trước mặt hai người, ánh mắt dần nhu hòa, chăm chú quan sát Trần Dật.
Ông mấp máy môi, như muốn mở miệng. Bỗng nghe Trần Dật gọi: “Chú Cát Ngũ”.
+++
Đồng Đồng ngồi trước bàn học chăm chú vẽ tranh, Tiết Sơn đứng lặng lẽ sau lưng con bé, nhìn con bé một hồi. Ánh mắt không tự chủ xuyên qua tấm kính cửa sổ, nhìn bóng hai người đứng ngoài sân.
Họ đứng trước rặng tre rậm rạp, đưa lưng về phía căn phòng, giống như nhân vật trong tranh vẽ, hồi lâu không nhúc nhích.
Ánh nắng giữa trưa chói chang, chiếu sáng rặng tre khiến thân tre như được mạ một lớp sáng mềm mại, ấm áp.
Cát Gia nhìn chằm chằm vào rặng cây, nhớ trong khoảnh sân nhỏ nhà Trần Dật cũng có một rặng tre như thế.
Ký ức ào ào kéo đến, khiến người ta khó lòng chống đỡ. Ông nghe người đứng bên hỏi: “Chú dạo này thế nào ạ?”.
Cát Gia lấy lại tinh thần, mỉm cười với Trần Dật: “Mỗi ngày chạy 10 cây số không thành vấn đề”.
Trần Dật nghe vậy cũng mỉm cười. Nụ cười tuy hờ hững nhưng niềm vui trong mắt là thật.
Một giây sau, Cát Gia lại nói: “Đó là bộ dạng mà chú tưởng tượng ra thôi”.
Chuyển hướng quá nhanh, Trần Dật không kịp phản ứng đành cười khẽ, nghe ông nói tiếp: “Lớn tuổi rồi, sức chịu đựng không còn được như trước nữa. Mỗi lần về nhà, Thi Thi thường bắt chú ngủ sớm dậy sớm, không được uống rượu hút thuốc…”.
Thi Thi là nhũ danh của con gái Cát Gia. Con bé năm nay mười sáu tuổi, học trung học trên thành phố. Trong lúc nói chuyện, mỗi khi nhắc tới con bé, vẻ mặt Cát Gia lại tràn đầy hạnh phúc.
Trần Dật cũng vui thay ông, nói: “Chú khỏe mạnh, công việc thuận lợi chắc chắn là mong ước lớn nhất của cô và Thi Thi”.
Khóe miệng Cát Gia giương lên: “Đúng là thế”.
Hai chú cháu nói chuyện một lúc, cho tới khi thanh niên trẻ đứng sau gọi một tiếng ‘Cát Gia’, cuộc trò truyện mới kết thúc.
Cát Gia cùng thanh niên trẻ vào nhà, trao đổi gì đó còn Tiết Sơn thì đi ra.
Trần Dật vẫn đang ngó lăm lăm rặng tre, Tiết Sơn đến bên cạnh, cô chậm rãi xoay người, nhìn về phía anh.
“Anh cũng biết rồi hả?”. Cô khẽ hỏi.
“Ừ”. Anh gật đầu.
“Lúc nào?”.
Tiết Sơn đang muốn tìm từ ngữ để trả lời, Trần Dật bỗng nhoẻn cười: “Là hôm đó sao?”.
Không có thông tin rõ ràng, không nhắc đến ngày tháng năm nào, nhưng Tiết Sơn biết, cô cũng biết.
Tiết Sơn gật đầu, ánh mắt dịu dàng rơi xuống người cô.
Trên đời này, luôn có những người yêu nhau nhưng không đến được với nhau. Có những người hữu duyên vô phận, sống cô độc suốt quãng đời còn lại. Còn cô và anh, có thể gặp được nhau đã là một may mắn quá lớn.
Trong lúc họ lặng lẽ nhìn nhau, Cát Gia và thanh niên trẻ lại đi vào trong sân.
Trần Dật đưa mắt, trong ánh mắt đột nhiên toát lên vẻ sửng sốt. Cô trông thấy Cát Gia cầm trong tay chiếc ví màu xám thẫm, chiếc ví này giống hệt chiếc ví mà cô bị đánh cắp ngày hôm qua.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook