Sơn Hà Bất Dạ Thiên
-
Chương 143
Chiều tối, Đường Thận đi xe ngựa sang phủ Chinh Tây nguyên soái dự tiệc.
Tây bắc lắm cát vàng, đến tháng tám rồi mà đất trời vẫn mù mịt cát, mọi người đều phải mặc áo dày, quấn kín tóc bằng khăn sa mới chắn được cát bay từ phương Bắc tới. Lúc Đường Thận tới phủ nguyên soái thì trời chưa tối hẳn, vẫn còn chút nắng chiều rơi rụng hắt về từ đằng Tây. Lý Cảnh Đức xiên con bò to béo mỡ màng vào thanh sắt, nướng1 xèo xèo trên đống lửa.
[1] Gốc: 烤. Từ này vừa có thể dịch là nướng vừa có thể dịch là quay. Truyện không tả rõ cách làm nên mình tạm để là nướng nhé.
Lửa ánh lên khuôn mặt rậm rì râu quai nón của Lý tướng quân, tôn lên cặp mắt rừng rực sức sống và hết sức chăm chú của hắn.
Người hầu phải nhắc hắn rằng Đường Thận tới, Lý Cảnh Đức mới ngẩng mặt lên, vẫy tay gọi: “Đến rồi đấy hả? Ra xem bò này, bản tướng quân tự tay lựa cho ngươi đấy, thích không?”
Ở Đại Tống không cấm hoàn toàn việc ăn thịt bò, song Đường Thận đến thời đại này nhiều năm nay, tuy biết rõ ở lầu Tế Hà cậu mở có bán thịt bò chuyên dùng để nhúng lẩu, nhưng cậu chưa từng thấy bò nướng nguyên con bao giờ.
Quả nhiên Lý Cảnh Đức không phải hạng xoàng.
Đường Thận hỏi: “Sao tướng quân lại tự nướng bò thế?”
Lý Cảnh Đức bảo Đường Thận ngồi xuống, hồ hởi kể: “Bò nướng đã là gì. Lúc hành quân đánh trận lấy đâu ra thịt mà ăn. Bản tướng quân với quân lính thường xuyên phải ăn rau dại, uống nước ấm lót dạ. Canh rau dại hẵng còn ngon chán, ta vẫn nhớ có lần đụng độ quân Liêu trong thung lũng cách đây mười hai năm, quân ta bị vây hãm suốt mười sáu ngày liền, hồi đó phải ăn cả vỏ cây cơ mà!”
Đường Thận nghĩ bụng ta chỉ hỏi tại sao ngươi tự nướng bò thôi, ngươi huyên thuyên một tràng làm cái gì?
Không phải ai cũng có vinh dự thưởng thức thịt nướng Lý Cảnh Đức tự làm. Hắn lấy dao găm xắt một miếng thịt bắp chảy mỡ, rắc muối hạt rồi đưa cho Đường Thận. Đường Thận nếm thử, thịt tươi non mềm sụm, tuy vị hơi nhạt, nhưng có nét đặc sắc của nó. Cậu thành thật khen: “Tướng quân nướng ngon lắm.”
Lý Cảnh Đức cười khà khà: “Thế thì ăn nhiều vào.”
Hai người xơi thịt nướng, uống rượu mạnh, Đường Thận mới uống hai ngụm đã bảo: “Tửu lượng của ta kém, e là không thể hầu tướng quân uống tiếp.”
Lý Cảnh Đức: “Vậy chớ uống thêm làm gì, ngộ nhỡ say thì chẳng hóa hỏng việc của ta sao?”
Đường Thận thầm ngạc nhiên, cậu lặng lẽ quan sát Lý Cảnh Đức, nghĩ bụng, hóa ra ông tướng quân họ Lý này có việc nhờ mình thật à? Đâu giống vậy nhỉ? Lý Cảnh Đức là tay võ biền thẳng như ruột ngựa, trước giờ chẳng giấu được suy nghĩ trong lòng. Nếu quả thật hắn muốn thương lượng với mình thì đâu cần thiết phải vòng vo tam quốc, lần khần mãi thế?
Một khắc sau, Lý Cảnh Đức chứng minh ngay nhận định của Đường Thận bằng hành động: “Thật ra, hôm nay bản tướng mời Đường đại nhân đến đây là vì muốn nói chuyện nước Liêu với đại nhân.”
Quả nhiên, thế này mới đúng là Lý Cảnh Đức!
Đường Thận nghe vậy bèn ngó nghiêng xung quanh trước nhất, cậu phát hiện người hầu trong phủ Nguyên soái đã rời khỏi tiểu viện tự bao giờ.
Hóa ra Lý Cảnh Đức đã chuẩn bị sẵn đâu ra đấy.
Đường Thận: “Hạ quan không hiểu ý tướng quân.”
“Ngươi mà lại không hiểu ư? Làm gì có chuyện ngươi không hiểu chứ. Lũ quan văn các người, bụng nghĩ rặt những điều linh tinh, nói chuyện cũng lộn xà lộn xộn. Như cái tên Tô Ôn Duẫn ấy, ghét bản tướng quân thì cứ ghét đi. Nó ghét ông thì mất của ông miếng thịt nào? Ông dám mắng thẳng mặt nó là hạng tốt mã giẻ cùi, ngươi xem, nó có dám mắng lại ông không?” Lý Cảnh Đức xơi một miếng thịt, “Hầy, lạc đề rồi. Ta cứ ngỡ ngươi khác với bọn Vương Tử Phong, Tô Ôn Duẫn, nào ngờ ngươi cũng bắt chước chúng.”
Đường Thận khi nãy vẫn dè chừng phần nào, nghe thế, cậu dở khóc dở cười: “Tướng quân, thực tình hạ quan không rõ ý tướng quân mà.”
“Không hiểu thật hở?”
“Không hiểu.”
Lý Cảnh Đức gãi gãi đầu: “Thế thì nói đơn giản vậy đi, bao giờ mới có thể làm cỏ hết ráo lũ khốn nước Liêu đây? Ông thèm đánh chúng nó từ lâu lắm rồi.”
Đường Thận trầm ngâm một thoáng, nói: “Không thể nóng vội nhất thời.”
Lý Cảnh Đức trừng trộ: “Giờ mà còn nóng vội? Đã bao nhiêu năm rồi kia mà!”
Đường Thận: “Tướng quân, việc nước Liêu đâu phải chức trách của một mình hạ quan? Hạ quan kinh nghiệm ít ỏi, cũng chưa từng hành quân đánh trận bao giờ, nhưng dân chúng hai nước đều biết, người Tống giàu có đông đúc, người Liêu tục tằn hung hãn. Người Liêu là dân tộc sống trên lưng ngựa, toàn dân là lính. Hai mươi năm qua, Đại Tống ta giành nhiều thắng lợi ở mặt trận Tây Bắc, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta đánh bại được người Liêu.”
Lý Cảnh Đức cắn thịt bò, lặng im không nói.
“Muốn diệt thì phải phá từ trong.” Ngưng lời một thoáng, Đường Thận cảm thấy mình nói vậy thì chưa ổn lắm. Trên thực tế, xét binh lực của Đại Tống hiện giờ, cứ cho là hai mươi năm nữa cũng khó thấy nước Liêu lụi tàn. Lạc đà gầy còn hơn ngựa béo, dù Đại Tống hoàn toàn trên cơ đi chăng nữa, một khi nước Liêu chỉnh đốn xong xuôi, tình thế giữa hai phe sẽ vô cùng khác biệt. Đường Thận bèn nói thêm: “Để giành lại lãnh thổ bị chiếm đóng, thêm vài năm có sá gì đâu tướng quân?”
Lý Cảnh Đức hùng hổ giằng một miếng thịt bò có gân, lại tợp một hớp rượu mạnh: “Mời ngươi, Đường Cảnh Tắc, ông đây tin ngươi.”
Có lẽ ngọn lửa nướng thịt hầm hập đã thắp lửa vào mắt cậu, Đường Thận thấy bừng bừng trong tim, cậu nhấc vò rượu: “Mới tướng quân.”
Đường Thận có ngờ đâu Lý Cảnh Đức chỉ uống được đến thế!
Chính hắn chủ động bưng vò đòi uống với cậu, vậy mà mới hết hai vò hắn đã say tới độ nói năng mê sảng, bá vai Đường Thận xưng huynh gọi đệ. Uống thêm lúc nữa, hắn quệt nước mắt, kể lể thở than: “Ông khổ lắm, Đường Cảnh Tắc ơi, ông đây khốn khổ lắm ngươi có biết không? Sư huynh ngươi, cái tên Vương Tử Phong xấu bụng ấy, ngươi về kinh thì khuyên nhủ y đi, khuyên y cho ông đây thêm tí tiền có được không? Ta khổ quá đi mất hức hức hức…”
Đường Thận hốt hoảng, luống cuồng cả tay chân: “Tướng quân, ngài đừng khóc nữa.”
Lý Cảnh Đức vẫn sụt sùi không thôi: “Lũ quan văn các ngươi chỉ giỏi hành tội người khác. Chúng ta đánh giặc rất đỗi đàng hoàng, thế mà toàn bị các người cậy quyền ức hiếp hu hu hu….”
Nói một thôi một hồi, Lý Cảnh Đức càng khóc càng hăng. Phải đến lúc hắn khóc ngất đi, Đường Thận mới có cơ hội thoát thân.
Cậu chỉ vừa ra khỏi phủ nguyên soái, Lý tướng quân mới say bất tỉnh nhân sự đã ngồi phắt dậy, nghển cổ nhòm ra cổng: “Đường Thận về rồi hử?”
Người hầu đưa khăn nóng cho Lý Cảnh Đức: “Bẩm tướng quân, đã về rồi ạ.”
Lý Cảnh Đức cầm khăn ấm lau khô nước mắt trên mặt, động tác rất mạnh bạo. Lau xong, hắn thở dài: “Hầy, bản tướng quân khổ ghê cơ chứ lại, xin tí tiền mà cũng phải giở bài khóc than. May thay ta đã quen khóc với Đại nguyên soái, nước mắt hễ hô là đến. Ngươi thấy vừa rồi bản tướng quân diễn có khéo không, Đường Cảnh Tắc không phát hiện ra đâu nhỉ?”
Người hầu: “…”
Tướng quân, ngài quả là bậc siêu phàm!
Về phần mình, Đường Thận trở lại phủ, mủi lòng thương: “Quân đội Tây Bắc khó khăn đến thế, Lý Cảnh Đức túng quẫn đến thế ư?”
Đường Thận cũng vô cùng ngờ vực chuyện Lý Cảnh Đức say giả hay thật, cậu phải chắc đến tám, chín phần là hắn vờ say. Nhưng để một đại tướng quân phải rơi lệ trước mặt người khác, dẫu là giả đi chăng nữa, Đường Thận cũng thấy xót xa vô cùng!
“Sư huynh quá đáng tới vậy sao? Bao giờ về Thịnh Kinh, mình phải nói chuyện với huynh ấy mới được!”
Đường Thận nào hay, ở doanh trại Tây Bắc, cứ ba ngày Lý tướng quân khóc một trận nhỏ, mười ngày lại khóc một trận lớn. Không khóc không được, bởi nếu không khóc, những việc hắn làm là quá đủ để Chu Thái sư giáng Chinh Tây nguyên soái nhị phẩm thành tên lính quèn!
Cuối tháng tám, Đường Thận trở về Thịnh Kinh.
Thịnh Kinh không giống Tây Bắc, nắng gắt như đổ lửa, nóng như thiêu đốt.
Hôm Đường Thận mới về, Diêu đại nương bổ dưa lạnh lúc chiều tối, gọi cậu ra ăn.
Món dưa lạnh này cũng giống với dưa hấu thời hiện đại, chính là giống dưa cổ chưa được cải tiến. Mọi người xơi mấy miếng dưa, đang dở câu chuyện thì bỗng Đường Hoàng tái mặt thốt lên “Sao mình lại quên chứ”, rồi vội vàng bỏ dưa xuống không dám ăn thêm.
Đường Thận và Diêu Tam đều chẳng hiểu ra làm sao.
Diêu đại nương bụm miệng cười: “Tôi đi nấu nước đường đỏ cho A Hoàng đây.”
Diêu Tam vẫn ù ù cạc cạc. Đường Thận dù gì cũng là người hiện đại nên biết chút thường thức về sinh lí, lúc này mới vỡ lẽ.
Tối đến, vì trót ăn hai lát dưa lạnh mà Đường Hoàng thấy trong người khó ở thật. Cô bé xấu hổ nằm bẹp trên giường. Ban đầu Đường Thận định tối nay qua ngủ bên phủ Thượng thư, xong thấy vậy thì cậu ở lại phủ nhà chăm em chứ không đi sang nữa.
Đường Thận vào phòng, điềm nhiên đứng cạnh giường ngó Đường Hoàng.
“Đỡ hơn chưa?”
Cô nhóc sượng sùng ghê gớm, lấy cái gối bịt kín mặt: “Đỡ rồi đỡ rồi. Mà anh buồn cười thật, sao anh lại vào đây thế hả? Mấy hôm trước Diêu đại nương mới dặn, em mười bảy rồi, kể cả là anh em ruột thì anh… anh cũng đâu thể vào thẳng phòng em chứ?”
Đường Thận cạn lời: “Em cũng biết hai đứa mình là anh em hở?”
Đường Hoàng hùng hồn như thể lẽ đương nhiên: “Nhưng em chưa xuất giá mà!”
Đường Thận phì cười: “Em còn biết em chưa xuất giá cơ đấy?”
Đường Hoàng ngớ ra, lại ụp mặt xuống gối.
Ban đầu Đường Thận không muốn nói chuyện này, nhưng giờ nhắc đến cậu mới nhớ, năm nay Đường Hoàng đã mười bảy tuổi rồi.
Đại Tống cũng có khá nhiều cô gái chưa lập gia đình ở tuổi mười bảy, thậm chí mười tám tuổi vẫn có người chưa lấy chồng. Tuy vậy, phần lớn các cô gái ở độ tuổi này đều đã được hứa hôn. Đường Thận cũng từng hứa rằng việc hôn nhân của Đường Hoàng sẽ do chính cô bé định đoạt.
“Em chuẩn bị bao giờ thì quyết đây?”
Đường Hoàng ló mắt ra khỏi chiếc gối: “Quyết cái gì cơ?”
Đường Thận kéo ghế ngồi xuống, nhướng mày, mỉm cười nhả ra hai chữ: “Lấy chồng.”
Đường Hoàng: “…”
“Anh này, anh có để ý là càng ngày anh càng giống Thượng thư đại nhân không?”
“Hử?”
“…Giờ càng giống nè!”
Đường Thận bỗng phì cười. Cậu có muốn giống Vương Trăn đâu, nghe cứ kì kì thế nào ấy. Đường Thận đằng hắng hai tiếng, giọng nghiêm túc hẳn lên: “Nói nghiêm chỉnh nào, em tính bao giờ mới quyết đây?”
Đường Hoàng im thin thít, mãi lâu sau, con bé mới lí nhí bảo: “Nếu em muốn ở nhà cả đời thì sao?”
“Thì ở thôi.”
Đường Hoàng hớn hở reo lên: “Anh!”
Đường Thận hết cách, xoa đầu con bé: “Để em tự quyết thì đương nhiên là theo ý em hết rồi.”
Đường Hoàng sướng rơn, mừng rỡ gọi “anh” ba lần liền.
Hôm sau lúc Đường Thận sang phủ Thượng thư thì Vương Trăn đang đọc sách.
Vương đại nhân là người cao nhã tột bậc, giờ phút này chàng đọc sách dưới ánh trăng thanh, Đường Thận ngắm mà lóa mắt giùm. Cậu đến gần liếc nhìn cuốn sách, bĩu môi: “Gì đây, Luận ngữ à? Chẳng phải sư huynh đã thuộc nằm lòng rồi hay sao?”
Vương Trăn thở dài: “Đọc sách trăm lần thì tự thấy ý nghĩa của nó2.”
[2] Xuất xứ từ sách Tam quốc chí của Trần Thọ.
Thế là Đường Thận lại nghĩ phải chăng mình nông cạn quá, cần đọc nhiều hơn chứ không thể ỷ vào bàn tay vàng mà bê trễ được. Chẳng ngờ giây lát sau, Vương Trăn đã gấp sách, cúi đầu hôn lên má cậu, cười khẽ khàng: “Dĩ nhiên hôm nay đọc sách dưới trăng cốt là để chờ em đấy thôi.”
Đường Thận: “…”
Té ra là huynh đang làm màu thật!
Ăn tối xong, hai người bắt đầu tâm sự, Đường Thận nhắc tới chuyện Đường Hoàng.
Vương Trăn khẽ nhếch mày, mỉm cười: “Nếu không muốn, cứ kệ con bé cũng chẳng sao.”
Đường Thận nhìn chàng đăm đăm.
Vương Trăn: “Có gì không đúng hả?”
Đường Thận: “…Hóa ra ta lại giống huynh đến vậy!”
Vương Trăn không biết đầu đuôi thế nào nên dĩ nhiên không hiểu. Nhưng Vương đại nhân cũng cười nhạt thôi chứ chẳng hề bận tâm. Chàng nâng chén trà lên nhấp một hớp.
Đường Thận: “Thật ra huynh chưa rõ, có một bí mật mà hiện giờ chỉ mình ta biết thôi, ngay đến A Hoàng cũng không hề hay biết.”
“Ồ?”
Trù trừ một lát, Đường Thận đành kể: “Kì thực A Hoàng không phải em gái ruột của ta. Mẹ ta nhận nuôi A Hoàng vào năm em ấy một tuổi. Hàng xóm láng giềng đều tưởng là con đẻ, vì hồi đó cha mẹ ta vào phủ thành thăm người thân, lúc về thì có thêm A Hoàng. Nhưng hồi đó mẹ ta chỉ muốn nuôi sẵn một cô con dâu từ bé cho ta thôi. Mẹ ta kể rằng cha mẹ A Hoàng đều mất vì bệnh tật nên chẳng còn ai thân thích hết.”
Vương Trăn không ngờ Đường Thận lại kể chuyện này, chàng hết sức ngỡ ngàng, giọng sửng sốt: “Con dâu nuôi từ bé ư?”
“Nghĩ đi đâu đó, A Hoàng là em gái ta.” Đường Thận kể tiếp: “Vì chưa đầy hai năm sau, mẹ ta bị ốm rồi mất, trong khi cha ta là thư sinh hủ nho chẳng hề ưa những hủ tục như nuôi con dâu từ bé, nên cha đã nuôi dưỡng A Hoàng như em gái ta. Người làng quê thường chuộng những cái tên xấu, cho rằng vận hèn mới dễ nuôi, như cái tên A Hoàng được đặt rất qua loa ấy. Trái lại tên của ta là Thận, lấy từ câu ‘Quân tử ắt phải thận trọng khi ở một mình‘3, thì được cha ta lựa chọn hết sức kĩ càng. Chỉ vì A Hoàng là con nhặt mà cha ta chưa bao giờ chọn tên hay cho con bé, cứ đặt bừa thế thôi.”
[3] Gốc: 君子必慎其独也. Xuất xứ từ sách Đại Học. Khi ở một mình, chúng ta dễ bị cám dỗ bởi những thói quen xấu (ví dụ như hay thức khuya LOL) mà xa rời thói quen tốt. Vì thế, người quân tử phải hết sức thận trọng. (Tham khảo: Tứ Thư Bình Giải)
Tây bắc lắm cát vàng, đến tháng tám rồi mà đất trời vẫn mù mịt cát, mọi người đều phải mặc áo dày, quấn kín tóc bằng khăn sa mới chắn được cát bay từ phương Bắc tới. Lúc Đường Thận tới phủ nguyên soái thì trời chưa tối hẳn, vẫn còn chút nắng chiều rơi rụng hắt về từ đằng Tây. Lý Cảnh Đức xiên con bò to béo mỡ màng vào thanh sắt, nướng1 xèo xèo trên đống lửa.
[1] Gốc: 烤. Từ này vừa có thể dịch là nướng vừa có thể dịch là quay. Truyện không tả rõ cách làm nên mình tạm để là nướng nhé.
Lửa ánh lên khuôn mặt rậm rì râu quai nón của Lý tướng quân, tôn lên cặp mắt rừng rực sức sống và hết sức chăm chú của hắn.
Người hầu phải nhắc hắn rằng Đường Thận tới, Lý Cảnh Đức mới ngẩng mặt lên, vẫy tay gọi: “Đến rồi đấy hả? Ra xem bò này, bản tướng quân tự tay lựa cho ngươi đấy, thích không?”
Ở Đại Tống không cấm hoàn toàn việc ăn thịt bò, song Đường Thận đến thời đại này nhiều năm nay, tuy biết rõ ở lầu Tế Hà cậu mở có bán thịt bò chuyên dùng để nhúng lẩu, nhưng cậu chưa từng thấy bò nướng nguyên con bao giờ.
Quả nhiên Lý Cảnh Đức không phải hạng xoàng.
Đường Thận hỏi: “Sao tướng quân lại tự nướng bò thế?”
Lý Cảnh Đức bảo Đường Thận ngồi xuống, hồ hởi kể: “Bò nướng đã là gì. Lúc hành quân đánh trận lấy đâu ra thịt mà ăn. Bản tướng quân với quân lính thường xuyên phải ăn rau dại, uống nước ấm lót dạ. Canh rau dại hẵng còn ngon chán, ta vẫn nhớ có lần đụng độ quân Liêu trong thung lũng cách đây mười hai năm, quân ta bị vây hãm suốt mười sáu ngày liền, hồi đó phải ăn cả vỏ cây cơ mà!”
Đường Thận nghĩ bụng ta chỉ hỏi tại sao ngươi tự nướng bò thôi, ngươi huyên thuyên một tràng làm cái gì?
Không phải ai cũng có vinh dự thưởng thức thịt nướng Lý Cảnh Đức tự làm. Hắn lấy dao găm xắt một miếng thịt bắp chảy mỡ, rắc muối hạt rồi đưa cho Đường Thận. Đường Thận nếm thử, thịt tươi non mềm sụm, tuy vị hơi nhạt, nhưng có nét đặc sắc của nó. Cậu thành thật khen: “Tướng quân nướng ngon lắm.”
Lý Cảnh Đức cười khà khà: “Thế thì ăn nhiều vào.”
Hai người xơi thịt nướng, uống rượu mạnh, Đường Thận mới uống hai ngụm đã bảo: “Tửu lượng của ta kém, e là không thể hầu tướng quân uống tiếp.”
Lý Cảnh Đức: “Vậy chớ uống thêm làm gì, ngộ nhỡ say thì chẳng hóa hỏng việc của ta sao?”
Đường Thận thầm ngạc nhiên, cậu lặng lẽ quan sát Lý Cảnh Đức, nghĩ bụng, hóa ra ông tướng quân họ Lý này có việc nhờ mình thật à? Đâu giống vậy nhỉ? Lý Cảnh Đức là tay võ biền thẳng như ruột ngựa, trước giờ chẳng giấu được suy nghĩ trong lòng. Nếu quả thật hắn muốn thương lượng với mình thì đâu cần thiết phải vòng vo tam quốc, lần khần mãi thế?
Một khắc sau, Lý Cảnh Đức chứng minh ngay nhận định của Đường Thận bằng hành động: “Thật ra, hôm nay bản tướng mời Đường đại nhân đến đây là vì muốn nói chuyện nước Liêu với đại nhân.”
Quả nhiên, thế này mới đúng là Lý Cảnh Đức!
Đường Thận nghe vậy bèn ngó nghiêng xung quanh trước nhất, cậu phát hiện người hầu trong phủ Nguyên soái đã rời khỏi tiểu viện tự bao giờ.
Hóa ra Lý Cảnh Đức đã chuẩn bị sẵn đâu ra đấy.
Đường Thận: “Hạ quan không hiểu ý tướng quân.”
“Ngươi mà lại không hiểu ư? Làm gì có chuyện ngươi không hiểu chứ. Lũ quan văn các người, bụng nghĩ rặt những điều linh tinh, nói chuyện cũng lộn xà lộn xộn. Như cái tên Tô Ôn Duẫn ấy, ghét bản tướng quân thì cứ ghét đi. Nó ghét ông thì mất của ông miếng thịt nào? Ông dám mắng thẳng mặt nó là hạng tốt mã giẻ cùi, ngươi xem, nó có dám mắng lại ông không?” Lý Cảnh Đức xơi một miếng thịt, “Hầy, lạc đề rồi. Ta cứ ngỡ ngươi khác với bọn Vương Tử Phong, Tô Ôn Duẫn, nào ngờ ngươi cũng bắt chước chúng.”
Đường Thận khi nãy vẫn dè chừng phần nào, nghe thế, cậu dở khóc dở cười: “Tướng quân, thực tình hạ quan không rõ ý tướng quân mà.”
“Không hiểu thật hở?”
“Không hiểu.”
Lý Cảnh Đức gãi gãi đầu: “Thế thì nói đơn giản vậy đi, bao giờ mới có thể làm cỏ hết ráo lũ khốn nước Liêu đây? Ông thèm đánh chúng nó từ lâu lắm rồi.”
Đường Thận trầm ngâm một thoáng, nói: “Không thể nóng vội nhất thời.”
Lý Cảnh Đức trừng trộ: “Giờ mà còn nóng vội? Đã bao nhiêu năm rồi kia mà!”
Đường Thận: “Tướng quân, việc nước Liêu đâu phải chức trách của một mình hạ quan? Hạ quan kinh nghiệm ít ỏi, cũng chưa từng hành quân đánh trận bao giờ, nhưng dân chúng hai nước đều biết, người Tống giàu có đông đúc, người Liêu tục tằn hung hãn. Người Liêu là dân tộc sống trên lưng ngựa, toàn dân là lính. Hai mươi năm qua, Đại Tống ta giành nhiều thắng lợi ở mặt trận Tây Bắc, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta đánh bại được người Liêu.”
Lý Cảnh Đức cắn thịt bò, lặng im không nói.
“Muốn diệt thì phải phá từ trong.” Ngưng lời một thoáng, Đường Thận cảm thấy mình nói vậy thì chưa ổn lắm. Trên thực tế, xét binh lực của Đại Tống hiện giờ, cứ cho là hai mươi năm nữa cũng khó thấy nước Liêu lụi tàn. Lạc đà gầy còn hơn ngựa béo, dù Đại Tống hoàn toàn trên cơ đi chăng nữa, một khi nước Liêu chỉnh đốn xong xuôi, tình thế giữa hai phe sẽ vô cùng khác biệt. Đường Thận bèn nói thêm: “Để giành lại lãnh thổ bị chiếm đóng, thêm vài năm có sá gì đâu tướng quân?”
Lý Cảnh Đức hùng hổ giằng một miếng thịt bò có gân, lại tợp một hớp rượu mạnh: “Mời ngươi, Đường Cảnh Tắc, ông đây tin ngươi.”
Có lẽ ngọn lửa nướng thịt hầm hập đã thắp lửa vào mắt cậu, Đường Thận thấy bừng bừng trong tim, cậu nhấc vò rượu: “Mới tướng quân.”
Đường Thận có ngờ đâu Lý Cảnh Đức chỉ uống được đến thế!
Chính hắn chủ động bưng vò đòi uống với cậu, vậy mà mới hết hai vò hắn đã say tới độ nói năng mê sảng, bá vai Đường Thận xưng huynh gọi đệ. Uống thêm lúc nữa, hắn quệt nước mắt, kể lể thở than: “Ông khổ lắm, Đường Cảnh Tắc ơi, ông đây khốn khổ lắm ngươi có biết không? Sư huynh ngươi, cái tên Vương Tử Phong xấu bụng ấy, ngươi về kinh thì khuyên nhủ y đi, khuyên y cho ông đây thêm tí tiền có được không? Ta khổ quá đi mất hức hức hức…”
Đường Thận hốt hoảng, luống cuồng cả tay chân: “Tướng quân, ngài đừng khóc nữa.”
Lý Cảnh Đức vẫn sụt sùi không thôi: “Lũ quan văn các ngươi chỉ giỏi hành tội người khác. Chúng ta đánh giặc rất đỗi đàng hoàng, thế mà toàn bị các người cậy quyền ức hiếp hu hu hu….”
Nói một thôi một hồi, Lý Cảnh Đức càng khóc càng hăng. Phải đến lúc hắn khóc ngất đi, Đường Thận mới có cơ hội thoát thân.
Cậu chỉ vừa ra khỏi phủ nguyên soái, Lý tướng quân mới say bất tỉnh nhân sự đã ngồi phắt dậy, nghển cổ nhòm ra cổng: “Đường Thận về rồi hử?”
Người hầu đưa khăn nóng cho Lý Cảnh Đức: “Bẩm tướng quân, đã về rồi ạ.”
Lý Cảnh Đức cầm khăn ấm lau khô nước mắt trên mặt, động tác rất mạnh bạo. Lau xong, hắn thở dài: “Hầy, bản tướng quân khổ ghê cơ chứ lại, xin tí tiền mà cũng phải giở bài khóc than. May thay ta đã quen khóc với Đại nguyên soái, nước mắt hễ hô là đến. Ngươi thấy vừa rồi bản tướng quân diễn có khéo không, Đường Cảnh Tắc không phát hiện ra đâu nhỉ?”
Người hầu: “…”
Tướng quân, ngài quả là bậc siêu phàm!
Về phần mình, Đường Thận trở lại phủ, mủi lòng thương: “Quân đội Tây Bắc khó khăn đến thế, Lý Cảnh Đức túng quẫn đến thế ư?”
Đường Thận cũng vô cùng ngờ vực chuyện Lý Cảnh Đức say giả hay thật, cậu phải chắc đến tám, chín phần là hắn vờ say. Nhưng để một đại tướng quân phải rơi lệ trước mặt người khác, dẫu là giả đi chăng nữa, Đường Thận cũng thấy xót xa vô cùng!
“Sư huynh quá đáng tới vậy sao? Bao giờ về Thịnh Kinh, mình phải nói chuyện với huynh ấy mới được!”
Đường Thận nào hay, ở doanh trại Tây Bắc, cứ ba ngày Lý tướng quân khóc một trận nhỏ, mười ngày lại khóc một trận lớn. Không khóc không được, bởi nếu không khóc, những việc hắn làm là quá đủ để Chu Thái sư giáng Chinh Tây nguyên soái nhị phẩm thành tên lính quèn!
Cuối tháng tám, Đường Thận trở về Thịnh Kinh.
Thịnh Kinh không giống Tây Bắc, nắng gắt như đổ lửa, nóng như thiêu đốt.
Hôm Đường Thận mới về, Diêu đại nương bổ dưa lạnh lúc chiều tối, gọi cậu ra ăn.
Món dưa lạnh này cũng giống với dưa hấu thời hiện đại, chính là giống dưa cổ chưa được cải tiến. Mọi người xơi mấy miếng dưa, đang dở câu chuyện thì bỗng Đường Hoàng tái mặt thốt lên “Sao mình lại quên chứ”, rồi vội vàng bỏ dưa xuống không dám ăn thêm.
Đường Thận và Diêu Tam đều chẳng hiểu ra làm sao.
Diêu đại nương bụm miệng cười: “Tôi đi nấu nước đường đỏ cho A Hoàng đây.”
Diêu Tam vẫn ù ù cạc cạc. Đường Thận dù gì cũng là người hiện đại nên biết chút thường thức về sinh lí, lúc này mới vỡ lẽ.
Tối đến, vì trót ăn hai lát dưa lạnh mà Đường Hoàng thấy trong người khó ở thật. Cô bé xấu hổ nằm bẹp trên giường. Ban đầu Đường Thận định tối nay qua ngủ bên phủ Thượng thư, xong thấy vậy thì cậu ở lại phủ nhà chăm em chứ không đi sang nữa.
Đường Thận vào phòng, điềm nhiên đứng cạnh giường ngó Đường Hoàng.
“Đỡ hơn chưa?”
Cô nhóc sượng sùng ghê gớm, lấy cái gối bịt kín mặt: “Đỡ rồi đỡ rồi. Mà anh buồn cười thật, sao anh lại vào đây thế hả? Mấy hôm trước Diêu đại nương mới dặn, em mười bảy rồi, kể cả là anh em ruột thì anh… anh cũng đâu thể vào thẳng phòng em chứ?”
Đường Thận cạn lời: “Em cũng biết hai đứa mình là anh em hở?”
Đường Hoàng hùng hồn như thể lẽ đương nhiên: “Nhưng em chưa xuất giá mà!”
Đường Thận phì cười: “Em còn biết em chưa xuất giá cơ đấy?”
Đường Hoàng ngớ ra, lại ụp mặt xuống gối.
Ban đầu Đường Thận không muốn nói chuyện này, nhưng giờ nhắc đến cậu mới nhớ, năm nay Đường Hoàng đã mười bảy tuổi rồi.
Đại Tống cũng có khá nhiều cô gái chưa lập gia đình ở tuổi mười bảy, thậm chí mười tám tuổi vẫn có người chưa lấy chồng. Tuy vậy, phần lớn các cô gái ở độ tuổi này đều đã được hứa hôn. Đường Thận cũng từng hứa rằng việc hôn nhân của Đường Hoàng sẽ do chính cô bé định đoạt.
“Em chuẩn bị bao giờ thì quyết đây?”
Đường Hoàng ló mắt ra khỏi chiếc gối: “Quyết cái gì cơ?”
Đường Thận kéo ghế ngồi xuống, nhướng mày, mỉm cười nhả ra hai chữ: “Lấy chồng.”
Đường Hoàng: “…”
“Anh này, anh có để ý là càng ngày anh càng giống Thượng thư đại nhân không?”
“Hử?”
“…Giờ càng giống nè!”
Đường Thận bỗng phì cười. Cậu có muốn giống Vương Trăn đâu, nghe cứ kì kì thế nào ấy. Đường Thận đằng hắng hai tiếng, giọng nghiêm túc hẳn lên: “Nói nghiêm chỉnh nào, em tính bao giờ mới quyết đây?”
Đường Hoàng im thin thít, mãi lâu sau, con bé mới lí nhí bảo: “Nếu em muốn ở nhà cả đời thì sao?”
“Thì ở thôi.”
Đường Hoàng hớn hở reo lên: “Anh!”
Đường Thận hết cách, xoa đầu con bé: “Để em tự quyết thì đương nhiên là theo ý em hết rồi.”
Đường Hoàng sướng rơn, mừng rỡ gọi “anh” ba lần liền.
Hôm sau lúc Đường Thận sang phủ Thượng thư thì Vương Trăn đang đọc sách.
Vương đại nhân là người cao nhã tột bậc, giờ phút này chàng đọc sách dưới ánh trăng thanh, Đường Thận ngắm mà lóa mắt giùm. Cậu đến gần liếc nhìn cuốn sách, bĩu môi: “Gì đây, Luận ngữ à? Chẳng phải sư huynh đã thuộc nằm lòng rồi hay sao?”
Vương Trăn thở dài: “Đọc sách trăm lần thì tự thấy ý nghĩa của nó2.”
[2] Xuất xứ từ sách Tam quốc chí của Trần Thọ.
Thế là Đường Thận lại nghĩ phải chăng mình nông cạn quá, cần đọc nhiều hơn chứ không thể ỷ vào bàn tay vàng mà bê trễ được. Chẳng ngờ giây lát sau, Vương Trăn đã gấp sách, cúi đầu hôn lên má cậu, cười khẽ khàng: “Dĩ nhiên hôm nay đọc sách dưới trăng cốt là để chờ em đấy thôi.”
Đường Thận: “…”
Té ra là huynh đang làm màu thật!
Ăn tối xong, hai người bắt đầu tâm sự, Đường Thận nhắc tới chuyện Đường Hoàng.
Vương Trăn khẽ nhếch mày, mỉm cười: “Nếu không muốn, cứ kệ con bé cũng chẳng sao.”
Đường Thận nhìn chàng đăm đăm.
Vương Trăn: “Có gì không đúng hả?”
Đường Thận: “…Hóa ra ta lại giống huynh đến vậy!”
Vương Trăn không biết đầu đuôi thế nào nên dĩ nhiên không hiểu. Nhưng Vương đại nhân cũng cười nhạt thôi chứ chẳng hề bận tâm. Chàng nâng chén trà lên nhấp một hớp.
Đường Thận: “Thật ra huynh chưa rõ, có một bí mật mà hiện giờ chỉ mình ta biết thôi, ngay đến A Hoàng cũng không hề hay biết.”
“Ồ?”
Trù trừ một lát, Đường Thận đành kể: “Kì thực A Hoàng không phải em gái ruột của ta. Mẹ ta nhận nuôi A Hoàng vào năm em ấy một tuổi. Hàng xóm láng giềng đều tưởng là con đẻ, vì hồi đó cha mẹ ta vào phủ thành thăm người thân, lúc về thì có thêm A Hoàng. Nhưng hồi đó mẹ ta chỉ muốn nuôi sẵn một cô con dâu từ bé cho ta thôi. Mẹ ta kể rằng cha mẹ A Hoàng đều mất vì bệnh tật nên chẳng còn ai thân thích hết.”
Vương Trăn không ngờ Đường Thận lại kể chuyện này, chàng hết sức ngỡ ngàng, giọng sửng sốt: “Con dâu nuôi từ bé ư?”
“Nghĩ đi đâu đó, A Hoàng là em gái ta.” Đường Thận kể tiếp: “Vì chưa đầy hai năm sau, mẹ ta bị ốm rồi mất, trong khi cha ta là thư sinh hủ nho chẳng hề ưa những hủ tục như nuôi con dâu từ bé, nên cha đã nuôi dưỡng A Hoàng như em gái ta. Người làng quê thường chuộng những cái tên xấu, cho rằng vận hèn mới dễ nuôi, như cái tên A Hoàng được đặt rất qua loa ấy. Trái lại tên của ta là Thận, lấy từ câu ‘Quân tử ắt phải thận trọng khi ở một mình‘3, thì được cha ta lựa chọn hết sức kĩ càng. Chỉ vì A Hoàng là con nhặt mà cha ta chưa bao giờ chọn tên hay cho con bé, cứ đặt bừa thế thôi.”
[3] Gốc: 君子必慎其独也. Xuất xứ từ sách Đại Học. Khi ở một mình, chúng ta dễ bị cám dỗ bởi những thói quen xấu (ví dụ như hay thức khuya LOL) mà xa rời thói quen tốt. Vì thế, người quân tử phải hết sức thận trọng. (Tham khảo: Tứ Thư Bình Giải)
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook