Sherlock Holmes Toàn Tập
24: Truy Tìm Dấu Bộ Tứ - Phần 6


Sherlock Holmes bắt đầu diễn giảng- Anh Watson ạ, giờ đây chúng ta còn được nửa tiếng đồng hồ.

Vấn đề là phải biết lợi dụng.

Như tôi đã nói anh rõ, hồ sơ của tôi hầu như hoàn tất.

Nhưng chúng ta chớ nên tin tưởng quá mà mắc phải sai lầm.

Cho dù hiện nay nội vụ có vẻ đơn giản đến đâu chăng nữa, vẫn có thể còn nhiều uẩn khúc.- Đơn giản à? - Tôi lớn tiếng hỏi.- Hẳn là thế! - Anh đáp bằng giọng của một giáo sư y khoa giảng giải với đám sinh viên nội trú - Nhưng anh bạn hãy ngồi yên trong góc kia, kẻo vết chân anh lại làm cho công chuyện thêm rắc rối.

Nào, giờ ta hãy bắt tay vào việc đi chứ! Trước tiên, những người kia họ đến bằng cách nào? Cửa ra vào vẫn đóng từ tối hôm trước.

Thế còn cửa sổ?Anh dùng chiếc đèn lồng soi sáng cửa sổ, miệng thốt lên những nhận xét tuy bằng giọng nghe rõ ràng nhưng thật ra là tự nói với chính mình.- Cửa sổ đóng từ bên trong.

Khung cửa chắc.

Không có bản lề ở một bên.

Nào, ta mở thử xem.

Quanh quất đây chẳng có ống máng nào.

Từ đây, không thể nào leo lên mái được...!Ấy thế mà một người đã leo lên bằng cửa sổ; đêm qua có mưa chút đỉnh, và đây, trên thành cửa sổ, ta thấy có dấu chân dính bùn.

Còn kia lại có dấu đất bùn hình tròn.

A, ta lại thấy dấu ấy trên sàn nhà, rồi cạnh chiếc bàn.

Nhìn đây này, anh Watson ơi! Thật là một cuộc biểu diễn tuyệt đẹp.Tôi cúi xuống nhìn đấu vết rõ nét hình dáng giống một cái đĩa.- Đây không phải là dấu bàn chân - Tôi nói.- Cái này còn chính xác và quý giá hơn thế nữa kia.

Đấy là dấu của một đầu chày bằng gỗ.

Anh cứ nhìn lên thành cửa mà xem; đây là dấu chiếc giày ống nặng trịch đế rộng có đóng đĩa; cạnh đó là dấu của chân kia, nhưng đấu này lại tròn.- Đúng là người đàn ông chân gỗ.- Đúng vậy.

Nhưng còn một tên khác nữa, một kẻ đồng minh rất có khả năng và rất được việc.

Này, anh xem thử nhé, anh có thể trèo qua hàng hiên kia không, bác sỹ?Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ.

Ánh trăng vẫn còn chiếu sáng đến phía này của ngôi nhà.

Mặt đất ở bên dưới cách hơn 60 feet.

Cho dầu có căng mắt ra nhìn, tôi cũng không thấy được một điểm tựa con con nào, hoặc một kẽ nứt nhỏ nào trong bức tường bằng gạch.

Tôi lắc đầu bảo:- Không tài nào được!- Không tài nào được nếu chỉ có mình anh, đúng thế.

Nhưng nếu anh có một người bạn ở cửa sổ này, và nếu bạn anh thòng xuống cho anh sợi dây thừng to khỏe mà tôi trông thấy ở góc tường, sau khi đã buộc nó vào cái móc lớn kia, thì anh bảo sao? Tôi lại nghĩ rằng, trong trường hợp ấy, nếu anh có chút ít thể lực, anh có thể đu mình lên đến đây kể cả cái chân gỗ nữa.

Và dĩ nhiên, anh rời khỏi chỗ này cũng bằng cách đó thôi.

Sau đó, bạn anh sẽ rút dây lên, tháo ra khỏi móc, đóng và chốt cái cửa sổ lại từ bên trong và sau cùng ra đi bằng lối mà hắn đã đến.

Tôi xin bổ sung thêm một chi tiết phụ - Anh vừa tiếp tục diễn giảng vừa mân mê sợi dây thừng - Người bạn chân gỗ của ta, mặc dù là một tay leo trèo có hạng, nhưng không phải là một thủy thủ.

Anh ta không có đôi tay chai sạn.

Chiếc kính lúp của tôi có cho tôi thấy nhiễu vết máu, nhất là ở đoạn cuối.


Từ đó tôi suy ra là anh ta đã buông mình tuột xuống ở một tốc độ khiến đôi tay phải sướt da.- Tất cả những điều ấy nghe ra thật là hay -Tôi nói - Nhưng câu chuyện lại càng khó hiểu hơn bao giờ hết.

Kẻ đồng minh bí mật kia là ai? Hắn đột nhập vào phòng này bằng cách nào?- À phải rồi, kẻ đồng minh hả - Holmes nhắc lại, vẻ nghĩ ngợi - Chính gã đồng minh ấy sẽ đem đến cho chúng ta nhiều yếu tố lý thú đấy.

Nhờ hắn mà nội vụ đã vượt ra ngoài giới hạn bình thường.

Tôi cho chính gã đồng minh này đã đưa một cái mới mẻ vào biên niên hình sự của đất nước này.

Tôi nhớ lại có những "ca" tương tự như thế đã xảy ra rồi, nhất là ở Ấn Độ, và nếu trí nhớ tôi còn tốt, thì ở cả Senegambia.- Nhưng hắn ta đến bằng cách nào? Tôi nài nỉ hỏi - Cửa ra vào thì bị cài then, cửa sổ lại không lên đến được.

Bằng lối ống khói chăng?- Tấm lưới song sắt ở trên ấy quá hẹp - Anh đáp - Tôi cũng đã nghĩ đến điều đó, nhưng...- Vâng, thế thì sao? Bằng lối nào?- Thực tình anh không muốn áp dụng mấy nguyên tắc của tôi sao? Bao nhiêu lần tôi đã bảo với anh là sau khi đã gạt bỏ ra ngoài tất cả những trường hợp không thể nào xảy ra được, thì giả thiết còn lại, dầu là bấp bênh, thiếu cơ sở đến đâu chăng nữa, cũng phải là giả thiết đúng đắn! Chúng ta biết rằng hắn ta không đến bằng cửa ra vào, không bằng cửa sổ, cũng không bằng ống khói.

Ta cũng thừa biết rằng hắn không ẩn trốn trong phòng này, bởi vì phòng này không có chỗ nào có thể ẩn trốn cả.

Thế thì hắn đã đến bằng lối nào?- Bằng một lỗ hổng khoét trên mái nhà? - Tôi hỏi lớn.- Tất nhiên rồi? Chỉ bằng lối đó thôi.

Nếu anh vui lòng cầm hộ tôi chiếc đèn này, ta sẽ đẩy cuộc tìm kiếm lên mãi tận cái rầm thượng bí mật, nơi phát hiện ra kho báu.Anh trèo lên thang xếp, tì bàn tay vào hai cây đà và đu mình lên rầm thượng.

Lên đến nơi, anh nằm sấp sát xuống, với tay nắm lấy cây đèn để tôi có thể lên theo anh.

Căn rầm thượng dài khoảng 10 feet, rộng 6 feet.

Sàn rầm là mấy cây đà, và phải nhảy từ đà này qua đà khác nếu muốn di chuyển, vì ở giữa hai hàng đà chỉ là những tấm lách mỏng manh mà thôi.

Mái rầm vươn lên thành góc nhọn – dĩ nhiên là chỉ mặt bên trong của cái mái nhà thật.

Căn rầm hoàn toàn trống trơn.

Bụi đóng thành lớp dày trên sàn.- Đây rồi - Holmes nói, tay đặt lên bức tường dốc nghiêng - Đây là cái cửa chống mở ra trên mái nhà.

Tôi có thể đẩy nó lên.

Mái nhà hiện ra để dốc thoai thoải xuống.

Đây là con đường mà theo đó tên số một đã đi vào.

Ta hãy thử xem còn có thể tìm thấy dấu vết gì khác giúp ta nhận diện hắn nữa không.Anh đưa đèn lại gần sàn, và đây là lần thứ hai trong cùng đêm ấy, tôi thấy gương mặt anh thoáng vẻ ngạc nhiên trái ý.

Đưa mắt theo hướng anh ta nhìn, tôi thấy nổi gai ốc dưới lần vải áo quần.

Vì sàn rầm đầy dấu chân trần trông rõ cả hình thù, nhưng không lớn quá nữa dấu chân bình thường.- Anh Holmes à - Tôi bảo thầm - Một đứa bé có thể làm được một chuyện khủng khiếp như thế chăng?Anh lấy lại được tự chủ ngay.- Lúc đầu tôi có ngạc nhiên thật.

Tuy nhiên, chuyện này không có gì là lạ lùng đâu.

Trong phút chốc trí nhớ tôi bỗng sút kém hẳn đi, bởi vì lẽ ra tôi đã phải dự kiến sự việc này rồi.

Ta chẳng còn có gì để phát hiện ra trên đây nữa.

Ta xuống đi.- Vậy thì về mấy dấu chân ấy, thuyết của anh như thế nào? - Tôi cất tiếng hỏi khi chúng tôi đã trở xuống căn phòng bên dưới.- Anh bạn Watson thân mến của tôi ơi, anh thử tự phân tích một chút xem nào - anh nói với một thoáng nóng nảy – Anh thừa biết phương pháp của tôi rồi kia mà.

Hãy áp dụng xem sao.

Đối chiếu những kết quả của chúng ta kể ra cũng lý thúđấy chứ.- Tôi chẳng nghĩ ra được bất cứ lối giải thích nào cho phù hợp với các sự kiện đã xảy ra - Tôi đáp.- Anh sẽ thấy mọi việc hiện ra rất rõ ràng - Anh ung dung đáp lại - Tôi nghĩ rằng ở đây chẳng còn gì quan trọng nữa, song tôi cũng xem lại cho chắc hơn.Anh chùi kính lúp, lấy cây thước đo ra và bò khắp phòng, đo đạc, so sánh, xem xét, đưa cái mũi thính sát sàn nhà, đôi mắt chìm sâu trong hốc long lanh ánh xà cừ.

Cử chỉ của anh nhanh nhẹn, lặng lẽ thoăn thoắt như của một con chó đánh hơi vết chân con mồi.

Và tôi không thể không nảy ra cái ý nghĩ bậy bạ rằng anh ta rất có thể là một tên tội phạm vô cùng nguy hiểm nếu anh quay cái trí óc minh mẫn và cái nghị lực của anh chống lại luật pháp, thay vì sử dụng chúng để bảo vệ luật pháp.


Vừa tiến hành công việc, anh vừa lẩm bẩm những câu gì khó hiểu.

Sau cùng anh buông ra một tiếng reo khoan khoái nhẹ nhõm.- Vận may ở với chúng ta rồi! Anh thốt lên - Bây giờ, có lẽ chúng ta chẳng còn gặp khó khăn nào nữa.

"Tên số một" của chúng ta không may đã dẫm lên chất mộc du[1].

Ta có thể trông rõ vành bàn chân nhỏ bé của nó đây này, bên cạnh cái vũng nhầy nhụa hôi hám này.

Cái bình chai phình bụng bị vỡ, anh hiểu ra rồi chứ? Và chất nước chứa bên trong chảy lênh láng ra ngoài.- Thế thì sao? Tôi hỏi.- Thế thì chúng ta đã bám nó được rồi, có thế thôi.

Tôi được biết có một con chó nó có thể bám theo một mùi nào đó đến mãi tận cùng thế giới một cách rất là dai dẳng.

Ta nắm được hắn rồi: đây là điều có tính toán học chính xác chẳng kém gì quy tắc tam suất...!À, mà tôi nghe xôn xao gì thế? À, chắc hẳn là các vị đại diện có tín nhiệm của luật pháp.Từ bên dưới đưa lên những giọng nói ồn ào, những bước chân nặng nề vang dội; có tiếng cửa ra vào đóng rầm lại.- Trước khi họ đến, anh hãy đặt bàn tay anh lên cánh tay kẻ khốn khổ này - Holmes nói - Rồi bây giờ hãy đặt lên chân hắn đây.

Anh cảm thấy gì nào?- Các cơ bắp rắn chắc chẳng khác gì gỗ.

Tôi đáp.- Đúng thế.

Chúng ở trong trạng thái co rút cùng cực vượt hẳn tình trạng co rút bình thường do sự chết.

Anh cứ thêm vào đấy cái nét mặt nhăn nhúm kia, cái nụ cười Hippocrates, cái nụ cười đanh ác, như cổ nhân thường gọi đi.

Rồi anh rút ra được kết luận gì, bác sỹ?- Chết vì một chất alkaloid thảo mộc cực mạnh - Tôi đáp không chút do dự - Một chất tương tự như mã tiền, nó gây nên chứng phong đòn gánh.- Đó cũng là ý nghĩ đến với tôi ngay sau khi tôi thấy tình trạng co rút tột độ ở các cơ bắp mặt.

Lúc bước vào phòng, tôi đã tìm ngay xem độc dược đã xâm nhập cơ thể bằng cách nào.

Tôi đã phát hiện ra một cái gai, hoặc đã được đâm vào, hoặc đã được phóng tới da đầu, nhưng dầu sao, thì cũng không mạnh lắm! Anh cũng có thể nhận thấy rằng, nếu nạn nhân ngồi thẳng trong ghế bành thì phần bị trúng thương là phần đối diện với lỗ hổng khoét trên trần nhà.

Bây giờ, đề nghị anh hãy xem kỹ cái gai này.Tôi cẩn thận đón lấy cái gai và quan sát nó dưới ánh chiếc đèn lồng.

Cái gai dài, đen, nhọn; mũi gai như có phết sơn, như có chất nhựa khô quánh ở đó.

Mũi gai cùn đã được gọt chuốt lại bằng dao.- Đây có phải là một thứ gai ta có thể tìm thấy ở nước Anh không - Anh hỏi.- Không, chắc chắn là không!- Thế thì, với những dữ kiện đó, anh có thể rút ra một vài suy diễn đúng đắn rồi.

Nhưng các viên chức đã đến đây rồi.

Lực lượng phụ trợ có thể trỗi kèn rút lui rồi đấy.Holmes vừa nói đến đây, thì trong hành lang có tiếng bước chân khua vang, và một người đàn ông lùn mập, nước da đỏ tươi, vạm vỡ, mặc bộ com-lê màu xám, nặng nề bước vào phòng.

Ông ta có khuôn mặt béo phị, đôi mi mắt húp lại, cặp mắt rất nhỏ nhấp nháy ném ra một tia nhìn sắc sảo.

Nối gót ông ta là viên thanh tra mặc đồng phục và Thaddeus Sholto, vẻ mặt vẫn còn tỏ ra xúc động.- Trời đất! Vụ gì mà rắc rối đến thế này nhỉ? Người đàn ông to béo thốt lên, giọng ồ ồ, khản đục.

À vâng, một câu chuyện hay đấy! À, mà mấy người này là ai thế này? Nói thật đấy, nhà gì mà ngổn ngang bừa bãi tựa như cái hang thế này.- Tôi nghĩ là ngài có thể nhận ra tôi, thưa ngài Athelney Jones - Holmes điềm nhiên nói.- À vâng, hẳn thế rồi - ông đáp, giọng hổn hển – Ngài Shelock Holmes, nhà lý thuyết đại tài.

Nhận ra ngài à? Tôi không bao giờ quên buổi thuyết trình nhỏ của ngài về những nguyên nhân, suy diễn kết quả trong vụ viên ngọc Bishopgate.

Nóiđúng ra thì ngài đã đặt chúng ta lên con đường đúng đắn.

Nhưng bây giờ thì ngài cũng chấp nhận rằng đó chẳng qua là do ngẫu nhiên hơn là kết quả của một sự phát hiện đích thực.- Chỉ cần một lối lập luận rất đơn giản thôi.- Ồ thôi đi, tôi xin ngài.

Chẳng có gì xấu hổ phải chấp nhận sự thật cả.

Nhưng còn vụ này? Một vụ hóc búa đây.


Một vụ rắc rối, phải thế không ạ? Đề nghị chỉ đưa ra những sự kiện chính xác thôi, và chớ lý thuyết dài dòng, ngài đồng ý thế chứ? Cũng may là tôi có mặt ở Norwood trong một vụ án khác.

Tôi đang ở Sở cảnh sát thì nhận được tin về vụ án này.

Theo ngài, nạn nhân chết vì nguyện nhân gì?- Ồ! Trong vụ án này chẳng có chỗ nào dành cho lý thuyết suông đâu - Holmes nói sẵng giọng.- Không, không đâu.

Nhưng dù sao, người ta không thể phủ nhận rằng đôi khi ngài cũng đánh đúng chỗ.

Trời! Cửa ra vào có cài then, người ta bảo với tôi như thế.

Một số báu vật trị giá nửa triệu biến mất.

Thế còn cửa sổ thì sao?- Đóng từ bên trong; nhưng có dấu chân trên thành cửa.- À vâng.

Nhưng nếu cửa sổ đóng, dấu chân không dính dáng gì đến câu chuyện cả.

Đây chỉ là một vấn đề thường tình thôi.

Nạn nhân có thể chết vì chứng động tim; thế mà báu vật lại mất.

À, tôi nghĩ ra rồi, đôi khi tôi lại nảy ra những ý nghĩ tài tình như vậy đó.

Bây giờ xin ông thanh tra cho tôi nói chuyện riêng, ông Sholto cũng thế.

Ông bạn của ngài có thể ở lại đây, ngài Holmes ạ.

Xin ngài cho tôi biết ngài nghĩ gì về sự việc như sau: Sholto tự mình đã thú nhận đêm qua có ở cùng với người anh.

Người này chết vì chứng động tim, và Sholto ra đi với kho báu vật.

Sao, ý kiến ngài thế nào?- Sau đó, người chết vì sợ cảm lạnh, nên đã dùng cài chốt cửa lại chứ gì?- Hừm! Có một kẽ hở đấy.

Nào, ta hãy thử dùng chút ít lý trí thông thường xem sạo.

Cái ông Thaddeus kia có ở với người anh; và có xảy ra cuộc cãi vã.

Chuyện đó, ta đều biết.

Người anh chết, báu vật biến mất.

Điều đó, ta cũng đã biết.

Không ai gặp người anh từ khi Thaddeus ra đi.

Chăn nệm trên giường vẫn y nguyên: như thế là nạn nhân đã không đi nằm.

Mặt khác, Thaddeus rõ ràng ở trong một tâm trạng giao động.

Ông ấy, nào, ta cứ nói thẳng ra là ít thiện cảm.

Quý vị chắc thấy tôi đang dệt mạng lưới của tôi.

Lưới siết chặt quanh ông ta.- Ngài chưa nắm vững hoàn toàn các sự kiện - Holmes nói - Cái dằm gỗ kia, mà tôi có đủ lý do để tin rằng nó bị tẩm độc, đã ghim vào đa đầu nạn nhân; dấu vết vẫn còn đấy.

Tấm thiếp kia, với dòng chữ mà ngài có thể trông thấy, được đặt trên bàn bên cạnh cái dụng cụ kỳ lạ gồm một cái cán và một viên đá.

Làm sao những điều này có thể ứng hợp với lý luận của ngài được.- Trái lại đấy chứ? Mỗi một chi tiết trong lý luận của tôi đã được xác nhận là đằng khác.

Nhà thám tử cãi lại giọng huênh hoang - Ngôi nhà thì đầy rẫy những vật lạ từ Ấn Độ.

Thaddeus có thể mang lại cái dụng cụ kia.

Và ông ta cũng có thể như bất cứ như một người nào khác, sử dụng dằm gỗ ấy vào mục đích sát nhân, nếu nó có dấu vết bị tẩm độc.

Còn tấm thiếp nọ chỉ là một mánh khóe, có lẽ để đánh lạc hướng.

Còn lại một câu hỏi duy nhất: ông ấy ra đi bằng cách nào? À, dĩ nhiên! Trên trần nhà có một lỗ hổng.Ông nhảy tót lên chiếc thang, với một tốc độ khiến phải kinh ngạc đối với một người to béo như ông, và tìm đường lên qua lỗ hổng.


Đoạn, chúng tôi nghe ông loan báo giọng đắc thắng: ông đã tìm thấy cái cửa trống trổ lên mái nhà.- Ông ta có thể phát hiện ra điều gì đó rồi.

Holmes vừa nhận xét vừa nhún vại.

Đôi khi ông ta nảy sinh ra những tia thông minh.

Thật chẳng có kẻ ngu xuẩn nào lại rầy rà hơn những kẻ tưởng mình là có đầu óc thông minh.- Đấy ngài xem! Athelney Jones vừa bước xuống mấy nấc thang xếp vừa nói - Dầu sao thì sự kiện vẫn giá trị hơn lý luận suông.

Ý kiến của tôi về vụ án này được củng cố vững chắc rồi đấy.

Có một ô cửa chống trên mái mà ai đó đã mở nó ra rồi.Chính tôi đã mở nó ra đấy.- À, thế ra ngài cũng để ý đến nó à? Ông nói, giọng hạ thấp - dầu sao chăng nữa điều này cho ta thấy ông bạn của chúng ta đã đi ra bằng cách nào.

Ông Thanh tra!- Thưa ông, có tôi - Một giọng đáp trong hành lang.- Mời ông Sholto vào đây.- Này ông Sholto, tôi có bổn phận báo ông biết rằng những điều ông sắp nói ra đây có thể chống lại ông đấy.

Nhân danh nữ hoàng nước Anh, tôi bắt ông, vì cóliên can trong vụ án mạng người anh của ông.- Đấy quý vị thấy không! Tôi đã chẳng nói trước chuyện này với quý vị rồi đó sao? Người đàn ông khốn khổ đưa tay thốt lên với chúng tôi như vậy.- Xin ông đừng lo, ông Sholto ạ! - Holmes nói - Tôi xin hứa với ông là tôi sẽ mang lại bằng chứng về sự vô tội của ông.- Chớ hứa hẹn nhiều quá đấy, hỡi ngài lý thuyết gia của tôi - Viên thám tử nhà nước cắt ngang, giọng đanh thép - Đừng hứa hẹn nhiều quá, kẻo lại gặp nhiều khó khăn hơn ngài tưởng khi phải giữ đúng những cam kết của mình đấy.- Chẳng những tôi sẽ xóa tan mọi ngờ vực cho ông ta, thưa ngài Jones, mà ngay bây giờ, tôi biếu ngài một món quà: tên họ và nhân dạng của một trong hai người đã đột nhập vào đây đêm qua.

Tôi có đủ lý do tin rằng hắn tên là Jonathan Small.

Đó là một gã ít học, thấp người, lanh lẹ, cụt mất chân phải; gã mang chân gỗ mà mặt trong đã bị mòn.

Chiếc giày ống bên trái có đế dày, vuông và đóng con đỉa sắt.

Hắn là một tên cựu tù, tuổi trung bình, nước da nâu rất sẫm.

Mấy chi tiết này chắc sẽ giúp ngài rất nhiều.

Tôi cũng nói thêm là lòng bàn tay hắn rướm máu.

Còn tên kia thì...- À, tên kia? - Jones vừa cất tiếng hỏi vừa cười mỉa.Dẫu sao rõ ràng là cung cách ăn nói chính xác của Holmes cũng khiến ông ta có phần nao núng.- Hắn ta là một nhân vật khá kỳ quặc.

Bạn tôi vừa nói vừa quay gót đi - Tôi mong có thể trình diện với quý vị cả hai tên trong chẳng bao lâu nữa đâu Anh Watson à, tôi có chuyện muốn nói với anh.Anh ta dắt tôi ra cầu thang và thì thầm:- Cái biến cố đột xuất này đã làm chúng ta quên bẵng đi mất cái lý do đầu tiên của chuyến đi.- Tôi cũng đang nghĩ thế đấy - Tôi đáp - Không nên để cô Morstan ở mãi trong ngôi nhà khốn khổ này.- Không.

Anh sẽ đưa cô ấy về.

Cô ta ngụ tại nhà bà Cecil Forrester, Hạ Camberwell, không xa lắm đâu.

Tôi sẽ chờ anh ở đây nếu anh muốn trở lại.

Nhưng có lẽ anh mệt quá chăng?- Hoàn toàn không.

Tôi không tài nào nghỉ ngơi gì được trước khi được biết thêm về vụ án quái gở này.

Tôi đã biết cuộc đời qua một số tình huống mà không phải là những tình huống đẹp đẽ đâu nhé! Nhưng xin thề với anh là những sự cố đột biến liên tiếp nhau như thế này đã làm cho cân não tôi quỵ gục.

Tuy nhiên, tôi vẫn muốn cùng anh đi đến cùng, vì nghĩ ra thì tôi cũng đã đi khá xa rồi.- Sự hiện diện của anh giúp đỡ tôi rất nhiều - Anh đáp – Ta cứ để anh chàng Jones kia thỏa mãn với những quả bong bóng mà anh chàng tưởng là đèn lồng, và ta sẽ làm việc riêng.

Tôi nhờ anh đi đến nhà số 3, hẻm Pinchin, khu Lambeth, ngay trên bờ sông, sau khi anh đã đưa cô Morstan về nhà.

Căn nhà thứ ba về bên phải là nhà của một người nhồi rơm chim giả.

Tên anh ta là Sherman.

Đến đấy anh sẽ thấy ở cửa sổ một con chồn cái ngoạm chú thỏ.

Cho tôi nhắn gởi lời chào thân ái nhất đến anh bạn già Sherman ấy và bảo anh ấy tôi cần chú Toby ngay.

Khi về, anh mang nó theo trong xe.- Một con chó, chắc thế?- Đúng thế.

Một con chó lai hiếm có được thiên nhiên phú cho một thính giác lạ lùng.

Có sự giúp đỡ của Toby còn hơn cả sự tiếp tay của cả lực lượng Cảnh sát ở London.- Được thôi, tôi sẽ mang Toby về cho anh...!Bây giờ là 1 giờ sáng! Tôi sẽ trở về trước 3 giờ nếu tôi có thể thay ngựa.- Còn tôi - Holmes bảo - Tôi sẽ xem có thể rút ra được gì phía bà lão Bernstone và anh gia nhân người Ấn.

Anh này ngủ trong gác nhỏ bên cạnh, ông Thaddeus có bảo tôi thế.

Rồi tôi sẽ nghiên cứu phương pháp của Jones, nhà thám tử vĩ đại, bằng cách lắng nghe những câu chua chát thiếu tế nhị của ông ấy."Người ta thường chế diễu những điều mà người ta không hiểu.”[2]Quả thật, thi hào Goethe luôn luôn vẫn tràn trề nhựa sống.---[1] Nguyên văn: créosote, một chất hóa chất dùng tẩm gỗ để chống mục.[2] Nguyên văn: “Wir sind gewohnt dass die Menschen verhohnen was sie nicht verstehen.” (thơ của Goethe, đại thi hào Đức-tiếng Đức).

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương