Sát Phá Lang - Priest
-
Quyển 2 - Chương 37: Kích trống
Hoàng đồ bá nghiệp mấy phiên, sử xanh lưu danh một trang.
Từ xưa đến nay, Hoàng đế các triều các đại vô cùng tương đồng, có người trị quốc an bang, có người hại nước hại dân, có người buông tay tu tiên, có người gây sóng gây gió.
Hoàng đế Nguyên Hòa tiên đế chắc chắn thuộc phái tu tiên, khoan thứ nhân hậu, mê muội vô năng, con trai ông tuy chính kiến tương tự, song tác phong chắc chắn thuộc phái sóng gió.
Hoàng đế Long An Lý Phong chưa từng tôn thờ “trị đại quốc nhược phanh tiểu tiên(1)” gì đó, hắn cần cù chính sự, là người cứng rắn, từ khi đăng cơ đã sửa lại tác phong mềm mỏng lười biếng chính vụ của tiên đế, hấp tấp bắt đầu kiếp sống chấp chính phiên vân phúc vũ-
Năm đầu, phái An Định hầu Cố Quân hộ tống Thiên Lang thế tử Gia Lai Huỳnh Hoặc quay về Bắc cương, đồng thời cùng nhiều phương ký kết hiệp ước con đường tơ lụa, mở ra con đường buôn bán tuyến Tây Vực.
Vô luận là thân thiện hữu hảo với Bắc man, hay cắm An Định hầu ở tuyến Tây Vực, lệnh cho y đốc thúc việc mở rộng con đường tơ lụa, đều tỏ rõ cho thiên hạ thấy sự thống hận của Hoàng thượng với quốc khố thiếu thốn, rất có vẻ như muốn nói “Cố Quân ngươi không kiếm được tiền về, thì tự đi bán mình đi”.
Năm Long An thứ hai, Ngụy vương cấu kết với Đông Doanh, mưu toan dựng vương đô trên biển, gây ra giao họa. Nào ngờ giữa chừng âm mưu bại lộ, thủy quân Giang Nam chớp nhoáng bắt tặc thủ trên hải giao, Ngụy vương bị hạ ngục, sau uống thuốc độc “tự sát”.
Hoàng đế Long An coi đây là cơ hội, mạnh tay chỉnh đốn quan trường Giang Nam, quan viên lớn nhỏ tám mươi sáu người bị liên lụy, trong đó hơn bốn mươi người vấn trảm, sau mùa thu một lần chém chưa hết, chém tới ba đợt, những người khác cung hình hầu hạ, sung quân lưu đày, vĩnh viễn không dùng lại.
Cùng năm, từ Giang Nam bắt đầu toàn diện thi hành tân pháp, nghiêm tra vùng sở hữu của hương thân địa chủ các nơi, nhưng tra xong cũng không chia cho bách tính điền hộ, mà thu hết về triều đình, quyền lực địa phương sau khi thu lại trả về trung ương, cho đến năm Long An thứ ba, ngay cả mỗi một mảnh đất trồng gì, xây gì, đều phải trải qua tầng tầng phê duyệt, mức độ trung ương tập quyền Vũ đế năm đó cũng không bằng, việc hạn chế tử lưu kim đạt tới mức chưa từng có bao giờ.
Không ai dám dị nghị – có dị nghị đều là bè đảng Ngụy vương, không phải trên một đao thì là dưới một đao.
Lại hai năm nữa, năm Long An thứ tư, Lý Phong bắt đầu thi hành “chưởng lệnh pháp”, bắt trường tý sư dân gian phải đăng ký vào nơi tương ứng, nhận được “chưởng lệnh” mới có thể tiếp tục công việc.
Triều đình dựa theo tư lịch và năng lực, chia trường tý sư làm ngũ đẳng, dưới mỗi một chưởng lệnh có ấn, trên mỗi ấn đều có đánh số, người cầm lệnh này, sửa gì làm gì đều phải ghi chép lại.
Cấp bậc nào có thể làm gì đều có quy định nghiêm khắc, nghiêm cấm trường tý sư không đăng ký tự tiện nhận việc.
Hết thảy giáp trụ và hỏa cơ liên quan đến quân nhu, trường tý sư không trong quân tịch không thể mó vào, kẻ trái lệnh sẽ bị chặt ngón tay lưu đày.
Pháp lệnh này vừa ban ra, trong triều liền nhao nhao tranh luận, nhưng vô luận quần thần lấy lý lẽ tranh đấu thế nào, Hoàng thượng và nội các quan hệ mật thiết với Hoàng thượng sau khi qua chỉnh túc đều là một câu – mạch trường tý sư nếu không bóp chết, thì làm sao bóp chặt van tử lưu kim rò rỉ?
Chưởng lệnh pháp chưa tranh luận xong, thì Lý Phong đã ném ra quả bom tiếp theo: “Pháp lệnh kích trống”, chỉ thẳng vào quân đội.
Đại Lương triều vốn theo chức năng bất đồng mà chia làm bảy đại quân chủng, lại theo địa vực, ở Giang Nam, Trung Nguyên, Tái Bắc, Tây Vực và Nam Cương năm vùng mà bố trí một Thống soái. Việc bổ miễn võ quan, quân hưởng, quân lương, giáp trụ hỏa cơ điều phối đều do Binh bộ thống nhất, sự vụ khác thì do Thống soái các đại quân khu tự quản các vùng.
Mà trong tay An Định hầu có một tấm Huyền Thiết hổ phù, trong tình huống quân tình khẩn cấp có thể điều phối binh lực toàn cảnh.
Lý Phong giữ lại cách sắp xếp năm đại khu, cũng không động tới hổ phù trong tay An Định hầu, hắn chỉ bố trí thêm vài giám quân ngoài Thống soái ở các khu. Giám quân trực thuộc Binh bộ, ba năm đổi một lần, chỉ quản một việc là xin “lệnh kích trống” từ Binh bộ.
Lệnh kích trống chưa đến, Thống soái nào cả gan điều binh một bước, nhất loạt xử theo tội mưu phản.
Ngoại trừ Huyền Thiết doanh, trú quân năm khu các nơi đều cần tuân theo lệnh này.
Lệnh kích trống vừa ban ra, cả nước lập tức náo động, còn ai để ý mấy việc lắt nhắt như trường tý sư dân gian?
Hoàng thượng và văn võ bá quan tranh luận om sòm cả năm trời, năm đại Thống soái cùng ngày có ba muốn cáo lão, náo loạn đến sôi sùng sục, kinh động An Định hầu ở tận Tây Bắc.
An Định hầu còn chưa kịp biểu đạt ý kiến với pháp lệnh tự tìm đường chết của Hoàng thượng, đã phải bất chấp khó khăn đi khắp các nơi ổn định quân tâm, kiên nhẫn nghe các lão tướng quân đấm ngực khóc tang, ấn được hồ lô xuống thì gáo lại nổi, bôn ba khắp nơi.
Nguyên tịch năm này, Cố Quân vừa vặn về kinh báo cáo, bị đại cô nương tiểu tức phụ kín đường ập mặt ném hơn năm mươi chiếc khăn tay, còn chưa kịp đắc ý, được vài hôm đã phải tặng hết cho người ta lau nước mắt – tã cũng còn tiết kiệm hơn. (Nguyên tịch tức Tết Nguyên tiêu)
Ngay cả dân gian cũng lộn xộn theo, đám thư sinh của thư viện các nơi cả ngày ngậm trong miệng cơ hồ không có việc gì khác, như bánh xe lọc cọc lặp đi lặp lại lệnh này lệnh kia, tranh luận không ngừng.
Triều đình dưới thời Nguyên Hòa bao trùm bầu không khí nặng nề cuối cùng đã cho họ tìm được chút việc để khoác lác.
Vụ loạn này kéo dài đến tận năm Long An thứ sáu, pháp lệnh kích trống vẫn chưa tranh cãi xong, Hoàng thượng không chịu bãi bỏ pháp lệnh, nhưng tạm thời cũng chưa phái giám quân, pháp lệnh hữu danh vô thực treo lơ lửng, như một thanh kiếm, bất cứ lúc nào cũng chuẩn bị đập toác đầu một trong hai phương đang giằng co.
Lại là một năm trời thu mát mẻ, cách giao họa Giang Nam đã bốn năm, Ngụy vương thi cốt đã lạnh, việc này thành một đề tài lỗi thời, không ai nhắc tới nữa.
Cạnh quan đạo Thục Trung có một tửu quán nhỏ tên Hạnh Hoa thôn – nghe nói rải rác khắp Đại Lương tên thôn nhiều nhất chính là “Hạnh Hoa thôn”, phàm là dựng quán bán rượu, mười chỗ hết tám đều gọi là “Hạnh Hoa thôn”.
Một người trẻ tuổi nhẹ nhàng vén rèm cửa đi vào.
Y trạc tuổi nhược quán, vận trường bào cũ, ăn mặc kiểu thư sinh, nhưng ngoại hình thật là tuấn tú, tuấn tú đến gần như sắc sảo – sống mũi cao, tóc mai như đao cắt, hai mắt hơi sâu, mắt tựa hàn tinh, thế nhưng không khiến người ta cảm thấy hùng hổ đáng sợ, tự có khí chất ôn nhuận như ngọc, vừa gặp là trước mắt sáng bừng lên, nhìn lâu cũng không chán, ngược lại có thể thấy một chút xa cách không màng danh lợi khó nói rõ.
Tửu quán rất nhỏ, chó lớn vào cửa cũng phải khom lưng, bên trong chỉ có hai cái bàn, hôm nay đã ngồi chật chỗ.
Chưởng quầy kiêm luôn hai chức điếm tiểu nhị và trướng phòng tiên sinh, đang rỗi việc gảy bàn tính, mắt không tự chủ được bị người trẻ tuổi này thu hút, thầm khen một tiếng tuấn tú thật, chắp tay nói: “Vị khách quan này, thật xin lỗi, ngài tới không khéo, không còn chỗ ngồi nữa, đi thêm năm dặm chắc còn chỗ dừng chân, hay ngài đến đó xem?”
Thư sinh tốt tính nói: “Ta dọc đường hơi khát nước, làm phiền chưởng quầy rót cho một bầu rượu ngon, không cần ngồi đâu.”
Chưởng quầy nhận bầu rượu, vừa mở liền có mùi rượu xộc ra: “Trúc diệp thanh, được!”
Khách bàn bên chủ động mời: “Vị công tử kia, mời đến đây nghỉ chân, ta dành một chỗ cho.”
Thư sinh cũng không chối từ, chắp tay cảm ơn.
Y còn chưa kịp ngồi xuống, đã nghe bàn bên có người nói: “Cãi nhau làm gì? Ta thấy kim thượng rất tốt mà, làm Hoàng đế, nắm đại quyền thì có gì không đúng? Mạn phép nói một câu không cung kính, chẳng lẽ cái vị từ sáng đến tối chuyện gì cũng không quản, không phải ăn chay niệm phật thì là quấn lấy cung nhân, chính là Hoàng đế tốt sao?”
Thư sinh không liệu được trong tửu quán cũng có kẻ ngồi bàn đại sự thiên hạ, ngẩng lên, chỉ thấy đó là một hán tử lớn tuổi xắn quần, tay thô to, kẽ tay còn dính dầu từ hỏa cơ, có khả năng là một trường tý sư cấp thấp.
Bên cạnh lập tức có người trông như lão nông phụ họa: “Không phải sao, ngươi xem giá gạo hiện giờ, bắt đầu từ triều ta, đã thấy giá nào rẻ hơn chưa?”
Trường tý sư kia thấy mình được ủng hộ, càng thêm đắc ý, phát ngôn bừa bãi: “Hôm trước ta vào thành, nghe một đám học trò trong thư viện luận đạo, nói đến lệnh kích trống, có hậu sinh chưa mọc râu nói xằng nói bậy, dám bảo Hoàng thượng muốn làm yếu chiến lực biên phòng Đại Lương, thật đúng là luận binh trên giấy, buồn cười hết sức! Chuyện Ngụy vương tạo phản không thấy sao? Đám Thống soái này trời cao Hoàng đế xa, nếu sinh dị tâm, giang sơn của Hoàng thượng có ổn hay không chưa bàn, xui xẻo chẳng phải là lão bách tính chúng ta? Ta nghe người ta nói, Binh bộ quản thúc như vậy, đến lúc đó quân phí không biết phải bớt được bao nhiêu, dân gian cũng không cần gánh khoản thuế nặng kia, chẳng lẽ không phải việc tốt?”
Lời này vừa nói ra, mọi người đang tán gẫu trong tửu quán nhao nhao gật đầu, lão giả mời thư sinh ngồi xuống cũng mở miệng: “An Định hầu vẫn chưa nhảy ra phản đối đâu, mà người khác đã um sùm thay.”
Thư sinh vốn không để ý lắm, nghe ba chữ “An Định hầu” thì vô thức ngẩng đầu lên, buột miệng hỏi: “Liên quan gì đến An Định hầu?”
Lão giả kia cười nói: “Công tử không rõ rồi, lần này Hoàng thượng nhìn như chưa động tới Huyền Thiết doanh, thực tế lại phân binh quyền trên tay An Định hầu – ngươi nghĩ xem, nếu sau này tướng sĩ tứ phương chỉ có lệnh kích trống điều động được, vậy Huyền Thiết hổ phù trong tay An Định hầu phải nói sao? Kẻ không có lệnh kích trống mà dụng binh luận như mưu phản, như vậy nếu Binh bộ không cho lệnh kích trống, năm đại Thống soái nghe Binh bộ, hay là nghe Hầu gia?”
Thư sinh cười nói: “Thì ra là thế, học trò thụ giáo.”
Dứt lời, thấy chưởng quầy đã rót xong rượu, y liền không nghe những thôn dân hương dã này nói hươu nói vượn nữa, khách khí cảm ơn lão giả đã nhường chỗ ngồi, bỏ tiền rượu xuống rồi đi.
Y vừa ra khỏi tửu quán, liền thấy nơi ban nãy không một bóng người đã có người chờ sẵn, cũng không nói gì, thấy thư sinh nghèo kia tựa hồ hơi xấu hổ, nhanh nhẹn hành lễ, rồi đứng ở một bên làm bích họa.
Thư sinh bất đắc dĩ đỡ trán nghĩ thầm: “Đuổi theo ngày càng nhanh.”
“Thư sinh” này chính là Trường Canh, bốn năm trước cãi nhau một trận với Cố Quân, bị huyền ưng “hộ tống” về kinh thành.
Từ chối rất nhiều ngợi khen của Hoàng đế, Trường Canh thử suốt nửa năm, mỗi ngày đều so chiêu với gia tướng hầu phủ, sau cùng rốt cuộc thành công trốn khỏi phủ An Định hầu.
Cố Quân phái người đuổi theo y vài lần, song phương mệt mỏi giằng co suốt một năm, sau đó Cố Quân thấy đứa trẻ kia thật sự như một con ưng non nhốt không được, đành phải thỏa hiệp, mặc cho y đi.
Chỉ là Trường Canh đi đến đâu cũng gặp phải mấy thị vệ Huyền Thiết doanh xuất quỷ nhập thần thường phục bám theo.
Sau đó, Trường Canh dưới sự dẫn tiến của Liễu Nhiên hòa thượng, bái nhập môn hạ một vị cao thủ dân gian không vang danh, theo sư phụ sống những ngày xuất quỷ nhập thần, đi khắp non sông các nơi và những chỗ chưa ai đến, một dạo thoát khỏi Huyền Thiết doanh.
Nhưng mỗi lần xuất hiện gần trạm dịch, lại sẽ bị bám theo, y vừa mới đến Thục Trung, vị tiểu tướng sĩ này đã chờ y.
Chỉ là Trường Canh hiện giờ đã không còn là thiếu niên không biết phải làm thế nào, một bầu quật cường năm đó. Y dẫn ngựa đi thẳng đến trước mặt người nọ, ôn hòa nói: “Vất vả vị huynh đệ này rồi, nghĩa phụ ta có khỏe không?”
Tiểu tướng sĩ không giỏi nói năng, không liệu được Trường Canh sẽ tới bắt chuyện, luống cuống trả lời: “Điện… thiếu gia, chủ nhân hết thảy đều tốt, nói nếu cuối năm biên cảnh bình ổn, sẽ về nhà đón Tết.”
“Được, thế hai hôm nữa ta sẽ khởi hành về kinh.” Trường Canh nghe thế gật đầu, không nhìn ra có bao nhiêu vui sướng, cũng không nhìn ra có bao nhiêu miễn cưỡng, vừa nói vừa đưa bầu rượu mới rót đầy ra mời, “Dọc đường vất vả, huynh đệ uống ngụm rượu cho ấm.”
Tiểu tướng sĩ dù không hiểu chuyện hơn cũng biết mình đột nhiên xuất hiện rất chướng mắt, nào ngờ Trường Canh chẳng những không nổi nóng, còn ôn hòa mời gã uống rượu, nhất thời quả thực có chút thụ sủng nhược kinh.
Gã không dám dùng miệng mình chạm miệng bầu, nơm nớp lo sợ cách ra uống một ngụm, một giọt cũng không dám làm đổ, hai tay trả lại, dắt ngựa cho Trường Canh.
Trường Canh: “Lúc mùa xuân kỳ thực ta từng đi Tây Bắc một chuyến, chỉ là nghĩa phụ quân vụ bận rộn, nên không lộ diện làm phiền, con đường tơ lụa thật là phồn hoa, sa mạc cát vàng vậy mà cũng có thể trở nên chen chúc, đi khắp toàn cảnh Đại Lương, không được mấy nơi phồn hoa hơn ở đó.”
Tiểu tướng sĩ thấy xa gần không có ai, thấp giọng nói: “Có Đại soái tọa trấn, mấy năm nay sa phỉ dần dần mai danh ẩn tích, rất nhiều người định cư buôn bán ngay cửa khẩu con đường tơ lụa, mấy món lặt vặt các nơi đều có, Đại soái nói nếu điện hạ có thích thứ gì, đến Tết về kinh sẽ mang về cho ngài.”
Trường Canh dừng một chút, nhàn nhạt nói: “Người trở về là được.”
Tiểu tướng sĩ không nghe ra ý tứ sâu xa trong lời này, cho rằng y chỉ thuận miệng khách sáo. Người ở lâu trong quân, cũng không hay nịnh bợ, liền thành thật im lặng.
Trường Canh thần sắc như thường đi trên quan đạo Thục Trung, ngực lại hơi nóng lên. Y vốn tưởng rằng ly biệt như nước, một vốc hắt lên, thì chu sa đằng hoàng, thông lục giả thạch (2) gì cũng gột sạch, không ngờ Cố Quân kia lại là khắc lên, chùi rửa nửa ngày mà chỉ ra dấu vết càng đậm hơn.
Nghe nói Cố Quân cuối năm về kinh, trời vừa vào thu, mà Trường Canh lại cảm thấy mình đã cận hương tình khiếp, mới vừa như nhớ nhà buột miệng một câu “chuẩn bị về kinh”, lúc này lại hối hận vô cùng, chỉ hận không thể nuốt lời, chạy thật xa đến chân trời góc biển.
Y đang nghĩ ngợi lung tung, trước mặt có một phụ nhân nhỏ gầy cõng người đi tới. Phụ nhân kia đi rất mất sức, cứ vài bước sẽ dừng lại nghỉ ngơi, thở hổn hển như trâu, vấp một hòn đá ven đường, la hoảng một tiếng ngã nhào xuống đất.
Trường Canh lập tức định thần lại, tiến lên đỡ hai người dậy: “Đại thẩm không sao chứ?”
Phụ nhân kia không biết đã đi bao xa, mệt đến không nói ra lời, mở miệng chưa kịp nói thì nước mắt đã rơi xuống trước.
Trường Canh sửng sốt một chút, không truy hỏi vì sao khóc, chỉ đỡ lão nhân hôn mê bất tỉnh mà nàng cõng, đưa tay bắt mạch, giây lát sau nhẹ giọng nói: “Vị lão trượng này chỉ là thường niên đi lại không được, tâm hỏa quá mức mà thôi, thi châm một chút là ổn, không ngại đến tính mạng, nếu tin được ta, thì mời đi theo ta trước.”
Tiểu tướng sĩ Huyền Thiết doanh không ngờ vị điện hạ này còn thông y lý, bước lên giúp cõng lão nhân ốm đau bệnh tật kia.
Trường Canh để phụ nhân lên ngựa của mình, dắt ngựa đi trước dẫn đường, không bao lâu liền tới một thôn, cổng thôn có một căn nhà rất nhã trí, cửa treo một xâu thịt khô.
Trường Canh quen đường buộc ngựa, trực tiếp đẩy cửa vào, dẫn người bệnh vào buồng trong, thả xuống cái sập nhỏ, lấy dưới gối ra một hộp ngân châm, xắn tay áo tự mình thi châm.
Tiểu tướng sĩ dè dặt hỏi: “Ngài… ở ngay nơi này ạ?”
Trường Canh nhanh chóng ngẩng đầu cười nói: “Không, đây chỉ là nhà một bằng hữu…”
Y còn chưa dứt lời, đã nghe gian ngoài có người nói: “Sao chưa mời đã tự vào.”
Trong khi nói chuyện, một nữ tử bạch y cao ráo vén rèm cửa bước vào, tiểu tướng sĩ vô thức hơi căng thẳng – người tới cửa mà gã lại không hề phát hiện, công phu của đối phương nhất định trên gã.
Trường Canh không dừng tay, cũng không xấu hổ, chỉ nói: “Trần cô nương, ta cho là cô vắng nhà.”
Đó chính là Trần Khinh Nhứ của Lâm Uyên các trên tặc thuyền Đông Hải năm ấy.
—
Từ xưa đến nay, Hoàng đế các triều các đại vô cùng tương đồng, có người trị quốc an bang, có người hại nước hại dân, có người buông tay tu tiên, có người gây sóng gây gió.
Hoàng đế Nguyên Hòa tiên đế chắc chắn thuộc phái tu tiên, khoan thứ nhân hậu, mê muội vô năng, con trai ông tuy chính kiến tương tự, song tác phong chắc chắn thuộc phái sóng gió.
Hoàng đế Long An Lý Phong chưa từng tôn thờ “trị đại quốc nhược phanh tiểu tiên(1)” gì đó, hắn cần cù chính sự, là người cứng rắn, từ khi đăng cơ đã sửa lại tác phong mềm mỏng lười biếng chính vụ của tiên đế, hấp tấp bắt đầu kiếp sống chấp chính phiên vân phúc vũ-
Năm đầu, phái An Định hầu Cố Quân hộ tống Thiên Lang thế tử Gia Lai Huỳnh Hoặc quay về Bắc cương, đồng thời cùng nhiều phương ký kết hiệp ước con đường tơ lụa, mở ra con đường buôn bán tuyến Tây Vực.
Vô luận là thân thiện hữu hảo với Bắc man, hay cắm An Định hầu ở tuyến Tây Vực, lệnh cho y đốc thúc việc mở rộng con đường tơ lụa, đều tỏ rõ cho thiên hạ thấy sự thống hận của Hoàng thượng với quốc khố thiếu thốn, rất có vẻ như muốn nói “Cố Quân ngươi không kiếm được tiền về, thì tự đi bán mình đi”.
Năm Long An thứ hai, Ngụy vương cấu kết với Đông Doanh, mưu toan dựng vương đô trên biển, gây ra giao họa. Nào ngờ giữa chừng âm mưu bại lộ, thủy quân Giang Nam chớp nhoáng bắt tặc thủ trên hải giao, Ngụy vương bị hạ ngục, sau uống thuốc độc “tự sát”.
Hoàng đế Long An coi đây là cơ hội, mạnh tay chỉnh đốn quan trường Giang Nam, quan viên lớn nhỏ tám mươi sáu người bị liên lụy, trong đó hơn bốn mươi người vấn trảm, sau mùa thu một lần chém chưa hết, chém tới ba đợt, những người khác cung hình hầu hạ, sung quân lưu đày, vĩnh viễn không dùng lại.
Cùng năm, từ Giang Nam bắt đầu toàn diện thi hành tân pháp, nghiêm tra vùng sở hữu của hương thân địa chủ các nơi, nhưng tra xong cũng không chia cho bách tính điền hộ, mà thu hết về triều đình, quyền lực địa phương sau khi thu lại trả về trung ương, cho đến năm Long An thứ ba, ngay cả mỗi một mảnh đất trồng gì, xây gì, đều phải trải qua tầng tầng phê duyệt, mức độ trung ương tập quyền Vũ đế năm đó cũng không bằng, việc hạn chế tử lưu kim đạt tới mức chưa từng có bao giờ.
Không ai dám dị nghị – có dị nghị đều là bè đảng Ngụy vương, không phải trên một đao thì là dưới một đao.
Lại hai năm nữa, năm Long An thứ tư, Lý Phong bắt đầu thi hành “chưởng lệnh pháp”, bắt trường tý sư dân gian phải đăng ký vào nơi tương ứng, nhận được “chưởng lệnh” mới có thể tiếp tục công việc.
Triều đình dựa theo tư lịch và năng lực, chia trường tý sư làm ngũ đẳng, dưới mỗi một chưởng lệnh có ấn, trên mỗi ấn đều có đánh số, người cầm lệnh này, sửa gì làm gì đều phải ghi chép lại.
Cấp bậc nào có thể làm gì đều có quy định nghiêm khắc, nghiêm cấm trường tý sư không đăng ký tự tiện nhận việc.
Hết thảy giáp trụ và hỏa cơ liên quan đến quân nhu, trường tý sư không trong quân tịch không thể mó vào, kẻ trái lệnh sẽ bị chặt ngón tay lưu đày.
Pháp lệnh này vừa ban ra, trong triều liền nhao nhao tranh luận, nhưng vô luận quần thần lấy lý lẽ tranh đấu thế nào, Hoàng thượng và nội các quan hệ mật thiết với Hoàng thượng sau khi qua chỉnh túc đều là một câu – mạch trường tý sư nếu không bóp chết, thì làm sao bóp chặt van tử lưu kim rò rỉ?
Chưởng lệnh pháp chưa tranh luận xong, thì Lý Phong đã ném ra quả bom tiếp theo: “Pháp lệnh kích trống”, chỉ thẳng vào quân đội.
Đại Lương triều vốn theo chức năng bất đồng mà chia làm bảy đại quân chủng, lại theo địa vực, ở Giang Nam, Trung Nguyên, Tái Bắc, Tây Vực và Nam Cương năm vùng mà bố trí một Thống soái. Việc bổ miễn võ quan, quân hưởng, quân lương, giáp trụ hỏa cơ điều phối đều do Binh bộ thống nhất, sự vụ khác thì do Thống soái các đại quân khu tự quản các vùng.
Mà trong tay An Định hầu có một tấm Huyền Thiết hổ phù, trong tình huống quân tình khẩn cấp có thể điều phối binh lực toàn cảnh.
Lý Phong giữ lại cách sắp xếp năm đại khu, cũng không động tới hổ phù trong tay An Định hầu, hắn chỉ bố trí thêm vài giám quân ngoài Thống soái ở các khu. Giám quân trực thuộc Binh bộ, ba năm đổi một lần, chỉ quản một việc là xin “lệnh kích trống” từ Binh bộ.
Lệnh kích trống chưa đến, Thống soái nào cả gan điều binh một bước, nhất loạt xử theo tội mưu phản.
Ngoại trừ Huyền Thiết doanh, trú quân năm khu các nơi đều cần tuân theo lệnh này.
Lệnh kích trống vừa ban ra, cả nước lập tức náo động, còn ai để ý mấy việc lắt nhắt như trường tý sư dân gian?
Hoàng thượng và văn võ bá quan tranh luận om sòm cả năm trời, năm đại Thống soái cùng ngày có ba muốn cáo lão, náo loạn đến sôi sùng sục, kinh động An Định hầu ở tận Tây Bắc.
An Định hầu còn chưa kịp biểu đạt ý kiến với pháp lệnh tự tìm đường chết của Hoàng thượng, đã phải bất chấp khó khăn đi khắp các nơi ổn định quân tâm, kiên nhẫn nghe các lão tướng quân đấm ngực khóc tang, ấn được hồ lô xuống thì gáo lại nổi, bôn ba khắp nơi.
Nguyên tịch năm này, Cố Quân vừa vặn về kinh báo cáo, bị đại cô nương tiểu tức phụ kín đường ập mặt ném hơn năm mươi chiếc khăn tay, còn chưa kịp đắc ý, được vài hôm đã phải tặng hết cho người ta lau nước mắt – tã cũng còn tiết kiệm hơn. (Nguyên tịch tức Tết Nguyên tiêu)
Ngay cả dân gian cũng lộn xộn theo, đám thư sinh của thư viện các nơi cả ngày ngậm trong miệng cơ hồ không có việc gì khác, như bánh xe lọc cọc lặp đi lặp lại lệnh này lệnh kia, tranh luận không ngừng.
Triều đình dưới thời Nguyên Hòa bao trùm bầu không khí nặng nề cuối cùng đã cho họ tìm được chút việc để khoác lác.
Vụ loạn này kéo dài đến tận năm Long An thứ sáu, pháp lệnh kích trống vẫn chưa tranh cãi xong, Hoàng thượng không chịu bãi bỏ pháp lệnh, nhưng tạm thời cũng chưa phái giám quân, pháp lệnh hữu danh vô thực treo lơ lửng, như một thanh kiếm, bất cứ lúc nào cũng chuẩn bị đập toác đầu một trong hai phương đang giằng co.
Lại là một năm trời thu mát mẻ, cách giao họa Giang Nam đã bốn năm, Ngụy vương thi cốt đã lạnh, việc này thành một đề tài lỗi thời, không ai nhắc tới nữa.
Cạnh quan đạo Thục Trung có một tửu quán nhỏ tên Hạnh Hoa thôn – nghe nói rải rác khắp Đại Lương tên thôn nhiều nhất chính là “Hạnh Hoa thôn”, phàm là dựng quán bán rượu, mười chỗ hết tám đều gọi là “Hạnh Hoa thôn”.
Một người trẻ tuổi nhẹ nhàng vén rèm cửa đi vào.
Y trạc tuổi nhược quán, vận trường bào cũ, ăn mặc kiểu thư sinh, nhưng ngoại hình thật là tuấn tú, tuấn tú đến gần như sắc sảo – sống mũi cao, tóc mai như đao cắt, hai mắt hơi sâu, mắt tựa hàn tinh, thế nhưng không khiến người ta cảm thấy hùng hổ đáng sợ, tự có khí chất ôn nhuận như ngọc, vừa gặp là trước mắt sáng bừng lên, nhìn lâu cũng không chán, ngược lại có thể thấy một chút xa cách không màng danh lợi khó nói rõ.
Tửu quán rất nhỏ, chó lớn vào cửa cũng phải khom lưng, bên trong chỉ có hai cái bàn, hôm nay đã ngồi chật chỗ.
Chưởng quầy kiêm luôn hai chức điếm tiểu nhị và trướng phòng tiên sinh, đang rỗi việc gảy bàn tính, mắt không tự chủ được bị người trẻ tuổi này thu hút, thầm khen một tiếng tuấn tú thật, chắp tay nói: “Vị khách quan này, thật xin lỗi, ngài tới không khéo, không còn chỗ ngồi nữa, đi thêm năm dặm chắc còn chỗ dừng chân, hay ngài đến đó xem?”
Thư sinh tốt tính nói: “Ta dọc đường hơi khát nước, làm phiền chưởng quầy rót cho một bầu rượu ngon, không cần ngồi đâu.”
Chưởng quầy nhận bầu rượu, vừa mở liền có mùi rượu xộc ra: “Trúc diệp thanh, được!”
Khách bàn bên chủ động mời: “Vị công tử kia, mời đến đây nghỉ chân, ta dành một chỗ cho.”
Thư sinh cũng không chối từ, chắp tay cảm ơn.
Y còn chưa kịp ngồi xuống, đã nghe bàn bên có người nói: “Cãi nhau làm gì? Ta thấy kim thượng rất tốt mà, làm Hoàng đế, nắm đại quyền thì có gì không đúng? Mạn phép nói một câu không cung kính, chẳng lẽ cái vị từ sáng đến tối chuyện gì cũng không quản, không phải ăn chay niệm phật thì là quấn lấy cung nhân, chính là Hoàng đế tốt sao?”
Thư sinh không liệu được trong tửu quán cũng có kẻ ngồi bàn đại sự thiên hạ, ngẩng lên, chỉ thấy đó là một hán tử lớn tuổi xắn quần, tay thô to, kẽ tay còn dính dầu từ hỏa cơ, có khả năng là một trường tý sư cấp thấp.
Bên cạnh lập tức có người trông như lão nông phụ họa: “Không phải sao, ngươi xem giá gạo hiện giờ, bắt đầu từ triều ta, đã thấy giá nào rẻ hơn chưa?”
Trường tý sư kia thấy mình được ủng hộ, càng thêm đắc ý, phát ngôn bừa bãi: “Hôm trước ta vào thành, nghe một đám học trò trong thư viện luận đạo, nói đến lệnh kích trống, có hậu sinh chưa mọc râu nói xằng nói bậy, dám bảo Hoàng thượng muốn làm yếu chiến lực biên phòng Đại Lương, thật đúng là luận binh trên giấy, buồn cười hết sức! Chuyện Ngụy vương tạo phản không thấy sao? Đám Thống soái này trời cao Hoàng đế xa, nếu sinh dị tâm, giang sơn của Hoàng thượng có ổn hay không chưa bàn, xui xẻo chẳng phải là lão bách tính chúng ta? Ta nghe người ta nói, Binh bộ quản thúc như vậy, đến lúc đó quân phí không biết phải bớt được bao nhiêu, dân gian cũng không cần gánh khoản thuế nặng kia, chẳng lẽ không phải việc tốt?”
Lời này vừa nói ra, mọi người đang tán gẫu trong tửu quán nhao nhao gật đầu, lão giả mời thư sinh ngồi xuống cũng mở miệng: “An Định hầu vẫn chưa nhảy ra phản đối đâu, mà người khác đã um sùm thay.”
Thư sinh vốn không để ý lắm, nghe ba chữ “An Định hầu” thì vô thức ngẩng đầu lên, buột miệng hỏi: “Liên quan gì đến An Định hầu?”
Lão giả kia cười nói: “Công tử không rõ rồi, lần này Hoàng thượng nhìn như chưa động tới Huyền Thiết doanh, thực tế lại phân binh quyền trên tay An Định hầu – ngươi nghĩ xem, nếu sau này tướng sĩ tứ phương chỉ có lệnh kích trống điều động được, vậy Huyền Thiết hổ phù trong tay An Định hầu phải nói sao? Kẻ không có lệnh kích trống mà dụng binh luận như mưu phản, như vậy nếu Binh bộ không cho lệnh kích trống, năm đại Thống soái nghe Binh bộ, hay là nghe Hầu gia?”
Thư sinh cười nói: “Thì ra là thế, học trò thụ giáo.”
Dứt lời, thấy chưởng quầy đã rót xong rượu, y liền không nghe những thôn dân hương dã này nói hươu nói vượn nữa, khách khí cảm ơn lão giả đã nhường chỗ ngồi, bỏ tiền rượu xuống rồi đi.
Y vừa ra khỏi tửu quán, liền thấy nơi ban nãy không một bóng người đã có người chờ sẵn, cũng không nói gì, thấy thư sinh nghèo kia tựa hồ hơi xấu hổ, nhanh nhẹn hành lễ, rồi đứng ở một bên làm bích họa.
Thư sinh bất đắc dĩ đỡ trán nghĩ thầm: “Đuổi theo ngày càng nhanh.”
“Thư sinh” này chính là Trường Canh, bốn năm trước cãi nhau một trận với Cố Quân, bị huyền ưng “hộ tống” về kinh thành.
Từ chối rất nhiều ngợi khen của Hoàng đế, Trường Canh thử suốt nửa năm, mỗi ngày đều so chiêu với gia tướng hầu phủ, sau cùng rốt cuộc thành công trốn khỏi phủ An Định hầu.
Cố Quân phái người đuổi theo y vài lần, song phương mệt mỏi giằng co suốt một năm, sau đó Cố Quân thấy đứa trẻ kia thật sự như một con ưng non nhốt không được, đành phải thỏa hiệp, mặc cho y đi.
Chỉ là Trường Canh đi đến đâu cũng gặp phải mấy thị vệ Huyền Thiết doanh xuất quỷ nhập thần thường phục bám theo.
Sau đó, Trường Canh dưới sự dẫn tiến của Liễu Nhiên hòa thượng, bái nhập môn hạ một vị cao thủ dân gian không vang danh, theo sư phụ sống những ngày xuất quỷ nhập thần, đi khắp non sông các nơi và những chỗ chưa ai đến, một dạo thoát khỏi Huyền Thiết doanh.
Nhưng mỗi lần xuất hiện gần trạm dịch, lại sẽ bị bám theo, y vừa mới đến Thục Trung, vị tiểu tướng sĩ này đã chờ y.
Chỉ là Trường Canh hiện giờ đã không còn là thiếu niên không biết phải làm thế nào, một bầu quật cường năm đó. Y dẫn ngựa đi thẳng đến trước mặt người nọ, ôn hòa nói: “Vất vả vị huynh đệ này rồi, nghĩa phụ ta có khỏe không?”
Tiểu tướng sĩ không giỏi nói năng, không liệu được Trường Canh sẽ tới bắt chuyện, luống cuống trả lời: “Điện… thiếu gia, chủ nhân hết thảy đều tốt, nói nếu cuối năm biên cảnh bình ổn, sẽ về nhà đón Tết.”
“Được, thế hai hôm nữa ta sẽ khởi hành về kinh.” Trường Canh nghe thế gật đầu, không nhìn ra có bao nhiêu vui sướng, cũng không nhìn ra có bao nhiêu miễn cưỡng, vừa nói vừa đưa bầu rượu mới rót đầy ra mời, “Dọc đường vất vả, huynh đệ uống ngụm rượu cho ấm.”
Tiểu tướng sĩ dù không hiểu chuyện hơn cũng biết mình đột nhiên xuất hiện rất chướng mắt, nào ngờ Trường Canh chẳng những không nổi nóng, còn ôn hòa mời gã uống rượu, nhất thời quả thực có chút thụ sủng nhược kinh.
Gã không dám dùng miệng mình chạm miệng bầu, nơm nớp lo sợ cách ra uống một ngụm, một giọt cũng không dám làm đổ, hai tay trả lại, dắt ngựa cho Trường Canh.
Trường Canh: “Lúc mùa xuân kỳ thực ta từng đi Tây Bắc một chuyến, chỉ là nghĩa phụ quân vụ bận rộn, nên không lộ diện làm phiền, con đường tơ lụa thật là phồn hoa, sa mạc cát vàng vậy mà cũng có thể trở nên chen chúc, đi khắp toàn cảnh Đại Lương, không được mấy nơi phồn hoa hơn ở đó.”
Tiểu tướng sĩ thấy xa gần không có ai, thấp giọng nói: “Có Đại soái tọa trấn, mấy năm nay sa phỉ dần dần mai danh ẩn tích, rất nhiều người định cư buôn bán ngay cửa khẩu con đường tơ lụa, mấy món lặt vặt các nơi đều có, Đại soái nói nếu điện hạ có thích thứ gì, đến Tết về kinh sẽ mang về cho ngài.”
Trường Canh dừng một chút, nhàn nhạt nói: “Người trở về là được.”
Tiểu tướng sĩ không nghe ra ý tứ sâu xa trong lời này, cho rằng y chỉ thuận miệng khách sáo. Người ở lâu trong quân, cũng không hay nịnh bợ, liền thành thật im lặng.
Trường Canh thần sắc như thường đi trên quan đạo Thục Trung, ngực lại hơi nóng lên. Y vốn tưởng rằng ly biệt như nước, một vốc hắt lên, thì chu sa đằng hoàng, thông lục giả thạch (2) gì cũng gột sạch, không ngờ Cố Quân kia lại là khắc lên, chùi rửa nửa ngày mà chỉ ra dấu vết càng đậm hơn.
Nghe nói Cố Quân cuối năm về kinh, trời vừa vào thu, mà Trường Canh lại cảm thấy mình đã cận hương tình khiếp, mới vừa như nhớ nhà buột miệng một câu “chuẩn bị về kinh”, lúc này lại hối hận vô cùng, chỉ hận không thể nuốt lời, chạy thật xa đến chân trời góc biển.
Y đang nghĩ ngợi lung tung, trước mặt có một phụ nhân nhỏ gầy cõng người đi tới. Phụ nhân kia đi rất mất sức, cứ vài bước sẽ dừng lại nghỉ ngơi, thở hổn hển như trâu, vấp một hòn đá ven đường, la hoảng một tiếng ngã nhào xuống đất.
Trường Canh lập tức định thần lại, tiến lên đỡ hai người dậy: “Đại thẩm không sao chứ?”
Phụ nhân kia không biết đã đi bao xa, mệt đến không nói ra lời, mở miệng chưa kịp nói thì nước mắt đã rơi xuống trước.
Trường Canh sửng sốt một chút, không truy hỏi vì sao khóc, chỉ đỡ lão nhân hôn mê bất tỉnh mà nàng cõng, đưa tay bắt mạch, giây lát sau nhẹ giọng nói: “Vị lão trượng này chỉ là thường niên đi lại không được, tâm hỏa quá mức mà thôi, thi châm một chút là ổn, không ngại đến tính mạng, nếu tin được ta, thì mời đi theo ta trước.”
Tiểu tướng sĩ Huyền Thiết doanh không ngờ vị điện hạ này còn thông y lý, bước lên giúp cõng lão nhân ốm đau bệnh tật kia.
Trường Canh để phụ nhân lên ngựa của mình, dắt ngựa đi trước dẫn đường, không bao lâu liền tới một thôn, cổng thôn có một căn nhà rất nhã trí, cửa treo một xâu thịt khô.
Trường Canh quen đường buộc ngựa, trực tiếp đẩy cửa vào, dẫn người bệnh vào buồng trong, thả xuống cái sập nhỏ, lấy dưới gối ra một hộp ngân châm, xắn tay áo tự mình thi châm.
Tiểu tướng sĩ dè dặt hỏi: “Ngài… ở ngay nơi này ạ?”
Trường Canh nhanh chóng ngẩng đầu cười nói: “Không, đây chỉ là nhà một bằng hữu…”
Y còn chưa dứt lời, đã nghe gian ngoài có người nói: “Sao chưa mời đã tự vào.”
Trong khi nói chuyện, một nữ tử bạch y cao ráo vén rèm cửa bước vào, tiểu tướng sĩ vô thức hơi căng thẳng – người tới cửa mà gã lại không hề phát hiện, công phu của đối phương nhất định trên gã.
Trường Canh không dừng tay, cũng không xấu hổ, chỉ nói: “Trần cô nương, ta cho là cô vắng nhà.”
Đó chính là Trần Khinh Nhứ của Lâm Uyên các trên tặc thuyền Đông Hải năm ấy.
—
- Trị nước lớn như nấu cá nhỏ, nấu cá nhỏ mà lật lên lật xuống, động tới nó nhiều quá, nó sẽ nát; trị nước lớn mà chính lệnh phiền hà, pháp lệnh thay đổi nhiều quá, can thiệp vào việc dân nhiều quá, dân sẽ trá ngụy, chống đối. Câu này xuất xứ từ Đạo đức kinh của Lão Tử, bản dịch của Giang Tử Nguyễn Duy Cần.
- Chu sa và giả thạch là khoáng vật dùng làm thuốc, đằng hoàng là một vị thuốc lấy từ nhựa cây. Tuy nhiên theo ngữ cảnh thì câu này có lẽ muốn nói là dù dính mấy thứ màu vàng màu xanh hay màu cam thì tạt một vốc nước là sạch hết.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook