Sáp Huyết
-
Quyển 3 - Chương 395: Thường ninh (3)
Nghe như vậy, Lã Di Giản biết Phạm Trọng Yêm không có thay đổi. Nhưng Lã Di Giản ông thì lại thay đổi, trở nên già hơn và có chút yếu lòng hơn. Trên chính kiến của mình thì ông ta không tán thành cách làm của Phạm Trọng Yêm nhưng về tình cảm, ông ta biết giao hảo với loại bằng hữu này là không sai.
Nhưng Lã Di Giản ông lại không có bằng hữu.
Phạm Trọng Yêm lúc đó nhìn Lã Di Giản không nói, đi thẳng vào vấn đề:
- Lã tướng, hôm nay hạ quan đến đây bái phỏng, kỳ thật muốn xin Lã tướng tiến cử hạ quan đến trấn thủ biên cương Tây Bắc.
Lã Di Giản cảm thấy kinh ngạc, đột nhiên phát hiện Phạm Trọng Yêm hoàn toàn thay đổi. Vốn những lời này Phạm Trọng Yêm chết cũng không mở miệng. Lã Di Giản lúc đó chỉ nói:
- Được, Phạm đại nhân hãy cho ta lý do.
Phạm Trọng Yêm cười, ánh mắt có vài phần cảm khái.
- Hôm nay Thánh thượng đăng cơ, giống như mầm xanh của trà này. Pha trà thì cần phải chọn lá trà, nước tốt, ít thời gian, phải được thử, và lửa nhỏ. Chỉ bằng khí phách mà hành sự giống như là không thể pha ra một bình trà ngon. Hạ quan biết Lã tướng đối với giang sơn Triệu gia vẫn rất cẩn trọng. Hạ quan trước đây không hiểu, nhưng giờ thì đã hiểu. Hạ quan đã tiêu phí thời gian rất nhiều, thành kẻ vô tích sự, nên cũng muốn vì thiên hạ mà làm chút sự tình. Hôm nay Nguyên Hạo dã tâm bừng bừng, Tây Bắc báo nguy, hạ quan muốn dốc hết sức lực của mình. Hạ quan nghĩ Lã tướng sẽ hiểu tấm lòng của hạ quan.
Phạm Trọng Yêm sau khi nói xong, liền im lặng chờ Lã Di Giản trả lời. Ông ta biết Lã Di Giản là người thông minh, mà đối với người thông minh thì không cần phải nói thêm cái gì.
Chờ nước sôi lên, Phạm Trọng Yêm đứng dậy pha trà. Sau đó, châm trà vào trong chung cho Lã Di Giản. Lã Di Giản im lặng, chăm chú nhìn vào từng động tác của Phạm Trọng Yêm. Ông nâng chung trà lên, lẩm bẩm nói:
- Cần kinh nghiệm? Cần độ lửa? Nước tốt?
Dừng lại chốc lát, bỗng nhiên ông lại nói:
- Như thế nào là nước tốt?
- Nước tốt tức là nước trong dòng chảy.
Phạm Trọng Yêm lập tức trả lời. Ông còn nhấn mạnh từ “trong dòng chảy”.
Lã Di Giản gạt chung trà, nhìn vào lá trà bên trong, cười nhạt, chỉ nói một từ:
- Tốt!
Chuyện cũ lại hiện ra trước mắt. Lã Di Giản nghĩ tới đây, khóe miệng mỉm cười. Hình như có khổ, hình như có ngộ, thở dốc một chút rồi lúc này mới nói:
- Cải cách chính trị chẳng những cần lương thần phụ tá, mà còn cần một quân vương quyết đoán.
Ông ta không nói gì thêm nữa. Triệu Trinh lúc này đã hiểu, nức nở nói:
- Lã tướng, khanh cho rằng trẫm còn thiếu cái đó sao?
Lã Di Giản lúc này mới nói tiếp:
- Không chỉ có quyết đoán mà còn phải kiên trì, có ý chí. Những thứ này, Phạm Trọng Yêm đều có…
Câu này ngụ ý là, Triệu Trinh không có những thứ này.
Những lời này ông sẽ không nói ra. Ông mặc dù sắp chết, cũng không cần sợ cái gì. Nhưng ông cũng sẽ không nói. Ông chính là một người như vậy, nói ba phần, nhưng giữ lại bảy phần trong đáy lòng.
Có thể hiểu thì hiểu, còn hiểu không được thì ông giải thích cũng vô dụng.
Triệu Trinh đã hiểu. Nét mặt thương cảm pha thêm vài phần xấu hổ. Những tưởng có thể ưỡn ngực nói cái gì, nhưng nhìn thấy đôi mắt đang trở nên mờ mờ trức mặt kia thì cái gì cũng không nói nên lời. Triệu Trinh y đã thay đổi. Vì quyền vị mà thay đổi rất nhiều. Nhưng y biết y không lừa gạt Lã Di Giản. Đã như vậy thì vì sao phải giải thích?
Thật lâu sau, Lã Di Giản đột nhiên phun ra một ngụm máu. Triệu Trinh cả kinh, không để ý đến dơ bẩn, vội vàng một bên đỡ Lã Di Giản, một bên kêu lên:
- Lã tướng, khanh…hãy cố chịu đựng.
Lã Di Giản tiếng ho khan ngưng hẳn. Hơi thở cũng giống như ngụm máu kia, phun ra ngoài và không quay trở lại nữa, trước mắt dường như có quầng sáng. Trong quầng sáng đó, Chân Tông đang vẫy ông. Lã Di Giản đang yếu, đột nhiên tỉnh lại, nói:
- Thánh thượng, Phạm Trọng Yêm…cuối cùng không thể trọng dụng.
Triệu Trinh ngẩn ra, vội hỏi:
- Vì sao? Lã tướng, ban đầu không phải khanh đã nói, ông ấy chí công vô tư. Ta xây dựng đất nước, không phải phải cần đến những người như vậy sao?
Lã Di Giản môi mấp máy, Triệu Trinh nghe không rõ, liền ghé sát tai, lắng nghe Lã Di Giản nói một cách khó khăn:
- Cải cách chính trị…là chuyện nhỏ. Giang sơn….mới là chuyện lớn. Phạm Trọng Yêm uy vọng…rất cao. Thần chết rồi, không có ai áp chế ông ta. Phạm Trọng Yêm có Địch Thanh trợ giúp. Công cao át chủ, đối với giang sơn của Thánh thượng….bất lợi.
Dùng hết sức toàn thân, rốt cuộc cũng nói được câu cuối cùng. Lã Di Giản hai tròng mắt mở to, không còn động đậy.
Triệu Trinh một cánh tay nặng xuống, mà tâm trạng cũng trầm xuống theo. Một hồi lâu thì đau đớn kêu lên:
- Lã tướng!
Lã Di Giản đã chết, chết trong mùa thu lạnh lẽo. Trong đám tang, lá đỏ bay khắp nơi.
Triệu Trinh hạ chỉ, lệnh làm bài tế phân ưu. Ban cho Lã Di Giản chức quan Thái Sư, Trung Thư Lệnh, Thụy Văn Tĩnh. Triệu Trinh đau xót Lã Di Giản chết đi, mấy ngày cũng không lâm triều. Vua và dân đều thở than.
Phạm Trọng Yêm từ đám tang của Lã Di Giản trở về phủ, vẫn một mực ngồi yên cho đến khi mặt trời lặn.
Ánh nắng cuối cùng khi mặt trời lặn xuyên qua cửa số, chiếu vào người Phạm Trọng Yêm, ngả ra một bóng dáng cô độc, giống như chiếc lá cuối cùng của cây dương thụ.
Màn đêm bao phủ Cổ thành, đồng thời cũng bao trùm Phạm Trọng Yêm. Ông ta không đốt đèn, đột nhiên thở dài, mang theo nỗi tiêu điều khó tả. Lúc này bên ngoài truyền đến tiếng bước chân, là lão nô của quý phủ:
- Phạm lão gia, Thường Ninh công chúa đã tới.
Phạm Trọng Yêm cảm thấy không có gì bất ngờ, nhìn quanh rồi nhẹ giọng nói:
- Đốt đèn và pha trà đi.
Thường Ninh ngồi trước mặt Phạm Trọng Yêm, dùng một tấm lụa mỏng che mặt, nâng chung trà lên rồi lại buông xuống, nhẹ giọng nói:
- Phạm Công có chuyện gì mà buồn phiền?
Phụ nữ thì thường nhạy cảm hơn đàn ông.
Phạm Trọng Yêm nở nụ cười, lắc đầu. Thường Ninh ôn nhu nói:
- Người khác đều cho rằng, Lã tướng qua đời thì bè phái của họ Phạm sẽ vui mừng. Nhưng ta lại cho rằng không phải. Phạm Công nhiều lần nói tốt về Lã tướng. Hôm nay, Lã tướng vừa chết, chỉ sợ…
Phạm Trọng Yêm cắt ngang nói:
- Công chúa đến đây, tưởng là hỏi thăm về Địch Thanh tại Khiết Đan chứ?
Thường Ninh dừng lại, hình như có chút ngượng ngùng, rồi thản nhiên cười:
- Không phải chỉ có mình Thường Ninh muốn biết mà rất nhiều người trong cung cũng muốn biết. Thường Ninh không đành lòng nhìn các nàng ấy thất vọng. Chỉ có thể làm phiền Phạm Công mà thôi.
Phạm Trọng Yêm cúi đầu, nhìn chung trà trước mắt, một lúc lâu mới nói:
- Có người luôn luôn không muốn người khác thất vọng, nhưng còn tâm sự của mình thì có ai biết?
Thường Ninh đôi mắt đẹp có chút phiền muộn, nhưng khẽ che giấu đi, mỉm cười nói:
- Phạm Công ý đang nói mình sao?
Phạm Trọng Yêm ngẩng đầu nhìn Thường Ninh, trong lòng suy nghĩ “Công chúa cứ nói công chúa và Địch Thanh là bằng hữu. Công chúa cứ nói là giúp các cung nữ trong cung hỏi về chuyện Địch Thanh. Công chúa cứ nói là hoàng hậu cũng muốn nghe tin tức về Địch Thanh. Nhưng còn công chúa? Có thể gạt được mọi người, nhưng làm sao gạt được mình?”
Phạm Trọng Yêm nghĩ như vậy, nhưng cũng không nói rõ, lại cười:
- Ta cũng không có dũng khí lớn như vậy.
Rồi lại chuyển câu chuyện vào trọng tâm:
- Địch Thanh đang còn đàm phán với Da Luật Tông Chân của Khiết Đan. Không nghĩ tới Da Luật Tông Chân đã đẩy ngã được Tiêu thái hậu.
Phạm Trọng Yêm làm ra bộ dạng có chút ngoài ý muốn, lại nói:
- Da Luật Tông Chân có thể là vì cảm tạ Địch Thanh, cũng có thể vì muốn đứng vững gót chân, trấn an lòng dân, nên mới nhốt Tiêu thái hậu, tạm thời đáp ứng không dụng binh với chúng ta.
Thường Ninh vui vẻ nói:
- Nếu không dụng binh, thì tốt rồi. Nếu không thì bách tính lại là người chịu khổ.
Nhưng trong lòng lại nghĩ “Địch Thanh lập công lớn, không biết khi nào quay trở lại kinh thành?”
Phạm Trọng Yêm nghiêm nghị nói:
- Da Luật Tông Chân tuy nói không dụng binh, nhưng yêu cầu ta phải bồi thường Tấn Dương và mười huyện phía nam Ngõa Kiều Quan.
Thường Ninh nghe xong đôi mắt đẹp hiện lên sự tức giận, nhíu mày nói:
- Người Khiết Đan thật ghê tởm. Những nơi này vốn là Thái tổ đoạt được bằng bản lĩnh của mình. Đây cũng là mảnh đất thổ công của chúng ta, bọn họ có lý do gì mà bắt chúng ta bồi thường?
Trong lòng nàng lại nghĩ: “Địch Thanh khẳng định sẽ không đáp ứng những điều kiện vô lý như vậy. Binh hổ sói Khiết Đan , lòng lang dạ sói. Nếu như trở mặt với Địch Thanh thì không biết giờ này Địch Thanh có nguy hiểm gì hay không?
Phạm Trọng Yêm một lát sau mới nói:
- Cuộc đời này chính là mạnh thì sống, yếu thì chết. Nếu muốn không bị người khác đánh thì chỉ có thể mạnh hơn người khác mà thôi. Thế nhưng….
Vốn ông định nói “Thế nhưng toàn bộ văn võ trong triều, có mấy ai lại biết được điều ấy? Có thể bọn họ đều biết, nhưng chưa có người đau thì tất nhiên sẽ mặc kệ không để ý tới”. Nhưng rồi ông đột nhiên lại nói:
- Công chúa, thần nếu không uống trà mà muốn uống chút rượu thì công chúa thứ lỗi nhé.
Thường Ninh thản nhiên cười:
- Đương nhiên là được rồi. Trước đây chưa từng nhìn thấy qua Phạm Công uống rượu. Cổ nhân có câu “Mượn rượu giải sầu càng thêm sầu”. Rất nhiều chuyện, Phạm Công nếu cảm thấy phiền não thì không ngại nói cho tiểu nữ biết, cũng có thể chia sẻ ưu phiền.
Phạm Trọng Yêm bảo lão bộc đi lấy rượu. Ông ta trong lòng nhiều ít có sự lo lắng, thầm nghĩ “Lã tướng chết rồi, trước khi lâm chung nhất định sẽ nhắc nhở Thánh thượng không nên trọng dụng Phạm Trọng Yêm ta. Trên đời này chỉ có Lã Di Giản là hiểu được Phạm Trọng Yêm. Ông ta vì giang sơn Triệu gia, nhất định sẽ hy sinh ta. Nếu Lã Di Giản không chết thì ông ta sẽ phân tích lợi và hại của cải cách chính trị. Tân pháp còn có thể kiên trì thêm chút thời gian, tạo phúc bách tính. Ngày sau Phạm Trọng Yêm ta cho dù có bị giáng chức ngàn dặm thì trong lòng cũng không tiếc. Nhưng Lã Di Giản chết rồi, không còn ai có thể khiến Thánh thượng tín nhiệm. Chỉ sợ Thánh thượng vì sự cố đồn đãi mà rất nhanh sẽ lấy ta ra để khai đao. Đã nhiều ngày ta quan sát, phát hiện bệ hạ đối với ta rất lạnh lùng, lảng tránh. Có thể thấy ta tuyệt không phải là buồn lo vô cớ. Ta nếu đi rồi, Tân pháp sẽ không còn được kiên trì nữa. Thánh thượng mặc dù dùng ta, nhưng chung quy không tin ta. Phạm Trọng Yêm ta tuy có chí nguyện cứu quốc, nhưng lại khó có cơ hội cứu quốc. Nhưng những lời này lại không thể nói cho Thường Ninh nghe. Nếu cô ta nghe xong, sẽ cảm thấy thêm một phần phiền não. Đáng tiếc Phạm Trọng Yêm ta cả đời thanh tĩnh, lại có dụng ý gì sao?”
Khi rượu mang ra bày ở trên bàn, Phạm Trọng Yêm vẫn không động đậy. Thường Ninh liền đứng dậy, cầm bình rượu rót đầy chung cho Phạm Trọng Yêm.
Phạm Trọng Yêm có chút ngoài ý muốn, cười nói:
- Thần có tài đức gì mà có thể được công chúa rót rượu?
Thường Ninh thở dài nói:
- Nếu Phạm Công dùng rượu để giải sầu, chứng tỏ không muốn nhiều lời với Thường Ninh. Phạm Công yêu nước yêu dân. Cùng với Địch tướng quân, đều là những đấng trượng phu thiên hạ kính ngưỡng. Thường Ninh nếu không thể khiến Phạm Công giải bớt ưu tư thì cũng chỉ có thể tận lực châm rượu, trò chuyện bày tỏ tâm ý mà thôi.
Phạm Trọng Yêm cầm chung rượu, nhìn thẳng vào đôi mắt của Thường Ninh, vốn định nói “Cô là một cô gái rất hiểu lòng người. Nếu ai cưới được cô thì thật đúng là phúc lớn. Chỉ tiếc là Địch Thanh đã có người trong mộng. Đối với sự thủy chung của cô làm như không thấy”. Nhưng lời nói vừa ra đến miệng thì chung quy lại đổi thành:
- Vi thần đa tạ công chúa.
Ông ta muốn mình say, nhưng trong lòng có tâm sự. Chung rượu trong tay lại giống như nặng ngàn cân.
Thường Ninh nhìn thấy, ánh mắt vừa chuyển, cười nói:
- Nghe nói Phạm đại nhân văn chương tài hoa. Không biết tiểu nữ có may mắn được nghe Phạm đại nhân đọc một bài thơ hay không?
Nhưng Lã Di Giản ông lại không có bằng hữu.
Phạm Trọng Yêm lúc đó nhìn Lã Di Giản không nói, đi thẳng vào vấn đề:
- Lã tướng, hôm nay hạ quan đến đây bái phỏng, kỳ thật muốn xin Lã tướng tiến cử hạ quan đến trấn thủ biên cương Tây Bắc.
Lã Di Giản cảm thấy kinh ngạc, đột nhiên phát hiện Phạm Trọng Yêm hoàn toàn thay đổi. Vốn những lời này Phạm Trọng Yêm chết cũng không mở miệng. Lã Di Giản lúc đó chỉ nói:
- Được, Phạm đại nhân hãy cho ta lý do.
Phạm Trọng Yêm cười, ánh mắt có vài phần cảm khái.
- Hôm nay Thánh thượng đăng cơ, giống như mầm xanh của trà này. Pha trà thì cần phải chọn lá trà, nước tốt, ít thời gian, phải được thử, và lửa nhỏ. Chỉ bằng khí phách mà hành sự giống như là không thể pha ra một bình trà ngon. Hạ quan biết Lã tướng đối với giang sơn Triệu gia vẫn rất cẩn trọng. Hạ quan trước đây không hiểu, nhưng giờ thì đã hiểu. Hạ quan đã tiêu phí thời gian rất nhiều, thành kẻ vô tích sự, nên cũng muốn vì thiên hạ mà làm chút sự tình. Hôm nay Nguyên Hạo dã tâm bừng bừng, Tây Bắc báo nguy, hạ quan muốn dốc hết sức lực của mình. Hạ quan nghĩ Lã tướng sẽ hiểu tấm lòng của hạ quan.
Phạm Trọng Yêm sau khi nói xong, liền im lặng chờ Lã Di Giản trả lời. Ông ta biết Lã Di Giản là người thông minh, mà đối với người thông minh thì không cần phải nói thêm cái gì.
Chờ nước sôi lên, Phạm Trọng Yêm đứng dậy pha trà. Sau đó, châm trà vào trong chung cho Lã Di Giản. Lã Di Giản im lặng, chăm chú nhìn vào từng động tác của Phạm Trọng Yêm. Ông nâng chung trà lên, lẩm bẩm nói:
- Cần kinh nghiệm? Cần độ lửa? Nước tốt?
Dừng lại chốc lát, bỗng nhiên ông lại nói:
- Như thế nào là nước tốt?
- Nước tốt tức là nước trong dòng chảy.
Phạm Trọng Yêm lập tức trả lời. Ông còn nhấn mạnh từ “trong dòng chảy”.
Lã Di Giản gạt chung trà, nhìn vào lá trà bên trong, cười nhạt, chỉ nói một từ:
- Tốt!
Chuyện cũ lại hiện ra trước mắt. Lã Di Giản nghĩ tới đây, khóe miệng mỉm cười. Hình như có khổ, hình như có ngộ, thở dốc một chút rồi lúc này mới nói:
- Cải cách chính trị chẳng những cần lương thần phụ tá, mà còn cần một quân vương quyết đoán.
Ông ta không nói gì thêm nữa. Triệu Trinh lúc này đã hiểu, nức nở nói:
- Lã tướng, khanh cho rằng trẫm còn thiếu cái đó sao?
Lã Di Giản lúc này mới nói tiếp:
- Không chỉ có quyết đoán mà còn phải kiên trì, có ý chí. Những thứ này, Phạm Trọng Yêm đều có…
Câu này ngụ ý là, Triệu Trinh không có những thứ này.
Những lời này ông sẽ không nói ra. Ông mặc dù sắp chết, cũng không cần sợ cái gì. Nhưng ông cũng sẽ không nói. Ông chính là một người như vậy, nói ba phần, nhưng giữ lại bảy phần trong đáy lòng.
Có thể hiểu thì hiểu, còn hiểu không được thì ông giải thích cũng vô dụng.
Triệu Trinh đã hiểu. Nét mặt thương cảm pha thêm vài phần xấu hổ. Những tưởng có thể ưỡn ngực nói cái gì, nhưng nhìn thấy đôi mắt đang trở nên mờ mờ trức mặt kia thì cái gì cũng không nói nên lời. Triệu Trinh y đã thay đổi. Vì quyền vị mà thay đổi rất nhiều. Nhưng y biết y không lừa gạt Lã Di Giản. Đã như vậy thì vì sao phải giải thích?
Thật lâu sau, Lã Di Giản đột nhiên phun ra một ngụm máu. Triệu Trinh cả kinh, không để ý đến dơ bẩn, vội vàng một bên đỡ Lã Di Giản, một bên kêu lên:
- Lã tướng, khanh…hãy cố chịu đựng.
Lã Di Giản tiếng ho khan ngưng hẳn. Hơi thở cũng giống như ngụm máu kia, phun ra ngoài và không quay trở lại nữa, trước mắt dường như có quầng sáng. Trong quầng sáng đó, Chân Tông đang vẫy ông. Lã Di Giản đang yếu, đột nhiên tỉnh lại, nói:
- Thánh thượng, Phạm Trọng Yêm…cuối cùng không thể trọng dụng.
Triệu Trinh ngẩn ra, vội hỏi:
- Vì sao? Lã tướng, ban đầu không phải khanh đã nói, ông ấy chí công vô tư. Ta xây dựng đất nước, không phải phải cần đến những người như vậy sao?
Lã Di Giản môi mấp máy, Triệu Trinh nghe không rõ, liền ghé sát tai, lắng nghe Lã Di Giản nói một cách khó khăn:
- Cải cách chính trị…là chuyện nhỏ. Giang sơn….mới là chuyện lớn. Phạm Trọng Yêm uy vọng…rất cao. Thần chết rồi, không có ai áp chế ông ta. Phạm Trọng Yêm có Địch Thanh trợ giúp. Công cao át chủ, đối với giang sơn của Thánh thượng….bất lợi.
Dùng hết sức toàn thân, rốt cuộc cũng nói được câu cuối cùng. Lã Di Giản hai tròng mắt mở to, không còn động đậy.
Triệu Trinh một cánh tay nặng xuống, mà tâm trạng cũng trầm xuống theo. Một hồi lâu thì đau đớn kêu lên:
- Lã tướng!
Lã Di Giản đã chết, chết trong mùa thu lạnh lẽo. Trong đám tang, lá đỏ bay khắp nơi.
Triệu Trinh hạ chỉ, lệnh làm bài tế phân ưu. Ban cho Lã Di Giản chức quan Thái Sư, Trung Thư Lệnh, Thụy Văn Tĩnh. Triệu Trinh đau xót Lã Di Giản chết đi, mấy ngày cũng không lâm triều. Vua và dân đều thở than.
Phạm Trọng Yêm từ đám tang của Lã Di Giản trở về phủ, vẫn một mực ngồi yên cho đến khi mặt trời lặn.
Ánh nắng cuối cùng khi mặt trời lặn xuyên qua cửa số, chiếu vào người Phạm Trọng Yêm, ngả ra một bóng dáng cô độc, giống như chiếc lá cuối cùng của cây dương thụ.
Màn đêm bao phủ Cổ thành, đồng thời cũng bao trùm Phạm Trọng Yêm. Ông ta không đốt đèn, đột nhiên thở dài, mang theo nỗi tiêu điều khó tả. Lúc này bên ngoài truyền đến tiếng bước chân, là lão nô của quý phủ:
- Phạm lão gia, Thường Ninh công chúa đã tới.
Phạm Trọng Yêm cảm thấy không có gì bất ngờ, nhìn quanh rồi nhẹ giọng nói:
- Đốt đèn và pha trà đi.
Thường Ninh ngồi trước mặt Phạm Trọng Yêm, dùng một tấm lụa mỏng che mặt, nâng chung trà lên rồi lại buông xuống, nhẹ giọng nói:
- Phạm Công có chuyện gì mà buồn phiền?
Phụ nữ thì thường nhạy cảm hơn đàn ông.
Phạm Trọng Yêm nở nụ cười, lắc đầu. Thường Ninh ôn nhu nói:
- Người khác đều cho rằng, Lã tướng qua đời thì bè phái của họ Phạm sẽ vui mừng. Nhưng ta lại cho rằng không phải. Phạm Công nhiều lần nói tốt về Lã tướng. Hôm nay, Lã tướng vừa chết, chỉ sợ…
Phạm Trọng Yêm cắt ngang nói:
- Công chúa đến đây, tưởng là hỏi thăm về Địch Thanh tại Khiết Đan chứ?
Thường Ninh dừng lại, hình như có chút ngượng ngùng, rồi thản nhiên cười:
- Không phải chỉ có mình Thường Ninh muốn biết mà rất nhiều người trong cung cũng muốn biết. Thường Ninh không đành lòng nhìn các nàng ấy thất vọng. Chỉ có thể làm phiền Phạm Công mà thôi.
Phạm Trọng Yêm cúi đầu, nhìn chung trà trước mắt, một lúc lâu mới nói:
- Có người luôn luôn không muốn người khác thất vọng, nhưng còn tâm sự của mình thì có ai biết?
Thường Ninh đôi mắt đẹp có chút phiền muộn, nhưng khẽ che giấu đi, mỉm cười nói:
- Phạm Công ý đang nói mình sao?
Phạm Trọng Yêm ngẩng đầu nhìn Thường Ninh, trong lòng suy nghĩ “Công chúa cứ nói công chúa và Địch Thanh là bằng hữu. Công chúa cứ nói là giúp các cung nữ trong cung hỏi về chuyện Địch Thanh. Công chúa cứ nói là hoàng hậu cũng muốn nghe tin tức về Địch Thanh. Nhưng còn công chúa? Có thể gạt được mọi người, nhưng làm sao gạt được mình?”
Phạm Trọng Yêm nghĩ như vậy, nhưng cũng không nói rõ, lại cười:
- Ta cũng không có dũng khí lớn như vậy.
Rồi lại chuyển câu chuyện vào trọng tâm:
- Địch Thanh đang còn đàm phán với Da Luật Tông Chân của Khiết Đan. Không nghĩ tới Da Luật Tông Chân đã đẩy ngã được Tiêu thái hậu.
Phạm Trọng Yêm làm ra bộ dạng có chút ngoài ý muốn, lại nói:
- Da Luật Tông Chân có thể là vì cảm tạ Địch Thanh, cũng có thể vì muốn đứng vững gót chân, trấn an lòng dân, nên mới nhốt Tiêu thái hậu, tạm thời đáp ứng không dụng binh với chúng ta.
Thường Ninh vui vẻ nói:
- Nếu không dụng binh, thì tốt rồi. Nếu không thì bách tính lại là người chịu khổ.
Nhưng trong lòng lại nghĩ “Địch Thanh lập công lớn, không biết khi nào quay trở lại kinh thành?”
Phạm Trọng Yêm nghiêm nghị nói:
- Da Luật Tông Chân tuy nói không dụng binh, nhưng yêu cầu ta phải bồi thường Tấn Dương và mười huyện phía nam Ngõa Kiều Quan.
Thường Ninh nghe xong đôi mắt đẹp hiện lên sự tức giận, nhíu mày nói:
- Người Khiết Đan thật ghê tởm. Những nơi này vốn là Thái tổ đoạt được bằng bản lĩnh của mình. Đây cũng là mảnh đất thổ công của chúng ta, bọn họ có lý do gì mà bắt chúng ta bồi thường?
Trong lòng nàng lại nghĩ: “Địch Thanh khẳng định sẽ không đáp ứng những điều kiện vô lý như vậy. Binh hổ sói Khiết Đan , lòng lang dạ sói. Nếu như trở mặt với Địch Thanh thì không biết giờ này Địch Thanh có nguy hiểm gì hay không?
Phạm Trọng Yêm một lát sau mới nói:
- Cuộc đời này chính là mạnh thì sống, yếu thì chết. Nếu muốn không bị người khác đánh thì chỉ có thể mạnh hơn người khác mà thôi. Thế nhưng….
Vốn ông định nói “Thế nhưng toàn bộ văn võ trong triều, có mấy ai lại biết được điều ấy? Có thể bọn họ đều biết, nhưng chưa có người đau thì tất nhiên sẽ mặc kệ không để ý tới”. Nhưng rồi ông đột nhiên lại nói:
- Công chúa, thần nếu không uống trà mà muốn uống chút rượu thì công chúa thứ lỗi nhé.
Thường Ninh thản nhiên cười:
- Đương nhiên là được rồi. Trước đây chưa từng nhìn thấy qua Phạm Công uống rượu. Cổ nhân có câu “Mượn rượu giải sầu càng thêm sầu”. Rất nhiều chuyện, Phạm Công nếu cảm thấy phiền não thì không ngại nói cho tiểu nữ biết, cũng có thể chia sẻ ưu phiền.
Phạm Trọng Yêm bảo lão bộc đi lấy rượu. Ông ta trong lòng nhiều ít có sự lo lắng, thầm nghĩ “Lã tướng chết rồi, trước khi lâm chung nhất định sẽ nhắc nhở Thánh thượng không nên trọng dụng Phạm Trọng Yêm ta. Trên đời này chỉ có Lã Di Giản là hiểu được Phạm Trọng Yêm. Ông ta vì giang sơn Triệu gia, nhất định sẽ hy sinh ta. Nếu Lã Di Giản không chết thì ông ta sẽ phân tích lợi và hại của cải cách chính trị. Tân pháp còn có thể kiên trì thêm chút thời gian, tạo phúc bách tính. Ngày sau Phạm Trọng Yêm ta cho dù có bị giáng chức ngàn dặm thì trong lòng cũng không tiếc. Nhưng Lã Di Giản chết rồi, không còn ai có thể khiến Thánh thượng tín nhiệm. Chỉ sợ Thánh thượng vì sự cố đồn đãi mà rất nhanh sẽ lấy ta ra để khai đao. Đã nhiều ngày ta quan sát, phát hiện bệ hạ đối với ta rất lạnh lùng, lảng tránh. Có thể thấy ta tuyệt không phải là buồn lo vô cớ. Ta nếu đi rồi, Tân pháp sẽ không còn được kiên trì nữa. Thánh thượng mặc dù dùng ta, nhưng chung quy không tin ta. Phạm Trọng Yêm ta tuy có chí nguyện cứu quốc, nhưng lại khó có cơ hội cứu quốc. Nhưng những lời này lại không thể nói cho Thường Ninh nghe. Nếu cô ta nghe xong, sẽ cảm thấy thêm một phần phiền não. Đáng tiếc Phạm Trọng Yêm ta cả đời thanh tĩnh, lại có dụng ý gì sao?”
Khi rượu mang ra bày ở trên bàn, Phạm Trọng Yêm vẫn không động đậy. Thường Ninh liền đứng dậy, cầm bình rượu rót đầy chung cho Phạm Trọng Yêm.
Phạm Trọng Yêm có chút ngoài ý muốn, cười nói:
- Thần có tài đức gì mà có thể được công chúa rót rượu?
Thường Ninh thở dài nói:
- Nếu Phạm Công dùng rượu để giải sầu, chứng tỏ không muốn nhiều lời với Thường Ninh. Phạm Công yêu nước yêu dân. Cùng với Địch tướng quân, đều là những đấng trượng phu thiên hạ kính ngưỡng. Thường Ninh nếu không thể khiến Phạm Công giải bớt ưu tư thì cũng chỉ có thể tận lực châm rượu, trò chuyện bày tỏ tâm ý mà thôi.
Phạm Trọng Yêm cầm chung rượu, nhìn thẳng vào đôi mắt của Thường Ninh, vốn định nói “Cô là một cô gái rất hiểu lòng người. Nếu ai cưới được cô thì thật đúng là phúc lớn. Chỉ tiếc là Địch Thanh đã có người trong mộng. Đối với sự thủy chung của cô làm như không thấy”. Nhưng lời nói vừa ra đến miệng thì chung quy lại đổi thành:
- Vi thần đa tạ công chúa.
Ông ta muốn mình say, nhưng trong lòng có tâm sự. Chung rượu trong tay lại giống như nặng ngàn cân.
Thường Ninh nhìn thấy, ánh mắt vừa chuyển, cười nói:
- Nghe nói Phạm đại nhân văn chương tài hoa. Không biết tiểu nữ có may mắn được nghe Phạm đại nhân đọc một bài thơ hay không?
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook