Sáp Huyết
-
Quyển 1 - Chương 46: Ninh Minh (p2)
Quách Tuân tràn đầy vui mừng:
- Đệ không ngốc tí nào, huynh dẫn đệ đi gặp một người, tên là ...
Lời còn chưa dứt liền nghe thấy tiếng keeng keeng thật lớn, là tiếng chiêng truyền đến. Tiếng chiêng này cực kỳ vang dội, chẳng những cắt đứt lời Quách Tuân, mà còn chấn động làm tuyết đọng trên cành cây rơi xuống rào rào.
Quách Tuân chăm chú nhìn, trông thấy một cỗ kiệu dừng ở cách đó không xa. Địch Thanh vừa nhìn thấy cỗ kiệu kia thì kinh ngạc vô cùng, hắn chưa bao giờ trông thấy cỗ kiệu kỳ quái như thế. Cái này có thể gọi là kiệu sao? Còn không bằng gọi là cái giường đi, bởi vì nó không có nóc và không có cái kiệu nào lại rộng lớn đến như vậy. Nhưng đây cũng có thể gọi là kiệu vì có ai khiêng một cái giường đi trên đường cái bao giờ chưa?
Nơi cuối đường bỗng xuất hiện tám Lạt Ma (1), trong tay tám tên Lạt Ma cầm một bộ bạt (2) lớn, mỗi lần bước mười bước sẽ cùng nhau vỗ bạt một cái. Tiếng chiêng vang dội mới vừa rồi, chính là tám bộ bạt cùng vỗ tạo nên, chẳng trách được muốn điếc cả tai.
Sau tám Lạt Ma này còn có mười sáu Lạt Ma đang khiêng cỗ kiệu rộng lớn kỳ quái kia. Trên kiệu chỉ ngồi một người. Người này cũng là Lạt Ma nhưng nửa người để trần, tuy thân thể hơi gầy gò nhưng bắp thịt săn chắc như sắt. Ở trong tuyết lạnh gió rét, toàn thân người này vẫn tỏa ra nhiệt khí như có như không. Phiên tăng(3) miệng to, đầu to, lỗ mũi hếch lên trời, nhìn thoáng qua sẽ thấy cái lỗ mũi còn muốn to hơn cái mũi.
Địch Thanh cảm thấy Lạt Ma này rất quái dị, cảm nhận này khó nói bằng lời. Đường đường là Biện Kinh mà sao những Lạt Ma này lại càn quấy đến thế? Địch Thanh ở kinh thành đã nhiều năm nhưng chưa từng nhìn thấy Lạt Ma nào càn quấy như vậy.
- Quách đại ca...
Địch Thanh vốn định hỏi lai lịch của Lạt Ma này, đột nhiên phát hiện sắc mặt Quách Tuân cực kỳ khó coi, trong mắt lộ vẻ cảnh giác và hồi ức. Địch Thanh rùng mình, câu hỏi vừa đến đầu lưỡi liền nuốt trở xuống.
Những Lạt Ma này nhìn bước đi có vẻ chậm, nhưng thoắt cái đã đến bên cạnh Quách Tuân và Địch Thanh. Trời giáng tuyết lạnh, gió rét thấu xương, trên đường phố không người qua lại, cho dù có người thì khi nhìn thấy thanh thế này, cũng sớm tránh sang một bên mà đi. Quách Tuân kéo Địch Thanh lui về phía sau hai bước, y vẫn trầm mặc không nói gì. Lạt Ma trên kiệu đột nhiên hừ lên một tiếng, đôi mắt khép hờ bỗng nhiên mở ra, quay qua nhìn Quách Tuân.
Đôi mắt ấy không ngờ lại có màu xanh biếc.
Địch Thanh cảm thấy trong đôi mắt ấy ẩn chứa bí mật vô cùng vô tận, thiếu chút nữa bị ánh mắt ấy hấp dẫn. Quách Tuân lập tức bước lên nửa bước chắn trước mặt Địch Thanh, che khuất tầm nhìn của hắn. Tầm mắt Địch Thanh bị chắn mất, bất chợt rùng mình, nhất thời không hiểu vừa rồi bị gì. Ở trên kiệu, Lạt Ma nhìn chòng chọc Quách Tuân trong chốc lát, cỗ kiệu không dừng lại mà dần dần đi xa.
Nhưng ánh mắt thâm thúy và ý vị sâu xa của Lạt Ma kia, vẫn quanh quẩn trong đầu Địch Thanh giống như băng tuyết khó dứt. Sau khi cỗ kiệu biến mất ở đầu đường khác, Quách Tuân mới thu hồi ánh mắt, hừ lạnh một tiếng, lẩm bẩm nói: Là hắn sao? Sao hắn lại đến nơi này?
Địch Thanh không hiểu hỏi:
- Quách đại ca, Lạt Ma kia có lai lịch gì?
Quách Tuân lắc đầu, nói:
- Đệ không cần biết. Nhưng sau này, đệ đừng có đi trêu chọc kẻ này.
Trong giọng điệu của y tràn đầy vẻ đề phòng, lại như là nhớ tới chuyện gì đó. Đột nhiên nghe ở một bên có người nói:
- Aizz, còn ra thể thống gì nữa.
Quách Tuân nhìn sang, thấy có một người trông có vẻ như văn sĩ ở trên tửu lầu đang lắc lắc đầu. Ánh mắt Quách Tuân chớp động, quay qua nói với Địch Thanh:
- Đến tửu lâu uống vài chén đi.
Địch Thanh thấy Quách Tuân không nói rõ nên cũng không tiện hỏi nhiều, liền đi theo Quách Tuân lên tửu lầu.
Ngoài lầu băng đông tuyết lạnh, trong lầu lại ấm áp như xuân. Ở đại sảnh tửu lầu, sớm đã có tửu khách nghị luận ồn ào, Quách Tuân cũng không để ý tới, đi thẳng lên lầu hai.
Địch Thanh lên tới lầu hai, thấy có một người ngồi dựa vào cửa sổ gần đường phố, hai mắt không khỏi sáng ngời. Quần áo người này đơn sơ, giặt nhiều đến nỗi bạc màu. Vì quay lưng về phía này nên Địch Thanh nhìn không thấy diện mạo của y. Thân hình người này hơi mập, trên bàn chỉ có một bầu rượu và một đĩa muối thạch anh (4).
Địch Thanh phát hiện người này là một tửu khách chân chính, bởi vì chỉ có tửu khách chân chính mới không cần đồ nhắm, chỉ dùng muối thạch anh để uống rượu, bọn họ không muốn để cho mùi vị khác làm ảnh hưởng đến hứng thú phẩm rượu. Người này không hề nghèo, bởi vì đĩa muối thạch anh kia không rẻ chút nào. Nhưng nhìn vào quần áo thì lại giống như một thư sinh nghèo. Đây rốt cuộc là dạng người gì? Địch Thanh thầm nghĩ trong lòng, đây là người mà Quách đại ca muốn dẫn mình đi gặp sao? Người này có năng lực gì?
Người này đang nhìn ngắm đường phố, tuy y hơi mập nhưng nhìn bóng lưng lại có cảm giác rất cô độc. Quách Tuân vừa định cất bước thì đột nhiên thấy người đó cầm một cây đũa trúc trên bàn, sau đó gõ nhẹ lên cạnh đĩa sứ men xanh, tiếng đinh đinh đang đang vang lên. Âm thanh này dù không bì được với tiếng đàn êm tai của Trương Diệu Ca, nhưng rất có khí khái.
Quách Tuân dừng lại không bước nữa, đứng yên lắng nghe âm hưởng này. Địch Thanh không hiểu chút nào, không biết Quách Tuân rốt cuộc định làm gì.
Lúc này người đó lẩm bẩm đọc:
Nhân thế vô bách tuế,
Khuất chỉ tế tầm tư,
Dụng tẫn cơ quan,
Đồ lao tâm lực.
Niên thiếu si,
Lão thành tiều tụy,
Chích hữu trung gian kinh niên,
Xuân phong đắc ý,
Nhẫn bả phù danh khiên hệ?
(Đời người không trăm tuổi, bấm đốt tay nghĩ kỹ, dùng hết cơ mưu, uổng phí tâm lực. Tuổi trẻ si, tuổi già tiều tụy, chỉ có khoảng giữa cuộc đời, tinh lực tràn trề, nhưng lại vương vấn hư danh?)
Sau khi đọc xong, y bèn nhấp một hớp rượu, khẽ thở dài, hình như đang có chuyện khó xử gì đó. Giọng y u buồn, giống như đã nếm trải đủ mùi đời. Giọng người này tuy trầm thấp, nhưng Quách Tuân và Địch Thanh đều nghe được rõ ràng. Quách Tuân đầy thất vọng, dáng vẻ đăm chiêu.
Địch Thanh nghe xong, không ngờ lại ngây cả người. Hắn cảm thấy bi thương trào dâng, chỉ muốn khóc òa một trận. Thưở nhỏ, hắn rất thích dốc sức đánh nhau, rất ít đọc sách, chỉ có mẫu thân thì rất kỳ vọng vào hắn nên dạy hắn biết chữ. Vì vậy, Địch Thanh cũng không phải nhìn chữ mà không biết đọc, nhưng nếu bàn tới văn chương thì như đuôi ngựa xuyên đậu hũ - không cần đề cập đến.
Dù vậy hắn vẫn hiểu được ý trong bài từ này, bởi vì bài này chỉ có người khổ tâm mới hiểu. Ý người này nói: đời người không quá trăm năm, thưở nhỏ thì không biết xét đoán, tuổi già lại quá hiểu chuyện, chỉ có giữa khoảng này là có nhiệt huyết nhất, đáng tiếc lại chìm trong mưu cầu danh lợi, lầm lỡ cả đời.
Tuổi trẻ dại khờ, tuổi già tiều tụy, chỉ có khoảng giữa cuộc đời, tinh lực tràn trề, nhưng lại vương vấn hư danh! Chỉ mấy lời hờ hững đã nói hết đời người ngắn ngủi, Địch Thanh suýt nữa rơi lệ.
Tuy Quách Tuân cũng bị gợi lên chuyện xưa, nhưng dù sao vẫn còn nhớ mục đích đến đây. Y vừa định cất bước đi qua thì thấy một văn nhân đã ở trên lầu từ sớm đến trước người đó, khẽ gật đầu chào nói:
- Hi Văn huynh cho mời, không biết có gì chỉ giáo?
Người ngâm thơ đứng lên thở dài nói:
- Tống đại nhân chịu đến đây, hạ quan cảm kích khôn cùng.
Tống đại nhân xua tay nói:
- Hôm nay chỉ luận thơ phẩm rượu, không bàn việc công. Không biết Hi Văn huynh mời tại hạ đến đây, có định cùng tại hạ đạp tuyết tìm mai (5) không?
Hi Văn đổi cách xưng hô nói:
- Tuy Tống huynh không muốn bàn việc nước, nhưng thật không dám giấu diếm, tại hạ lần này mời huynh đến đây, chính là có quan hệ tới việc nước.
Sắc mặt của Tống đại nhân khẽ biến đổi, Hi Văn nói tiếp:
- Tống huynh còn nhớ bốn chữ ‘Vi thần bất trung’ không?
Tống đại nhân tức giận không vui nói:
- Thì ra Hi Văn huynh gọi tại hạ đến đây, chỉ muốn châm biếm tại hạ?
Địch Thanh nghe không hiểu, quay qua nhìn Quách Tuân, thấy y dỏng tai lắng nghe nên không tiện dò hỏi, đành phải nhẫn nại tiếp tục nghe.
Hi Văn lắc đầu nói:
- Cũng không phải, tại hạ chỉ cảm thấy mình 'bất trung' mà thôi.
Sắc mặt Tống đại nhân biến đổi không ngừng, hồi lâu mới hỏi:
- Vì sao Hi Văn huynh nói ra lời này?
Hi Văn rót cho Tống đại nhân một chén rượu nói:
- Chắc hẳn Tống huynh biết chuyện Giao Tự (6) vào mấy ngày sau?
Tống đại nhân nói:
- Hiện giờ, văn võ trong triều đều biết việc này. Thánh Thượng, Thái Hậu tế bái thiên địa, cầu phúc cho muôn dân, đây là chuyện may mắn của quốc gia.
Hi Văn thản nhiên hỏi:
- Tống huynh nghĩ thế thật sao?
(1) Lạt Ma (喇嘛): thầy tu ở Tây Tạng (cách gọi tôn kính các nhà sư theo đạo Lạt Ma ở Tây Tạng, Trung Quốc)
(2) Bạt (钹): xập xõa, não bạt, chập cheng (một loại nhạc khí) http://hudong.com/wiki/%E9%92%B9
(3) Phiên tăng: tăng nhân người Thổ Phiên.
(4) Muối thạch anh: lấy ra từ mỏ khoáng thạch muối thạch anh thiên thiên. Thường dùng làm đèn, có ánh sáng nhu hòa đặc trưng và tạo nên vùng không khí rất tốt, có lợi cho sức khỏe.
(5) Đạp tuyết tìm mai (踏雪寻梅): đề cập đến một thú vui tao nhã của văn nhân, thi sĩ: vừa ngoạn cảnh vừa đàm luận, sáng tác thơ văn.
(6) Giao Tự (郊祀): lễ cúng tế trời đất ở ngoài thành. Phía nam thành cúng trời, phía bắc thành cúng đất.
- Đệ không ngốc tí nào, huynh dẫn đệ đi gặp một người, tên là ...
Lời còn chưa dứt liền nghe thấy tiếng keeng keeng thật lớn, là tiếng chiêng truyền đến. Tiếng chiêng này cực kỳ vang dội, chẳng những cắt đứt lời Quách Tuân, mà còn chấn động làm tuyết đọng trên cành cây rơi xuống rào rào.
Quách Tuân chăm chú nhìn, trông thấy một cỗ kiệu dừng ở cách đó không xa. Địch Thanh vừa nhìn thấy cỗ kiệu kia thì kinh ngạc vô cùng, hắn chưa bao giờ trông thấy cỗ kiệu kỳ quái như thế. Cái này có thể gọi là kiệu sao? Còn không bằng gọi là cái giường đi, bởi vì nó không có nóc và không có cái kiệu nào lại rộng lớn đến như vậy. Nhưng đây cũng có thể gọi là kiệu vì có ai khiêng một cái giường đi trên đường cái bao giờ chưa?
Nơi cuối đường bỗng xuất hiện tám Lạt Ma (1), trong tay tám tên Lạt Ma cầm một bộ bạt (2) lớn, mỗi lần bước mười bước sẽ cùng nhau vỗ bạt một cái. Tiếng chiêng vang dội mới vừa rồi, chính là tám bộ bạt cùng vỗ tạo nên, chẳng trách được muốn điếc cả tai.
Sau tám Lạt Ma này còn có mười sáu Lạt Ma đang khiêng cỗ kiệu rộng lớn kỳ quái kia. Trên kiệu chỉ ngồi một người. Người này cũng là Lạt Ma nhưng nửa người để trần, tuy thân thể hơi gầy gò nhưng bắp thịt săn chắc như sắt. Ở trong tuyết lạnh gió rét, toàn thân người này vẫn tỏa ra nhiệt khí như có như không. Phiên tăng(3) miệng to, đầu to, lỗ mũi hếch lên trời, nhìn thoáng qua sẽ thấy cái lỗ mũi còn muốn to hơn cái mũi.
Địch Thanh cảm thấy Lạt Ma này rất quái dị, cảm nhận này khó nói bằng lời. Đường đường là Biện Kinh mà sao những Lạt Ma này lại càn quấy đến thế? Địch Thanh ở kinh thành đã nhiều năm nhưng chưa từng nhìn thấy Lạt Ma nào càn quấy như vậy.
- Quách đại ca...
Địch Thanh vốn định hỏi lai lịch của Lạt Ma này, đột nhiên phát hiện sắc mặt Quách Tuân cực kỳ khó coi, trong mắt lộ vẻ cảnh giác và hồi ức. Địch Thanh rùng mình, câu hỏi vừa đến đầu lưỡi liền nuốt trở xuống.
Những Lạt Ma này nhìn bước đi có vẻ chậm, nhưng thoắt cái đã đến bên cạnh Quách Tuân và Địch Thanh. Trời giáng tuyết lạnh, gió rét thấu xương, trên đường phố không người qua lại, cho dù có người thì khi nhìn thấy thanh thế này, cũng sớm tránh sang một bên mà đi. Quách Tuân kéo Địch Thanh lui về phía sau hai bước, y vẫn trầm mặc không nói gì. Lạt Ma trên kiệu đột nhiên hừ lên một tiếng, đôi mắt khép hờ bỗng nhiên mở ra, quay qua nhìn Quách Tuân.
Đôi mắt ấy không ngờ lại có màu xanh biếc.
Địch Thanh cảm thấy trong đôi mắt ấy ẩn chứa bí mật vô cùng vô tận, thiếu chút nữa bị ánh mắt ấy hấp dẫn. Quách Tuân lập tức bước lên nửa bước chắn trước mặt Địch Thanh, che khuất tầm nhìn của hắn. Tầm mắt Địch Thanh bị chắn mất, bất chợt rùng mình, nhất thời không hiểu vừa rồi bị gì. Ở trên kiệu, Lạt Ma nhìn chòng chọc Quách Tuân trong chốc lát, cỗ kiệu không dừng lại mà dần dần đi xa.
Nhưng ánh mắt thâm thúy và ý vị sâu xa của Lạt Ma kia, vẫn quanh quẩn trong đầu Địch Thanh giống như băng tuyết khó dứt. Sau khi cỗ kiệu biến mất ở đầu đường khác, Quách Tuân mới thu hồi ánh mắt, hừ lạnh một tiếng, lẩm bẩm nói: Là hắn sao? Sao hắn lại đến nơi này?
Địch Thanh không hiểu hỏi:
- Quách đại ca, Lạt Ma kia có lai lịch gì?
Quách Tuân lắc đầu, nói:
- Đệ không cần biết. Nhưng sau này, đệ đừng có đi trêu chọc kẻ này.
Trong giọng điệu của y tràn đầy vẻ đề phòng, lại như là nhớ tới chuyện gì đó. Đột nhiên nghe ở một bên có người nói:
- Aizz, còn ra thể thống gì nữa.
Quách Tuân nhìn sang, thấy có một người trông có vẻ như văn sĩ ở trên tửu lầu đang lắc lắc đầu. Ánh mắt Quách Tuân chớp động, quay qua nói với Địch Thanh:
- Đến tửu lâu uống vài chén đi.
Địch Thanh thấy Quách Tuân không nói rõ nên cũng không tiện hỏi nhiều, liền đi theo Quách Tuân lên tửu lầu.
Ngoài lầu băng đông tuyết lạnh, trong lầu lại ấm áp như xuân. Ở đại sảnh tửu lầu, sớm đã có tửu khách nghị luận ồn ào, Quách Tuân cũng không để ý tới, đi thẳng lên lầu hai.
Địch Thanh lên tới lầu hai, thấy có một người ngồi dựa vào cửa sổ gần đường phố, hai mắt không khỏi sáng ngời. Quần áo người này đơn sơ, giặt nhiều đến nỗi bạc màu. Vì quay lưng về phía này nên Địch Thanh nhìn không thấy diện mạo của y. Thân hình người này hơi mập, trên bàn chỉ có một bầu rượu và một đĩa muối thạch anh (4).
Địch Thanh phát hiện người này là một tửu khách chân chính, bởi vì chỉ có tửu khách chân chính mới không cần đồ nhắm, chỉ dùng muối thạch anh để uống rượu, bọn họ không muốn để cho mùi vị khác làm ảnh hưởng đến hứng thú phẩm rượu. Người này không hề nghèo, bởi vì đĩa muối thạch anh kia không rẻ chút nào. Nhưng nhìn vào quần áo thì lại giống như một thư sinh nghèo. Đây rốt cuộc là dạng người gì? Địch Thanh thầm nghĩ trong lòng, đây là người mà Quách đại ca muốn dẫn mình đi gặp sao? Người này có năng lực gì?
Người này đang nhìn ngắm đường phố, tuy y hơi mập nhưng nhìn bóng lưng lại có cảm giác rất cô độc. Quách Tuân vừa định cất bước thì đột nhiên thấy người đó cầm một cây đũa trúc trên bàn, sau đó gõ nhẹ lên cạnh đĩa sứ men xanh, tiếng đinh đinh đang đang vang lên. Âm thanh này dù không bì được với tiếng đàn êm tai của Trương Diệu Ca, nhưng rất có khí khái.
Quách Tuân dừng lại không bước nữa, đứng yên lắng nghe âm hưởng này. Địch Thanh không hiểu chút nào, không biết Quách Tuân rốt cuộc định làm gì.
Lúc này người đó lẩm bẩm đọc:
Nhân thế vô bách tuế,
Khuất chỉ tế tầm tư,
Dụng tẫn cơ quan,
Đồ lao tâm lực.
Niên thiếu si,
Lão thành tiều tụy,
Chích hữu trung gian kinh niên,
Xuân phong đắc ý,
Nhẫn bả phù danh khiên hệ?
(Đời người không trăm tuổi, bấm đốt tay nghĩ kỹ, dùng hết cơ mưu, uổng phí tâm lực. Tuổi trẻ si, tuổi già tiều tụy, chỉ có khoảng giữa cuộc đời, tinh lực tràn trề, nhưng lại vương vấn hư danh?)
Sau khi đọc xong, y bèn nhấp một hớp rượu, khẽ thở dài, hình như đang có chuyện khó xử gì đó. Giọng y u buồn, giống như đã nếm trải đủ mùi đời. Giọng người này tuy trầm thấp, nhưng Quách Tuân và Địch Thanh đều nghe được rõ ràng. Quách Tuân đầy thất vọng, dáng vẻ đăm chiêu.
Địch Thanh nghe xong, không ngờ lại ngây cả người. Hắn cảm thấy bi thương trào dâng, chỉ muốn khóc òa một trận. Thưở nhỏ, hắn rất thích dốc sức đánh nhau, rất ít đọc sách, chỉ có mẫu thân thì rất kỳ vọng vào hắn nên dạy hắn biết chữ. Vì vậy, Địch Thanh cũng không phải nhìn chữ mà không biết đọc, nhưng nếu bàn tới văn chương thì như đuôi ngựa xuyên đậu hũ - không cần đề cập đến.
Dù vậy hắn vẫn hiểu được ý trong bài từ này, bởi vì bài này chỉ có người khổ tâm mới hiểu. Ý người này nói: đời người không quá trăm năm, thưở nhỏ thì không biết xét đoán, tuổi già lại quá hiểu chuyện, chỉ có giữa khoảng này là có nhiệt huyết nhất, đáng tiếc lại chìm trong mưu cầu danh lợi, lầm lỡ cả đời.
Tuổi trẻ dại khờ, tuổi già tiều tụy, chỉ có khoảng giữa cuộc đời, tinh lực tràn trề, nhưng lại vương vấn hư danh! Chỉ mấy lời hờ hững đã nói hết đời người ngắn ngủi, Địch Thanh suýt nữa rơi lệ.
Tuy Quách Tuân cũng bị gợi lên chuyện xưa, nhưng dù sao vẫn còn nhớ mục đích đến đây. Y vừa định cất bước đi qua thì thấy một văn nhân đã ở trên lầu từ sớm đến trước người đó, khẽ gật đầu chào nói:
- Hi Văn huynh cho mời, không biết có gì chỉ giáo?
Người ngâm thơ đứng lên thở dài nói:
- Tống đại nhân chịu đến đây, hạ quan cảm kích khôn cùng.
Tống đại nhân xua tay nói:
- Hôm nay chỉ luận thơ phẩm rượu, không bàn việc công. Không biết Hi Văn huynh mời tại hạ đến đây, có định cùng tại hạ đạp tuyết tìm mai (5) không?
Hi Văn đổi cách xưng hô nói:
- Tuy Tống huynh không muốn bàn việc nước, nhưng thật không dám giấu diếm, tại hạ lần này mời huynh đến đây, chính là có quan hệ tới việc nước.
Sắc mặt của Tống đại nhân khẽ biến đổi, Hi Văn nói tiếp:
- Tống huynh còn nhớ bốn chữ ‘Vi thần bất trung’ không?
Tống đại nhân tức giận không vui nói:
- Thì ra Hi Văn huynh gọi tại hạ đến đây, chỉ muốn châm biếm tại hạ?
Địch Thanh nghe không hiểu, quay qua nhìn Quách Tuân, thấy y dỏng tai lắng nghe nên không tiện dò hỏi, đành phải nhẫn nại tiếp tục nghe.
Hi Văn lắc đầu nói:
- Cũng không phải, tại hạ chỉ cảm thấy mình 'bất trung' mà thôi.
Sắc mặt Tống đại nhân biến đổi không ngừng, hồi lâu mới hỏi:
- Vì sao Hi Văn huynh nói ra lời này?
Hi Văn rót cho Tống đại nhân một chén rượu nói:
- Chắc hẳn Tống huynh biết chuyện Giao Tự (6) vào mấy ngày sau?
Tống đại nhân nói:
- Hiện giờ, văn võ trong triều đều biết việc này. Thánh Thượng, Thái Hậu tế bái thiên địa, cầu phúc cho muôn dân, đây là chuyện may mắn của quốc gia.
Hi Văn thản nhiên hỏi:
- Tống huynh nghĩ thế thật sao?
(1) Lạt Ma (喇嘛): thầy tu ở Tây Tạng (cách gọi tôn kính các nhà sư theo đạo Lạt Ma ở Tây Tạng, Trung Quốc)
(2) Bạt (钹): xập xõa, não bạt, chập cheng (một loại nhạc khí) http://hudong.com/wiki/%E9%92%B9
(3) Phiên tăng: tăng nhân người Thổ Phiên.
(4) Muối thạch anh: lấy ra từ mỏ khoáng thạch muối thạch anh thiên thiên. Thường dùng làm đèn, có ánh sáng nhu hòa đặc trưng và tạo nên vùng không khí rất tốt, có lợi cho sức khỏe.
(5) Đạp tuyết tìm mai (踏雪寻梅): đề cập đến một thú vui tao nhã của văn nhân, thi sĩ: vừa ngoạn cảnh vừa đàm luận, sáng tác thơ văn.
(6) Giao Tự (郊祀): lễ cúng tế trời đất ở ngoài thành. Phía nam thành cúng trời, phía bắc thành cúng đất.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook