Rừng Hổ Phách
-
Chương 3
Hồi 3
Trong truyện cổ tích, có một cậu bé xấu xí luôn vui vẻ. Hàng ngày cậu đều làm cho người khác vui cười, quốc vương và công chúa rất thích cậu. Vì thế, cậu cảm thấy thế giới này rất đẹp. Cho đến một ngày, cậu nhìn thấy một tấm gương và cậu đã thấy bóng mình trong đó. Cậu đã khóc. Tôi nghĩ, không phải cậu khóc vì thấy mình xấu, mà vì biết được sự thật về chuyện mình không được yêu mến.
***
Hơn mười giờ tối, nickname QQ Đường phèn hấp tổ yến sáng lên.
Đang tập vẽ trên máy tính, Tô Ngu vội mở cửa sổ chat.
Nhưng, hồi lâu mà vẫn không thấy bên kia trả lời.
"Mẹ? Mẹ?" - Tô Ngu gõ chữ để gọi.
Phải tới mười phút sau thì từ ô cửa sổ mới hiện lên hai chữ: "Tiểu Ngu".
"Mẹ, sao bây giờ mẹ mới lên thế?".
"Tiểu Ngu, là cha đây".
Tô Ngu thấy lòng chợt run lên, cô có dự cảm chẳng lành.
"Mẹ cuộc phỏng vấn thế nào rồi?".
"Phía bên kia hẹn sẽ thông báo sau, tuy nhiên hi vọng không lớn lắm".
"Vì mẹ đã phải chăm sóc con nên không được luyện tập trong một thời
gian dài ư?".
"Không phải, con đừng nghĩ vậy, có lẽ vì mẹ con chưa chuẩn bị tốt tâm lí, một thời gian nữa sẽ ổn thôi. Con đừng lo, mẹ con đã có cha. Còn con, ở với
chị Hòa tốt chứ?"
"Vâng. Chị ấy đối xử với con rất tốt".
"Từ nhỏ hai chị em con đã rất yêu quý nhau, cũng chính vì vậy mà cha mẹ
mới yên tâm để con đi học ở thành phố B. Nếu không có chị Hòa, thì chắc chắn cha mẹ sẽ không để con cho ai chăm sóc đâu, mà sẽ đích thân đến đó chăm sóc con".
Bàn tay của Tô Ngu càng run, hồi lâu mới gõ được mấy chữ: "Vâng ạ".
Trong chốc lát, mắt cô nhòe đi, nhưng cô cố nén lại, quyết không để lộ cho
cha mình biết mình đang buồn.
Mỉm cười, cô cố gắng để cho mỗi con chữ gõ ra đều mang theo niềm vui: "Tiếng đàn của mẹ hay nhất trên thế gian này, mặc dù con không nghe được, nhưng con cảm thấy được, vì vậy, con tin nhất định mẹ sẽ tìm được việc! Nhất định sẽ không có chuyện gì đâu!".
"Tất nhiên rồi, vì mẹ con là người mà cha đã chọn mà!".
Tô Ngu cười: "Cha phải động viên mẹ nhé! Là mẹ của con thì cũng sẽ cố
gắng như con!".
"Không vấn đề gì đâu".
"Mẹ đang làm gì vậy?".
"Mẹ uống sữa xong, nói là đau đầu nên đi ngủ rồi".
"Ồ, vậy".
Còn đang định nói điều gì đó nữa thì cha đã viết: "Phải rồi, cuối tuần này
cha đi dự hội thảo học thuật, tiện đường đi qua thành phố B, lúc đó cha con mình gặp nhau nhé".
"Cuối tuần? Vâng ạ!". Mặc dù cô mới tới thành phố B một thời gian, nhưng đã cảm thấy dường như đã xa cha mẹ lâu lắm rồi.
"Tạm thời như vậy đã nhé, giờ cha phải tới bệnh viện trực ban, cha out đây. Tiểu Ngu, con đi ngủ sớm đi nhé!".
"Vâng, con chào cha ạ".
Tô Ngu vừa chào cha xong thì Tô Hòa bước vào phòng tìm tài liệu, đưa mắt
nhìn thấy cửa sổ chat, bèn hỏi:
- Thế nào? Chú lại đi làm thêm ca à?
- Vâng.
- Khổ thật ấy. Hình như từ khi chú lên chức phó chủ nhiệm khoa Ngoại đến
nay thì cứ vài ba ngày lại phải làm thêm ca một lần thì phải?
Tô Ngu lại "vâng" một tiếng.
- Bây giờ em đã tới thành phố B học, chắc hẳn thím thấy buồn và vắng vẻ
lắm.
- Vâng vì thế, mẹ em quyết định, đi làm, trở lại.
Tô Hòa gật đầu:
- Vậy thì tốt quá. Với tài năng của thím thì đến đâu cũng sẽ tìm được việc,
đến đâu cũng sẽ tỏa sáng!
Nói rồi, cô tìm một cuốn sách trên giá, rồi dường như chợt nhớ ra chuyện gì
đó, quay sang đẩy vào vai em:
- Phải rồi, em đã hỏi giúp chị chưa?
- Chuyện, gì cơ?
- Về cậu thiếu niên đẹp trai! Người đóng vai thần hộ mệnh ấy! - Tô Hòa làm
động tác đeo nhẫn vào ngón tay - Thế nào, ở trong S.S liệu có chút manh mối
gì không?
Tô Ngu lắc đầu.
Tô Hòa lộ vẻ thất vọng, khẽ vỗ vào vai Tô Ngu:
- Thôi được, hễ có tin thì nhất định phải nói cho chị biết ngay đấy. Chị đi
viết bài cho kịp đây! - Nói xong, quay người bước ra.
Lời của Tô Hòa đã nhắc Tô Ngu, cô vội mở mục My Document trong máy tính, trong đó có hình ảnh của Thần hộ mệnh.
Hình ảnh sắc nét nhanh chóng hiển thị choán hết màn hình.
Giữa bức hình là chiếc nhẫn kim cương với kiểu dáng đơn giản, mềm mại và
kinh điển của SEASON, mặc sức tỏa ra vẻ đẹp quyến rũ giữa quầng ánh sáng.
Tô Ngu chăm chú nhìn lên chiếc nhẫn kim cương ấy một hồi lâu.
Mọi người đều bị thu hút bởi vẻ đẹp của cậu thiếu niên trong quảng cáo, và
ra sức tìm hiểu về lai lịch của cậu, nhưng không ai nghĩ tới một điều, đó là điều bí hiểm nhất không phải ở người diễn viên đóng vai thần hộ mệnh, mà là người đã thiết kế ra chiếc nhẫn ấy.
Đây không phải là tác phẩm của Hạ Ly, Tô Ngu tin chắc như vậy. Cô đã quá quen thuộc với tác phẩm của Hạ Ly, quen thuộc đến mức cô có đủ tự tin tới chín mươi chín phần trăm để khẳng định rằng mình không sai.
Hơn nữa, nó cũng không phải là tác phẩm của những chuyên gia thiết kế
nổi tiếng khác của S.S, vì thông thường, mỗi khi S.S đưa ra một sản phẩm mới thì sản phẩm ấy đồng thời cũng sẽ xuất hiện ở blog cá nhân của người thiết kế ra nó.
Tô Ngu đã sưu tầm tất cả các trang blog của các chuyên gia thiết kế của S.S, nhưng cô chưa nhìn thấy chiếc nhẫn ấy xuất hiện trên các trang đó bao giờ.
Vậy thì nó do ai thiết kế nhỉ?
Thứ sáu, là ngày học môn cơ sở.
Thầy giáo họ Lý chừng hơn năm mươi tuổi, mái đầu bạc trắng, nhưng nhìn
vẫn còn rất phong độ, bước vào lớp và phát giáo trình cho mọi người, có rất nhiều cuốn khác nhau, gộp lại cũng phải tới hơn hai mươi cuốn, thành một chồng dày cộp.
Lúc đó Tô Ngu mới biết, thì ra trong chương trình của S.S không đơn thuần là chỉ học vẽ và thiết kế, mà còn phải học về lịch sử phát triển của đồ trang sức bằng ngọc, lí luận thiết kế ngọc trai, tri thức cơ bản về đá quý, giám định ngọc, gia công đá ngọc, chạm khắc đá ngọc, nghệ thuật chế tác kim loại,
thậm chí là cả thiết kế phần mềm máy tính
Theo như lời của thầy Lý thì: Một nhà thiết kế ngọc giỏi đồng thời cũng phải là một chuyên gia hàng đầu về ngọc.
Bài học thứ hai là xuống phòng máy tính, để bắt đầu học về sử dụng phần mềm đồ họa từ con số không.
Đối với Tạ Thanh Hoan thì đó chỉ là chuyện nhỏ, vì cô đã nắm vững những điều này từ lâu rồi. Nhưng đối với Tiểu Ngu thì đây là lần đầu tiên biết đến thiết kế phần mềm, trước tiên chưa cần nói tới những cửa sổ chi chít, chỉ riêng giao diện toàn bằng tiếng Anh cũng đã khiến cho việc nắm bắt kiến thức trở nên khó khăn hơn hẳn. Thêm vào đó, do nguyên nhân tầm nhìn có lúc bị che khuất không kịp nắm bắt được một phần lời giảng của giáo viên, nên kết thúc
giờ học, Tô Ngu cảm thấy mình vẫn như đang ở trên mây.
Và đợi đến khi kết thúc tiết học thứ hai, Diệp Nhất mới lò dò đến.
Tô Ngu cứ tưởng rằng chỉ những giáo viên đặc biệt như Ôn Nhan Khanh
mới không để ý đến chuyện học sinh đến muộn, nhưng cuối cùng cô phát hiện ra rằng, các giáo viên khác cũng không để mắt đến chuyện đó. Sau đó thì cô nghĩ, cũng phải thôi, học sinh không chịu vươn lên, thì lẽ đương nhiên là sẽ bị đào thải, chẳng có liên quan gì đến giáo viên cả.
Có điều, khó khăn lắm mới vào được S.S, các học sinh khác đều rất cố gắng vẫn còn chưa ăn ai, chỉ có Diệp Nhất là vẫn cứ nhơn nhơ như không.
Vì sao cậu ta lại có thể nhàn nhã đến như thế nhỉ?
Tô Ngu vừa nghĩ vừa đưa mắt nhìn Diệp Nhất, kết quả là bị cậu ta phát
hiện ra nên nghiêng đầu sang, hỏi:
- Có chuyện gì à?
Tô Ngu vội thu ánh mắt lại, lắc đầu, thu dọn sách vở chuẩn bị cho tiết học
tiếp theo. Không ngờ, Diệp Nhất đi tới trước bàn của cô, ngồi xuống, hai tay chống cằm, ngẩng đầu lên nhìn cô.
Bốn mắt hai người nhìn nhau, Diệp Nhất cười toét miệng, chỉ vào tai:
- Cậu không nghe được phải không?
Cả Quan Tiểu Đông và Tạ Thanh Hoan đầu ngạc nhiên quay lại nhìn.
Vì cô không hề để lộ ra dấu hiệu gì khác thường, hơn nữa, các giáo viên
cũng chưa bao giờ nhắc đến chuyện đó, nên không ai nghĩ rằng người bạn học trông rất nền nã, e thẹn ấy lại không nghe được. Tô Ngu không mấy để
tâm đến chuyện này, vì từ nhỏ đến giờ cô đã trải qua rất nhiều lần như vậy.
Hồi còn nhỏ xíu, cô không biết vì sao khách đến thăm nhà thường nhìn cô
bằng ánh mắt rất lạ.
Sau này, khi vào học trong trường dành riêng cho trẻ khuyết tật, nhờ sự chỉ bảo của thầy cô giáo, Tô Ngu mới biết rằng mình khác với những đứa trẻ bình t h ườn g .
Thầy cô trong trường nói, trên thế giới này có một thứ gọi là: Âm thanh. Các em đã bị mất đi quyền nghe thấy âm thanh, nhưng không sao, vì các em vẫn nhìn thấy, sờ thấy, nếm được, cảm nhận được. Các em có trí tuệ, và nhờ điểm này nên các em có thể làm quen và chạm vào thế giới này bằng cách riêng của mình.
Thầy cô giáo nói, không nên cảm thấy tự ti và ấm ức vì khuyết tật của mình, vì trong thời đại này người ta hơn nhau là ở cái đầu, ở trí tuệ, mà ở điểm này thì các em không hề thua kém những người khác.
Thầy cô giáo nói rất nhiều, nhưng đều không bằng câu nói của mẹ:
"Vì con gái yêu của mẹ là một nàng tiên cá, nên để có được một linh hồn
bất diệt, con đã phải đánh đổi nó bằng âm thanh từ giọng nói của mình".
Nàng tiên cá là truyện cổ tích mà Tô Ngu thích nhất.
Để có được linh hồn bất diệt, nàng tiên cá đã dùng giọng nói của mình để
đổi lấy đôi chân của con người. Vì vậy, cô tin chắc rằng để có được điều gì đó, cô đã phải đánh đổi khả năng nghe để đến với thế gian này.
Mẹ từng nói: "Thế gian này rất công bằng. Để được một điều gì đó thì sẽ phải bỏ ra một cái giá".
Vì vậy, không cần phải tự ti, không cần phải sợ hãi, sự khiếm khuyết trên cơ thể chẳng qua chỉ là cái giá bỏ ra để thực hiện giấc mơ mà thôi.
Tô Ngu mỉm cười, dưới ánh nắng mặt trời, các đường nét trên khuôn mặt toát lên một vẻ cương nghị và đẹp đẽ.
- Ừ - Cô gõ chữ lên màn hình điện thoại cho Diệp Nhất nhìn: "Mình bị điếc
bẩm sinh, vì thế chỉ có thể đoán được lời nói của mọi người bằng cách nhìn
khẩu hình."
Diệp Nhất nói:
- Vậy, cậu có biết nói không?
Tô Ngu tiếp tục gõ chữ lên điện thoại: " Có. Nhưng mình nói không được
hay lắm, vì phải cô gắng phát âm để nói, nên nói rất chậm".
Diệp Nhất trầm ngâm trong mấy giây, rồi đột nhiên đưa tay ra, "tạch" một cái, gập ngay chiếc điện thoại di động của Tô Ngu lại.
Tô Ngu vẫn chưa hết ngạc nhiên thì thấy Diệp Nhất nói:
- Vậy thì, hãy nói chuyện với mình. Mình sẽ không chê cậu nói chậm, cậu cứ
nói đi! - Cậu ta chớp mắt - Không được gõ chữ nữa, mình muốn đối thoại với cậu.
- Mình - Tô Ngu dừng lại, nhưng nhìn thấy ánh mắt chờ đợi và đầy vẻ khích lệ của Diệp Nhất, bèn thu hết can đảm nói tiếp - Rất, vui, được, làm, quen, với, cậu.
- Thấy chưa, cậu đã nói rất tốt đấy chứ! - Diệp Nhất vuốt mái tóc dài của cô với vẻ rất thân thiết - Mình cũng rất vui được làm quen với cậu, tiểu mĩ nhân ạ.
Đôi mi của Tô Ngu khẽ rung lên, mặt thoắt trở nên đỏ bừng.
Thực ra, khi ở cùng với Tô Hòa, Tô Hòa đã yêu cầu cô phải nói bằng lời; khi
ở cùng cha mẹ, hai người cũng khuyến khích cô tận dụng mọi cơ hội để nói.
Nhưng, tất cả vẫn khác với bây giờ.
Vì, cha mẹ và chị đều là người trong nhà.
Còn người này là người ngoài.
Một bạn học vừa mới quen, giao tiếp chưa nhiều, sao lại có thể tùy tiện yêu
cầu một cách thẳng thừng như vậy với mình chứ?
Diệp Nhất, chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ bị từ chối sao?
Sự tự tin quá mức ấy, có đôi chút khiến người ta
Tan học, Tô Ngu nhận được tin nhắn của Tô Hòa, nói rằng phải chạy lấy tin
nên không thể đến đón cô được và bảo cô đi xe bus về nhà, đây là lần đầu tiên cô tới bến xe bus ngoài cổng trường.
Đó là một bến xe hơi hẻo lánh, chỉ có tuyến 326 chạy qua. Có điều rất may
điểm cuối của tuyến 326 chính là khu Mĩ Cảnh Gia Viên - nơi hai chị em ở.
Trong lúc chờ xe, Tô Ngu nhìn thấy Tạ Thanh Hoan cũng đi về phía cổng trường, một chiếc Cadillac chạy đến, tài xế mặc đồng phục xuống xe mở cửa sau, Tạ Thanh Hoan vào xe, rồi chiếc xe lao vút đi.
Cảnh tượng chỉ có thể thấy trong phim ảnh, vậy mà lúc nãy nó lại diễn ra trước mắt Tô Ngu một cách hết sức chân thực, cô chợt nhớ đến chiếc xe Volkswagen Phaeton của thầy Ôn Nhan Khanh mà bà chị họ ghi tạc trong lòng, bất chợt mỉm cười.
- Cười gì thế?
Phản ứng đầu tiên của cô là lùi về sau một bước. Người kia cười ha hả:
-Sợ đến thế sao? Có phải gặp ma đâu. Ma đây! - Diệp Nhất làm bộ mặt méo
mó, mũi và mồm đều méo xệch về một bên.
Mặc dù ấn tượng về Diệp Nhất rất phức tạp, nhưng Tô Ngu vẫn không nén
được phì cười. Diệp Nhất nhìn biển xe bus:
- Bạn cũng đi tuyến 326 à?
- Ừ. Mình xuống, Mĩ Cảnh Gia Viên, còn bạn?
Diệp Nhất cho hai tay vào túi quần, vừa nhìn tên bến xe, vừa tiện mồm
đáp:
- Tôi vẫn chưa biết.
Tô Ngu thấy rất tò mò, sao lại có người ngồi xe bus mà không biết mình sẽ
xuống đâu? Đúng lúc ấy thì xe bus tới, cô đang định lên xe thì đột nhiên thấy sắc mặt của Diệp Nhất thay đổi, cậu ta đẩy Tô Ngu một cái khiến cô loạng choạng, suýt nữa thì ngã xuống bậc thang lên xuống.
Diệp Nhất lập tức ôm lấy ngang lưng cô, bế bổng cô lên, chạy nhanh về
phía xe, vừa chạy vừa kêu:
- Nhanh lên, nhanh lên! Bác tài ơi, lái xe nhanh đi!
Tài xế trừng mắt với cậu một cái:
- Vội để mà đi đầu thai kiếp khác à? - Tuy nói vậy, nhưng anh ta cũng nhấn
ga cho xe chạy.
Diệp Nhất cứ bế xốc Tô Ngu như vậy và đi tới bên hàng ghế thứ hai mới chịu đặt cô xuống. Mặt của Tô Ngu đỏ bừng, nhiều hành khách trên xe đổ dồn
nhìn vào, khiến cô vừa xấu hổ vừa luống cuống, cô buột miệng nói:
- Làm, làm, cái gì thế?
- Suỵt! - Diệp Nhất ra hiệu bằng tay. Trong xe hơi nhốn nháo, Tô Ngu
nghiêng đầu nhìn thì thấy tất cả mọi người đều nhìn ra ngoài cửa sổ xe.
Ngoài cửa sổ, cách chiếc xe bus khoảng một trăm mét có tới bảy, tám chiếc xe hơi màu đen đang tăng tốc đuổi theo, mấy người còn nhoài người ra khỏi xe, ra sức vẫy tay, cảnh tượng rất hỗn loạn.
Vì khoảng cách khá xa nên Tô Ngu không nhìn rõ bọn họ đang kêu lên điều gì, nhưng tất cả mọi người trên xe thì đồng loạt đổ dồn ánh mắt về phía Diệp
Nhất. Không lẽ những người kia đang đuổi theo cậu ta?
Lạ thật, cậu ta đã gây ra chuyện gì à? Vì sao lại bị mọi người đuổi theo như vậy? Hơn nữa, những người đó lại đều mặc comple đen, đeo cà vạt đen, đeo kính đen, không lẽ Đúng lúc tình thế ngàn cân treo sợi tóc thì chiếc xe đột ngột phanh kít một cái và dừng lại.
Tài xế quay lại, đưa tay làm động tác mời:
- Chú em, xin cậu xuống xe cho tôi nhờ, tôi còn phải chở cả một xe hành
khách, tôi không muốn xảy ra tai họa đâu.
Diệp Nhất thở dài một cái, rồi quay người xuống xe.
Qua lớp kính cửa xe, Tô Ngu nhìn thấy sau khi Diệp Nhất xuống xe thì cả
đoàn xe hơi màu đen đều dừng lại, rồi bảy, tám người lực lưỡng nhanh chóng đi về phía Diệp Nhất, một trong số những người đó không biết nói câu gì, chỉ thấy Diệp Nhất gật đầu rồi bước lên một trong những chiếc xe.
Hành khách trong xe chụm đầu bàn tán, còn tài xế tiếp tục cho xe chạy, Tô Ngu nhìn những chiếc xe hơi mỗi lúc một xa, trong lòng dâng lên một cảm giác rất khó nói.
Có đôi chút sửng sốt bàng hoàng, có đôi chút ngượng ngùng, và có cả chút lo lắng mơ hồ.
Có điều thôi vậy, mẹ đã nói rồi, đi ra ngoài đường đừng quan tâm nhiều đến chuyện của người khác, kẻo lại rước họa vào thân.
Tô Ngu tìm đến một chỗ trống và ngồi xuống, bỗng nhiên cảm thấy có điều gì đó là lạ. Cô cúi đầu xuống nhìn vào cặp sách của mình, ngăn đựng điện thoại không biết đã bị mở khóa từ lúc nào, chiếc điện thoại và cả móc khóa có con gấu bông để lộ ra bên ngoài đều không thấy đâu nữa, hèn chi mà khi ngồi xuống cô cứ cảm thấy trông trống, không có cảm giác có vật gì đó đè nặng lên.
Lạ thật, điện thoại ở đâu nhỉ? Lúc tan học cô vẫn còn lấy nó ra để xem giờ
cơ mà.
Không lẽ vừa rồi, đã bị Diệp Nhất lấy đi mất?
Câu hỏi đó đến tám giờ tối thì có đáp án.
Tô Ngu đang ngồi học đồ họa trên máy tính thì đột nhiên Tô Hòa đi vào,
đưa điện thoại đến trước mặt cô:
- Tiểu Ngu, điện thoại, điện thoại!
Tô Ngu nhìn thấy số máy hiển thị trên đó là "Tiểu Ngu", vẻ mặt liền lập tức
trở nên ngượng ngùng.
Nhưng bà chị họ chợt nhớ ra rằng Tô Ngu không thể nhận điện thoại được,
bèn lấy lại chiếc điện thoại, nhận cuộc gọi:
- A lô! Cậu là Gì cơ? Diệp Nhất? Bạn học?
Tô Hòa nhìn về phía Tô Ngu với ánh mắt nghi hoặc, Tô Ngu gật đầu. Tô
Hòa tiếp tục nghe:
- Gì cơ, chị, chị họ! Tôi không phải là chị họ của cậu! Cậu mới là người gọi lung tung! Tôi là chị họ của Tô Ngu, không phải là chị họ của cậu! Càng không phải là chị họ vớ vẩn! - Nói rồi cô nhìn Tô Ngu một cái, hắng giọng và chuyển chủ đề câu chuyện - Này, cậu họ Diệp, sao điện thoại của em họ tôi lại ở chỗ cậu vây? Ăn trộm à? Cái gì? Mượn à? Thứ hai trả? Chờ chút đã! Tôi bảo cậu chờ chút đã! Ở đâu có cái kiểu nói vài ba câu là xong thế, rốt cuộc cậu
cầm điện thoại của em tôi làm gì, cậu phải nói rõ cho tôi biết!
Đang hét lên một thôi một hồi, bỗng nhiên cô im lặng, Tô Ngu thấy sắc mặt của chị họ chuyển từ đỏ sang trắng bạch, rồi từ trắng bạch chuyển sang xám.
Sau cùng, Tô Hòa tắt máy, quay lại nhìn Tô Ngu:
- Chết rồi, cậu ta đã đọc hết những dòng tin nhắn mà chị em mình gửi cho
nhau
Tô Ngu không biết phải an ủi chị như thế nào. Ngay như hôm qua, Tô Hòa
vừa gửi tin nhắn nhờ cô đi siêu thị thì mua giúp cho một ít đu đủ, nguyên văn tin nhắn là: "Yêu cầu của chị không cao, chỉ cần B - CUP là được! Thượng đế ơi, hãy cho con B đi! Em họ à, hãy cho chị đu đủ nhé!".
Hai chị em chưa bao giờ nghĩ rằng điện thoại di động lại có thể rơi vào tay người ngoài, hơn nữa, người ấy lại còn đọc hết những tin nhắn trong đó.
- Cậu bạn học này của em thật là đáng ghét! - Tô Hòa kết luận.
Tô Ngu gật đầu.
Ba người bạn học của cô, một người thì nhát như thỏ đế, một người thì
điệu đà như công chúa, còn một người thì tò mò và lắm chuyện, tất cả đều rất không bình thường.
- Em phải cố gắng lên, không được thua kém cậu ta! - Tô Hòa ra lệnh.
Tô Ngu mở to mắt, dùng tay làm một dấu hỏi.
- Em, phải cho cậu ta biết, em là, rất lợi hại! Em phải giẫm mạnh cậu ta
dưới chân, để giúp chị hả cơn tức đu đủ!
Tô Ngu không nén được phì cười, cười xong thì rơi vào im lặng.
Một chỗ sâu kín trong đáy lòng cô đã vô tình bị đâm trúng khiến cô thấy
đau nhói.
Đầu tiên thì là cách thức để đối phó với kì thi tuyển đầu vào bốn chỗ rất đặc biệt, sau đó là những thể hiện độc đáo trong mấy ngày lên lớp, dù xét ở mặt
nào thì cũng đều có thể thấy Diệp Nhất là một tài năng nổi trội và đặc biệt.
Ở cậu ta tỏa ra ánh sáng lấp lánh, giống như viên đã kim cương.
Khiến cho tất cả mọi thứ xung quanh đều trở nên mờ nhạt.
Mình có thể vượt cậu ấy được sao?
"Con gái yêu của mẹ là một nàng tiên cá" , khuôn mặt tươi cười và đầy vẻ
khích lệ của mẹ dường như vẫn hiển hiện trước mắt Tô Ngu, "Vì thế, con là người xuất sắc nhất, giỏi nhất trên thế gian này.".
Và thực tế, từ trước tới nay, Tô Ngu cũng luôn tin chắc như thế. Dù là hồi còn học mẫu giáo, tiểu học hay trung học, tất cả các giáo viên từng dạy qua đều khen cô là một đứa trẻ có tài năng bẩm sinh hiếm thấy, còn cha mẹ thì luôn tự hào về con gái, thậm chí những người khác lúc đầu nhìn cô bằng ánh mắt tò mò, thì về sau cũng đều phải thốt lên kinh ngạc.
Chính vì có tài năng bẩm sinh như vậy, nên ông trời mới lấy đi của cô khả năng nghe để duy trì sự công bằng - từ trước tới nay, Tô Ngu đều tin như vậy.
Nhưng, kì thi tuyển vào S.S đã mở ra cho cô những hiểu biết mới.
Sự cẩn thận và chắc chắn của Quan Tiểu Đông, sự mạnh dạn và xuất sắc
của Tạ Thanh Hoan, và cả Diệp Nhất nữa.
Diệp Nhất - người luôn khiến cho người khác thấy bất ngờ.
Một Diệp Nhất giống như một nhân số luôn biến đổi.
Và một Diệp Nhất hoàn toàn không cùng đẳng cấp với mọi người về sự
sánh tạo.
Mới mẻ - yếu tố mà tất cả những ai làm công việc thiết kế đều phải luôn luôn theo đuổi.
Mà điểm này - trong giờ phút hiện tại - lại là vết thương chí mạng của Tô Ngu.
Ngực tưng tức, ở chỗ sâu trong đáy lòng cô đang đau âm ỉ.
Trong trạng thái tinh thần rất sa sút, Tô Ngu nghĩ tới một câu hỏi:
Có phải là
Thực ra
Mình không hề xuất sắc như mình vẫn hằng nghĩ?
Diệp Nhất không nói dối.
Sau đó cậu ta gửi lại cho Tô Hòa một tin nhắn, hiển thị tên người gửi tin
nhắn là "Người cha đẹp trai khiến người khác mê mẩn nhất". Nội dung tin nhắn ấy là: "Con yêu, mười một giờ trưa ngày mai cha tới thành phố B, sau đó
chờ đi chuyến tàu lúc hai giờ rưỡi chiều, cha con mình cùng ăn cơm nhé."
Thế là ngày hôm sau, Tô Ngu một mình ra bến tàu.
Ở thành phố B, bến tàu đồng nghĩa với sự bẩn thỉu, rối loạn và kém cỏi.
Những đám người nằm vạ vật khắp nơi, những dòng người lộn xộn không
chịu xếp hàng theo thứ tự và xả rác ở bất cứ chỗ nào Tất cả hội tụ và tạo nên một thứ cảm giác không thể diễn tả được bằng lời, một vết sẹo ngoan cố bám chằng chịt lên thân hình đẹp đẽ, mĩ miều của thành phố.
Tô Ngu đứng ở cửa ra của bến tàu đã khá lâu, tàu đến chậm như thường lệ, mười hai giờ rồi mà vẫn chẳng thấy bóng dáng của cha đâu. Điện thoại di động thì đã bị Diệp Nhất cầm mất, nên cô không thể nào gửi tin nhắn để hỏi cha xem đã đến đâu rồi.
Trong lúc không có việc gì để làm, Tô Ngu đưa mắt nhìn tứ phía, thế rồi cô trông thấy ở một chỗ cách đó không xa, có một người ngồi trên chiếc xe lăn đang chờ bên cạnh vạch đường dành cho người đi bộ.
Đó là một thanh niên chừng hơn hai mươi tuổi, mặc một chiếc áo sơ mi dài tay màu đen, mặc dù trời đang rất nóng nực nhưng nửa người dưới người ấy vẫn quấn một chiếc chăn màu trắng đục, khuôn mặt và bàn tay để lộ ra ngoài, xanh xao, nhợt nhạt.
Chính sự đối lập giữa một màu đen trắng đã thu hút Tô Ngu, dường như
không suy nghĩ gì, cô bước về phía người ấy rồi lấy hết can đảm lên tiếng hỏi:
- Muốn, qua đường phải không?
Người ấy ngước mặt lên, một khuôn mặt gầy guộc, thanh tú và trong sáng
- một cảm giác dường như đã thân quen tự bao giờ.
Khoảnh khắc ấy, dường như một hòn đá ném xuống mặt hồ, tạo nên những cơn sóng nhỏ trong lòng Tô Ngu.
Tô Ngu không dám nhìn lâu, vội cúi xuống nắm lấy càng xe, nhân lúc đèn xanh đẩy chiếc xe đưa người ấy qua đường.
Tô Ngu thì bé nhỏ, còn chiếc xe ấy được đặt chế tạo riêng nên nó to hơn hẳn những chiếc xe khác. Người ấy tuy phải ngồi xe lăn, nhưng đôi chân dài, nhìn đã biết là khá nặng. Tô Ngu nghĩ rằng khi đẩy hẳn sẽ rất nặng, không ngờ bánh xe lại rất nhẹ, chỉ cần khẽ đẩy là nó đã lăn về phía trước.
Sau khi sang tới bên kia đường một cách nhẹ nhàng, Tô Ngu mới lên tiếng:
- Thôi, tạm biệt nhé.
Cô vừa định quay người đi, thì bỗng nhiên trông thấy hai người đàn ông
mặc comple màu đen, đeo cà vạt cũng màu đen chạy vội từ phía trước mặt đến, phản ứng đầu tiên của Tô Ngu là nghĩ thầm: Không lẽ họ chính là những
người đã bắt Diệp Nhất ngày hôm qua?
Những người mặc áo đen xông tới, một người trong số đó túm lấy cánh tay của Tô Ngu, nhấc cô lên như chim ưng bắt được gà con. Tô Ngu bị đau, kêu lên thất thanh.
Cô nhìn thấy môi của người ấy mấp máy, dường như anh ta đang hỏi: "
Mày làm gì thế?"
Cô làm gì ư? Chính cô cũng đang muốn hỏi anh ta làm gì đây! Đang lúc cô giãy giụa để cố vùng ra khỏi bàn tay của người ấy, thì không biết anh ta nghe thấy gì mà đột nhiên đặt cô xuống. Tô Ngu loạng choạng lùi về phía sau một
bước, đưa tay lên giữ chặt ngực - nơi trái tim cô đang đập rất dồn dập, cũng
đúng lúc đó cô nhìn thấy môi của người thanh niên ngôi trên xe lăn mấp máy.
Đôi mắt của anh ta đẹp như vẽ và mang chút buồn u uẩn, khi nói cũng rất
chậm rãi:
- Các người lui ra, đừng làm cô ấy sợ. Cô ấy chỉ muốn giúp tôi sang đường thôi.
Cuối cùng thì Tô Ngu cũng đã nghĩ ra vì sao cô có cái cảm giác là đã từng gặp người thanh niên ấy ở đâu rồi.
Cô từng trông thấy người ấy!
Ở trên tạp chí.
Trong giây phút then chốt, trí nhớ chợt bật mở ra như cánh cửa, kí ức hồi
mười ba tuổi ập về, Tô Ngu nhớ đến lúc cô giở cuốn tạp chí có tên là Treasure , ở trang thứ hai và ba là tấm ảnh chụp trường S.S; trang thứ tư, thứ năm là giới thiệu về trường S.S; ở trang thứ sáu, hình chiếc dây chuyền bằng hổ phách nổi bật trên nền phông màu đen, và ở góc trái của phông màu đen ấy chính là bức ảnh của người thanh niên này.
Chỉ có điều, lúc đó anh ngồi trên một chiếc ghế da màu đỏ, trên người mặc bộ comple màu đen, trông uy nghi như một bậc đế vương.
- Hạ, Ly - Tô Ngu khẽ nói tên người ấy, dường như không dám tin vào mắt mình.
Cô luôn ước ao được gặp người ấy.
Cô từng nhiều lần tưởng tượng ra cảnh họ gặp nhau. Trong tưởng tượng
của cô, người ấy vẫn ngồi trong chiếc ghế lộng lẫy vẻ uy nghi, còn cô thì như
một cô dâu, tiến lại gần với vẻ e sợ và thành kính
Lẽ ra phải là một cuộc tương phùng trang trọng, thiêng liêng như vậy, thế mà hiện thực thì lại khác hoàn toàn, gặp nhau ở đầu đường nơi người qua
người lại, còn cô - một cô gái vốn điềm tĩnh và thông tuệ thì lại vừa có một
hành động hấp tấp ngu ngốc.
Tô Ngu run rẩy, và đã có một phản ứng giống như bao nhiêu người khác khi lâm vào cảnh đường cùng, đó là bỏ chạy.
Cô quay người chạy đi.
Những người mặc áo đen không đuổi theo.
Cô cứ chạy như vậy mãi, cho tới khi về đến ga tàu, khi thấy dòng người
đông đúc ồn ào sắp vây kín mình và không nhìn thấy bóng dáng của Hạ Ly đâu thì mới thờ phào một cái.
Chưa kịp nghĩ lại về những chuyện vừa xảy ra thì cánh cửa trước mặt đã bật mở, tàu vừa đến ga! Cô vội nhón chân lên đưa mắt kiếm tìm, chẳng bao lâu sau thì cô thấy cha giữa dòng người đông đúc, cha cô không đi một mình, ông còn dìu theo một người khác nữa.
Đó là một người phụ nữ lớn tuổi, gầy gò, mái tóc lưa thưa, trên khuôn mặt gầy guộc toàn những vết đồi mồi. Người ấy ăn mặc rất giản dị, cha của Tô Ngu phải đỡ một bên thì bà mới tập tễnh bước đi được. Tô Ngu lục tìm trong trí nhớ một hồi, xác định chắc chắn rằng mình chưa bao giờ gặp người này. Bà ta
là ai nhỉ?
- Xin lỗi, cha đã đến muộn.
Sau khi chào xong, ông giới thiệu với cô:
- Đây là bác Hạ, cùng chuyến tàu với cha, bác ấy bị trẹo chân, cha đã băng
bó sơ qua
- May nhờ có bác sĩ Tô, nếu không thì cái chân trái của tôi đã bị hỏng mất rồi - Bà Hạ cảm kích - Cháu là con gái của bác sĩ Tô à? Cháu xinh quá, xin lỗi đã làm phiền đến cha cháu.
Tô Ngu đỏ bừng mặt, nhìn cha một cái, rồi lặng lẽ bước tới đỡ bà Hạ. Cha
cô hỏi:
- Chị Hạ, có ai đến đón chị không?
- Có, có. Com trai tôi sẽ đến đón. Lạ thật đấy, từ trước đến nay nó luôn là
người rất đúng giờ, thế mà sao tới giờ vẫn chưa thấy đâu nhỉ? À tôi thấy nó
rồi! Con trai ơi! - Bà Hạ vui mừng gỡ tay Tô Ngu ra, đưa lên vẫy và gọi:
- Mẹ ở đây cơ mà! Ở đây!
Tô Ngu nhìn theo phía bà gọi, lập tức trông thấy Hạ Ly.
Hạ Ly ngồi trên chiếc xe lăn được hai người đàn ông đỡ hai bên, đi đến
trước mặt họ. Bà Hạ quên mất là chân vẫn đang bị băng bó, vội nhào tới:
- Con trai! Mẹ nhớ con chết đi được!
So với sự xúc động của người mẹ thì biểu hiện của người con trai có vẻ bình
thản hơn rất nhiều. Câu đầu tiên anh ta hỏi:
- Mẹ, chân mẹ bị sao vậy?
- À, vì mẹ không cẩn thận nên lúc trên tàu bị trượt chân, may mà gặp được
vị bác sĩ tốt bụng. Phải rồi, để mẹ giới thiệu một chút, đây là bác sĩ Tô, còn
đây là con gái của ông ấy. Bác sĩ Tô, đây là con trai tôi
Tô Ngu chỉ mong sao đất dưới chân lúc đó có một kẽ nứt để cô chui xuống,
nhưng ánh mắt của Hạ Ly đã dừng lại trên mặt cô, anh mỉm cười và nói:
- Vừa rồi con cũng đã gặp cô Tô rồi.
- Sao? Các con quen nhau rồi à? Thế thì càng hay! Con trai, đúng lúc mẹ
đang tìm chỗ để đặt chiếc va li thì tàu phanh gấp, nếu không có bác sĩ Tô nhanh tay đỡ cho thì không biết chiếc va li sẽ va vào chỗ nào trên người mẹ, may mà chân chỉ hơi trẹo một chút thôi, con nhất định phải cảm ơn bác sĩ cho chu đáo đấy. Bác sĩ Tô, đi nào, đi nào, chúng ta cùng ăn một bữa cơm.
Tô Ngạn vội nói:
- Ồ, không cần đâu, chị Hạ, tôi còn phải chờ lên chuyến tàu lúc hơn hai giờ,
để dịp khác đi. Dịp khác có cơ hội sẽ tính sau, chị nhé! Hơn nữa, tốt nhất là
chị cũng nên đến bệnh viện để kiểm tra cái chân ngay đi!
- Ôi dào, không sao đâu, chỉ là một bữa cơm trưa thôi mà, nhanh thôi. Hay
là thế này đi, chúng ta đi tìm một nhà hàng gần đây vậy?
- Không cần thiết phải khách sáo như thế đâu, chị ạ
- Không được, không được. Nhất định phải ăn! Làm gì có chuyện để cho ân
nhân cứu mạng phải nhịn đói bao giờ? - Trước thịnh tình của bà Hạ, Tô Ngạn cảm thấy thực sự khó lòng mà từ chối được.
Ông đưa mắt nhìn con gái với vẻ khó xử, cuối cùng cũng đành gật đầu nói:
- Thôi được. Có điểu, ăn chút gì đó qua loa thôi là được rồi, đừng bày vẽ gì
nhiều.
Hạ Ly quay sang sai người mặc áo đen:
- Đi đặt chỗ đi.
Người mặc áo đen đáp một tiếng rồi quay người đi gọi điện thoại, nửa phút
sau, quay lại nói:
- Chúng ta đi thôi.
Tô Ngu thấy vừa khó xử lại vừa bối rối, Tô Ngạn bèn vỗ vỗ vào tay con gái,
nói với vẻ an ủi:
- Đi ăn một bữa cơm thôi, không sao đâu.
Chỉ một lát sau, một chiếc xe hatback dừng lại bên đường. Sáu người ngồi
lên xe, xe chạy khoảng mười lăm phút thì tới nơi.
Lễ tân đứng đón khách ở cửa nhà hàng nhanh nhẹn chạy tới mở cửa xe và
ân cần mời khách vào, Tô Ngu ngẩng đầu lên nhìn thì thấy công trình kiến trúc cao nhất của thành phố B - tòa nhà tám mươi hai tầng đang sừng sững trước mặt.
Người mặc áo đen dẫn đường với vẻ rất thông thuộc, đi thang máy lên tầng thứ bảy mươi bảy. Khi lên đến nơi, cửa thang máy mở ra thì thấy cả một nhà hàng hải sản buffet chiếm trọn một tầng. Những thanh niên phục vụ thân hình cao lớn trong bộ đồng phục rất vừa vặn ngay lập tức chạy ra đón. Người mặc áo đen nói: "Phòng VIP 224". Người phục vụ hơi tỏ vẻ kinh ngạc, cúi chào rồi quay người dẫn đường.
Phòng VIP 224 ở cuối cùng, mở cửa bước vào thì thấy hai bên vách tường được tạo thành bởi hai bể cá khổng lồ, khiến cho người ta cảm giác như đang ở dưới đáy biển.
Bà Hạ há miệng, tròn mắt:
- Con ơi, sao những con cá này cứ bơi vào trong vách thế nhỉ? Giá ở chỗ
này chắc là đắt lắm? - Nói xong, bà chợt nhớ ra rằng không nên nói ra những
lời đó, nên vội đổi giọng:
- Bác sĩ Tô, ông đừng để bụng những lời đó nhé, không sao đâu, dù đắt hơn nữa chúng tôi cũng vẫn mời được. Con trai giỏi giang, người làm mẹ cũng
được hưởng phúc theo, phải không? Ha ha ha
Tô Ngạn chỉ còn biết cười theo. Còn Tô Ngu thì khoác tay cha, cúi đầu nhìn xuống nền nhà.
Không khí hơi thiếu tự nhiên. Cuối cùng vẫn là Hạ Ly lên tiếng xua tan
không khí gượng gạo đó:
- Đây là phòng thuê thường xuyên của S.S. Vì thời gian gấp gáp nên không kịp đặt ở nơi khác, hơn nữa, nhà hàng này gần nhà ga nhất, vì thế mong hai vị dùng tạm cơm ở đây.
- Đâu có. Chúng tôi được hân hạnh lây đấy chứ! - Tô Ngạn trả lời lịch sự,
rồi sau đó quay sang vấn đề chính - S.S? Có phải là SEASON không? Xin hỏi,
cậu là người của S.S à?
- Con trai tôi là chuyên gia thiết kế của S.S mà! - Bà Hạ nói xen vào với vẻ
rất tự hào - Nó rất giỏi đấy ạ!
- Thật là may, con gái tôi cũng vừa mới thi đỗ vào S.S - Tô Ngạn vỗ khẽ vào tay của Tô Ngu - Tiểu Ngu, nào, lại đây, đây là tiền bối của con đó. Cậu ấy là chuyên gia thiết kế của S.S.
Tô Ngu ngẩng đầu lên, vì căng thẳng quá nên không nói được từ nào. Tô
Ngạn dường như hơi ngại ngùng:
- Xin lỗi, tai con gái tôi không được tốt, vì thế phản ứng hơi chậm, xin lượng
t h ứ
Ánh mắt của bà Hạ lộ rõ vẻ thông cảm, bước tới nắm lấy bàn tay của Tô
Ngu:
- Không sao đâu, con gái ạ, anh Hạ Ly từ bé cũng mắc phải bệnh u huyết quản cột sống nên không đi lại được, nhưng không sao, nó vẫn thành tài như thường, vì thế con cũng rất giỏi Phải rồi, bác sĩ Tô, tôi không biết nói bằng
tay, nhờ anh dịch giúp cho!
Tô Ngạn cười:
- Không sao đâu, con gái tôi có thể hiểu được ngôn ngữ qua khẩu hình, nên
vẫn biết được chị nói gì, chỉ cần chị nói chậm một chút là được.
- Ồ, thế sao? Nghe nói ngôn ngữ khẩu hình rất khó. Thật sự xin lỗi - Những lời sau đó của bà Hạ, Tô Ngu không nhìn thấy.
Cô đang chăm chú nhìn Hạ Ly, ánh mắt sâu thẳm.
Trong bức ảnh đăng trên tạp chí Treasure , Hạ Ly ngồi nghiêng trên ghế sa
lông, ánh sáng chỉ chiếu lên nửa trên của người anh, vì thế nhìn anh rất phong độ. Hơn nữa, trong bài viết ấy không hề có chữ nào nhắc đến đôi chân của a.
Thì ra Thì ra, Hạ Ly là như thế này
Đôi mắt cô chợt nhòa đi.
Bà Hạ đứng bên giật mình:
- Tiểu Ngu! Cháu sao vậy? Ôi! Sao lại khóc thế? Bác, bác, bác xin lỗi, bác
ăn nói vụng về quá, thực ra là bác muốn động viên cháu, thế mà lại làm cho
cháu khóc! Chuyện này Bác sĩ Tô
Tô Ngu cứ nhìn chăm chăm vào Hạ Ly, nước mắt rơi lã chã.
Hạ Ly.
Người mà cô đã ngưỡng mộ từ năm mười ba tuổi.
Người giành được thành tích rực rỡ nhất kể từ khi S.S thành lập cho tới
nay.
Huyền thoại không thể vượt qua trong giới thiết kế châu ngọc.
Lúc này đây, anh đang ngồi cách cô chưa đầy ba mét.
Khuôn mặt thanh tú, làn da trắng trong, cuộc đời thần kì với hai mươi lăm
năm trôi qua trên chiếc xe lăn.
Vì sao lại như thế?
Buồn quá.
Buồn hơn cả khi cô phát hiện ra rằng, thì ra mình khác với người khác.
Sự khiếm khuyết của cơ thể mình, rõ ràng là không đáng nhắc đến, rõ ràng
là cô đã vượt lên nó với một tâm thế thoải mái và kiên cường, nhưng sao khi
nó xảy ra với Hạ Ly thì cô lại cảm thấy đau khổ đến thế?
Trên thế giới này có biết bao nhiêu người.
Vì sao lại là cô và anh phải chịu đựng những khiếm khuyết?
Nếu có thể đi lại được thì tốt
Nếu có thể nghe được thì tốt
Đối với người khác, rõ ràng đó là một việc hết sức bình thường, nhưng vì
sao đối với Hạ Ly và cô thì lại là nỗi khát khao tuyệt vọng nhất?!
Tô Ngu khóc không thành tiếng.
Trong phòng VIP im lặng như tờ, chỉ nghe thấy tiếng khóc thút thít của Tô
Ngu. Cả bà Hạ và cha của Tô Ngu đều lúng túng, không biết phải an ủi cô như thế nào. Đúng lúc đó, Hạ Ly - người từ nãy đến giờ cứ lặng lẽ nhìn Tô Ngu, đã tự lăn xe đi đến trước mặt cô, cầm một góc chiếc chăn đang đặt trên đùi, lau nước mắt cho Tô Ngu.
Động tác của anh rất nhẹ nhàng.
Ánh mắt của anh rất chăm chú.
Ngón tay của anh dường như có ma lực, lau đến đâu, sạch đến đó, chỉ một
lát trên mặt cô đã không còn thấy đâu dấu vết của sự đau buồn nữa.
Tô Ngu ngây người ra nhìn anh.
Vẻ thể hiện của Hạ Ly rất điềm tĩnh, điềm tĩnh tới mức người khác không hề
thấy vẩn lên chút ái ố hỉ nộ nào, nhưng lại có một sức mạnh trấn tĩnh người
khác đến lạ thường:
- Em tên là Tiểu Ngu à?
- Vâng, em tên là, Tô Ngu - Cái tên luôn là niềm tự hào của Tô Ngu, hai từ
ấy là những từ mà cô phát âm chuẩn nhất. Nhưng lúc này đây, trước mắt con
người quan trọng nhường này thì cô lại trở nên lắp bắp, phát âm lúng búng.
- Tô Ngu, - Hạ Ly nhắc lại tên cô một lần nữa, sau đó tháo chiếc vòng đang
đeo ở cô tay phải mình, đeo lên tay cô - Chiếc vòng này có tên là Thiên sứ. Thiên sứ sẽ không khóc. Vì vậy, đừng khóc nhé.
Đó là một sợi dây rất đơn giản làm bằng chất liệu sợi tổng hợp màu đỏ, trên đó có một miếng hổ phách kích thước chừng một centimet. Và bên trong miếng hổ phách nhỏ bé ấy có một đôi cánh, không biết là của loài động vật nào, song được gia công rất tinh xảo, trông gần như trong suốt.
Tô Ngu biết rõ sự quý giá của nó, nên vội từ chối, nhưng Hạ Ly đã thu tay về, và chiếc vòng Thiên sứ ấy vẫn ở lại trên cổ tay cô.
Trong miếng hổ phách màu vàng nhạt ấy, đôi cánh màu bạc tuy trông nhỏ bé và yếu ớt, nhưng trải qua sự chắt lọc hàng ngàn năm nó vẫn vững bền không hề thay đổi.
Ngẫm nghĩ kĩ câu nói của Hạ Ly, Tô Ngu thấy lòng ấm áp hẳn lên.
Cô vừa cảm động vừa xấu hổ, không biết phải nói gì.
Bà Hạ ngồi bên thở phào một cái:
- Được rồi, được rồi, cuối cùng không khóc nữa rồi. Bác sợ quá, cứ tưởng
rằng mình đã nói câu gì đắc tội với Tiểu Ngu.
- Thật không phải khi để chị phải chứng kiến cảnh này - Tô Ngạn ngại ng ùng .
- Không sao, không khóc nữa là tốt rồi. Nào, nào, ăn cơm thôi!
Bốn người ngồi vào bàn.
Mặc dù là ăn buffet, nhưng thức ăn trong phòng VIP đều do các nhân viên
phục vụ mang đến. Tô Ngu để ý, Hạ Ly chỉ ăn một món rau cải làn, ngoài ra không đụng tới bất cứ món nào khác. Bà Hạ cứ trách móc Hạ Ly mãi, còn Hạ Ly chỉ im lặng chịu trận một cách ngoan ngoãn, và thỉnh thoảng lại gắp thức
ăn cho mẹ.
Tóm lại, đó là một bữa ăn mà cả chủ và khách đều vui vẻ. Ăn xong, bà Hạ
nói:
- Bác sĩ Tô vội lên tàu nên tôi không làm nhỡ thời gian của anh nữa. Tôi sẽ ở lại thành phố B khoảng nửa năm hay một năm gì đó, nếu anh đến đây nữa thì nhất định phải liên hệ với tôi nhé. Nếu trong quá trình học, Tiểu Ngu thấy có gì không hiểu thì cứ tìm A Ly nhà bác.
- Thế thì làm phiền quá - Khi Tô Ngạn nói những lời đó, Tô Ngu nhìn thấy Hạ Ly cúi đầu, dường như đang nghĩ ngợi điều gì, không biết anh có đồng ý với ciệc mẹ ôm việc về thay cho mình không nữa.
Có điều
Tô Ngu sờ lên Thiên sứ, thầm hứa với lòng mình, nhất định sẽ tốt nghiệp
S.S bằng chính năng lực của mình. Không tốt nghiệp thì nhất định sẽ không tới gặp Hạ Ly nữa.
Bởi vì, lần gặp mặt này thực sự khiến cô rất ngại.
Vì thế, hi vọng lần sau gặp, cô có thể để cho anh nhìn thấy con người thực
sự của mình, một người tài năng xuất chúng, lạc quan, kiên cường và rất khoáng đạt.
Như thế mới không phụ lại số phận đã sắp xếp cho họ gặp nhau.
Sau khi chào từ biệt mẹ con bà Hạ, Tô Ngu và cha lại đi ra ga tàu.
Cha đưa cho cô một chiếc túi nhỏ:
- Vừa rồi cứ mải chuyện khác chưa kịp đưa cho con. Đây là ô mai mẹ làm và
bảo cha mang cho con ăn. Mẹ nói, năm nay mơ không được ngon nên không làm nhiều, con cứ ăn đi, đợi lần sau làm xong, cha sẽ gửi chuyển phát nhanh cho con. À, phải rồi, còn - Nói rồi ông lấy từ trong ví ra một chiếc thẻ tín dụng - Con ở chỗ chị họ, lại theo học ở S.S, chi phí chắc hẳn sẽ tăng, đây là
thẻ của cha, khi con muốn dùng thì cứ quẹt thẻ nhé.
Tô Ngu cảm động đón lấy hai vật đó, chợt nhớ tới người mẹ ở nơi xa xôi, trong lòng trào dâng cảm giác ấm áp và quyến luyến.
- Cha - Cô chậm rãi nói - Nhất định, cha, phải, an ủi mẹ.
Mẹ đã phải ở nhà lâu như vậy, đi làm lại chắc hẳn sẽ gặp phải rất nhiều khó
khăn, giờ đây, cô không thể ở bên cạnh mẹ, nên tất cả chỉ còn biết trông cậy vào cha mà thôi.
Tô Ngạn gật đầu:
- Con cứ yên tâm. Thế nhé, đến giờ rồi, cha phải vào trong sân ga đây. Con
về đi.
- Vâng.
Mặc dù rất lưu luyến, nhưng từ trước đến nay Tô Ngu luôn là đứa con biết
nghe lời, vì thế, nghe cha nói như vậy, cô bèn quay người ra về. Vừa đi, cô vừa mở chiếc túi đựng ô mai, định ăn thử một quả. Nhưng cô chợt phát hiện ra, ngoài ô mai, trong đó còn có một lá thư trả lời, lấy ra xem thì thấy trên đó đề tên người nhận là mẹ cô, còn người gửi là Trường âm nhạc Quốc tế Gia Hoa.
Lá thư đã được bóc.
Ngón tay của Tô Ngu khẽ run lên, vì cô linh cảm thấy một điều chẳng lành,
nên tim cứ đập thình thịch.
Cô nên xem không?
Ở cửa soát vé, trong lúc lấy vé ra, Tô Ngạn mới phát hiện ra rằng lá thư kẹp
ở túi ngoài không còn nữa. Nhớ đến túi ô mai đưa cho con gái, mặt ông chợt biến sắc, ông đang định quay người bước trở lại thì thấy Tô Ngu đang từ xa chạy về phía ông.
Lòng Tô Ngạn chợt thắt lại, ông vội chạy đến đón:
- Tiểu Ngu
Tô Ngu hổn hển dừng lại ở một chỗ cách cha khoảng mấy bước, cô cắn
chặt vành môi dưới, khuôn mặt trắng xanh không bộc lộ nhiều cảm xúc, ngập ngừng một lát cô mới nhấc chân tiến về phía trước, chìa tay ra, đưa lại lá thư
cho cha:
- Cha, cái này, bị rơi.
Chỉ là năm từ, nhưng dường như chúng được xé ra từ chỗ sâu nhất trong
cổ họng, khiến máu chảy đầm đìa, và làm cho người ta đau đớn.
Tô Ngạn nhận lại lá thư, há hốc miệng và định nói một câu gì đó thì Tô Ngu đã quay người bỏ chạy rất nhanh.
Cô đã chạy rất nhanh, hoàn toàn không nhìn thấy người cha đang bất lực đuổi theo sau cô như thế nào, càng không thể nghe thấy tiếng gọi thảng thốt của ông.
Cô chỉ biết rằng, phía trước toàn là người, cô cứ chạy mãi, chạy mãi, xuyên qua đám người mặc đủ màu sắc san sát bên nhau tạo thành một dải màu, rối ren, bấn loạn.
Tô Ngu đã chạy một mạch ra khỏi bến tàu, rồi chạy vào một ngõ nhỏ, cho đến khi xung quanh không còn ai nữa mới mệt mỏi dừng lại.
Trong tay cô vẫn đang giứ chặt chiếc túi ấy.
Ô mai trong túi hoàn toàn chẳng nặng nề gì, nhưng sao nó giống như một
tảng đá khổng lồ, đè nặng lên trái tim cô.
Cái thứ mùi vừa chua chua, lại vừa ngòn ngọt vẫn xộc thẳng vào mũi. Nó
luôn nhắc cô nhớ rằng, trên thế gian này, có sự tồn tại của một từ - "Mẹ".
Nhưng, người mẹ rất quan trọng ấy, lại
"Ngón tay cứng.
Luyện tập sơ sài.
Nhạc cảm bình thường.
Đã bỏ tập quá lâu.
"
Từng từ, từng chữ trong lá thư trả lời cứ hiện lên trước mắt cô và xen lẫn
với những hình ảnh, những động tác nói bằng tay thuần thục của mẹ, tạo thành một sự mỉa mai rất trần trụi.
Tô Ngu từ từ ngồi xuống, run rẩy ôm lấy cánh tay, nhìn lên Thiên sứ trên cổ
tay, nghĩ đến lời của Hạ Ly, cảm thấy một nỗi thất vọng dâng lên từ đáy lòng.
- Mẹ, con, xin lỗi
Trong ngõ nhỏ có một quán cà phê.
Buổi trưa yên tĩnh, bên trong không có một vị khách nào. Từ ngoài, có thể
nhìn thấy một nam thanh niên phục vụ ăn mặc sạch sẽ đang lau cốc chén bên cạnh quầy.
Tiếng chuông của chùm chuông gió treo trên cửa vang lên, người phục vụ
đặt chiếc cốc trong tay xuống, ngẩng đầu nói:
- Hoan nghênh quý khách đến với quán!
Một thiếu nữ nhỏ bé bước vào. Đôi mắt cô đỏ mọng, đôi môi se lại, bước
chân rối ren, dường như cô vừa bị một cú sốc rất lớn.
Người phục vụ vội hỏi:
- Cô cần gì ạ?
Cô gái chỉ vào chiếc điện thoại trên quầy.
- Điện thoại à?
Cô gái nghẹn ngào gật đầu:
- Anh, có, thể, điện thoại, gọi giúp tôi, một cuộc, không? - Giọng của cô rất
cứng, dường như cô phải dùng hết sức lực mới nói được ra.
Người phục vụ bất giác ngây người ra.
Cô gái lấy từ trong túi ra tờ mười đồng, sau đó chỉ vào tai của mình, nói:
- Xin lỗi, tôi, không, nghe, được, vì, thế, nhờ anh.
Đôi mi ướt đầm và đỏ mọng của cô càng cho thấy điệu bộ đáng thương. Vì
thế, người phục vụ dường như lập tức thấy mềm lòng, vội hỏi:
- Được, không sao. Xin hỏi, số điện thoại là bao nhiêu?
Cô chậm rãi nói ra số điện thoại. Người phục vụ bấm theo các số mà cô vừa
đọc, rồi nói vào ống nói của điện thoại mấy câu, sau đó quay sang hỏi cô:
- Có muốn nói trực tiếp với bà ấy không?
Cô gái hỏi:
- Điện thoại thông rồi à?
- Thông rồi! - Người phục vụ nói với đầu dây bên kia với vẻ bất an, xin bà
chờ cho một chút, cô ấy sẽ tự nói.
Cô gái ghé sát vào điện thoại, hít một hơi thật sâu, cố gắng trấn tĩnh, sau
đó bắt đầu nói từng chữ một:
- Ô mai, rất ngon, cảm ơn, mẹ.
Người phục vụ lắng nghe một lúc rồi nói với cô:
- Mẹ cô hỏi, vì sao không nhắn tin bằng di động cho bà ấy?
- Di động, quên mang. Bây giờ, bến tàu, cha vừa đi rồi. Con, nhớ mẹ.
Người phục vụ cười, nhìn cô bằng ánh mắt rất dịu dàng:
- Mẹ cô nói, bà ấy cũng rất nhớ cô.
- Cảm ơn, mẹ. Hi vọng, mẹ, vui vẻ Con con, luôn, yêu, mẹ. Học tập,
con, sẽ, cố gắng! - Nói xong câu này, cô gái gác ngay máy, kết thúc cuộc gọi.
Người phục vụ nhìn cô với vẻ xót thương. Cô gái gật đầu đầy vẻ biết ơn với anh, rồi quay người bước đi.
Từ trong góc quán cà phê, một thiếu niên đột nhiên đứng dậy, bước tới.
Người phục vụ quay lại, hỏi cậu:
- Diệp Nhất, sao thế?
Ánh mắt Diệp Nhất xuyên qua lớp kính cửa sổ, lặng lẽ dõi theo bóng của cô
gái mỗi lúc một xa dần.
Trong truyện cổ tích, có một cậu bé xấu xí luôn vui vẻ. Hàng ngày cậu đều làm cho người khác vui cười, quốc vương và công chúa rất thích cậu. Vì thế, cậu cảm thấy thế giới này rất đẹp. Cho đến một ngày, cậu nhìn thấy một tấm gương và cậu đã thấy bóng mình trong đó. Cậu đã khóc. Tôi nghĩ, không phải cậu khóc vì thấy mình xấu, mà vì biết được sự thật về chuyện mình không được yêu mến.
***
Hơn mười giờ tối, nickname QQ Đường phèn hấp tổ yến sáng lên.
Đang tập vẽ trên máy tính, Tô Ngu vội mở cửa sổ chat.
Nhưng, hồi lâu mà vẫn không thấy bên kia trả lời.
"Mẹ? Mẹ?" - Tô Ngu gõ chữ để gọi.
Phải tới mười phút sau thì từ ô cửa sổ mới hiện lên hai chữ: "Tiểu Ngu".
"Mẹ, sao bây giờ mẹ mới lên thế?".
"Tiểu Ngu, là cha đây".
Tô Ngu thấy lòng chợt run lên, cô có dự cảm chẳng lành.
"Mẹ cuộc phỏng vấn thế nào rồi?".
"Phía bên kia hẹn sẽ thông báo sau, tuy nhiên hi vọng không lớn lắm".
"Vì mẹ đã phải chăm sóc con nên không được luyện tập trong một thời
gian dài ư?".
"Không phải, con đừng nghĩ vậy, có lẽ vì mẹ con chưa chuẩn bị tốt tâm lí, một thời gian nữa sẽ ổn thôi. Con đừng lo, mẹ con đã có cha. Còn con, ở với
chị Hòa tốt chứ?"
"Vâng. Chị ấy đối xử với con rất tốt".
"Từ nhỏ hai chị em con đã rất yêu quý nhau, cũng chính vì vậy mà cha mẹ
mới yên tâm để con đi học ở thành phố B. Nếu không có chị Hòa, thì chắc chắn cha mẹ sẽ không để con cho ai chăm sóc đâu, mà sẽ đích thân đến đó chăm sóc con".
Bàn tay của Tô Ngu càng run, hồi lâu mới gõ được mấy chữ: "Vâng ạ".
Trong chốc lát, mắt cô nhòe đi, nhưng cô cố nén lại, quyết không để lộ cho
cha mình biết mình đang buồn.
Mỉm cười, cô cố gắng để cho mỗi con chữ gõ ra đều mang theo niềm vui: "Tiếng đàn của mẹ hay nhất trên thế gian này, mặc dù con không nghe được, nhưng con cảm thấy được, vì vậy, con tin nhất định mẹ sẽ tìm được việc! Nhất định sẽ không có chuyện gì đâu!".
"Tất nhiên rồi, vì mẹ con là người mà cha đã chọn mà!".
Tô Ngu cười: "Cha phải động viên mẹ nhé! Là mẹ của con thì cũng sẽ cố
gắng như con!".
"Không vấn đề gì đâu".
"Mẹ đang làm gì vậy?".
"Mẹ uống sữa xong, nói là đau đầu nên đi ngủ rồi".
"Ồ, vậy".
Còn đang định nói điều gì đó nữa thì cha đã viết: "Phải rồi, cuối tuần này
cha đi dự hội thảo học thuật, tiện đường đi qua thành phố B, lúc đó cha con mình gặp nhau nhé".
"Cuối tuần? Vâng ạ!". Mặc dù cô mới tới thành phố B một thời gian, nhưng đã cảm thấy dường như đã xa cha mẹ lâu lắm rồi.
"Tạm thời như vậy đã nhé, giờ cha phải tới bệnh viện trực ban, cha out đây. Tiểu Ngu, con đi ngủ sớm đi nhé!".
"Vâng, con chào cha ạ".
Tô Ngu vừa chào cha xong thì Tô Hòa bước vào phòng tìm tài liệu, đưa mắt
nhìn thấy cửa sổ chat, bèn hỏi:
- Thế nào? Chú lại đi làm thêm ca à?
- Vâng.
- Khổ thật ấy. Hình như từ khi chú lên chức phó chủ nhiệm khoa Ngoại đến
nay thì cứ vài ba ngày lại phải làm thêm ca một lần thì phải?
Tô Ngu lại "vâng" một tiếng.
- Bây giờ em đã tới thành phố B học, chắc hẳn thím thấy buồn và vắng vẻ
lắm.
- Vâng vì thế, mẹ em quyết định, đi làm, trở lại.
Tô Hòa gật đầu:
- Vậy thì tốt quá. Với tài năng của thím thì đến đâu cũng sẽ tìm được việc,
đến đâu cũng sẽ tỏa sáng!
Nói rồi, cô tìm một cuốn sách trên giá, rồi dường như chợt nhớ ra chuyện gì
đó, quay sang đẩy vào vai em:
- Phải rồi, em đã hỏi giúp chị chưa?
- Chuyện, gì cơ?
- Về cậu thiếu niên đẹp trai! Người đóng vai thần hộ mệnh ấy! - Tô Hòa làm
động tác đeo nhẫn vào ngón tay - Thế nào, ở trong S.S liệu có chút manh mối
gì không?
Tô Ngu lắc đầu.
Tô Hòa lộ vẻ thất vọng, khẽ vỗ vào vai Tô Ngu:
- Thôi được, hễ có tin thì nhất định phải nói cho chị biết ngay đấy. Chị đi
viết bài cho kịp đây! - Nói xong, quay người bước ra.
Lời của Tô Hòa đã nhắc Tô Ngu, cô vội mở mục My Document trong máy tính, trong đó có hình ảnh của Thần hộ mệnh.
Hình ảnh sắc nét nhanh chóng hiển thị choán hết màn hình.
Giữa bức hình là chiếc nhẫn kim cương với kiểu dáng đơn giản, mềm mại và
kinh điển của SEASON, mặc sức tỏa ra vẻ đẹp quyến rũ giữa quầng ánh sáng.
Tô Ngu chăm chú nhìn lên chiếc nhẫn kim cương ấy một hồi lâu.
Mọi người đều bị thu hút bởi vẻ đẹp của cậu thiếu niên trong quảng cáo, và
ra sức tìm hiểu về lai lịch của cậu, nhưng không ai nghĩ tới một điều, đó là điều bí hiểm nhất không phải ở người diễn viên đóng vai thần hộ mệnh, mà là người đã thiết kế ra chiếc nhẫn ấy.
Đây không phải là tác phẩm của Hạ Ly, Tô Ngu tin chắc như vậy. Cô đã quá quen thuộc với tác phẩm của Hạ Ly, quen thuộc đến mức cô có đủ tự tin tới chín mươi chín phần trăm để khẳng định rằng mình không sai.
Hơn nữa, nó cũng không phải là tác phẩm của những chuyên gia thiết kế
nổi tiếng khác của S.S, vì thông thường, mỗi khi S.S đưa ra một sản phẩm mới thì sản phẩm ấy đồng thời cũng sẽ xuất hiện ở blog cá nhân của người thiết kế ra nó.
Tô Ngu đã sưu tầm tất cả các trang blog của các chuyên gia thiết kế của S.S, nhưng cô chưa nhìn thấy chiếc nhẫn ấy xuất hiện trên các trang đó bao giờ.
Vậy thì nó do ai thiết kế nhỉ?
Thứ sáu, là ngày học môn cơ sở.
Thầy giáo họ Lý chừng hơn năm mươi tuổi, mái đầu bạc trắng, nhưng nhìn
vẫn còn rất phong độ, bước vào lớp và phát giáo trình cho mọi người, có rất nhiều cuốn khác nhau, gộp lại cũng phải tới hơn hai mươi cuốn, thành một chồng dày cộp.
Lúc đó Tô Ngu mới biết, thì ra trong chương trình của S.S không đơn thuần là chỉ học vẽ và thiết kế, mà còn phải học về lịch sử phát triển của đồ trang sức bằng ngọc, lí luận thiết kế ngọc trai, tri thức cơ bản về đá quý, giám định ngọc, gia công đá ngọc, chạm khắc đá ngọc, nghệ thuật chế tác kim loại,
thậm chí là cả thiết kế phần mềm máy tính
Theo như lời của thầy Lý thì: Một nhà thiết kế ngọc giỏi đồng thời cũng phải là một chuyên gia hàng đầu về ngọc.
Bài học thứ hai là xuống phòng máy tính, để bắt đầu học về sử dụng phần mềm đồ họa từ con số không.
Đối với Tạ Thanh Hoan thì đó chỉ là chuyện nhỏ, vì cô đã nắm vững những điều này từ lâu rồi. Nhưng đối với Tiểu Ngu thì đây là lần đầu tiên biết đến thiết kế phần mềm, trước tiên chưa cần nói tới những cửa sổ chi chít, chỉ riêng giao diện toàn bằng tiếng Anh cũng đã khiến cho việc nắm bắt kiến thức trở nên khó khăn hơn hẳn. Thêm vào đó, do nguyên nhân tầm nhìn có lúc bị che khuất không kịp nắm bắt được một phần lời giảng của giáo viên, nên kết thúc
giờ học, Tô Ngu cảm thấy mình vẫn như đang ở trên mây.
Và đợi đến khi kết thúc tiết học thứ hai, Diệp Nhất mới lò dò đến.
Tô Ngu cứ tưởng rằng chỉ những giáo viên đặc biệt như Ôn Nhan Khanh
mới không để ý đến chuyện học sinh đến muộn, nhưng cuối cùng cô phát hiện ra rằng, các giáo viên khác cũng không để mắt đến chuyện đó. Sau đó thì cô nghĩ, cũng phải thôi, học sinh không chịu vươn lên, thì lẽ đương nhiên là sẽ bị đào thải, chẳng có liên quan gì đến giáo viên cả.
Có điều, khó khăn lắm mới vào được S.S, các học sinh khác đều rất cố gắng vẫn còn chưa ăn ai, chỉ có Diệp Nhất là vẫn cứ nhơn nhơ như không.
Vì sao cậu ta lại có thể nhàn nhã đến như thế nhỉ?
Tô Ngu vừa nghĩ vừa đưa mắt nhìn Diệp Nhất, kết quả là bị cậu ta phát
hiện ra nên nghiêng đầu sang, hỏi:
- Có chuyện gì à?
Tô Ngu vội thu ánh mắt lại, lắc đầu, thu dọn sách vở chuẩn bị cho tiết học
tiếp theo. Không ngờ, Diệp Nhất đi tới trước bàn của cô, ngồi xuống, hai tay chống cằm, ngẩng đầu lên nhìn cô.
Bốn mắt hai người nhìn nhau, Diệp Nhất cười toét miệng, chỉ vào tai:
- Cậu không nghe được phải không?
Cả Quan Tiểu Đông và Tạ Thanh Hoan đầu ngạc nhiên quay lại nhìn.
Vì cô không hề để lộ ra dấu hiệu gì khác thường, hơn nữa, các giáo viên
cũng chưa bao giờ nhắc đến chuyện đó, nên không ai nghĩ rằng người bạn học trông rất nền nã, e thẹn ấy lại không nghe được. Tô Ngu không mấy để
tâm đến chuyện này, vì từ nhỏ đến giờ cô đã trải qua rất nhiều lần như vậy.
Hồi còn nhỏ xíu, cô không biết vì sao khách đến thăm nhà thường nhìn cô
bằng ánh mắt rất lạ.
Sau này, khi vào học trong trường dành riêng cho trẻ khuyết tật, nhờ sự chỉ bảo của thầy cô giáo, Tô Ngu mới biết rằng mình khác với những đứa trẻ bình t h ườn g .
Thầy cô trong trường nói, trên thế giới này có một thứ gọi là: Âm thanh. Các em đã bị mất đi quyền nghe thấy âm thanh, nhưng không sao, vì các em vẫn nhìn thấy, sờ thấy, nếm được, cảm nhận được. Các em có trí tuệ, và nhờ điểm này nên các em có thể làm quen và chạm vào thế giới này bằng cách riêng của mình.
Thầy cô giáo nói, không nên cảm thấy tự ti và ấm ức vì khuyết tật của mình, vì trong thời đại này người ta hơn nhau là ở cái đầu, ở trí tuệ, mà ở điểm này thì các em không hề thua kém những người khác.
Thầy cô giáo nói rất nhiều, nhưng đều không bằng câu nói của mẹ:
"Vì con gái yêu của mẹ là một nàng tiên cá, nên để có được một linh hồn
bất diệt, con đã phải đánh đổi nó bằng âm thanh từ giọng nói của mình".
Nàng tiên cá là truyện cổ tích mà Tô Ngu thích nhất.
Để có được linh hồn bất diệt, nàng tiên cá đã dùng giọng nói của mình để
đổi lấy đôi chân của con người. Vì vậy, cô tin chắc rằng để có được điều gì đó, cô đã phải đánh đổi khả năng nghe để đến với thế gian này.
Mẹ từng nói: "Thế gian này rất công bằng. Để được một điều gì đó thì sẽ phải bỏ ra một cái giá".
Vì vậy, không cần phải tự ti, không cần phải sợ hãi, sự khiếm khuyết trên cơ thể chẳng qua chỉ là cái giá bỏ ra để thực hiện giấc mơ mà thôi.
Tô Ngu mỉm cười, dưới ánh nắng mặt trời, các đường nét trên khuôn mặt toát lên một vẻ cương nghị và đẹp đẽ.
- Ừ - Cô gõ chữ lên màn hình điện thoại cho Diệp Nhất nhìn: "Mình bị điếc
bẩm sinh, vì thế chỉ có thể đoán được lời nói của mọi người bằng cách nhìn
khẩu hình."
Diệp Nhất nói:
- Vậy, cậu có biết nói không?
Tô Ngu tiếp tục gõ chữ lên điện thoại: " Có. Nhưng mình nói không được
hay lắm, vì phải cô gắng phát âm để nói, nên nói rất chậm".
Diệp Nhất trầm ngâm trong mấy giây, rồi đột nhiên đưa tay ra, "tạch" một cái, gập ngay chiếc điện thoại di động của Tô Ngu lại.
Tô Ngu vẫn chưa hết ngạc nhiên thì thấy Diệp Nhất nói:
- Vậy thì, hãy nói chuyện với mình. Mình sẽ không chê cậu nói chậm, cậu cứ
nói đi! - Cậu ta chớp mắt - Không được gõ chữ nữa, mình muốn đối thoại với cậu.
- Mình - Tô Ngu dừng lại, nhưng nhìn thấy ánh mắt chờ đợi và đầy vẻ khích lệ của Diệp Nhất, bèn thu hết can đảm nói tiếp - Rất, vui, được, làm, quen, với, cậu.
- Thấy chưa, cậu đã nói rất tốt đấy chứ! - Diệp Nhất vuốt mái tóc dài của cô với vẻ rất thân thiết - Mình cũng rất vui được làm quen với cậu, tiểu mĩ nhân ạ.
Đôi mi của Tô Ngu khẽ rung lên, mặt thoắt trở nên đỏ bừng.
Thực ra, khi ở cùng với Tô Hòa, Tô Hòa đã yêu cầu cô phải nói bằng lời; khi
ở cùng cha mẹ, hai người cũng khuyến khích cô tận dụng mọi cơ hội để nói.
Nhưng, tất cả vẫn khác với bây giờ.
Vì, cha mẹ và chị đều là người trong nhà.
Còn người này là người ngoài.
Một bạn học vừa mới quen, giao tiếp chưa nhiều, sao lại có thể tùy tiện yêu
cầu một cách thẳng thừng như vậy với mình chứ?
Diệp Nhất, chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ bị từ chối sao?
Sự tự tin quá mức ấy, có đôi chút khiến người ta
Tan học, Tô Ngu nhận được tin nhắn của Tô Hòa, nói rằng phải chạy lấy tin
nên không thể đến đón cô được và bảo cô đi xe bus về nhà, đây là lần đầu tiên cô tới bến xe bus ngoài cổng trường.
Đó là một bến xe hơi hẻo lánh, chỉ có tuyến 326 chạy qua. Có điều rất may
điểm cuối của tuyến 326 chính là khu Mĩ Cảnh Gia Viên - nơi hai chị em ở.
Trong lúc chờ xe, Tô Ngu nhìn thấy Tạ Thanh Hoan cũng đi về phía cổng trường, một chiếc Cadillac chạy đến, tài xế mặc đồng phục xuống xe mở cửa sau, Tạ Thanh Hoan vào xe, rồi chiếc xe lao vút đi.
Cảnh tượng chỉ có thể thấy trong phim ảnh, vậy mà lúc nãy nó lại diễn ra trước mắt Tô Ngu một cách hết sức chân thực, cô chợt nhớ đến chiếc xe Volkswagen Phaeton của thầy Ôn Nhan Khanh mà bà chị họ ghi tạc trong lòng, bất chợt mỉm cười.
- Cười gì thế?
Phản ứng đầu tiên của cô là lùi về sau một bước. Người kia cười ha hả:
-Sợ đến thế sao? Có phải gặp ma đâu. Ma đây! - Diệp Nhất làm bộ mặt méo
mó, mũi và mồm đều méo xệch về một bên.
Mặc dù ấn tượng về Diệp Nhất rất phức tạp, nhưng Tô Ngu vẫn không nén
được phì cười. Diệp Nhất nhìn biển xe bus:
- Bạn cũng đi tuyến 326 à?
- Ừ. Mình xuống, Mĩ Cảnh Gia Viên, còn bạn?
Diệp Nhất cho hai tay vào túi quần, vừa nhìn tên bến xe, vừa tiện mồm
đáp:
- Tôi vẫn chưa biết.
Tô Ngu thấy rất tò mò, sao lại có người ngồi xe bus mà không biết mình sẽ
xuống đâu? Đúng lúc ấy thì xe bus tới, cô đang định lên xe thì đột nhiên thấy sắc mặt của Diệp Nhất thay đổi, cậu ta đẩy Tô Ngu một cái khiến cô loạng choạng, suýt nữa thì ngã xuống bậc thang lên xuống.
Diệp Nhất lập tức ôm lấy ngang lưng cô, bế bổng cô lên, chạy nhanh về
phía xe, vừa chạy vừa kêu:
- Nhanh lên, nhanh lên! Bác tài ơi, lái xe nhanh đi!
Tài xế trừng mắt với cậu một cái:
- Vội để mà đi đầu thai kiếp khác à? - Tuy nói vậy, nhưng anh ta cũng nhấn
ga cho xe chạy.
Diệp Nhất cứ bế xốc Tô Ngu như vậy và đi tới bên hàng ghế thứ hai mới chịu đặt cô xuống. Mặt của Tô Ngu đỏ bừng, nhiều hành khách trên xe đổ dồn
nhìn vào, khiến cô vừa xấu hổ vừa luống cuống, cô buột miệng nói:
- Làm, làm, cái gì thế?
- Suỵt! - Diệp Nhất ra hiệu bằng tay. Trong xe hơi nhốn nháo, Tô Ngu
nghiêng đầu nhìn thì thấy tất cả mọi người đều nhìn ra ngoài cửa sổ xe.
Ngoài cửa sổ, cách chiếc xe bus khoảng một trăm mét có tới bảy, tám chiếc xe hơi màu đen đang tăng tốc đuổi theo, mấy người còn nhoài người ra khỏi xe, ra sức vẫy tay, cảnh tượng rất hỗn loạn.
Vì khoảng cách khá xa nên Tô Ngu không nhìn rõ bọn họ đang kêu lên điều gì, nhưng tất cả mọi người trên xe thì đồng loạt đổ dồn ánh mắt về phía Diệp
Nhất. Không lẽ những người kia đang đuổi theo cậu ta?
Lạ thật, cậu ta đã gây ra chuyện gì à? Vì sao lại bị mọi người đuổi theo như vậy? Hơn nữa, những người đó lại đều mặc comple đen, đeo cà vạt đen, đeo kính đen, không lẽ Đúng lúc tình thế ngàn cân treo sợi tóc thì chiếc xe đột ngột phanh kít một cái và dừng lại.
Tài xế quay lại, đưa tay làm động tác mời:
- Chú em, xin cậu xuống xe cho tôi nhờ, tôi còn phải chở cả một xe hành
khách, tôi không muốn xảy ra tai họa đâu.
Diệp Nhất thở dài một cái, rồi quay người xuống xe.
Qua lớp kính cửa xe, Tô Ngu nhìn thấy sau khi Diệp Nhất xuống xe thì cả
đoàn xe hơi màu đen đều dừng lại, rồi bảy, tám người lực lưỡng nhanh chóng đi về phía Diệp Nhất, một trong số những người đó không biết nói câu gì, chỉ thấy Diệp Nhất gật đầu rồi bước lên một trong những chiếc xe.
Hành khách trong xe chụm đầu bàn tán, còn tài xế tiếp tục cho xe chạy, Tô Ngu nhìn những chiếc xe hơi mỗi lúc một xa, trong lòng dâng lên một cảm giác rất khó nói.
Có đôi chút sửng sốt bàng hoàng, có đôi chút ngượng ngùng, và có cả chút lo lắng mơ hồ.
Có điều thôi vậy, mẹ đã nói rồi, đi ra ngoài đường đừng quan tâm nhiều đến chuyện của người khác, kẻo lại rước họa vào thân.
Tô Ngu tìm đến một chỗ trống và ngồi xuống, bỗng nhiên cảm thấy có điều gì đó là lạ. Cô cúi đầu xuống nhìn vào cặp sách của mình, ngăn đựng điện thoại không biết đã bị mở khóa từ lúc nào, chiếc điện thoại và cả móc khóa có con gấu bông để lộ ra bên ngoài đều không thấy đâu nữa, hèn chi mà khi ngồi xuống cô cứ cảm thấy trông trống, không có cảm giác có vật gì đó đè nặng lên.
Lạ thật, điện thoại ở đâu nhỉ? Lúc tan học cô vẫn còn lấy nó ra để xem giờ
cơ mà.
Không lẽ vừa rồi, đã bị Diệp Nhất lấy đi mất?
Câu hỏi đó đến tám giờ tối thì có đáp án.
Tô Ngu đang ngồi học đồ họa trên máy tính thì đột nhiên Tô Hòa đi vào,
đưa điện thoại đến trước mặt cô:
- Tiểu Ngu, điện thoại, điện thoại!
Tô Ngu nhìn thấy số máy hiển thị trên đó là "Tiểu Ngu", vẻ mặt liền lập tức
trở nên ngượng ngùng.
Nhưng bà chị họ chợt nhớ ra rằng Tô Ngu không thể nhận điện thoại được,
bèn lấy lại chiếc điện thoại, nhận cuộc gọi:
- A lô! Cậu là Gì cơ? Diệp Nhất? Bạn học?
Tô Hòa nhìn về phía Tô Ngu với ánh mắt nghi hoặc, Tô Ngu gật đầu. Tô
Hòa tiếp tục nghe:
- Gì cơ, chị, chị họ! Tôi không phải là chị họ của cậu! Cậu mới là người gọi lung tung! Tôi là chị họ của Tô Ngu, không phải là chị họ của cậu! Càng không phải là chị họ vớ vẩn! - Nói rồi cô nhìn Tô Ngu một cái, hắng giọng và chuyển chủ đề câu chuyện - Này, cậu họ Diệp, sao điện thoại của em họ tôi lại ở chỗ cậu vây? Ăn trộm à? Cái gì? Mượn à? Thứ hai trả? Chờ chút đã! Tôi bảo cậu chờ chút đã! Ở đâu có cái kiểu nói vài ba câu là xong thế, rốt cuộc cậu
cầm điện thoại của em tôi làm gì, cậu phải nói rõ cho tôi biết!
Đang hét lên một thôi một hồi, bỗng nhiên cô im lặng, Tô Ngu thấy sắc mặt của chị họ chuyển từ đỏ sang trắng bạch, rồi từ trắng bạch chuyển sang xám.
Sau cùng, Tô Hòa tắt máy, quay lại nhìn Tô Ngu:
- Chết rồi, cậu ta đã đọc hết những dòng tin nhắn mà chị em mình gửi cho
nhau
Tô Ngu không biết phải an ủi chị như thế nào. Ngay như hôm qua, Tô Hòa
vừa gửi tin nhắn nhờ cô đi siêu thị thì mua giúp cho một ít đu đủ, nguyên văn tin nhắn là: "Yêu cầu của chị không cao, chỉ cần B - CUP là được! Thượng đế ơi, hãy cho con B đi! Em họ à, hãy cho chị đu đủ nhé!".
Hai chị em chưa bao giờ nghĩ rằng điện thoại di động lại có thể rơi vào tay người ngoài, hơn nữa, người ấy lại còn đọc hết những tin nhắn trong đó.
- Cậu bạn học này của em thật là đáng ghét! - Tô Hòa kết luận.
Tô Ngu gật đầu.
Ba người bạn học của cô, một người thì nhát như thỏ đế, một người thì
điệu đà như công chúa, còn một người thì tò mò và lắm chuyện, tất cả đều rất không bình thường.
- Em phải cố gắng lên, không được thua kém cậu ta! - Tô Hòa ra lệnh.
Tô Ngu mở to mắt, dùng tay làm một dấu hỏi.
- Em, phải cho cậu ta biết, em là, rất lợi hại! Em phải giẫm mạnh cậu ta
dưới chân, để giúp chị hả cơn tức đu đủ!
Tô Ngu không nén được phì cười, cười xong thì rơi vào im lặng.
Một chỗ sâu kín trong đáy lòng cô đã vô tình bị đâm trúng khiến cô thấy
đau nhói.
Đầu tiên thì là cách thức để đối phó với kì thi tuyển đầu vào bốn chỗ rất đặc biệt, sau đó là những thể hiện độc đáo trong mấy ngày lên lớp, dù xét ở mặt
nào thì cũng đều có thể thấy Diệp Nhất là một tài năng nổi trội và đặc biệt.
Ở cậu ta tỏa ra ánh sáng lấp lánh, giống như viên đã kim cương.
Khiến cho tất cả mọi thứ xung quanh đều trở nên mờ nhạt.
Mình có thể vượt cậu ấy được sao?
"Con gái yêu của mẹ là một nàng tiên cá" , khuôn mặt tươi cười và đầy vẻ
khích lệ của mẹ dường như vẫn hiển hiện trước mắt Tô Ngu, "Vì thế, con là người xuất sắc nhất, giỏi nhất trên thế gian này.".
Và thực tế, từ trước tới nay, Tô Ngu cũng luôn tin chắc như thế. Dù là hồi còn học mẫu giáo, tiểu học hay trung học, tất cả các giáo viên từng dạy qua đều khen cô là một đứa trẻ có tài năng bẩm sinh hiếm thấy, còn cha mẹ thì luôn tự hào về con gái, thậm chí những người khác lúc đầu nhìn cô bằng ánh mắt tò mò, thì về sau cũng đều phải thốt lên kinh ngạc.
Chính vì có tài năng bẩm sinh như vậy, nên ông trời mới lấy đi của cô khả năng nghe để duy trì sự công bằng - từ trước tới nay, Tô Ngu đều tin như vậy.
Nhưng, kì thi tuyển vào S.S đã mở ra cho cô những hiểu biết mới.
Sự cẩn thận và chắc chắn của Quan Tiểu Đông, sự mạnh dạn và xuất sắc
của Tạ Thanh Hoan, và cả Diệp Nhất nữa.
Diệp Nhất - người luôn khiến cho người khác thấy bất ngờ.
Một Diệp Nhất giống như một nhân số luôn biến đổi.
Và một Diệp Nhất hoàn toàn không cùng đẳng cấp với mọi người về sự
sánh tạo.
Mới mẻ - yếu tố mà tất cả những ai làm công việc thiết kế đều phải luôn luôn theo đuổi.
Mà điểm này - trong giờ phút hiện tại - lại là vết thương chí mạng của Tô Ngu.
Ngực tưng tức, ở chỗ sâu trong đáy lòng cô đang đau âm ỉ.
Trong trạng thái tinh thần rất sa sút, Tô Ngu nghĩ tới một câu hỏi:
Có phải là
Thực ra
Mình không hề xuất sắc như mình vẫn hằng nghĩ?
Diệp Nhất không nói dối.
Sau đó cậu ta gửi lại cho Tô Hòa một tin nhắn, hiển thị tên người gửi tin
nhắn là "Người cha đẹp trai khiến người khác mê mẩn nhất". Nội dung tin nhắn ấy là: "Con yêu, mười một giờ trưa ngày mai cha tới thành phố B, sau đó
chờ đi chuyến tàu lúc hai giờ rưỡi chiều, cha con mình cùng ăn cơm nhé."
Thế là ngày hôm sau, Tô Ngu một mình ra bến tàu.
Ở thành phố B, bến tàu đồng nghĩa với sự bẩn thỉu, rối loạn và kém cỏi.
Những đám người nằm vạ vật khắp nơi, những dòng người lộn xộn không
chịu xếp hàng theo thứ tự và xả rác ở bất cứ chỗ nào Tất cả hội tụ và tạo nên một thứ cảm giác không thể diễn tả được bằng lời, một vết sẹo ngoan cố bám chằng chịt lên thân hình đẹp đẽ, mĩ miều của thành phố.
Tô Ngu đứng ở cửa ra của bến tàu đã khá lâu, tàu đến chậm như thường lệ, mười hai giờ rồi mà vẫn chẳng thấy bóng dáng của cha đâu. Điện thoại di động thì đã bị Diệp Nhất cầm mất, nên cô không thể nào gửi tin nhắn để hỏi cha xem đã đến đâu rồi.
Trong lúc không có việc gì để làm, Tô Ngu đưa mắt nhìn tứ phía, thế rồi cô trông thấy ở một chỗ cách đó không xa, có một người ngồi trên chiếc xe lăn đang chờ bên cạnh vạch đường dành cho người đi bộ.
Đó là một thanh niên chừng hơn hai mươi tuổi, mặc một chiếc áo sơ mi dài tay màu đen, mặc dù trời đang rất nóng nực nhưng nửa người dưới người ấy vẫn quấn một chiếc chăn màu trắng đục, khuôn mặt và bàn tay để lộ ra ngoài, xanh xao, nhợt nhạt.
Chính sự đối lập giữa một màu đen trắng đã thu hút Tô Ngu, dường như
không suy nghĩ gì, cô bước về phía người ấy rồi lấy hết can đảm lên tiếng hỏi:
- Muốn, qua đường phải không?
Người ấy ngước mặt lên, một khuôn mặt gầy guộc, thanh tú và trong sáng
- một cảm giác dường như đã thân quen tự bao giờ.
Khoảnh khắc ấy, dường như một hòn đá ném xuống mặt hồ, tạo nên những cơn sóng nhỏ trong lòng Tô Ngu.
Tô Ngu không dám nhìn lâu, vội cúi xuống nắm lấy càng xe, nhân lúc đèn xanh đẩy chiếc xe đưa người ấy qua đường.
Tô Ngu thì bé nhỏ, còn chiếc xe ấy được đặt chế tạo riêng nên nó to hơn hẳn những chiếc xe khác. Người ấy tuy phải ngồi xe lăn, nhưng đôi chân dài, nhìn đã biết là khá nặng. Tô Ngu nghĩ rằng khi đẩy hẳn sẽ rất nặng, không ngờ bánh xe lại rất nhẹ, chỉ cần khẽ đẩy là nó đã lăn về phía trước.
Sau khi sang tới bên kia đường một cách nhẹ nhàng, Tô Ngu mới lên tiếng:
- Thôi, tạm biệt nhé.
Cô vừa định quay người đi, thì bỗng nhiên trông thấy hai người đàn ông
mặc comple màu đen, đeo cà vạt cũng màu đen chạy vội từ phía trước mặt đến, phản ứng đầu tiên của Tô Ngu là nghĩ thầm: Không lẽ họ chính là những
người đã bắt Diệp Nhất ngày hôm qua?
Những người mặc áo đen xông tới, một người trong số đó túm lấy cánh tay của Tô Ngu, nhấc cô lên như chim ưng bắt được gà con. Tô Ngu bị đau, kêu lên thất thanh.
Cô nhìn thấy môi của người ấy mấp máy, dường như anh ta đang hỏi: "
Mày làm gì thế?"
Cô làm gì ư? Chính cô cũng đang muốn hỏi anh ta làm gì đây! Đang lúc cô giãy giụa để cố vùng ra khỏi bàn tay của người ấy, thì không biết anh ta nghe thấy gì mà đột nhiên đặt cô xuống. Tô Ngu loạng choạng lùi về phía sau một
bước, đưa tay lên giữ chặt ngực - nơi trái tim cô đang đập rất dồn dập, cũng
đúng lúc đó cô nhìn thấy môi của người thanh niên ngôi trên xe lăn mấp máy.
Đôi mắt của anh ta đẹp như vẽ và mang chút buồn u uẩn, khi nói cũng rất
chậm rãi:
- Các người lui ra, đừng làm cô ấy sợ. Cô ấy chỉ muốn giúp tôi sang đường thôi.
Cuối cùng thì Tô Ngu cũng đã nghĩ ra vì sao cô có cái cảm giác là đã từng gặp người thanh niên ấy ở đâu rồi.
Cô từng trông thấy người ấy!
Ở trên tạp chí.
Trong giây phút then chốt, trí nhớ chợt bật mở ra như cánh cửa, kí ức hồi
mười ba tuổi ập về, Tô Ngu nhớ đến lúc cô giở cuốn tạp chí có tên là Treasure , ở trang thứ hai và ba là tấm ảnh chụp trường S.S; trang thứ tư, thứ năm là giới thiệu về trường S.S; ở trang thứ sáu, hình chiếc dây chuyền bằng hổ phách nổi bật trên nền phông màu đen, và ở góc trái của phông màu đen ấy chính là bức ảnh của người thanh niên này.
Chỉ có điều, lúc đó anh ngồi trên một chiếc ghế da màu đỏ, trên người mặc bộ comple màu đen, trông uy nghi như một bậc đế vương.
- Hạ, Ly - Tô Ngu khẽ nói tên người ấy, dường như không dám tin vào mắt mình.
Cô luôn ước ao được gặp người ấy.
Cô từng nhiều lần tưởng tượng ra cảnh họ gặp nhau. Trong tưởng tượng
của cô, người ấy vẫn ngồi trong chiếc ghế lộng lẫy vẻ uy nghi, còn cô thì như
một cô dâu, tiến lại gần với vẻ e sợ và thành kính
Lẽ ra phải là một cuộc tương phùng trang trọng, thiêng liêng như vậy, thế mà hiện thực thì lại khác hoàn toàn, gặp nhau ở đầu đường nơi người qua
người lại, còn cô - một cô gái vốn điềm tĩnh và thông tuệ thì lại vừa có một
hành động hấp tấp ngu ngốc.
Tô Ngu run rẩy, và đã có một phản ứng giống như bao nhiêu người khác khi lâm vào cảnh đường cùng, đó là bỏ chạy.
Cô quay người chạy đi.
Những người mặc áo đen không đuổi theo.
Cô cứ chạy như vậy mãi, cho tới khi về đến ga tàu, khi thấy dòng người
đông đúc ồn ào sắp vây kín mình và không nhìn thấy bóng dáng của Hạ Ly đâu thì mới thờ phào một cái.
Chưa kịp nghĩ lại về những chuyện vừa xảy ra thì cánh cửa trước mặt đã bật mở, tàu vừa đến ga! Cô vội nhón chân lên đưa mắt kiếm tìm, chẳng bao lâu sau thì cô thấy cha giữa dòng người đông đúc, cha cô không đi một mình, ông còn dìu theo một người khác nữa.
Đó là một người phụ nữ lớn tuổi, gầy gò, mái tóc lưa thưa, trên khuôn mặt gầy guộc toàn những vết đồi mồi. Người ấy ăn mặc rất giản dị, cha của Tô Ngu phải đỡ một bên thì bà mới tập tễnh bước đi được. Tô Ngu lục tìm trong trí nhớ một hồi, xác định chắc chắn rằng mình chưa bao giờ gặp người này. Bà ta
là ai nhỉ?
- Xin lỗi, cha đã đến muộn.
Sau khi chào xong, ông giới thiệu với cô:
- Đây là bác Hạ, cùng chuyến tàu với cha, bác ấy bị trẹo chân, cha đã băng
bó sơ qua
- May nhờ có bác sĩ Tô, nếu không thì cái chân trái của tôi đã bị hỏng mất rồi - Bà Hạ cảm kích - Cháu là con gái của bác sĩ Tô à? Cháu xinh quá, xin lỗi đã làm phiền đến cha cháu.
Tô Ngu đỏ bừng mặt, nhìn cha một cái, rồi lặng lẽ bước tới đỡ bà Hạ. Cha
cô hỏi:
- Chị Hạ, có ai đến đón chị không?
- Có, có. Com trai tôi sẽ đến đón. Lạ thật đấy, từ trước đến nay nó luôn là
người rất đúng giờ, thế mà sao tới giờ vẫn chưa thấy đâu nhỉ? À tôi thấy nó
rồi! Con trai ơi! - Bà Hạ vui mừng gỡ tay Tô Ngu ra, đưa lên vẫy và gọi:
- Mẹ ở đây cơ mà! Ở đây!
Tô Ngu nhìn theo phía bà gọi, lập tức trông thấy Hạ Ly.
Hạ Ly ngồi trên chiếc xe lăn được hai người đàn ông đỡ hai bên, đi đến
trước mặt họ. Bà Hạ quên mất là chân vẫn đang bị băng bó, vội nhào tới:
- Con trai! Mẹ nhớ con chết đi được!
So với sự xúc động của người mẹ thì biểu hiện của người con trai có vẻ bình
thản hơn rất nhiều. Câu đầu tiên anh ta hỏi:
- Mẹ, chân mẹ bị sao vậy?
- À, vì mẹ không cẩn thận nên lúc trên tàu bị trượt chân, may mà gặp được
vị bác sĩ tốt bụng. Phải rồi, để mẹ giới thiệu một chút, đây là bác sĩ Tô, còn
đây là con gái của ông ấy. Bác sĩ Tô, đây là con trai tôi
Tô Ngu chỉ mong sao đất dưới chân lúc đó có một kẽ nứt để cô chui xuống,
nhưng ánh mắt của Hạ Ly đã dừng lại trên mặt cô, anh mỉm cười và nói:
- Vừa rồi con cũng đã gặp cô Tô rồi.
- Sao? Các con quen nhau rồi à? Thế thì càng hay! Con trai, đúng lúc mẹ
đang tìm chỗ để đặt chiếc va li thì tàu phanh gấp, nếu không có bác sĩ Tô nhanh tay đỡ cho thì không biết chiếc va li sẽ va vào chỗ nào trên người mẹ, may mà chân chỉ hơi trẹo một chút thôi, con nhất định phải cảm ơn bác sĩ cho chu đáo đấy. Bác sĩ Tô, đi nào, đi nào, chúng ta cùng ăn một bữa cơm.
Tô Ngạn vội nói:
- Ồ, không cần đâu, chị Hạ, tôi còn phải chờ lên chuyến tàu lúc hơn hai giờ,
để dịp khác đi. Dịp khác có cơ hội sẽ tính sau, chị nhé! Hơn nữa, tốt nhất là
chị cũng nên đến bệnh viện để kiểm tra cái chân ngay đi!
- Ôi dào, không sao đâu, chỉ là một bữa cơm trưa thôi mà, nhanh thôi. Hay
là thế này đi, chúng ta đi tìm một nhà hàng gần đây vậy?
- Không cần thiết phải khách sáo như thế đâu, chị ạ
- Không được, không được. Nhất định phải ăn! Làm gì có chuyện để cho ân
nhân cứu mạng phải nhịn đói bao giờ? - Trước thịnh tình của bà Hạ, Tô Ngạn cảm thấy thực sự khó lòng mà từ chối được.
Ông đưa mắt nhìn con gái với vẻ khó xử, cuối cùng cũng đành gật đầu nói:
- Thôi được. Có điểu, ăn chút gì đó qua loa thôi là được rồi, đừng bày vẽ gì
nhiều.
Hạ Ly quay sang sai người mặc áo đen:
- Đi đặt chỗ đi.
Người mặc áo đen đáp một tiếng rồi quay người đi gọi điện thoại, nửa phút
sau, quay lại nói:
- Chúng ta đi thôi.
Tô Ngu thấy vừa khó xử lại vừa bối rối, Tô Ngạn bèn vỗ vỗ vào tay con gái,
nói với vẻ an ủi:
- Đi ăn một bữa cơm thôi, không sao đâu.
Chỉ một lát sau, một chiếc xe hatback dừng lại bên đường. Sáu người ngồi
lên xe, xe chạy khoảng mười lăm phút thì tới nơi.
Lễ tân đứng đón khách ở cửa nhà hàng nhanh nhẹn chạy tới mở cửa xe và
ân cần mời khách vào, Tô Ngu ngẩng đầu lên nhìn thì thấy công trình kiến trúc cao nhất của thành phố B - tòa nhà tám mươi hai tầng đang sừng sững trước mặt.
Người mặc áo đen dẫn đường với vẻ rất thông thuộc, đi thang máy lên tầng thứ bảy mươi bảy. Khi lên đến nơi, cửa thang máy mở ra thì thấy cả một nhà hàng hải sản buffet chiếm trọn một tầng. Những thanh niên phục vụ thân hình cao lớn trong bộ đồng phục rất vừa vặn ngay lập tức chạy ra đón. Người mặc áo đen nói: "Phòng VIP 224". Người phục vụ hơi tỏ vẻ kinh ngạc, cúi chào rồi quay người dẫn đường.
Phòng VIP 224 ở cuối cùng, mở cửa bước vào thì thấy hai bên vách tường được tạo thành bởi hai bể cá khổng lồ, khiến cho người ta cảm giác như đang ở dưới đáy biển.
Bà Hạ há miệng, tròn mắt:
- Con ơi, sao những con cá này cứ bơi vào trong vách thế nhỉ? Giá ở chỗ
này chắc là đắt lắm? - Nói xong, bà chợt nhớ ra rằng không nên nói ra những
lời đó, nên vội đổi giọng:
- Bác sĩ Tô, ông đừng để bụng những lời đó nhé, không sao đâu, dù đắt hơn nữa chúng tôi cũng vẫn mời được. Con trai giỏi giang, người làm mẹ cũng
được hưởng phúc theo, phải không? Ha ha ha
Tô Ngạn chỉ còn biết cười theo. Còn Tô Ngu thì khoác tay cha, cúi đầu nhìn xuống nền nhà.
Không khí hơi thiếu tự nhiên. Cuối cùng vẫn là Hạ Ly lên tiếng xua tan
không khí gượng gạo đó:
- Đây là phòng thuê thường xuyên của S.S. Vì thời gian gấp gáp nên không kịp đặt ở nơi khác, hơn nữa, nhà hàng này gần nhà ga nhất, vì thế mong hai vị dùng tạm cơm ở đây.
- Đâu có. Chúng tôi được hân hạnh lây đấy chứ! - Tô Ngạn trả lời lịch sự,
rồi sau đó quay sang vấn đề chính - S.S? Có phải là SEASON không? Xin hỏi,
cậu là người của S.S à?
- Con trai tôi là chuyên gia thiết kế của S.S mà! - Bà Hạ nói xen vào với vẻ
rất tự hào - Nó rất giỏi đấy ạ!
- Thật là may, con gái tôi cũng vừa mới thi đỗ vào S.S - Tô Ngạn vỗ khẽ vào tay của Tô Ngu - Tiểu Ngu, nào, lại đây, đây là tiền bối của con đó. Cậu ấy là chuyên gia thiết kế của S.S.
Tô Ngu ngẩng đầu lên, vì căng thẳng quá nên không nói được từ nào. Tô
Ngạn dường như hơi ngại ngùng:
- Xin lỗi, tai con gái tôi không được tốt, vì thế phản ứng hơi chậm, xin lượng
t h ứ
Ánh mắt của bà Hạ lộ rõ vẻ thông cảm, bước tới nắm lấy bàn tay của Tô
Ngu:
- Không sao đâu, con gái ạ, anh Hạ Ly từ bé cũng mắc phải bệnh u huyết quản cột sống nên không đi lại được, nhưng không sao, nó vẫn thành tài như thường, vì thế con cũng rất giỏi Phải rồi, bác sĩ Tô, tôi không biết nói bằng
tay, nhờ anh dịch giúp cho!
Tô Ngạn cười:
- Không sao đâu, con gái tôi có thể hiểu được ngôn ngữ qua khẩu hình, nên
vẫn biết được chị nói gì, chỉ cần chị nói chậm một chút là được.
- Ồ, thế sao? Nghe nói ngôn ngữ khẩu hình rất khó. Thật sự xin lỗi - Những lời sau đó của bà Hạ, Tô Ngu không nhìn thấy.
Cô đang chăm chú nhìn Hạ Ly, ánh mắt sâu thẳm.
Trong bức ảnh đăng trên tạp chí Treasure , Hạ Ly ngồi nghiêng trên ghế sa
lông, ánh sáng chỉ chiếu lên nửa trên của người anh, vì thế nhìn anh rất phong độ. Hơn nữa, trong bài viết ấy không hề có chữ nào nhắc đến đôi chân của a.
Thì ra Thì ra, Hạ Ly là như thế này
Đôi mắt cô chợt nhòa đi.
Bà Hạ đứng bên giật mình:
- Tiểu Ngu! Cháu sao vậy? Ôi! Sao lại khóc thế? Bác, bác, bác xin lỗi, bác
ăn nói vụng về quá, thực ra là bác muốn động viên cháu, thế mà lại làm cho
cháu khóc! Chuyện này Bác sĩ Tô
Tô Ngu cứ nhìn chăm chăm vào Hạ Ly, nước mắt rơi lã chã.
Hạ Ly.
Người mà cô đã ngưỡng mộ từ năm mười ba tuổi.
Người giành được thành tích rực rỡ nhất kể từ khi S.S thành lập cho tới
nay.
Huyền thoại không thể vượt qua trong giới thiết kế châu ngọc.
Lúc này đây, anh đang ngồi cách cô chưa đầy ba mét.
Khuôn mặt thanh tú, làn da trắng trong, cuộc đời thần kì với hai mươi lăm
năm trôi qua trên chiếc xe lăn.
Vì sao lại như thế?
Buồn quá.
Buồn hơn cả khi cô phát hiện ra rằng, thì ra mình khác với người khác.
Sự khiếm khuyết của cơ thể mình, rõ ràng là không đáng nhắc đến, rõ ràng
là cô đã vượt lên nó với một tâm thế thoải mái và kiên cường, nhưng sao khi
nó xảy ra với Hạ Ly thì cô lại cảm thấy đau khổ đến thế?
Trên thế giới này có biết bao nhiêu người.
Vì sao lại là cô và anh phải chịu đựng những khiếm khuyết?
Nếu có thể đi lại được thì tốt
Nếu có thể nghe được thì tốt
Đối với người khác, rõ ràng đó là một việc hết sức bình thường, nhưng vì
sao đối với Hạ Ly và cô thì lại là nỗi khát khao tuyệt vọng nhất?!
Tô Ngu khóc không thành tiếng.
Trong phòng VIP im lặng như tờ, chỉ nghe thấy tiếng khóc thút thít của Tô
Ngu. Cả bà Hạ và cha của Tô Ngu đều lúng túng, không biết phải an ủi cô như thế nào. Đúng lúc đó, Hạ Ly - người từ nãy đến giờ cứ lặng lẽ nhìn Tô Ngu, đã tự lăn xe đi đến trước mặt cô, cầm một góc chiếc chăn đang đặt trên đùi, lau nước mắt cho Tô Ngu.
Động tác của anh rất nhẹ nhàng.
Ánh mắt của anh rất chăm chú.
Ngón tay của anh dường như có ma lực, lau đến đâu, sạch đến đó, chỉ một
lát trên mặt cô đã không còn thấy đâu dấu vết của sự đau buồn nữa.
Tô Ngu ngây người ra nhìn anh.
Vẻ thể hiện của Hạ Ly rất điềm tĩnh, điềm tĩnh tới mức người khác không hề
thấy vẩn lên chút ái ố hỉ nộ nào, nhưng lại có một sức mạnh trấn tĩnh người
khác đến lạ thường:
- Em tên là Tiểu Ngu à?
- Vâng, em tên là, Tô Ngu - Cái tên luôn là niềm tự hào của Tô Ngu, hai từ
ấy là những từ mà cô phát âm chuẩn nhất. Nhưng lúc này đây, trước mắt con
người quan trọng nhường này thì cô lại trở nên lắp bắp, phát âm lúng búng.
- Tô Ngu, - Hạ Ly nhắc lại tên cô một lần nữa, sau đó tháo chiếc vòng đang
đeo ở cô tay phải mình, đeo lên tay cô - Chiếc vòng này có tên là Thiên sứ. Thiên sứ sẽ không khóc. Vì vậy, đừng khóc nhé.
Đó là một sợi dây rất đơn giản làm bằng chất liệu sợi tổng hợp màu đỏ, trên đó có một miếng hổ phách kích thước chừng một centimet. Và bên trong miếng hổ phách nhỏ bé ấy có một đôi cánh, không biết là của loài động vật nào, song được gia công rất tinh xảo, trông gần như trong suốt.
Tô Ngu biết rõ sự quý giá của nó, nên vội từ chối, nhưng Hạ Ly đã thu tay về, và chiếc vòng Thiên sứ ấy vẫn ở lại trên cổ tay cô.
Trong miếng hổ phách màu vàng nhạt ấy, đôi cánh màu bạc tuy trông nhỏ bé và yếu ớt, nhưng trải qua sự chắt lọc hàng ngàn năm nó vẫn vững bền không hề thay đổi.
Ngẫm nghĩ kĩ câu nói của Hạ Ly, Tô Ngu thấy lòng ấm áp hẳn lên.
Cô vừa cảm động vừa xấu hổ, không biết phải nói gì.
Bà Hạ ngồi bên thở phào một cái:
- Được rồi, được rồi, cuối cùng không khóc nữa rồi. Bác sợ quá, cứ tưởng
rằng mình đã nói câu gì đắc tội với Tiểu Ngu.
- Thật không phải khi để chị phải chứng kiến cảnh này - Tô Ngạn ngại ng ùng .
- Không sao, không khóc nữa là tốt rồi. Nào, nào, ăn cơm thôi!
Bốn người ngồi vào bàn.
Mặc dù là ăn buffet, nhưng thức ăn trong phòng VIP đều do các nhân viên
phục vụ mang đến. Tô Ngu để ý, Hạ Ly chỉ ăn một món rau cải làn, ngoài ra không đụng tới bất cứ món nào khác. Bà Hạ cứ trách móc Hạ Ly mãi, còn Hạ Ly chỉ im lặng chịu trận một cách ngoan ngoãn, và thỉnh thoảng lại gắp thức
ăn cho mẹ.
Tóm lại, đó là một bữa ăn mà cả chủ và khách đều vui vẻ. Ăn xong, bà Hạ
nói:
- Bác sĩ Tô vội lên tàu nên tôi không làm nhỡ thời gian của anh nữa. Tôi sẽ ở lại thành phố B khoảng nửa năm hay một năm gì đó, nếu anh đến đây nữa thì nhất định phải liên hệ với tôi nhé. Nếu trong quá trình học, Tiểu Ngu thấy có gì không hiểu thì cứ tìm A Ly nhà bác.
- Thế thì làm phiền quá - Khi Tô Ngạn nói những lời đó, Tô Ngu nhìn thấy Hạ Ly cúi đầu, dường như đang nghĩ ngợi điều gì, không biết anh có đồng ý với ciệc mẹ ôm việc về thay cho mình không nữa.
Có điều
Tô Ngu sờ lên Thiên sứ, thầm hứa với lòng mình, nhất định sẽ tốt nghiệp
S.S bằng chính năng lực của mình. Không tốt nghiệp thì nhất định sẽ không tới gặp Hạ Ly nữa.
Bởi vì, lần gặp mặt này thực sự khiến cô rất ngại.
Vì thế, hi vọng lần sau gặp, cô có thể để cho anh nhìn thấy con người thực
sự của mình, một người tài năng xuất chúng, lạc quan, kiên cường và rất khoáng đạt.
Như thế mới không phụ lại số phận đã sắp xếp cho họ gặp nhau.
Sau khi chào từ biệt mẹ con bà Hạ, Tô Ngu và cha lại đi ra ga tàu.
Cha đưa cho cô một chiếc túi nhỏ:
- Vừa rồi cứ mải chuyện khác chưa kịp đưa cho con. Đây là ô mai mẹ làm và
bảo cha mang cho con ăn. Mẹ nói, năm nay mơ không được ngon nên không làm nhiều, con cứ ăn đi, đợi lần sau làm xong, cha sẽ gửi chuyển phát nhanh cho con. À, phải rồi, còn - Nói rồi ông lấy từ trong ví ra một chiếc thẻ tín dụng - Con ở chỗ chị họ, lại theo học ở S.S, chi phí chắc hẳn sẽ tăng, đây là
thẻ của cha, khi con muốn dùng thì cứ quẹt thẻ nhé.
Tô Ngu cảm động đón lấy hai vật đó, chợt nhớ tới người mẹ ở nơi xa xôi, trong lòng trào dâng cảm giác ấm áp và quyến luyến.
- Cha - Cô chậm rãi nói - Nhất định, cha, phải, an ủi mẹ.
Mẹ đã phải ở nhà lâu như vậy, đi làm lại chắc hẳn sẽ gặp phải rất nhiều khó
khăn, giờ đây, cô không thể ở bên cạnh mẹ, nên tất cả chỉ còn biết trông cậy vào cha mà thôi.
Tô Ngạn gật đầu:
- Con cứ yên tâm. Thế nhé, đến giờ rồi, cha phải vào trong sân ga đây. Con
về đi.
- Vâng.
Mặc dù rất lưu luyến, nhưng từ trước đến nay Tô Ngu luôn là đứa con biết
nghe lời, vì thế, nghe cha nói như vậy, cô bèn quay người ra về. Vừa đi, cô vừa mở chiếc túi đựng ô mai, định ăn thử một quả. Nhưng cô chợt phát hiện ra, ngoài ô mai, trong đó còn có một lá thư trả lời, lấy ra xem thì thấy trên đó đề tên người nhận là mẹ cô, còn người gửi là Trường âm nhạc Quốc tế Gia Hoa.
Lá thư đã được bóc.
Ngón tay của Tô Ngu khẽ run lên, vì cô linh cảm thấy một điều chẳng lành,
nên tim cứ đập thình thịch.
Cô nên xem không?
Ở cửa soát vé, trong lúc lấy vé ra, Tô Ngạn mới phát hiện ra rằng lá thư kẹp
ở túi ngoài không còn nữa. Nhớ đến túi ô mai đưa cho con gái, mặt ông chợt biến sắc, ông đang định quay người bước trở lại thì thấy Tô Ngu đang từ xa chạy về phía ông.
Lòng Tô Ngạn chợt thắt lại, ông vội chạy đến đón:
- Tiểu Ngu
Tô Ngu hổn hển dừng lại ở một chỗ cách cha khoảng mấy bước, cô cắn
chặt vành môi dưới, khuôn mặt trắng xanh không bộc lộ nhiều cảm xúc, ngập ngừng một lát cô mới nhấc chân tiến về phía trước, chìa tay ra, đưa lại lá thư
cho cha:
- Cha, cái này, bị rơi.
Chỉ là năm từ, nhưng dường như chúng được xé ra từ chỗ sâu nhất trong
cổ họng, khiến máu chảy đầm đìa, và làm cho người ta đau đớn.
Tô Ngạn nhận lại lá thư, há hốc miệng và định nói một câu gì đó thì Tô Ngu đã quay người bỏ chạy rất nhanh.
Cô đã chạy rất nhanh, hoàn toàn không nhìn thấy người cha đang bất lực đuổi theo sau cô như thế nào, càng không thể nghe thấy tiếng gọi thảng thốt của ông.
Cô chỉ biết rằng, phía trước toàn là người, cô cứ chạy mãi, chạy mãi, xuyên qua đám người mặc đủ màu sắc san sát bên nhau tạo thành một dải màu, rối ren, bấn loạn.
Tô Ngu đã chạy một mạch ra khỏi bến tàu, rồi chạy vào một ngõ nhỏ, cho đến khi xung quanh không còn ai nữa mới mệt mỏi dừng lại.
Trong tay cô vẫn đang giứ chặt chiếc túi ấy.
Ô mai trong túi hoàn toàn chẳng nặng nề gì, nhưng sao nó giống như một
tảng đá khổng lồ, đè nặng lên trái tim cô.
Cái thứ mùi vừa chua chua, lại vừa ngòn ngọt vẫn xộc thẳng vào mũi. Nó
luôn nhắc cô nhớ rằng, trên thế gian này, có sự tồn tại của một từ - "Mẹ".
Nhưng, người mẹ rất quan trọng ấy, lại
"Ngón tay cứng.
Luyện tập sơ sài.
Nhạc cảm bình thường.
Đã bỏ tập quá lâu.
"
Từng từ, từng chữ trong lá thư trả lời cứ hiện lên trước mắt cô và xen lẫn
với những hình ảnh, những động tác nói bằng tay thuần thục của mẹ, tạo thành một sự mỉa mai rất trần trụi.
Tô Ngu từ từ ngồi xuống, run rẩy ôm lấy cánh tay, nhìn lên Thiên sứ trên cổ
tay, nghĩ đến lời của Hạ Ly, cảm thấy một nỗi thất vọng dâng lên từ đáy lòng.
- Mẹ, con, xin lỗi
Trong ngõ nhỏ có một quán cà phê.
Buổi trưa yên tĩnh, bên trong không có một vị khách nào. Từ ngoài, có thể
nhìn thấy một nam thanh niên phục vụ ăn mặc sạch sẽ đang lau cốc chén bên cạnh quầy.
Tiếng chuông của chùm chuông gió treo trên cửa vang lên, người phục vụ
đặt chiếc cốc trong tay xuống, ngẩng đầu nói:
- Hoan nghênh quý khách đến với quán!
Một thiếu nữ nhỏ bé bước vào. Đôi mắt cô đỏ mọng, đôi môi se lại, bước
chân rối ren, dường như cô vừa bị một cú sốc rất lớn.
Người phục vụ vội hỏi:
- Cô cần gì ạ?
Cô gái chỉ vào chiếc điện thoại trên quầy.
- Điện thoại à?
Cô gái nghẹn ngào gật đầu:
- Anh, có, thể, điện thoại, gọi giúp tôi, một cuộc, không? - Giọng của cô rất
cứng, dường như cô phải dùng hết sức lực mới nói được ra.
Người phục vụ bất giác ngây người ra.
Cô gái lấy từ trong túi ra tờ mười đồng, sau đó chỉ vào tai của mình, nói:
- Xin lỗi, tôi, không, nghe, được, vì, thế, nhờ anh.
Đôi mi ướt đầm và đỏ mọng của cô càng cho thấy điệu bộ đáng thương. Vì
thế, người phục vụ dường như lập tức thấy mềm lòng, vội hỏi:
- Được, không sao. Xin hỏi, số điện thoại là bao nhiêu?
Cô chậm rãi nói ra số điện thoại. Người phục vụ bấm theo các số mà cô vừa
đọc, rồi nói vào ống nói của điện thoại mấy câu, sau đó quay sang hỏi cô:
- Có muốn nói trực tiếp với bà ấy không?
Cô gái hỏi:
- Điện thoại thông rồi à?
- Thông rồi! - Người phục vụ nói với đầu dây bên kia với vẻ bất an, xin bà
chờ cho một chút, cô ấy sẽ tự nói.
Cô gái ghé sát vào điện thoại, hít một hơi thật sâu, cố gắng trấn tĩnh, sau
đó bắt đầu nói từng chữ một:
- Ô mai, rất ngon, cảm ơn, mẹ.
Người phục vụ lắng nghe một lúc rồi nói với cô:
- Mẹ cô hỏi, vì sao không nhắn tin bằng di động cho bà ấy?
- Di động, quên mang. Bây giờ, bến tàu, cha vừa đi rồi. Con, nhớ mẹ.
Người phục vụ cười, nhìn cô bằng ánh mắt rất dịu dàng:
- Mẹ cô nói, bà ấy cũng rất nhớ cô.
- Cảm ơn, mẹ. Hi vọng, mẹ, vui vẻ Con con, luôn, yêu, mẹ. Học tập,
con, sẽ, cố gắng! - Nói xong câu này, cô gái gác ngay máy, kết thúc cuộc gọi.
Người phục vụ nhìn cô với vẻ xót thương. Cô gái gật đầu đầy vẻ biết ơn với anh, rồi quay người bước đi.
Từ trong góc quán cà phê, một thiếu niên đột nhiên đứng dậy, bước tới.
Người phục vụ quay lại, hỏi cậu:
- Diệp Nhất, sao thế?
Ánh mắt Diệp Nhất xuyên qua lớp kính cửa sổ, lặng lẽ dõi theo bóng của cô
gái mỗi lúc một xa dần.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook