Quyết Tuyệt
-
Chương 28: Vài lời của Tích Vũ
Vài lời của Tích Vũ:
Đây là đồng nhân văn về cặp Dân Thành, tức Lý Thế Dân x Lý Kiến Thành, lai lịch thân thế của nhị vị có thể sơ lược như sau:
Lý Thế Dân (23/1/599 – 10/7/649), tức Đường Thái Tông, vị hoàng đế thứ hai của nhà Đường, con trai thứ hai của Đường Cao Tổ Lý Uyên. Lý Thế Dân rất giỏi võ nghệ, có tài cầm quân, sử dụng binh pháp, lại can đảm, không nề những việc nguy hiểm nhất, khi tấn công thì như vũ bão, biết lựa người và dùng người, không ngại dùng kẻ thù cũ đã đầu hàng mình.
Lý Kiến Thành (589 – 2/ 7/ 626), con trưởng của Đường Cao Tổ Lý Uyên, được phong làm Thái tử sau khi Đại Đường thành lập vào năm 618. Lý Kiến Thành là một vị tướng tài giỏi, một chính trị gia xuất sắc.
Lý Kiến Thành và Lý Thế Dân tiến hành tranh giành quyền lực trong nhiều năm, trong đó Lý Kiến Thành nhận được sự ủng hộ của Tề vương Lý Nguyên Cát. Năm 626, Đường Cao Tổ dần dần tỏ ý muốn hạn chế quyền lực của Lý Thế Dân để củng cố địa vị Thái tử, Lý Thế Dân biết Đường Cao Tổ sẽ không đổi ý nên đã gây ra sự biến Huyền Vũ môn, giết chết Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát đoạt ngôi vị.
Sự biến Huyền Vũ Môn (Huyền Vũ Môn chi biến): là sự kiện tranh giành quyền lực diễn ra vào ngày 2 tháng 7 năm 626, khi Tần vương Lý Thế Dân đã tiến hành một cuộc phục kích trước cửa Huyền Vũ, giết chết Lý Kiến Thành cùng em trai là Tề vương Lý Nguyên Cát. Xung quanh sự kiện này còn rất nhiều tranh cãi. Đây là vết đen trong cuộc đời Lý Thế Dân, trở thành ví dụ lịch sử điển hình cho những cuộc tranh giành quyền lực, huynh đệ tương tàn.
Nguyên nhân dẫn đến Huyền Vũ Môn chi biến đã bị lấp liếm suốt mấy nghìn năm, ngày nay, khi cái nhìn lịch sử đã khách quan hơn, nhiều người đã lật lại sự kiện này và có cái nhìn công bằng hơn đối với Lý Kiến Thành (Bài rửa oan cho anh nhà Lý Kiến Thành đã được nàng Thanh Du tiến hành ròng rã hơn hai tháng với độ dài đến 50 trang, ta rất cảm động và chờ đợi ngày nàng hoàn thành nó), còn trước hết, thử lướt qua một quan điểm ta cảm thấy khá đúng đắn và sâu sắc về sự kiện này, được viết thành cuốn sách mang tên “Nông Lịch Lục Nguyệt Sơ Tứ – Huyền Vũ Môn Chi Biến” của tác giả Đồng Mã Phi Mã với lời tựa như sau:
Nói đến Huyền Vũ Môn chi biến, liền nghĩ đến Lý Thế Dân, nghĩ đến Lý Thế Dân, liền nghĩ tới “Trinh Quán chi trì” (Sự trị vì dưới thời Trinh Quán – niên hiệu của Lý Thế Dân, được coi là kỷ nguyên thịnh vượng nhất của Đường triều), mà chính vì có “Trinh Quán chi trì”, Lý Thế Dân liền trở thành minh quân, mà một minh quân thì không thể có bất kỳ khuyết điểm gì, vì vậy Lý Thế Dân tại Huyền Vũ Môn chi biến liền trở thành một người vô tội bị hại, đây là thói quen đánh giá sự kiện của sử quan, cũng như của thế tục. Cách nhìn này có thể gói gọn lại là: Chuyện mà minh quân làm nhất định là chuyện tốt, chuyện mà bạo quân làm nhất định là chuyện xấu, đây là lý lẽ quen thuộc để luận “người tốt người xấu.”
Vấn đề là, có một chuyện xấu chắc chắn là do minh quân gây nên, điều này khiến các sử gia vô cùng đau đầu, không biết phải giải thích làm sao cho phải, trong lòng không khỏi oán tránh tiền nhân làm việc không thận trọng. Huyền Vũ Môn chi biến, bản thân nó không hề phức tạp, trong lịch sử không thiếu các cuộc chính biến tranh giành vương vị trong hoàng tộc với nhau, chỉ có điều, người phát động cuộc chính biến Huyền Vũ Môn lại chính là Lý Thế Dân, vô cùng tàn nhẫn, vô cùng thủ đoạn, để tranh giành địa vị Thái tử của ca ca, hắn đã giết chết chính huynh đệ ruột thịt của mình, bức phụ hoàng thoái vị, sau đó tàn sát toàn bộ người nhà của ca ca cùng đệ đệ, những hành vi này đều không phù hợp với quan niệm truyền thống lẫn chuẩn tắc làm việc thông thường.
Nếu như sau đó, Lý Thế Dân trở thành bạo quân giống như Thương Trụ Vương, Tùy Dạng Đế, thì sẽ dễ dàng hơn với các nhà sử học, người ta có thể soạn ra mười tội trạng lớn, tám điều đại ác, năm điều bất nhân các loại, cuối cùng cho ra kết luận: Quá trình đoạt vị của Lý Thế Dân là bất nhân bất nghĩa. Thế nhưng, Lý Thế Dân lại nhất định không phải là kẻ như vậy, hắn thông minh hơn người, danh tiếng tốt, lại nhẫn tâm lưu lại ác danh vì sự biến Huyền Vũ Môn, quyết định dùng nửa đời sau nỗ lực vãn hồi danh tiếng, trở thành nhất thế minh quân. Lý luận “người tốt người xấu” quen thuộc của sử gia bị lung lay rồi, cho nên họ phải tức tốc vạch tìm ẩn tình đằng sau âm mưu, thủ đoạn Huyền Vũ Môn chi biến.
Có người nói, Lý Kiến Thành muốn dùng độc hại chết Lý Thế Dân, cướp đoạt binh quyền của Lý Thế Dân, trước Huyền Vũ Môn chi biến đã bố trí đủ phương pháp dồn Lý Thế Dân vào chỗ chết, các sử gia cứ thế say sưa trong thuyết bênh vực minh quân, mà cho rằng Lý Thế Dân là tự bảo vệ mình, là tự vệ bất đắc dĩ; toàn bộ tội trạng, xấu xa, độc ác, tham lam, ích kỷ, hèn mọn, kém cỏi dồn hết lên người vị Thái tử đã chết kia, nhân tiện, bóp méo luôn hình tượng Lý Kiến Thành khi còn sống một cách thảm hại. Kỳ thực, bất kỳ ai có chỉ số IQ trung bình đều sẽ biết, chuyện mà người thừa kế ngôi vị hoàng đế không mong muốn nhất, chính là có biến cố phát sinh trước khi kế vị, bởi vì cho dù bất cứ biến cố gì, kết quả ra sao, cũng không khiến cho địa vị và danh tiếng của người đó tăng thêm một phân một tấc nào, cho nên người kế vị sẽ không vô duyên vô cớ gây ra biến cố. Tiến hành một chuyện quá mạo hiểm mà không mang lại lợi ích, Lý Kiến Thành sao có thể ngu ngốc như vậy? Đợi mấy ngày sau đăng cơ, y muốn làm gì Lý Thế Dân chẳng được? Giả như Lý Kiến Thành thật sự là kẻ ngu dốt, vậy càng không có năng lực mưu hại Lý Thế Dân, còn nếu như Lý Kiến Thành không phải kẻ ngu dốt, với địa vị và binh quyền trong tay, y càng không cần gây ra biến động mạo hiểm trước ngày kế vị. Dù là bất cứ trường hợp nào cũng đều không ăn khớp, khiến cho câu chuyện Huyền Vũ Môn chi biến trở nên chồng chất nghi vấn.
Kỳ thực, sự biến Huyền Vũ Môn căn bản không tồn tại nghi vấn, các nhà sử học dựa vào cái gì mà nghi vấn không thôi? Không thể dùng logic của lý trí mà lý giải, thì đành dùng lý lẽ tình cảm để chứng minh, “ái chi dục kỳ sinh, hận chi dục kỳ tử” (ái dục là gốc của sinh tử), “dương chi khả thượng thiên, ức chi tắc nhập địa” (thích thì nâng lên tận trời, ghét thì ghì xuống tận đất), toàn bộ đều do yêu hận mà ra. Giữa biển người mênh mang, vì danh vì lợi, đó cũng là chuyện thường của thế gian. Đế vương cũng là người. Lý Thế Dân tiến hành Huyền Vũ Môn chi biến là vì lợi, Lý Thế Dân xây dựng “Trinh Quán chi trì” là vì danh. Thôi thì, hoàng đế háo danh vẫn tốt hơn là hoàng đế không biết xấu hổ. Cho nên, hậu nhân không cần thiết phải vì vạch trần sự thật mà làm thấp đi giá trị của “Trinh Quán tri chì”, cũng không vì che giấu động cơ mà tô đẹp cho Huyền Vũ Môn chi biến. Thanh giả tự thanh, đục giả tự đục, lịch sử vốn rất đơn giản, chỉ có thế nhân làm cho nó trở nên phức tạp mà thôi.
Mỗi người đều có cái nhìn lịch sử của riêng mình, cố gắng giữ lấy kiến giải độc lập và sâu sắc thì sẽ không bị thế tục đồng hóa.
---
Tóm gọn lại, đằng sau sự biến Huyền Vũ Môn và mối quan hệ của huynh đệ Lý gia có quá nhiều tranh cãi, tạo ra mảnh đất màu mỡ cho các tác giả tha hồ tưởng tượng và viết truyện. Và như thế, các tác phẩm đam mỹ về cặp Dân Thành, hay someone x Thành ra đời (Lưu ý: Đối với ta, Kiến Thành là thụ, chỉ có thể là thụ).
Ghi chú:
- Tiền đề có vẻ hơi dài nhỉ, đã ai chóng mặt chưa? =))
- Đề nghị những ai từng xem Tần Vương Lý Thế Dân hãy gạt bỏ hình tượng Lý Kiến Thành của Nghiêm Khoan. Lý Kiến Thành trong sử và trong văn đều là tổng thụ!
Đây là đồng nhân văn về cặp Dân Thành, tức Lý Thế Dân x Lý Kiến Thành, lai lịch thân thế của nhị vị có thể sơ lược như sau:
Lý Thế Dân (23/1/599 – 10/7/649), tức Đường Thái Tông, vị hoàng đế thứ hai của nhà Đường, con trai thứ hai của Đường Cao Tổ Lý Uyên. Lý Thế Dân rất giỏi võ nghệ, có tài cầm quân, sử dụng binh pháp, lại can đảm, không nề những việc nguy hiểm nhất, khi tấn công thì như vũ bão, biết lựa người và dùng người, không ngại dùng kẻ thù cũ đã đầu hàng mình.
Lý Kiến Thành (589 – 2/ 7/ 626), con trưởng của Đường Cao Tổ Lý Uyên, được phong làm Thái tử sau khi Đại Đường thành lập vào năm 618. Lý Kiến Thành là một vị tướng tài giỏi, một chính trị gia xuất sắc.
Lý Kiến Thành và Lý Thế Dân tiến hành tranh giành quyền lực trong nhiều năm, trong đó Lý Kiến Thành nhận được sự ủng hộ của Tề vương Lý Nguyên Cát. Năm 626, Đường Cao Tổ dần dần tỏ ý muốn hạn chế quyền lực của Lý Thế Dân để củng cố địa vị Thái tử, Lý Thế Dân biết Đường Cao Tổ sẽ không đổi ý nên đã gây ra sự biến Huyền Vũ môn, giết chết Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát đoạt ngôi vị.
Sự biến Huyền Vũ Môn (Huyền Vũ Môn chi biến): là sự kiện tranh giành quyền lực diễn ra vào ngày 2 tháng 7 năm 626, khi Tần vương Lý Thế Dân đã tiến hành một cuộc phục kích trước cửa Huyền Vũ, giết chết Lý Kiến Thành cùng em trai là Tề vương Lý Nguyên Cát. Xung quanh sự kiện này còn rất nhiều tranh cãi. Đây là vết đen trong cuộc đời Lý Thế Dân, trở thành ví dụ lịch sử điển hình cho những cuộc tranh giành quyền lực, huynh đệ tương tàn.
Nguyên nhân dẫn đến Huyền Vũ Môn chi biến đã bị lấp liếm suốt mấy nghìn năm, ngày nay, khi cái nhìn lịch sử đã khách quan hơn, nhiều người đã lật lại sự kiện này và có cái nhìn công bằng hơn đối với Lý Kiến Thành (Bài rửa oan cho anh nhà Lý Kiến Thành đã được nàng Thanh Du tiến hành ròng rã hơn hai tháng với độ dài đến 50 trang, ta rất cảm động và chờ đợi ngày nàng hoàn thành nó), còn trước hết, thử lướt qua một quan điểm ta cảm thấy khá đúng đắn và sâu sắc về sự kiện này, được viết thành cuốn sách mang tên “Nông Lịch Lục Nguyệt Sơ Tứ – Huyền Vũ Môn Chi Biến” của tác giả Đồng Mã Phi Mã với lời tựa như sau:
Nói đến Huyền Vũ Môn chi biến, liền nghĩ đến Lý Thế Dân, nghĩ đến Lý Thế Dân, liền nghĩ tới “Trinh Quán chi trì” (Sự trị vì dưới thời Trinh Quán – niên hiệu của Lý Thế Dân, được coi là kỷ nguyên thịnh vượng nhất của Đường triều), mà chính vì có “Trinh Quán chi trì”, Lý Thế Dân liền trở thành minh quân, mà một minh quân thì không thể có bất kỳ khuyết điểm gì, vì vậy Lý Thế Dân tại Huyền Vũ Môn chi biến liền trở thành một người vô tội bị hại, đây là thói quen đánh giá sự kiện của sử quan, cũng như của thế tục. Cách nhìn này có thể gói gọn lại là: Chuyện mà minh quân làm nhất định là chuyện tốt, chuyện mà bạo quân làm nhất định là chuyện xấu, đây là lý lẽ quen thuộc để luận “người tốt người xấu.”
Vấn đề là, có một chuyện xấu chắc chắn là do minh quân gây nên, điều này khiến các sử gia vô cùng đau đầu, không biết phải giải thích làm sao cho phải, trong lòng không khỏi oán tránh tiền nhân làm việc không thận trọng. Huyền Vũ Môn chi biến, bản thân nó không hề phức tạp, trong lịch sử không thiếu các cuộc chính biến tranh giành vương vị trong hoàng tộc với nhau, chỉ có điều, người phát động cuộc chính biến Huyền Vũ Môn lại chính là Lý Thế Dân, vô cùng tàn nhẫn, vô cùng thủ đoạn, để tranh giành địa vị Thái tử của ca ca, hắn đã giết chết chính huynh đệ ruột thịt của mình, bức phụ hoàng thoái vị, sau đó tàn sát toàn bộ người nhà của ca ca cùng đệ đệ, những hành vi này đều không phù hợp với quan niệm truyền thống lẫn chuẩn tắc làm việc thông thường.
Nếu như sau đó, Lý Thế Dân trở thành bạo quân giống như Thương Trụ Vương, Tùy Dạng Đế, thì sẽ dễ dàng hơn với các nhà sử học, người ta có thể soạn ra mười tội trạng lớn, tám điều đại ác, năm điều bất nhân các loại, cuối cùng cho ra kết luận: Quá trình đoạt vị của Lý Thế Dân là bất nhân bất nghĩa. Thế nhưng, Lý Thế Dân lại nhất định không phải là kẻ như vậy, hắn thông minh hơn người, danh tiếng tốt, lại nhẫn tâm lưu lại ác danh vì sự biến Huyền Vũ Môn, quyết định dùng nửa đời sau nỗ lực vãn hồi danh tiếng, trở thành nhất thế minh quân. Lý luận “người tốt người xấu” quen thuộc của sử gia bị lung lay rồi, cho nên họ phải tức tốc vạch tìm ẩn tình đằng sau âm mưu, thủ đoạn Huyền Vũ Môn chi biến.
Có người nói, Lý Kiến Thành muốn dùng độc hại chết Lý Thế Dân, cướp đoạt binh quyền của Lý Thế Dân, trước Huyền Vũ Môn chi biến đã bố trí đủ phương pháp dồn Lý Thế Dân vào chỗ chết, các sử gia cứ thế say sưa trong thuyết bênh vực minh quân, mà cho rằng Lý Thế Dân là tự bảo vệ mình, là tự vệ bất đắc dĩ; toàn bộ tội trạng, xấu xa, độc ác, tham lam, ích kỷ, hèn mọn, kém cỏi dồn hết lên người vị Thái tử đã chết kia, nhân tiện, bóp méo luôn hình tượng Lý Kiến Thành khi còn sống một cách thảm hại. Kỳ thực, bất kỳ ai có chỉ số IQ trung bình đều sẽ biết, chuyện mà người thừa kế ngôi vị hoàng đế không mong muốn nhất, chính là có biến cố phát sinh trước khi kế vị, bởi vì cho dù bất cứ biến cố gì, kết quả ra sao, cũng không khiến cho địa vị và danh tiếng của người đó tăng thêm một phân một tấc nào, cho nên người kế vị sẽ không vô duyên vô cớ gây ra biến cố. Tiến hành một chuyện quá mạo hiểm mà không mang lại lợi ích, Lý Kiến Thành sao có thể ngu ngốc như vậy? Đợi mấy ngày sau đăng cơ, y muốn làm gì Lý Thế Dân chẳng được? Giả như Lý Kiến Thành thật sự là kẻ ngu dốt, vậy càng không có năng lực mưu hại Lý Thế Dân, còn nếu như Lý Kiến Thành không phải kẻ ngu dốt, với địa vị và binh quyền trong tay, y càng không cần gây ra biến động mạo hiểm trước ngày kế vị. Dù là bất cứ trường hợp nào cũng đều không ăn khớp, khiến cho câu chuyện Huyền Vũ Môn chi biến trở nên chồng chất nghi vấn.
Kỳ thực, sự biến Huyền Vũ Môn căn bản không tồn tại nghi vấn, các nhà sử học dựa vào cái gì mà nghi vấn không thôi? Không thể dùng logic của lý trí mà lý giải, thì đành dùng lý lẽ tình cảm để chứng minh, “ái chi dục kỳ sinh, hận chi dục kỳ tử” (ái dục là gốc của sinh tử), “dương chi khả thượng thiên, ức chi tắc nhập địa” (thích thì nâng lên tận trời, ghét thì ghì xuống tận đất), toàn bộ đều do yêu hận mà ra. Giữa biển người mênh mang, vì danh vì lợi, đó cũng là chuyện thường của thế gian. Đế vương cũng là người. Lý Thế Dân tiến hành Huyền Vũ Môn chi biến là vì lợi, Lý Thế Dân xây dựng “Trinh Quán chi trì” là vì danh. Thôi thì, hoàng đế háo danh vẫn tốt hơn là hoàng đế không biết xấu hổ. Cho nên, hậu nhân không cần thiết phải vì vạch trần sự thật mà làm thấp đi giá trị của “Trinh Quán tri chì”, cũng không vì che giấu động cơ mà tô đẹp cho Huyền Vũ Môn chi biến. Thanh giả tự thanh, đục giả tự đục, lịch sử vốn rất đơn giản, chỉ có thế nhân làm cho nó trở nên phức tạp mà thôi.
Mỗi người đều có cái nhìn lịch sử của riêng mình, cố gắng giữ lấy kiến giải độc lập và sâu sắc thì sẽ không bị thế tục đồng hóa.
---
Tóm gọn lại, đằng sau sự biến Huyền Vũ Môn và mối quan hệ của huynh đệ Lý gia có quá nhiều tranh cãi, tạo ra mảnh đất màu mỡ cho các tác giả tha hồ tưởng tượng và viết truyện. Và như thế, các tác phẩm đam mỹ về cặp Dân Thành, hay someone x Thành ra đời (Lưu ý: Đối với ta, Kiến Thành là thụ, chỉ có thể là thụ).
Ghi chú:
- Tiền đề có vẻ hơi dài nhỉ, đã ai chóng mặt chưa? =))
- Đề nghị những ai từng xem Tần Vương Lý Thế Dân hãy gạt bỏ hình tượng Lý Kiến Thành của Nghiêm Khoan. Lý Kiến Thành trong sử và trong văn đều là tổng thụ!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook