Quyến Luyến Phù Thành
-
Chương 67
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Rời khỏi Quảng Châu, qua Quảng Tây tiến vào Vân Nam, gần Sở Hùng ở biên giới Tứ Xuyên và Vân Nam, huyện Thái Bình nằm ở đây.
Cả hành trình không dưới bốn năm ngàn dặm đường.
Bạch Cẩm Tú lo cho bệnh tình của mẹ Nhiếp Tái Trầm sợ đến muộn sự việc không cứu vãn được, chỉ hận không thể chắp cánh bay tới đó, trên đường ngày đi đêm nghỉ. Tối đến không nghỉ ở khách sạn thị trấn mà tìm nhà dân ở thôn trang để nhỉ, không có nhà dân thì dựng lều ở bên ngoài. Chỗ ở thì kinh khủng, đường đi thì khó khăn thế nào không phải nói, nhưng cô không thấy khổ chút nào, trong lòng chỉ muốn đến đó thật sớm.
Cứ ròng rã như thế hơn mười ngày, cuối cùng cũng tới Côn Minh. Khi đêm xuống tạm nghỉ lại Côn Minh một tối, hôm sau còn chưa sáng cô đã mượn một chiếc ô tô từ người bạn làm ăn của cha sống ở Côn Minh tiếp tục lên đường, đi hết đoạn đường ô tô có thể đi, lại thuê xe la địa phương, vượt ngọn núi, đi bộ qua con đường trà mã cổ mở nơi lưng vách núi, lại một hồi bôn ba, ngày hôm nay rốt cuộc cũng tiến vào huyện Thái Bình, đi theo cha Thạch đầu vượt qua con đường gồ ghề cuối cùng là đến điểm đến của cuộc hành trình này.
Nơi này thật sự quá xa xôi, ngay cả làn sóng thay đổi lớn của thời đại như hoàng đế xuống đài ở nơi đây cũng không có phản ứng gì lớn. Lúc đi qua huyện Thái Bình, Bạch Cẩm Tú vẫn nhìn thấy rất nhiều người vẫn để bím tóc, huyện thành đã như thế, ở huyện hạ thậm chí còn gần như không khác gì thời tiền Thanh cả.
Người trong thôn không mấy xa lạ với cái tên Quảng Châu, bởi vì Trầm ca Nhiếp gia làm việc ở đó, nhưng Quảng Châu bên ngoài ngàn dặm xa xôi trông như thế nào thì chưa một ai được tận mắt nhìn thấy, chỉ nghĩ đó hẳn là một nơi vô cùng lộn xộn, có cả người nước ngoài mắt xanh tóc vàng giống như tu sĩ đi qua lại huyện thành. Giờ bà Nhiếp xảy ra chuyện, lang trung huyện thành bó tay, họ cũng biết bảo cha Thạch Đầu đến Quảng Châu gọi Nhiếp Tái Trầm về, ngày ngày mong ngóng, hôm nay người Quảng Châu cuối cùng đã tới, nhưng không phải Nhiếp Tái Trầm mà là một vị tiểu thư thành phố trẻ tuổi xinh đẹp như tiên nữ, tóc uốn xoăn như người nước ngoài, cũng mặc âu phục kiểu cách phương tây, đi theo cha Thạch Đầu vào thôn, như phượng hoàng rơi vào ổ gà, tức thì khiến tất cả người trong thôn đều tò mò ngó nghiêng, xúm xít lại đi theo sau cô, đi về hướng Nhiếp gia.
Bạch Cẩm Tú lên đường gấp rút nên mặc gì thì đi đó, căn bản không nghĩ đến vấn đề ăn mặc trang phục, giờ lại càng không có tâm tư để ý tới cái này, dẫn theo bác sĩ đi theo cha Thạch Đầu đến Nhiếp gia, đẩy cửa viện, bước nhanh vào trong.
Mẹ Thạch Đầu cùng một phụ nữ khác đang ngồi bên giường bệnh săn sóc bà Nhiếp đã nằm liệt nhiều ngày mà chưa có chuyển biến tốt đẹp, hai người đang phiền não lo lắng không biết Nhiếp Tái Trầm khi nào mới về thì chợt nghe bên ngoài có tiếng hô:
– Về rồi, đã về rồi. Cũng mời cả lang trung thành Quảng Châu tới rồi.
Mẹ Thạch Đầu nhận ra giọng chồng mình, nghĩ chồng mình đã gọi được Nhiếp Tái Trầm về quê thì mừng rỡ, đứng lên ra ngoài đón, nhưng chỉ thấy một vị tiểu thư xinh đẹp đang vội vã đi vào thì ngớ người ra.
Bạch Cẩm Tú sốt ruột đi vào nhà, thấy một người phụ nữ tóc hoa râm đang nằm trên giường, biết bà chính là mẹ của Nhiếp Tái Trầm, hai mắt bà nhắm nghiền, mặt tái nhợt, cả người sưng vù, trong lòng tức khắc hoảng loạn, vội thúc giục bác sĩ mau khám cho bà.
Bác sĩ biết Bạch tiểu thư đang sốt ruột lo lắng, cũng không cần nghỉ ngơi, lập tức lấy thiết bị ra bắt đầu kiểm tra cho bệnh nhân.
Mẹ Thạch Đầu đứng ở cửa nhìn nhìn, quay đầu lại, thấy người trong thôn cũng lục tục kéo nhau vào đứng đầy ở trong viện nhìn ngó vào trong phòng, xì xào với nhau thì kéo chồng sang một bên, hỏi nhỏ:
– Cô ấy là ai thế? Cậu Nhiếp đâu?
Ngày đó Bạch Cẩm Tú trò chuyện với thư ký cũng là người Hương Cảng bằng tiếng Quảng Đông, cha Thạch Đầu dĩ nhiên là nửa câu cũng không hiểu, lại là lần đầu tiên xa nhà, đến được thành Quảng Châu rộng lớn hoa lệ thì cả người đã quá mệt, ngủ cả đêm, sáng sớm hôm sau lại tức khắc lên đường, căn bản không rõ Bạch tiểu thư này là ai, chỉ biết những cảnh vệ kia vô cùng tôn kính cô, lắc đầu:
– Tôi không biết nữa. Tôi tìm đến chỗ cậu Nhiếp làm việc, họ gọi Bạch tiểu thư tới. Cô ấy chưa nói được vài câu thì đã bảo tôi đưa cô ấy và bác sĩ lên đường rồi.
– Thế cô ấy và cậu Nhiếp có quan hệ gì?
Cha Thạch Đầu lại lắc đầu:
– Tôi cũng không biết.
Không hỏi được chồng gì cả, lại đang quan tâm bệnh tình của bà Nhiếp, vì thế chị ta không hỏi nữa mà tiếp tục cùng người trong thôn xem bác sĩ khám cho bệnh nhân.
Bác sĩ cẩn thận kiểm tra, hỏi tường tận mẹ Thạch Đầu tình hình lúc bị ngã, sau đó sắp xếp quá trình trị liệu.
Trời tối, mẹ Thạch Đầu cùng mấy người phụ nữ khác đi nấu cơm, dọn dẹp một phòng trống cho Bạch Cẩm Tú ở. Bác sĩ cùng với hộ vệ và quản sự Bạch gia đi cùng cũng đều được sắp xếp chỗ nghỉ đàng hoàng.
Bà Nhiếp vẫn chưa tỉnh lại.
Đêm dần sâu, mẹ Thạch Đầu thấy vị Bạch tiểu thư từ thành Quảng Châu tới vẫn luôn ngồi trước giường bệnh, sợ cô mệt bảo cô vào phòng nghỉ ngơi, để mình và mấy phụ nữ khác sẽ thay phiên nhau trực cho.
Bác sĩ nói với Bạch Cẩm Tú, phần đầu của bà Nhiếp có thể bị tụ máu làm cho hôn mê, các phương pháp y tế hiện tại không thể thực hiện chính xác phẫu thuật mổ sọ loại máu ứ, nhưng ông ta đã dùng loại thuốc đặc hiệu mới nhất, có thể trợ giúp giảm áp lực nội sọ, để tình trạng phù nề từ từ giảm bớt. Theo tình hình bị tổn thương thì người bệnh chắc chắn sẽ tỉnh lại, rồi tiếp tục thực hiện trị liệu là sẽ khá lên.
Ý của bác sĩ là, có lẽ là còn một khả năng khác nữa, là bệnh nhân sẽ không tỉnh lại, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.
Bạch Cẩm Tú nhìn gương mặt có vài phần quen thuộc qua ánh nến, tâm trạng nặng trĩu, không thể nào yên tâm ngủ được, chỉ vào tấm đệm đặt bên cạnh giường, nói:
– Để em trông cho. Khi nào mệt thì em ngủ ở kia cũng được.
Mẹ Thạch Đầu thấy cô không chịu thì cũng thôi, nói mình ở ngay bên cạnh, có gì cứ gọi, nói xong thì đi ra ngoài.
Chị ta vừa ra ngoài thì đã có mấy phụ nữ khác kéo hỏi:
– Bạch tiểu thư có phải vợ của cậu Nhiếp ở Quảng Châu không? Xinh đẹp quá, cậu Nhiếp chọn giỏi thật. Chẳng trách không chịu mấy mối ở quê.
Đây không biết là người thứ bao nhiêu dò hỏi về cô rồi. Mẹ Thạch Đầu sợ vị tiểu thư bên trong nghe được thì kéo người kia ra xa, thì thầm:
– Chồng tôi cũng không biết. Mọi người đừng nói lung tung, nhỡ không phải thì người ta khó xử lắm.
Tuy không biết Bạch tiểu thư này có địa vị như nào, nhưng có binh lính cùng với vị quản sự chắc là người làm của cô đi theo, xem ra có lẽ là người có tiền có quyền nhất ở trong thành rồi.
Nhóm phụ nữ nghe thế thì cũng không dám xì xào nữa, trò chuyện đôi câu thì giải tán hết.
Buổi tối này, Bạch Cẩm Tú thức trước giường bệnh, nửa đêm bón thuốc giúp hộ sĩ, gần sáng mới bắt đầu chợp mắt.
Ngày hôm sau, bác sĩ tiếp tục cho thuốc. Khi đêm xuống vẫn là Bạch Cẩm Tú thức trông.
Qua ba ngày, mẹ anh vẫn chưa tỉnh lại. Tâm trạng của Bạch Cẩm Tú càng nặng nề thêm, ngay cả cơm chiều cũng ăn không vào.
Hộ sĩ tiêm xong mũi cuối cùng của ngày rồi đi nghỉ ngơi.
Bạch Cẩm Tú ngồi trông được một lúc phát hiện bà ra mồ hôi, cô đi lấy nước ấm, vắt khăn, lau mồ hôi trên cổ và mặt cho bà, tiếp đó lau tay. Lau xong, cô ngồi bên cạnh, xoa bóp chân và thân thể cho bà theo lời bác sĩ dặn.
Cô xoa bóp một lúc lâu, cánh tay đau nhức, mẹ anh vẫn nằm im không có chút phản ứng nào. Nhớ tới lời bác sĩ nói càng lâu không tỉnh thì nguy hiểm càng lớn, cuối cùng không nén nổi mà rơi nước mắt khóc thầm.
Cô vừa lau nước mắt vừa tiếp tục xoa bóp cho bà, cuối cùng vì mệt quá, cầm lấy tay bà, gục xuống mép giường ngủ thiếp đi. Cũng không biết qua bao lâu, đang mơ mơ màng màng bỗng cảm thấy có ai đó đụng vào mặt mình, mở choàng mắt ra, phát hiện bà Nhiếp đã mở mắt, dựa vào đầu giường nhìn cô, thần sắc hiền hòa lẫn nghi hoặc, tay khẽ chạm vào gò má của cô vẫn còn vương nước mắt chưa khô.
Mẹ tỉnh rồi! Mẹ anh cuối cùng đã tỉnh rồi!
Bạch Cẩm Tú mừng rỡ, nhào tới, ôm chặt lấy bà, khóc lên.
Cô cũng không biết tại sao mình lại làm vậy, dù sao thì tâm trạng hiện giờ chính là vừa vui mừng lại vừa tủi phận.
– Con ngoan, con ngoan, đừng khóc, đừng khóc…
Bà Nhiếp cố gắng đưa tay lên ôm lấy cô, vỗ nhẹ vào lưng cô.
– Con là con gái nhà ai, sao lại ở nhà bác?
Bạch Cẩm Tú bấy giờ mới biết mình thất thố, cuống quít ngồi dậy xoa xoa mắt, nói:
– Bác ơi, cháu họ Bạch, bác cứ gọi cháu là Tú Tú. Bác chờ lát, cháu đi gọi bác sĩ.
– Bác sĩ! Bác sĩ! Lão phu nhân tỉnh rồi.
Cô đứng lên chạy ra ngoài, không để ý chậu nước đặt dưới nền nhà, chân đá trúng.
Rầm một tiếng, chậu nước bị cô đá vào, nước đổ ra đất.
Bạch Cẩm Tú lúng túng, vội nhìn bà Nhiếp, sợ bà trách mình chân tay vụng về, rối rít định nhặt chậu lên.
– Không sao, không sao…Con đừng nhúc nhích, cẩn thận ngã…Chân có đau không?
Bạch Cẩm Tú thở hắt ra, lắc đầu, rồi mới chạy ra ngoài.
Bác sĩ mau chóng tới, kiểm tra cho bà Nhiếp, bảo bà thử cử động tay chân, chớp tròng mắt.
Bà Nhiếp làm theo, tuy rất mất công nhưng đều hoàn thành.
Bác sĩ mỉm cười nói với Bạch Cẩm Tú:
– Tốt rồi. Thật là ngoài sức tưởng tượng của tôi. Lão phu nhân xem ra không có vấn đề gì lớn, tiếp tục trị liệu sẽ có thể từ từ hồi phục.
Bạch Cẩm Tú mừng rỡ, trái tim căng thẳng như dây đàn trong mấy ngày cuối cùng đã thả lỏng.
Mẹ Thạch Đầu lúc nãy bị tiếng kêu của cô làm cho hoảng sợ đã chạy tới, phát hiện bà Nhiếp đã tỉnh cũng hết sức vui mừng.
Lúc hôn mê, đồ ăn của bà Nhiếp chủ yếu là chất lỏng, về sau được bác sĩ bổ sung dinh dưỡng cho bà, nhưng người vẫn gầy ốm đi rất nhiều, chị ta muốn đi nấu cháo cho bà Nhiếp, lúc đi còn nói với bà:
– Thím ơi, lúc thím hôn mê, toàn là Bạch tiểu thư săn sóc thím đấy. Cha Thạch Đầu đi Quảng Châu gọi cậu Nhiếp về, nhưng cậu Nhiếp đi công tác, là Bạch tiểu thư đưa bác sĩ tới, ngày nào cũng thức trông thím cả đêm. Cháu thấy cô ấy gầy đi nhiều.
Bà Nhiếp vô cùng xót xa, thúc Bạch Cẩm Tú đi ngủ:
– Con gái ngoan, đừng ở đây nữa, bác không sao rồi, con đi nghỉ đi.
Mẹ anh cuối cùng đã tỉnh lại, Bạch Cẩm Tú cũng yên lòng. Đích thực bị giày vò nhiều ngày, cô cũng thấy quá mệt, nghe theo bà trở về phòng rửa mặt, nằm ngủ.
Cô ngủ một mạch đến tận ngày hôm sau, khi mặt trời đã nhô cao thì mới dậy, mở choàng mắt ra, phát hiện mặt trời đã chiếu đến mông rồi.
Nơi đây không phải nhà mình, không thể ngủ đến lúc mặt trời xuống núi được. Cô vội xuống giường rửa mặt mũi, chạy đến phòng của bà Nhiếp, mẹ Thạch Đầu và mấy người phụ nữ khác đều đang ở đó, trò chuyện vui vẻ, thấy cô đi vào thì đều nhìn cô mỉm cười. Mẹ Thạch Đầu nói có để điểm tâm sáng cho cô ở bếp, bảo cô đi ăn. Bạch Cẩm Tú nói mình không đói.
– Con ngoan nghe lời đi ăn đi. Trông con gầy quá, trên người chẳng có tí thịt nào. Ăn no mới khỏe con ạ. – Bà Nhiếp bảo.
Bạch Cẩm Tú liền ngoan ngoãn xuống bếp, ăn một cái bánh đã thấy no rồi, cúi nhìn ngực mình, lại ăn thêm cái nữa.
Lúc trở lại phòng, người trong phòng đã đi hết rồi, chỉ còn một mình bà Nhiếp.
Cô tới ngồi bên mép giường, tiếp tục xoa bóp chân cho bà.
– Bạch tiểu thư, con quen biết con trai bác à? Nó là gì của con? Mẹ Thạch Đầu nói, cha Thạch Đầu đi Quảng Châu tìm Tái Trầm, nhưng nó đi vắng, họ liền gọi con tới.
Bạch Cẩm Tú nghe bà hỏi cái này, tim nảy lên, tay dừng lại, ngước mắt lên.
Bà Nhiếp đang nhìn cô, cười hiền hoà.
Bạch Cẩm Tú lí nhí đáp:
– Anh ấy từng là thủ hạ của cậu cháu. Nhà cháu có em gái, anh ấy đã cứu em cháu. Anh ấy có việc rời khỏi Quảng Châu, bác lại xảy ra chuyện, nên cháu mới đưa bác sĩ tới đây khám cho bác.
Nói xong, cô hồi hộp lén nhìn bà.
Bà Nhiếp yên lặng, một lát mới mỉm cười nói:
– Thì ra là thế, bác biết rồi. Lần tới gặp Tái Trầm, bác nhất định bắt nó phải cảm ơn cháu.
Bà tin mà không hỏi tiếp, Bạch Cẩm Tú thầm thở phào nhẹ nhõm.
Cả hành trình không dưới bốn năm ngàn dặm đường.
Bạch Cẩm Tú lo cho bệnh tình của mẹ Nhiếp Tái Trầm sợ đến muộn sự việc không cứu vãn được, chỉ hận không thể chắp cánh bay tới đó, trên đường ngày đi đêm nghỉ. Tối đến không nghỉ ở khách sạn thị trấn mà tìm nhà dân ở thôn trang để nhỉ, không có nhà dân thì dựng lều ở bên ngoài. Chỗ ở thì kinh khủng, đường đi thì khó khăn thế nào không phải nói, nhưng cô không thấy khổ chút nào, trong lòng chỉ muốn đến đó thật sớm.
Cứ ròng rã như thế hơn mười ngày, cuối cùng cũng tới Côn Minh. Khi đêm xuống tạm nghỉ lại Côn Minh một tối, hôm sau còn chưa sáng cô đã mượn một chiếc ô tô từ người bạn làm ăn của cha sống ở Côn Minh tiếp tục lên đường, đi hết đoạn đường ô tô có thể đi, lại thuê xe la địa phương, vượt ngọn núi, đi bộ qua con đường trà mã cổ mở nơi lưng vách núi, lại một hồi bôn ba, ngày hôm nay rốt cuộc cũng tiến vào huyện Thái Bình, đi theo cha Thạch đầu vượt qua con đường gồ ghề cuối cùng là đến điểm đến của cuộc hành trình này.
Nơi này thật sự quá xa xôi, ngay cả làn sóng thay đổi lớn của thời đại như hoàng đế xuống đài ở nơi đây cũng không có phản ứng gì lớn. Lúc đi qua huyện Thái Bình, Bạch Cẩm Tú vẫn nhìn thấy rất nhiều người vẫn để bím tóc, huyện thành đã như thế, ở huyện hạ thậm chí còn gần như không khác gì thời tiền Thanh cả.
Người trong thôn không mấy xa lạ với cái tên Quảng Châu, bởi vì Trầm ca Nhiếp gia làm việc ở đó, nhưng Quảng Châu bên ngoài ngàn dặm xa xôi trông như thế nào thì chưa một ai được tận mắt nhìn thấy, chỉ nghĩ đó hẳn là một nơi vô cùng lộn xộn, có cả người nước ngoài mắt xanh tóc vàng giống như tu sĩ đi qua lại huyện thành. Giờ bà Nhiếp xảy ra chuyện, lang trung huyện thành bó tay, họ cũng biết bảo cha Thạch Đầu đến Quảng Châu gọi Nhiếp Tái Trầm về, ngày ngày mong ngóng, hôm nay người Quảng Châu cuối cùng đã tới, nhưng không phải Nhiếp Tái Trầm mà là một vị tiểu thư thành phố trẻ tuổi xinh đẹp như tiên nữ, tóc uốn xoăn như người nước ngoài, cũng mặc âu phục kiểu cách phương tây, đi theo cha Thạch Đầu vào thôn, như phượng hoàng rơi vào ổ gà, tức thì khiến tất cả người trong thôn đều tò mò ngó nghiêng, xúm xít lại đi theo sau cô, đi về hướng Nhiếp gia.
Bạch Cẩm Tú lên đường gấp rút nên mặc gì thì đi đó, căn bản không nghĩ đến vấn đề ăn mặc trang phục, giờ lại càng không có tâm tư để ý tới cái này, dẫn theo bác sĩ đi theo cha Thạch Đầu đến Nhiếp gia, đẩy cửa viện, bước nhanh vào trong.
Mẹ Thạch Đầu cùng một phụ nữ khác đang ngồi bên giường bệnh săn sóc bà Nhiếp đã nằm liệt nhiều ngày mà chưa có chuyển biến tốt đẹp, hai người đang phiền não lo lắng không biết Nhiếp Tái Trầm khi nào mới về thì chợt nghe bên ngoài có tiếng hô:
– Về rồi, đã về rồi. Cũng mời cả lang trung thành Quảng Châu tới rồi.
Mẹ Thạch Đầu nhận ra giọng chồng mình, nghĩ chồng mình đã gọi được Nhiếp Tái Trầm về quê thì mừng rỡ, đứng lên ra ngoài đón, nhưng chỉ thấy một vị tiểu thư xinh đẹp đang vội vã đi vào thì ngớ người ra.
Bạch Cẩm Tú sốt ruột đi vào nhà, thấy một người phụ nữ tóc hoa râm đang nằm trên giường, biết bà chính là mẹ của Nhiếp Tái Trầm, hai mắt bà nhắm nghiền, mặt tái nhợt, cả người sưng vù, trong lòng tức khắc hoảng loạn, vội thúc giục bác sĩ mau khám cho bà.
Bác sĩ biết Bạch tiểu thư đang sốt ruột lo lắng, cũng không cần nghỉ ngơi, lập tức lấy thiết bị ra bắt đầu kiểm tra cho bệnh nhân.
Mẹ Thạch Đầu đứng ở cửa nhìn nhìn, quay đầu lại, thấy người trong thôn cũng lục tục kéo nhau vào đứng đầy ở trong viện nhìn ngó vào trong phòng, xì xào với nhau thì kéo chồng sang một bên, hỏi nhỏ:
– Cô ấy là ai thế? Cậu Nhiếp đâu?
Ngày đó Bạch Cẩm Tú trò chuyện với thư ký cũng là người Hương Cảng bằng tiếng Quảng Đông, cha Thạch Đầu dĩ nhiên là nửa câu cũng không hiểu, lại là lần đầu tiên xa nhà, đến được thành Quảng Châu rộng lớn hoa lệ thì cả người đã quá mệt, ngủ cả đêm, sáng sớm hôm sau lại tức khắc lên đường, căn bản không rõ Bạch tiểu thư này là ai, chỉ biết những cảnh vệ kia vô cùng tôn kính cô, lắc đầu:
– Tôi không biết nữa. Tôi tìm đến chỗ cậu Nhiếp làm việc, họ gọi Bạch tiểu thư tới. Cô ấy chưa nói được vài câu thì đã bảo tôi đưa cô ấy và bác sĩ lên đường rồi.
– Thế cô ấy và cậu Nhiếp có quan hệ gì?
Cha Thạch Đầu lại lắc đầu:
– Tôi cũng không biết.
Không hỏi được chồng gì cả, lại đang quan tâm bệnh tình của bà Nhiếp, vì thế chị ta không hỏi nữa mà tiếp tục cùng người trong thôn xem bác sĩ khám cho bệnh nhân.
Bác sĩ cẩn thận kiểm tra, hỏi tường tận mẹ Thạch Đầu tình hình lúc bị ngã, sau đó sắp xếp quá trình trị liệu.
Trời tối, mẹ Thạch Đầu cùng mấy người phụ nữ khác đi nấu cơm, dọn dẹp một phòng trống cho Bạch Cẩm Tú ở. Bác sĩ cùng với hộ vệ và quản sự Bạch gia đi cùng cũng đều được sắp xếp chỗ nghỉ đàng hoàng.
Bà Nhiếp vẫn chưa tỉnh lại.
Đêm dần sâu, mẹ Thạch Đầu thấy vị Bạch tiểu thư từ thành Quảng Châu tới vẫn luôn ngồi trước giường bệnh, sợ cô mệt bảo cô vào phòng nghỉ ngơi, để mình và mấy phụ nữ khác sẽ thay phiên nhau trực cho.
Bác sĩ nói với Bạch Cẩm Tú, phần đầu của bà Nhiếp có thể bị tụ máu làm cho hôn mê, các phương pháp y tế hiện tại không thể thực hiện chính xác phẫu thuật mổ sọ loại máu ứ, nhưng ông ta đã dùng loại thuốc đặc hiệu mới nhất, có thể trợ giúp giảm áp lực nội sọ, để tình trạng phù nề từ từ giảm bớt. Theo tình hình bị tổn thương thì người bệnh chắc chắn sẽ tỉnh lại, rồi tiếp tục thực hiện trị liệu là sẽ khá lên.
Ý của bác sĩ là, có lẽ là còn một khả năng khác nữa, là bệnh nhân sẽ không tỉnh lại, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.
Bạch Cẩm Tú nhìn gương mặt có vài phần quen thuộc qua ánh nến, tâm trạng nặng trĩu, không thể nào yên tâm ngủ được, chỉ vào tấm đệm đặt bên cạnh giường, nói:
– Để em trông cho. Khi nào mệt thì em ngủ ở kia cũng được.
Mẹ Thạch Đầu thấy cô không chịu thì cũng thôi, nói mình ở ngay bên cạnh, có gì cứ gọi, nói xong thì đi ra ngoài.
Chị ta vừa ra ngoài thì đã có mấy phụ nữ khác kéo hỏi:
– Bạch tiểu thư có phải vợ của cậu Nhiếp ở Quảng Châu không? Xinh đẹp quá, cậu Nhiếp chọn giỏi thật. Chẳng trách không chịu mấy mối ở quê.
Đây không biết là người thứ bao nhiêu dò hỏi về cô rồi. Mẹ Thạch Đầu sợ vị tiểu thư bên trong nghe được thì kéo người kia ra xa, thì thầm:
– Chồng tôi cũng không biết. Mọi người đừng nói lung tung, nhỡ không phải thì người ta khó xử lắm.
Tuy không biết Bạch tiểu thư này có địa vị như nào, nhưng có binh lính cùng với vị quản sự chắc là người làm của cô đi theo, xem ra có lẽ là người có tiền có quyền nhất ở trong thành rồi.
Nhóm phụ nữ nghe thế thì cũng không dám xì xào nữa, trò chuyện đôi câu thì giải tán hết.
Buổi tối này, Bạch Cẩm Tú thức trước giường bệnh, nửa đêm bón thuốc giúp hộ sĩ, gần sáng mới bắt đầu chợp mắt.
Ngày hôm sau, bác sĩ tiếp tục cho thuốc. Khi đêm xuống vẫn là Bạch Cẩm Tú thức trông.
Qua ba ngày, mẹ anh vẫn chưa tỉnh lại. Tâm trạng của Bạch Cẩm Tú càng nặng nề thêm, ngay cả cơm chiều cũng ăn không vào.
Hộ sĩ tiêm xong mũi cuối cùng của ngày rồi đi nghỉ ngơi.
Bạch Cẩm Tú ngồi trông được một lúc phát hiện bà ra mồ hôi, cô đi lấy nước ấm, vắt khăn, lau mồ hôi trên cổ và mặt cho bà, tiếp đó lau tay. Lau xong, cô ngồi bên cạnh, xoa bóp chân và thân thể cho bà theo lời bác sĩ dặn.
Cô xoa bóp một lúc lâu, cánh tay đau nhức, mẹ anh vẫn nằm im không có chút phản ứng nào. Nhớ tới lời bác sĩ nói càng lâu không tỉnh thì nguy hiểm càng lớn, cuối cùng không nén nổi mà rơi nước mắt khóc thầm.
Cô vừa lau nước mắt vừa tiếp tục xoa bóp cho bà, cuối cùng vì mệt quá, cầm lấy tay bà, gục xuống mép giường ngủ thiếp đi. Cũng không biết qua bao lâu, đang mơ mơ màng màng bỗng cảm thấy có ai đó đụng vào mặt mình, mở choàng mắt ra, phát hiện bà Nhiếp đã mở mắt, dựa vào đầu giường nhìn cô, thần sắc hiền hòa lẫn nghi hoặc, tay khẽ chạm vào gò má của cô vẫn còn vương nước mắt chưa khô.
Mẹ tỉnh rồi! Mẹ anh cuối cùng đã tỉnh rồi!
Bạch Cẩm Tú mừng rỡ, nhào tới, ôm chặt lấy bà, khóc lên.
Cô cũng không biết tại sao mình lại làm vậy, dù sao thì tâm trạng hiện giờ chính là vừa vui mừng lại vừa tủi phận.
– Con ngoan, con ngoan, đừng khóc, đừng khóc…
Bà Nhiếp cố gắng đưa tay lên ôm lấy cô, vỗ nhẹ vào lưng cô.
– Con là con gái nhà ai, sao lại ở nhà bác?
Bạch Cẩm Tú bấy giờ mới biết mình thất thố, cuống quít ngồi dậy xoa xoa mắt, nói:
– Bác ơi, cháu họ Bạch, bác cứ gọi cháu là Tú Tú. Bác chờ lát, cháu đi gọi bác sĩ.
– Bác sĩ! Bác sĩ! Lão phu nhân tỉnh rồi.
Cô đứng lên chạy ra ngoài, không để ý chậu nước đặt dưới nền nhà, chân đá trúng.
Rầm một tiếng, chậu nước bị cô đá vào, nước đổ ra đất.
Bạch Cẩm Tú lúng túng, vội nhìn bà Nhiếp, sợ bà trách mình chân tay vụng về, rối rít định nhặt chậu lên.
– Không sao, không sao…Con đừng nhúc nhích, cẩn thận ngã…Chân có đau không?
Bạch Cẩm Tú thở hắt ra, lắc đầu, rồi mới chạy ra ngoài.
Bác sĩ mau chóng tới, kiểm tra cho bà Nhiếp, bảo bà thử cử động tay chân, chớp tròng mắt.
Bà Nhiếp làm theo, tuy rất mất công nhưng đều hoàn thành.
Bác sĩ mỉm cười nói với Bạch Cẩm Tú:
– Tốt rồi. Thật là ngoài sức tưởng tượng của tôi. Lão phu nhân xem ra không có vấn đề gì lớn, tiếp tục trị liệu sẽ có thể từ từ hồi phục.
Bạch Cẩm Tú mừng rỡ, trái tim căng thẳng như dây đàn trong mấy ngày cuối cùng đã thả lỏng.
Mẹ Thạch Đầu lúc nãy bị tiếng kêu của cô làm cho hoảng sợ đã chạy tới, phát hiện bà Nhiếp đã tỉnh cũng hết sức vui mừng.
Lúc hôn mê, đồ ăn của bà Nhiếp chủ yếu là chất lỏng, về sau được bác sĩ bổ sung dinh dưỡng cho bà, nhưng người vẫn gầy ốm đi rất nhiều, chị ta muốn đi nấu cháo cho bà Nhiếp, lúc đi còn nói với bà:
– Thím ơi, lúc thím hôn mê, toàn là Bạch tiểu thư săn sóc thím đấy. Cha Thạch Đầu đi Quảng Châu gọi cậu Nhiếp về, nhưng cậu Nhiếp đi công tác, là Bạch tiểu thư đưa bác sĩ tới, ngày nào cũng thức trông thím cả đêm. Cháu thấy cô ấy gầy đi nhiều.
Bà Nhiếp vô cùng xót xa, thúc Bạch Cẩm Tú đi ngủ:
– Con gái ngoan, đừng ở đây nữa, bác không sao rồi, con đi nghỉ đi.
Mẹ anh cuối cùng đã tỉnh lại, Bạch Cẩm Tú cũng yên lòng. Đích thực bị giày vò nhiều ngày, cô cũng thấy quá mệt, nghe theo bà trở về phòng rửa mặt, nằm ngủ.
Cô ngủ một mạch đến tận ngày hôm sau, khi mặt trời đã nhô cao thì mới dậy, mở choàng mắt ra, phát hiện mặt trời đã chiếu đến mông rồi.
Nơi đây không phải nhà mình, không thể ngủ đến lúc mặt trời xuống núi được. Cô vội xuống giường rửa mặt mũi, chạy đến phòng của bà Nhiếp, mẹ Thạch Đầu và mấy người phụ nữ khác đều đang ở đó, trò chuyện vui vẻ, thấy cô đi vào thì đều nhìn cô mỉm cười. Mẹ Thạch Đầu nói có để điểm tâm sáng cho cô ở bếp, bảo cô đi ăn. Bạch Cẩm Tú nói mình không đói.
– Con ngoan nghe lời đi ăn đi. Trông con gầy quá, trên người chẳng có tí thịt nào. Ăn no mới khỏe con ạ. – Bà Nhiếp bảo.
Bạch Cẩm Tú liền ngoan ngoãn xuống bếp, ăn một cái bánh đã thấy no rồi, cúi nhìn ngực mình, lại ăn thêm cái nữa.
Lúc trở lại phòng, người trong phòng đã đi hết rồi, chỉ còn một mình bà Nhiếp.
Cô tới ngồi bên mép giường, tiếp tục xoa bóp chân cho bà.
– Bạch tiểu thư, con quen biết con trai bác à? Nó là gì của con? Mẹ Thạch Đầu nói, cha Thạch Đầu đi Quảng Châu tìm Tái Trầm, nhưng nó đi vắng, họ liền gọi con tới.
Bạch Cẩm Tú nghe bà hỏi cái này, tim nảy lên, tay dừng lại, ngước mắt lên.
Bà Nhiếp đang nhìn cô, cười hiền hoà.
Bạch Cẩm Tú lí nhí đáp:
– Anh ấy từng là thủ hạ của cậu cháu. Nhà cháu có em gái, anh ấy đã cứu em cháu. Anh ấy có việc rời khỏi Quảng Châu, bác lại xảy ra chuyện, nên cháu mới đưa bác sĩ tới đây khám cho bác.
Nói xong, cô hồi hộp lén nhìn bà.
Bà Nhiếp yên lặng, một lát mới mỉm cười nói:
– Thì ra là thế, bác biết rồi. Lần tới gặp Tái Trầm, bác nhất định bắt nó phải cảm ơn cháu.
Bà tin mà không hỏi tiếp, Bạch Cẩm Tú thầm thở phào nhẹ nhõm.
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook