Quần Long Chi Thủ [Luận Anh Hùng]
-
Chương 11: Thơ của Sư Sư
Cho dù Thích Thiếu Thương mới cầm quyền trong thời gian ngắn ngủi, y cũng cảm thấy Dương Vô Tà dường như có phần thiên vị kỹ nữ làng chơi, cho nên từng hỏi:
- Kim Phong Tế Vũ lâu vốn không tham dự vào các ngành kỹ nữ, đánh bạc, trộm cướp, lừa gạt. Tiền của chúng ta đến từ bảo vệ làm ăn và mua bán chính đáng, cùng với tự kinh doanh các ngành nghề nguy hiểm khá cao nhưng bằng thực lực có thể đảm nhận được, ví dụ như bảo tiêu và áp tải, mua sắm hoặc dạy võ vân vân. Hiện nay tiên sinh thiên vị nơi lầu xanh trăng hoa, chẳng phải là dung túng cho ngành nghề này kiêu ngạo, làm cho người ta hiểu lầm quy tắc trong lâu?
Dương Vô Tà không thừa nhận điểm này.
Y trả lời hùng hồn:
- Ta không thiên vị ngành nghề dùng sắc mưu sinh, cũng không thu tiền đút lót của bọn họ. Ngành nghề sắc tình xưa nay đều có, dục vọng của con người không cấm tuyệt được, áp đặt cấm chế trái lại sẽ làm loạn sự ổn định, làm suy yếu phồn vinh, hơn nữa dễ bị bang phái hắc đạo khác lợi dụng. Bọn họ bán nhan sắc là bất đắc dĩ, nếu như không có chỗ dựa, chuyện gạt bán phụ nữ, làm nhục giày xéo nhất định sẽ tăng nhiều, bị kẻ xấu thao túng. Không bằng tập trung nó lại một nơi, tăng cường cảnh giác bảo vệ, không để nó làm bại hoại thuần phong mỹ tục, ngầm cho phép nam nữ vui vẻ, sắc dục vui thích, có thể giảm bớt rất nhiều phiền nhiễu. Người bán thân xác mình là đã đến bước cuối cùng không thể bán được nữa, cũng giống như sát thủ bán tính mạng của mình. Trước kia thời Xuân Thu chiến quốc, Quản Trọng tướng Tề cũng có hành động “lập xóm nữ bảy trăm, thu tiền của nó để làm giàu cho nước”, dùng ngành nghề kỹ nữ để tăng quốc khố thu nhập. Chúng ta đứng ở đạo nghĩa giang hồ, suy nghĩ vì sự phồn hoa của bản địa, chỉ cần nghiêm khắc khống chế, không để nghề nghiệp này lan tràn ồn ào là được. Nếu như bức bọn họ vào đường cùng, đó là chuyện trí giả không làm, nhân giả không cho phép.
Thích Thiếu Thương thấy Dương Vô Tà nói rất thành khẩn, cũng không có dị nghị. Huống hồ ngày đó lúc y gặp nạn, những hồng phấn tri kỷ ra sức ủng hộ y như Đường Vãn Từ, Tần Vãn Tình… có không ít người cũng xuất thân từ thanh lâu. Tri ân báo đức, y cũng không muốn bức người quá đáng.
Dương Vô Tà cũng bổ sung:
- Huống hồ trong lâu, trong tháp của chúng ta cũng có không ít nhân vật tài giỏi xuất thân từ Thanh lâu kỹ viện. “Lão Thiên Gia” Hà Tiểu Hà là một trong số đó. Ôn Mộng Thành Ôn lão gia tử của Hoa đảng cũng có ngọn nguồn sâu xa với ngành nghề này, hơn nữa luôn luôn quản thúc nghiêm ngặt, không cho phép có chuyện thương thiên hại lý phát sinh. Theo ý ta, chỉ cần không gây ra hỗn loạn, chúng ta cũng không nên phá hủy tình cảnh thanh bình này, để tránh giao nơi tốt đẹp này cho đám người Thái Kinh tham lam vô đáy.
Thích Thiếu Thương nghe xong liền cười nói:
- Ta đương nhiên không có ý bức người đến đường cùng, huống hồ ta cũng không phải là thánh nhân, thỉnh thoảng cũng lúc rượu chè be bét một phen. Lưu lại một nơi, có chỗ để đi cũng là chuyện tốt, chỉ cần không đến nỗi lan tràn quá mức là được. Bất cứ chuyện gì, một khi vượt quá giới hạn thì như nước vỡ đê, sẽ thành tai hoạ. Ta thấy những chuyện này, lão ca huynh cứ xử lý theo lệ là được.
Chỉ một câu như vậy, Dương Vô Tà lại tiếp tục xử lý chuyện của hai tuyến Hồng Lam.
Y vẫn luôn ngầm “bảo vệ” bọn họ, không để cho ngành nghề sắc tình lan tràn, không để cho nó bị hắc đạo khống chế, không cho phép có chuyện thương thiên hại lý phát sinh, cũng không cho nó làm bại hoại phong tục đạo đức.
Đương nhiên, những chuyện này không thể làm được một cách tuyệt đối, chỉ có thể làm hết sức.
Có điều nó lại thu được hiệu quả.
Trong đó có một “hiệu quả bất ngờ”, đó là nữ tử thanh lâu đều rất kính trọng Phong Vũ lâu.
“Lãnh tụ” Bạch Mẫu Đơn của bọn họ còn nói đùa:
- Bọn họ là lâu, chúng ta cũng là lâu, chúng ta đều là một nhà.
Mặc dù Thích Thiếu Thương chưa chắc đã thích nghe câu này, nhưng Dương Vô Tà nghe thấy cũng không xem là xúc phạm.
Hiện nay, “hiệu quả” này lại hữu dụng, đã có tác dụng.
Y đi đến hẻm Tiểu Điềm Thủy và hẻm Ngõa Tử, lập tức mang hai tin tức trở về. Đó là hai tin tức trọng đại, vô cùng quan trọng.
Y trước tiên đi hỏi một trong tứ đại danh kỹ của kinh thành là Tôn Tam Tứ.
- Tối nay lão gia tử có đến chỗ này tìm vui hay không?
“Lão gia tử” đương nhiên là ám chỉ đương kim thiên tử Triệu Cát.
Y biết Tôn Tam Tứ sẽ nói, nguyên nhân không có gì khác.
Thứ nhất, Tôn Tam Tứ từ lâu đã muốn báo đáp.
Thứ hai, Tôn Tam Tứ cũng là nữ đệ tử ngoại hệ của Sơn Đông Đại Khẩu Tôn gia, bởi vì gặp nạn, gặp người không quen nên mới sa vào hồng trần này, nhưng vẫn có liên hệ với Thần Thương Tôn gia.
Một “lão đại trong đại ca” (gọi tắt là “đại ca đại”) của Tôn gia là Tôn Vưu Liệt bị người bán rẻ, bỏ mạng tại kinh hoa, Tôn Tam Tứ không thể nào không muốn báo thù.
Cho nên y trước tiên nói với Tôn Tam Tứ rằng Tôn Vưu Liệt đã chết thảm.
Nhưng Tôn Tam Tứ đã biết trước một bước.
Nàng hiểu được lúc này nên làm gì, vì vậy nàng trả lời rất kiên quyết.
- Có.
Dương Vô Tà lại hỏi:
- Hiện giờ hắn còn ở đây không?
Tôn Tam Tứ đáp:
- Còn.
Dương Vô Tà hỏi tiếp:
- Hắn có ở chỗ cô hay không?
Tôn Tam Tứ đáp:
- Không có.
Nàng cười lạnh nói:
- Hắn chỉ ghé qua một lần, rất ít khi lưu luyến chỗ tôi.
Dương Vô Tà liền hỏi:
- Như vậy, hiện giờ hắn ở đâu?
Tôn Tam Tứ nói:
- Tôi không biết.
Dương Vô Tà hơi thất vọng.
Tôn Tam Tứ lại nói:
- Nhưng mà, nếu như ngài hỏi, tuy tôi không biết, nhưng có một người hẳn sẽ biết.
- Ai?
- Bạch Mẫu Đơn.
Bạch Mẫu Đơn là người đứng đầu “tứ đại danh kỹ kinh sư”, chẳng những xinh đẹp vô cùng, hơn nữa thơ rượu ca múa đều tuyệt diệu, nhân phẩm hoa dung đều tuyệt vời.
Bạch Mẫu Đơn chính là Lý Sư Sư.
Như vậy là đủ rồi.
Dương Vô Tà lập tức đi tìm Lý Sư Sư.
Lý Sư Sư đang tiếp đãi “khách quý quan trọng”, vốn không thể tiếp kiến bất cứ người nào. Nhưng bởi vì Dương Vô Tà tới, cho nên Lý Sư Sư lập tức nhận được “thông báo”, hơn nữa dù bận vẫn gặp Dương Vô Tà trong “mật thất”.
- Vô Khi tiên sinh, có gì chỉ giáo?
Người nơi này đều gọi Dương Vô Tà là “Dương Vô Khi”, bởi vì ngoại hiệu của y là “Đồng Tẩu Vô Khi”, hơn nữa nữ tử thanh lâu đều tín nhiệm y.
“Vô khi” là miêu tả chính xác nhất về y, thông minh linh hoạt, nhưng lại không bao giờ khi dễ kẻ yếu ngu ngốc.
Bạch Mẫu Đơn biết rõ cá tính của y, bởi vì vội vàng, cũng biết y đến vào lúc này nhất định có chính sự, cũng không tán gẫu nhiều.
- Không có chuyện thì không tới cửa.
Dương Vô Tà cũng nói thẳng:
- Cô có biết lão gia tử hiện ở đâu không?
- Trong phòng tôi.
Lý Sư Sư cũng đi thẳng vào vấn đề.
Nàng cũng nghe được chuyện người ám sát chết thảm tại hẻm Tiểu Điềm Thủy.
Dương Vô Tà lại hỏi:
- Lão gia tử mang đến cao thủ thế nào?
Lý Sư Sư đáp:
- Không nhiều lắm, khoảng năm sáu người, khó giải quyết.
Những gì nên trả lời nàng đều trả lời.
Dương Vô Tà hỏi một câu nữa:
- Cô có biết khi nào thì hắn đi không?
Bạch Mẫu Đơn đáp:
- Quan gia hắn tối nay nghỉ lại.
Như thế vừa khéo.
Dương Vô Tà đang muốn tạ từ, Bạch Mẫu Đơn lại thấp giọng dặn dò:
- Trách nhiệm trọng đại, ngài phải cẩn thận. Xin truyền đạt với Thích lâu chủ, gió rét sương dày, xin hãy bảo trọng.
Dương Vô Tà gật đầu nói:
- Biết rồi. Thật không biết phải cảm ơn cô thế nào.
Y đang muốn đi, chợt hứng khởi ngâm lên:
- “Niên thời kim dạ kiến Sư Sư, song giáp tửu hồng tư”, câu này của Tần Quán viết về sắc đẹp của Sư Sư. “Tưởng ứng diệu vũ tình ca bãi, hựu hoàn đối thu sắc ta tư. Duy hữu họa lâu, đương thời minh nguyệt, lưỡng xử chiếu tương tư” (1), đoạn này Thiếu Du viết về nỗi ưu sầu của Sư Sư. Nhưng thủy chung không viết về khí khái hào hiệp của Sư Sư, đáng tiếc đáng tiếc.
Lý Sư Sư cười.
Cười thật dễ thương, cười lên quyến rũ.
Nụ cười mang theo một chút mệt mỏi, mang theo một chút mùi hương yên tĩnh.
Có thể cười ra tĩnh hương, đó là âm thanh và hình dung tuyệt sắc.
Núi xa mi dài, eo nhỏ mềm mại.
Dương Vô Tà nhìn một hồi lâu, dừng chân nói:
- Câu “xem hết hoa Dĩnh Xuyên, không đẹp bằng Sư Sư” của Thiếu Du… lại nói đúng.
Lý Sư Sư cười duyên dáng.
Một nụ cười hơn cả ngàn vàng.
Nàng cười khúc khích, cánh tay phải khẽ giơ lên, vuốt mái tóc rối bời sau gáy, tay áo xanh nhạt vừa trượt xuống, lộ ra nửa cánh tay ngọc, mong mỏi nói:
- Những lời này tầm thường, tiên sinh cũng ngẫu hứng ngâm mấy câu đi!
Dương Vô Tà suy nghĩ một chút, nói:
- Ta ngâm không phải thơ, cũng không phải từ, e rằng càng tầm thường. Một tên như gió, tìm vui như mộng; thanh xuân một buổi, hư danh tan biến. Nhìn thấy giai nhân đẹp hơn tiên, tiếc nuối giang sơn loạn, đường cùng dám đăng thiên.
Lý Sư Sư nghe liền vỗ tay cười:
- Tiên sinh ngâm thật hay. Còn lo không có gì cảm ơn tôi. Đây không phải là cảm ơn rồi sao? Còn là đặc biệt cảm ơn nữa.
Dứt lời giọng nói lại thay đổi:
- Thích lâu chủ nếu muốn cảm ơn tôi, lúc rảnh rỗi cũng nên dời bước tặng cho thiếp thân mấy câu chê cười.
Dương Vô Tà cười ha hả.
Lý Sư Sư thấy y cất bước muốn đi, liền hỏi:
- Tiên sinh cười cái gì?
Dương Vô Tà vui vẻ nói:
- Cô rốt cuộc vẫn hi vọng y đích thân tới, nghe chính y ngâm thơ.
Lý Sư Sư mặt ngọc đỏ lên.
Dương Vô Tà cười nói:
- Nào nào nào, đây đúng là khớp với câu “song giáp tửu hồng tư”, đúng là quá giống.
Lý Sư Sư thẹn thùng nói:
- Tiên sinh chỉ biết cười người, mùi giấm thật nhiều.
Dương Vô Tà cười nói:
- Giấm à? Có lẽ tình cảnh này là lão gia tử đang ăn chua nhỉ.
Dứt lời liền vái chào Lý Sư Sư, nghiêm mặt nói:
- Chuyện hôm nay, cảm kích vạn phần. Lời cô nói, sẽ chuyển lời cho lâu chủ, xin cứ yên tâm.
Lý Sư Sư cũng thi lễ nói:
- Ân của tiên sinh, đức của lâu chủ, người nơi này có ai không muốn báo đáp. Nếu có thể cống hiến, xin đừng quên thiếp thân.
Lúc này Dương Vô Tà mới được tú bà dẫn đường, cùng với Chu Như Thị và Lợi Tiểu Cát rời đi.
Y đã có kết quả.
Những chuyện khác chỉ là đối đáp.
Đối đáp xuất phát từ chân thành. Nếu đối đáp không phải từ đáy lòng, đó chỉ là giả vờ khách sáo.
Nhưng không có những lời “đối đáp” này thì không được, giống như một cố sự không có kết cục vậy.
Chỉ để lại Lý Sư Sư, trong ánh đèn giống như một đóa mẫu đơn trắng tuyền nở vào ban đêm.
Yên tĩnh không lời.
Âm thanh vắng lặng.
Chú thích:
(1) Trích từ bài thơ “Nhất Tùng Hoa” của Tần Quán (Tần Thiếu Du).
Niên thời kim dạ kiến Sư Sư, song giáp tửu hồng tư.
Sơ liêm bán quyển vi đăng ngoại, lộ hoa thượng, yên niểu lương ti.
Trâm kế loạn phao, ôi nhân bất khởi, đạn lệ xướng tân từ.
Giai kỳ.
Thùy liệu cửu tham soa.
Sầu tự ám oanh ti.
Tưởng ứng diệu vũ thanh ca bãi, hựu hoàn đối, thu sắc ta tư.
Duy hữu họa lâu, đương thời minh nguyệt, lưỡng xử chiếu tương tư.
Dịch nghĩa:
Giờ này năm ngoái, lần đầu tiên ta nhìn thấy Sư Sư.
Nàng uống một chút rượu, hai má liền đỏ lên.
Lúc đêm khuya chúng ta buông rèm xuống, tắt đèn đi.
Bên ngoài sương đã rơi, gió đêm đang lạnh.
Trang sức của nàng tùy ý ném xuống đất, dựa vào ta không chịu dậy, vừa hát cho ta nghe ca khúc mới của nàng, vừa âm thầm rơi lệ.
Vốn đã ước hẹn sẽ gặp lại, ai biết lại kéo dài lâu như vậy.
Khiến chúng ta càng chờ càng sầu muộn.
Lúc này nếu như nàng lại ca hát nhảy múa.
Hẳn là cũng sẽ than thở vì đợi đến mùa thu vẫn không thể gặp nhau.
Xem ra chỉ có ánh trăng khi đó chiếu vào trên lầu nhỏ, bây giờ có thể đồng thời thấy được dáng vẻ của hai người chúng ta đang mong nhớ nhau.
- Kim Phong Tế Vũ lâu vốn không tham dự vào các ngành kỹ nữ, đánh bạc, trộm cướp, lừa gạt. Tiền của chúng ta đến từ bảo vệ làm ăn và mua bán chính đáng, cùng với tự kinh doanh các ngành nghề nguy hiểm khá cao nhưng bằng thực lực có thể đảm nhận được, ví dụ như bảo tiêu và áp tải, mua sắm hoặc dạy võ vân vân. Hiện nay tiên sinh thiên vị nơi lầu xanh trăng hoa, chẳng phải là dung túng cho ngành nghề này kiêu ngạo, làm cho người ta hiểu lầm quy tắc trong lâu?
Dương Vô Tà không thừa nhận điểm này.
Y trả lời hùng hồn:
- Ta không thiên vị ngành nghề dùng sắc mưu sinh, cũng không thu tiền đút lót của bọn họ. Ngành nghề sắc tình xưa nay đều có, dục vọng của con người không cấm tuyệt được, áp đặt cấm chế trái lại sẽ làm loạn sự ổn định, làm suy yếu phồn vinh, hơn nữa dễ bị bang phái hắc đạo khác lợi dụng. Bọn họ bán nhan sắc là bất đắc dĩ, nếu như không có chỗ dựa, chuyện gạt bán phụ nữ, làm nhục giày xéo nhất định sẽ tăng nhiều, bị kẻ xấu thao túng. Không bằng tập trung nó lại một nơi, tăng cường cảnh giác bảo vệ, không để nó làm bại hoại thuần phong mỹ tục, ngầm cho phép nam nữ vui vẻ, sắc dục vui thích, có thể giảm bớt rất nhiều phiền nhiễu. Người bán thân xác mình là đã đến bước cuối cùng không thể bán được nữa, cũng giống như sát thủ bán tính mạng của mình. Trước kia thời Xuân Thu chiến quốc, Quản Trọng tướng Tề cũng có hành động “lập xóm nữ bảy trăm, thu tiền của nó để làm giàu cho nước”, dùng ngành nghề kỹ nữ để tăng quốc khố thu nhập. Chúng ta đứng ở đạo nghĩa giang hồ, suy nghĩ vì sự phồn hoa của bản địa, chỉ cần nghiêm khắc khống chế, không để nghề nghiệp này lan tràn ồn ào là được. Nếu như bức bọn họ vào đường cùng, đó là chuyện trí giả không làm, nhân giả không cho phép.
Thích Thiếu Thương thấy Dương Vô Tà nói rất thành khẩn, cũng không có dị nghị. Huống hồ ngày đó lúc y gặp nạn, những hồng phấn tri kỷ ra sức ủng hộ y như Đường Vãn Từ, Tần Vãn Tình… có không ít người cũng xuất thân từ thanh lâu. Tri ân báo đức, y cũng không muốn bức người quá đáng.
Dương Vô Tà cũng bổ sung:
- Huống hồ trong lâu, trong tháp của chúng ta cũng có không ít nhân vật tài giỏi xuất thân từ Thanh lâu kỹ viện. “Lão Thiên Gia” Hà Tiểu Hà là một trong số đó. Ôn Mộng Thành Ôn lão gia tử của Hoa đảng cũng có ngọn nguồn sâu xa với ngành nghề này, hơn nữa luôn luôn quản thúc nghiêm ngặt, không cho phép có chuyện thương thiên hại lý phát sinh. Theo ý ta, chỉ cần không gây ra hỗn loạn, chúng ta cũng không nên phá hủy tình cảnh thanh bình này, để tránh giao nơi tốt đẹp này cho đám người Thái Kinh tham lam vô đáy.
Thích Thiếu Thương nghe xong liền cười nói:
- Ta đương nhiên không có ý bức người đến đường cùng, huống hồ ta cũng không phải là thánh nhân, thỉnh thoảng cũng lúc rượu chè be bét một phen. Lưu lại một nơi, có chỗ để đi cũng là chuyện tốt, chỉ cần không đến nỗi lan tràn quá mức là được. Bất cứ chuyện gì, một khi vượt quá giới hạn thì như nước vỡ đê, sẽ thành tai hoạ. Ta thấy những chuyện này, lão ca huynh cứ xử lý theo lệ là được.
Chỉ một câu như vậy, Dương Vô Tà lại tiếp tục xử lý chuyện của hai tuyến Hồng Lam.
Y vẫn luôn ngầm “bảo vệ” bọn họ, không để cho ngành nghề sắc tình lan tràn, không để cho nó bị hắc đạo khống chế, không cho phép có chuyện thương thiên hại lý phát sinh, cũng không cho nó làm bại hoại phong tục đạo đức.
Đương nhiên, những chuyện này không thể làm được một cách tuyệt đối, chỉ có thể làm hết sức.
Có điều nó lại thu được hiệu quả.
Trong đó có một “hiệu quả bất ngờ”, đó là nữ tử thanh lâu đều rất kính trọng Phong Vũ lâu.
“Lãnh tụ” Bạch Mẫu Đơn của bọn họ còn nói đùa:
- Bọn họ là lâu, chúng ta cũng là lâu, chúng ta đều là một nhà.
Mặc dù Thích Thiếu Thương chưa chắc đã thích nghe câu này, nhưng Dương Vô Tà nghe thấy cũng không xem là xúc phạm.
Hiện nay, “hiệu quả” này lại hữu dụng, đã có tác dụng.
Y đi đến hẻm Tiểu Điềm Thủy và hẻm Ngõa Tử, lập tức mang hai tin tức trở về. Đó là hai tin tức trọng đại, vô cùng quan trọng.
Y trước tiên đi hỏi một trong tứ đại danh kỹ của kinh thành là Tôn Tam Tứ.
- Tối nay lão gia tử có đến chỗ này tìm vui hay không?
“Lão gia tử” đương nhiên là ám chỉ đương kim thiên tử Triệu Cát.
Y biết Tôn Tam Tứ sẽ nói, nguyên nhân không có gì khác.
Thứ nhất, Tôn Tam Tứ từ lâu đã muốn báo đáp.
Thứ hai, Tôn Tam Tứ cũng là nữ đệ tử ngoại hệ của Sơn Đông Đại Khẩu Tôn gia, bởi vì gặp nạn, gặp người không quen nên mới sa vào hồng trần này, nhưng vẫn có liên hệ với Thần Thương Tôn gia.
Một “lão đại trong đại ca” (gọi tắt là “đại ca đại”) của Tôn gia là Tôn Vưu Liệt bị người bán rẻ, bỏ mạng tại kinh hoa, Tôn Tam Tứ không thể nào không muốn báo thù.
Cho nên y trước tiên nói với Tôn Tam Tứ rằng Tôn Vưu Liệt đã chết thảm.
Nhưng Tôn Tam Tứ đã biết trước một bước.
Nàng hiểu được lúc này nên làm gì, vì vậy nàng trả lời rất kiên quyết.
- Có.
Dương Vô Tà lại hỏi:
- Hiện giờ hắn còn ở đây không?
Tôn Tam Tứ đáp:
- Còn.
Dương Vô Tà hỏi tiếp:
- Hắn có ở chỗ cô hay không?
Tôn Tam Tứ đáp:
- Không có.
Nàng cười lạnh nói:
- Hắn chỉ ghé qua một lần, rất ít khi lưu luyến chỗ tôi.
Dương Vô Tà liền hỏi:
- Như vậy, hiện giờ hắn ở đâu?
Tôn Tam Tứ nói:
- Tôi không biết.
Dương Vô Tà hơi thất vọng.
Tôn Tam Tứ lại nói:
- Nhưng mà, nếu như ngài hỏi, tuy tôi không biết, nhưng có một người hẳn sẽ biết.
- Ai?
- Bạch Mẫu Đơn.
Bạch Mẫu Đơn là người đứng đầu “tứ đại danh kỹ kinh sư”, chẳng những xinh đẹp vô cùng, hơn nữa thơ rượu ca múa đều tuyệt diệu, nhân phẩm hoa dung đều tuyệt vời.
Bạch Mẫu Đơn chính là Lý Sư Sư.
Như vậy là đủ rồi.
Dương Vô Tà lập tức đi tìm Lý Sư Sư.
Lý Sư Sư đang tiếp đãi “khách quý quan trọng”, vốn không thể tiếp kiến bất cứ người nào. Nhưng bởi vì Dương Vô Tà tới, cho nên Lý Sư Sư lập tức nhận được “thông báo”, hơn nữa dù bận vẫn gặp Dương Vô Tà trong “mật thất”.
- Vô Khi tiên sinh, có gì chỉ giáo?
Người nơi này đều gọi Dương Vô Tà là “Dương Vô Khi”, bởi vì ngoại hiệu của y là “Đồng Tẩu Vô Khi”, hơn nữa nữ tử thanh lâu đều tín nhiệm y.
“Vô khi” là miêu tả chính xác nhất về y, thông minh linh hoạt, nhưng lại không bao giờ khi dễ kẻ yếu ngu ngốc.
Bạch Mẫu Đơn biết rõ cá tính của y, bởi vì vội vàng, cũng biết y đến vào lúc này nhất định có chính sự, cũng không tán gẫu nhiều.
- Không có chuyện thì không tới cửa.
Dương Vô Tà cũng nói thẳng:
- Cô có biết lão gia tử hiện ở đâu không?
- Trong phòng tôi.
Lý Sư Sư cũng đi thẳng vào vấn đề.
Nàng cũng nghe được chuyện người ám sát chết thảm tại hẻm Tiểu Điềm Thủy.
Dương Vô Tà lại hỏi:
- Lão gia tử mang đến cao thủ thế nào?
Lý Sư Sư đáp:
- Không nhiều lắm, khoảng năm sáu người, khó giải quyết.
Những gì nên trả lời nàng đều trả lời.
Dương Vô Tà hỏi một câu nữa:
- Cô có biết khi nào thì hắn đi không?
Bạch Mẫu Đơn đáp:
- Quan gia hắn tối nay nghỉ lại.
Như thế vừa khéo.
Dương Vô Tà đang muốn tạ từ, Bạch Mẫu Đơn lại thấp giọng dặn dò:
- Trách nhiệm trọng đại, ngài phải cẩn thận. Xin truyền đạt với Thích lâu chủ, gió rét sương dày, xin hãy bảo trọng.
Dương Vô Tà gật đầu nói:
- Biết rồi. Thật không biết phải cảm ơn cô thế nào.
Y đang muốn đi, chợt hứng khởi ngâm lên:
- “Niên thời kim dạ kiến Sư Sư, song giáp tửu hồng tư”, câu này của Tần Quán viết về sắc đẹp của Sư Sư. “Tưởng ứng diệu vũ tình ca bãi, hựu hoàn đối thu sắc ta tư. Duy hữu họa lâu, đương thời minh nguyệt, lưỡng xử chiếu tương tư” (1), đoạn này Thiếu Du viết về nỗi ưu sầu của Sư Sư. Nhưng thủy chung không viết về khí khái hào hiệp của Sư Sư, đáng tiếc đáng tiếc.
Lý Sư Sư cười.
Cười thật dễ thương, cười lên quyến rũ.
Nụ cười mang theo một chút mệt mỏi, mang theo một chút mùi hương yên tĩnh.
Có thể cười ra tĩnh hương, đó là âm thanh và hình dung tuyệt sắc.
Núi xa mi dài, eo nhỏ mềm mại.
Dương Vô Tà nhìn một hồi lâu, dừng chân nói:
- Câu “xem hết hoa Dĩnh Xuyên, không đẹp bằng Sư Sư” của Thiếu Du… lại nói đúng.
Lý Sư Sư cười duyên dáng.
Một nụ cười hơn cả ngàn vàng.
Nàng cười khúc khích, cánh tay phải khẽ giơ lên, vuốt mái tóc rối bời sau gáy, tay áo xanh nhạt vừa trượt xuống, lộ ra nửa cánh tay ngọc, mong mỏi nói:
- Những lời này tầm thường, tiên sinh cũng ngẫu hứng ngâm mấy câu đi!
Dương Vô Tà suy nghĩ một chút, nói:
- Ta ngâm không phải thơ, cũng không phải từ, e rằng càng tầm thường. Một tên như gió, tìm vui như mộng; thanh xuân một buổi, hư danh tan biến. Nhìn thấy giai nhân đẹp hơn tiên, tiếc nuối giang sơn loạn, đường cùng dám đăng thiên.
Lý Sư Sư nghe liền vỗ tay cười:
- Tiên sinh ngâm thật hay. Còn lo không có gì cảm ơn tôi. Đây không phải là cảm ơn rồi sao? Còn là đặc biệt cảm ơn nữa.
Dứt lời giọng nói lại thay đổi:
- Thích lâu chủ nếu muốn cảm ơn tôi, lúc rảnh rỗi cũng nên dời bước tặng cho thiếp thân mấy câu chê cười.
Dương Vô Tà cười ha hả.
Lý Sư Sư thấy y cất bước muốn đi, liền hỏi:
- Tiên sinh cười cái gì?
Dương Vô Tà vui vẻ nói:
- Cô rốt cuộc vẫn hi vọng y đích thân tới, nghe chính y ngâm thơ.
Lý Sư Sư mặt ngọc đỏ lên.
Dương Vô Tà cười nói:
- Nào nào nào, đây đúng là khớp với câu “song giáp tửu hồng tư”, đúng là quá giống.
Lý Sư Sư thẹn thùng nói:
- Tiên sinh chỉ biết cười người, mùi giấm thật nhiều.
Dương Vô Tà cười nói:
- Giấm à? Có lẽ tình cảnh này là lão gia tử đang ăn chua nhỉ.
Dứt lời liền vái chào Lý Sư Sư, nghiêm mặt nói:
- Chuyện hôm nay, cảm kích vạn phần. Lời cô nói, sẽ chuyển lời cho lâu chủ, xin cứ yên tâm.
Lý Sư Sư cũng thi lễ nói:
- Ân của tiên sinh, đức của lâu chủ, người nơi này có ai không muốn báo đáp. Nếu có thể cống hiến, xin đừng quên thiếp thân.
Lúc này Dương Vô Tà mới được tú bà dẫn đường, cùng với Chu Như Thị và Lợi Tiểu Cát rời đi.
Y đã có kết quả.
Những chuyện khác chỉ là đối đáp.
Đối đáp xuất phát từ chân thành. Nếu đối đáp không phải từ đáy lòng, đó chỉ là giả vờ khách sáo.
Nhưng không có những lời “đối đáp” này thì không được, giống như một cố sự không có kết cục vậy.
Chỉ để lại Lý Sư Sư, trong ánh đèn giống như một đóa mẫu đơn trắng tuyền nở vào ban đêm.
Yên tĩnh không lời.
Âm thanh vắng lặng.
Chú thích:
(1) Trích từ bài thơ “Nhất Tùng Hoa” của Tần Quán (Tần Thiếu Du).
Niên thời kim dạ kiến Sư Sư, song giáp tửu hồng tư.
Sơ liêm bán quyển vi đăng ngoại, lộ hoa thượng, yên niểu lương ti.
Trâm kế loạn phao, ôi nhân bất khởi, đạn lệ xướng tân từ.
Giai kỳ.
Thùy liệu cửu tham soa.
Sầu tự ám oanh ti.
Tưởng ứng diệu vũ thanh ca bãi, hựu hoàn đối, thu sắc ta tư.
Duy hữu họa lâu, đương thời minh nguyệt, lưỡng xử chiếu tương tư.
Dịch nghĩa:
Giờ này năm ngoái, lần đầu tiên ta nhìn thấy Sư Sư.
Nàng uống một chút rượu, hai má liền đỏ lên.
Lúc đêm khuya chúng ta buông rèm xuống, tắt đèn đi.
Bên ngoài sương đã rơi, gió đêm đang lạnh.
Trang sức của nàng tùy ý ném xuống đất, dựa vào ta không chịu dậy, vừa hát cho ta nghe ca khúc mới của nàng, vừa âm thầm rơi lệ.
Vốn đã ước hẹn sẽ gặp lại, ai biết lại kéo dài lâu như vậy.
Khiến chúng ta càng chờ càng sầu muộn.
Lúc này nếu như nàng lại ca hát nhảy múa.
Hẳn là cũng sẽ than thở vì đợi đến mùa thu vẫn không thể gặp nhau.
Xem ra chỉ có ánh trăng khi đó chiếu vào trên lầu nhỏ, bây giờ có thể đồng thời thấy được dáng vẻ của hai người chúng ta đang mong nhớ nhau.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook