Phượng Nghiên Trấn Quốc
-
Chương 64: Thịnh thế phong hoa
Ngày mồng một tháng năm được Khâm Thiên Giám chọn là ngày hoàng đạo, rất tốt để tổ chức hỷ sự.
Trầm Thư Kính vẫn luôn ngủ không sâu, khi Túc Tình chạm vào người một cái đã bừng tỉnh. Nàng nhìn ra bên ngoài trời, chỉ thấy cả bầu trời vẫn còn một màu đen kịt, vầng trăng tròn vành vạnh mắc trên ngọn liễu khe khẽ đung đưa. Đưa tay lên dụi mắt, giọng nói vẫn còn mang âm mũi:
“Túc Tình, giờ nào rồi?”.
“Chủ tử, đã vào canh giờ Dần canh năm* rồi. Chủ tử cũng nên dậy bắt đầu tắm tửa thay y phục”, Túc Tình nâng Trầm Thư Kính dậy, nhỏ giọng nói.
Trong cơn mơ mơ màng màng, Trầm Thư Kính bị đưa vào trong thùng nước tắm sớm đã rải đầy hoa Huân Y Thảo- loại hoa mà nàng thích nhất. Cách Tình sau khi chuẩn bị y phục xong xuôi, cũng mau chóng tiến vào giúp.
Trầm Thư Kính tựa đầu trên thùng nước, khẽ lim dim, mặc cho Túc Tình Cách Tình tẩy rửa người mình đến đau rát, như muốn phồng rộp cả lên.
Lúc tắm xong đã là nửa canh giờ sau đó, Trầm Thư Kính được Cách Tình tỉ mỉ lau khô người, sau đó chậm chạp mặc hỷ phục vào người.
Giá y đỏ thẫm có bốn lớp, lớp trong cùng là tố y, kế đến là lụa trơn màu đỏ, kế đến nữa là y phục màu đỏ tươi thêu Long Phượng trình tường bằng chỉ vàng, bên ngoài khoác sa mỏng cũng một màu đỏ rực thêu đầy chữ “Hỷ” nơi viền áo. Tay áo rộng thùng thình, làn váy dài phủ quét đất, lộ ra một chút quý khí khó tả.
Trầm Thư Kính gian nan nhấc bước ngọc ra khỏi bình phong ngăn cách, ngồi xuống ghế đối diện với gương đồng. Cách Tình trên tay mang đầy son phấn, ở trên mặt Trầm Thư Kính tô tô vẽ vẽ không ngơi tay. Cuối cùng ở trên trán nàng vẽ xong một đoá hoa đào nho nhỏ, Cách Tình mới buông bút.
Trầm Thư Kính còn chưa kịp nhìn ngắm kĩ dung mạo của mình thì cửa phòng đã bật mở, một nhóm người nhanh chân đi vào.
Tô Tịch bước đến bên cạnh Trầm Thư Kính, nghĩ đến nữ nhi vừa mới cập kê chưa bao lâu đã gả đi, hốc mắt không nhịn được có chút đỏ, trong lòng xót xa vô cùng.
Cảm giác được tâm trạng của mẫu thân, Trầm Thư Kính vươn tay nắm lấy ngọc thủ của bà, nhẹ nhàng nói:
“Mẫu thân, người đừng khóc. Nữ nhi dù cho gả đi rồi vẫn sẽ luôn là tiểu nữ nhi của người mà”.
Mỹ phụ nhân một thân y phục Nhị phẩm cáo mệnh phu nhân bên cạnh Tô Tịch là Uy Vũ Đại tướng quân phu nhân Trác thị cũng tiến lên khuyên nhủ:
“Tịch nhi, đừng khóc, hôm nay là hỷ sự của con bé, không nên khóc a. Kính nhi nói phải, nàng dù gả đi vẫn là nữ nhi của muội mà, đừng khóc. Tẩu còn phải chải đầu cho Kính nhi, muội đừng khóc mà làm trễ giờ lành chứ”.
Làm sao có thể để bản thân làm trễ giờ lành của nữ nhi, mặc dù trong lòng rất đau xót nhưng Tô Tịch vẫn rất vui mừng nở nụ cười, lôi kéo Trác thị nói với Trầm Thư Kính:
“Kính nhi con xem, Đại cửu mẫu đến đây hôm nay là để làm Toàn Phúc Phu Nhân cho con đấy. Đại cữu mẫu thân phận cao quý, hôn nhân cùng Đại cữu cữu con vẫn rất luôn thuận hoà, trên có bà bà thương yêu, dưới có hai nhi tử nhi nữ. Con nhất định sẽ được hưởng phúc khí của Đại cữu mẫu con”.
“Kính nhi đa tạ Đại cữu mẫu”, Trầm Thư Kính hướng Trác thị khẽ cúi đầu, chân thành nói.
Trác thị sợ làm trễ giờ lành, nhanh chóng tiến lên, nhận lấy cây lược đen nhánh trong tay Cách Tình, chậm rãi chải lên tóc Trầm Thư Kính, vừa chải vừa không ngừng nói:
“Nhất sơ*, sơ đến đuôi. Nhị sơ, sơ đến răng long đầu bạc. Tam sơ, sơ đến con cháu đầy đàn. Tứ sơ,...”.
Vừa buông lược xuống, Tô Tịch liền nhịn không được khóc như mưa. Diệp thị ở phía sau cũng tiến lên ôm lấy bà, nhẹ nhàng vỗ về.
Trầm Thư Kính từ nay đã không còn là tiểu nữ nhi của bà nữa, đã không thể tuỳ tiện gặp bà mỗi ngày, nàng đã lập gia đình, nàng đã là nương tử của người khác.
Thật sự phải xa cách rồi...
Cùng lúc đó, tiếng gà gáy tàn canh năm vang lên, hoà cùng tiếng pháo đì đùng rợp trời, cùng thanh âm giày ma sát với mặt đất hấp tấp vang lên của Tôn Vu:
“Phu nhân, kiệu hoa của Trấn Quốc vương gia đến rồi”.
Trầm Thư Kính ngắm nhìn bản thân trong gương lần cuối trước khi được Tô Tịch phủ khăn voan đỏ chót lên đỉnh đầu, nụ cười vẫn treo trên khoé môi chợt hạ xuống, đột nhiên cảm thấy rất mất mát.
Cảm giác trong tay nhiều thêm một quả táo Cát Tường cùng một cây gậy Như Ý, Trầm Thư Kính liền được mọi người hỗ trợ, leo lên lưng Trầm Ngôn đã sớm đợi ở trước cửa.
Tấm lưng Trầm Ngôn vừa rộng nhưng rất vững chắc, Trầm Thư Kính tựa người lên trên còn nghe cả tiếng tim đập của hắn.
Trong tiếng ồn ào chúc phúc của mọi người xung quanh, Trầm Ngôn chậm rãi cất bước, vừa đi vừa nhỏ giọng nói với Trầm Thư Kính:
“Mười lăm năm trước, mẫu thân sinh ra một tiểu nữ oa trắng trắng mềm mềm, lại trông rất thư hương văn nhã, huynh một ngụm liền gọi muội là Thư Kính. Tiểu Thư Kính theo năm tháng dần lớn lên, càng thêm trổ mã xinh đẹp. Muội thông minh lanh lợi lại rất tình cảm. Nếu không có muội, đã không có một Trầm Ngôn cùng Triệu Mộ Như như bây giờ, cũng sẽ không có sự xuất hiện của hài tử trong bụng Mộ nhi. Trầm Thư Kính, bây giờ ca ca đã làm cha rồi, ca ca thật sự rất biết ơn muội”.
“Ca ca nói gì thế, huynh là huynh trưởng của muội, giữa chúng ta còn cần mấy lời khách sáo đó sao? Tẩu tẩu có hỷ rồi? Chuẩn ra khi nào thế? Thảo nào hôm nay muội không nhìn thấy tỷ ấy”.
“Tối hôm qua nàng ấy không khoẻ, huynh cho đại phu kiểm tra thử, liền phát hiện là hỷ mạch, đã hơn hai tháng rồi”.
“Thật tốt quá. Ca ca, sau này muội không còn ở Trầm gia nữa, mẫu thân cùng tẩu tẩu và tiểu chất nhi phải trông chờ vào huynh rồi. Ca ca muội là giỏi nhất, nhất định sẽ chăm sóc tốt cho mọi người. Huynh yên tâm, Hằng đối với muội rất tốt, muội nhất định sẽ sống tốt, huynh đừng lo”, Trầm Thư Kính áp sát mặt vào tấm lưng Trầm Ngôn, nhẹ giọng thủ thỉ, nơi khoé mắt chậm chạp chảy ra một giọt nước mắt nóng hổi.
Đời này người thân của nàng tất cả đều rất tốt. Mẫu thân không chết, ca ca còn cưới vợ sinh con, Tô gia vẫn luôn sừng sững không ngã, Đại biểu tỷ Tô Yên Vân hai tháng trước đã sớm xuất giá, thuận lợi gả cho Kình Thương bá Tiết Gia Dịch của phủ Cố Luân Trưởng công chúa.
Trác Thiếu Kình cùng Trầm Ánh Nguyệt đã sớm ngã ngựa, thù cũ hận mới nàng cũng xem như đã tính xong.
Kể từ bây giờ trở đi, nàng chỉ sống vì chính nàng, và vì Trác Thiếu Hằng mà thôi.
Trầm Ngôn đưa Trầm Thư Kính lên kiệu hoa xong xuôi, ngẩng đầu nhìn về phía Trác Thiếu Hằng một thân hôn phục đen thẫm thêu Long Phượng trình tường bằng chỉ đỏ, bên mép áo thêu thật nhiều chữ “Hỷ” bằng kim tuyến, cơ hồ che lấp cả màu vải.
Chỉ thấy Trác Thiếu Hằng trên khuôn mặt ngập tràn ý cười, trên môi nở nụ cười vô cùng chân thật, lúc nhận chúc phúc của mọi người đều rất vui vẻ mà gật đầu lại. Trầm Ngôn bị niềm hân hoan toả ra từ trên người Trác Thiếu Hằng lây nhiễm, cũng mỉm cười, nhỏ giọng thì thầm:
“Trác Thiếu Hằng, đệ phải chăm sóc tốt cho Kính nhi, nếu không ta sẽ mang con bé về lại Trầm gia”.
Khi kiệu hoa cùng mười dặm hồng trang đi hết một vòng quanh Đế thành thì mặt trời cũng đã lên cao trên đinhr đầu. Kiệu hoa dừng ở trước cổng Trấn Quốc vương phủ trong tiếng kèn trống inh ỏi và tiếng hô hào của những người xung quanh.
Nắm chặt táo Cát Tường cùng gậy Như Ý trong tay, Trầm Thư Kính cảm giác cỗ kiệu lung lay một chút, có lẽ là Trác Thiếu Hằng đá kiệu hoa, sau đó màn kiệu vén lên, một bàn tay đưa vào trước mắt nàng.
Qua lớp lụa mỏng trùm đầu, Trầm Thư Kính lờ mờ thấy được chủ nhân bàn tay có chút run rẩy, nàng khe khẽ cười, vươn tay đưa một đầu còn lại của gậy Như Ý vào tay Trác Thiếu Hằng, sau đó nương theo lực kéo của hắn mà chậm rãi bước ra.
—Chú thích—
*Giờ Dần canh năm: 3-5 giờ sáng.
*Sơ: chải.
Trầm Thư Kính vẫn luôn ngủ không sâu, khi Túc Tình chạm vào người một cái đã bừng tỉnh. Nàng nhìn ra bên ngoài trời, chỉ thấy cả bầu trời vẫn còn một màu đen kịt, vầng trăng tròn vành vạnh mắc trên ngọn liễu khe khẽ đung đưa. Đưa tay lên dụi mắt, giọng nói vẫn còn mang âm mũi:
“Túc Tình, giờ nào rồi?”.
“Chủ tử, đã vào canh giờ Dần canh năm* rồi. Chủ tử cũng nên dậy bắt đầu tắm tửa thay y phục”, Túc Tình nâng Trầm Thư Kính dậy, nhỏ giọng nói.
Trong cơn mơ mơ màng màng, Trầm Thư Kính bị đưa vào trong thùng nước tắm sớm đã rải đầy hoa Huân Y Thảo- loại hoa mà nàng thích nhất. Cách Tình sau khi chuẩn bị y phục xong xuôi, cũng mau chóng tiến vào giúp.
Trầm Thư Kính tựa đầu trên thùng nước, khẽ lim dim, mặc cho Túc Tình Cách Tình tẩy rửa người mình đến đau rát, như muốn phồng rộp cả lên.
Lúc tắm xong đã là nửa canh giờ sau đó, Trầm Thư Kính được Cách Tình tỉ mỉ lau khô người, sau đó chậm chạp mặc hỷ phục vào người.
Giá y đỏ thẫm có bốn lớp, lớp trong cùng là tố y, kế đến là lụa trơn màu đỏ, kế đến nữa là y phục màu đỏ tươi thêu Long Phượng trình tường bằng chỉ vàng, bên ngoài khoác sa mỏng cũng một màu đỏ rực thêu đầy chữ “Hỷ” nơi viền áo. Tay áo rộng thùng thình, làn váy dài phủ quét đất, lộ ra một chút quý khí khó tả.
Trầm Thư Kính gian nan nhấc bước ngọc ra khỏi bình phong ngăn cách, ngồi xuống ghế đối diện với gương đồng. Cách Tình trên tay mang đầy son phấn, ở trên mặt Trầm Thư Kính tô tô vẽ vẽ không ngơi tay. Cuối cùng ở trên trán nàng vẽ xong một đoá hoa đào nho nhỏ, Cách Tình mới buông bút.
Trầm Thư Kính còn chưa kịp nhìn ngắm kĩ dung mạo của mình thì cửa phòng đã bật mở, một nhóm người nhanh chân đi vào.
Tô Tịch bước đến bên cạnh Trầm Thư Kính, nghĩ đến nữ nhi vừa mới cập kê chưa bao lâu đã gả đi, hốc mắt không nhịn được có chút đỏ, trong lòng xót xa vô cùng.
Cảm giác được tâm trạng của mẫu thân, Trầm Thư Kính vươn tay nắm lấy ngọc thủ của bà, nhẹ nhàng nói:
“Mẫu thân, người đừng khóc. Nữ nhi dù cho gả đi rồi vẫn sẽ luôn là tiểu nữ nhi của người mà”.
Mỹ phụ nhân một thân y phục Nhị phẩm cáo mệnh phu nhân bên cạnh Tô Tịch là Uy Vũ Đại tướng quân phu nhân Trác thị cũng tiến lên khuyên nhủ:
“Tịch nhi, đừng khóc, hôm nay là hỷ sự của con bé, không nên khóc a. Kính nhi nói phải, nàng dù gả đi vẫn là nữ nhi của muội mà, đừng khóc. Tẩu còn phải chải đầu cho Kính nhi, muội đừng khóc mà làm trễ giờ lành chứ”.
Làm sao có thể để bản thân làm trễ giờ lành của nữ nhi, mặc dù trong lòng rất đau xót nhưng Tô Tịch vẫn rất vui mừng nở nụ cười, lôi kéo Trác thị nói với Trầm Thư Kính:
“Kính nhi con xem, Đại cửu mẫu đến đây hôm nay là để làm Toàn Phúc Phu Nhân cho con đấy. Đại cữu mẫu thân phận cao quý, hôn nhân cùng Đại cữu cữu con vẫn rất luôn thuận hoà, trên có bà bà thương yêu, dưới có hai nhi tử nhi nữ. Con nhất định sẽ được hưởng phúc khí của Đại cữu mẫu con”.
“Kính nhi đa tạ Đại cữu mẫu”, Trầm Thư Kính hướng Trác thị khẽ cúi đầu, chân thành nói.
Trác thị sợ làm trễ giờ lành, nhanh chóng tiến lên, nhận lấy cây lược đen nhánh trong tay Cách Tình, chậm rãi chải lên tóc Trầm Thư Kính, vừa chải vừa không ngừng nói:
“Nhất sơ*, sơ đến đuôi. Nhị sơ, sơ đến răng long đầu bạc. Tam sơ, sơ đến con cháu đầy đàn. Tứ sơ,...”.
Vừa buông lược xuống, Tô Tịch liền nhịn không được khóc như mưa. Diệp thị ở phía sau cũng tiến lên ôm lấy bà, nhẹ nhàng vỗ về.
Trầm Thư Kính từ nay đã không còn là tiểu nữ nhi của bà nữa, đã không thể tuỳ tiện gặp bà mỗi ngày, nàng đã lập gia đình, nàng đã là nương tử của người khác.
Thật sự phải xa cách rồi...
Cùng lúc đó, tiếng gà gáy tàn canh năm vang lên, hoà cùng tiếng pháo đì đùng rợp trời, cùng thanh âm giày ma sát với mặt đất hấp tấp vang lên của Tôn Vu:
“Phu nhân, kiệu hoa của Trấn Quốc vương gia đến rồi”.
Trầm Thư Kính ngắm nhìn bản thân trong gương lần cuối trước khi được Tô Tịch phủ khăn voan đỏ chót lên đỉnh đầu, nụ cười vẫn treo trên khoé môi chợt hạ xuống, đột nhiên cảm thấy rất mất mát.
Cảm giác trong tay nhiều thêm một quả táo Cát Tường cùng một cây gậy Như Ý, Trầm Thư Kính liền được mọi người hỗ trợ, leo lên lưng Trầm Ngôn đã sớm đợi ở trước cửa.
Tấm lưng Trầm Ngôn vừa rộng nhưng rất vững chắc, Trầm Thư Kính tựa người lên trên còn nghe cả tiếng tim đập của hắn.
Trong tiếng ồn ào chúc phúc của mọi người xung quanh, Trầm Ngôn chậm rãi cất bước, vừa đi vừa nhỏ giọng nói với Trầm Thư Kính:
“Mười lăm năm trước, mẫu thân sinh ra một tiểu nữ oa trắng trắng mềm mềm, lại trông rất thư hương văn nhã, huynh một ngụm liền gọi muội là Thư Kính. Tiểu Thư Kính theo năm tháng dần lớn lên, càng thêm trổ mã xinh đẹp. Muội thông minh lanh lợi lại rất tình cảm. Nếu không có muội, đã không có một Trầm Ngôn cùng Triệu Mộ Như như bây giờ, cũng sẽ không có sự xuất hiện của hài tử trong bụng Mộ nhi. Trầm Thư Kính, bây giờ ca ca đã làm cha rồi, ca ca thật sự rất biết ơn muội”.
“Ca ca nói gì thế, huynh là huynh trưởng của muội, giữa chúng ta còn cần mấy lời khách sáo đó sao? Tẩu tẩu có hỷ rồi? Chuẩn ra khi nào thế? Thảo nào hôm nay muội không nhìn thấy tỷ ấy”.
“Tối hôm qua nàng ấy không khoẻ, huynh cho đại phu kiểm tra thử, liền phát hiện là hỷ mạch, đã hơn hai tháng rồi”.
“Thật tốt quá. Ca ca, sau này muội không còn ở Trầm gia nữa, mẫu thân cùng tẩu tẩu và tiểu chất nhi phải trông chờ vào huynh rồi. Ca ca muội là giỏi nhất, nhất định sẽ chăm sóc tốt cho mọi người. Huynh yên tâm, Hằng đối với muội rất tốt, muội nhất định sẽ sống tốt, huynh đừng lo”, Trầm Thư Kính áp sát mặt vào tấm lưng Trầm Ngôn, nhẹ giọng thủ thỉ, nơi khoé mắt chậm chạp chảy ra một giọt nước mắt nóng hổi.
Đời này người thân của nàng tất cả đều rất tốt. Mẫu thân không chết, ca ca còn cưới vợ sinh con, Tô gia vẫn luôn sừng sững không ngã, Đại biểu tỷ Tô Yên Vân hai tháng trước đã sớm xuất giá, thuận lợi gả cho Kình Thương bá Tiết Gia Dịch của phủ Cố Luân Trưởng công chúa.
Trác Thiếu Kình cùng Trầm Ánh Nguyệt đã sớm ngã ngựa, thù cũ hận mới nàng cũng xem như đã tính xong.
Kể từ bây giờ trở đi, nàng chỉ sống vì chính nàng, và vì Trác Thiếu Hằng mà thôi.
Trầm Ngôn đưa Trầm Thư Kính lên kiệu hoa xong xuôi, ngẩng đầu nhìn về phía Trác Thiếu Hằng một thân hôn phục đen thẫm thêu Long Phượng trình tường bằng chỉ đỏ, bên mép áo thêu thật nhiều chữ “Hỷ” bằng kim tuyến, cơ hồ che lấp cả màu vải.
Chỉ thấy Trác Thiếu Hằng trên khuôn mặt ngập tràn ý cười, trên môi nở nụ cười vô cùng chân thật, lúc nhận chúc phúc của mọi người đều rất vui vẻ mà gật đầu lại. Trầm Ngôn bị niềm hân hoan toả ra từ trên người Trác Thiếu Hằng lây nhiễm, cũng mỉm cười, nhỏ giọng thì thầm:
“Trác Thiếu Hằng, đệ phải chăm sóc tốt cho Kính nhi, nếu không ta sẽ mang con bé về lại Trầm gia”.
Khi kiệu hoa cùng mười dặm hồng trang đi hết một vòng quanh Đế thành thì mặt trời cũng đã lên cao trên đinhr đầu. Kiệu hoa dừng ở trước cổng Trấn Quốc vương phủ trong tiếng kèn trống inh ỏi và tiếng hô hào của những người xung quanh.
Nắm chặt táo Cát Tường cùng gậy Như Ý trong tay, Trầm Thư Kính cảm giác cỗ kiệu lung lay một chút, có lẽ là Trác Thiếu Hằng đá kiệu hoa, sau đó màn kiệu vén lên, một bàn tay đưa vào trước mắt nàng.
Qua lớp lụa mỏng trùm đầu, Trầm Thư Kính lờ mờ thấy được chủ nhân bàn tay có chút run rẩy, nàng khe khẽ cười, vươn tay đưa một đầu còn lại của gậy Như Ý vào tay Trác Thiếu Hằng, sau đó nương theo lực kéo của hắn mà chậm rãi bước ra.
—Chú thích—
*Giờ Dần canh năm: 3-5 giờ sáng.
*Sơ: chải.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook