Phượng Gáy Trời Nam
-
Chương 19: Lừa Tiểu Phụng, Đại nương thi kế
Lục Tiểu Phụng nhìn Tam nương đột nhiên cười hỏi :
- Tại hạ mà thua thì cắt tai đưa cô nương được chăng?
Tam nương nhẹ nhàng đáp :
- Tiểu muội đã nói không muốn lấy tai.
Lục Tiểu Phụng nói :
- Phải rồi! Bây giờ cô nương chỉ muốn cắt lưỡi.
Tam nương đáp :
- Nhưng tiểu muội lại không muốn lấy cái lưỡi của công tử.
Lục Tiểu Phụng hỏi :
- Vậy cô nương muốn gì?
Tam nương đáp :
- Tiểu muội muốn lấy thủ cấp.
Lục Tiểu Phụng cười rộ nói :
- Hay lắm! Vậy tại hạ sẽ đưa thủ cấp cho cô.
Đối với chàng thì con người có đầu hay không có đầu cũng không quan trọng gì.
Lúc này Giang Khinh Hà dòm ngó chàng lại tưởng tượng đến con người không đầu.
Thậm chí Hồng Y thiếu nữ cũng lộ vẻ lân tuất.
Bất luận là ai cũng nhận ra cuộc đấu này tất nhiên con quỷ say rượu bốn hàng lông mày nhất định phải thất bại.
Lục Tiểu Phụng vẫn còn đi tìm rượu. Hũ rượu để trên bàn chàng cũng không nhìn thấy vì mắt chàng trơ như tượng gỗ trợn lên nhìn một người từ phía sau tiến ra.
Một người đàn bà rực rỡ như ánh chiều dương, cao quí như Hoàng Hậu, mỹ lệ thanh tao như tiên nữ giáng trần.
Thậm chí những y phục mặc trong người nàng đều không phải là y phục ở nhân gian mà là nghê thường bảy màu sắc trên thượng giới.
Lục Tiểu Phụng không nhận ra người đàn bà này, mà đời chàng chưa từng thấy nữ nhân nào cao quí và diễm lệ đến thế.
May mà chàng còn nhận được thanh kiếm trong tay mụ. Một đôi đoản kiếm dài một thước bảy tấc. Chuôi kiếm buộc dây thao màu đỏ. Chàng tự hỏi :
- Chẳng lẽ đây là Công Tôn đại nương? Mụ mới vừa là một phụ nhân đứng tuổi bình thường kia mà? Mụ còn là một tên khất cái đầy mình ghẻ lở hay là mụ già lụ khụ bán mứt hạt dẻ?
Lục Tiểu Phụng dụi mắt để nhìn lại, dường như chàng không tin ở mắt mình.
Công Tôn đại nương mỉm cười nhìn chàng hỏi :
- Chẳng lẽ công tử không nhận ra ta nữa ư?
Lục Tiểu Phụng thở dài đáp :
- Tại hạ chỉ có một điểm nghĩ không thông mà thôi.
Công Tôn đại nương hỏi :
- Điểm nào nghĩ không thông?
Lục Tiểu Phụng đáp :
- Tại hạ không thông ở chỗ nữ nhân diễm lệ như tôn giá sao lại cải trang làm một bà già lụ khụ. Nếu tại hạ ở vào địa vị tôn giá thì dù gươm đao kề cổ tại hạ cũng không chịu.
Công Tôn đại nương hỏi :
- Tại sao công tử biết đây là chân diện mục của ta?
Lục Tiểu Phụng đáp :
- Tại hạ không biết, chỉ hy vọng như vậy mà thôi.
Công Tôn đại nương hỏi :
- Tại sao lại hy vọng như thế?
Lục Tiểu Phụng thở dài đáp :
- Vì tại hạ nhất định mà phải chết vào tay người thì mong được chết trong tay một người như tôn giá.
Công Tôn đại nương mỉm cười đáp :
- Công tử khéo nói quá khiến cho ta phải mềm lòng.
Mụ thủng thẳng đi tới. Trên mình bảy vẻ nghê thường không gió cũng rung rinh chẳng khác muôn ngàn màu sắc rực rỡ nhảy múa.
Lục Tiểu Phụng lại thở dài nói :
- Lần sau tại hạ có tỷ kiếm, nhất định cũng sắm một bộ xiêm y như vậy để mặc vào mình.
Công Tôn đại nương “Ủa” lên một tiếng ra chiều kinh ngạc.
Lục Tiểu Phụng nhăn nhó cười nói :
- Hiện giờ tôn giá chưa động thủ mà tại hạ đã hoa mắt lên rồi.
Công Tôn đại nương đáp :
- Công tử hoa mắt thì ta cũng mềm lòng thế là hòa cả làng.
Lục Tiểu Phụng nói :
- Chưa thể ngang bằng được.
Công Tôn đại nương hỏi :
- Còn sao nữa?
Lục Tiểu Phụng đáp :
- Trong tay Tôn giá có hai thanh kiếm mà trong tay tại hạ chỉ có mồ hôi lạnh.
Công Tôn đại nương hỏi :
- Kiếm của công tử đâu?
Lục Tiểu Phụng đáp :
- Tại hạ không có kiếm.
Công Tôn đại nương nói :
- Vậy thì dùng đao.
Lục Tiểu Phụng đáp :
- Đao cũng không có.
Công Tôn đại nương cười nói :
- Con người như công tử lúc ra ngoài không mang vũ khí thì thật là nguy hiểm!
Lục Tiểu Phụng đáp :
- Đúng là nguy hiểm quá. Bữa nay càng nguy hiểm hơn.
Công Tôn đại nương hỏi :
- Công tử có muốn mượn thanh kiếm không?
Lục Tiểu Phụng đáp :
- Có.
Công Tôn đại nương hỏi :
- Công tử muốn mượn kiếm của ai?
Lục Tiểu Phụng quay lại nhìn nữ ni áo xanh mỉm cười.
Công Tôn đại nương thở dài nói :
- Xem chừng công tử chưa say thật, vì hãy còn biết người biết của.
Thanh kiếm của nữ ni không dài mấy mà tinh quang loé ra bốn mặt, kiếm khí mịt mờ. Búng tay vào thanh kiếm bật ra tiếng ngân nga không ngớt.
Lục Tiểu Phụng tay cầm kiếm không nhịn được buộc miệng khen :
- Quả là một thanh bảo kiếm.
Nữ ni áo xanh lạnh lùng đáp :
- Đáng tiếc là bữa nay thanh kiếm này lại để cho tên túy quỷ sắp chết đến nơi cầm trong tay.
Lục Tiểu Phụng cười nói :
- Túy quỷ thì đúng rồi, nhưng sắp chết thì chưa chắc.
Lúc này mọi người đã xuống lầu ra ngoài viện. Ánh tinh quang lọt qua tán lá cây Ngân Hạnh chiếu xuống soi trúng mặt Lục Tiểu Phụng.
Trong khóe mắt chàng lộ ra không còn chút hơi rượu nào. Xem chừng chàng tỉnh táo chẳng kém gì Công Tôn đại nương.
Nhị nương bật tiếng la thất thanh :
- Ô hay! Công tử vẫn không say ư?
Lục Tiểu Phụng chẳng thừa nhận cũng không phủ nhận.
Nhị nương hỏi :
- Công tử không say sao đã chịu thua?
Lục Tiểu Phụng cười đáp :
- Trận đầu tại hạ không chịu thua thì trận thứ hai nhất định phải thua. Và trận thứ ba khỏi cần tỷ đấu.
Nhị nương thở dài nói như để mình nghe :
- Xem chừng cha này không phải Đại bản đãn.
Hồng Y thiếu nữ cắn môi hằn học nói :
- Nhưng hắn là tên khốn kiếp.
Công Tôn đại nương hững hờ lên tiếng :
- Trận đầu công tử cố ý nhận thua thì trận thứ hai cũng chưa chắc sẽ thắng.
Mụ nói câu này rồi, trong tay cầm kiếm vung lên.
Kiếm quang lấp loáng. Bảy sắc màu rực rỡ trên xiêm y của mụ bắt đầu nhảy múa không ngừng. Cả con người mụ biến thành diêm dúa huy hoàng như ánh chiêu dương làm cho người ta phải lóa mắt không mở ra được, dĩ nhiên không phân biệt được người mụ ở chỗ nào, kiếm của mụ ở nơi đâu?
Đã không nhìn rõ bóng người mụ thì còn động thủ với mụ thế nào được?
Lúc đầu Lục Tiểu Phụng giao thủ với Công Tôn đại nương đã nhận ra kiếm pháp của mụ rất tinh kỳ biến ảo, thậm chí chàng sợ mụ hơn là sợ Tây Môn Xuy Tuyết.
Bây giờ chàng mới biết kiếm pháp của mụ lúc đầu chưa hoàn toàn phát huy uy lực.
Uy lực của loại kiếm pháp này dường như nhờ xiêm áo bảy màu làm lóa mắt đối phương cho thêm phần khủng khiếp.
Các bậc cố lão truyền lại “kiếm khí” không phải là kiếm mà chỉ là tên gọi của một vũ điệu đời xưa. Người múa mặc áo rực rỡ hai tay không, những ánh huy hoàng vọt ra bay lượn. Công Tôn đại nương đem điệu múa ngoạn mục này biến chế thành một thứ vũ khí có thể khắc địch và đả thương người.
Trước mặt các bậc hoàng đế văn thần võ thánh, điệu múa không được dùng kiếm vì sợ kiếm khí làm cho ngự giá phải kinh hãi.
Công Tôn đại nương đã sáng lập ra một loại kiếm pháp, biến “kiếm khí” thành lối kiếm thuật chân chính.
Kiếm pháp này thoát thai từ điệu múa, dĩ nhiên có khác với kiếm pháp thông thường. Bữa nay Công Tôn đại nương thay đổi xiêm áo rực rỡ và để lộ chân tướng phô diễn trước mặt mọi người.
Uy lực chân chính của kiếm pháp này cần có mỹ quan để phát huy, nhất là một tuyệt đại gia nhân như Công Tôn đại nương mới có thể phát huy uy lực kiếm pháp lên đến tột độ.
Lục Tiểu Phụng trong lòng ngấm ngầm thán phục. Đến nay chàng mới hiểu chỗ thần bí ảo diệu về võ công, bất cứ ai cũng chẳng thể tiên liệu được. Giả tỷ chàng không đích thân kinh nghiệm thì vĩnh viễn không hiểu được nó tuyệt diệu ở chỗ nào.
Có điều chàng không muốn chứng nghiệm quá nhiều, vì kiếm pháp này biến hóa kỳ bí phi thường, chiêu thức lại càng phức tạp. Một khi phát chiêu nó chẳng khác gì thủy ngân đổ xuống đất, lọt vào bất cứ kẽ hở nào.
Chàng chỉ sơ hở một chút hay nhãn thần kém chú ý là lập tức chết ngay dưới lưỡi kiếm của mụ.
Chàng nghĩ rằng muốn chiến thắng chỉ còn trông vào cách đánh chớp nhoáng.
Khoái kiếm chém loạn xạ, dùng sự bình tĩnh để đối phó với vạn biến.
Công Tôn đại nương đột nhiên hạ thủ. Người Lục Tiểu Phụng vọt lên nóc nhà ở phía đối diện.
Hồng Y thiếu nữ quát :
- Hắn định chạy trốn!
Tiếng quát vừa dứt, người Lục Tiểu Phụng cùng thanh kiếm tựa hồ hợp lại làm một.
Ánh kiếm vọt ra như cầu vồng từ trên nóc nhà nhằm đâm thẳng tới Công Tôn đại nương.
Kiếm quang huy hoàng bay thật nhanh, không một lần biến hóa, thậm chí không phân rõ đầu đuôi ở chỗ nào.
Chàng vận kình lực toàn thân vào thanh kiếm. Nó không biến hóa mà lại biến hóa tuyệt diệu.
Người Công Tôn đại nương rực rỡ như ráng chiều, kiếm quang như sao sa mà không kịp biến hóa. Cả người lẫn kiếm của mụ tựa hồ bị kiếm khí của Lục Tiểu Phụng bao phủ hoàn toàn.
Bỗng nghe đánh “choang” một tiếng như tiếng rồng gầm.
Kiếm quang hợp nhất rồi phân ra. Nghê thường nhảy múa đầy trời. Những giải đeo quanh mình Công Tôn đại nương bị hớt thành mấy chục mảnh.
Không một cử động, không một thanh âm.
Thân hình Công Tôn đại nương đã dừng lại. Mụ đứng yên không nhúc nhích mà cũng không ra tay nữa.
Lục Tiểu Phụng cũng đứng yên nhìn Công Tôn đại nương.
Nhị nương lớn tiếng hỏi :
- Trận này chưa phân thắng bại sao hai vị lại ngừng tay?
Lục Tiểu Phụng lạnh lùng đáp :
- Nếu là một trận tỷ đấu để giết người thì dĩ nhiên là bất phân thắng bại vì chưa có người nào chết. Còn bảo là cuộc tỷ kiếm thì kể như tại hạ thắng rồi.
Công Tôn đại nương thở dài sườn sượt nói :
- Đúng thế! Uy lực chiêu kiếm của công tử quả đã hơn ta.
Lục Tiểu Phụng đáp :
- Đa tạ Đại nương.
Công Tôn đại nương lại nói :
- Ta không ngờ công tử sử được chiêu kiếm này.
Lục Tiểu Phụng cười đáp :
- Đó là chiêu kiếm mà tại hạ vừa học lén.
Công Tôn đại nương hỏi :
- Công tử học lén của ai?
Lục Tiểu Phụng đáp :
- Bạch Vân thành chủ.
Công Tôn đại nương động dung hỏi :
- Diệp Cô Thành ư?
Lục Tiểu Phụng gật đầu đáp :
- Chiêu kiếm đo kêu bằng “Thiên Ngoại Phi Tiên”. Nó là tinh hoa về kiếm pháp của Bạch Vân thành chủ. Cả Mộc đạo nhân cũng công nhận là thứ kiếm pháp vô địch.
Công Tôn đại nương thở dài nói :
- Chiêu kiếm này trước khi phát ra đã thành chiêu rồi. Thần diệu của nó là sau lúc ra chiêu dùng chí cương làm chí nhu, lấy sự bất biến làm biến hóa. Quả đáng kể là kiếm pháp thiên hạ vô song.
Lục Tiểu Phụng cười nói :
- Giả tỷ Bạch Vân thành chủ được nghe Đại nương nói câu này thì lão nhất định khoan khoái không biết đến thế nào mà kể!
Công Tôn đại nương lạnh lùng đáp :
- Nhưng nếu chính y sử chiêu này thì chưa chắc đã thắng nổi ta.
Lục Tiểu Phụng không nhịn được hỏi :
- Tại sao vậy?
Công Tôn đại nương đáp :
- Vì y nổi tiếng là thiên hạ kiếm khách vô song, vậy trước lúc y chưa ra chiêu, tất nhiên ta đã phòng bị trước. Nhưng vừa rồi công tử nhảy vọt lên nóc nhà, ta lại tưởng công tử muốn trốn chạy nên ta chểnh mảng. Do đó ta không kịp ngăn chặn chiêu kiếm công tử đã phát huy toàn lực để phóng tới.
Lục Tiểu Phụng cười nói :
- Lại cũng vì tại hạ không đeo kiếm, dĩ nhiên tôn giá bất ngờ tại hạ biết sử chiêu kiếm này.
Công Tôn đại nương thở dài đáp :
- Nhu chế cương, nhược thắng cường chính vì lẽ đó.
Lục Tiểu Phụng cũng thở dài nói :
- May mà tại hạ chẳng phải là kiếm khách nổi danh, không thì e rằng bữa nay đã bỏ mạng ở đây.
Công Tôn đại nương sa sầm nét mặt nói :
- Nhưng công tử chưa thắng đâu. Chúng ta còn trận đấu thứ ba nữa.
Đệ tam trận mới là cuộc đấu quyết định thắng bại.
Lục Tiểu Phụng hỏi :
- Chúng ta tỷ thí môn gì trong trận thứ ba này?
Công Tôn đại nương đáp :
- Khinh công!
Lục Tiểu Phụng mỉm cười.
Công Tôn đại nương lại nói :
- Khinh công là trò ruột của công tử. Công tử lại là đàn ông dĩ nhiên khí lực bền bỉ. Ta tỷ khinh công với công tử là chịu phần thua thiệt nên...
Lục Tiểu Phụng ngắt lời :
- Nên tại hạ phải dành phần tiện nghi cho tôn giá.
Công Tôn đại nương nói :
- Ít ra công tử cũng nhường ta cử bộ trước.
Lục Tiểu Phụng đáp :
- Được rồi!
Công Tôn đại nương nói :
- Nhưng chỉ cần công tử đuổi kịp ta là thắng rồi. Thế thì công tử cũng không hoàn toàn chịu thiệt thòi.
Lục Tiểu Phụng đáp :
- Trước nay tại hạ ít khi chịu thiệt thòi với ai.
Công Tôn đại nương nói :
- Ta sai người nổi hiệu đồng la. Lúc nào đồng la dứt tiếng, công tử mới được bắt đầu rượt theo.
Lục Tiểu Phụng hỏi :
- Chỉ một tiếng đồng la thôi ư?
Công Tôn đại nương đáp :
- Đúng thế! Chỉ một tiếng thôi.
Lục Tiểu Phụng cười nói :
- Nếu thế thì quả tại hạ không thua thiệt.
Công Tôn đại nương lại nói :
- Nhưng ta còn muốn...
Lục Tiểu Phụng cướp lời :
- Dĩ nhiên tôn giá còn phải thay áo. Uống rượu mặc áo uống rượu, tỷ kiếm mặc áo tỷ kiếm, vậy tỷ khinh công dĩ nhiên cũng có một loại y phục khác.
Công Tôn đại nương thủng thẳng cười đáp :
- Người ta bảo công tử là Đại bản đãn, thực ra công tử chẳng ngu dốt chút nào.
Ban đêm trời mát như nước mà sắc mặt chị em của Công Tôn đại nương tựa hồ còn lạnh hơn nước, nói cho đúng lạnh hơn nước đóng thành băng.
Hồng Y thiếu nữ đột nhiên cười lạt nói :
- Đã giả vờ say rượu để thừa cơ, lại học lén kiếm chiêu của người khác. Loại đàn ông như vậy, tiểu muội chán ngán vô cùng.
Lục Tiểu Phụng mỉm cười đáp :
- Bản thân tại hạ cũng không muốn cô nương ưa thích.
Hồng Y thiếu nữ hỏi :
- Ta thử hỏi công tử một câu. Công tử có phải là nam tử hán không?
Lục Tiểu Phụng hỏi lại :
- Cô nương thử nhìn nhận lại coi có phải không?
Hồng Y thiếu nữ đáp :
- Ta không nhận ra được.
Lục Tiểu Phụng thở dài nói :
- Tại hạ cũng biết cô không nhận ra được vì cô còn là đứa trẻ nít.
Hồng Y thiếu nữ hằm hằm trợn mắt nhìn chàng đoạn quay đầu bỏ đi, tựa hồ không thèm ngó lại lần nào nữa.
Âu Dương Tình nhấp nháy cặp mắt nói :
- Ta không phải đứa trẻ nít.
Lục Tiểu Phụng đáp :
- Dĩ nhiên cô không phải đứa trẻ nít mà còn đáng kể là lão thái bà.
Âu Dương Tình cũng gườm gườm ngó chàng một cái rồi quay phắt đi bỏ lên tiểu lâu.
Lục Tiểu Phụng thở dài ngồi xuống thềm đá miệng lảm nhảm :
- Người đàn ông nào sống được sáu chục tuổi thì ít ra là lãng phí thời giờ mất mười năm.
Nhị nương không nhịn được hỏi :
- Sao mà phải lãng phí?
Lục Tiểu Phụng đáp :
- Trong mười năm này đã mất năm năm để chờ nữ nhân thay đổi y phục.
Nhị nương lại hỏi :
- Còn năm năm nữa thì sao?
Lục Tiểu Phụng hỏi lại :
- Nhị nương nhất định muốn nghe ư?
Nhị nương đáp :
- Chắc công tử không dám nói.
Lục Tiểu Phụng thở dài đáp :
- Nhị nương muốn nghe thì tại hạ nói : Còn năm năm nữa để chờ nữ nhân cởi áo.
Nhị nương mặt đỏ bừng lên. Thanh Y nữ ni sắc mặt lợt lạt.
Tam nương bỗng lên tiếng :
- Bây giờ ta lại thay đổi chủ ý.
Lục Tiểu Phụng không nhịn được hỏi :
- Thay đổi thế nào?
Tam nương lạnh lùng đáp :
- Ta muốn cắt lưỡi công tử.
Giữa lúc ấy một đại hán hàm râu quai nón tay cầm chiếc đồng la từ ngoài tiểu lâu đi tới, đứng nghiêm chỉnh ở trên thềm đá.
Lục Tiểu Phụng tự nói để mình nghe :
- Vậy khi ta hãy còn tử tế, chỉ phải chờ một mình Đại nương thay áo, nếu còn phải chờ người khác thì thê thảm vô cùng!
Tam nương trợn mắt lên nhìn chàng :
- Người khác là ai?
Lục Tiểu Phụng đáp :
- Tại hạ có bảo cô đâu mà cô nóng ruột.
Tam nương tức quá, sắc mặt lúc đỏ hồng lúc trắng bợt.
Giữa lúc ấy đột nhiên đồng la đánh “choang” một tiếng. Ba người từ trong tiểu lâu chuồn ra. Cả ba ăn mặc giống hệt nhau đều là Hắc Y phụ nhân.
Ba người hoàn toàn giống nhau cùng chuồn ra một lúc, xoay mình ở trên không rồi chia làm ba đường lướt đi. Thân pháp và khinh công giống hệt nhau.
Tiếng đồng la còn ngân nga chưa dứt, ba người đã vượt ra ngoài tường.
Ba người này ai là Công Tôn đại nương?
Hồng Y thiếu nữ và Âu Dương Tình vừa rồi giả bộ tức giận chạy lên lầu cải trang thành hai người nữa.
Lục Tiểu Phụng biết rượt theo ai bây giờ?
Bất luận chàng rượt theo ai thì dù theo kịp nhưng chỉ sợ rượt lầm hai kẻ khác.
Lục Tiểu Phụng đứng ngẩn người ra.
Nhị nương, Tam nương, Thanh Y nữ ni khoé miệng lộ nụ cười lạt, yên chí Lục Tiểu Phụng phen này chắc mắc bẫy.
Lục Tiểu Phụng thở dài nhăn nhó cười nói :
- Xem chừng ta mắc bẫy họ rồi đây.
Chàng uể oải đứng dậy lẩm bẩm :
- Bất luận thế nào ta hãy đuổi theo một người rồi hãy tính.
Người chàng vọt đi đột nhiên quay lại ra tay nhanh như chớp nắm lấy đại hán vừa nổi hiệu đồng la.
Đại hán kinh hãi đánh rớt đồng la đánh “choảng” một tiếng hắng đặng hỏi :
- Công tử giữ tại hạ làm chi?
Lục Tiểu Phụng mỉm cười đáp :
- Chẳng làm gì cả, chỉ đưa ông bạn đi gặp một người.
Đại hán hỏi :
- Gặp ai?
Lục Tiểu Phụng đáp :
- Kim Cửu Linh.
Đại hán trợn mắt nhìn chàng hồi lâu, đột nhiên phì cười. Tiếng cười như tiếng hoàng oanh nghe rất lọt tai, hắn nói :
- Lục Tiểu Phụng quả không hổ là Lục Tiểu Phụng. Đến ta cũng phải khâm phục.
Nguyên đại hán đánh đồng la vừa rồi chính là Công Tôn đại nương. Mụ hỏi :
- Sao công tử lại nhận ra ta?
Thật chẳng ai ngờ Lục Tiểu Phụng lại nhận ra mụ.
Lục Tiểu Phụng mỉm cười đáp :
- Âu Dương cô nương nổi nóng chạy lên lầu, tại hạ đã cảm thấy có điều khác lạ.
Công Tôn đại nương hỏi :
- Điều chi khác lạ?
Lục Tiểu Phụng đáp :
- Cô vốn không phải là người mới nghe một câu đã tức mình bỏ đi.
Công Tôn đại nương hỏi :
- Bọn ta ba người lên lầu, lúc chuồn ra cũng ba người. Sao công tử biết cả ba người đó đều không phải là ta?
- Tại hạ mà thua thì cắt tai đưa cô nương được chăng?
Tam nương nhẹ nhàng đáp :
- Tiểu muội đã nói không muốn lấy tai.
Lục Tiểu Phụng nói :
- Phải rồi! Bây giờ cô nương chỉ muốn cắt lưỡi.
Tam nương đáp :
- Nhưng tiểu muội lại không muốn lấy cái lưỡi của công tử.
Lục Tiểu Phụng hỏi :
- Vậy cô nương muốn gì?
Tam nương đáp :
- Tiểu muội muốn lấy thủ cấp.
Lục Tiểu Phụng cười rộ nói :
- Hay lắm! Vậy tại hạ sẽ đưa thủ cấp cho cô.
Đối với chàng thì con người có đầu hay không có đầu cũng không quan trọng gì.
Lúc này Giang Khinh Hà dòm ngó chàng lại tưởng tượng đến con người không đầu.
Thậm chí Hồng Y thiếu nữ cũng lộ vẻ lân tuất.
Bất luận là ai cũng nhận ra cuộc đấu này tất nhiên con quỷ say rượu bốn hàng lông mày nhất định phải thất bại.
Lục Tiểu Phụng vẫn còn đi tìm rượu. Hũ rượu để trên bàn chàng cũng không nhìn thấy vì mắt chàng trơ như tượng gỗ trợn lên nhìn một người từ phía sau tiến ra.
Một người đàn bà rực rỡ như ánh chiều dương, cao quí như Hoàng Hậu, mỹ lệ thanh tao như tiên nữ giáng trần.
Thậm chí những y phục mặc trong người nàng đều không phải là y phục ở nhân gian mà là nghê thường bảy màu sắc trên thượng giới.
Lục Tiểu Phụng không nhận ra người đàn bà này, mà đời chàng chưa từng thấy nữ nhân nào cao quí và diễm lệ đến thế.
May mà chàng còn nhận được thanh kiếm trong tay mụ. Một đôi đoản kiếm dài một thước bảy tấc. Chuôi kiếm buộc dây thao màu đỏ. Chàng tự hỏi :
- Chẳng lẽ đây là Công Tôn đại nương? Mụ mới vừa là một phụ nhân đứng tuổi bình thường kia mà? Mụ còn là một tên khất cái đầy mình ghẻ lở hay là mụ già lụ khụ bán mứt hạt dẻ?
Lục Tiểu Phụng dụi mắt để nhìn lại, dường như chàng không tin ở mắt mình.
Công Tôn đại nương mỉm cười nhìn chàng hỏi :
- Chẳng lẽ công tử không nhận ra ta nữa ư?
Lục Tiểu Phụng thở dài đáp :
- Tại hạ chỉ có một điểm nghĩ không thông mà thôi.
Công Tôn đại nương hỏi :
- Điểm nào nghĩ không thông?
Lục Tiểu Phụng đáp :
- Tại hạ không thông ở chỗ nữ nhân diễm lệ như tôn giá sao lại cải trang làm một bà già lụ khụ. Nếu tại hạ ở vào địa vị tôn giá thì dù gươm đao kề cổ tại hạ cũng không chịu.
Công Tôn đại nương hỏi :
- Tại sao công tử biết đây là chân diện mục của ta?
Lục Tiểu Phụng đáp :
- Tại hạ không biết, chỉ hy vọng như vậy mà thôi.
Công Tôn đại nương hỏi :
- Tại sao lại hy vọng như thế?
Lục Tiểu Phụng thở dài đáp :
- Vì tại hạ nhất định mà phải chết vào tay người thì mong được chết trong tay một người như tôn giá.
Công Tôn đại nương mỉm cười đáp :
- Công tử khéo nói quá khiến cho ta phải mềm lòng.
Mụ thủng thẳng đi tới. Trên mình bảy vẻ nghê thường không gió cũng rung rinh chẳng khác muôn ngàn màu sắc rực rỡ nhảy múa.
Lục Tiểu Phụng lại thở dài nói :
- Lần sau tại hạ có tỷ kiếm, nhất định cũng sắm một bộ xiêm y như vậy để mặc vào mình.
Công Tôn đại nương “Ủa” lên một tiếng ra chiều kinh ngạc.
Lục Tiểu Phụng nhăn nhó cười nói :
- Hiện giờ tôn giá chưa động thủ mà tại hạ đã hoa mắt lên rồi.
Công Tôn đại nương đáp :
- Công tử hoa mắt thì ta cũng mềm lòng thế là hòa cả làng.
Lục Tiểu Phụng nói :
- Chưa thể ngang bằng được.
Công Tôn đại nương hỏi :
- Còn sao nữa?
Lục Tiểu Phụng đáp :
- Trong tay Tôn giá có hai thanh kiếm mà trong tay tại hạ chỉ có mồ hôi lạnh.
Công Tôn đại nương hỏi :
- Kiếm của công tử đâu?
Lục Tiểu Phụng đáp :
- Tại hạ không có kiếm.
Công Tôn đại nương nói :
- Vậy thì dùng đao.
Lục Tiểu Phụng đáp :
- Đao cũng không có.
Công Tôn đại nương cười nói :
- Con người như công tử lúc ra ngoài không mang vũ khí thì thật là nguy hiểm!
Lục Tiểu Phụng đáp :
- Đúng là nguy hiểm quá. Bữa nay càng nguy hiểm hơn.
Công Tôn đại nương hỏi :
- Công tử có muốn mượn thanh kiếm không?
Lục Tiểu Phụng đáp :
- Có.
Công Tôn đại nương hỏi :
- Công tử muốn mượn kiếm của ai?
Lục Tiểu Phụng quay lại nhìn nữ ni áo xanh mỉm cười.
Công Tôn đại nương thở dài nói :
- Xem chừng công tử chưa say thật, vì hãy còn biết người biết của.
Thanh kiếm của nữ ni không dài mấy mà tinh quang loé ra bốn mặt, kiếm khí mịt mờ. Búng tay vào thanh kiếm bật ra tiếng ngân nga không ngớt.
Lục Tiểu Phụng tay cầm kiếm không nhịn được buộc miệng khen :
- Quả là một thanh bảo kiếm.
Nữ ni áo xanh lạnh lùng đáp :
- Đáng tiếc là bữa nay thanh kiếm này lại để cho tên túy quỷ sắp chết đến nơi cầm trong tay.
Lục Tiểu Phụng cười nói :
- Túy quỷ thì đúng rồi, nhưng sắp chết thì chưa chắc.
Lúc này mọi người đã xuống lầu ra ngoài viện. Ánh tinh quang lọt qua tán lá cây Ngân Hạnh chiếu xuống soi trúng mặt Lục Tiểu Phụng.
Trong khóe mắt chàng lộ ra không còn chút hơi rượu nào. Xem chừng chàng tỉnh táo chẳng kém gì Công Tôn đại nương.
Nhị nương bật tiếng la thất thanh :
- Ô hay! Công tử vẫn không say ư?
Lục Tiểu Phụng chẳng thừa nhận cũng không phủ nhận.
Nhị nương hỏi :
- Công tử không say sao đã chịu thua?
Lục Tiểu Phụng cười đáp :
- Trận đầu tại hạ không chịu thua thì trận thứ hai nhất định phải thua. Và trận thứ ba khỏi cần tỷ đấu.
Nhị nương thở dài nói như để mình nghe :
- Xem chừng cha này không phải Đại bản đãn.
Hồng Y thiếu nữ cắn môi hằn học nói :
- Nhưng hắn là tên khốn kiếp.
Công Tôn đại nương hững hờ lên tiếng :
- Trận đầu công tử cố ý nhận thua thì trận thứ hai cũng chưa chắc sẽ thắng.
Mụ nói câu này rồi, trong tay cầm kiếm vung lên.
Kiếm quang lấp loáng. Bảy sắc màu rực rỡ trên xiêm y của mụ bắt đầu nhảy múa không ngừng. Cả con người mụ biến thành diêm dúa huy hoàng như ánh chiêu dương làm cho người ta phải lóa mắt không mở ra được, dĩ nhiên không phân biệt được người mụ ở chỗ nào, kiếm của mụ ở nơi đâu?
Đã không nhìn rõ bóng người mụ thì còn động thủ với mụ thế nào được?
Lúc đầu Lục Tiểu Phụng giao thủ với Công Tôn đại nương đã nhận ra kiếm pháp của mụ rất tinh kỳ biến ảo, thậm chí chàng sợ mụ hơn là sợ Tây Môn Xuy Tuyết.
Bây giờ chàng mới biết kiếm pháp của mụ lúc đầu chưa hoàn toàn phát huy uy lực.
Uy lực của loại kiếm pháp này dường như nhờ xiêm áo bảy màu làm lóa mắt đối phương cho thêm phần khủng khiếp.
Các bậc cố lão truyền lại “kiếm khí” không phải là kiếm mà chỉ là tên gọi của một vũ điệu đời xưa. Người múa mặc áo rực rỡ hai tay không, những ánh huy hoàng vọt ra bay lượn. Công Tôn đại nương đem điệu múa ngoạn mục này biến chế thành một thứ vũ khí có thể khắc địch và đả thương người.
Trước mặt các bậc hoàng đế văn thần võ thánh, điệu múa không được dùng kiếm vì sợ kiếm khí làm cho ngự giá phải kinh hãi.
Công Tôn đại nương đã sáng lập ra một loại kiếm pháp, biến “kiếm khí” thành lối kiếm thuật chân chính.
Kiếm pháp này thoát thai từ điệu múa, dĩ nhiên có khác với kiếm pháp thông thường. Bữa nay Công Tôn đại nương thay đổi xiêm áo rực rỡ và để lộ chân tướng phô diễn trước mặt mọi người.
Uy lực chân chính của kiếm pháp này cần có mỹ quan để phát huy, nhất là một tuyệt đại gia nhân như Công Tôn đại nương mới có thể phát huy uy lực kiếm pháp lên đến tột độ.
Lục Tiểu Phụng trong lòng ngấm ngầm thán phục. Đến nay chàng mới hiểu chỗ thần bí ảo diệu về võ công, bất cứ ai cũng chẳng thể tiên liệu được. Giả tỷ chàng không đích thân kinh nghiệm thì vĩnh viễn không hiểu được nó tuyệt diệu ở chỗ nào.
Có điều chàng không muốn chứng nghiệm quá nhiều, vì kiếm pháp này biến hóa kỳ bí phi thường, chiêu thức lại càng phức tạp. Một khi phát chiêu nó chẳng khác gì thủy ngân đổ xuống đất, lọt vào bất cứ kẽ hở nào.
Chàng chỉ sơ hở một chút hay nhãn thần kém chú ý là lập tức chết ngay dưới lưỡi kiếm của mụ.
Chàng nghĩ rằng muốn chiến thắng chỉ còn trông vào cách đánh chớp nhoáng.
Khoái kiếm chém loạn xạ, dùng sự bình tĩnh để đối phó với vạn biến.
Công Tôn đại nương đột nhiên hạ thủ. Người Lục Tiểu Phụng vọt lên nóc nhà ở phía đối diện.
Hồng Y thiếu nữ quát :
- Hắn định chạy trốn!
Tiếng quát vừa dứt, người Lục Tiểu Phụng cùng thanh kiếm tựa hồ hợp lại làm một.
Ánh kiếm vọt ra như cầu vồng từ trên nóc nhà nhằm đâm thẳng tới Công Tôn đại nương.
Kiếm quang huy hoàng bay thật nhanh, không một lần biến hóa, thậm chí không phân rõ đầu đuôi ở chỗ nào.
Chàng vận kình lực toàn thân vào thanh kiếm. Nó không biến hóa mà lại biến hóa tuyệt diệu.
Người Công Tôn đại nương rực rỡ như ráng chiều, kiếm quang như sao sa mà không kịp biến hóa. Cả người lẫn kiếm của mụ tựa hồ bị kiếm khí của Lục Tiểu Phụng bao phủ hoàn toàn.
Bỗng nghe đánh “choang” một tiếng như tiếng rồng gầm.
Kiếm quang hợp nhất rồi phân ra. Nghê thường nhảy múa đầy trời. Những giải đeo quanh mình Công Tôn đại nương bị hớt thành mấy chục mảnh.
Không một cử động, không một thanh âm.
Thân hình Công Tôn đại nương đã dừng lại. Mụ đứng yên không nhúc nhích mà cũng không ra tay nữa.
Lục Tiểu Phụng cũng đứng yên nhìn Công Tôn đại nương.
Nhị nương lớn tiếng hỏi :
- Trận này chưa phân thắng bại sao hai vị lại ngừng tay?
Lục Tiểu Phụng lạnh lùng đáp :
- Nếu là một trận tỷ đấu để giết người thì dĩ nhiên là bất phân thắng bại vì chưa có người nào chết. Còn bảo là cuộc tỷ kiếm thì kể như tại hạ thắng rồi.
Công Tôn đại nương thở dài sườn sượt nói :
- Đúng thế! Uy lực chiêu kiếm của công tử quả đã hơn ta.
Lục Tiểu Phụng đáp :
- Đa tạ Đại nương.
Công Tôn đại nương lại nói :
- Ta không ngờ công tử sử được chiêu kiếm này.
Lục Tiểu Phụng cười đáp :
- Đó là chiêu kiếm mà tại hạ vừa học lén.
Công Tôn đại nương hỏi :
- Công tử học lén của ai?
Lục Tiểu Phụng đáp :
- Bạch Vân thành chủ.
Công Tôn đại nương động dung hỏi :
- Diệp Cô Thành ư?
Lục Tiểu Phụng gật đầu đáp :
- Chiêu kiếm đo kêu bằng “Thiên Ngoại Phi Tiên”. Nó là tinh hoa về kiếm pháp của Bạch Vân thành chủ. Cả Mộc đạo nhân cũng công nhận là thứ kiếm pháp vô địch.
Công Tôn đại nương thở dài nói :
- Chiêu kiếm này trước khi phát ra đã thành chiêu rồi. Thần diệu của nó là sau lúc ra chiêu dùng chí cương làm chí nhu, lấy sự bất biến làm biến hóa. Quả đáng kể là kiếm pháp thiên hạ vô song.
Lục Tiểu Phụng cười nói :
- Giả tỷ Bạch Vân thành chủ được nghe Đại nương nói câu này thì lão nhất định khoan khoái không biết đến thế nào mà kể!
Công Tôn đại nương lạnh lùng đáp :
- Nhưng nếu chính y sử chiêu này thì chưa chắc đã thắng nổi ta.
Lục Tiểu Phụng không nhịn được hỏi :
- Tại sao vậy?
Công Tôn đại nương đáp :
- Vì y nổi tiếng là thiên hạ kiếm khách vô song, vậy trước lúc y chưa ra chiêu, tất nhiên ta đã phòng bị trước. Nhưng vừa rồi công tử nhảy vọt lên nóc nhà, ta lại tưởng công tử muốn trốn chạy nên ta chểnh mảng. Do đó ta không kịp ngăn chặn chiêu kiếm công tử đã phát huy toàn lực để phóng tới.
Lục Tiểu Phụng cười nói :
- Lại cũng vì tại hạ không đeo kiếm, dĩ nhiên tôn giá bất ngờ tại hạ biết sử chiêu kiếm này.
Công Tôn đại nương thở dài đáp :
- Nhu chế cương, nhược thắng cường chính vì lẽ đó.
Lục Tiểu Phụng cũng thở dài nói :
- May mà tại hạ chẳng phải là kiếm khách nổi danh, không thì e rằng bữa nay đã bỏ mạng ở đây.
Công Tôn đại nương sa sầm nét mặt nói :
- Nhưng công tử chưa thắng đâu. Chúng ta còn trận đấu thứ ba nữa.
Đệ tam trận mới là cuộc đấu quyết định thắng bại.
Lục Tiểu Phụng hỏi :
- Chúng ta tỷ thí môn gì trong trận thứ ba này?
Công Tôn đại nương đáp :
- Khinh công!
Lục Tiểu Phụng mỉm cười.
Công Tôn đại nương lại nói :
- Khinh công là trò ruột của công tử. Công tử lại là đàn ông dĩ nhiên khí lực bền bỉ. Ta tỷ khinh công với công tử là chịu phần thua thiệt nên...
Lục Tiểu Phụng ngắt lời :
- Nên tại hạ phải dành phần tiện nghi cho tôn giá.
Công Tôn đại nương nói :
- Ít ra công tử cũng nhường ta cử bộ trước.
Lục Tiểu Phụng đáp :
- Được rồi!
Công Tôn đại nương nói :
- Nhưng chỉ cần công tử đuổi kịp ta là thắng rồi. Thế thì công tử cũng không hoàn toàn chịu thiệt thòi.
Lục Tiểu Phụng đáp :
- Trước nay tại hạ ít khi chịu thiệt thòi với ai.
Công Tôn đại nương nói :
- Ta sai người nổi hiệu đồng la. Lúc nào đồng la dứt tiếng, công tử mới được bắt đầu rượt theo.
Lục Tiểu Phụng hỏi :
- Chỉ một tiếng đồng la thôi ư?
Công Tôn đại nương đáp :
- Đúng thế! Chỉ một tiếng thôi.
Lục Tiểu Phụng cười nói :
- Nếu thế thì quả tại hạ không thua thiệt.
Công Tôn đại nương lại nói :
- Nhưng ta còn muốn...
Lục Tiểu Phụng cướp lời :
- Dĩ nhiên tôn giá còn phải thay áo. Uống rượu mặc áo uống rượu, tỷ kiếm mặc áo tỷ kiếm, vậy tỷ khinh công dĩ nhiên cũng có một loại y phục khác.
Công Tôn đại nương thủng thẳng cười đáp :
- Người ta bảo công tử là Đại bản đãn, thực ra công tử chẳng ngu dốt chút nào.
Ban đêm trời mát như nước mà sắc mặt chị em của Công Tôn đại nương tựa hồ còn lạnh hơn nước, nói cho đúng lạnh hơn nước đóng thành băng.
Hồng Y thiếu nữ đột nhiên cười lạt nói :
- Đã giả vờ say rượu để thừa cơ, lại học lén kiếm chiêu của người khác. Loại đàn ông như vậy, tiểu muội chán ngán vô cùng.
Lục Tiểu Phụng mỉm cười đáp :
- Bản thân tại hạ cũng không muốn cô nương ưa thích.
Hồng Y thiếu nữ hỏi :
- Ta thử hỏi công tử một câu. Công tử có phải là nam tử hán không?
Lục Tiểu Phụng hỏi lại :
- Cô nương thử nhìn nhận lại coi có phải không?
Hồng Y thiếu nữ đáp :
- Ta không nhận ra được.
Lục Tiểu Phụng thở dài nói :
- Tại hạ cũng biết cô không nhận ra được vì cô còn là đứa trẻ nít.
Hồng Y thiếu nữ hằm hằm trợn mắt nhìn chàng đoạn quay đầu bỏ đi, tựa hồ không thèm ngó lại lần nào nữa.
Âu Dương Tình nhấp nháy cặp mắt nói :
- Ta không phải đứa trẻ nít.
Lục Tiểu Phụng đáp :
- Dĩ nhiên cô không phải đứa trẻ nít mà còn đáng kể là lão thái bà.
Âu Dương Tình cũng gườm gườm ngó chàng một cái rồi quay phắt đi bỏ lên tiểu lâu.
Lục Tiểu Phụng thở dài ngồi xuống thềm đá miệng lảm nhảm :
- Người đàn ông nào sống được sáu chục tuổi thì ít ra là lãng phí thời giờ mất mười năm.
Nhị nương không nhịn được hỏi :
- Sao mà phải lãng phí?
Lục Tiểu Phụng đáp :
- Trong mười năm này đã mất năm năm để chờ nữ nhân thay đổi y phục.
Nhị nương lại hỏi :
- Còn năm năm nữa thì sao?
Lục Tiểu Phụng hỏi lại :
- Nhị nương nhất định muốn nghe ư?
Nhị nương đáp :
- Chắc công tử không dám nói.
Lục Tiểu Phụng thở dài đáp :
- Nhị nương muốn nghe thì tại hạ nói : Còn năm năm nữa để chờ nữ nhân cởi áo.
Nhị nương mặt đỏ bừng lên. Thanh Y nữ ni sắc mặt lợt lạt.
Tam nương bỗng lên tiếng :
- Bây giờ ta lại thay đổi chủ ý.
Lục Tiểu Phụng không nhịn được hỏi :
- Thay đổi thế nào?
Tam nương lạnh lùng đáp :
- Ta muốn cắt lưỡi công tử.
Giữa lúc ấy một đại hán hàm râu quai nón tay cầm chiếc đồng la từ ngoài tiểu lâu đi tới, đứng nghiêm chỉnh ở trên thềm đá.
Lục Tiểu Phụng tự nói để mình nghe :
- Vậy khi ta hãy còn tử tế, chỉ phải chờ một mình Đại nương thay áo, nếu còn phải chờ người khác thì thê thảm vô cùng!
Tam nương trợn mắt lên nhìn chàng :
- Người khác là ai?
Lục Tiểu Phụng đáp :
- Tại hạ có bảo cô đâu mà cô nóng ruột.
Tam nương tức quá, sắc mặt lúc đỏ hồng lúc trắng bợt.
Giữa lúc ấy đột nhiên đồng la đánh “choang” một tiếng. Ba người từ trong tiểu lâu chuồn ra. Cả ba ăn mặc giống hệt nhau đều là Hắc Y phụ nhân.
Ba người hoàn toàn giống nhau cùng chuồn ra một lúc, xoay mình ở trên không rồi chia làm ba đường lướt đi. Thân pháp và khinh công giống hệt nhau.
Tiếng đồng la còn ngân nga chưa dứt, ba người đã vượt ra ngoài tường.
Ba người này ai là Công Tôn đại nương?
Hồng Y thiếu nữ và Âu Dương Tình vừa rồi giả bộ tức giận chạy lên lầu cải trang thành hai người nữa.
Lục Tiểu Phụng biết rượt theo ai bây giờ?
Bất luận chàng rượt theo ai thì dù theo kịp nhưng chỉ sợ rượt lầm hai kẻ khác.
Lục Tiểu Phụng đứng ngẩn người ra.
Nhị nương, Tam nương, Thanh Y nữ ni khoé miệng lộ nụ cười lạt, yên chí Lục Tiểu Phụng phen này chắc mắc bẫy.
Lục Tiểu Phụng thở dài nhăn nhó cười nói :
- Xem chừng ta mắc bẫy họ rồi đây.
Chàng uể oải đứng dậy lẩm bẩm :
- Bất luận thế nào ta hãy đuổi theo một người rồi hãy tính.
Người chàng vọt đi đột nhiên quay lại ra tay nhanh như chớp nắm lấy đại hán vừa nổi hiệu đồng la.
Đại hán kinh hãi đánh rớt đồng la đánh “choảng” một tiếng hắng đặng hỏi :
- Công tử giữ tại hạ làm chi?
Lục Tiểu Phụng mỉm cười đáp :
- Chẳng làm gì cả, chỉ đưa ông bạn đi gặp một người.
Đại hán hỏi :
- Gặp ai?
Lục Tiểu Phụng đáp :
- Kim Cửu Linh.
Đại hán trợn mắt nhìn chàng hồi lâu, đột nhiên phì cười. Tiếng cười như tiếng hoàng oanh nghe rất lọt tai, hắn nói :
- Lục Tiểu Phụng quả không hổ là Lục Tiểu Phụng. Đến ta cũng phải khâm phục.
Nguyên đại hán đánh đồng la vừa rồi chính là Công Tôn đại nương. Mụ hỏi :
- Sao công tử lại nhận ra ta?
Thật chẳng ai ngờ Lục Tiểu Phụng lại nhận ra mụ.
Lục Tiểu Phụng mỉm cười đáp :
- Âu Dương cô nương nổi nóng chạy lên lầu, tại hạ đã cảm thấy có điều khác lạ.
Công Tôn đại nương hỏi :
- Điều chi khác lạ?
Lục Tiểu Phụng đáp :
- Cô vốn không phải là người mới nghe một câu đã tức mình bỏ đi.
Công Tôn đại nương hỏi :
- Bọn ta ba người lên lầu, lúc chuồn ra cũng ba người. Sao công tử biết cả ba người đó đều không phải là ta?
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook