Phù Dung Trì
-
Quyển 5 - Chương 4: Biến cố ở Đề Lô
下第後上永崇高侍郎
天上碧桃和露種,
日邊紅杏倚雲栽.
芙蓉生在秋江上,
不向東南怨未開.
Hạ đệ hậu thướng Vĩnh Sùng Cao thị lang
(Cao Thiềm)
Thiên thượng bích đào hoà lộ chủng,
Nhật biên hồng hạnh ỷ vân tài.
Phù dung sinh tại thu giang thượng,
Bất hướng đông phong oán vị lai.
- Dịch thơ –
Bích đào lả ngọn sương rơi
Nắng thơm hồng hạnh mây trời phiêu du
Phù dung vốn nở sông Thu
Hoa chưa khai nhuỵ, chẳng thù gió đông.
Phần V: Thù trong giặc ngoài, đăng quang vội vã
- Bệ hạ, đã điều tra ra, bên trong quân đội Đại thế quả nhiên có cả người Phượng Triều.
Ám vệ vừa dứt lời, một bàn tấu chương lập tức bay xuống đất. Ca Dương bộ mặt đáng sợ, hai mắt híp lại bừng bửng lửa giận:
- Phượng Triều? Tên khốn cữu cữu của trẫm đầu bị kẹt cửa à? Thái hậu còn ở đây mà hắn hành xử như vậy là ý gì?
Đứng đầu Phượng quốc bây giờ là Phượng Trầm, cũng chính là em trai cùng cha khác mẹ với Phượng Loan. Xưa nay hai anh em Ca Dương luôn gọi hắn là cữu cữu (cậu). Lần tiến quân này Phượng Triều giấu mặt giúp đỡ Đại Thế, nhất định có uẩn khúc bên trong.
- Hòa An vương đã về Sa Đà rồi?
- Vâng ạ, nhưng có lẽ chưa đến nơi.
- Lập tức giữ chân vương gia lại, lúc này trẫm rất cần người tin cậy.
- Dạ... Nhưng... Tính khí vương gia không dễ thỏa hiệp, sợ là...
- Tiểu Ninh Tử!
Ca Dương hét một tiếng, Ninh thái giám xách quần hớt hãi chạy vào:
- Có... Có thần!
- Ngươi tìm hai bà đỡ giỏi nhất trong cung, gọi Ngự lâm hộ tống về Sa Đà cho vương phi. Còn ngươi, lập tức đuổi theo vương gia, nói với hắn vương phi có người lo liệu. Thuyết phục Hòa An vương trở về, ta sẽ tặng hắn cây kiếm Phong Vân làm kỉ niệm!
Khóe miệng Tiểu Ninh Tử và Trì đều giật giật. Bệ hạ nói mà không thấy ngượng. Rõ ràng ngài ăn quỵt cây kiếm của Vương gia, bây giờ còn bày vẻ mặt chủ sở hữu tặng làm quà... Thật là... Vô sỉ hết thuốc chữa! Nhưng mà Ca Dương đã đoán đúng 2 điều. Thứ nhất, Hòa An vương lo cho an nguy của Vương phi nhất nên mới vội trở về. Thứ hai, ngài đặc biệt trân trọng món quà của phụ hoàng, nếu Ca Dương nguyện ý hoàn trả, ngài sẵn sàng rèn một cái chuôi khác gắn vào. Khi nghe điều kiện của bệ hạ, Chu Lạc Trinh không khỏi thở dài: “Lại bị ngươi nắm được đuôi!”
Ngày mười ba tháng Năm, năm Thái Minh thứ nhất, Bình Thành thất thủ, Khương La tổn hại vô số, uy danh giảm sút. Triều thần kiến nghị điều thêm một vạn binh của Thánh Kim vương – chính là em trai thứ bảy của tiên đế. Ca Dương không nói hai lời liền mắng ngu dốt:
- Đem chỗ này chấp vá chỗ kia, cuối cùng làm thành hai cái lỗ, đối sách hay thật đấy! Thánh Kim vương không có tài luyện binh như Ôn Chính, trấn ải Đồng Tranh đã là vừa sức, nay rút bớt quân không khác nào tạo cơ hội dẫn thêm giặc Mạc vào nhà. Ngu gì mà ngu thế?
- Vậy... Vậy bệ hạ thấy chúng ta nên làm sao?
Bình thường thì bọn quan nhân sẽ đồng loạt nói câu “Chúng thần ngu dốt, bệ hạ thứ tội!” Để phụ họa cho sinh động. Nhưng mà rút kinh nghiệm xương máu mấy lần, họ không còn lan man nữa, luôn biết nói trọng điểm.
- Trận này không thể lấy cứng so cứng. Nhất định phải lấy ít địch nhiều... Quân của Thiết Bình, Thánh Kim vương đều không được tự ý di chuyển. Tạm thời bỏ qua ải Bình Thành, lui về Đề Lô trấn giữ. Nhớ chú ý mạng người là trên hết, quân lương tài sản không đem theo được thì bỏ đi! Đề Lô này, bản chất là một tuyến phòng thủ tự nhiên, dựa núi nhờ sông. Chúng ta đánh một trận ra hồn, thừa thắng xông lên. Haizzz... Đã điều đi biết bao nhiêu tướng rồi mà không ra ngô ra khoai gì hết. Trận này trẫm đi!
- Bệ hạ không nên, không nên!
Lần này triều thần quyết phải ngăn cản. Chu Lạc gia làm đế bốn đời, chưa có ai thân chinh ra trận. Mà nói cho đúng thì Hoàng đế ra trận xưa nay rất hiếm. Người ta quan niệm vua là hồn của nước, vua phải trấn giữ kinh thành, tùy tiện rời đi vừa nguy hiểm tính mạng, vừa khiến lòng người bất an. Vị Hoàng đế có sở thích thân chinh mà lịch sử ghi nhận chỉ có Hạ Hầu Vĩnh Khang. Động một chút là xắn tay áo nhảy lên ngựa, cứ vậy mà đi ra tiền tuyến, quan thần sợ toát mồ hôi. Nhưng mà người liều có bản lĩnh của liều, nếu hắn không chắc thắng sẽ không bao giờ đi.
- Ồn ào, trẫm đã quyết, các ngươi thấy lo lắng thì cũng mặc giáp đi theo bảo vệ đi. Chỉ giỏi có cái mồm!
Quan võ thì không nói gì, quan văn nín thinh cúi đầu xuống. Bọn họ cả đời đọc sách, ngựa còn không cưỡi giỏi nói gì đi đánh giặc?
Nghe tin Ca Dương muốn xuất chinh, Hoàng hậu lo sốt vó chạy tới hỏi han. Đức phi dĩ nhiên cũng bám theo để nhìn mặt rồng. Nàng năm nay mười chín tuổi, lẽ ra đã gả cho Nhị hoàng tử bởi vì Đô Dư Mân và Cao Từ quan hệ cực tốt. Thế nhưng từ lần đầu nhìn thấy Tam hoàng tử ở hội hát xuân, nàng đã thề đời này không phải Ca Dương thì không lấy chồng. May sao nội công được trọng dụng, nàng cũng được phong phi vị, điều này chứng tỏ bệ hạ cũng ưng nàng từ lâu, chỉ vì ngại Nhị hoàng tử nên không dám nói... Từ khi vào hậu cung, trên dưới đều phải nhìn sắc mặt nàng mà nói chuyện. Hoàng hậu tuy có nghiêm nhưng không gay gắt, nhất định đã được bệ hạ dặn dò chiếu cố nàng thật tốt. Ây da, ngài lo chuyện đại sự mà không quên săn sóc nàng, Đức phi rất ư cảm động. Chỉ bất mãn một điều nàng không thể gặp bệ hạ. Đức phi tự an ủi vì Hoàng đế rất bận, chờ khi chiến tranh kết thúc nhất định dành thời gian cho nàng nhiều hơn.
Hôm nay theo chân Hoàng hậu đến Tân Kiến cung, được chứng kiến bệ hạ uy nghiêm dũng mãnh, thân mặc giáp, hông đeo bảo kiếm, bước đi oai phong, trái tim nàng nhảy lên dồn dập...
- Đức phi cũng tới sao?
Ca Dương cười như hoa nở, Đô Thư Kỳ vui sướng muốn khóc. Nàng dịu dàng nắm váy hành lễ:
- Bệ hạ... Ngài bỏ quên thần thiếp!
- Haizzz... Trẫm bận quá, để ái phi một mình tịch mịch...
- Thiếp không dám...
Đức phi cười ngọt ngào, Ca Dương cũng phối hợp làm mấy cử chỉ thân mật. Hắn nâng cằm nàng lên, tỉ tê hỏi nhỏ:
- Gần đây có viết thư hỏi thăm nhạc phụ đại nhân không?
Thư Kỳ nghe hơi thở của bệ hạ kề sát bên, toàn thân mềm nhũn. Theo lệ cũ thì chỉ có cha của Hoàng hậu mới được vua gọi là “nhạc phụ”. Đức phi càng tin chắc Ca Dương yêu mình, sủng mình hơn cả Triệu Tiếu Vy.
- Dạ... Vẫn đều đặn mỗi tuần ạ!
- Uhm... Có thay trẫm hỏi thăm sức khỏe của nội công không?
- Nội công cầm binh ở chiến trường nhưng hai ngày trước đã gửi tin về nhà, báo an khang, thần thiếp có kể ông nghe mình sống rất tốt, bệ hạ rất yêu thương...
- Tốt! Đức phi quả nhiên hiếu thuận, rất hợp lòng trẫm!
Ca Dương ôm Thư Kỳ vào lòng, khóe miệng nhếch lên, nét cười cực... Đểu! Còn Đức phi đã sớm bị gây mê, giống con mèo úp mặt vào áo giáp lạnh.
Ngày mười lăm tháng đó, Thái Minh đế cùng một đội Ngự lâm quân xuất phát ở cổng thành, dân chúng khóc lóc đưa tiễn. Chiến trận ở Đề Lô càng thêm kịch liệt nhưng nhờ có sự hiện diện của Ca Dương mà sĩ khí tăng cao, quân lính dũng mãnh. Cùng với đường lối chiến thuật tinh tường mà chỉ mất nửa tháng đã đẩy lùi Đại Thế trở về Bình Thành, thêm một tháng thì đuổi giặc ra khỏi đất nước.
Trận đại chiến cuối cùng do Hòa An vương, Đô tướng quân làm chủ, học sĩ Ngô Hà Huy và các tướng khác làm phó, đánh rất oanh liệt. Thế nhưng, xảy ra chút biến cố vì nội bộ có gian tế. Hậu quả là Hòa An vương trọng thương mất tích, tìm ba ngày ba đêm mà không thấy người. Vì lẽ đó Hoàng đế mặt đen như đít nồi, không có một chút vui mừng thắng trận.
Tình thế dữ dội ở biên ải không như sự nhàn hạ ở hoàng cung. Đức phi từ khi tiễn bệ hạ lên đường càng trở nên tự phụ. Trên dưới cung nhân không ai dám đắc tội, Hoàng hậu hiền lành chưa đủ bản lĩnh trừng trị ả, Thái hậu vì chuyện của Phượng Trầm mà lo lắng sinh bệnh, cũng không quản trong ngoài. Đức phi mỗi ngày ăn mặc đẹp dạo vườn hoa, ra vẻ chủ nhân của nơi này. Một hôm lén phén nghe được thói quen của Ca Dương:
- Ngươi nói bệ hạ thích cái hồ gì mà...
- Bẩm nương nương, là U Trì ạ!
- Hử? Tên nghe thật xấu, là hồ sen?
- Vâng, là một cái hồ sen dại ở phía Tây cung điện.
- Dẫn bổn cung tới đó!
Đức phi ngồi kiệu đi ra U Trì, từ trên bờ nhíu mày nhìn bạt ngàn búp sen hồng nộn. Chỉ toàn sen là sen, hoa sen như hợp với đất, mọc um tùm xanh tốt. Một đại cung nữ muốn lấy lòng Đức phi, miệng thêm mắm, thêm muối, thêm xì dầu mà kể lại:
- Bệ hạ cực kì yêu quý cái đầm này. Ngay cả Hoàng hậu cũng không bằng. Nghe đâu mấy ngày tân hôn đều trốn ra đây chơi, hoàn toàn bỏ mặt tân nương. Ngài không cho người ngoài bước vào, không ai được hái sen ở đây, chỗ này bị quy thành cấm địa.
Đô Thư Kỳ phe phẩy quạt lông, bộ mặt khó chịu:
- Vậy... Từ khi bổn cung tới, bệ hạ có ra đây không?
- Có chứ ạ, đêm nào ngài cũng ngồi ở cái thuyền neo giữa hồ, đợi khi sương lạnh xuống mới chịu về cung nghỉ.
- Hừ! Chỉ là hoa sen cũng muốn tranh sủng với ta?
Đức phi tiện tay bứt một búp sen sắp nở, không ngờ thân cây lại dai, nàng kéo một hồi thì mất đà ngã ùm xuống nước. Cung nữ kinh hãi la lên í ới, Ngự lâm quân nghe tiếng chạy tới ứng cứu. Đô Thư Kỳ ướt như chuột lột, mặt đỏ bừng bừng quát tháo:
- Lũ vô dụng, sao không giữ bổn cung lại???
- Nương nương tha tội, nương nương tha tội...
Cung nữ run sợ quỳ hết xuống. Đức phi đưa tay vuốt tóc vừa ướt vừa rối, mắt hung hăng nhìn ra đầm sen
- Sen thôi mà, chờ đó!
Nàng điêu ngoa chui vào kiệu hồi cung, không nhìn thấy ở trên thuyền giữa đầm có một thiếu nữ xinh đẹp đang chải tóc. Thiếu nữ mặc váy hồng, soi vào nước nhưng không có bóng...
天上碧桃和露種,
日邊紅杏倚雲栽.
芙蓉生在秋江上,
不向東南怨未開.
Hạ đệ hậu thướng Vĩnh Sùng Cao thị lang
(Cao Thiềm)
Thiên thượng bích đào hoà lộ chủng,
Nhật biên hồng hạnh ỷ vân tài.
Phù dung sinh tại thu giang thượng,
Bất hướng đông phong oán vị lai.
- Dịch thơ –
Bích đào lả ngọn sương rơi
Nắng thơm hồng hạnh mây trời phiêu du
Phù dung vốn nở sông Thu
Hoa chưa khai nhuỵ, chẳng thù gió đông.
Phần V: Thù trong giặc ngoài, đăng quang vội vã
- Bệ hạ, đã điều tra ra, bên trong quân đội Đại thế quả nhiên có cả người Phượng Triều.
Ám vệ vừa dứt lời, một bàn tấu chương lập tức bay xuống đất. Ca Dương bộ mặt đáng sợ, hai mắt híp lại bừng bửng lửa giận:
- Phượng Triều? Tên khốn cữu cữu của trẫm đầu bị kẹt cửa à? Thái hậu còn ở đây mà hắn hành xử như vậy là ý gì?
Đứng đầu Phượng quốc bây giờ là Phượng Trầm, cũng chính là em trai cùng cha khác mẹ với Phượng Loan. Xưa nay hai anh em Ca Dương luôn gọi hắn là cữu cữu (cậu). Lần tiến quân này Phượng Triều giấu mặt giúp đỡ Đại Thế, nhất định có uẩn khúc bên trong.
- Hòa An vương đã về Sa Đà rồi?
- Vâng ạ, nhưng có lẽ chưa đến nơi.
- Lập tức giữ chân vương gia lại, lúc này trẫm rất cần người tin cậy.
- Dạ... Nhưng... Tính khí vương gia không dễ thỏa hiệp, sợ là...
- Tiểu Ninh Tử!
Ca Dương hét một tiếng, Ninh thái giám xách quần hớt hãi chạy vào:
- Có... Có thần!
- Ngươi tìm hai bà đỡ giỏi nhất trong cung, gọi Ngự lâm hộ tống về Sa Đà cho vương phi. Còn ngươi, lập tức đuổi theo vương gia, nói với hắn vương phi có người lo liệu. Thuyết phục Hòa An vương trở về, ta sẽ tặng hắn cây kiếm Phong Vân làm kỉ niệm!
Khóe miệng Tiểu Ninh Tử và Trì đều giật giật. Bệ hạ nói mà không thấy ngượng. Rõ ràng ngài ăn quỵt cây kiếm của Vương gia, bây giờ còn bày vẻ mặt chủ sở hữu tặng làm quà... Thật là... Vô sỉ hết thuốc chữa! Nhưng mà Ca Dương đã đoán đúng 2 điều. Thứ nhất, Hòa An vương lo cho an nguy của Vương phi nhất nên mới vội trở về. Thứ hai, ngài đặc biệt trân trọng món quà của phụ hoàng, nếu Ca Dương nguyện ý hoàn trả, ngài sẵn sàng rèn một cái chuôi khác gắn vào. Khi nghe điều kiện của bệ hạ, Chu Lạc Trinh không khỏi thở dài: “Lại bị ngươi nắm được đuôi!”
Ngày mười ba tháng Năm, năm Thái Minh thứ nhất, Bình Thành thất thủ, Khương La tổn hại vô số, uy danh giảm sút. Triều thần kiến nghị điều thêm một vạn binh của Thánh Kim vương – chính là em trai thứ bảy của tiên đế. Ca Dương không nói hai lời liền mắng ngu dốt:
- Đem chỗ này chấp vá chỗ kia, cuối cùng làm thành hai cái lỗ, đối sách hay thật đấy! Thánh Kim vương không có tài luyện binh như Ôn Chính, trấn ải Đồng Tranh đã là vừa sức, nay rút bớt quân không khác nào tạo cơ hội dẫn thêm giặc Mạc vào nhà. Ngu gì mà ngu thế?
- Vậy... Vậy bệ hạ thấy chúng ta nên làm sao?
Bình thường thì bọn quan nhân sẽ đồng loạt nói câu “Chúng thần ngu dốt, bệ hạ thứ tội!” Để phụ họa cho sinh động. Nhưng mà rút kinh nghiệm xương máu mấy lần, họ không còn lan man nữa, luôn biết nói trọng điểm.
- Trận này không thể lấy cứng so cứng. Nhất định phải lấy ít địch nhiều... Quân của Thiết Bình, Thánh Kim vương đều không được tự ý di chuyển. Tạm thời bỏ qua ải Bình Thành, lui về Đề Lô trấn giữ. Nhớ chú ý mạng người là trên hết, quân lương tài sản không đem theo được thì bỏ đi! Đề Lô này, bản chất là một tuyến phòng thủ tự nhiên, dựa núi nhờ sông. Chúng ta đánh một trận ra hồn, thừa thắng xông lên. Haizzz... Đã điều đi biết bao nhiêu tướng rồi mà không ra ngô ra khoai gì hết. Trận này trẫm đi!
- Bệ hạ không nên, không nên!
Lần này triều thần quyết phải ngăn cản. Chu Lạc gia làm đế bốn đời, chưa có ai thân chinh ra trận. Mà nói cho đúng thì Hoàng đế ra trận xưa nay rất hiếm. Người ta quan niệm vua là hồn của nước, vua phải trấn giữ kinh thành, tùy tiện rời đi vừa nguy hiểm tính mạng, vừa khiến lòng người bất an. Vị Hoàng đế có sở thích thân chinh mà lịch sử ghi nhận chỉ có Hạ Hầu Vĩnh Khang. Động một chút là xắn tay áo nhảy lên ngựa, cứ vậy mà đi ra tiền tuyến, quan thần sợ toát mồ hôi. Nhưng mà người liều có bản lĩnh của liều, nếu hắn không chắc thắng sẽ không bao giờ đi.
- Ồn ào, trẫm đã quyết, các ngươi thấy lo lắng thì cũng mặc giáp đi theo bảo vệ đi. Chỉ giỏi có cái mồm!
Quan võ thì không nói gì, quan văn nín thinh cúi đầu xuống. Bọn họ cả đời đọc sách, ngựa còn không cưỡi giỏi nói gì đi đánh giặc?
Nghe tin Ca Dương muốn xuất chinh, Hoàng hậu lo sốt vó chạy tới hỏi han. Đức phi dĩ nhiên cũng bám theo để nhìn mặt rồng. Nàng năm nay mười chín tuổi, lẽ ra đã gả cho Nhị hoàng tử bởi vì Đô Dư Mân và Cao Từ quan hệ cực tốt. Thế nhưng từ lần đầu nhìn thấy Tam hoàng tử ở hội hát xuân, nàng đã thề đời này không phải Ca Dương thì không lấy chồng. May sao nội công được trọng dụng, nàng cũng được phong phi vị, điều này chứng tỏ bệ hạ cũng ưng nàng từ lâu, chỉ vì ngại Nhị hoàng tử nên không dám nói... Từ khi vào hậu cung, trên dưới đều phải nhìn sắc mặt nàng mà nói chuyện. Hoàng hậu tuy có nghiêm nhưng không gay gắt, nhất định đã được bệ hạ dặn dò chiếu cố nàng thật tốt. Ây da, ngài lo chuyện đại sự mà không quên săn sóc nàng, Đức phi rất ư cảm động. Chỉ bất mãn một điều nàng không thể gặp bệ hạ. Đức phi tự an ủi vì Hoàng đế rất bận, chờ khi chiến tranh kết thúc nhất định dành thời gian cho nàng nhiều hơn.
Hôm nay theo chân Hoàng hậu đến Tân Kiến cung, được chứng kiến bệ hạ uy nghiêm dũng mãnh, thân mặc giáp, hông đeo bảo kiếm, bước đi oai phong, trái tim nàng nhảy lên dồn dập...
- Đức phi cũng tới sao?
Ca Dương cười như hoa nở, Đô Thư Kỳ vui sướng muốn khóc. Nàng dịu dàng nắm váy hành lễ:
- Bệ hạ... Ngài bỏ quên thần thiếp!
- Haizzz... Trẫm bận quá, để ái phi một mình tịch mịch...
- Thiếp không dám...
Đức phi cười ngọt ngào, Ca Dương cũng phối hợp làm mấy cử chỉ thân mật. Hắn nâng cằm nàng lên, tỉ tê hỏi nhỏ:
- Gần đây có viết thư hỏi thăm nhạc phụ đại nhân không?
Thư Kỳ nghe hơi thở của bệ hạ kề sát bên, toàn thân mềm nhũn. Theo lệ cũ thì chỉ có cha của Hoàng hậu mới được vua gọi là “nhạc phụ”. Đức phi càng tin chắc Ca Dương yêu mình, sủng mình hơn cả Triệu Tiếu Vy.
- Dạ... Vẫn đều đặn mỗi tuần ạ!
- Uhm... Có thay trẫm hỏi thăm sức khỏe của nội công không?
- Nội công cầm binh ở chiến trường nhưng hai ngày trước đã gửi tin về nhà, báo an khang, thần thiếp có kể ông nghe mình sống rất tốt, bệ hạ rất yêu thương...
- Tốt! Đức phi quả nhiên hiếu thuận, rất hợp lòng trẫm!
Ca Dương ôm Thư Kỳ vào lòng, khóe miệng nhếch lên, nét cười cực... Đểu! Còn Đức phi đã sớm bị gây mê, giống con mèo úp mặt vào áo giáp lạnh.
Ngày mười lăm tháng đó, Thái Minh đế cùng một đội Ngự lâm quân xuất phát ở cổng thành, dân chúng khóc lóc đưa tiễn. Chiến trận ở Đề Lô càng thêm kịch liệt nhưng nhờ có sự hiện diện của Ca Dương mà sĩ khí tăng cao, quân lính dũng mãnh. Cùng với đường lối chiến thuật tinh tường mà chỉ mất nửa tháng đã đẩy lùi Đại Thế trở về Bình Thành, thêm một tháng thì đuổi giặc ra khỏi đất nước.
Trận đại chiến cuối cùng do Hòa An vương, Đô tướng quân làm chủ, học sĩ Ngô Hà Huy và các tướng khác làm phó, đánh rất oanh liệt. Thế nhưng, xảy ra chút biến cố vì nội bộ có gian tế. Hậu quả là Hòa An vương trọng thương mất tích, tìm ba ngày ba đêm mà không thấy người. Vì lẽ đó Hoàng đế mặt đen như đít nồi, không có một chút vui mừng thắng trận.
Tình thế dữ dội ở biên ải không như sự nhàn hạ ở hoàng cung. Đức phi từ khi tiễn bệ hạ lên đường càng trở nên tự phụ. Trên dưới cung nhân không ai dám đắc tội, Hoàng hậu hiền lành chưa đủ bản lĩnh trừng trị ả, Thái hậu vì chuyện của Phượng Trầm mà lo lắng sinh bệnh, cũng không quản trong ngoài. Đức phi mỗi ngày ăn mặc đẹp dạo vườn hoa, ra vẻ chủ nhân của nơi này. Một hôm lén phén nghe được thói quen của Ca Dương:
- Ngươi nói bệ hạ thích cái hồ gì mà...
- Bẩm nương nương, là U Trì ạ!
- Hử? Tên nghe thật xấu, là hồ sen?
- Vâng, là một cái hồ sen dại ở phía Tây cung điện.
- Dẫn bổn cung tới đó!
Đức phi ngồi kiệu đi ra U Trì, từ trên bờ nhíu mày nhìn bạt ngàn búp sen hồng nộn. Chỉ toàn sen là sen, hoa sen như hợp với đất, mọc um tùm xanh tốt. Một đại cung nữ muốn lấy lòng Đức phi, miệng thêm mắm, thêm muối, thêm xì dầu mà kể lại:
- Bệ hạ cực kì yêu quý cái đầm này. Ngay cả Hoàng hậu cũng không bằng. Nghe đâu mấy ngày tân hôn đều trốn ra đây chơi, hoàn toàn bỏ mặt tân nương. Ngài không cho người ngoài bước vào, không ai được hái sen ở đây, chỗ này bị quy thành cấm địa.
Đô Thư Kỳ phe phẩy quạt lông, bộ mặt khó chịu:
- Vậy... Từ khi bổn cung tới, bệ hạ có ra đây không?
- Có chứ ạ, đêm nào ngài cũng ngồi ở cái thuyền neo giữa hồ, đợi khi sương lạnh xuống mới chịu về cung nghỉ.
- Hừ! Chỉ là hoa sen cũng muốn tranh sủng với ta?
Đức phi tiện tay bứt một búp sen sắp nở, không ngờ thân cây lại dai, nàng kéo một hồi thì mất đà ngã ùm xuống nước. Cung nữ kinh hãi la lên í ới, Ngự lâm quân nghe tiếng chạy tới ứng cứu. Đô Thư Kỳ ướt như chuột lột, mặt đỏ bừng bừng quát tháo:
- Lũ vô dụng, sao không giữ bổn cung lại???
- Nương nương tha tội, nương nương tha tội...
Cung nữ run sợ quỳ hết xuống. Đức phi đưa tay vuốt tóc vừa ướt vừa rối, mắt hung hăng nhìn ra đầm sen
- Sen thôi mà, chờ đó!
Nàng điêu ngoa chui vào kiệu hồi cung, không nhìn thấy ở trên thuyền giữa đầm có một thiếu nữ xinh đẹp đang chải tóc. Thiếu nữ mặc váy hồng, soi vào nước nhưng không có bóng...
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook