Phù Dung Trì
-
Quyển 4 - Chương 3: “Huyền kiếm” thô kệch rết cúi đầu
Phần 4: Hòa An Vương kể chuyện
Biên ải Bình Thành giáp với Đại Thế, chính là cường quốc có sức đe dọa lớn nhất với Khương La lúc này. Đại Thế nằm ở sâu trong lục địa, từ lâu đã thèm khát địa thế giáp biển – gần núi – nhiều sông của Khương La. Vào thời đại trị vì của Thiên Vĩnh đế – Hạ Hầu Vĩnh Khang, ông đã hai lần thân chinh, đem ải Bình Thành đẩy lùi về phía Tây hơn mười dặm, đoạt đứt ba tòa thành, tạo ra cục diện bành trướng ép bọn họ phải cúi đầu. Sau vài trăm năm dòng họ Chu Lạc cầm quyền, các Hoàng đế không đủ kiên quyết, từng chút một nhượng bộ trong các trận đánh lẻ tẻ, hậu quả là ải Bình Thành lại thu về năm trăm dặm như xưa, quanh năm giằng co với Đại Thế.
Quân đội trong nước có sáu cánh, uy vũ nhất chính là thiết kỵ do Ôn Chính vương cai quản, quanh năm đóng giữ Bình Thành. Biết tin Cảnh Chân đế băng hà, Ôn Chính nổi lòng tham, bất chấp an nguy dân tộc mà đem một phần ba số binh tiến về Đế đô tranh ngai vàng. Lẽ dĩ nhiên mật thám Đại Thế liền báo tin, Cáp Nhạc Bố Tư thấy thời cơ ngàn năm khó gặp, hối hả chuẩn bị quân lương vũ khí, xuất gần năm mươi vạn binh ngày đêm tiến về Bình Thành. Ôn Chính biết không? Hắn dĩ nhiên biết nhưng hắn ngoan cố cho rằng chỉ cần mình làm vua, chỉ huy đánh bại Đại Thế là điều tất yếu. Vì lẽ đó, khi đoàn binh chỉ còn cách hai trăm dặm, cả nước chẳng ai hay biết tình trạng chiến tranh, bọn quan quyền vẫn đang lo được lo mất, Nhị hoàng tử đau đầu đối phó với tên Ôn Chính từ trên trời rơi xuống, Tam hoàng tử là xui xẻo nhất vì hắn bị Ôn Chính e ngại hơn cả Nhị hoàng tử, vừa đến kinh thành đã lập tức giam lỏng lại. Nhưng mà Ôn Chính vẫn lầm, Tam hoàng tử dưới sự quản thúc của hắn vẫn có hết thảy tin tức gần xa, chuẩn bị đầy đủ mọi thứ để đăng cơ ngày hôm nay.
Ta đang đứng trong một mật thất ở Cương Dương điện. Phía trước là cái bàn lớn đầy đủ bản đồ các nước. Thời buổi phân tranh, cái gì không thiếu, chỉ thiếu mỗi bản đồ. Ta chưa từng thấy hoàng gia sở hữu những tấm bản đồ chi tiết và quý giá dường này, nhất là bản đồ của các nước lân bang. Thậm chí đường rừng, lối tắt, địa đạo cũng vẽ lên... Có được thứ này không phải là nắm hết thiên thời, địa lợi, nhân hòa sao? Muốn xâm chiếm một vùng đất, cái khó hàng đầu chính là không rõ địa thế đất đai, người bản xứ biết rành rẽ, họ dễ dàng dựa núi nhờ sông mà dụ địch vào tròng. Nhưng bây giờ tất cả nằm trong tay Ca Dương, khó trách hắn tự tin như vậy...
– Hoàng thúc, nếu thúc đã chọn phò trợ ta thì đầu tiên hãy giao kim bài binh phù ra!
Ta bình tĩnh nhìn khuôn mặt tươi cười của đứa cháu này, buộc miệng hỏi:
– Vì sao ngươi biết đến thứ này?
Ca Dương không gấp gáp, hắn ung dung phân tích:
– Cháu đọc được trong bí sử hoàng triều. Thái tổ từng làm bài thơ nói về “Tứ đại quốc bảo”
“Quỳnh dịch” gặp nắng lặng lẽ chết
t r u y e n c u a t u i N e❊t
“Ngọc hồi” bách bệnh chữa đều hết
“Thái tượng” giữ đất chân không mệt
“Huyền kiếm” thô kệch rết cúi đầu.
Bài thơ rất dễ hiểu. Chất dịch của cây Quỳnh chỉ sống ở phương Nam là một loại kịch độc. Chỉ có hoàng tộc nắm giữ bí quyết bào chế, “quỳnh dịch” gặp nắng tự nhiên kết liễu đời nạn nhân. Đây là Quốc bảo thứ nhất. Ngọc hồi là tên một loại nhân sâm ngàn năm, dân gian đồn rằng nó có thể cải tử hoàn sinh, chữa khỏi bách bệnh. Đây là Quốc bảo thứ hai. Thái tượng là bức tượng Thái Thượng lão quân, từ khối thạch trắng tạo hóa hình thành, nó hướng ra biển lớn, ngàn năm làm vị thần bảo hộ đất đai. Đây được xem là Quốc bảo thứ ba. Chỉ duy “Huyền kiếm” là không nói rõ, người ta cho rằng có thể đây là bảo kiếm Thái tổ đeo bên người. Nhưng ta không nghĩ như vậy. Nhớ đến hai mươi hai năm trước, Thái thượng hoàng từng mở một cuộc thi nhỏ dành cho các hoàng tử. Vốn dĩ là cuộc tranh tài trong ngày hội xuân. Phần thưởng là một cây kiếm “Phong Vân” không có gì quá đặc sắc. Chỉ có điều... Chuôi kiếm đúc bằng gang đen, hoa văn tinh xảo, nhìn còn quý hơn lưỡi kiếm. Cờ hiệu của ngự lâm quân có biểu tượng con rết miệng ngậm thỏi vàng. “Huyền kiếm” theo bài thơ nói đến chắc chắn là một binh phù có thể điều khiển ngự lâm quân. Mà Phong Vân lâu nay... Không phải vẫn nằm trong tay Hòa An vương sao?
Nghe hắn nói, thú thật ta rất khoái trá, cuối cùng phải phá ra cười:
– Hahahaha, Chu Lạc Ca Dương... Tại sao ngươi lại thông minh như vậy? Khi ngươi tìm tới ta, ta hoàn toàn không nghĩ mục đích thực sự chính là “kim bài binh phù”. Ngươi biết mọi thứ, quả nhiên ngươi biết mọi thứ... Nghe hoàng thúc nói này, người thông minh quá đôi lúc sẽ bị thông minh hại. Được! Ta giao cho ngươi Phong Vân, còn chuyện tìm binh phù ở đâu thì ngươi cố dụng não thêm tí nữa!
Ta hào sảng gỡ kiếm bên người, đặt lên bàn. Có lẽ các vị huynh đệ thân sinh, bao gồm cả Cảnh Chân đế không bao giờ ngờ được, một Hòa An bất tài, vô mưu lại sở hữu thứ đáng sợ như vậy. Ngự lâm quân, thật ra chỉ có một vạn người nhưng tinh nhuệ chính bằng mười vạn. Ngự lâm quân không làm gì cả, chỉ sống chết cùng hoàng thành, đây sẽ là đội quân cuối cùng cầm cự khi một nước sắp mất. Muốn chiếm được trái tim của Khương La, muốn lấy đầu Hoàng đế Khương La, phải bước qua xác một vạn Ngự lâm quân. Dù chỉ còn một người thì hắn vẫn sống chết bảo vệ uy nghiêm dân tộc. Ngự lâm quân không ai có thể triệu, chỉ có Hoàng đế chân chính. Trong tình thế ngai vàng vô chủ, họ chỉ thờ ơ mà nhìn, phải nói là khiến người ta thèm nhỏ dãi nhưng không chạm tới được. Tuy nhiên, vẫn còn một “kim bài binh phù” này, ngoài người tạo ra và người sở hữu thì không ai biết. Năm đó phụ hoàng giao nó cho ta, vẻ mặt trịnh trọng mà từ ái nói:
“Trinh, trẫm đặt Khương La vào tay con, đặt mệnh hoàng đế vào tay con, đặt an nguy xã tắc vào tay con... Hãy dùng khi cấp bách, đừng phụ lòng tin của trẫm!”
Tứ ca mà biết trên đời này tồn tại kim bài binh phù, tồn tại một cây đao ngày ngày treo trên đầu, không biết có nổi điên không? Haizzz... Dù sao huynh ấy cũng mất rồi, sẽ không hơn thua với ta dưới suối vàng chứ?
Lúc này Ca Dương đang sờ tay lên chuôi kiếm, rõ ràng kiềm nén sự phấn khích trong lòng. Đột nhiên ta nghĩ, nó lợi hại tới đâu vẫn là một đứa trẻ ham mê của lạ mà thôi. Ngày đó, trong căn hầm này, ta chứng kiến Thái Minh đế tự mình mở ra cơ quan bí mật trong chuôi kiếm, lấy ra khối kim bài, cũng chính là chạm vào hoàng quyền. Hắn dĩ nhiên láo như cáo, miệng nói là mượn nhưng đời nào chịu hoàn trả cho ta, nhất là khi nó đe dọa tới an nguy tương lai của hắn. Nhưng ta chả lo, bởi vì nhiều năm sau này, Chu Lạc Ca Dương thậm chí phải quỳ xuống, dâng binh phù bằng cả hai tay để lấy lòng nữ nhi của ta. Khà khà khà..., chuyện đó cứ từ từ thong thả mà kể, không gấp, không gấp!
Biên ải Bình Thành giáp với Đại Thế, chính là cường quốc có sức đe dọa lớn nhất với Khương La lúc này. Đại Thế nằm ở sâu trong lục địa, từ lâu đã thèm khát địa thế giáp biển – gần núi – nhiều sông của Khương La. Vào thời đại trị vì của Thiên Vĩnh đế – Hạ Hầu Vĩnh Khang, ông đã hai lần thân chinh, đem ải Bình Thành đẩy lùi về phía Tây hơn mười dặm, đoạt đứt ba tòa thành, tạo ra cục diện bành trướng ép bọn họ phải cúi đầu. Sau vài trăm năm dòng họ Chu Lạc cầm quyền, các Hoàng đế không đủ kiên quyết, từng chút một nhượng bộ trong các trận đánh lẻ tẻ, hậu quả là ải Bình Thành lại thu về năm trăm dặm như xưa, quanh năm giằng co với Đại Thế.
Quân đội trong nước có sáu cánh, uy vũ nhất chính là thiết kỵ do Ôn Chính vương cai quản, quanh năm đóng giữ Bình Thành. Biết tin Cảnh Chân đế băng hà, Ôn Chính nổi lòng tham, bất chấp an nguy dân tộc mà đem một phần ba số binh tiến về Đế đô tranh ngai vàng. Lẽ dĩ nhiên mật thám Đại Thế liền báo tin, Cáp Nhạc Bố Tư thấy thời cơ ngàn năm khó gặp, hối hả chuẩn bị quân lương vũ khí, xuất gần năm mươi vạn binh ngày đêm tiến về Bình Thành. Ôn Chính biết không? Hắn dĩ nhiên biết nhưng hắn ngoan cố cho rằng chỉ cần mình làm vua, chỉ huy đánh bại Đại Thế là điều tất yếu. Vì lẽ đó, khi đoàn binh chỉ còn cách hai trăm dặm, cả nước chẳng ai hay biết tình trạng chiến tranh, bọn quan quyền vẫn đang lo được lo mất, Nhị hoàng tử đau đầu đối phó với tên Ôn Chính từ trên trời rơi xuống, Tam hoàng tử là xui xẻo nhất vì hắn bị Ôn Chính e ngại hơn cả Nhị hoàng tử, vừa đến kinh thành đã lập tức giam lỏng lại. Nhưng mà Ôn Chính vẫn lầm, Tam hoàng tử dưới sự quản thúc của hắn vẫn có hết thảy tin tức gần xa, chuẩn bị đầy đủ mọi thứ để đăng cơ ngày hôm nay.
Ta đang đứng trong một mật thất ở Cương Dương điện. Phía trước là cái bàn lớn đầy đủ bản đồ các nước. Thời buổi phân tranh, cái gì không thiếu, chỉ thiếu mỗi bản đồ. Ta chưa từng thấy hoàng gia sở hữu những tấm bản đồ chi tiết và quý giá dường này, nhất là bản đồ của các nước lân bang. Thậm chí đường rừng, lối tắt, địa đạo cũng vẽ lên... Có được thứ này không phải là nắm hết thiên thời, địa lợi, nhân hòa sao? Muốn xâm chiếm một vùng đất, cái khó hàng đầu chính là không rõ địa thế đất đai, người bản xứ biết rành rẽ, họ dễ dàng dựa núi nhờ sông mà dụ địch vào tròng. Nhưng bây giờ tất cả nằm trong tay Ca Dương, khó trách hắn tự tin như vậy...
– Hoàng thúc, nếu thúc đã chọn phò trợ ta thì đầu tiên hãy giao kim bài binh phù ra!
Ta bình tĩnh nhìn khuôn mặt tươi cười của đứa cháu này, buộc miệng hỏi:
– Vì sao ngươi biết đến thứ này?
Ca Dương không gấp gáp, hắn ung dung phân tích:
– Cháu đọc được trong bí sử hoàng triều. Thái tổ từng làm bài thơ nói về “Tứ đại quốc bảo”
“Quỳnh dịch” gặp nắng lặng lẽ chết
t r u y e n c u a t u i N e❊t
“Ngọc hồi” bách bệnh chữa đều hết
“Thái tượng” giữ đất chân không mệt
“Huyền kiếm” thô kệch rết cúi đầu.
Bài thơ rất dễ hiểu. Chất dịch của cây Quỳnh chỉ sống ở phương Nam là một loại kịch độc. Chỉ có hoàng tộc nắm giữ bí quyết bào chế, “quỳnh dịch” gặp nắng tự nhiên kết liễu đời nạn nhân. Đây là Quốc bảo thứ nhất. Ngọc hồi là tên một loại nhân sâm ngàn năm, dân gian đồn rằng nó có thể cải tử hoàn sinh, chữa khỏi bách bệnh. Đây là Quốc bảo thứ hai. Thái tượng là bức tượng Thái Thượng lão quân, từ khối thạch trắng tạo hóa hình thành, nó hướng ra biển lớn, ngàn năm làm vị thần bảo hộ đất đai. Đây được xem là Quốc bảo thứ ba. Chỉ duy “Huyền kiếm” là không nói rõ, người ta cho rằng có thể đây là bảo kiếm Thái tổ đeo bên người. Nhưng ta không nghĩ như vậy. Nhớ đến hai mươi hai năm trước, Thái thượng hoàng từng mở một cuộc thi nhỏ dành cho các hoàng tử. Vốn dĩ là cuộc tranh tài trong ngày hội xuân. Phần thưởng là một cây kiếm “Phong Vân” không có gì quá đặc sắc. Chỉ có điều... Chuôi kiếm đúc bằng gang đen, hoa văn tinh xảo, nhìn còn quý hơn lưỡi kiếm. Cờ hiệu của ngự lâm quân có biểu tượng con rết miệng ngậm thỏi vàng. “Huyền kiếm” theo bài thơ nói đến chắc chắn là một binh phù có thể điều khiển ngự lâm quân. Mà Phong Vân lâu nay... Không phải vẫn nằm trong tay Hòa An vương sao?
Nghe hắn nói, thú thật ta rất khoái trá, cuối cùng phải phá ra cười:
– Hahahaha, Chu Lạc Ca Dương... Tại sao ngươi lại thông minh như vậy? Khi ngươi tìm tới ta, ta hoàn toàn không nghĩ mục đích thực sự chính là “kim bài binh phù”. Ngươi biết mọi thứ, quả nhiên ngươi biết mọi thứ... Nghe hoàng thúc nói này, người thông minh quá đôi lúc sẽ bị thông minh hại. Được! Ta giao cho ngươi Phong Vân, còn chuyện tìm binh phù ở đâu thì ngươi cố dụng não thêm tí nữa!
Ta hào sảng gỡ kiếm bên người, đặt lên bàn. Có lẽ các vị huynh đệ thân sinh, bao gồm cả Cảnh Chân đế không bao giờ ngờ được, một Hòa An bất tài, vô mưu lại sở hữu thứ đáng sợ như vậy. Ngự lâm quân, thật ra chỉ có một vạn người nhưng tinh nhuệ chính bằng mười vạn. Ngự lâm quân không làm gì cả, chỉ sống chết cùng hoàng thành, đây sẽ là đội quân cuối cùng cầm cự khi một nước sắp mất. Muốn chiếm được trái tim của Khương La, muốn lấy đầu Hoàng đế Khương La, phải bước qua xác một vạn Ngự lâm quân. Dù chỉ còn một người thì hắn vẫn sống chết bảo vệ uy nghiêm dân tộc. Ngự lâm quân không ai có thể triệu, chỉ có Hoàng đế chân chính. Trong tình thế ngai vàng vô chủ, họ chỉ thờ ơ mà nhìn, phải nói là khiến người ta thèm nhỏ dãi nhưng không chạm tới được. Tuy nhiên, vẫn còn một “kim bài binh phù” này, ngoài người tạo ra và người sở hữu thì không ai biết. Năm đó phụ hoàng giao nó cho ta, vẻ mặt trịnh trọng mà từ ái nói:
“Trinh, trẫm đặt Khương La vào tay con, đặt mệnh hoàng đế vào tay con, đặt an nguy xã tắc vào tay con... Hãy dùng khi cấp bách, đừng phụ lòng tin của trẫm!”
Tứ ca mà biết trên đời này tồn tại kim bài binh phù, tồn tại một cây đao ngày ngày treo trên đầu, không biết có nổi điên không? Haizzz... Dù sao huynh ấy cũng mất rồi, sẽ không hơn thua với ta dưới suối vàng chứ?
Lúc này Ca Dương đang sờ tay lên chuôi kiếm, rõ ràng kiềm nén sự phấn khích trong lòng. Đột nhiên ta nghĩ, nó lợi hại tới đâu vẫn là một đứa trẻ ham mê của lạ mà thôi. Ngày đó, trong căn hầm này, ta chứng kiến Thái Minh đế tự mình mở ra cơ quan bí mật trong chuôi kiếm, lấy ra khối kim bài, cũng chính là chạm vào hoàng quyền. Hắn dĩ nhiên láo như cáo, miệng nói là mượn nhưng đời nào chịu hoàn trả cho ta, nhất là khi nó đe dọa tới an nguy tương lai của hắn. Nhưng ta chả lo, bởi vì nhiều năm sau này, Chu Lạc Ca Dương thậm chí phải quỳ xuống, dâng binh phù bằng cả hai tay để lấy lòng nữ nhi của ta. Khà khà khà..., chuyện đó cứ từ từ thong thả mà kể, không gấp, không gấp!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook