Phía Dưới Cây Tầm Gửi
-
Chương 30
Những điều lạ lùng về Dương, khiến Trúc thêm đau đầu suy nghĩ. Việc thứ nhất, nếu muốn biết rõ về bệnh tình của Dương, phải biết được quá khứ Dương đã gặp những chuyện gì, tại sao nó lại kinh khủng tới mức khiến con bé lâm bệnh nặng. Trúc nhớ ra rằng chú mình là người làm việc trong ngành công an, có thể điều hành được nhiều việc điều tra hộ khẩu từng gia đình. Vấn đề lớn nhất là Nguyễn Dương Dương liệu có phải là cái tên đã đi theo con bé suốt thời gian đó không.
- Chi, tên thật của Dương là Dương luôn sao?
Trúc thử hỏi Chi xem sao. Nhưng Chi lắc đầu.
- Không. Đó là tên gia đình em đặt. Còn tên thật của con bé em không rõ. Con bé không chịu chia sẻ đâu, chỉ nói rằng nó có tên là Nguyệt. Họ và tên đệm thì em chịu!
Chi cũng thật thà khai báo cho Trúc. Thế nhưng nếu Chi biết rõ họ tên của Dương là Trương Minh Nguyệt ngay từ đầu, có lẽ nhiều sự thật đã được làm sáng tỏ.
- Con bé giấu sao? Em còn nhớ gia đình em tìm được Dương ở trại trẻ mồ côi nào không?
Trúc nghĩ đến việc nên tìm lại từ nguồn gốc của Dương. Nếu như biết rõ về nguồn gốc của con bé, vẫn có thể biết thêm một chút ít.
- Em nhớ là... SOS Hà Đông. Cách xa trung tâm Hà Nội. Trúc có thể liên lạc tìm số điện thoại của họ. Gia đình em chưa bao giờ tìm hiểu lại. Vì con bé nói không thích quá khứ của nó bị đào lại, khiến con bé đau lòng hơn.
Chi nhớ rằng Dương từng nói thế với mẹ và ba cô. Chính điều đó khiến ba mẹ cấm cô và Hoài Nam hỏi thêm về em gái mình. Họ cũng thành thói quen, tuyệt nhiên không hề hỏi.
Trúc tạm thời đặt Chi về vị trí chỗ ngồi của cô ấy. Lòng không khỏi lo âu. Làm thế nào để nói với Chi rằng cô ấy đang bị bệnh. Làm thế nào để nói với Dương rằng em ấy không bình thường. Toàn những công việc gây khó dễ. Vì có người bệnh tâm thần nào nhận mình bị bệnh đâu?
Tan làm, Trúc đưa Chi về nhà. Nhanh chóng tìm cách liên lạc với SOS Hà Đông. Tìm mãi, tìm mọi cách xoay sở để có thể có được số điện thoại của người quản lý danh sách trẻ mồ côi đã được nhận nuôi. Trúc không thể chờ đợi tới sáng mai, liền gọi điện cho người đó dù đã muộn.
“Alo?”
Người bên kia nhấc máy.
“Cho hỏi đây có phải là cô Hà, người quản lý danh sách trẻ mồ côi được nhận nuôi của SOS Hà Đông? Cháu là Thanh Trúc, rất muốn hỏi cô nhiều việc ạ!”
Trúc cầm trên tay địa chỉ nhà của người phụ nữ này.
“Phải, nhưng tôi không còn làm ở đó nữa. Cháu có thể gọi cho người quản lý hiện tại nhé?”
Cô Hà nhắc nhở Trúc.
“Không. Cháu cần cô, chỉ có cô mới biết được những đứa trẻ được nhận nuôi cách đây hơn 10 năm. Đúng không ạ?”
Trúc lễ phép nói. Hiện tại Trúc muốn biết ngay. Thế nhưng với điệu bộ này... có lẽ phải gặp mặt mới biết được.
“Đúng. Nhưng cháu là ai? Đó là vấn đề riêng tư, có những gia đình không cho phép con họ bị lộ ra là con nuôi. Cháu hiểu chứ?”
Cô Hà đó nhắc lại cho Trúc dễ hiểu hơn. Đúng là có những gia đình không thích con mình bị mang tiếng là con nuôi nên cũng giữ kín việc mình nhận nuôi đứa trẻ nào.
Nghe tới đó Trúc hiểu. Nhưng gia đình Dương thì không giấu kín điều đó và họ vẫn yêu thương Dương. Thậm chí Dương không ngại với thân phận con nuôi. Cho nên Trúc vẫn có thể điều tra ra được.
“Cháu chỉ muốn hỏi về cô bé tên Nguyệt, được gia đình họ Nguyễn nhận nuôi. Chỉ có vậy. Cháu là bác sĩ tâm lý, cháu muốn... “
Chưa kịp nói hết lời, Trúc liền bị người phụ nữ kia chặn họng.
“Cháu đang nói tới Trương Minh Nguyệt?”
Người phụ nữ đó cũng có những điều cần chia sẻ. Giọng nói vô cùng vội vàng, dường như không ai có thể tin những gì cô ta từng nhìn thấy.
“Trương Minh Nguyệt? Đó là tên thật và đầy đủ sao cô?”
Trúc nghe tới họ tên của Dương, liền cảm thấy hoang mang. Tại sao người phụ nữ đó có vẻ vội vã nhận ra ngay họ tên của Dương như vậy chứ?
“Cháu, có những điều chúng ta không thể nói trên điện thoại được. Cô hi vọng cô cháu mình có thể gặp và nói chuyện riêng. Đã hơn 10 năm rồi, cuối cùng cũng có người cần nghe những điều mà cô biết!”
Trúc dạ vâng đoàng hoàng. Nóng lòng đợi chờ tới sáng mai. Trong lúc đó, Trúc không quên gọi điện cho Chi. Trước kia, mỗi lần định nhắn tin hay gọi điện, Trúc lo nghĩ không biết người đàn ông đó có nhà hay không? Liệu cô ấy có ngủ cùng hai đứa con hay không? Nhưng giờ, khi biết chắc Chi chỉ nằm một mình, Trúc tự tin hơn nữa.
“Em ngủ chưa?”
Trúc nhẹ giọng hỏi.
“Em đang đợi Trúc gọi, sao có thể ngủ được?”
Chi vui vẻ bắt máy, lại nghe giọng nói của người yêu mỗi tối, tâm trạng của cô vui hơn, cảm giác yêu đương và hẹn hò thật khó tả.
“Hừm. Em nói xem Trúc có nhớ em không?”
Chi nghe được câu nói này, liền đỏ ửng mặt mà không rõ lý do, có lẽ càng lúc cô càng nhạy cảm hơn.
“Thử không nhớ xem. Rồi sẽ biết tay!”
Chi trêu ghẹo lại Trúc. Cả hai nói chuyện cho tới tận tối muộn. Sáng mai Trúc xin đi nghỉ làm, chiều mới tới. Chi không rõ Trúc đi đâu, nhưng Trúc nói khi về nhà rồi sẽ kể rõ hơn cho Chi, nên Chi cũng vừa lòng. Tính ra, chẳng có việc gì Trúc biết mà cô không biết. Thế nhưng cô không hay biết mình bị bệnh thôi.
...
Sáng hôm sau, Trúc đi theo địa chỉ mà người phụ nữ đó đã nói. Đó là nhà riêng của cô ấy. Cũng không nằm ở trung tâm Hà Nội, mất 1 giờ lái xe để tới.
Vừa vào tới nhà... Trúc đã thấy người phụ nữ hiện trên thông tin đang ngồi lật lật từng trang giấy được ghi chép cụ thể.
- Cháu chào cô. Cháu là Thanh Trúc. Người đã gọi cho cô hôm qua ạ!
Cô Hà nhìn ngước lên. Thanh niên bây giờ cũng đúng giờ đấy chứ. Cô hẹn giờ như thế nào là đến đúng như vậy không lệch đi một li.
- Cháu ngồi đi. Uống chè dâu nhé?
Cô nói rồi liền pha nước cho Trúc uống. Trúc cũng vui vẻ gật đầu, và chờ đợi cô ấy nói điều mình cần nghe nhất.
- Cháu tìm hiểu về cô bé Trương Minh Nguyệt? Cũng may cho cháu, gia đình cô bé ấy không che giấu điều gì. Nếu không cô không thể tiết lộ được.
Cô Hà có vẻ cởi mở hơn Trúc nghĩ. Đó là trách nhiệm của người làm việc. Thật đáng khâm phục.
- Vâng. Em ấy tên là Trương Minh Nguyệt. Cháu chỉ cần có vậy, cháu muốn biết tên thật để tìm hiểu thêm về em ấy. Thế nhưng cô muốn nói chuyện gì thêm ạ?
Trúc hỏi lại cô Hà. Hôm qua cô ấy có vẻ vội vàng. Chắc là chuyện đáng để nghe.
- Cô ngày xưa, khi trại nhận Nguyệt về thì cô là một hộ lý chăm sóc cho những đứa trẻ suy dinh dưỡng. Nguyệt không thiếu ăn, hình như mới bị bỏ đói vài bữa và ngồi bệt ở vệ đường không nhúc nhích rồi được người ta đưa về đây, chỉ cần cho tắm rửa sạch sẽ và cho ăn uống đầy đủ là khỏe khoắn bình thường. Không cần phải đợi thời gian dài mới có thể hồi phục như những đứa trẻ khác.
Cô Hà kể lại quá khứ mà cô từng chăm sóc Dương. Có lẽ cô không quen gọi là Dương, cô luôn gọi Dương là Nguyệt. Ngay đêm hôm qua, khi biết cái tên Trương Minh Nguyệt, Trúc đã gọi cho chú mình và nhờ vả tìm kiếm. Chú của Trúc nói, chỉ với họ tên và ngày tháng năm sinh thì cũng hơi mất thời gian để tìm lại vì hồ sơ lưu trữ cuối năm 80 đến đầu 90 cũng đang đặt ở bộ phận khác. Có lẽ phải đợi để biết thêm về Dương. Còn bây giờ Trúc lại tò mò không rõ lý do vì sao cô Hà có vẻ đặc biệt chú ý tới Dương như vậy.
- Nhưng sao trong cả trăm đứa trẻ cô lại nhớ mỗi Nguyệt vậy?
Trúc cũng nói ra sự tò mò của mình.
- Có rất nhiều điều để cô và những người làm ở đó chú ý và nhớ tới Nguyệt. Thứ nhất, điều mà những đứa trẻ trong đó cũng rõ, là Nguyệt được nhận nuôi bởi một gia đình giàu có, trong khi gia đình đã ruồng bỏ bé Nguyệt cũng là một gia đình không kém cạnh gì. Thứ hai, Nguyệt không bình thường cháu ạ.
Cô Hà nhớ lại quá khứ đấy, Nguyệt chỉ là một đứa trẻ, nhưng trại SOS đã lo sợ và mời bác sĩ tới khám thế rồi không ra được bệnh. Thấy Trúc có vẻ chăm chú lắng nghe, cô Hà kể tiếp.
- Cháu biết đó, bọn cô thường đi vận động những nhà hảo tâm để có tiền nuôi dưỡng bọn trẻ. Nên việc chúng nó bỏ mứa thức ăn là không thể chấp nhận được. Nhưng Nguyệt lại khác. Không thể quát hay mắng con bé vì nếu như buổi sáng, con bé ăn đúng một nửa đồ ăn, thì đến buổi chiều lại ăn uống một cách đầy đủ, ăn không sót hạt cơm nào và nói rằng... thức ăn không thể bỏ thừa. Bọn cô đâu thể phạt con bé được. Còn nữa... giờ tự học, con bé vẽ chiếc đồng hồ... chỉ vẽ từ số 1 đến số 6, còn tối đến, cô đã thấy bức vẽ khác đầy đủ dán trong vở. Cô từng hỏi vì sao không hoàn thiện trong lớp học? Con bé trả lời đồng hồ chỉ có từ 1 đến 6....
Trúc nghe xong, cảm giác đầu tiên là lạnh người. Nếu như thế, Dương không chỉ mắc mình chứng “Một nửa thế giới biến mất!”, mà còn mắc một chứng bệnh khác mà Trúc đã ngờ ngợ trong đầu mình. Tết sắp đến, sao nhiều chuyện không vui diễn ra với Trúc như vậy? Rốt cuộc Dương có nguồn gốc xuất thân như thế nào?
- Cháu nghe nói... trại trẻ không gọi Dương là Nguyệt!
Trúc cũng hỏi thêm thắc mắc của chính mình. Nói tới đó, cô Hà lại đứng lên, đi vào trong nhà, lấy hộp gì đó rất lớn ra để cạnh bàn uống nước.
- Những người học khoa công tác xã hội như cô, có sở thích lưu trữ những việc thiện cho xã hội mà bọn cô từng làm. Và cô là lưu trữ những kỷ niệm của vài đứa trẻ, trong đó có Nguyệt. Nguyệt nói không thích tên mình, và con bé đã vứt bỏ thẻ tên trên người mình vào bãi đất hoang. Cô vất vả lắm mới nhặt lại được đấy!
Cô Hà đưa thẻ tên đã bị hỏng cho Trúc. Thẻ tên này giống như thẻ tên được gắn trên đồng phục của một trường nào đó. Vào thời điểm này, được đi học tại những nhà trẻ lớn như thế này chứng tỏ gia thế gia đình Dương không phải hạng vừa vì ngày nhỏ, Trúc cũng đi học trường do người Nhật mở, được giáo viên người nước ngoài chăm sóc và tên của Trúc được thêu luôn lên trên cổ tay áo. Nhà trẻ lớn, có đồng phục cho học sinh, những gia đình cho con đi học ở đây thường là đại gia, giàu có, thường được tả bởi những từ như “nứt cố đổ vách“.
- Vậy gia đình Nguyệt... cũng giàu có hả cô? Sao lại vứt bỏ Nguyệt nhỉ? Cô cho cháu xin cái này được không ạ? Cháu chỉ mượn, khi nào chữa được bệnh cho Nguyệt, cháu sẽ đem trả lại cô!
Trúc cầm bảng tên ấy trong tay, dự tính với bảng tên này, Trúc sẽ tìm cho Dương một hướng đi chữa bệnh thật đúng đắn. Vậy là hai chị em họ đều mang bệnh nặng. Trùng hợp tới đáng sợ, họ là người bệnh tâm thần ở chung một căn nhà, và vẫn có thể sống với nhau suốt từng ấy năm.
- Được, nếu cái thẻ tên đó giúp được cháu, cô sẵn lòng...
Buổi gặp mặt kết thúc. Trúc lên xe đi về. Trong đầu không khỏi suy nghĩ nhiều chuyện. Trúc có thể xác định được Dương đã mắc bệnh từ 5 tuổi, cũng giống như Chi, căn bệnh do chấn thương tâm lý đó đã đi theo Dương gần 20 năm, một thời gian quá lâu, đủ để Dương xem như căn bệnh này vốn dĩ là bản thân mình. Chi cũng không khác, Chi xem như Mạnh và hai đứa trẻ còn sống, rồi những biểu hiện như Chi khiến cho người ta nghĩ gia đình của Chi còn sống thật.
Công việc thật khó khăn cho Trúc khi phải nói cho hai người biết...
Cùng lúc đó, tiếng radio vang lên bài Sleepless Night... giai điệu bài hát không rõ là vui hay buồn. Chỉ biết bài hát khiến Trúc tin vào việc mọi thứ rồi sẽ ổn, Trúc sẽ chữa được bệnh cho họ không kể thời gian dài tới bao lâu. Trúc tin là như vậy!
- Chi, tên thật của Dương là Dương luôn sao?
Trúc thử hỏi Chi xem sao. Nhưng Chi lắc đầu.
- Không. Đó là tên gia đình em đặt. Còn tên thật của con bé em không rõ. Con bé không chịu chia sẻ đâu, chỉ nói rằng nó có tên là Nguyệt. Họ và tên đệm thì em chịu!
Chi cũng thật thà khai báo cho Trúc. Thế nhưng nếu Chi biết rõ họ tên của Dương là Trương Minh Nguyệt ngay từ đầu, có lẽ nhiều sự thật đã được làm sáng tỏ.
- Con bé giấu sao? Em còn nhớ gia đình em tìm được Dương ở trại trẻ mồ côi nào không?
Trúc nghĩ đến việc nên tìm lại từ nguồn gốc của Dương. Nếu như biết rõ về nguồn gốc của con bé, vẫn có thể biết thêm một chút ít.
- Em nhớ là... SOS Hà Đông. Cách xa trung tâm Hà Nội. Trúc có thể liên lạc tìm số điện thoại của họ. Gia đình em chưa bao giờ tìm hiểu lại. Vì con bé nói không thích quá khứ của nó bị đào lại, khiến con bé đau lòng hơn.
Chi nhớ rằng Dương từng nói thế với mẹ và ba cô. Chính điều đó khiến ba mẹ cấm cô và Hoài Nam hỏi thêm về em gái mình. Họ cũng thành thói quen, tuyệt nhiên không hề hỏi.
Trúc tạm thời đặt Chi về vị trí chỗ ngồi của cô ấy. Lòng không khỏi lo âu. Làm thế nào để nói với Chi rằng cô ấy đang bị bệnh. Làm thế nào để nói với Dương rằng em ấy không bình thường. Toàn những công việc gây khó dễ. Vì có người bệnh tâm thần nào nhận mình bị bệnh đâu?
Tan làm, Trúc đưa Chi về nhà. Nhanh chóng tìm cách liên lạc với SOS Hà Đông. Tìm mãi, tìm mọi cách xoay sở để có thể có được số điện thoại của người quản lý danh sách trẻ mồ côi đã được nhận nuôi. Trúc không thể chờ đợi tới sáng mai, liền gọi điện cho người đó dù đã muộn.
“Alo?”
Người bên kia nhấc máy.
“Cho hỏi đây có phải là cô Hà, người quản lý danh sách trẻ mồ côi được nhận nuôi của SOS Hà Đông? Cháu là Thanh Trúc, rất muốn hỏi cô nhiều việc ạ!”
Trúc cầm trên tay địa chỉ nhà của người phụ nữ này.
“Phải, nhưng tôi không còn làm ở đó nữa. Cháu có thể gọi cho người quản lý hiện tại nhé?”
Cô Hà nhắc nhở Trúc.
“Không. Cháu cần cô, chỉ có cô mới biết được những đứa trẻ được nhận nuôi cách đây hơn 10 năm. Đúng không ạ?”
Trúc lễ phép nói. Hiện tại Trúc muốn biết ngay. Thế nhưng với điệu bộ này... có lẽ phải gặp mặt mới biết được.
“Đúng. Nhưng cháu là ai? Đó là vấn đề riêng tư, có những gia đình không cho phép con họ bị lộ ra là con nuôi. Cháu hiểu chứ?”
Cô Hà đó nhắc lại cho Trúc dễ hiểu hơn. Đúng là có những gia đình không thích con mình bị mang tiếng là con nuôi nên cũng giữ kín việc mình nhận nuôi đứa trẻ nào.
Nghe tới đó Trúc hiểu. Nhưng gia đình Dương thì không giấu kín điều đó và họ vẫn yêu thương Dương. Thậm chí Dương không ngại với thân phận con nuôi. Cho nên Trúc vẫn có thể điều tra ra được.
“Cháu chỉ muốn hỏi về cô bé tên Nguyệt, được gia đình họ Nguyễn nhận nuôi. Chỉ có vậy. Cháu là bác sĩ tâm lý, cháu muốn... “
Chưa kịp nói hết lời, Trúc liền bị người phụ nữ kia chặn họng.
“Cháu đang nói tới Trương Minh Nguyệt?”
Người phụ nữ đó cũng có những điều cần chia sẻ. Giọng nói vô cùng vội vàng, dường như không ai có thể tin những gì cô ta từng nhìn thấy.
“Trương Minh Nguyệt? Đó là tên thật và đầy đủ sao cô?”
Trúc nghe tới họ tên của Dương, liền cảm thấy hoang mang. Tại sao người phụ nữ đó có vẻ vội vã nhận ra ngay họ tên của Dương như vậy chứ?
“Cháu, có những điều chúng ta không thể nói trên điện thoại được. Cô hi vọng cô cháu mình có thể gặp và nói chuyện riêng. Đã hơn 10 năm rồi, cuối cùng cũng có người cần nghe những điều mà cô biết!”
Trúc dạ vâng đoàng hoàng. Nóng lòng đợi chờ tới sáng mai. Trong lúc đó, Trúc không quên gọi điện cho Chi. Trước kia, mỗi lần định nhắn tin hay gọi điện, Trúc lo nghĩ không biết người đàn ông đó có nhà hay không? Liệu cô ấy có ngủ cùng hai đứa con hay không? Nhưng giờ, khi biết chắc Chi chỉ nằm một mình, Trúc tự tin hơn nữa.
“Em ngủ chưa?”
Trúc nhẹ giọng hỏi.
“Em đang đợi Trúc gọi, sao có thể ngủ được?”
Chi vui vẻ bắt máy, lại nghe giọng nói của người yêu mỗi tối, tâm trạng của cô vui hơn, cảm giác yêu đương và hẹn hò thật khó tả.
“Hừm. Em nói xem Trúc có nhớ em không?”
Chi nghe được câu nói này, liền đỏ ửng mặt mà không rõ lý do, có lẽ càng lúc cô càng nhạy cảm hơn.
“Thử không nhớ xem. Rồi sẽ biết tay!”
Chi trêu ghẹo lại Trúc. Cả hai nói chuyện cho tới tận tối muộn. Sáng mai Trúc xin đi nghỉ làm, chiều mới tới. Chi không rõ Trúc đi đâu, nhưng Trúc nói khi về nhà rồi sẽ kể rõ hơn cho Chi, nên Chi cũng vừa lòng. Tính ra, chẳng có việc gì Trúc biết mà cô không biết. Thế nhưng cô không hay biết mình bị bệnh thôi.
...
Sáng hôm sau, Trúc đi theo địa chỉ mà người phụ nữ đó đã nói. Đó là nhà riêng của cô ấy. Cũng không nằm ở trung tâm Hà Nội, mất 1 giờ lái xe để tới.
Vừa vào tới nhà... Trúc đã thấy người phụ nữ hiện trên thông tin đang ngồi lật lật từng trang giấy được ghi chép cụ thể.
- Cháu chào cô. Cháu là Thanh Trúc. Người đã gọi cho cô hôm qua ạ!
Cô Hà nhìn ngước lên. Thanh niên bây giờ cũng đúng giờ đấy chứ. Cô hẹn giờ như thế nào là đến đúng như vậy không lệch đi một li.
- Cháu ngồi đi. Uống chè dâu nhé?
Cô nói rồi liền pha nước cho Trúc uống. Trúc cũng vui vẻ gật đầu, và chờ đợi cô ấy nói điều mình cần nghe nhất.
- Cháu tìm hiểu về cô bé Trương Minh Nguyệt? Cũng may cho cháu, gia đình cô bé ấy không che giấu điều gì. Nếu không cô không thể tiết lộ được.
Cô Hà có vẻ cởi mở hơn Trúc nghĩ. Đó là trách nhiệm của người làm việc. Thật đáng khâm phục.
- Vâng. Em ấy tên là Trương Minh Nguyệt. Cháu chỉ cần có vậy, cháu muốn biết tên thật để tìm hiểu thêm về em ấy. Thế nhưng cô muốn nói chuyện gì thêm ạ?
Trúc hỏi lại cô Hà. Hôm qua cô ấy có vẻ vội vàng. Chắc là chuyện đáng để nghe.
- Cô ngày xưa, khi trại nhận Nguyệt về thì cô là một hộ lý chăm sóc cho những đứa trẻ suy dinh dưỡng. Nguyệt không thiếu ăn, hình như mới bị bỏ đói vài bữa và ngồi bệt ở vệ đường không nhúc nhích rồi được người ta đưa về đây, chỉ cần cho tắm rửa sạch sẽ và cho ăn uống đầy đủ là khỏe khoắn bình thường. Không cần phải đợi thời gian dài mới có thể hồi phục như những đứa trẻ khác.
Cô Hà kể lại quá khứ mà cô từng chăm sóc Dương. Có lẽ cô không quen gọi là Dương, cô luôn gọi Dương là Nguyệt. Ngay đêm hôm qua, khi biết cái tên Trương Minh Nguyệt, Trúc đã gọi cho chú mình và nhờ vả tìm kiếm. Chú của Trúc nói, chỉ với họ tên và ngày tháng năm sinh thì cũng hơi mất thời gian để tìm lại vì hồ sơ lưu trữ cuối năm 80 đến đầu 90 cũng đang đặt ở bộ phận khác. Có lẽ phải đợi để biết thêm về Dương. Còn bây giờ Trúc lại tò mò không rõ lý do vì sao cô Hà có vẻ đặc biệt chú ý tới Dương như vậy.
- Nhưng sao trong cả trăm đứa trẻ cô lại nhớ mỗi Nguyệt vậy?
Trúc cũng nói ra sự tò mò của mình.
- Có rất nhiều điều để cô và những người làm ở đó chú ý và nhớ tới Nguyệt. Thứ nhất, điều mà những đứa trẻ trong đó cũng rõ, là Nguyệt được nhận nuôi bởi một gia đình giàu có, trong khi gia đình đã ruồng bỏ bé Nguyệt cũng là một gia đình không kém cạnh gì. Thứ hai, Nguyệt không bình thường cháu ạ.
Cô Hà nhớ lại quá khứ đấy, Nguyệt chỉ là một đứa trẻ, nhưng trại SOS đã lo sợ và mời bác sĩ tới khám thế rồi không ra được bệnh. Thấy Trúc có vẻ chăm chú lắng nghe, cô Hà kể tiếp.
- Cháu biết đó, bọn cô thường đi vận động những nhà hảo tâm để có tiền nuôi dưỡng bọn trẻ. Nên việc chúng nó bỏ mứa thức ăn là không thể chấp nhận được. Nhưng Nguyệt lại khác. Không thể quát hay mắng con bé vì nếu như buổi sáng, con bé ăn đúng một nửa đồ ăn, thì đến buổi chiều lại ăn uống một cách đầy đủ, ăn không sót hạt cơm nào và nói rằng... thức ăn không thể bỏ thừa. Bọn cô đâu thể phạt con bé được. Còn nữa... giờ tự học, con bé vẽ chiếc đồng hồ... chỉ vẽ từ số 1 đến số 6, còn tối đến, cô đã thấy bức vẽ khác đầy đủ dán trong vở. Cô từng hỏi vì sao không hoàn thiện trong lớp học? Con bé trả lời đồng hồ chỉ có từ 1 đến 6....
Trúc nghe xong, cảm giác đầu tiên là lạnh người. Nếu như thế, Dương không chỉ mắc mình chứng “Một nửa thế giới biến mất!”, mà còn mắc một chứng bệnh khác mà Trúc đã ngờ ngợ trong đầu mình. Tết sắp đến, sao nhiều chuyện không vui diễn ra với Trúc như vậy? Rốt cuộc Dương có nguồn gốc xuất thân như thế nào?
- Cháu nghe nói... trại trẻ không gọi Dương là Nguyệt!
Trúc cũng hỏi thêm thắc mắc của chính mình. Nói tới đó, cô Hà lại đứng lên, đi vào trong nhà, lấy hộp gì đó rất lớn ra để cạnh bàn uống nước.
- Những người học khoa công tác xã hội như cô, có sở thích lưu trữ những việc thiện cho xã hội mà bọn cô từng làm. Và cô là lưu trữ những kỷ niệm của vài đứa trẻ, trong đó có Nguyệt. Nguyệt nói không thích tên mình, và con bé đã vứt bỏ thẻ tên trên người mình vào bãi đất hoang. Cô vất vả lắm mới nhặt lại được đấy!
Cô Hà đưa thẻ tên đã bị hỏng cho Trúc. Thẻ tên này giống như thẻ tên được gắn trên đồng phục của một trường nào đó. Vào thời điểm này, được đi học tại những nhà trẻ lớn như thế này chứng tỏ gia thế gia đình Dương không phải hạng vừa vì ngày nhỏ, Trúc cũng đi học trường do người Nhật mở, được giáo viên người nước ngoài chăm sóc và tên của Trúc được thêu luôn lên trên cổ tay áo. Nhà trẻ lớn, có đồng phục cho học sinh, những gia đình cho con đi học ở đây thường là đại gia, giàu có, thường được tả bởi những từ như “nứt cố đổ vách“.
- Vậy gia đình Nguyệt... cũng giàu có hả cô? Sao lại vứt bỏ Nguyệt nhỉ? Cô cho cháu xin cái này được không ạ? Cháu chỉ mượn, khi nào chữa được bệnh cho Nguyệt, cháu sẽ đem trả lại cô!
Trúc cầm bảng tên ấy trong tay, dự tính với bảng tên này, Trúc sẽ tìm cho Dương một hướng đi chữa bệnh thật đúng đắn. Vậy là hai chị em họ đều mang bệnh nặng. Trùng hợp tới đáng sợ, họ là người bệnh tâm thần ở chung một căn nhà, và vẫn có thể sống với nhau suốt từng ấy năm.
- Được, nếu cái thẻ tên đó giúp được cháu, cô sẵn lòng...
Buổi gặp mặt kết thúc. Trúc lên xe đi về. Trong đầu không khỏi suy nghĩ nhiều chuyện. Trúc có thể xác định được Dương đã mắc bệnh từ 5 tuổi, cũng giống như Chi, căn bệnh do chấn thương tâm lý đó đã đi theo Dương gần 20 năm, một thời gian quá lâu, đủ để Dương xem như căn bệnh này vốn dĩ là bản thân mình. Chi cũng không khác, Chi xem như Mạnh và hai đứa trẻ còn sống, rồi những biểu hiện như Chi khiến cho người ta nghĩ gia đình của Chi còn sống thật.
Công việc thật khó khăn cho Trúc khi phải nói cho hai người biết...
Cùng lúc đó, tiếng radio vang lên bài Sleepless Night... giai điệu bài hát không rõ là vui hay buồn. Chỉ biết bài hát khiến Trúc tin vào việc mọi thứ rồi sẽ ổn, Trúc sẽ chữa được bệnh cho họ không kể thời gian dài tới bao lâu. Trúc tin là như vậy!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook