Phế Đô
-
Chương 33
Đường Uyển Nhi đáp:
- Chu Mẫn ra phố mua thuốc đánh răng, sao vẫn chưa thấy về, bảo anh ta ra cửa hàng ăn ở ngã tư mua một con gà quay về ăn.
Trang Chi Điệp bảo:
- Anh không ăn gà quay, anh ăn mồm cơ.
Đường Uyển Nhi lườm cho một cái, bảo:
- Anh vớ vẩn không cho anh ăn, - nhưng hạ thấp giọng nói tiếp – hôm nay không được, hắn sắp về đấy. Hắn đi mua thuốc đánh răng, hắn bảo toà soạn tạp chí cử hắn ngay đêm nay đi Hàm Dương bán tạp chí số này. Trên chỉ thị phải tiêu huỷ, toà soạn t.ạp chí đã bán buôn tám mươi phần trăm số lượng từ lâu, còn lại một số, chia mỗi người một ít đưa ra ngoài bán, nếu không toà soạn sẽ bị lỗ.
Trang Chi Điệp hỏi:
- Thế bao giờ về?
Đường Uyển Nhi đáp:
- Trưa ngày mai sẽ về. Em bảo tại sao anh không nhân dịp này chơi ở Hàm Dương lâu lâu một chút? Hắn bảo tổng biên tập Chung Duy Hiền dặn thế, ở lâu, người trong sở biết sẽ không có lợi.
Trang Chi Điệp bảo:
- Quả thật là ý trời. tối nay em đến phòng số ba tầng năm của ngôi nhà bên trái trước am ni cô, anh đợi em ở đấy.
Đường Uyển Nhi hỏi:
- Đấy là nhà của ai vậy?
Trang Chi Điệp đáp:
- Mình đi đến đó sẽ là nhà của mình.
Nói xong liền đi luôn. Đường Uyển Nhi nhìn Trang Chi Điệp đi rồi, vội vàng rửa sạch chén cà phê, nhét bừa quần áo vào một túi xách to, rồi mở tủ tìm cái váy mới của mình.
Đêm ấy Liễu Nguyệt vừa ăn cơm, vừa nói với Ngưu Nguyệt Thanh:
- Chị cả ơi, thầy giáo Điệp lại không về thật rồi.
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
- Cứ để anh ấy đi mấy hôm, Mạnh Vân Phòng là tay đại bịp, lần nào đến nhà anh ta, thầy Điệp của em đều không về.
Liễu Nguyệt hỏi:
- Đêm ngủ ở chỗ người ta, thế nhà thầy giáo Phòng có rộng không?
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
- Kệ anh ấy – chị thở dài nói tiếp – năm nay nhà mình xúi quẩy, việc gì buồn lòng cũng có. Một tuần nữa, thứ tư tuần sau là ngày sinh của thầy Điệp em. Nhà này vốn xưa nay chỉ tổ chức ăn sinh nhật của bà, chưa bao giờ ăn mừng sinh nhật của anh ấy. Năm nay chị có ý định tổ chức ăn mừng sinh nhật của anh ấy, để mong sao cho cuộc sống yên hàn, biết đâu xua tan được tà khí rủi ro.
Liễu Nguyệt thấy bà chủ có ý định như thế liền hùa theo:
- Sự việc kể cũng lạ. Toà soạn tạp chí một lòng một ý muốn tuyên truyền cho thầy giáo Điệp. Chu Mẫn cũng viết bài để đền ơn đáp nghĩa, nào ngờ lại làm Cảnh Tuyết Ấm gây sự ầm ĩ, chuyện này chưa xong thì bị ngã trẹo chân ngay trên đường bằng, đi xe máy xưa nay có xảy ra chuyện đó đâu, ấy thế mà lại ngã đau trong khi đi bộ trên đường phẳng phiu hẳn hoi cơ chứ, chân bị đau như người ta thì chỉ một hai ngày là khỏi, đàng này thầy giáo Điệp lại tập tễnh nhiều ngày. Vừa hơi đỡ một tí, thì cái ông thư ký trưởng lại đến nẹt. Những điều ấy chẳng phải là chuyện quái gở hay sao? Bà già dở chứng thì đó là bệnh cũ, nhưng thầy Điệp cũng thay tính đổi nết, chẳng còn chút gì không khí hoà nhã dễ gần như lúc em mới đến.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Anh ấy khó tínn khó nết cũng là trong lòng buồn phiền. Em nên thông cảm cho anh ấy về chuyện này. Anh ấy là nhà văn, tính tình hay thay đổi thất thường, lại nhạy cảm, người bước sang tuổi bốn mươi, thì tính nết như trẻ con, vợ chồng ăn ở với nhau đã hơn mười năm, chị cũng đã quen rồi, may mà anh ấy một là không hút thuốc phiện, hai là không bồ bịch ở bên ngoài, mình ở nhà phải chấp nhận những nhược điểm của anh ấy. Hôm chị em mình gây oan uổng cho anh ấy bởi lá thư, anh ấy đã nổi giận lôi đình như thế, anh càng nổi giận, thì chị càng yên tâm. Làm vợ một người như anh a, thì phải là vợ của anh và cũng là mẹ của anh ấy.
Liễu Nguyệt nghĩ bụng, bà chị này thảo hiền lắm, nhưng lại có một chút ngu ngốc. Người ta thường bảo, anh chồng trai gái lăng nhăng, thiên hạ người ta đã đồn ầm lên, chỉ có một người không biết, đó là chị vợ. Nghĩ rồi cười bảo:
- Chị cả đã làm vợ, lại làm mẹ, nhưng đã làm vợ cho thầy giáo Điệp, lại còn phải làm đàn bà, làm con điếm của anh ấy nữa cơ.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Em nói vớ vẩn thế, vợ là vợ, sao lại là con điếm hả? thầy giáo Điệp của em là người thế nào nào, chị là người thế nào nào. Nói thế đến tai người ngoài, họ sẽ khinh cho.
Liễu Nguyệt lè lưỡi, bảo:
- Em thì chẳng biết cái gì cả, đúng là ăn nói vớ vẩn lung tung…
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Không phải em không biết gì cả, tại vì em biết nhiều quá đấy, em biết cả những điều em không nên biết. Em là con cáo bé bỏng, sau này anh nào lấy em, chỉ sáu tháng một năm em đã hành hạ người ta chết mất thôi.
Ăn cơm xong, Ngưu Nguyệt Thanh bảo Liễu Nguyệt cầm giấy bút ra, chị đọc, Liễu Nguyệt viết, lập thành một bảng danh sách những người được mời đến dự ăn mừng sinh nhật. Liễu Nguyệt viết xong, lại đối chiếu kiểm tra lại một lần, chẳng qua là những người như gia đình Uông Hy Miên, gia đình Cung Tịnh Nguyên, gia đình Nguyễn Tri Phi, gia đình Mạnh Vân Phòng, gia đình Chu Mẫn, Triệu Kinh Ngũ, Hồng Giang, gia đình chị kết nghĩa, phó chủ tịch hội văn học nghệ thuật Anh Nguỵ, Tiểu Đinh hội mỹ thuật, Vương Lai Hồng hội ca múa, Trương Chính Hải hội nhà văn, Chung Duy Hiền, Lý Hồng Văn, Cẩu Đại Hải toà soạn tạp chí, đã hơn hai mâm rồi. Liễu Nguyệt hỏi:
- Hai mâm này mình đặt ở khách sạn, hay là làm cơm tại nhà? làm tại nhà thì em không dám làm món ăn.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Ở nhà khí thế hơn, nấu nướng đương nhiên cô không phải nhúng tay vào, anh rể kết nghĩa của chị là đầu bếp, phần chế biến thức ăn do anh ấy làm, anh Phòng đảm nhiệm phần việc nấu cơm làm bánh, em cùng chị mấy ngày này chỉ lo chuyện đi mời và chợ búa mua sắm.
Ngay tức khắc, hai chị em tra sổ điện thoại ghi lại số của những gia đình có điện thoại ra một tờ giấy riêng, phân công Liễu Nguyệt tập trung gọi điện thoại mời trước một ngày, nhà ai không có điện thoại thì Liễu Nguyệt phải đạp xe đến từng nhà hẹn trước. Sau đó lại tính tóan mua các loại thực phẩm, rau xanh, rượu thuốc và mua sắm thêm bếp than cũng như một số dụng cụ nhà bếp mới.
Giữa lúc ấy ở ngoài cổng có tiếng rao vang dài:
- Đồ đồng nát nào, nhận thầu đồ đồng nát nào!
Liễu Nguyệt nói:
- Chị cả ơi, người thu mua đồ nát đã đến, ta bán quách những vỏ chai rượu và giấy báo cũ ở chân tường đằng sau đi, hôm nào khách đến khỏi phải quét tước thu dọn.
Ngưu Nguyệt Thanh gật đầu, hai người đi thu gom những đồ cũ bỏ đi đem ra, đèn đường đã bật sáng ngoài cổng, ông già kia đang nằm ngửa trên đệm cỏ của chiếc xe cải tiến hút thuốc, hít vào một hơi thở ra một hơi khoan khoái với chính mình. Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Ông ơi, muộn thế này mà ông còn đi thu mua đồ cũ nát ư?
Ông già không nhìn nhả một vòng khói đáp:
- Muộn thế này rồi có đồ cũ nát chứ?
Liễu Nguyệt liền cười hì hì. Ngưu Nguyệt Thanh mắng:
- Con khỉ gió ạ, cười cái gì?
Liễu Nguyệt bảo:
- Mình thì đầy một bụng buồn phiền, chị xem ông ấy có sướng không chứ? Từ lâu dã nghe nói ông ấy biết ca dao hò vè, bảo ông ấy đọc một đoạn xem nào!
Liền nói với ông già:
- Ông ơi, ông đọc một đoạn ca dao đi, cháu sẽ bán rẻ cho ông những thứ này.
Ông già vẫn tỉnh khô, thổi phù một hơi khói, vọt thẳng tới chiếc bóng điện trên cột đèn đường, rồi toả ra như một lớp mây, mấy con muỗi liền chợt ẩn chợt hiện. Ông già nói:
- Anh nằm trên giường xô pha, nằm trên đệm cỏ. Em nằm trên đệm cỏ, nằm giường xô pha, hai con hạc tiên bơi trong mây.
Liễu Nguyệt cảm thấy cổ quái cứ kêu:
- Ai à!
Ngưu Nguyệt Thanh gắt:
- Liễu Nguyệt, ăn nói chín chắn một chút!
Liền nói với ông già:
- Ông ơi, ông vất vả quá, tối nay cũng không biết nghỉ ở đâu nữa!
Ông già đáp:
- Gió nghỉ ở đâu, tôi nghỉ ở đó.
Ngưu Nguyệt Thanh lại hỏi:
- Tối thế này, ông đã ăn cơm chưa?
Ông già đáp:
- Tôi ăn rồi, cũng là tôi đã ăn.
Ngưu Nguyệt Thanh giục Liễu Nguyệt:
- Em mau mau về mang ra hai cái bánh bao.
Liễu Nguyệt không muốn đi nhưng vẫn phải về, ông già không cảm ơn, cũng không ngăn lại, nhảy xuống xe bảo cân đồ cũ, đếm từng xu, từng xu trả tiền. Ngưu Nguyệt Thanh không lấy, ông già vẫn đếm. Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Ông ơi, ai cũng bảo ông biết làm ca dao hò vè, tôi có một chuyện định nhờ ông.
Ông già thôi đếm tiền, đứng ngây tại chỗ. Ngưu Nguyệt Thanh thấy ông già chịu nghe, liền sơ lược kể ra một lượt, chồng chị làm công tác tuyên truyền văn hoá, hội đồng nhân dân thành phố mở đại hội bầu cử lại, cũng là vì người khác, đã đăng một bài lên báo, vì thế chủ nhiệm hội đồng nhân dân không được bầu lại, kết quả chồng chị bị người ta chỉnh ngấm ngầm như thế, mong ông có thể làm bài ca dao rêu rao trên đường phố, cũng là để bõ tức cho chồng.
Ông già chẳng nói chẳng rằng, Liễu Nguyệt đã mang bánh bao ra, ông già một tay giao đồng tiền xu, một tay nhận bánh. Ngưu Nguyệt Thanh vẫn không nhận tiền, một đồng tiền xu liền được đặt xuống đất, ông già kéo xe đi liền. Ngưu Nguyệt Thanh thở dài, hối hận đã kể lể mất công một lúc lâu, vừa định quay vào nhà, đã nghe thấy ông già đọc từng chữ từng nhịp ở chỗ đầu ngõ tối mờ mờ. Ngưu Nguyệt Thanh lắng tai nghe rồi nói:
- Ông ấy đọc những gì gì, đâu có phải nội dung mình nhờ ông ấy soạn.
Liễu Nguyệt lại khen bài vè ấy hay, về nhà chờ Ngưu Nguyệt Thanh đi ngủ, rồi vào phòng sách ghi lại nội dung bài vè của ông già. Quả nhiên về sau bài vè đó đã được lưu truyền trong giới văn hoá Tây Kinh:
"Phòng tử (nhà ở), Cốc tử (thóc), Phiếu tử (tiền), Nhi tử (con trai), Tôn Tử, Trang Tử, Lão Tử, Khổng Tử. Hoạt liễu giá nhất bối tử (sống cả một đời này). Lưu hạ nhất bả hồ tử (Để lại một nắm râu)."
Liễu Nguyệt ghi xong bài vè, cởi quần áo ngủ cùng một giường với Ngưu Nguyệt Thanh, Ngưu Nguyệt Thanh vẫn chưa ngủ say, tay sờ mó trên thân thể Liễu Nguyệt, cảm thấy trơn nhẵn và nây nây liền bảo:
- Liễu Nguyệt, em có thân hình tròn lẳn thế này.
Liễu Nguyệt được xoa nắn, cũng thấy buồn buồn tê tê, hai người lại nói vài câu. Sau đó bảo:
- Ngủ nhé.
Cả hai đều đi vào giấc ngủ, trận sấm chớp đêm qua làm thời tiết nóng nực đã dịu hẳn đi, cũng là một đêm trước đó Liễu Nguyệt bị mất ngủ, người mệt bơ phờ, cho nên giấc ngủ đêm nay ngon lắm. Nhưng, hầu như trong mơ, cũng hầu như không phải mơ, cô lại láng máng nghe thấy một thứ tiếng kêu, tiếng kêu này vô cùng kỳ quặc, tiếng dài rên rỉ, tiếng ngắn rì rầm, song không có chút vị nào đau đớn, hơn nữa sau đó tiếng kêu chợt nhanh chợt chậm, chợt cao chợt thấp, khi thì gấp gáp như vó ngựa đi qua phố, như mưa sập xuống bão cát, khi thì thong dong như con trâu già cày ruộng nước, như mèo con liếm cháo. Không biết tại sao trong tiếng kêu ấy toàn thân cô đê mê, đầu tiên cảm thấy mất hai cánh tay, sau đó mất nốt hai chân, cuối cùng chẳng còn gì cả, chỉ còn trái tim đập gấp, bay thẳng lên, cứ bay lên, bay đến tận đám mây trắng xóa, rồi đâm sầm xuống, bừng tỉnh. Tỉnh lại rồi, thì toàn thân rã rời, mồ hôi đầm đìa, lạ quá vừa mới thoải mái dễ chịu như thế, bỗng dưng cảm thấy phía dưới da giá, thò tay xuống sờ, thì thấy ướt rườn rượt, liền vội vàng lấy khăn lau, cùng lúc đó cũng nghe thấy Ngưu Nguyệt Thanh đang rên hừ hừ trên giường. Liễu Nguyệt cất tiếng gọi:
- Chị cả ơi, chị cả, chị đang cơn ác mộng, phải không?
Ngưu Nguyệt Thanh tỉnh dậy, mở to mắt trong bóng đêm có ánh trăng hắt vào lờ mờ, nằm ngửa, duỗi thẳng cẳng một lúc, chợt thấy ngượng ngùng nói:
- Không, em chưa ngủ à Liễu Nguyệt?
Liễu Nguyệt đáp:
- Em ngủ rồi, hình như em nghe có một thứ tiếng, lạ lắm cơ, nghe thấy cứ như là quay điện.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Chị hình như có nghe thấy.
Cả hai đều ngờ ngợ khó hiểu, Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
- Chắc là nằm mơ đấy.
Liễu Nguyệt đáp:
- Chắc là nằm mơ đấy, cùng nằm mơ cả mà!
Ngưu Nguyệt Thanh lại hỏi:
- Liễu Nguyệt ơi, em tỉnh dậy sớm, có nghe thấy vừa giờ chị nói bậy bạ gì trong mơ không?
Liễu Nguyệt đáp:
- Chị chỉ rên hừ hừ. Em sợ chị kinh sợ quá trong ác mộng, nên mới gọi chị.
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
- Không sao, đâu có phải ác mộng, em ngủ đi.
Nói rồi bò dậy ra nhà vệ sinh. Liễu Nguyệt cũng định vào nhà vệ sinh, cô đi vào đã nhìn thấy cái xi líp của Ngưu Nguyệt Thanh thay ra ngâm trong chậu. Liễu Nguyệt lập tức nhận ra Ngưu Nguyệt Thanh và mình cũng như nhau.
- Chu Mẫn ra phố mua thuốc đánh răng, sao vẫn chưa thấy về, bảo anh ta ra cửa hàng ăn ở ngã tư mua một con gà quay về ăn.
Trang Chi Điệp bảo:
- Anh không ăn gà quay, anh ăn mồm cơ.
Đường Uyển Nhi lườm cho một cái, bảo:
- Anh vớ vẩn không cho anh ăn, - nhưng hạ thấp giọng nói tiếp – hôm nay không được, hắn sắp về đấy. Hắn đi mua thuốc đánh răng, hắn bảo toà soạn tạp chí cử hắn ngay đêm nay đi Hàm Dương bán tạp chí số này. Trên chỉ thị phải tiêu huỷ, toà soạn t.ạp chí đã bán buôn tám mươi phần trăm số lượng từ lâu, còn lại một số, chia mỗi người một ít đưa ra ngoài bán, nếu không toà soạn sẽ bị lỗ.
Trang Chi Điệp hỏi:
- Thế bao giờ về?
Đường Uyển Nhi đáp:
- Trưa ngày mai sẽ về. Em bảo tại sao anh không nhân dịp này chơi ở Hàm Dương lâu lâu một chút? Hắn bảo tổng biên tập Chung Duy Hiền dặn thế, ở lâu, người trong sở biết sẽ không có lợi.
Trang Chi Điệp bảo:
- Quả thật là ý trời. tối nay em đến phòng số ba tầng năm của ngôi nhà bên trái trước am ni cô, anh đợi em ở đấy.
Đường Uyển Nhi hỏi:
- Đấy là nhà của ai vậy?
Trang Chi Điệp đáp:
- Mình đi đến đó sẽ là nhà của mình.
Nói xong liền đi luôn. Đường Uyển Nhi nhìn Trang Chi Điệp đi rồi, vội vàng rửa sạch chén cà phê, nhét bừa quần áo vào một túi xách to, rồi mở tủ tìm cái váy mới của mình.
Đêm ấy Liễu Nguyệt vừa ăn cơm, vừa nói với Ngưu Nguyệt Thanh:
- Chị cả ơi, thầy giáo Điệp lại không về thật rồi.
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
- Cứ để anh ấy đi mấy hôm, Mạnh Vân Phòng là tay đại bịp, lần nào đến nhà anh ta, thầy Điệp của em đều không về.
Liễu Nguyệt hỏi:
- Đêm ngủ ở chỗ người ta, thế nhà thầy giáo Phòng có rộng không?
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
- Kệ anh ấy – chị thở dài nói tiếp – năm nay nhà mình xúi quẩy, việc gì buồn lòng cũng có. Một tuần nữa, thứ tư tuần sau là ngày sinh của thầy Điệp em. Nhà này vốn xưa nay chỉ tổ chức ăn sinh nhật của bà, chưa bao giờ ăn mừng sinh nhật của anh ấy. Năm nay chị có ý định tổ chức ăn mừng sinh nhật của anh ấy, để mong sao cho cuộc sống yên hàn, biết đâu xua tan được tà khí rủi ro.
Liễu Nguyệt thấy bà chủ có ý định như thế liền hùa theo:
- Sự việc kể cũng lạ. Toà soạn tạp chí một lòng một ý muốn tuyên truyền cho thầy giáo Điệp. Chu Mẫn cũng viết bài để đền ơn đáp nghĩa, nào ngờ lại làm Cảnh Tuyết Ấm gây sự ầm ĩ, chuyện này chưa xong thì bị ngã trẹo chân ngay trên đường bằng, đi xe máy xưa nay có xảy ra chuyện đó đâu, ấy thế mà lại ngã đau trong khi đi bộ trên đường phẳng phiu hẳn hoi cơ chứ, chân bị đau như người ta thì chỉ một hai ngày là khỏi, đàng này thầy giáo Điệp lại tập tễnh nhiều ngày. Vừa hơi đỡ một tí, thì cái ông thư ký trưởng lại đến nẹt. Những điều ấy chẳng phải là chuyện quái gở hay sao? Bà già dở chứng thì đó là bệnh cũ, nhưng thầy Điệp cũng thay tính đổi nết, chẳng còn chút gì không khí hoà nhã dễ gần như lúc em mới đến.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Anh ấy khó tínn khó nết cũng là trong lòng buồn phiền. Em nên thông cảm cho anh ấy về chuyện này. Anh ấy là nhà văn, tính tình hay thay đổi thất thường, lại nhạy cảm, người bước sang tuổi bốn mươi, thì tính nết như trẻ con, vợ chồng ăn ở với nhau đã hơn mười năm, chị cũng đã quen rồi, may mà anh ấy một là không hút thuốc phiện, hai là không bồ bịch ở bên ngoài, mình ở nhà phải chấp nhận những nhược điểm của anh ấy. Hôm chị em mình gây oan uổng cho anh ấy bởi lá thư, anh ấy đã nổi giận lôi đình như thế, anh càng nổi giận, thì chị càng yên tâm. Làm vợ một người như anh a, thì phải là vợ của anh và cũng là mẹ của anh ấy.
Liễu Nguyệt nghĩ bụng, bà chị này thảo hiền lắm, nhưng lại có một chút ngu ngốc. Người ta thường bảo, anh chồng trai gái lăng nhăng, thiên hạ người ta đã đồn ầm lên, chỉ có một người không biết, đó là chị vợ. Nghĩ rồi cười bảo:
- Chị cả đã làm vợ, lại làm mẹ, nhưng đã làm vợ cho thầy giáo Điệp, lại còn phải làm đàn bà, làm con điếm của anh ấy nữa cơ.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Em nói vớ vẩn thế, vợ là vợ, sao lại là con điếm hả? thầy giáo Điệp của em là người thế nào nào, chị là người thế nào nào. Nói thế đến tai người ngoài, họ sẽ khinh cho.
Liễu Nguyệt lè lưỡi, bảo:
- Em thì chẳng biết cái gì cả, đúng là ăn nói vớ vẩn lung tung…
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Không phải em không biết gì cả, tại vì em biết nhiều quá đấy, em biết cả những điều em không nên biết. Em là con cáo bé bỏng, sau này anh nào lấy em, chỉ sáu tháng một năm em đã hành hạ người ta chết mất thôi.
Ăn cơm xong, Ngưu Nguyệt Thanh bảo Liễu Nguyệt cầm giấy bút ra, chị đọc, Liễu Nguyệt viết, lập thành một bảng danh sách những người được mời đến dự ăn mừng sinh nhật. Liễu Nguyệt viết xong, lại đối chiếu kiểm tra lại một lần, chẳng qua là những người như gia đình Uông Hy Miên, gia đình Cung Tịnh Nguyên, gia đình Nguyễn Tri Phi, gia đình Mạnh Vân Phòng, gia đình Chu Mẫn, Triệu Kinh Ngũ, Hồng Giang, gia đình chị kết nghĩa, phó chủ tịch hội văn học nghệ thuật Anh Nguỵ, Tiểu Đinh hội mỹ thuật, Vương Lai Hồng hội ca múa, Trương Chính Hải hội nhà văn, Chung Duy Hiền, Lý Hồng Văn, Cẩu Đại Hải toà soạn tạp chí, đã hơn hai mâm rồi. Liễu Nguyệt hỏi:
- Hai mâm này mình đặt ở khách sạn, hay là làm cơm tại nhà? làm tại nhà thì em không dám làm món ăn.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Ở nhà khí thế hơn, nấu nướng đương nhiên cô không phải nhúng tay vào, anh rể kết nghĩa của chị là đầu bếp, phần chế biến thức ăn do anh ấy làm, anh Phòng đảm nhiệm phần việc nấu cơm làm bánh, em cùng chị mấy ngày này chỉ lo chuyện đi mời và chợ búa mua sắm.
Ngay tức khắc, hai chị em tra sổ điện thoại ghi lại số của những gia đình có điện thoại ra một tờ giấy riêng, phân công Liễu Nguyệt tập trung gọi điện thoại mời trước một ngày, nhà ai không có điện thoại thì Liễu Nguyệt phải đạp xe đến từng nhà hẹn trước. Sau đó lại tính tóan mua các loại thực phẩm, rau xanh, rượu thuốc và mua sắm thêm bếp than cũng như một số dụng cụ nhà bếp mới.
Giữa lúc ấy ở ngoài cổng có tiếng rao vang dài:
- Đồ đồng nát nào, nhận thầu đồ đồng nát nào!
Liễu Nguyệt nói:
- Chị cả ơi, người thu mua đồ nát đã đến, ta bán quách những vỏ chai rượu và giấy báo cũ ở chân tường đằng sau đi, hôm nào khách đến khỏi phải quét tước thu dọn.
Ngưu Nguyệt Thanh gật đầu, hai người đi thu gom những đồ cũ bỏ đi đem ra, đèn đường đã bật sáng ngoài cổng, ông già kia đang nằm ngửa trên đệm cỏ của chiếc xe cải tiến hút thuốc, hít vào một hơi thở ra một hơi khoan khoái với chính mình. Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Ông ơi, muộn thế này mà ông còn đi thu mua đồ cũ nát ư?
Ông già không nhìn nhả một vòng khói đáp:
- Muộn thế này rồi có đồ cũ nát chứ?
Liễu Nguyệt liền cười hì hì. Ngưu Nguyệt Thanh mắng:
- Con khỉ gió ạ, cười cái gì?
Liễu Nguyệt bảo:
- Mình thì đầy một bụng buồn phiền, chị xem ông ấy có sướng không chứ? Từ lâu dã nghe nói ông ấy biết ca dao hò vè, bảo ông ấy đọc một đoạn xem nào!
Liền nói với ông già:
- Ông ơi, ông đọc một đoạn ca dao đi, cháu sẽ bán rẻ cho ông những thứ này.
Ông già vẫn tỉnh khô, thổi phù một hơi khói, vọt thẳng tới chiếc bóng điện trên cột đèn đường, rồi toả ra như một lớp mây, mấy con muỗi liền chợt ẩn chợt hiện. Ông già nói:
- Anh nằm trên giường xô pha, nằm trên đệm cỏ. Em nằm trên đệm cỏ, nằm giường xô pha, hai con hạc tiên bơi trong mây.
Liễu Nguyệt cảm thấy cổ quái cứ kêu:
- Ai à!
Ngưu Nguyệt Thanh gắt:
- Liễu Nguyệt, ăn nói chín chắn một chút!
Liền nói với ông già:
- Ông ơi, ông vất vả quá, tối nay cũng không biết nghỉ ở đâu nữa!
Ông già đáp:
- Gió nghỉ ở đâu, tôi nghỉ ở đó.
Ngưu Nguyệt Thanh lại hỏi:
- Tối thế này, ông đã ăn cơm chưa?
Ông già đáp:
- Tôi ăn rồi, cũng là tôi đã ăn.
Ngưu Nguyệt Thanh giục Liễu Nguyệt:
- Em mau mau về mang ra hai cái bánh bao.
Liễu Nguyệt không muốn đi nhưng vẫn phải về, ông già không cảm ơn, cũng không ngăn lại, nhảy xuống xe bảo cân đồ cũ, đếm từng xu, từng xu trả tiền. Ngưu Nguyệt Thanh không lấy, ông già vẫn đếm. Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Ông ơi, ai cũng bảo ông biết làm ca dao hò vè, tôi có một chuyện định nhờ ông.
Ông già thôi đếm tiền, đứng ngây tại chỗ. Ngưu Nguyệt Thanh thấy ông già chịu nghe, liền sơ lược kể ra một lượt, chồng chị làm công tác tuyên truyền văn hoá, hội đồng nhân dân thành phố mở đại hội bầu cử lại, cũng là vì người khác, đã đăng một bài lên báo, vì thế chủ nhiệm hội đồng nhân dân không được bầu lại, kết quả chồng chị bị người ta chỉnh ngấm ngầm như thế, mong ông có thể làm bài ca dao rêu rao trên đường phố, cũng là để bõ tức cho chồng.
Ông già chẳng nói chẳng rằng, Liễu Nguyệt đã mang bánh bao ra, ông già một tay giao đồng tiền xu, một tay nhận bánh. Ngưu Nguyệt Thanh vẫn không nhận tiền, một đồng tiền xu liền được đặt xuống đất, ông già kéo xe đi liền. Ngưu Nguyệt Thanh thở dài, hối hận đã kể lể mất công một lúc lâu, vừa định quay vào nhà, đã nghe thấy ông già đọc từng chữ từng nhịp ở chỗ đầu ngõ tối mờ mờ. Ngưu Nguyệt Thanh lắng tai nghe rồi nói:
- Ông ấy đọc những gì gì, đâu có phải nội dung mình nhờ ông ấy soạn.
Liễu Nguyệt lại khen bài vè ấy hay, về nhà chờ Ngưu Nguyệt Thanh đi ngủ, rồi vào phòng sách ghi lại nội dung bài vè của ông già. Quả nhiên về sau bài vè đó đã được lưu truyền trong giới văn hoá Tây Kinh:
"Phòng tử (nhà ở), Cốc tử (thóc), Phiếu tử (tiền), Nhi tử (con trai), Tôn Tử, Trang Tử, Lão Tử, Khổng Tử. Hoạt liễu giá nhất bối tử (sống cả một đời này). Lưu hạ nhất bả hồ tử (Để lại một nắm râu)."
Liễu Nguyệt ghi xong bài vè, cởi quần áo ngủ cùng một giường với Ngưu Nguyệt Thanh, Ngưu Nguyệt Thanh vẫn chưa ngủ say, tay sờ mó trên thân thể Liễu Nguyệt, cảm thấy trơn nhẵn và nây nây liền bảo:
- Liễu Nguyệt, em có thân hình tròn lẳn thế này.
Liễu Nguyệt được xoa nắn, cũng thấy buồn buồn tê tê, hai người lại nói vài câu. Sau đó bảo:
- Ngủ nhé.
Cả hai đều đi vào giấc ngủ, trận sấm chớp đêm qua làm thời tiết nóng nực đã dịu hẳn đi, cũng là một đêm trước đó Liễu Nguyệt bị mất ngủ, người mệt bơ phờ, cho nên giấc ngủ đêm nay ngon lắm. Nhưng, hầu như trong mơ, cũng hầu như không phải mơ, cô lại láng máng nghe thấy một thứ tiếng kêu, tiếng kêu này vô cùng kỳ quặc, tiếng dài rên rỉ, tiếng ngắn rì rầm, song không có chút vị nào đau đớn, hơn nữa sau đó tiếng kêu chợt nhanh chợt chậm, chợt cao chợt thấp, khi thì gấp gáp như vó ngựa đi qua phố, như mưa sập xuống bão cát, khi thì thong dong như con trâu già cày ruộng nước, như mèo con liếm cháo. Không biết tại sao trong tiếng kêu ấy toàn thân cô đê mê, đầu tiên cảm thấy mất hai cánh tay, sau đó mất nốt hai chân, cuối cùng chẳng còn gì cả, chỉ còn trái tim đập gấp, bay thẳng lên, cứ bay lên, bay đến tận đám mây trắng xóa, rồi đâm sầm xuống, bừng tỉnh. Tỉnh lại rồi, thì toàn thân rã rời, mồ hôi đầm đìa, lạ quá vừa mới thoải mái dễ chịu như thế, bỗng dưng cảm thấy phía dưới da giá, thò tay xuống sờ, thì thấy ướt rườn rượt, liền vội vàng lấy khăn lau, cùng lúc đó cũng nghe thấy Ngưu Nguyệt Thanh đang rên hừ hừ trên giường. Liễu Nguyệt cất tiếng gọi:
- Chị cả ơi, chị cả, chị đang cơn ác mộng, phải không?
Ngưu Nguyệt Thanh tỉnh dậy, mở to mắt trong bóng đêm có ánh trăng hắt vào lờ mờ, nằm ngửa, duỗi thẳng cẳng một lúc, chợt thấy ngượng ngùng nói:
- Không, em chưa ngủ à Liễu Nguyệt?
Liễu Nguyệt đáp:
- Em ngủ rồi, hình như em nghe có một thứ tiếng, lạ lắm cơ, nghe thấy cứ như là quay điện.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Chị hình như có nghe thấy.
Cả hai đều ngờ ngợ khó hiểu, Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
- Chắc là nằm mơ đấy.
Liễu Nguyệt đáp:
- Chắc là nằm mơ đấy, cùng nằm mơ cả mà!
Ngưu Nguyệt Thanh lại hỏi:
- Liễu Nguyệt ơi, em tỉnh dậy sớm, có nghe thấy vừa giờ chị nói bậy bạ gì trong mơ không?
Liễu Nguyệt đáp:
- Chị chỉ rên hừ hừ. Em sợ chị kinh sợ quá trong ác mộng, nên mới gọi chị.
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
- Không sao, đâu có phải ác mộng, em ngủ đi.
Nói rồi bò dậy ra nhà vệ sinh. Liễu Nguyệt cũng định vào nhà vệ sinh, cô đi vào đã nhìn thấy cái xi líp của Ngưu Nguyệt Thanh thay ra ngâm trong chậu. Liễu Nguyệt lập tức nhận ra Ngưu Nguyệt Thanh và mình cũng như nhau.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook