Papillon - Người Tù Khổ Sai
-
Chương 42: Trốn khỏi Georgetown
Le Guittou cũng tán thành. Anh ta cũng nghĩ rằng chắc phải có những nước tốt hơn và sống dễ chịu hơn ở Guyane thuộc Anh. Chúng tôi bắt đầu chuẩn bị một cuộc trốn chạy khỏi thành phố George. Đúng là đi khỏi đất Guyane thuộc Anh là phạm một tội nặng. Chúng tôi đang ở trong thời chiến mà không đứa nào trong bọn tôi có hộ chiếu. Chapar, sau khi được thả, đã từ Cayenne trốn đi và đã ở đây đã ba tháng. Y làm kem cho một hiệu bánh của người Tàu và được trả công một đô-la rưỡi một ngày. Y cũng muốn đi khỏi thành phố Georege. Một anh tù người Dijon, tên là Deplanque, và một dân Bordeaux cũng muốn tham dự cuộc vượt ngục.
Quých và anh cụt thì thích ở lại. Cả hai thấy ở đây tốt hơn. Vì cửa sông Demerara bị kiểm soát rất ngặt nghèo và nằm trong tầm các ổ súng máy, phóng ngư lôi và đại bác, chúng tôi sẽ làm một tàu đánh cá y hệt một chiếc tàu đăng ký ở thành phố George và chúng tôi sẽ giả làm chiếc tàu đó để ra đi. Tôi tự trách mình đã không biết ơn Indara, và đã không đáp ứng lại cho xứng đáng với tình yêu tuyệt đối của nàng đối với tôi. Nhưng tôi không thể làm khác được, nàng cứ đeo dính lấy tôi, làm tôi khó chịu, tôi đâm bực bội. Những con người giản dị, rõ ràng là không kiềm chế nổi ham muốn của mình, không chờ người mình yêu phải đòi hỏi mới hiến thân: Cô gái Ấn Độ này xử sự đúng như hai chị em Anh- điêng ở Guagira đã từng xử sự với tôi. Khi tình dục các cô nảy nở, các cô tự hiến mình. Và nếu ta không chiếm đoạt các cô thì đó là điều rất nghiêm trọng. Một nỗi đau thật sự, dai dẳng nảy nở trong bản ngã thầm kín nhất của họ và việc ấy làm tôi phát bẳn vì tôi không muốn làm khổ Indara cũng như hai chị em Anh- điêng kia, và tôi phải ép mình để trong vòng tay tôi, Indara được thỏa mãn đến mức tối đa.
Cuộc đào tẩu của chúng tôi được chuẩn bị rất kỹ. Một chiếc thuyền rộng và dài có một lá buồm tốt, có cả buồm mũi và bánh lái loại tốt nhất được sửa soạn rất thận trọng để cảnh sát không để ý thấy được. Ở Penitence Rivers, nhánh sông nhỏ đổ vào sông Demerara, chúng tôi dấu thuyền của chúng tôi về phía xuôi so với khu chúng tôi ở. Nó được sơn và mang số như một thuyền đánh cá đã đăng ký tại thành phố George. Nếu đèn pha chiếu vào thì chỉ thấy có thủy thủ là khác. Để gạt mọi người, chúng tôi không đứng lên, vì những người Tàu trên thuyền mà chúng tôi đội lốt đều nhỏ và gầy, còn chúng tôi thì cao lớn và khỏe mạnh. Mọi việc diễn ra êm ru, và chúng tôi ra khỏi sông Demerara êm thấm.
Tuy vui mừng vì đã ra đến biển mà không bị lộ, điểm duy nhất làm tôi không tận hưởng trọn vẹn thành tựu này, là cái tội đã đi trốn như một thằng ăn trộm không báo trước được cho nàng công chúa ấn của tôi. Tôi không vừa lòng về mình. Cô em, bố cô và cả giòng giống cô chỉ làm điều tốt với tôi, còn tôi tôi đã bội bạc. Tôi không tìm những lý lẽ để biện minh cho thái độ của mình. Tôi chỉ thấy những gì tôi làm là không lịch sự và tôi không hài lòng về tôi chút nào. Tôi cố tình để lại trên bàn sáu trăm đô-la, nhưng những thứ tôi đã nhận được không thể trả bằng tiền bạc.
Chúng tôi phải đi hướng Bắc - Bắc bốn mươi tám giờ. Tôi lại trở về với ý nghĩ trước đây của tôi là đến Honduras thuộc Anh. Muốn vậy, phải vượt biển hai ngày. Cuộc đào tẩu gồm năm người: Le Guittoun, Chapar, Barrière, một gã người Bordeaux, Deplanque, một gã người Dijon, và tôi Papillon, thuyền trưởng. Chúng tôi đi được độ ba mươi giờ thì gặp một trận bão kinh khủng tiếp theo là một trận gió xoáy. Sấm, chớp, mưa,sóng lớn hỗn độn, gió trên biển quăng quật điên cuồng, kéo chúng tôi đi một cách thảm hại, chúng tôi không sao chống đỡ nổi. Tôi chưa từng thấy, hay tưởng tượng thấy cảnh nào tương tự như thế. Theo kinh nghiệm bản thân, đây là lần đầu tiên, gió vừa thổi vừa xoay chiều đến độ các luồng gió alizé bị xóa sạch hoàn toàn và trận gió điên cuồng làm chúng tôi xoay tít như chong chóng. Cứ thế này độ tám ngày khéo chúng tôi lại trở về trại giam mất.
Sau này, đến Trinidad, tôi mới được ông Agostini lãnh sự Pháp cho biết là cơn bão này rất đặc biệt. Nó đã cưa gãy hơn sáu ngàn cây dừa ở đồn điền ông. Cơn bão hình mũi khoan này đã tiện cả vườn dừa của ông ở ngang thân. Có những căn nhà bị bốc lên cao, đưa đi xa, rồi rơi xuống đất hoặc xuống biển. Chúng tôi mất hết: thực phẩm đồ đạc cùng những thùng nước ngọt. Cột buồm bị gãy ở độ cao hai mét và nghiêm trọng hơn cả là bánh lái cũng bị vỡ. Phúc làm sao, Chapar vớt được một cái chèo nhỏ trông như một thứ xẻng, và tôi đã dùng cái xẻng đó để lái thuyền. Ngoài ra chúng tôi phải ở truồng lột hết quần áo để ghép lại thành buồm. Tất cả áo vét, sơ mi, quần dài đều được đem ra dùng. Cả năm chúng tôi đều mặc xi-líp.
Cái buồm làm bằng quần áo và víu lại với nhau bằng một cuộn dây thép nhỏ còn sót trên thuyền, được đem gắn vào mẩu cột buồm cụt, đã đẩy cho thuyền chúng tôi tạm đi được. Gió alizé lại thổi đúng hướng, và tôi lợi dụng nó, lái thẳng về phía Nam để tới bất cứ nơi nào, kể cả Guyane thuộc Anh. Ở đây, hình phạt gì đối với chúng tôi cũng được hoan nghênh. Thái độ của tất cả các bạn chúng tôi trong và sau cái mà tôi không gọi là bão, vì gọi thế chưa hết ý, mà phải nói là cơn tai biến, cơn hồng thủy, hay cơn cuồng nộ, đều chững chạc.
Chỉ sáu ngày sau, trong đó có hai ngày gió yên sóng lặng hoàn toàn, chúng tôi mới thấy đất liền. Với mẩu buồm thủng lỗ chỗ, nhưng vẫn được gió đẩy đi, chúng tôi không thể lái thuyền theo ý mình được. Cái giầm con cũng không giúp chúng tôi lái được vững vàng, chắc chắn. Lái phải ở trần, toàn thân chúng tôi cháy xém làm sức đề kháng của chúng tôi cũng giảm sút. Mũi đứa nào cũng tróc hết da, trơ cả thịt. Cả môi, chân, da giữa hai đùi và bắp vế đều cũng tróc hết da. Cơn khát nước hành chúng tôi đến nỗi Deplanque và Chapar uống cả nước mặn. Sau khi uống, hai đứa lại càng khổ hơn. Mặc dù khát và đói cùng cực, có một điều tốt là không ai, hoàn toàn không một ai kêu ca. Cũng không đứa nào khuyên nhủ đứa khác điều gì. Đứa uống nước mặn cũng như đứa dội nước biển lên người nói là cho mát rồi tự nhận thấy rằng làm như vậy các vết thương lại càng loét sâu hơn và khi nước bay hơi thịt da lại càng đau nhức hơn.
Chỉ một mình tôi là còn một mắt mở được và lành lặn, mắt tất cả các bạn đều mưng mủ, và phải nhắm nghiền vì mi mắt cứ dính bết vào nhau. Mắt tuy đau nhưng vẫn phải rửa vì bắt buộc phải mở mắt để nhìn cho rõ. ánh mặt trời chiếu thắng đứng càng làm cho các vết thương của chúng tôi đau vô cùng, tưởng chừng không sao chịu đựng nổi. Deplanque sắp phát rồ, đòi nhảy xuống nước.
Đã gần một giờ, tôi thấy lờ mờ đất liền ở phía chân trời. Tất nhiên, tôi hướng ngay về phía đó mà không nói gì, vì tôi chưa chắc là đúng. Chim chóc lượn quanh chúng tôi, như vậy là tôi đã không lầm. Tiếng chim đã báo cho các bạn tôi biết. Bị ánh nắng và sự mệt mỏi làm cho u mê đi, họ nằm dài ở lòng thuyền lấy tay che mặt cho đỡ nắng. Guittou sau khi súc miệng để cố nói cho được đã bảo tôi:
- Papi, cậu có thấy bờ không?
- Thấy rồi.
- Theo cậu đoán thì độ bao nhiêu lâu chúng tôi tới bờ được.
- Độ năm bảy giờ nữa.
- Các cậu ơi, tớ cũng chịu hết nổi rồi.
- Tớ cùng bị phỏng da như các cậu, mông đít tớ còn trơ cả thịt và bị cọ sát với ghế và nước biển. Gió không mạnh, thuyền không đi nhanh được, cánh tay tớ luôn bị chuột rút, bàn tay tớ cũng tê cứng, từ lâu không nắm nổi giầm lái nữa. Các cậu có bằng lòng làm thế này không? Ta hạ buồm xuống, che làm mái để tránh nắng như thiêu như đốt này cho đến tối. Cứ mặc cho thuyền tự nó trôi vào bờ. Phải làm như vậy, nếu không, một cậu nào hãy ra cầm lái thay tớ.
- Thôi đi Papi, đừng làm vậy. Cứ làm như cậu nói và tất cả vào ngủ trong bóng râm, chỉ để một người canh thôi.
Tôi lấy quyết định chung của anh em lúc trời đang nắng, vào hồi mười ba giờ. Được thỏa thuận một cách tự nhiên như con vật, tôi nằm dài ra lòng thuyền, và thế là cũng được ở trong bóng râm. Các bạn tôi dành cho tôi nơi tốt nhất ở đằng mũi để hứng được gió. Người gác phải đều chìm ngay vào cõi hư vô. Mệt nhoài, lại có bóng râm che ánh nắng gay gắt, chúng tôi đã ngủ thiếp đi. Một tiếng còi thét lên làm chúng tôi choàng dậy. Tôi vén buồm lên, bên ngoài là đêm tối. Không biết mấy giờ? Khi tôi về chỗ ngồi, bên bánh lái, một làn gió mát mơn trớn thân thể bị tróc hết da của tôi, và tôi thấy lạnh. Nhưng khoan khoái biết bao vì không bị cháy da thịt nữa.
Chúng tôi dỡ buồm ra. Sau khi lấy nước biển rửa mắt - may cho tôi là tôi chỉ bị một mắt đau và mưng mủ - tôi đã nhận thấy rất rõ đất liền ở bên phải và bên trái tôi. Chúng tôi đang ở đâu vậy? Tôi nên đi về phía nào bây giờ? Chúng tôi lại nghe tiếng còi rúc một lần nữa. Tôi biết là tín hiệu từ phía phải tới. Không biết người ta muốn nói cái quái vì với chúng tôi?
- Cậu bảo chúng ta ở đâu nhỉ? - Chapar hỏi.
- Thật sự tớ cũng không biết gì. Nếu miền này không phải là nơi trơ trọi và là một cái vịnh thì có lẽ chúng ta ở mỏm đầu của Guyane thuộc Anh, phần đất dài đến tận sông Orenoque là biên giới tự nhiên với Venezuela. Nhưng nếu miền đất bên phải lại bị cắt khỏi phía bên trái bởi một quãng hơi rộng, thì cái bán đảo này lại là một hòn đảo và đấy là Trinidad. Bên trái sẽ là Venezuela, và chúng ta đang ở trong vịnh Ria.
Trí nhớ của tôi về cái bản hải đồ mà tôi đã có dịp nghiên cứu đã cho tôi thấy được tình trạng nước đôi này.Nếu bên phải là Trinidad và bên trái là Venezu ela, chúng tôi sẽ chọn phía nào đây? Quyết định này liên quan đến vận mạng của chúng tôi. Với gió nhẹ như thế này, đi vào bờ không khó lắm. Lúc này, chúng tôi chưa đi về hướng nào cả. Đến Trinidad, là gặp "dân ăn thịt bò rán" cũng một chính quyền như ở Guyane thuộc Anh.
- Chắc chắn sẽ được đối xử tử tế, - Guittou nói.
- Phải, nhưng họ sẽ quyết định thế nào khi ta rời khỏi lãnh thổ của họ trong thời chiến một cách lén lút và không có giấy phép nữa?
- Thế Venezuela thì sao?
- Cũng chưa biết sẽ ra sao - Deplanque nói - Dưới thời Gomez làm tổng thống, tù nhân phải làm đường vô cùng cực khổ, rồi bị họ trả cho nước Pháp, ở đấy họ gọi tôi là dân Cayenne.
- Nhưng bây giờ không như vậy nữa rồi, đang là thời chiến mà.
- Theo như tôi nghe được ở Georgetown thì họ không tham chiến , họ trung lập.
- Chắc không?
- Chắc chứ!
- Nếu vậy thì rất nguy hiểm cho chúng ta.
Chúng tôi đã nhận ra ánh sáng đèn trên bờ phải và cả bên bờ trái nữa. Lại tiếng còi, lần này hú ba lần. Những ánh đèn tín hiệu từ bờ biển bên phải hướng về chúng tôi. Đằng trước, hai mỏm đá nhọn rất to, đen ngòm nổi trên mặt biển. Chắc vì vậy mà họ hú còi để báo cho chúng tôi biết là có nguy hiểm.
- Ồ phao nổi kìa! Có cả một chuỗi dài. Sao ta không neo vào một cái để chờ trời sáng nhỉ. Hạ buồm xuống đi Chapar.
Y hạ ngay những mẩu quần và áo sơ mi mà tôi gọi một cách hợm hĩnh là buồm. Tôi dùng giầm hãm thuyền, cho mũi tiến sát gần một cái "phao" đầu mũi thuyền, may còn một đoạn thừng buộc chắc vào vòng sắt nên bão không dứt đứt được. Chúng tôi đã neo xong thuyền không neo vào cái phao kỳ cục này vì nó nhẵn thín chẳng có chỗ nào để buộc, mà neo vào sợi dây cáp nối nó với một phao khác. Thuyền chúng tôi đã được buộc chắc vào sợi cáp hẳn là dùng để phân ranh giới một luồng nước gì đó. Chẳng bận tâm đến những tiếng còi từ bờ bên phải cứ tiếp tục réo lên, tất cả chúng tôi nằm trong lòng thuyền, dùng buồm đắp lên người để che gió. Người tôi bị gió lạnh ban đêm làm tê cóng đã ấm dần lên, rất dễ chịu, và chắc tôi là một trong những người đầu tiên đã ngáy lên như sấm. Khi tôi thức dậy, trời đã sáng rõ và rất quang đãng. Mặt trời đang mọc, sóng hơi to, và nước biển trong vắt màu xanh ve chứng tỏ đáy biển toàn san hô.
- Ta làm gì bây giờ nào? Phải lên bờ chứ? Tớ chết vì đói và khát mất thôi.
Đây là lần đầu tiên có người phàn nàn sau những ngày nhịn nhục, đến hôm nay đúng là bảy hôm.
- Chúng ta ở quá gần bờ, nên có lên bờ cũng chẳng có tội! -Chapar nói vậy.
Ở chỗ tôi ngồi, trông xa về phía trước, qua hai tảng đá to từ dưới biển nhô lên, tôi thấy rất rõ chỗ bờ biển bị nứt đôi. Như vậy bên phải đúng là Trinidad rồi, và bên trái là Venezuela. Hẳn là chúng tôi đang ở trong khu vực vịnh Paria, và nếu nước màu xanh chứ không phải vàng do đất phù sa của dòng sông Orenoque, thì như thế tức là chúng tôi ở trong luồng nước của cái lạch chảy giữa hai quốc gia rồi đổ ra biển.
- Ta làm gì bây giờ? Các cậu biểu quyết đi, việc này rất quan trọng nên tôi không dám tự quyết một mình. Bên phải là đảo Trinidad của Anh, bên trái là Venezuela. Các cậu muốn đi phía nào? Căn cứ vào tình trạng thuyền của bọn ta và tình hình sức khỏe chung, chúng ta phải lên bờ càng sớm càng tốt, trong chúng ta có hai người đã được tự do là Le Guittou và Corbière, còn lại ba người: Chapar, Deplanque và tớ có thể gặp nhiều nguy hiểm nhất, cho nên chúng tớ phải quyết định. Các cậu thấy thế nào?
- Đến Trinidad là khôn ngoan hơn, Venezuela là xứ lạ.
- Chúng ta chẳng cần phải tự quyết định dâu: chiếc hải thuyền kia sẽ quyết định cho chúng ta, - Deplanque nói.
Đúng là có chiếc hải thuyền đang tiến nhanh về phía chúng tôi. Nó đã dừng lại cách chúng tôi ngoài năm mươi mét. Một người trên thuyền đó cầm loa. Tôi trông thấy một lá cờ, không phải là cờ Anh. Lá cờ có nhiều sao rất đẹp, cả đời tôi chưa thấy nó bao giờ. Chắc đấy là cờ Venezuela. Sau này là "cờ của tôi", cờ của tổ quốc mới của tôi, đối với tôi và đối với bất cứ người bình thường nào khác đó là vật tượng trưng cảm động nhất, tập trung trong một mánh vải những đức tính cao quý nhất của một dân tộc lớn, dân tộc tôi.
- Quien son vosotros? (Các anh là ai?)
- Chúng tôi là người Pháp - Es tan locos?
- (Các anh có điên không?)
- Sao vậy?
- Po rque son amarados a minas (Vì sao anh neo thuyền vào mìn)
- Vì thế mà các ông không dám đến gần phải không?
- Phải, cởi dây ra ngay đi.
- Xong rồi đây.
Trong nháy mắt, Chapar đã cởi dây thừng ra. Chúng tôi đã neo thuyền vào một chuỗi mìn nổi, không hơn không kém.
- Phúc tổ các anh không bị nổ tung lên đấy, - thuyền trưởng chiếc hải thuyền sang kéo thuyền của chúng tôi, giải thích với tôi như vậy.
Rồi từ hải thuyền, họ chuyển cho chúng tôi càphê, sữa hộp và thuốc lá.
- Các anh đến Venezuela đi, các anh sẽ được đối xử tử tế, tôi bảo đảm với các anh như vậy. Chúng tôi không thể nào kéo các anh vào tận bờ được, vì chúng tôi phải cấp tốc đi đón một người bị thương nặng ở hải đăng Barimas. Nhưng các anh nhất thiết đừng cố đến Trinidad, vì mười phần chắc chín là các anh sẽ va phải mìn, thế là...
Sau câu tạm biệt "Adios, buena suerte" (chúc các anh may mắn) chiếc hải thuyền quay đi. Họ để lại cho chúng tôi hai lít sữa. Chúng tôi sửa sang lại buồm. Đã mười giờ sáng rồi, dạ dày chúng tôi đã phỏng phao lên, do có cà phê và sữa, rồi phì phèo điếu thuốc trên môi, tôi cho thuyền xô ào vào bãi cát mịn, ở đó độ năm mươi người đã tựu tập để xem những ai đi trên chiếc thuyền kỳ lạ: cột buồm thì cụt, buồm là áo sơ mi, áo vét và quần ghép lại với nhau.
Quých và anh cụt thì thích ở lại. Cả hai thấy ở đây tốt hơn. Vì cửa sông Demerara bị kiểm soát rất ngặt nghèo và nằm trong tầm các ổ súng máy, phóng ngư lôi và đại bác, chúng tôi sẽ làm một tàu đánh cá y hệt một chiếc tàu đăng ký ở thành phố George và chúng tôi sẽ giả làm chiếc tàu đó để ra đi. Tôi tự trách mình đã không biết ơn Indara, và đã không đáp ứng lại cho xứng đáng với tình yêu tuyệt đối của nàng đối với tôi. Nhưng tôi không thể làm khác được, nàng cứ đeo dính lấy tôi, làm tôi khó chịu, tôi đâm bực bội. Những con người giản dị, rõ ràng là không kiềm chế nổi ham muốn của mình, không chờ người mình yêu phải đòi hỏi mới hiến thân: Cô gái Ấn Độ này xử sự đúng như hai chị em Anh- điêng ở Guagira đã từng xử sự với tôi. Khi tình dục các cô nảy nở, các cô tự hiến mình. Và nếu ta không chiếm đoạt các cô thì đó là điều rất nghiêm trọng. Một nỗi đau thật sự, dai dẳng nảy nở trong bản ngã thầm kín nhất của họ và việc ấy làm tôi phát bẳn vì tôi không muốn làm khổ Indara cũng như hai chị em Anh- điêng kia, và tôi phải ép mình để trong vòng tay tôi, Indara được thỏa mãn đến mức tối đa.
Cuộc đào tẩu của chúng tôi được chuẩn bị rất kỹ. Một chiếc thuyền rộng và dài có một lá buồm tốt, có cả buồm mũi và bánh lái loại tốt nhất được sửa soạn rất thận trọng để cảnh sát không để ý thấy được. Ở Penitence Rivers, nhánh sông nhỏ đổ vào sông Demerara, chúng tôi dấu thuyền của chúng tôi về phía xuôi so với khu chúng tôi ở. Nó được sơn và mang số như một thuyền đánh cá đã đăng ký tại thành phố George. Nếu đèn pha chiếu vào thì chỉ thấy có thủy thủ là khác. Để gạt mọi người, chúng tôi không đứng lên, vì những người Tàu trên thuyền mà chúng tôi đội lốt đều nhỏ và gầy, còn chúng tôi thì cao lớn và khỏe mạnh. Mọi việc diễn ra êm ru, và chúng tôi ra khỏi sông Demerara êm thấm.
Tuy vui mừng vì đã ra đến biển mà không bị lộ, điểm duy nhất làm tôi không tận hưởng trọn vẹn thành tựu này, là cái tội đã đi trốn như một thằng ăn trộm không báo trước được cho nàng công chúa ấn của tôi. Tôi không vừa lòng về mình. Cô em, bố cô và cả giòng giống cô chỉ làm điều tốt với tôi, còn tôi tôi đã bội bạc. Tôi không tìm những lý lẽ để biện minh cho thái độ của mình. Tôi chỉ thấy những gì tôi làm là không lịch sự và tôi không hài lòng về tôi chút nào. Tôi cố tình để lại trên bàn sáu trăm đô-la, nhưng những thứ tôi đã nhận được không thể trả bằng tiền bạc.
Chúng tôi phải đi hướng Bắc - Bắc bốn mươi tám giờ. Tôi lại trở về với ý nghĩ trước đây của tôi là đến Honduras thuộc Anh. Muốn vậy, phải vượt biển hai ngày. Cuộc đào tẩu gồm năm người: Le Guittoun, Chapar, Barrière, một gã người Bordeaux, Deplanque, một gã người Dijon, và tôi Papillon, thuyền trưởng. Chúng tôi đi được độ ba mươi giờ thì gặp một trận bão kinh khủng tiếp theo là một trận gió xoáy. Sấm, chớp, mưa,sóng lớn hỗn độn, gió trên biển quăng quật điên cuồng, kéo chúng tôi đi một cách thảm hại, chúng tôi không sao chống đỡ nổi. Tôi chưa từng thấy, hay tưởng tượng thấy cảnh nào tương tự như thế. Theo kinh nghiệm bản thân, đây là lần đầu tiên, gió vừa thổi vừa xoay chiều đến độ các luồng gió alizé bị xóa sạch hoàn toàn và trận gió điên cuồng làm chúng tôi xoay tít như chong chóng. Cứ thế này độ tám ngày khéo chúng tôi lại trở về trại giam mất.
Sau này, đến Trinidad, tôi mới được ông Agostini lãnh sự Pháp cho biết là cơn bão này rất đặc biệt. Nó đã cưa gãy hơn sáu ngàn cây dừa ở đồn điền ông. Cơn bão hình mũi khoan này đã tiện cả vườn dừa của ông ở ngang thân. Có những căn nhà bị bốc lên cao, đưa đi xa, rồi rơi xuống đất hoặc xuống biển. Chúng tôi mất hết: thực phẩm đồ đạc cùng những thùng nước ngọt. Cột buồm bị gãy ở độ cao hai mét và nghiêm trọng hơn cả là bánh lái cũng bị vỡ. Phúc làm sao, Chapar vớt được một cái chèo nhỏ trông như một thứ xẻng, và tôi đã dùng cái xẻng đó để lái thuyền. Ngoài ra chúng tôi phải ở truồng lột hết quần áo để ghép lại thành buồm. Tất cả áo vét, sơ mi, quần dài đều được đem ra dùng. Cả năm chúng tôi đều mặc xi-líp.
Cái buồm làm bằng quần áo và víu lại với nhau bằng một cuộn dây thép nhỏ còn sót trên thuyền, được đem gắn vào mẩu cột buồm cụt, đã đẩy cho thuyền chúng tôi tạm đi được. Gió alizé lại thổi đúng hướng, và tôi lợi dụng nó, lái thẳng về phía Nam để tới bất cứ nơi nào, kể cả Guyane thuộc Anh. Ở đây, hình phạt gì đối với chúng tôi cũng được hoan nghênh. Thái độ của tất cả các bạn chúng tôi trong và sau cái mà tôi không gọi là bão, vì gọi thế chưa hết ý, mà phải nói là cơn tai biến, cơn hồng thủy, hay cơn cuồng nộ, đều chững chạc.
Chỉ sáu ngày sau, trong đó có hai ngày gió yên sóng lặng hoàn toàn, chúng tôi mới thấy đất liền. Với mẩu buồm thủng lỗ chỗ, nhưng vẫn được gió đẩy đi, chúng tôi không thể lái thuyền theo ý mình được. Cái giầm con cũng không giúp chúng tôi lái được vững vàng, chắc chắn. Lái phải ở trần, toàn thân chúng tôi cháy xém làm sức đề kháng của chúng tôi cũng giảm sút. Mũi đứa nào cũng tróc hết da, trơ cả thịt. Cả môi, chân, da giữa hai đùi và bắp vế đều cũng tróc hết da. Cơn khát nước hành chúng tôi đến nỗi Deplanque và Chapar uống cả nước mặn. Sau khi uống, hai đứa lại càng khổ hơn. Mặc dù khát và đói cùng cực, có một điều tốt là không ai, hoàn toàn không một ai kêu ca. Cũng không đứa nào khuyên nhủ đứa khác điều gì. Đứa uống nước mặn cũng như đứa dội nước biển lên người nói là cho mát rồi tự nhận thấy rằng làm như vậy các vết thương lại càng loét sâu hơn và khi nước bay hơi thịt da lại càng đau nhức hơn.
Chỉ một mình tôi là còn một mắt mở được và lành lặn, mắt tất cả các bạn đều mưng mủ, và phải nhắm nghiền vì mi mắt cứ dính bết vào nhau. Mắt tuy đau nhưng vẫn phải rửa vì bắt buộc phải mở mắt để nhìn cho rõ. ánh mặt trời chiếu thắng đứng càng làm cho các vết thương của chúng tôi đau vô cùng, tưởng chừng không sao chịu đựng nổi. Deplanque sắp phát rồ, đòi nhảy xuống nước.
Đã gần một giờ, tôi thấy lờ mờ đất liền ở phía chân trời. Tất nhiên, tôi hướng ngay về phía đó mà không nói gì, vì tôi chưa chắc là đúng. Chim chóc lượn quanh chúng tôi, như vậy là tôi đã không lầm. Tiếng chim đã báo cho các bạn tôi biết. Bị ánh nắng và sự mệt mỏi làm cho u mê đi, họ nằm dài ở lòng thuyền lấy tay che mặt cho đỡ nắng. Guittou sau khi súc miệng để cố nói cho được đã bảo tôi:
- Papi, cậu có thấy bờ không?
- Thấy rồi.
- Theo cậu đoán thì độ bao nhiêu lâu chúng tôi tới bờ được.
- Độ năm bảy giờ nữa.
- Các cậu ơi, tớ cũng chịu hết nổi rồi.
- Tớ cùng bị phỏng da như các cậu, mông đít tớ còn trơ cả thịt và bị cọ sát với ghế và nước biển. Gió không mạnh, thuyền không đi nhanh được, cánh tay tớ luôn bị chuột rút, bàn tay tớ cũng tê cứng, từ lâu không nắm nổi giầm lái nữa. Các cậu có bằng lòng làm thế này không? Ta hạ buồm xuống, che làm mái để tránh nắng như thiêu như đốt này cho đến tối. Cứ mặc cho thuyền tự nó trôi vào bờ. Phải làm như vậy, nếu không, một cậu nào hãy ra cầm lái thay tớ.
- Thôi đi Papi, đừng làm vậy. Cứ làm như cậu nói và tất cả vào ngủ trong bóng râm, chỉ để một người canh thôi.
Tôi lấy quyết định chung của anh em lúc trời đang nắng, vào hồi mười ba giờ. Được thỏa thuận một cách tự nhiên như con vật, tôi nằm dài ra lòng thuyền, và thế là cũng được ở trong bóng râm. Các bạn tôi dành cho tôi nơi tốt nhất ở đằng mũi để hứng được gió. Người gác phải đều chìm ngay vào cõi hư vô. Mệt nhoài, lại có bóng râm che ánh nắng gay gắt, chúng tôi đã ngủ thiếp đi. Một tiếng còi thét lên làm chúng tôi choàng dậy. Tôi vén buồm lên, bên ngoài là đêm tối. Không biết mấy giờ? Khi tôi về chỗ ngồi, bên bánh lái, một làn gió mát mơn trớn thân thể bị tróc hết da của tôi, và tôi thấy lạnh. Nhưng khoan khoái biết bao vì không bị cháy da thịt nữa.
Chúng tôi dỡ buồm ra. Sau khi lấy nước biển rửa mắt - may cho tôi là tôi chỉ bị một mắt đau và mưng mủ - tôi đã nhận thấy rất rõ đất liền ở bên phải và bên trái tôi. Chúng tôi đang ở đâu vậy? Tôi nên đi về phía nào bây giờ? Chúng tôi lại nghe tiếng còi rúc một lần nữa. Tôi biết là tín hiệu từ phía phải tới. Không biết người ta muốn nói cái quái vì với chúng tôi?
- Cậu bảo chúng ta ở đâu nhỉ? - Chapar hỏi.
- Thật sự tớ cũng không biết gì. Nếu miền này không phải là nơi trơ trọi và là một cái vịnh thì có lẽ chúng ta ở mỏm đầu của Guyane thuộc Anh, phần đất dài đến tận sông Orenoque là biên giới tự nhiên với Venezuela. Nhưng nếu miền đất bên phải lại bị cắt khỏi phía bên trái bởi một quãng hơi rộng, thì cái bán đảo này lại là một hòn đảo và đấy là Trinidad. Bên trái sẽ là Venezuela, và chúng ta đang ở trong vịnh Ria.
Trí nhớ của tôi về cái bản hải đồ mà tôi đã có dịp nghiên cứu đã cho tôi thấy được tình trạng nước đôi này.Nếu bên phải là Trinidad và bên trái là Venezu ela, chúng tôi sẽ chọn phía nào đây? Quyết định này liên quan đến vận mạng của chúng tôi. Với gió nhẹ như thế này, đi vào bờ không khó lắm. Lúc này, chúng tôi chưa đi về hướng nào cả. Đến Trinidad, là gặp "dân ăn thịt bò rán" cũng một chính quyền như ở Guyane thuộc Anh.
- Chắc chắn sẽ được đối xử tử tế, - Guittou nói.
- Phải, nhưng họ sẽ quyết định thế nào khi ta rời khỏi lãnh thổ của họ trong thời chiến một cách lén lút và không có giấy phép nữa?
- Thế Venezuela thì sao?
- Cũng chưa biết sẽ ra sao - Deplanque nói - Dưới thời Gomez làm tổng thống, tù nhân phải làm đường vô cùng cực khổ, rồi bị họ trả cho nước Pháp, ở đấy họ gọi tôi là dân Cayenne.
- Nhưng bây giờ không như vậy nữa rồi, đang là thời chiến mà.
- Theo như tôi nghe được ở Georgetown thì họ không tham chiến , họ trung lập.
- Chắc không?
- Chắc chứ!
- Nếu vậy thì rất nguy hiểm cho chúng ta.
Chúng tôi đã nhận ra ánh sáng đèn trên bờ phải và cả bên bờ trái nữa. Lại tiếng còi, lần này hú ba lần. Những ánh đèn tín hiệu từ bờ biển bên phải hướng về chúng tôi. Đằng trước, hai mỏm đá nhọn rất to, đen ngòm nổi trên mặt biển. Chắc vì vậy mà họ hú còi để báo cho chúng tôi biết là có nguy hiểm.
- Ồ phao nổi kìa! Có cả một chuỗi dài. Sao ta không neo vào một cái để chờ trời sáng nhỉ. Hạ buồm xuống đi Chapar.
Y hạ ngay những mẩu quần và áo sơ mi mà tôi gọi một cách hợm hĩnh là buồm. Tôi dùng giầm hãm thuyền, cho mũi tiến sát gần một cái "phao" đầu mũi thuyền, may còn một đoạn thừng buộc chắc vào vòng sắt nên bão không dứt đứt được. Chúng tôi đã neo xong thuyền không neo vào cái phao kỳ cục này vì nó nhẵn thín chẳng có chỗ nào để buộc, mà neo vào sợi dây cáp nối nó với một phao khác. Thuyền chúng tôi đã được buộc chắc vào sợi cáp hẳn là dùng để phân ranh giới một luồng nước gì đó. Chẳng bận tâm đến những tiếng còi từ bờ bên phải cứ tiếp tục réo lên, tất cả chúng tôi nằm trong lòng thuyền, dùng buồm đắp lên người để che gió. Người tôi bị gió lạnh ban đêm làm tê cóng đã ấm dần lên, rất dễ chịu, và chắc tôi là một trong những người đầu tiên đã ngáy lên như sấm. Khi tôi thức dậy, trời đã sáng rõ và rất quang đãng. Mặt trời đang mọc, sóng hơi to, và nước biển trong vắt màu xanh ve chứng tỏ đáy biển toàn san hô.
- Ta làm gì bây giờ nào? Phải lên bờ chứ? Tớ chết vì đói và khát mất thôi.
Đây là lần đầu tiên có người phàn nàn sau những ngày nhịn nhục, đến hôm nay đúng là bảy hôm.
- Chúng ta ở quá gần bờ, nên có lên bờ cũng chẳng có tội! -Chapar nói vậy.
Ở chỗ tôi ngồi, trông xa về phía trước, qua hai tảng đá to từ dưới biển nhô lên, tôi thấy rất rõ chỗ bờ biển bị nứt đôi. Như vậy bên phải đúng là Trinidad rồi, và bên trái là Venezuela. Hẳn là chúng tôi đang ở trong khu vực vịnh Paria, và nếu nước màu xanh chứ không phải vàng do đất phù sa của dòng sông Orenoque, thì như thế tức là chúng tôi ở trong luồng nước của cái lạch chảy giữa hai quốc gia rồi đổ ra biển.
- Ta làm gì bây giờ? Các cậu biểu quyết đi, việc này rất quan trọng nên tôi không dám tự quyết một mình. Bên phải là đảo Trinidad của Anh, bên trái là Venezuela. Các cậu muốn đi phía nào? Căn cứ vào tình trạng thuyền của bọn ta và tình hình sức khỏe chung, chúng ta phải lên bờ càng sớm càng tốt, trong chúng ta có hai người đã được tự do là Le Guittou và Corbière, còn lại ba người: Chapar, Deplanque và tớ có thể gặp nhiều nguy hiểm nhất, cho nên chúng tớ phải quyết định. Các cậu thấy thế nào?
- Đến Trinidad là khôn ngoan hơn, Venezuela là xứ lạ.
- Chúng ta chẳng cần phải tự quyết định dâu: chiếc hải thuyền kia sẽ quyết định cho chúng ta, - Deplanque nói.
Đúng là có chiếc hải thuyền đang tiến nhanh về phía chúng tôi. Nó đã dừng lại cách chúng tôi ngoài năm mươi mét. Một người trên thuyền đó cầm loa. Tôi trông thấy một lá cờ, không phải là cờ Anh. Lá cờ có nhiều sao rất đẹp, cả đời tôi chưa thấy nó bao giờ. Chắc đấy là cờ Venezuela. Sau này là "cờ của tôi", cờ của tổ quốc mới của tôi, đối với tôi và đối với bất cứ người bình thường nào khác đó là vật tượng trưng cảm động nhất, tập trung trong một mánh vải những đức tính cao quý nhất của một dân tộc lớn, dân tộc tôi.
- Quien son vosotros? (Các anh là ai?)
- Chúng tôi là người Pháp - Es tan locos?
- (Các anh có điên không?)
- Sao vậy?
- Po rque son amarados a minas (Vì sao anh neo thuyền vào mìn)
- Vì thế mà các ông không dám đến gần phải không?
- Phải, cởi dây ra ngay đi.
- Xong rồi đây.
Trong nháy mắt, Chapar đã cởi dây thừng ra. Chúng tôi đã neo thuyền vào một chuỗi mìn nổi, không hơn không kém.
- Phúc tổ các anh không bị nổ tung lên đấy, - thuyền trưởng chiếc hải thuyền sang kéo thuyền của chúng tôi, giải thích với tôi như vậy.
Rồi từ hải thuyền, họ chuyển cho chúng tôi càphê, sữa hộp và thuốc lá.
- Các anh đến Venezuela đi, các anh sẽ được đối xử tử tế, tôi bảo đảm với các anh như vậy. Chúng tôi không thể nào kéo các anh vào tận bờ được, vì chúng tôi phải cấp tốc đi đón một người bị thương nặng ở hải đăng Barimas. Nhưng các anh nhất thiết đừng cố đến Trinidad, vì mười phần chắc chín là các anh sẽ va phải mìn, thế là...
Sau câu tạm biệt "Adios, buena suerte" (chúc các anh may mắn) chiếc hải thuyền quay đi. Họ để lại cho chúng tôi hai lít sữa. Chúng tôi sửa sang lại buồm. Đã mười giờ sáng rồi, dạ dày chúng tôi đã phỏng phao lên, do có cà phê và sữa, rồi phì phèo điếu thuốc trên môi, tôi cho thuyền xô ào vào bãi cát mịn, ở đó độ năm mươi người đã tựu tập để xem những ai đi trên chiếc thuyền kỳ lạ: cột buồm thì cụt, buồm là áo sơ mi, áo vét và quần ghép lại với nhau.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook