Ông Tôi 22 Tuổi
-
Chương 9
Dịch: Hân Di
Ba người mở cửa, không chỉ có Miêu Đại Thúy mà cả Hà Ngũ Lưu cũng tới. Một người cầm cuốc, một người cầm bồ cào sắt, hai người hùng hùng hổ hổ nhìn chằm chằm họ.
Đường Tam Bàn lại càng hoảng sợ, ông nghĩ tới chuyện trộm đào đã bại lộ bỗng có cảm giác chột dạ.
Tống Kim lại khác, dù sao ông cũng đã có ý định tiếp quản vườn cây ăn quả, giờ bọn họ tới, ông còn đỡ mất công.
Hà Đại Tiến lại vô cùng khó chịu. Ông không về nhà hai ngày trời mà không thấy con trai, con dâu tìm kiếm. Còn đào mới mất mấy quả, họ đã tìm tới nhà.
Cho nên ông còn không quan trọng bằng mấy quả đào.
Trong lòng Hà Đại Tiến vô cùng lạnh lẽo.
Ông có hai người con trai, một người con gái. Ông đổ mồ hôi, sôi nước mắt kiếm tiền, lại không dám dùng một xu, một hào nào cho mình, tất cả chỉ để dành cho con cái. Khi con trai cả kết hôn, sinh con đều do ông bỏ tiền, những việc nhà nông ông cũng tranh làm vì sợ các con mệt mỏi.
Ông tưởng ông là ba hiền, các con đều kính yêu.
Không thể tin được, ông mất tích hai ngày nhưng con trai lớn chẳng hề lo lắng.
Trong lòng Hà Đại Tiến vô cùng tức giận, vô cùng lạnh lẽo. Ông không biết mình làm ba sai sót chỗ nào.
Miêu Đại Thúy tới đây, sở dĩ vì cô ta vừa đi tám chuyện với hàng xóm... Vừa nói vài câu, hàng xóm đã bảo:
- Đại Thúy, cho dù cô hào phóng thì cũng phải trông chừng ba người thanh niên mới tới nhà cô ở, đừng để họ muốn làm gì thì làm. Sáng sớm tôi thấy họ hái một sọt đào to trong vườn nhà cô đấy, làm sao mà ăn hết chứ, chỉ tổ lãng phí mà thôi.
Miêu Đại Thúy kinh hãi, lắp bắp:
- Nhưng tôi có cho họ vào vườn hái đào đâu?
Hàng xóm kinh ngạc:
- Không thể nào. Sáng sớm tôi ra đồng làm việc, tận mắt thấy một người thanh niên đi vào vườn nhà cô rồi vác một sọt đào ra.
- Con chó canh vườn nhà tôi không sủa hả?
- Không, có sủa đâu. Còn lẽo đẽo đi theo gã nữa.
Miêu Đại Thúy nổi giận:
- A Tài, cái đồ ăn cây táo, rào cây sung!
Sau đó cô ta nói chuyện này cho chồng. Hà Ngũ Lưu nghe xong, vác bồ cào đuổi tới đây đòi lại đào.
Miêu Đại Thúy một tay chống nạnh, một tay chống cuốc, mắng:
- Tao cho chúng mày thuê phòng, chúng mày lại dám lẻn vào vườn nhà tao trộm đào. Bọn chó chúng mày còn mặt mũi nào hả?
Tống Kim lễ phép nói:
- Chị à, chúng tôi không trộm mà là nhặt dưới đất. Chị không tin thì xem chỗ đào này đi, quả nào cũng bị nứt hết. Chúng tôi nhìn thấy đào rơi đầy đất nên tiếc của nhặt về, cũng không biết đó là vườn nhà chị.
Đường Tam Bàn vội vã chạy vào nhà, khiêng sọt đào ra. Miêu Đại Thúy nhìn vào, thấy trong sọt toàn là quả dập nát, không có quả nào đẹp. Cô ta nhướng mày nói:
- Không hỏi chủ nhà thì cũng là trộm.
- Vậy cũng đúng. - Tống Kim gật đầu: - Nhưng chúng tôi cũng chẳng còn tiền.
Miêu Đại Thúy trợn trừng mắt. Cho dù người này đẹp mắt nhưng không có tiền cũng không được. Mặt đẹp thì được cái rắm gì, nhìn lâu cũng ngán. Tiền mới là thứ tốt nhìn mãi không chán. Cô ta nói:
- Vậy chúng mày tính ăn cướp hả?
Tống Kim nói:
- Đương nhiên là không phải. Chúng tôi là người có văn hóa. Anh chị này, hay là như vậy đi, dù sao vườn cây ăn quả nhà anh chị cũng không có ai quản lý, không bằng anh chị giao nó cho chúng tôi đi, hay còn gọi là bao thầu đó. Anh chị giao vườn cây ăn quả cho chúng tôi, dù thu nhập bao nhiêu cũng chia 2:8. Thế nào?
Miêu Đại Thúy hỏi:
- Chúng tôi tám?
Mặt Tống Kim cứng đờ, nói:
- Chúng tôi tám.
Miêu Đại Thúy trợn tròn mắt, nói:
- Ăn cướp à? Chúng tôi vất vả, khổ cực trồng vườn cây ăn quả bao nhiêu năm, các cậu mở mồm ra đòi tám phần. Tôi còn chưa tính sổ chuyện các cậu trộm đào, các cậu còn...
Cô ta còn chưa dứt lời, Hà Đại Tiến rốt cuộc không nhịn được, chửi ầm lên:
- Vườn của chúng mày à? Vườn của chúng mày hả? Chúng mày có trồng cây giống à? Có tưới nước à? Có cuốc đất à? Có tỉa cành à? Đồ khốn nạn! Ba chúng mày chết ở đâu không thèm hỏi. Mất mấy quả đào thì te te chạy tới bàn chuyện làm ăn. Hai đứa chúng mày...
Tống Kim vội vàng che miệng ông. Ngay cả Đường Tam Bàn bình thường chậm chạp cũng che miệng ông lại ngay lập tức.
Còn nói nữa sẽ xảy ra chuyện lớn.
Miêu Đại Thúy bị mắng xối xả một chặp, còn chưa hoàn hồn. Hà Ngũ Lưu nghi ngờ hỏi:
- Sao cậu biết rõ vườn trái cây do ba tôi quản lý? Sao cậu biết rõ ba tôi chưa về? Không, không, cậu nói chuyện sao lại... Sao lại...
Sao lại giống giọng điệu của ba anh ta thế?
Giọng điệu, câu từ, rồi cả thần thái, giống y hệt ba anh ta. Có điều so với ba anh ta thì trẻ hơn năm mươi tuổi. Nếu anh ta nhắm mắt nghe thì sẽ tưởng nhầm là ba đấy.
- Đồ khốn nạn! Đồ khốn nạn!
Hà Đại Tiến bị che miệng nhưng vẫn mắng chửi. Ông còn chưa mắng xong. Nếu không phải bị hai người bịt miệng thì ông còn muốn mắng tiếp. Cho dù bại lộ thân phận ông cũng cóc cần.
Tống Kim thấy tình hình có vẻ mất khống chế, không thể bàn bạc việc làm ăn nữa, vội vàng nói với Miêu Đại Thúy và Hà Ngũ Lưu:
- Chuyện vườn trái cây, hôm khác chúng ta bàn lại nhé. Cậu ta không được khỏe, bệnh điên lại tái phát rồi. Chúng tôi vào trước đây.
Miêu Đại Thúy vừa nghe thấy bệnh điên, không nói gì nữa, vội vàng kéo Hà Ngũ Lưu đi.
Hà Ngũ Lưu bị lôi đi, nhưng tâm trí còn ở lại căn nhà đất. Anh ta vừa đi vừa hỏi:
- Đại Thúy, bao lâu rồi ba không về nhà?
- Hai ngày.
- Không đúng.
Hà Ngũ Lưu nhìn ra xa, từ đây có thể trông thấy mấy ngọn núi trồng cây ăn quả và cả cánh đồng lúa dưới chân núi của nhà mình.
- Trước đây, vào ngày mùa, ba chỉ ước một ngày có 48 giờ, thậm chí còn không nỡ ngủ nhiều. Giờ sao có thể yên tâm ở lại nhà cậu hai ngày được?
Miêu Đại Thúy nói:
- Chắc là thoải mái quá.
- Không đúng. - Hà Ngũ Lưu là con trai, vẫn có chút bất an, anh ta nói: - Để anh gọi điện cho cậu.
Anh ta lấy điện thoại ra, bấm số. Điện thoại vừa kết nối được, anh ta hỏi thăm một hai câu, rồi hỏi ba có ở đấy không? Kết quả đầu dây bên kia trả lời:
- Ba cháu hả? Ba cháu không có ở chỗ cậu...
- Dạ. Ba cháu mang đào cho cậu mà.
- Không. Lần gần nhất ông ấy tới đây là một tháng trước.
Trong lòng Hà Ngũ Lưu nặng nề. Anh ta cúp điện thoại, nói với vợ:
- Thôi xong. Ba mất tích thật rồi.
Miêu Đại Thúy biến sắc, đây không phải chuyện nhỏ!
- Nhanh, nhanh, lên thị trấn báo cảnh sát.
_________
Hà Đại Tiến bị Tống Kim và Đường Tam Bàn cưỡng ép lôi vào trong phòng. Hai người họ vừa buông tay, ông lại mắng tiếp:
- Đồ khốn nạn! Lương tâm bị chó gặm hết! Ba chúng mày còn chưa chết đâu, đã tính chia của!!!
Tống Kim xoa xoa lỗ tai ong ong, nói:
- Đừng mắng nữa! Cũng chỉ là mấy đứa con bất hiếu thôi. Chúng ta già rồi, ai còn nhớ tới nữa. Già vô tích sự. Đến con muỗi còn chê chúng ta nhiều nếp nhăn, đâm không thủng.
Đường Tam Bàn không có con cái, nên không hiểu những chuyện này. Nhưng những ngày lễ Tết, ông rất ngưỡng mộ những người có gia đình, con cái.
- Lão Tống, con cái ông cũng bất hiếu sao?
Tống Kim hơi giật mình, nhưng không giận Đường Tam Bàn. ông dựa vào cái ghế cũ, nói:
- Ừ. Đứa nào cũng bận rộn kiếm tiền. Không đứa nào quan tâm lão già tôi nữa.
Đường Tam Bàn nhẹ nhàng thở dài, khó trách hai người họ mất tích hai ngày nay mà chẳng có ai tới tìm. Nếu có người tới báo cảnh sát, cảnh sát đã tới thôn điều tra. Họ đi gần như thế nhất định phải tìm được dấu vết.
Nhưng chẳng có động tĩnh gì.
Chẳng trách Hà Đại Tiến tức giận như thế.
Đường Tam Bàn chớp chớp mắt, nghĩ thầm trong lòng nhưng không dám nói ra: "Không có con cái cũng tốt."
Hà Đại Tiến thở dài thườn thượt một hơi, lại sờ tẩu thuốc bên hông, nhưng nào có tẩu thuốc. Ông tức giận:
- Thuốc cũng không được hút!
Tống Kim vỗ vỗ vai ông. Món nợ con cái khiến ông có cảm giác cùng chung bệnh tật với Hà Đại Tiến. Ông hiếm hoi khuyên nhủ một câu:
- Không được hút thì không hút nữa. Dù sao hút thuốc cũng không tốt cho thân thể.
Nói xong câu này, Tống Kim lại nghĩ tới tình trạng hiện nay, bèn nói:
- Có điều chuyện tiếp nhận vườn cây ăn quả phải tạm gác lại, chờ tới khi họ xác định ông mất tích mới được.
Đường Tam Bàn nói:
- Hơn nữa, may mà con trai ông không giống ông. Nếu không nhất định sẽ bại lộ.
Hà Đại Tiến không nói gì. Một lát sau, ông nói:
- Tôi đi đan lờ cá đây. Hai người làm gì thì làm đi.
- Ý gì thế hả? Chê chúng tôi đan lờ không quen tay hả? - Tống Kim hiếu thắng, không muốn bị đuổi đi như thế.
Đường Tam Bàn cũng không có việc gì làm. Nếu hái rau dại làm cơm trưa thì còn sớm quá, rau hái về sẽ không tươi. Thà gửi hy vọng ở mấy cái lờ bắt cá còn hơn.
Đến trưa, ba người đã đan được bốn cái lờ. Hà Đại Tiến và hai ông bạn đi tới hồ nước, ông không tin không bắt được con cá nào.
Lúc đi tới bờ hồ, Hà Đại Tiến nhấc một cái lờ lên, ông mở cái hom(*) có lỗ ngoài rộng, bên trong hẹp ra nhìn vào trong. Quả thật trong lờ chẳng có gì ngoài tảng đá. Ông kinh ngạc, còn Tống Kim cười nắc nẻ:
- Nhìn đi! Tôi đã nói rồi mà. Không có cá!
- Không thể nào!
Hà Đại Tiến nói thầm, lại nhấc cái lờ còn lại lên, cũng trống rỗng như thế.
(*)cái hom: được đặt ở miệng cái lờ, cho cá bơi vào nhưng không cho bơi ra. Mời bạn vào topic thảo luận để xem ảnh.
Ông cầm cái lờ trống không, còn đang nhỏ nước tong tong, trong lờ có chút mùi cá. Ông nhíu mày dốc cái lờ xuống, thấy chỉ có mấy hòn đá lăn ra, ngoài ra còn có mấy con tôm nhỏ đang bật tanh tách nữa.
Tống Kim ngồi xổm nói:
- Sao nào? Tôm cũng là cá à?
Hà Đại Tiến vẫn không tin nổi, lại giũ giũ cái lờ, đúng thật không có con cá nào. Ông nhíu mày:
- Quái thật. Hồ này thật sự có cá mà.
- Rõ ràng là không có... Khoan đã.
Tống Kim nhặt vài mẩu màu trắng trên mặt đất lên, chúng lớn bằng móng tay, lấp lánh dưới ánh mặt trời. Ông đưa lên mũi ngửi ngửi:
- Là vẩy cá.
Hà Đại Tiến vội nói:
- Vừa rơi từ trong lờ ra.
- Tôi biết.
Tống Kim cầm lấy lờ cá, lại gõ gõ mấy cái, vài cái vẩy cá tiếp tục rơi ra. Ông lạnh lùng cười:
- Trong cái lờ này có cá thật, nhưng đã bị người khác trộm đi rồi.
- Có người trộm cá?
Tống Kim vừa nói xong, Đường Tam Bàn bỗng nhớ tới chuyện gì đó, nói:
- Tôi nhớ ra rồi. Sáng nay tôi thả lờ không phải ở đây. Mấy hòn đá nặng như thế, hồ này lại yên tĩnh, không thể di chuyển xa như thế được.
Hà Đại Tiến mắng:
- Khốn kiếp! Cá mà cũng trộm. Không biết đường tự đan lờ à!
Tống Kim không mắng theo. Ông ngồi xổm, nhìn trên mặt đất có mấy dấu chân rất rõ ràng. Vừa mới mưa xong nên đất rất xốp. Hà Đại Tiến còn nói bây giờ là ngày mùa nên người trong thôn không rảnh tới hồ bắt cá, cho nên rất ít dấu chân người.
Ông quan sát kỹ, phát hiện dấu chân đi lên núi chứ không phải đi xuống dưới thôn.
Ngày mưa, đường trơn trượt, còn đi lên núi? Nếu không phải đồ ngốc thì là phường trộm cướp.
Tống Kim bỏ một phiếu là kẻ trộm.
Ông đứng lên, đi theo dấu chân, nói:
- Có dấu chân, tôi đi theo xem sao.
Hà Đại Tiến và Đường Tam Bàn đuổi theo ông. Họ cũng muốn biết rốt cuộc là kẻ nào không biết xấu hổ đi trộm cá. Có để họ sống nữa hay không!
Dấu chân dẫn tới nửa sườn núi thì không đi lên trên nữa mà đi về phía thôn.
Ba người chậm rãi xem xét, chậm rãi đuổi theo, khi đi hết đường núi thì thấy dấu chân dẫn xuống con đường lớn lầy lội đi vào thôn, thế là mất dấu vết.
Hà Đại Tiến nói:
- Chẳng còn cách nào đuổi theo.
Tống Kim đáp:
- Vậy không đuổi nữa.
Đường Tam Bàn "A!" một tiếng, hỏi:
- Cứ cho qua thế này à?
Tống Kim cười lạnh:
- Thế sao được. Tôi nghĩ tối qua cũng có cá, nhưng bị kẻ đó trộm rồi. Nếu vậy, gã có thể đến trộm lần thứ ba. Chúng ta thả lờ cá xuống đi, cứ giả vờ như chưa biết gì, rồi ôm cây đợi thỏ.
Đường Tam Bàn nghĩ ngợi, nói:
- Nếu là trẻ con thì thôi bỏ qua đi.
- Ừ, trẻ con thì coi như xong.
Hà Đại Tiến bất ngờ:
- Tống Kim, không ngờ ông cũng có chút tình người đấy.
- Vớ vẩn! - Tống Kim tức giận nói: - Bọn trẻ con có tiền à? Đương nhiên phải bắt người lớn nhà chúng nó bỏ tiền ra mua cá của chúng ta. Mỗi con một trăm đồng!
Hà Đại Tiến không thốt nên lời, Đường Tam Bàn lại được chứng kiến bản chất thương nhân gian dối, à nhầm, là quyết đoán của ông ta một lần nữa.
Có điều... Ông đồng ý.
Đường Tam Bàn nhìn trời thở dài một hơi. Hình như ông cũng trở nên xấu xa rồi.
Tống Kim chỉ đạo mọi người:
- Đi, đi, đi, đi hái rau dại nào. Đến chạng vạng lại ra hồ cá mai phục. Nhất định phải bắt được thằng ranh con kia. Thế mà dám ăn trộm cá của chúng ta!
Dám ra tay với ba người nghèo kiết xác, còn không có lương tâm hơn ông nữa!
Ba người mở cửa, không chỉ có Miêu Đại Thúy mà cả Hà Ngũ Lưu cũng tới. Một người cầm cuốc, một người cầm bồ cào sắt, hai người hùng hùng hổ hổ nhìn chằm chằm họ.
Đường Tam Bàn lại càng hoảng sợ, ông nghĩ tới chuyện trộm đào đã bại lộ bỗng có cảm giác chột dạ.
Tống Kim lại khác, dù sao ông cũng đã có ý định tiếp quản vườn cây ăn quả, giờ bọn họ tới, ông còn đỡ mất công.
Hà Đại Tiến lại vô cùng khó chịu. Ông không về nhà hai ngày trời mà không thấy con trai, con dâu tìm kiếm. Còn đào mới mất mấy quả, họ đã tìm tới nhà.
Cho nên ông còn không quan trọng bằng mấy quả đào.
Trong lòng Hà Đại Tiến vô cùng lạnh lẽo.
Ông có hai người con trai, một người con gái. Ông đổ mồ hôi, sôi nước mắt kiếm tiền, lại không dám dùng một xu, một hào nào cho mình, tất cả chỉ để dành cho con cái. Khi con trai cả kết hôn, sinh con đều do ông bỏ tiền, những việc nhà nông ông cũng tranh làm vì sợ các con mệt mỏi.
Ông tưởng ông là ba hiền, các con đều kính yêu.
Không thể tin được, ông mất tích hai ngày nhưng con trai lớn chẳng hề lo lắng.
Trong lòng Hà Đại Tiến vô cùng tức giận, vô cùng lạnh lẽo. Ông không biết mình làm ba sai sót chỗ nào.
Miêu Đại Thúy tới đây, sở dĩ vì cô ta vừa đi tám chuyện với hàng xóm... Vừa nói vài câu, hàng xóm đã bảo:
- Đại Thúy, cho dù cô hào phóng thì cũng phải trông chừng ba người thanh niên mới tới nhà cô ở, đừng để họ muốn làm gì thì làm. Sáng sớm tôi thấy họ hái một sọt đào to trong vườn nhà cô đấy, làm sao mà ăn hết chứ, chỉ tổ lãng phí mà thôi.
Miêu Đại Thúy kinh hãi, lắp bắp:
- Nhưng tôi có cho họ vào vườn hái đào đâu?
Hàng xóm kinh ngạc:
- Không thể nào. Sáng sớm tôi ra đồng làm việc, tận mắt thấy một người thanh niên đi vào vườn nhà cô rồi vác một sọt đào ra.
- Con chó canh vườn nhà tôi không sủa hả?
- Không, có sủa đâu. Còn lẽo đẽo đi theo gã nữa.
Miêu Đại Thúy nổi giận:
- A Tài, cái đồ ăn cây táo, rào cây sung!
Sau đó cô ta nói chuyện này cho chồng. Hà Ngũ Lưu nghe xong, vác bồ cào đuổi tới đây đòi lại đào.
Miêu Đại Thúy một tay chống nạnh, một tay chống cuốc, mắng:
- Tao cho chúng mày thuê phòng, chúng mày lại dám lẻn vào vườn nhà tao trộm đào. Bọn chó chúng mày còn mặt mũi nào hả?
Tống Kim lễ phép nói:
- Chị à, chúng tôi không trộm mà là nhặt dưới đất. Chị không tin thì xem chỗ đào này đi, quả nào cũng bị nứt hết. Chúng tôi nhìn thấy đào rơi đầy đất nên tiếc của nhặt về, cũng không biết đó là vườn nhà chị.
Đường Tam Bàn vội vã chạy vào nhà, khiêng sọt đào ra. Miêu Đại Thúy nhìn vào, thấy trong sọt toàn là quả dập nát, không có quả nào đẹp. Cô ta nhướng mày nói:
- Không hỏi chủ nhà thì cũng là trộm.
- Vậy cũng đúng. - Tống Kim gật đầu: - Nhưng chúng tôi cũng chẳng còn tiền.
Miêu Đại Thúy trợn trừng mắt. Cho dù người này đẹp mắt nhưng không có tiền cũng không được. Mặt đẹp thì được cái rắm gì, nhìn lâu cũng ngán. Tiền mới là thứ tốt nhìn mãi không chán. Cô ta nói:
- Vậy chúng mày tính ăn cướp hả?
Tống Kim nói:
- Đương nhiên là không phải. Chúng tôi là người có văn hóa. Anh chị này, hay là như vậy đi, dù sao vườn cây ăn quả nhà anh chị cũng không có ai quản lý, không bằng anh chị giao nó cho chúng tôi đi, hay còn gọi là bao thầu đó. Anh chị giao vườn cây ăn quả cho chúng tôi, dù thu nhập bao nhiêu cũng chia 2:8. Thế nào?
Miêu Đại Thúy hỏi:
- Chúng tôi tám?
Mặt Tống Kim cứng đờ, nói:
- Chúng tôi tám.
Miêu Đại Thúy trợn tròn mắt, nói:
- Ăn cướp à? Chúng tôi vất vả, khổ cực trồng vườn cây ăn quả bao nhiêu năm, các cậu mở mồm ra đòi tám phần. Tôi còn chưa tính sổ chuyện các cậu trộm đào, các cậu còn...
Cô ta còn chưa dứt lời, Hà Đại Tiến rốt cuộc không nhịn được, chửi ầm lên:
- Vườn của chúng mày à? Vườn của chúng mày hả? Chúng mày có trồng cây giống à? Có tưới nước à? Có cuốc đất à? Có tỉa cành à? Đồ khốn nạn! Ba chúng mày chết ở đâu không thèm hỏi. Mất mấy quả đào thì te te chạy tới bàn chuyện làm ăn. Hai đứa chúng mày...
Tống Kim vội vàng che miệng ông. Ngay cả Đường Tam Bàn bình thường chậm chạp cũng che miệng ông lại ngay lập tức.
Còn nói nữa sẽ xảy ra chuyện lớn.
Miêu Đại Thúy bị mắng xối xả một chặp, còn chưa hoàn hồn. Hà Ngũ Lưu nghi ngờ hỏi:
- Sao cậu biết rõ vườn trái cây do ba tôi quản lý? Sao cậu biết rõ ba tôi chưa về? Không, không, cậu nói chuyện sao lại... Sao lại...
Sao lại giống giọng điệu của ba anh ta thế?
Giọng điệu, câu từ, rồi cả thần thái, giống y hệt ba anh ta. Có điều so với ba anh ta thì trẻ hơn năm mươi tuổi. Nếu anh ta nhắm mắt nghe thì sẽ tưởng nhầm là ba đấy.
- Đồ khốn nạn! Đồ khốn nạn!
Hà Đại Tiến bị che miệng nhưng vẫn mắng chửi. Ông còn chưa mắng xong. Nếu không phải bị hai người bịt miệng thì ông còn muốn mắng tiếp. Cho dù bại lộ thân phận ông cũng cóc cần.
Tống Kim thấy tình hình có vẻ mất khống chế, không thể bàn bạc việc làm ăn nữa, vội vàng nói với Miêu Đại Thúy và Hà Ngũ Lưu:
- Chuyện vườn trái cây, hôm khác chúng ta bàn lại nhé. Cậu ta không được khỏe, bệnh điên lại tái phát rồi. Chúng tôi vào trước đây.
Miêu Đại Thúy vừa nghe thấy bệnh điên, không nói gì nữa, vội vàng kéo Hà Ngũ Lưu đi.
Hà Ngũ Lưu bị lôi đi, nhưng tâm trí còn ở lại căn nhà đất. Anh ta vừa đi vừa hỏi:
- Đại Thúy, bao lâu rồi ba không về nhà?
- Hai ngày.
- Không đúng.
Hà Ngũ Lưu nhìn ra xa, từ đây có thể trông thấy mấy ngọn núi trồng cây ăn quả và cả cánh đồng lúa dưới chân núi của nhà mình.
- Trước đây, vào ngày mùa, ba chỉ ước một ngày có 48 giờ, thậm chí còn không nỡ ngủ nhiều. Giờ sao có thể yên tâm ở lại nhà cậu hai ngày được?
Miêu Đại Thúy nói:
- Chắc là thoải mái quá.
- Không đúng. - Hà Ngũ Lưu là con trai, vẫn có chút bất an, anh ta nói: - Để anh gọi điện cho cậu.
Anh ta lấy điện thoại ra, bấm số. Điện thoại vừa kết nối được, anh ta hỏi thăm một hai câu, rồi hỏi ba có ở đấy không? Kết quả đầu dây bên kia trả lời:
- Ba cháu hả? Ba cháu không có ở chỗ cậu...
- Dạ. Ba cháu mang đào cho cậu mà.
- Không. Lần gần nhất ông ấy tới đây là một tháng trước.
Trong lòng Hà Ngũ Lưu nặng nề. Anh ta cúp điện thoại, nói với vợ:
- Thôi xong. Ba mất tích thật rồi.
Miêu Đại Thúy biến sắc, đây không phải chuyện nhỏ!
- Nhanh, nhanh, lên thị trấn báo cảnh sát.
_________
Hà Đại Tiến bị Tống Kim và Đường Tam Bàn cưỡng ép lôi vào trong phòng. Hai người họ vừa buông tay, ông lại mắng tiếp:
- Đồ khốn nạn! Lương tâm bị chó gặm hết! Ba chúng mày còn chưa chết đâu, đã tính chia của!!!
Tống Kim xoa xoa lỗ tai ong ong, nói:
- Đừng mắng nữa! Cũng chỉ là mấy đứa con bất hiếu thôi. Chúng ta già rồi, ai còn nhớ tới nữa. Già vô tích sự. Đến con muỗi còn chê chúng ta nhiều nếp nhăn, đâm không thủng.
Đường Tam Bàn không có con cái, nên không hiểu những chuyện này. Nhưng những ngày lễ Tết, ông rất ngưỡng mộ những người có gia đình, con cái.
- Lão Tống, con cái ông cũng bất hiếu sao?
Tống Kim hơi giật mình, nhưng không giận Đường Tam Bàn. ông dựa vào cái ghế cũ, nói:
- Ừ. Đứa nào cũng bận rộn kiếm tiền. Không đứa nào quan tâm lão già tôi nữa.
Đường Tam Bàn nhẹ nhàng thở dài, khó trách hai người họ mất tích hai ngày nay mà chẳng có ai tới tìm. Nếu có người tới báo cảnh sát, cảnh sát đã tới thôn điều tra. Họ đi gần như thế nhất định phải tìm được dấu vết.
Nhưng chẳng có động tĩnh gì.
Chẳng trách Hà Đại Tiến tức giận như thế.
Đường Tam Bàn chớp chớp mắt, nghĩ thầm trong lòng nhưng không dám nói ra: "Không có con cái cũng tốt."
Hà Đại Tiến thở dài thườn thượt một hơi, lại sờ tẩu thuốc bên hông, nhưng nào có tẩu thuốc. Ông tức giận:
- Thuốc cũng không được hút!
Tống Kim vỗ vỗ vai ông. Món nợ con cái khiến ông có cảm giác cùng chung bệnh tật với Hà Đại Tiến. Ông hiếm hoi khuyên nhủ một câu:
- Không được hút thì không hút nữa. Dù sao hút thuốc cũng không tốt cho thân thể.
Nói xong câu này, Tống Kim lại nghĩ tới tình trạng hiện nay, bèn nói:
- Có điều chuyện tiếp nhận vườn cây ăn quả phải tạm gác lại, chờ tới khi họ xác định ông mất tích mới được.
Đường Tam Bàn nói:
- Hơn nữa, may mà con trai ông không giống ông. Nếu không nhất định sẽ bại lộ.
Hà Đại Tiến không nói gì. Một lát sau, ông nói:
- Tôi đi đan lờ cá đây. Hai người làm gì thì làm đi.
- Ý gì thế hả? Chê chúng tôi đan lờ không quen tay hả? - Tống Kim hiếu thắng, không muốn bị đuổi đi như thế.
Đường Tam Bàn cũng không có việc gì làm. Nếu hái rau dại làm cơm trưa thì còn sớm quá, rau hái về sẽ không tươi. Thà gửi hy vọng ở mấy cái lờ bắt cá còn hơn.
Đến trưa, ba người đã đan được bốn cái lờ. Hà Đại Tiến và hai ông bạn đi tới hồ nước, ông không tin không bắt được con cá nào.
Lúc đi tới bờ hồ, Hà Đại Tiến nhấc một cái lờ lên, ông mở cái hom(*) có lỗ ngoài rộng, bên trong hẹp ra nhìn vào trong. Quả thật trong lờ chẳng có gì ngoài tảng đá. Ông kinh ngạc, còn Tống Kim cười nắc nẻ:
- Nhìn đi! Tôi đã nói rồi mà. Không có cá!
- Không thể nào!
Hà Đại Tiến nói thầm, lại nhấc cái lờ còn lại lên, cũng trống rỗng như thế.
(*)cái hom: được đặt ở miệng cái lờ, cho cá bơi vào nhưng không cho bơi ra. Mời bạn vào topic thảo luận để xem ảnh.
Ông cầm cái lờ trống không, còn đang nhỏ nước tong tong, trong lờ có chút mùi cá. Ông nhíu mày dốc cái lờ xuống, thấy chỉ có mấy hòn đá lăn ra, ngoài ra còn có mấy con tôm nhỏ đang bật tanh tách nữa.
Tống Kim ngồi xổm nói:
- Sao nào? Tôm cũng là cá à?
Hà Đại Tiến vẫn không tin nổi, lại giũ giũ cái lờ, đúng thật không có con cá nào. Ông nhíu mày:
- Quái thật. Hồ này thật sự có cá mà.
- Rõ ràng là không có... Khoan đã.
Tống Kim nhặt vài mẩu màu trắng trên mặt đất lên, chúng lớn bằng móng tay, lấp lánh dưới ánh mặt trời. Ông đưa lên mũi ngửi ngửi:
- Là vẩy cá.
Hà Đại Tiến vội nói:
- Vừa rơi từ trong lờ ra.
- Tôi biết.
Tống Kim cầm lấy lờ cá, lại gõ gõ mấy cái, vài cái vẩy cá tiếp tục rơi ra. Ông lạnh lùng cười:
- Trong cái lờ này có cá thật, nhưng đã bị người khác trộm đi rồi.
- Có người trộm cá?
Tống Kim vừa nói xong, Đường Tam Bàn bỗng nhớ tới chuyện gì đó, nói:
- Tôi nhớ ra rồi. Sáng nay tôi thả lờ không phải ở đây. Mấy hòn đá nặng như thế, hồ này lại yên tĩnh, không thể di chuyển xa như thế được.
Hà Đại Tiến mắng:
- Khốn kiếp! Cá mà cũng trộm. Không biết đường tự đan lờ à!
Tống Kim không mắng theo. Ông ngồi xổm, nhìn trên mặt đất có mấy dấu chân rất rõ ràng. Vừa mới mưa xong nên đất rất xốp. Hà Đại Tiến còn nói bây giờ là ngày mùa nên người trong thôn không rảnh tới hồ bắt cá, cho nên rất ít dấu chân người.
Ông quan sát kỹ, phát hiện dấu chân đi lên núi chứ không phải đi xuống dưới thôn.
Ngày mưa, đường trơn trượt, còn đi lên núi? Nếu không phải đồ ngốc thì là phường trộm cướp.
Tống Kim bỏ một phiếu là kẻ trộm.
Ông đứng lên, đi theo dấu chân, nói:
- Có dấu chân, tôi đi theo xem sao.
Hà Đại Tiến và Đường Tam Bàn đuổi theo ông. Họ cũng muốn biết rốt cuộc là kẻ nào không biết xấu hổ đi trộm cá. Có để họ sống nữa hay không!
Dấu chân dẫn tới nửa sườn núi thì không đi lên trên nữa mà đi về phía thôn.
Ba người chậm rãi xem xét, chậm rãi đuổi theo, khi đi hết đường núi thì thấy dấu chân dẫn xuống con đường lớn lầy lội đi vào thôn, thế là mất dấu vết.
Hà Đại Tiến nói:
- Chẳng còn cách nào đuổi theo.
Tống Kim đáp:
- Vậy không đuổi nữa.
Đường Tam Bàn "A!" một tiếng, hỏi:
- Cứ cho qua thế này à?
Tống Kim cười lạnh:
- Thế sao được. Tôi nghĩ tối qua cũng có cá, nhưng bị kẻ đó trộm rồi. Nếu vậy, gã có thể đến trộm lần thứ ba. Chúng ta thả lờ cá xuống đi, cứ giả vờ như chưa biết gì, rồi ôm cây đợi thỏ.
Đường Tam Bàn nghĩ ngợi, nói:
- Nếu là trẻ con thì thôi bỏ qua đi.
- Ừ, trẻ con thì coi như xong.
Hà Đại Tiến bất ngờ:
- Tống Kim, không ngờ ông cũng có chút tình người đấy.
- Vớ vẩn! - Tống Kim tức giận nói: - Bọn trẻ con có tiền à? Đương nhiên phải bắt người lớn nhà chúng nó bỏ tiền ra mua cá của chúng ta. Mỗi con một trăm đồng!
Hà Đại Tiến không thốt nên lời, Đường Tam Bàn lại được chứng kiến bản chất thương nhân gian dối, à nhầm, là quyết đoán của ông ta một lần nữa.
Có điều... Ông đồng ý.
Đường Tam Bàn nhìn trời thở dài một hơi. Hình như ông cũng trở nên xấu xa rồi.
Tống Kim chỉ đạo mọi người:
- Đi, đi, đi, đi hái rau dại nào. Đến chạng vạng lại ra hồ cá mai phục. Nhất định phải bắt được thằng ranh con kia. Thế mà dám ăn trộm cá của chúng ta!
Dám ra tay với ba người nghèo kiết xác, còn không có lương tâm hơn ông nữa!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook