Nữ Hộ
-
Chương 45: Không đỗ
NGƯỜI KHÔNG SỐT RUỘT, CHỈ CÓ THẦY TÔ THÔI.
Ngày hai nhà Trình, Hồng rời đi, Thịnh Khải cũng đến tiễn. Hồng Khiêm nghĩ, cậu còn trẻ đã được đến thế này, giữ quan hệ cũng tốt, bèn đưa địa chỉ ở ngõ Hậu Đức, bảo lúc rỗi rãi có thể ghé qua chơi —– Thịnh Khải đáp: “Mấy nữa sẽ đến nhà thăm viếng.” rồi cáo từ quay về.
Về đến ngõ Hậu Đức, được người về trước quét tước nhà cửa là cha con Trình Phúc, Trình Thực ra đón, cả hai nhà đều được quét dọn sạch sẽ, chỉ cần sắp xếp hành trang và chia quà quê cho láng giềng xong là đã có thể đi nghỉ. Một đêm êm đềm, cụ Lâm nhớ đến số tài sản riêng, bèn dắt Tố Tỷ đến tìm Tú Anh, Hồng Khiêm, muốn đem phần của hồi môn kia tặng cho Ngọc Tỷ.
Tú Anh đón mẹ và bà ngoại vào, bảo: “Mới về đến nhà, tuổi tác cũng đã cao, lại không nghỉ ngơi.”
Cụ Lâm nói: “Đến thăm Ngọc Tỷ Kim Ca, một ngày không gặp đã nhớ lắm rồi.” Tú Anh sai Hồ thị bồng Kim Ca đến, Kim Ca đã gần một tuổi, vẫn chưa biết nói chuyện, suốt ngày bi bô, cụ Lâm nhìn mà yêu. Thừa dịp bảo: “Sau này nhà ấy đều thuộc về Kim Ca, chỗ cháu vừa lập hộ, không có tô ruộng tô đất để mà thu, bà có vài thứ muốn cho Ngọc Tỷ đây.” Rồi lấy hộp ra.
Tú Anh chỉ nghĩ trong hộp đựng trang sức, cho thì nhận. Không ngờ cụ Lâm bảo phải sang tên, Tú Anh mới mở hộp ra nhìn, cực kỳ hoảng hốt: “Thế này sao được?”
Cụ Lâm đáp: “Ngọc Tỷ mang họ Trình vài năm, chẳng lẽ không đáng được nhận? Mới đầu nuôi con bé, cũng đã quyết để nó làm chủ đứng tên rồi. Với cả cháu rể đã là tú tài, sang năm lại làm cử nhân, tiến sĩ, của hồi môn khi gả con gái quá ít, tới nhà chồng sẽ bị người ta khinh. Đừng nhiều lời nữa, ta đã quyết rồi, cháu không nhận, lẽ nào còn bắt ta viết di chúc? Ầm ĩ thì chẳng vui vẻ gì.”
Tú Anh nói: “Cháu phải bàn với quan nhân đã.”
Cụ Lâm bảo: “Đồ ta tặng cháu cố, liên quan gì đến các cháu?”
Tú Anh đưa mắt ra hiệu cho Tiểu Hỉ, Tiểu Hỉ lén chạy đi mời Hồng Khiêm. Hồng Khiêm đến, cũng không muốn nhận, cụ Lâm thấy họ như thế bèn nhắm mắt xụi lơ xuống, ép đôi vợ chồng nhỏ phải đồng ý. Cụ Lâm bấy mới vui vẻ hơn: “Thế mới đúng chứ.”
Hồng Khiêm và Tú Anh mỗi người dìu một bên, Hồng Khiêm ghé tai nói khẽ: “Lão an nhân tội gì phải vậy? Nhạc mẫu xét cho cùng vẫn là mẹ Tú Anh, ai lại oán trách bà ấy đâu?”
Cụ Lâm giật mình, đáp ngay: “Là tấm lòng của ta.”
Hồng Khiêm không muốn kẻ khác đặt điều chàng ham tiền tài nhà vợ, từ đầu đến đuôi không tham gia, khế ước tiền bạc về đến cũng không chạm vào, giao cả cho Tú Anh. Tú Anh sắp xếp của nả đâu ra đấy, thầm nhủ của hồi môn của Ngọc Tỷ cũng đã hòm hòm rồi.
Chẳng hai tháng sau, đến sinh nhật Kim Ca, tiệc tùng được tổ chức ở nhà họ Trình, mời láng giềng cùng bạn bè thân thích. Kim Ca lớn dần, dù không tuấn tú mười phần thì cũng đáng yêu hết bảy. Lại được vỗ béo đến tròn lẳng, ai bế cũng không muốn rời tay. Chỉ có một chuyện không vui: Đến nay vẫn chỉ bi bô. Khiến Tú Anh phiền lòng lắm: “Lúc Ngọc Tỷ bằng tuổi nó bây giờ, miệng mồm tía lia cả ngày, giống hệt hòa thượng già tụng kinh, nó thì hay rồi, y chang phương trượng ngồi thiền.”
Nhưng trên có cụ Lâm, dưới có Hà thị đều bảo: “Con trai thường biết nói muộn. Không sao đâu. Nhìn mã là biết, thông minh lanh lợi.”
Tú Anh cũng chỉ càm ràm đôi câu, nàng nóng tính, kể cụ Lâm nghe vài lần, cụ Lâm đã bảo thế, nàng cũng biết từ sớm rồi. Giờ chẳng qua muốn nghe người ta khen con trai nhà mình thôi.
Sinh nhật Kim Ca vào cuối tháng chín, vừa qua sinh nhật nhóc, trời cũng vào đông. Vì Kim Ca tròn tuổi, cụ Lâm bận tới bận lui lại ngã bệnh, Ngọc Tỷ mới thưa với Tú Anh: “Chỗ lão an nhân cũng nhiều việc, cụ lại lớn tuổi rồi, Tết năm nay dù không đón cùng nhau nhưng cũng phải giúp chuẩn bị quà Tết.”
Tú Anh đáp: “Chuyện này còn cần con nhắc chắc, mẹ đã nghĩ xong từ sớm rồi, chuẩn bị hai phần giống nhau, quét dọn trước Tết, mẹ lo nhà mình, con đến chỗ cụ cố chạy việc đi.” Ngọc Tỷ vâng lời, rồi lại nghe Tú Anh dặn chuyện than củi đông năm nay. Cân nhắc một lúc, đến Trình gia kiểm tra than củi, so số lượng, thấy không thiếu mới an tâm về nhà.
Đến trước Tết, Ngọc Tỷ quả nhiên nhớ phải đến giúp nhà họ Trình, vào từ đường, bỗng sực nhớ ra —– Trong nhà mới của mình lại không có từ đường.
Ối trời đất ơi!
Ngọc Tỷ lại vội vàng quay về, thưa với Tú Anh: “Mẹ, sao nhà mình đón Tết mà không cúng bái tổ tiên?” Tú Anh nghe thế cũng ngây ra. Tú Anh lớn lên ở nhà họ Trình, hằng năm cúng bái tổ tông Trình gia, chưa từng lạy ông sơ bà vải người khác, nàng cũng chẳng lấy đó làm điều. Giờ nghe Ngọc Tỷ bảo mới nhớ: “Đúng nhỉ! Tại sao vậy?” Lại nghĩ, mồ mả cha mẹ chồng còn chưa sửa nữa!
Mồ hôi lạnh không khỏi ứa ra, chuyện thế này mà lại sơ sót, đúng là bất hiếu.
Tối bảo Hồng Khiêm: “Ta làm dâu nhà chàng đã lâu, vậy mà chưa từng thắp hương cho ông bà. Thường nói muốn dời mộ đến, sao vẫn chưa làm?”
Hồng Khiêm làm mặt lạnh: “Xuống mồ là yên, đừng quấy rầy người đã mất mới phải. Còn về… chờ ta suy nghĩ đã.”
Tú Anh nói: “Chuyện này còn cần phải nghĩ à, ta lập tức thu xếp một căn phòng, mời người viết bài vị.”
Hồng Khiêm nóng nảy đáp: “Chuyện này không cần nàng bận tâm.”
Tú Anh thắc mắc: “Sao không cần ta bận tâm? Ngọc Tỷ qua nhà ta rồi về hỏi, bảo sao nhà mình đón Tết mà không cúng bái tổ tiên, ta phải trả lời thế nào bây giờ?”
Hồng Khiêm vẫn khăng khăng không nói khiến Tú Anh ngạc nhiên vô cùng, nhưng cũng không tiện cứng rắn khuyên bảo, đành nhờ thầy Tô. Thuật lại chuyện này, chẳng ngờ thầy Tô lại vuốt râu đáp: “Nghe lời trò ta đi, để xem trò ta thu vén làm sao.” Tú Anh trợn tròn mắt, chẳng biết nên làm thế nào mới phải. Nay nàng đã là chủ mẫu, chủ hộ là Hồng Khiêm, chuyện lớn do chồng quyết định, nàng không thể quyết.
Năm mới đến trong sự nghi hoặc của mẹ con Tú Anh. Tú Anh lén cấm Ngọc Tỷ: “Cha con có lý do của mình, đừng lắm mồm.” Khiến Ngọc Tỷ hết nhìn Hồng Khiêm lại ngó Tú Anh với vẻ tò mò. Tú Anh chẳng hơi sức nào mà quan tâm bé, dặn: “Hai chỗ châu, huyện đều mời đến ăn cỗ Tết, nương tử hai nhà đều dặn dắt con theo, con ngoan ngoãn ngồi im cho ta, không được gây chuyện.”
Ngọc Tỷ cười đáp: “Mẹ cứ yên tâm, con đã sơ suất lần nào đâu.”
Tú Anh cười lạnh, Ngọc Tỷ lại nhớ đến vụ lùm xùm hồi hè, đỏ cả mặt.
•••••
Tiệc nhà phủ quân tổ chức trước, cánh đàn ông ngồi ngoài, phụ nữ và trẻ em ở trong. Nương tử phủ quân trang điểm ăn mặc chăm chút, người đến xơi cỗ cũng gắng khoác áo mới đeo trang sức mới, cánh má hồng đúng là lộng lẫy huy hoàng, cả phòng rực rỡ.
Phụ nữ bàn chuyện trang sức, lại khen trang sức Lệ Tứ Tỷ mới lạ, ngoài miệng thì bảo cô bé tôn trang sức, đẹp lắm thay; trong lòng lại khen nương tử phủ quân hiền lương, quan tâm đến cả thứ nữ. Lời hay ai lại không thích nghe? Nương tử phủ quân vui vẻ, bảo: “Có ai lại không nâng niu con gái nhà mình? Chính là vì nâng cao tầm mắt, không đến nỗi vừa ý gã trai thối tha bậy bạ nào đấy. Nó mặc vàng đeo bạc, thì sao để ý nổi chuồng chó tồi tàn?”
Tú Anh vốn cho rằng “Con nít con nôi, sao dát đầy đồ như thế, nếu bị người ta lừa gạt thì biết làm sao?” Giờ nghe nương tử phủ quân nói thế, cũng cảm thấy có lý, tối về suy xét lần nữa, dần dà đem những thứ cụ Lâm tặng ra gọi Ngọc Tỷ đến bắt đầu kinh doanh: “Sắp sang năm mới, con bắt đầu quản lí đi.”
Ngọc Tỷ chẳng biết tại sao lại có một đống của nả rơi vào tay mình, vài lần bảo mẹ trúng tà, đến khi mặt bị Tú Anh cấu véo mới nhận lấy, không nghi ngờ nữa. Tú Anh dặn: “Đừng đưa lung tung cho ai, a tỷ Kỷ gia của con năm nay phải gả đi rồi, tự đi mà chuẩn bị một phần quà hồi môn thêm biếu nó, đem đến ta coi trước, cũng để luyện tầm mắt.”
Ngọc Tỷ nghe lời, ra giêng đã xin Tú Anh cho phép mình dắt mợ Lý và Tiểu Trà ra ngoài, đến chỗ thợ khéo rèn một cặp xuyến ngũ bức* cho Nga Tỷ, bằng bạc. Thợ khéo tay nghề tốt, đến tận nửa tháng mới xong, lúc lấy về đã cân lại lần nữa, thợ khéo không ăn chặn bạc. Ngọc Tỷ bụng bảo dạ lần sau sẽ lại đến tiệm ông ta rèn trang sức.
[*Năm con dơi, có ý nghĩa phúc trạch sâu dày.]
Lấy ra săm soi, lại thấy bên trong xuyến có một cái lỗ nhỏ, bảo: “Không ổn rồi, có khuyết điểm, con đem đi đổi lại.”
Tú Anh cầm lên xem, cười nói: “Khờ, đây là ký hiệu. Hễ là người lành nghề, rèn cái gì cũng sẽ để lại ấn ký, để nhận ra đồ mình làm. Trang sức loại tốt nhà ta đều có cả.” Bèn dạy những ký hiệu này cho Ngọc Tỷ, không riêng gì thợ khéo vàng bạc, mà cả thợ ngọc, thợ làm gương cũng thế, cũng có vài ấn ký ẩn quá sâu, không dễ phát hiện. Lại nói: “Người ta có nén vàng nén bạc mới đúc, hoặc trang sức quý giá gì đó, cũng có thể bảo thợ khéo khắc ấn ký của mình vào. Dù có mất cũng dễ tìm về.”
Ngọc Tỷ về phòng săm soi từng cái vòng chiếc xuyến của mình, quả nhiên món nào đáng tiền một chút đều có ký hiệu. Có ấn ký của thợ khéo, cũng có gia huy của mình. Vài món cụ Lâm tặng, thì có gia huy họ Lâm.
Ngắm nghía hồi lâu, nghĩ một chốc, lại lấy hai thỏi một vàng một bạc ra, cho vào hà bao. Để cùng với cặp xuyến, chỉ chờ ngày tặng Nga Tỷ.
Chẳng bao lâu sau đã đến tháng ba, sinh nhật Ngọc Tỷ chưa tới, mùng một gia đình Kỷ chủ bộ đã gửi thiệp mừng, đề rằng mùng bảy Nga Tỷ sẽ xuất giá. Cậu chàng họ Lý từ kinh thành về, sau khi hoàn hôn ở Giang Châu sẽ dắt vợ quay lại kinh thành. Đám Tú Anh phải tặng của hồi môn bồi cho Nga Tỷ, uống rượu mừng. Ngọc Tỷ theo mẹ đến góp vui, cũng tặng Nga Tỷ cặp xuyến, chòm xóm đều gọi đùa bé là “người lớn nhỏ”.
Chẳng mấy chốc sẽ đến tiệc cưới, mọi người chuẩn bị đâu ra đấy rồi đến nhà họ Kỷ uống rượu mừng, Ngọc Tỷ đến tiếp chuyện tân nương. Ngọc Tỷ ngước mắt ngắm Nga Tỷ, mặt đánh phấn trắng, má thoa phấn hồng, môi thắm sắc đỏ. Suýt nữa đã không nhận ra cô, thầm bảo cách trang điểm này cũng chả có gì đẹp.
Tố Tỷ ngu ngơ mọi chuyện, nhưng lại khá tinh tường chuyện trang điểm, ăn uống, phối đồ của phụ nữ, dạy Ngọc Tỷ một thời gian, cũng khiến bé mưa dầm thấm đất đôi phần. Lại có màn đánh tân lang, Ngọc Tỷ còn nhỏ, chưa từng đảm trách nhiệm vụ cầm gậy sai sử, đứng trước cửa làm khó tân lang, được lì xì mới thả người vào. Về nhà mở bao ra đếm, là ba trăm đồng giấy, thầm nhủ anh rể Lý này không rộng rãi cũng không keo kiệt, là người vừa vừa.
Bên kia, Nga Tỷ ngày thứ ba lại mặt, mặt mày rạng rỡ. Lại mặt xong liền theo chồng vào kinh. Giang Châu gần kênh đào, cực kỳ tiện lợi, để Kỷ chủ bộ được nở mặt nở mày mà đám Tú Anh Hồng Khiêm hoặc cưỡi ngựa hoặc ngồi kiệu, đều đến tiễn Nga Tỷ. Mọi người tiễn đến tận bờ sông, dõi theo đôi vợ chồng nhỏ lên thuyền, những đồ gia dụng cồng kềnh không thể mang theo, chỉ gắng vác của hồi môn gồm một chiếc giường khung, hai rương trang sức theo, còn lại đều để ở nhà, mẹ chồng cô cho hai trăm bạc, đến kinh thành tự sắm sửa.
Nga Tỷ ôm đám Hà thị khóc to một trận, lại bảo Ngọc Tỷ: “Đừng quên ta đấy.” Đoạn tặng một chiếc hộp bạc nhỏ cho Ngọc Tỷ làm kỷ vật, Ngọc Tỷ đưa một miếng ngọc bội cho cô, lại nhớ lời dạy của Tú Anh, lén nhét vào hà bao của Nga Tỷ, cho cô dành dụm riêng.
Sau khi chia tay, Tú Anh về nhà than thở một tràng, không khỏi muộn phiền —– Thứ nhất là sắp tới sinh nhật mười tuổi của Ngọc Tỷ, thứ hai là miệng vàng của Kim Ca còn chưa biết nói. Dạy Kim Ca gọi “mẹ” biết bao lần mà đến tận tháng sáu bé mới gọi được một tiếng, Tú Anh mừng đến nỗi đích thân bồng đến báo tin vui cho cụ Lâm.
Nhưng vui chẳng được bao lâu, sắp đến ngày Hồng Khiêm tham gia khoa khảo. Theo ý của thầy Tô thì Hồng Khiêm vẫn chưa đủ trình độ, Hồng Khiêm lại nghĩ: “Ta cũng có phải muốn đào sâu sự học đâu, chỉ cần có cái vai vế thôi. May mắn đỗ thì đỗ, còn không đỗ thì cũng biết thi thố ra làm sao rồi, lần sau chuẩn bị kỹ càng hơn là được.”
Đoạn thu xếp hành trang, khăn gói lên đường. Vài ngày sau, mặt vàng mắt xanh quay về, tắm rửa sạch sẽ, và hai miếng cơm rồi vật ra ngủ. Tú Anh lại thiết tha ôm chân Phật, cầu thần tiên phù hộ Hồng Khiêm đỗ đạt. Còn trong nhà họ Trình nghiêng nghiêng đối diện, Tố Tỷ, cụ Lâm sớm đã cầu xin Bồ Tất vô số lần, Ngọc Tỷ cũng sốt ruột, người không sốt ruột, chỉ có thầy Tô thôi.
Một tháng sau, đến ngày yết bảng, Hồng Khiêm rớt. Cả hai nhà ai nấy đều như bị rút gân, làm việc gì cũng lờ đờ uể oải.
Ngày hai nhà Trình, Hồng rời đi, Thịnh Khải cũng đến tiễn. Hồng Khiêm nghĩ, cậu còn trẻ đã được đến thế này, giữ quan hệ cũng tốt, bèn đưa địa chỉ ở ngõ Hậu Đức, bảo lúc rỗi rãi có thể ghé qua chơi —– Thịnh Khải đáp: “Mấy nữa sẽ đến nhà thăm viếng.” rồi cáo từ quay về.
Về đến ngõ Hậu Đức, được người về trước quét tước nhà cửa là cha con Trình Phúc, Trình Thực ra đón, cả hai nhà đều được quét dọn sạch sẽ, chỉ cần sắp xếp hành trang và chia quà quê cho láng giềng xong là đã có thể đi nghỉ. Một đêm êm đềm, cụ Lâm nhớ đến số tài sản riêng, bèn dắt Tố Tỷ đến tìm Tú Anh, Hồng Khiêm, muốn đem phần của hồi môn kia tặng cho Ngọc Tỷ.
Tú Anh đón mẹ và bà ngoại vào, bảo: “Mới về đến nhà, tuổi tác cũng đã cao, lại không nghỉ ngơi.”
Cụ Lâm nói: “Đến thăm Ngọc Tỷ Kim Ca, một ngày không gặp đã nhớ lắm rồi.” Tú Anh sai Hồ thị bồng Kim Ca đến, Kim Ca đã gần một tuổi, vẫn chưa biết nói chuyện, suốt ngày bi bô, cụ Lâm nhìn mà yêu. Thừa dịp bảo: “Sau này nhà ấy đều thuộc về Kim Ca, chỗ cháu vừa lập hộ, không có tô ruộng tô đất để mà thu, bà có vài thứ muốn cho Ngọc Tỷ đây.” Rồi lấy hộp ra.
Tú Anh chỉ nghĩ trong hộp đựng trang sức, cho thì nhận. Không ngờ cụ Lâm bảo phải sang tên, Tú Anh mới mở hộp ra nhìn, cực kỳ hoảng hốt: “Thế này sao được?”
Cụ Lâm đáp: “Ngọc Tỷ mang họ Trình vài năm, chẳng lẽ không đáng được nhận? Mới đầu nuôi con bé, cũng đã quyết để nó làm chủ đứng tên rồi. Với cả cháu rể đã là tú tài, sang năm lại làm cử nhân, tiến sĩ, của hồi môn khi gả con gái quá ít, tới nhà chồng sẽ bị người ta khinh. Đừng nhiều lời nữa, ta đã quyết rồi, cháu không nhận, lẽ nào còn bắt ta viết di chúc? Ầm ĩ thì chẳng vui vẻ gì.”
Tú Anh nói: “Cháu phải bàn với quan nhân đã.”
Cụ Lâm bảo: “Đồ ta tặng cháu cố, liên quan gì đến các cháu?”
Tú Anh đưa mắt ra hiệu cho Tiểu Hỉ, Tiểu Hỉ lén chạy đi mời Hồng Khiêm. Hồng Khiêm đến, cũng không muốn nhận, cụ Lâm thấy họ như thế bèn nhắm mắt xụi lơ xuống, ép đôi vợ chồng nhỏ phải đồng ý. Cụ Lâm bấy mới vui vẻ hơn: “Thế mới đúng chứ.”
Hồng Khiêm và Tú Anh mỗi người dìu một bên, Hồng Khiêm ghé tai nói khẽ: “Lão an nhân tội gì phải vậy? Nhạc mẫu xét cho cùng vẫn là mẹ Tú Anh, ai lại oán trách bà ấy đâu?”
Cụ Lâm giật mình, đáp ngay: “Là tấm lòng của ta.”
Hồng Khiêm không muốn kẻ khác đặt điều chàng ham tiền tài nhà vợ, từ đầu đến đuôi không tham gia, khế ước tiền bạc về đến cũng không chạm vào, giao cả cho Tú Anh. Tú Anh sắp xếp của nả đâu ra đấy, thầm nhủ của hồi môn của Ngọc Tỷ cũng đã hòm hòm rồi.
Chẳng hai tháng sau, đến sinh nhật Kim Ca, tiệc tùng được tổ chức ở nhà họ Trình, mời láng giềng cùng bạn bè thân thích. Kim Ca lớn dần, dù không tuấn tú mười phần thì cũng đáng yêu hết bảy. Lại được vỗ béo đến tròn lẳng, ai bế cũng không muốn rời tay. Chỉ có một chuyện không vui: Đến nay vẫn chỉ bi bô. Khiến Tú Anh phiền lòng lắm: “Lúc Ngọc Tỷ bằng tuổi nó bây giờ, miệng mồm tía lia cả ngày, giống hệt hòa thượng già tụng kinh, nó thì hay rồi, y chang phương trượng ngồi thiền.”
Nhưng trên có cụ Lâm, dưới có Hà thị đều bảo: “Con trai thường biết nói muộn. Không sao đâu. Nhìn mã là biết, thông minh lanh lợi.”
Tú Anh cũng chỉ càm ràm đôi câu, nàng nóng tính, kể cụ Lâm nghe vài lần, cụ Lâm đã bảo thế, nàng cũng biết từ sớm rồi. Giờ chẳng qua muốn nghe người ta khen con trai nhà mình thôi.
Sinh nhật Kim Ca vào cuối tháng chín, vừa qua sinh nhật nhóc, trời cũng vào đông. Vì Kim Ca tròn tuổi, cụ Lâm bận tới bận lui lại ngã bệnh, Ngọc Tỷ mới thưa với Tú Anh: “Chỗ lão an nhân cũng nhiều việc, cụ lại lớn tuổi rồi, Tết năm nay dù không đón cùng nhau nhưng cũng phải giúp chuẩn bị quà Tết.”
Tú Anh đáp: “Chuyện này còn cần con nhắc chắc, mẹ đã nghĩ xong từ sớm rồi, chuẩn bị hai phần giống nhau, quét dọn trước Tết, mẹ lo nhà mình, con đến chỗ cụ cố chạy việc đi.” Ngọc Tỷ vâng lời, rồi lại nghe Tú Anh dặn chuyện than củi đông năm nay. Cân nhắc một lúc, đến Trình gia kiểm tra than củi, so số lượng, thấy không thiếu mới an tâm về nhà.
Đến trước Tết, Ngọc Tỷ quả nhiên nhớ phải đến giúp nhà họ Trình, vào từ đường, bỗng sực nhớ ra —– Trong nhà mới của mình lại không có từ đường.
Ối trời đất ơi!
Ngọc Tỷ lại vội vàng quay về, thưa với Tú Anh: “Mẹ, sao nhà mình đón Tết mà không cúng bái tổ tiên?” Tú Anh nghe thế cũng ngây ra. Tú Anh lớn lên ở nhà họ Trình, hằng năm cúng bái tổ tông Trình gia, chưa từng lạy ông sơ bà vải người khác, nàng cũng chẳng lấy đó làm điều. Giờ nghe Ngọc Tỷ bảo mới nhớ: “Đúng nhỉ! Tại sao vậy?” Lại nghĩ, mồ mả cha mẹ chồng còn chưa sửa nữa!
Mồ hôi lạnh không khỏi ứa ra, chuyện thế này mà lại sơ sót, đúng là bất hiếu.
Tối bảo Hồng Khiêm: “Ta làm dâu nhà chàng đã lâu, vậy mà chưa từng thắp hương cho ông bà. Thường nói muốn dời mộ đến, sao vẫn chưa làm?”
Hồng Khiêm làm mặt lạnh: “Xuống mồ là yên, đừng quấy rầy người đã mất mới phải. Còn về… chờ ta suy nghĩ đã.”
Tú Anh nói: “Chuyện này còn cần phải nghĩ à, ta lập tức thu xếp một căn phòng, mời người viết bài vị.”
Hồng Khiêm nóng nảy đáp: “Chuyện này không cần nàng bận tâm.”
Tú Anh thắc mắc: “Sao không cần ta bận tâm? Ngọc Tỷ qua nhà ta rồi về hỏi, bảo sao nhà mình đón Tết mà không cúng bái tổ tiên, ta phải trả lời thế nào bây giờ?”
Hồng Khiêm vẫn khăng khăng không nói khiến Tú Anh ngạc nhiên vô cùng, nhưng cũng không tiện cứng rắn khuyên bảo, đành nhờ thầy Tô. Thuật lại chuyện này, chẳng ngờ thầy Tô lại vuốt râu đáp: “Nghe lời trò ta đi, để xem trò ta thu vén làm sao.” Tú Anh trợn tròn mắt, chẳng biết nên làm thế nào mới phải. Nay nàng đã là chủ mẫu, chủ hộ là Hồng Khiêm, chuyện lớn do chồng quyết định, nàng không thể quyết.
Năm mới đến trong sự nghi hoặc của mẹ con Tú Anh. Tú Anh lén cấm Ngọc Tỷ: “Cha con có lý do của mình, đừng lắm mồm.” Khiến Ngọc Tỷ hết nhìn Hồng Khiêm lại ngó Tú Anh với vẻ tò mò. Tú Anh chẳng hơi sức nào mà quan tâm bé, dặn: “Hai chỗ châu, huyện đều mời đến ăn cỗ Tết, nương tử hai nhà đều dặn dắt con theo, con ngoan ngoãn ngồi im cho ta, không được gây chuyện.”
Ngọc Tỷ cười đáp: “Mẹ cứ yên tâm, con đã sơ suất lần nào đâu.”
Tú Anh cười lạnh, Ngọc Tỷ lại nhớ đến vụ lùm xùm hồi hè, đỏ cả mặt.
•••••
Tiệc nhà phủ quân tổ chức trước, cánh đàn ông ngồi ngoài, phụ nữ và trẻ em ở trong. Nương tử phủ quân trang điểm ăn mặc chăm chút, người đến xơi cỗ cũng gắng khoác áo mới đeo trang sức mới, cánh má hồng đúng là lộng lẫy huy hoàng, cả phòng rực rỡ.
Phụ nữ bàn chuyện trang sức, lại khen trang sức Lệ Tứ Tỷ mới lạ, ngoài miệng thì bảo cô bé tôn trang sức, đẹp lắm thay; trong lòng lại khen nương tử phủ quân hiền lương, quan tâm đến cả thứ nữ. Lời hay ai lại không thích nghe? Nương tử phủ quân vui vẻ, bảo: “Có ai lại không nâng niu con gái nhà mình? Chính là vì nâng cao tầm mắt, không đến nỗi vừa ý gã trai thối tha bậy bạ nào đấy. Nó mặc vàng đeo bạc, thì sao để ý nổi chuồng chó tồi tàn?”
Tú Anh vốn cho rằng “Con nít con nôi, sao dát đầy đồ như thế, nếu bị người ta lừa gạt thì biết làm sao?” Giờ nghe nương tử phủ quân nói thế, cũng cảm thấy có lý, tối về suy xét lần nữa, dần dà đem những thứ cụ Lâm tặng ra gọi Ngọc Tỷ đến bắt đầu kinh doanh: “Sắp sang năm mới, con bắt đầu quản lí đi.”
Ngọc Tỷ chẳng biết tại sao lại có một đống của nả rơi vào tay mình, vài lần bảo mẹ trúng tà, đến khi mặt bị Tú Anh cấu véo mới nhận lấy, không nghi ngờ nữa. Tú Anh dặn: “Đừng đưa lung tung cho ai, a tỷ Kỷ gia của con năm nay phải gả đi rồi, tự đi mà chuẩn bị một phần quà hồi môn thêm biếu nó, đem đến ta coi trước, cũng để luyện tầm mắt.”
Ngọc Tỷ nghe lời, ra giêng đã xin Tú Anh cho phép mình dắt mợ Lý và Tiểu Trà ra ngoài, đến chỗ thợ khéo rèn một cặp xuyến ngũ bức* cho Nga Tỷ, bằng bạc. Thợ khéo tay nghề tốt, đến tận nửa tháng mới xong, lúc lấy về đã cân lại lần nữa, thợ khéo không ăn chặn bạc. Ngọc Tỷ bụng bảo dạ lần sau sẽ lại đến tiệm ông ta rèn trang sức.
[*Năm con dơi, có ý nghĩa phúc trạch sâu dày.]
Lấy ra săm soi, lại thấy bên trong xuyến có một cái lỗ nhỏ, bảo: “Không ổn rồi, có khuyết điểm, con đem đi đổi lại.”
Tú Anh cầm lên xem, cười nói: “Khờ, đây là ký hiệu. Hễ là người lành nghề, rèn cái gì cũng sẽ để lại ấn ký, để nhận ra đồ mình làm. Trang sức loại tốt nhà ta đều có cả.” Bèn dạy những ký hiệu này cho Ngọc Tỷ, không riêng gì thợ khéo vàng bạc, mà cả thợ ngọc, thợ làm gương cũng thế, cũng có vài ấn ký ẩn quá sâu, không dễ phát hiện. Lại nói: “Người ta có nén vàng nén bạc mới đúc, hoặc trang sức quý giá gì đó, cũng có thể bảo thợ khéo khắc ấn ký của mình vào. Dù có mất cũng dễ tìm về.”
Ngọc Tỷ về phòng săm soi từng cái vòng chiếc xuyến của mình, quả nhiên món nào đáng tiền một chút đều có ký hiệu. Có ấn ký của thợ khéo, cũng có gia huy của mình. Vài món cụ Lâm tặng, thì có gia huy họ Lâm.
Ngắm nghía hồi lâu, nghĩ một chốc, lại lấy hai thỏi một vàng một bạc ra, cho vào hà bao. Để cùng với cặp xuyến, chỉ chờ ngày tặng Nga Tỷ.
Chẳng bao lâu sau đã đến tháng ba, sinh nhật Ngọc Tỷ chưa tới, mùng một gia đình Kỷ chủ bộ đã gửi thiệp mừng, đề rằng mùng bảy Nga Tỷ sẽ xuất giá. Cậu chàng họ Lý từ kinh thành về, sau khi hoàn hôn ở Giang Châu sẽ dắt vợ quay lại kinh thành. Đám Tú Anh phải tặng của hồi môn bồi cho Nga Tỷ, uống rượu mừng. Ngọc Tỷ theo mẹ đến góp vui, cũng tặng Nga Tỷ cặp xuyến, chòm xóm đều gọi đùa bé là “người lớn nhỏ”.
Chẳng mấy chốc sẽ đến tiệc cưới, mọi người chuẩn bị đâu ra đấy rồi đến nhà họ Kỷ uống rượu mừng, Ngọc Tỷ đến tiếp chuyện tân nương. Ngọc Tỷ ngước mắt ngắm Nga Tỷ, mặt đánh phấn trắng, má thoa phấn hồng, môi thắm sắc đỏ. Suýt nữa đã không nhận ra cô, thầm bảo cách trang điểm này cũng chả có gì đẹp.
Tố Tỷ ngu ngơ mọi chuyện, nhưng lại khá tinh tường chuyện trang điểm, ăn uống, phối đồ của phụ nữ, dạy Ngọc Tỷ một thời gian, cũng khiến bé mưa dầm thấm đất đôi phần. Lại có màn đánh tân lang, Ngọc Tỷ còn nhỏ, chưa từng đảm trách nhiệm vụ cầm gậy sai sử, đứng trước cửa làm khó tân lang, được lì xì mới thả người vào. Về nhà mở bao ra đếm, là ba trăm đồng giấy, thầm nhủ anh rể Lý này không rộng rãi cũng không keo kiệt, là người vừa vừa.
Bên kia, Nga Tỷ ngày thứ ba lại mặt, mặt mày rạng rỡ. Lại mặt xong liền theo chồng vào kinh. Giang Châu gần kênh đào, cực kỳ tiện lợi, để Kỷ chủ bộ được nở mặt nở mày mà đám Tú Anh Hồng Khiêm hoặc cưỡi ngựa hoặc ngồi kiệu, đều đến tiễn Nga Tỷ. Mọi người tiễn đến tận bờ sông, dõi theo đôi vợ chồng nhỏ lên thuyền, những đồ gia dụng cồng kềnh không thể mang theo, chỉ gắng vác của hồi môn gồm một chiếc giường khung, hai rương trang sức theo, còn lại đều để ở nhà, mẹ chồng cô cho hai trăm bạc, đến kinh thành tự sắm sửa.
Nga Tỷ ôm đám Hà thị khóc to một trận, lại bảo Ngọc Tỷ: “Đừng quên ta đấy.” Đoạn tặng một chiếc hộp bạc nhỏ cho Ngọc Tỷ làm kỷ vật, Ngọc Tỷ đưa một miếng ngọc bội cho cô, lại nhớ lời dạy của Tú Anh, lén nhét vào hà bao của Nga Tỷ, cho cô dành dụm riêng.
Sau khi chia tay, Tú Anh về nhà than thở một tràng, không khỏi muộn phiền —– Thứ nhất là sắp tới sinh nhật mười tuổi của Ngọc Tỷ, thứ hai là miệng vàng của Kim Ca còn chưa biết nói. Dạy Kim Ca gọi “mẹ” biết bao lần mà đến tận tháng sáu bé mới gọi được một tiếng, Tú Anh mừng đến nỗi đích thân bồng đến báo tin vui cho cụ Lâm.
Nhưng vui chẳng được bao lâu, sắp đến ngày Hồng Khiêm tham gia khoa khảo. Theo ý của thầy Tô thì Hồng Khiêm vẫn chưa đủ trình độ, Hồng Khiêm lại nghĩ: “Ta cũng có phải muốn đào sâu sự học đâu, chỉ cần có cái vai vế thôi. May mắn đỗ thì đỗ, còn không đỗ thì cũng biết thi thố ra làm sao rồi, lần sau chuẩn bị kỹ càng hơn là được.”
Đoạn thu xếp hành trang, khăn gói lên đường. Vài ngày sau, mặt vàng mắt xanh quay về, tắm rửa sạch sẽ, và hai miếng cơm rồi vật ra ngủ. Tú Anh lại thiết tha ôm chân Phật, cầu thần tiên phù hộ Hồng Khiêm đỗ đạt. Còn trong nhà họ Trình nghiêng nghiêng đối diện, Tố Tỷ, cụ Lâm sớm đã cầu xin Bồ Tất vô số lần, Ngọc Tỷ cũng sốt ruột, người không sốt ruột, chỉ có thầy Tô thôi.
Một tháng sau, đến ngày yết bảng, Hồng Khiêm rớt. Cả hai nhà ai nấy đều như bị rút gân, làm việc gì cũng lờ đờ uể oải.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook