Nữ Hộ
-
Chương 35: Quản lý
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
KHÍ THẾ CỦA NGỰ TỶ.
Từ lúc Ngọc Tỷ ra đời, cả nhà đã bắt đầu mong Tú Anh có mang lần nữa, mấy năm trước có tin tốt, thoắt cái hóa tin dữ, không ngờ ngay lúc này lại có tin vui. Ngọc Tỷ còn phải suy nghĩ một lúc mới hiểu hàm ý trong câu nói, thầy Tô thì đã nhướng cao mày, mừng thay cho cụ Trình.
Ngọc Tỷ chớp chớp mắt, vui vẻ hỏi Tiểu Trà: “Sao em hay tin?”
Tiểu Trà cười toe, bẩm: “Em đang quét dọn bên ấy, thấy trong phòng nương tử rối tung bèn lén đến xem thử, họ bảo nương tử không khỏe, em còn tưởng có chuyện chẳng lành, không dám nói với tiểu thư. Sau đó mời thầy lang đến, chẳng bao lâu sau có người reo hò, em cả gan nghe lén một lúc, bấy giờ mới hay tin. Sau đó nữa, em thấy quan nhân nhà ta đích thân tiễn thầy lang ra, họ đang bàn chuyện này, không chệch đi đâu được.”
Ngọc Tỷ cười tít: “Thực sự có tin vui?”
Tiểu Trà đáp: “Em nghe rõ ràng mà.”
Ngọc Tỷ liếc thoáng sang thầy Tô, nãy giờ chủ tớ hai người vẫn đang ở trước mặt vị tiên sinh này đấy! Thầy Tô không phải người không hiểu chuyện, tuy muốn rèn Ngọc Tỷ chững chạc cũng sẽ không chọn ngay lúc này, chu đáo cho Ngọc Tỷ nghỉ nửa buổi, bảo bé đến chơi với mẹ. Ngọc Tỷ hành lễ với thầy, thầy cười phẩy tay: “Đi mau đi!”
Ngọc Tỷ đảo mắt, không cất bước vội, hỏi Tô tiên sinh trước: “Trưa nay tiên sinh muốn dùng món gì? Bây giờ ngoài kia rối ren, trong bếp chắc cũng không yên ổn gì, thầy muốn ăn gì cứ bảo Tiểu Trà thưa lại với mợ Viên làm riêng mang đến.” Tiểu Trà trôi chảy đáp: “Vâng vâng, không thể chậm trễ chỗ tiên sinh ạ.”
Thầy Tô nói: “Hai chúng bây lại giở trò! Cái câu ‘Lang bối vi gian‘* là dùng để chỉ hai chúng bây đấy!” Tuy lúc giảng bài thầy rất nghiêm, nhưng học trò nam nữ khác nhau, Ngọc Tỷ lại lanh lợi hiểu chuyện, trong lòng không khỏi khoan dung vài phần. Ngọc Tỷ cũng không sợ thầy, níu tay áo thầy mà lắc: “Thầy mau nói đi ạ, con đã nghĩ đến thì sẽ không để thầy chịu thiệt đâu!”
[*Ý là cấu kết với nhau làm việc xấu.]
Thầy Tô chịu thua, đành nói bừa: “Nấu đồ chay cho hai chúng ta là được, một đĩa đậu phụ khô, một bầu rượu chay, cho ta hai cái chung, hai đôi đũa. Nửa buổi còn lại ta nghĩ các trò cũng không còn tâm trí đâu mà học, thôi cho nghỉ đấy, ta cũng xả hơi một tý.”
Ngọc Tỷ nhớ kỹ, lúc quay lại dặn Tiểu Trà thì nó đã mau mắn nhắc lại một lần, Ngọc Tỷ nói: “Con cũng nhớ là như thế, tiên sinh thấy có thiếu gì không?”
Thầy Tô đáp: “Không, đủ cả rồi, trò đi đi.” Ngọc Tỷ cười khì lui xuống với Tiểu Trà, hai người lướt nhẹ chân, thoắt cái đã vọt vào phòng Tú Anh.
Tú Anh đang đỏ mặt trò chuyện với cụ Lâm, ngay cả người ở Phật đường tụng kinh giữ giới đã lâu là Tố Tỷ cũng đến, cụ Lâm đang hăng hái liệt kê những thứ cần kiêng cho Tú Anh nghe. Tuy Tố Tỷ không chen nổi mồm vào, chỉ nhìn và nghe chay cũng đã mừng rỡ, thấy Ngọc Tỷ vọt vào phòng, Tố Tỷ vội hỏi: “Sao cháu lại đến đây? Đi đứng cẩn thận, coi chừng vấp ngưỡng cửa.”
Vào đến phòng, Ngọc Tỷ liền bước nhẹ lại, dựa Tố Tỷ, đứng cách Tú Anh ba thước, nhìn bụng mẹ, mặt đầy thành kính: “Em trai đang ở trong ạ?” Nhỏ thế cơ à.
Tú Anh ngượng ngùng cười: “Miệng con trơn như bôi mỡ ấy.” Rồi ngoắc tay một cái, “Con sang đây.”
Ngọc Tỷ dè dặt nhón chân bước đến gần, Tú Anh sẵng giọng: “Con thậm thụt thế làm gì? Mẹ tự cẩn thận là được. Sao lại chạy đến đây? Không phải đang học à? Chạy sang coi chừng thầy rầy đấy.”
Ngọc Tỷ đáp: “Thầy nói nhà có tin vui, cho con nghỉ.”
Trở thành người nhà họ Hồng lại phải để con gái lại nhà mẹ đẻ, Tú Anh luôn cảm thấy có lỗi với bé, giờ mình có mang, nếu đấy là con trai thì có thể đổi với Ngọc Tỷ, còn nếu vẫn là con gái thì có đổi cũng hoàn không, bởi thế giọng dịu dàng hơn ngày thường dễ đến ba phần, đưa tay vén tóc trên trán Ngọc Tỷ, “Đã cho con nghỉ thì về nghỉ ngơi đi.”
Ngọc Tỷ đáp: “Con không mệt.” Đôi mắt chứa đầy tò mò đảo quanh người Tú Anh, lần trước Tú Anh có mang, bé vừa vui vừa buồn, nhưng lần này thực sự mừng rỡ. Cũng bị hoảng sợ bởi lần trước, bé vỗ ngực nói với Tú Anh: “Lần này mẹ chỉ cần nghỉ ngơi thôi, có chuyện gì để con lo.”
Chọc Tú Anh bật cười: “Con mới bao lớn, làm được gì?”
Ngọc Tỷ đáp: “Chứ có gì mà con không làm được?”
Tú Anh nghẹn lời.
Mấy năm nay cụ Lâm đã gặp biết bao xui rủi, thành ra không dám nghĩ mọi chuyện hoàn toàn theo chiều hướng tốt nữa, đã sớm chuẩn bị cho tình huống xấu xảy ra. Nghe Ngọc Tỷ bảo thế, bèn nghĩ cũng nên cho bé phụ trách vài việc luyện tay nghề rồi, dẫu sao giống Tú Anh cũng còn đỡ hơn như Tố Tỷ, lập tức vỗ bàn: “Ngọc Tỷ vốn thường xem cách thức cháu làm việc, bây giờ vừa khéo một mình xử lý, với cả chuyện này bọn ta cũng có thể trông chừng hộ.”
Ngọc Tỷ được lệnh, sớm đã nghĩ mình nên phân công điều động như thế nào, cụ Lâm và Tú Anh đã có ý đào tạo bé từ lâu, lúc xử lý việc nhà chẳng những không tránh bé mà còn thường chỉ dạy, giờ đây bé tự quản lý cũng ra dáng lắm.
Mục đầu tiên Ngọc Tỷ phải cân nhắc chính là cái ăn của cả gia đình, nhà họ Trình có ruộng dưới quê, mỗi năm quê nhà nộp thóc, dễ phải chất mấy ụ lớn trong kho. Chủ nhân xơi gạo trắng, tôi tớ dùng gạo thô, ngoài ra thì còn rau cải, thịt cá, trái cây, trà bánh, món nào có thể tươi lâu thì giữ lại, số thừa ra đem bán. Còn củi và gia vị, mấy tháng thay mới một lượt, chén bát cốc đĩa nhỡ tay làm vỡ vân vân.
Kế tiếp là cửa nẻo, vì nhà họ Trình đã thành gia từ lâu, nên công việc gác cổng cũng đã phân chia từ sớm. Cuối cùng mới là những nơi như phòng thu chi —– cũng áng theo quy định cũ mà làm. Còn những việc vặt như ra ngoài mua quần áo, Ngọc Tỷ cũng đã tính toán cả.
Ngọc Tỷ thầm nhủ, mình lần đầu quản sự, phải đi làm quen với tất cả mọi người mới được. Bảo Tiểu Trà gọi Trình Phúc đến truyền lời xuống, việc nhà dạo gần đây sẽ do bé xử lý. Trình Phúc làm việc cho nhà họ Trình đã lâu, nắm khá rõ tình hình trong nhà, thấy thế cũng chẳng lấy làm lạ. Lập tức điểm danh đầu người, tất cả đến nhà giữa chỗ Tú Anh, ai nấy đều cảm thấy mới mẻ thú vị, dạo Tú Anh quản sự thì nàng cũng đã mười tuổi hơn, lớn hơn Ngọc Tỷ đến hai ba tuổi. Đến nơi rồi, thấy nhà giữa có cả cụ Lâm, mới biết chẳng qua là cho Ngọc Tỷ luyện tập thôi, mọi người cười đứng ngay ngắn.
Ngọc Tỷ nghiêm mặt, khuôn mặt nhỏ nhắn hây đỏ, chào hỏi mọi người trước: “Do nương tử phải tĩnh dưỡng, lão an nhân bảo ta quản sự, mọi người chung ta góp sức giúp ta nhé.”
Ai nấy nhịn cười đáp: “Tất cả nghe theo tiểu thư ạ.”
Ngọc Tỷ đã có tính toán trước, cũng không luống cuống, mới đầu chỉ thuật lại chức vụ mà từng người đang phụ trách, mọi người thấy bé nói rõ ràng mạch lạc, rất đáng yêu. Ngọc Tỷ thấy ai nấy đều gật đầu, càng vững lòng hơn, sau đó nói đến chuyện của Tú Anh: “Chuyện ăn uống của mẹ giao tất cho mợ Viên, mợ không cần làm việc gì khác, chỉ cần trông bếp nấu nướng thôi, người khác sai mợ làm gì, mợ không cần nghe theo, không được làm lỡ việc của mẹ. Việc sắc thuốc giao cho Tiểu Lạc, những người khác không được nhúng tay, Tiểu Lạc cũng không được sao nhãng, có gì sơ sẩy ta chỉ trách tội em. Việc hầu hạ bên người mẹ giao cho Tiểu Hỉ. Phòng bếp lớn giao cho thím Tề, quản lý chuyện ăn uống của cả nhà.”
Cụ Lâm vô cùng kinh ngạc, nghe mà ngây người. Lại nghe Ngọc Tỷ nói: “Cửa ngõ quản chặt. Còn đồ gia dụng, chén bát dễ vỡ, ta cũng không phải người vô lý, mỗi tháng cho phép vỡ một cái, nếu nhiều hơn thì ta cũng không đánh phạt, mọi người tự lấy tiền đắp vào.”
Sau đó là chuyện giao tiếp: “Hễ là chuyện quà cáp thăm viếng thì giao cho Trình Phúc trông coi, nhưng phải bẩm lại với ta và lão an nhân. Ruộng đất, cửa hàng, nhà kho bên ngoài thì cho thuê hết, chỉ thu tiền thuê, nhà ta tạm không phụ trách, có chuyện gì thì báo về để cả nhà cùng bàn bạc. Quần áo một quý, tiền lương mỗi tháng, cơm một ngày của gia đình cứ theo lệ cũ,” Cân nhắc một lúc, bé lại thêm một câu, “Tô tiên sinh là thầy ta, phải kính trọng, chỗ mẹ ta đã có người chuyên trách phục vụ, kẻ khác lười biếng nhỡ việc, không được đem mẹ ra làm cái cớ. Nếu chỗ mẹ ta thật sự có chuyện gấp, cũng không cho phép dây dưa trây lì, các người làm xong việc phải về thưa với ta một tiếng, ta sẽ nói với ba người Tiểu Hỉ, Tiểu Lạc và mợ Viên. Nhà của cha vẫn chưa sửa xong, ở cùng đường với nhà ta, chờ đến khi sửa xong sẽ chuyển đi, có gì thay đổi ta sẽ thông báo với mọi người sau.”
Cụ Lâm vừa kinh ngạc lại mừng rỡ, cười chỏ con gái, cháu gái rằng: “Con bé cừ hơn cả các con.” Tú Anh cười không đáp, Tố Tỷ cũng an tâm.
Ngọc Tỷ đã nói xong: “Tiên sinh dạy ta, không rằng mà phạt là độc ác, bây giờ ta đã liệt quy củ, cũng đã giảng giải qua, ai phạm lỗi ta sẽ không tha. Chỉ mong mọi người ai làm việc nấy, cả nhà vui vẻ mà sống.”
Tôi tớ nghe mà kinh ngạc, nhưng cũng thán phục, thầm bảo rốt cũng vì nghịch cảnh mà con trẻ phải đứng ra lo liệu việc nhà. Đồng loạt vâng lời, Ngọc Tỷ nói: “Mất lòng trước được lòng sau, lời cũng đã nói cả, sau này dễ bề hòa thuận, còn hơn bây giờ cái gì cũng nói tốt, sau này lại lật mặt vô tình làm kẻ ác. Chỉ cần hoàn thành công việc thật tốt, ta cũng là người thấu tình tỏ lý. Người nhà bếp và phòng thu chi ở lại, báo cáo chi tiêu, lấy tiền mua thức ăn, ra tiệm mua quần áo mùa hạ mấy ngày gần đây.”
•••••
Mọi người đi chưa được bao xa đã bắt đầu xì xào, nội dung câu chuyện không gì ngoài “Thường bảo đại tỷ lanh lợi, không ngờ xử lý công việc cũng cừ như thế”.
Đám Trình Phúc ở lại thấy cụ Lâm cười nhe răng tít mắt, cứ khen mãi: “Ngọc Tỷ của ta đúng là được việc.” Trình Phúc cũng vui lây, nhưng không khỏi buồn lo nhìn Ngọc Tỷ: Con gái được việc thì thế nào? Không bằng mắn đẻ! Thà ngốc một chút, chỉ cần may mắn đôi phần, mắn đẻ mới được việc. Bươn chải thế này làm gì? Thật khiến người ta đau lòng.
Lại nghe cụ Lâm hỏi Ngọc Tỷ: “Cháu muốn nói gì với mọi người?” Thế mới biết những lời Ngọc Tỷ nói khi nãy không phải cụ Lâm dạy cho, mà là bé tự sắp xếp.
Ngọc Tỷ nói: “Ta mới xem ghi chép tiền mua thức ăn, mấy ngày nay tiêu hơi nhiều, các mục kê ra lại không đúng. Kết toán khoản của cha đi, chi phí cha mẹ tiêu thì tính vào bên kia, nhà mình không chịu khoản này. Đàn ông ra tiền nuôi gia đình, đừng nhập nhèm hai bên.”
Trình Phúc trợn to đôi mắt lão, thầm nhủ: Con bé này cừ thật.
Tú Anh thì gắt một tiếng, bảo: “Con ấy vậy mà phân chia rạch ròi nhỉ.”
Ngọc Tỷ đáp: “Chuyện tiền bạc thì đến anh em ruột còn phải rõ ràng, cha đã lập hộ, đã thành gia chủ, chỉ vì có chút chuyện mà ở lại đây thêm vài hôm, nhưng không thể được hời. Mợ Viên, Tiểu Hỉ Tiểu Lạc coi như được lão an nhân cất nhắc, người có thể sai bảo nhưng tiền thì không được sử dụng nữa.”
Cụ Lâm trêu Ngọc Tỷ: “Cháu còn biết tính tiền cơ đấy.”
Ngọc Tỷ đáp: “Cháu học tính rồi ạ.” Chi tiêu gia đình, không gì ngoài vài cân thịt, mấy con cá, tính rất gọn, Ngọc Tỷ học đếm bao năm, gảy bàn tính, đếm thẻ tre đều tàm tạm, cứ tính lần lượt như thế, không sai khác với Trình Phúc là bao. Lập tức viết thành hai quyển sổ con, ghi chép riêng, bảo: “Chờ mẹ ổn rồi sẽ giap một quyển cho mẹ.”
Nói tiếp: “Hôm nay thông báo lời này cho mọi người, cơm tối thêm món thịt, tính vào sổ.” Đến nước Trình Phúc và cụ Lâm đưa mắt nhìn nhau, mừng rỡ vô cùng.
Ngọc Tỷ lại nảy ra ý định: “Mẹ không tiện, e rằng khó mà tiếp tục thi công, căn nhà bên kia cứ tạm để đấy, chờ em trai con ra đời hẵng ra riêng. Ngày lành đã chọn lại không thể sửa, chi bằng đặt tiệc ở lầu Thái Phong đãi khách, cũng dễ báo tin vui cho mọi người.”
Cụ Lâm vỗ bàn: “Cứ thế đi! Đây là chuyện lớn hai nhà, là ta gả cháu ngoại đi, tiền để ta ra một nửa.”
Ngọc Tỷ nói: “Còn nữa, bây giờ ngừng việc tu sửa, đến khi cha đậu tú tài nhập sĩ, nếu mời khách tại đó thì không ổn lắm, phải chọn ngày lành sau khi vào thu, khi ấy vụ thu cũng đã qua, vừa khéo có người rỗi việc, tiền công cũng rẻ hơn, lúc ấy có thể sửa tiếp nhà ấy. Đầu xuân là dọn vào ở được rồi.” Lại giở lịch ra xem một lúc, chỉ một ngày, ngón nghề xem lịch này thuộc phần “Số” trong lục nghệ, Ngọc Tỷ còn nhỏ, những thứ phức tạp quá đương nhiên không biết, nhưng chuyện xem ngày thì đã học qua. Lại dặn Trình Phúc hẹn người thỏa thuận giá cả.
Trình Phúc nhận lệnh lui xuống, Ngọc Tỷ thay đổi sắc mặt, cười ngơ hỏi Tú Anh: “Mẹ, con làm gọn không?”
Tú Anh đáp: “Tốt rồi!” Cụ Lâm nói: “Có ân có uy, có mềm có cứng, có thể quản được người rồi.”
Không ngờ Ngọc Tỷ lại có ý: “Mẹ, cha mới lập hộ nhưng chỉ có một căn nhà, không có khoản thu khác, khi nãy con xem trong sổ cha hãy còn tiền, chi bằng mua vài mẫu ruộng cho thuê, nếu còn dư dả thì mua thêm cửa hàng hay nhà kho rồi cho thuê cả, có thêm thu nhập thì sống mới thư thả được.”
Tú Anh hoảng hồn: “Sao con lại nghĩ tới chuyện này?”
Ngọc Tỷ lấy làm lạ: “‘Quốc gia lấy dân làm gốc, dân lấy ăn mặc làm gốc, ăn mặc lấy việc trồng trọt làm gốc’, quốc gia đã thế, thì gia đình cũng vậy thôi. Đã ra riêng, chỉ riêng việc sống đã phải có ăn có mặc có chi có tiêu, muốn đủ đầy thì phải có khoản thu ruộng vườn. Nếu thực sự không đủ bạc thì càng phải mua ruộng, có ruộng thì không lo đói.”
Thầy Tô giảng bài, thường sẽ giảng một vài điều đao to búa lớn, có thêm Hồng Khiêm vào học thì càng triết lý sâu cay. Lại gặp Ngọc Tỷ dễ gọt giũa, cũng chẳng biết con bé làm sao lại nghĩ cao nghĩ xa, trở nên “thấu tình đạt lý” như thế, chẳng trách Tú Anh hoảng hốt. Đến khi nghe Ngọc Tỷ nói lời trưởng giả văn chương, đoán là được thầy Tô dạy, nhưng kiểu người như thầy Tô chắc sẽ không dạy trò nữ chuyện mua ruộng, có lẽ con bé tự nghĩ ra.
Tú Anh cười lớn, thầm nhủ, chuyện này tuyệt đối không thể kể cho thầy Tô nghe, người ta bàn việc quốc gia thiên hạ, con bé này lại nghĩ tới chuyện mua ruộng mua đất! Không làm thầy tức lộn nhào mới lạ!
Cụ Lâm nói: “Hiếm khi cháu chu đáo như thế, bà sẽ dạy cháu chuyện mua đất. Cháu cũng đừng quá nhọc lòng, mẹ cháu còn của hồi môn mà, bà cho nó mười khoảnh ruộng nước tốt, một nhà kho, một cửa hàng năm gian, cũng đủ rồi.”
Ngọc Tỷ đáp: “Không phải của cha, nói ra thì không hay.”
Trán bị Tú Anh chọc một cái, cười mắng: “Oan gia mồm mép.” Nhưng cũng mặc kệ hai người. Từ đó cụ Lâm bèn dạy làm thế nào để mua ruộng lập nghiệp, ruộng thế nào mới tốt, ruộng thế nào là xấu, “Cũng đừng chỉ nhìn một mảnh ruộng mình muốn mua, phải xem xét cả xung quanh nữa, nếu liền thành một mảnh là tốt nhất, gần nguồn nước thì càng tuyệt…”
Mua bán đất là chuyện lớn, nếu không may mắn thì một thời nửa buổi không xong. Lại đến sinh nhật Ngọc Tỷ, tính ra thì năm nay vừa tròn tám tuổi, cụ Lâm không để bé tự lo sinh nhật, lại cảm thấy có lỗi vì chuyện mình để con bé giữ họ Trình, không biết đến khi nào mới có thể theo cha theo mẹ, nên có lòng muốn tổ chức to một tý, nhưng vì chưa mãn tang ba năm của cụ Trình mà không dám khua chiêng gióng trống, chỉ mời những đám như mẹ con Hà thị đến xơi cỗ chơi đùa, cả khách và chủ đều vui.
Qua ngày sinh nhật Ngọc Tỷ, nhà họ Trình lại đóng cửa, Hồng Khiêm vẫn đọc sách chuẩn bị thi. Ngọc Tỷ lén hỏi Tô tiên sinh, thầy liếc sang: “Nằm lòng mấy quyển sách này, ai nấy đều có thể đậu tú tài.” Lời này là thật, trước giờ tú tài dễ đậu nhất, sách khoa khảo cũng chẳng ép phải tinh thông toàn bộ, hiểu tam kinh là được. Viết văn cũng ngắn, lại chẳng cần so bì với nhân tài khắp nơi, trong mắt thầy Tô thì ai rớt tú tài đều là đồ ngu!
Ngọc Tỷ lè lưỡi, về nói với Hồng Khiêm: “Cha, con mới hỏi Tô tiên sinh rồi, thầy bảo cha nhất định sẽ đậu.”
Bị Hồng Khiêm véo mặt: “Con nhóc con này, mọi chuyện đã có cha mẹ lo rồi, không nhọc con suy nghĩ đâu! Đi chơi đi, mọi sự đã có cha, xem ruộng đất chi không biết, nghe chưa?” Nói đoạn vò gương mặt nhỏ nhắn của Ngọc Tỷ, “Con nít con nôi, lo nghĩ nhiều không lớn nổi đâu.”
Tác giả có lời muốn nói: À há, quản trên quản dưới, một giọt nước cũng không lọt ~ Chương sau bé con xuất hiện thật rồi.
Từ lúc Ngọc Tỷ ra đời, cả nhà đã bắt đầu mong Tú Anh có mang lần nữa, mấy năm trước có tin tốt, thoắt cái hóa tin dữ, không ngờ ngay lúc này lại có tin vui. Ngọc Tỷ còn phải suy nghĩ một lúc mới hiểu hàm ý trong câu nói, thầy Tô thì đã nhướng cao mày, mừng thay cho cụ Trình.
Ngọc Tỷ chớp chớp mắt, vui vẻ hỏi Tiểu Trà: “Sao em hay tin?”
Tiểu Trà cười toe, bẩm: “Em đang quét dọn bên ấy, thấy trong phòng nương tử rối tung bèn lén đến xem thử, họ bảo nương tử không khỏe, em còn tưởng có chuyện chẳng lành, không dám nói với tiểu thư. Sau đó mời thầy lang đến, chẳng bao lâu sau có người reo hò, em cả gan nghe lén một lúc, bấy giờ mới hay tin. Sau đó nữa, em thấy quan nhân nhà ta đích thân tiễn thầy lang ra, họ đang bàn chuyện này, không chệch đi đâu được.”
Ngọc Tỷ cười tít: “Thực sự có tin vui?”
Tiểu Trà đáp: “Em nghe rõ ràng mà.”
Ngọc Tỷ liếc thoáng sang thầy Tô, nãy giờ chủ tớ hai người vẫn đang ở trước mặt vị tiên sinh này đấy! Thầy Tô không phải người không hiểu chuyện, tuy muốn rèn Ngọc Tỷ chững chạc cũng sẽ không chọn ngay lúc này, chu đáo cho Ngọc Tỷ nghỉ nửa buổi, bảo bé đến chơi với mẹ. Ngọc Tỷ hành lễ với thầy, thầy cười phẩy tay: “Đi mau đi!”
Ngọc Tỷ đảo mắt, không cất bước vội, hỏi Tô tiên sinh trước: “Trưa nay tiên sinh muốn dùng món gì? Bây giờ ngoài kia rối ren, trong bếp chắc cũng không yên ổn gì, thầy muốn ăn gì cứ bảo Tiểu Trà thưa lại với mợ Viên làm riêng mang đến.” Tiểu Trà trôi chảy đáp: “Vâng vâng, không thể chậm trễ chỗ tiên sinh ạ.”
Thầy Tô nói: “Hai chúng bây lại giở trò! Cái câu ‘Lang bối vi gian‘* là dùng để chỉ hai chúng bây đấy!” Tuy lúc giảng bài thầy rất nghiêm, nhưng học trò nam nữ khác nhau, Ngọc Tỷ lại lanh lợi hiểu chuyện, trong lòng không khỏi khoan dung vài phần. Ngọc Tỷ cũng không sợ thầy, níu tay áo thầy mà lắc: “Thầy mau nói đi ạ, con đã nghĩ đến thì sẽ không để thầy chịu thiệt đâu!”
[*Ý là cấu kết với nhau làm việc xấu.]
Thầy Tô chịu thua, đành nói bừa: “Nấu đồ chay cho hai chúng ta là được, một đĩa đậu phụ khô, một bầu rượu chay, cho ta hai cái chung, hai đôi đũa. Nửa buổi còn lại ta nghĩ các trò cũng không còn tâm trí đâu mà học, thôi cho nghỉ đấy, ta cũng xả hơi một tý.”
Ngọc Tỷ nhớ kỹ, lúc quay lại dặn Tiểu Trà thì nó đã mau mắn nhắc lại một lần, Ngọc Tỷ nói: “Con cũng nhớ là như thế, tiên sinh thấy có thiếu gì không?”
Thầy Tô đáp: “Không, đủ cả rồi, trò đi đi.” Ngọc Tỷ cười khì lui xuống với Tiểu Trà, hai người lướt nhẹ chân, thoắt cái đã vọt vào phòng Tú Anh.
Tú Anh đang đỏ mặt trò chuyện với cụ Lâm, ngay cả người ở Phật đường tụng kinh giữ giới đã lâu là Tố Tỷ cũng đến, cụ Lâm đang hăng hái liệt kê những thứ cần kiêng cho Tú Anh nghe. Tuy Tố Tỷ không chen nổi mồm vào, chỉ nhìn và nghe chay cũng đã mừng rỡ, thấy Ngọc Tỷ vọt vào phòng, Tố Tỷ vội hỏi: “Sao cháu lại đến đây? Đi đứng cẩn thận, coi chừng vấp ngưỡng cửa.”
Vào đến phòng, Ngọc Tỷ liền bước nhẹ lại, dựa Tố Tỷ, đứng cách Tú Anh ba thước, nhìn bụng mẹ, mặt đầy thành kính: “Em trai đang ở trong ạ?” Nhỏ thế cơ à.
Tú Anh ngượng ngùng cười: “Miệng con trơn như bôi mỡ ấy.” Rồi ngoắc tay một cái, “Con sang đây.”
Ngọc Tỷ dè dặt nhón chân bước đến gần, Tú Anh sẵng giọng: “Con thậm thụt thế làm gì? Mẹ tự cẩn thận là được. Sao lại chạy đến đây? Không phải đang học à? Chạy sang coi chừng thầy rầy đấy.”
Ngọc Tỷ đáp: “Thầy nói nhà có tin vui, cho con nghỉ.”
Trở thành người nhà họ Hồng lại phải để con gái lại nhà mẹ đẻ, Tú Anh luôn cảm thấy có lỗi với bé, giờ mình có mang, nếu đấy là con trai thì có thể đổi với Ngọc Tỷ, còn nếu vẫn là con gái thì có đổi cũng hoàn không, bởi thế giọng dịu dàng hơn ngày thường dễ đến ba phần, đưa tay vén tóc trên trán Ngọc Tỷ, “Đã cho con nghỉ thì về nghỉ ngơi đi.”
Ngọc Tỷ đáp: “Con không mệt.” Đôi mắt chứa đầy tò mò đảo quanh người Tú Anh, lần trước Tú Anh có mang, bé vừa vui vừa buồn, nhưng lần này thực sự mừng rỡ. Cũng bị hoảng sợ bởi lần trước, bé vỗ ngực nói với Tú Anh: “Lần này mẹ chỉ cần nghỉ ngơi thôi, có chuyện gì để con lo.”
Chọc Tú Anh bật cười: “Con mới bao lớn, làm được gì?”
Ngọc Tỷ đáp: “Chứ có gì mà con không làm được?”
Tú Anh nghẹn lời.
Mấy năm nay cụ Lâm đã gặp biết bao xui rủi, thành ra không dám nghĩ mọi chuyện hoàn toàn theo chiều hướng tốt nữa, đã sớm chuẩn bị cho tình huống xấu xảy ra. Nghe Ngọc Tỷ bảo thế, bèn nghĩ cũng nên cho bé phụ trách vài việc luyện tay nghề rồi, dẫu sao giống Tú Anh cũng còn đỡ hơn như Tố Tỷ, lập tức vỗ bàn: “Ngọc Tỷ vốn thường xem cách thức cháu làm việc, bây giờ vừa khéo một mình xử lý, với cả chuyện này bọn ta cũng có thể trông chừng hộ.”
Ngọc Tỷ được lệnh, sớm đã nghĩ mình nên phân công điều động như thế nào, cụ Lâm và Tú Anh đã có ý đào tạo bé từ lâu, lúc xử lý việc nhà chẳng những không tránh bé mà còn thường chỉ dạy, giờ đây bé tự quản lý cũng ra dáng lắm.
Mục đầu tiên Ngọc Tỷ phải cân nhắc chính là cái ăn của cả gia đình, nhà họ Trình có ruộng dưới quê, mỗi năm quê nhà nộp thóc, dễ phải chất mấy ụ lớn trong kho. Chủ nhân xơi gạo trắng, tôi tớ dùng gạo thô, ngoài ra thì còn rau cải, thịt cá, trái cây, trà bánh, món nào có thể tươi lâu thì giữ lại, số thừa ra đem bán. Còn củi và gia vị, mấy tháng thay mới một lượt, chén bát cốc đĩa nhỡ tay làm vỡ vân vân.
Kế tiếp là cửa nẻo, vì nhà họ Trình đã thành gia từ lâu, nên công việc gác cổng cũng đã phân chia từ sớm. Cuối cùng mới là những nơi như phòng thu chi —– cũng áng theo quy định cũ mà làm. Còn những việc vặt như ra ngoài mua quần áo, Ngọc Tỷ cũng đã tính toán cả.
Ngọc Tỷ thầm nhủ, mình lần đầu quản sự, phải đi làm quen với tất cả mọi người mới được. Bảo Tiểu Trà gọi Trình Phúc đến truyền lời xuống, việc nhà dạo gần đây sẽ do bé xử lý. Trình Phúc làm việc cho nhà họ Trình đã lâu, nắm khá rõ tình hình trong nhà, thấy thế cũng chẳng lấy làm lạ. Lập tức điểm danh đầu người, tất cả đến nhà giữa chỗ Tú Anh, ai nấy đều cảm thấy mới mẻ thú vị, dạo Tú Anh quản sự thì nàng cũng đã mười tuổi hơn, lớn hơn Ngọc Tỷ đến hai ba tuổi. Đến nơi rồi, thấy nhà giữa có cả cụ Lâm, mới biết chẳng qua là cho Ngọc Tỷ luyện tập thôi, mọi người cười đứng ngay ngắn.
Ngọc Tỷ nghiêm mặt, khuôn mặt nhỏ nhắn hây đỏ, chào hỏi mọi người trước: “Do nương tử phải tĩnh dưỡng, lão an nhân bảo ta quản sự, mọi người chung ta góp sức giúp ta nhé.”
Ai nấy nhịn cười đáp: “Tất cả nghe theo tiểu thư ạ.”
Ngọc Tỷ đã có tính toán trước, cũng không luống cuống, mới đầu chỉ thuật lại chức vụ mà từng người đang phụ trách, mọi người thấy bé nói rõ ràng mạch lạc, rất đáng yêu. Ngọc Tỷ thấy ai nấy đều gật đầu, càng vững lòng hơn, sau đó nói đến chuyện của Tú Anh: “Chuyện ăn uống của mẹ giao tất cho mợ Viên, mợ không cần làm việc gì khác, chỉ cần trông bếp nấu nướng thôi, người khác sai mợ làm gì, mợ không cần nghe theo, không được làm lỡ việc của mẹ. Việc sắc thuốc giao cho Tiểu Lạc, những người khác không được nhúng tay, Tiểu Lạc cũng không được sao nhãng, có gì sơ sẩy ta chỉ trách tội em. Việc hầu hạ bên người mẹ giao cho Tiểu Hỉ. Phòng bếp lớn giao cho thím Tề, quản lý chuyện ăn uống của cả nhà.”
Cụ Lâm vô cùng kinh ngạc, nghe mà ngây người. Lại nghe Ngọc Tỷ nói: “Cửa ngõ quản chặt. Còn đồ gia dụng, chén bát dễ vỡ, ta cũng không phải người vô lý, mỗi tháng cho phép vỡ một cái, nếu nhiều hơn thì ta cũng không đánh phạt, mọi người tự lấy tiền đắp vào.”
Sau đó là chuyện giao tiếp: “Hễ là chuyện quà cáp thăm viếng thì giao cho Trình Phúc trông coi, nhưng phải bẩm lại với ta và lão an nhân. Ruộng đất, cửa hàng, nhà kho bên ngoài thì cho thuê hết, chỉ thu tiền thuê, nhà ta tạm không phụ trách, có chuyện gì thì báo về để cả nhà cùng bàn bạc. Quần áo một quý, tiền lương mỗi tháng, cơm một ngày của gia đình cứ theo lệ cũ,” Cân nhắc một lúc, bé lại thêm một câu, “Tô tiên sinh là thầy ta, phải kính trọng, chỗ mẹ ta đã có người chuyên trách phục vụ, kẻ khác lười biếng nhỡ việc, không được đem mẹ ra làm cái cớ. Nếu chỗ mẹ ta thật sự có chuyện gấp, cũng không cho phép dây dưa trây lì, các người làm xong việc phải về thưa với ta một tiếng, ta sẽ nói với ba người Tiểu Hỉ, Tiểu Lạc và mợ Viên. Nhà của cha vẫn chưa sửa xong, ở cùng đường với nhà ta, chờ đến khi sửa xong sẽ chuyển đi, có gì thay đổi ta sẽ thông báo với mọi người sau.”
Cụ Lâm vừa kinh ngạc lại mừng rỡ, cười chỏ con gái, cháu gái rằng: “Con bé cừ hơn cả các con.” Tú Anh cười không đáp, Tố Tỷ cũng an tâm.
Ngọc Tỷ đã nói xong: “Tiên sinh dạy ta, không rằng mà phạt là độc ác, bây giờ ta đã liệt quy củ, cũng đã giảng giải qua, ai phạm lỗi ta sẽ không tha. Chỉ mong mọi người ai làm việc nấy, cả nhà vui vẻ mà sống.”
Tôi tớ nghe mà kinh ngạc, nhưng cũng thán phục, thầm bảo rốt cũng vì nghịch cảnh mà con trẻ phải đứng ra lo liệu việc nhà. Đồng loạt vâng lời, Ngọc Tỷ nói: “Mất lòng trước được lòng sau, lời cũng đã nói cả, sau này dễ bề hòa thuận, còn hơn bây giờ cái gì cũng nói tốt, sau này lại lật mặt vô tình làm kẻ ác. Chỉ cần hoàn thành công việc thật tốt, ta cũng là người thấu tình tỏ lý. Người nhà bếp và phòng thu chi ở lại, báo cáo chi tiêu, lấy tiền mua thức ăn, ra tiệm mua quần áo mùa hạ mấy ngày gần đây.”
•••••
Mọi người đi chưa được bao xa đã bắt đầu xì xào, nội dung câu chuyện không gì ngoài “Thường bảo đại tỷ lanh lợi, không ngờ xử lý công việc cũng cừ như thế”.
Đám Trình Phúc ở lại thấy cụ Lâm cười nhe răng tít mắt, cứ khen mãi: “Ngọc Tỷ của ta đúng là được việc.” Trình Phúc cũng vui lây, nhưng không khỏi buồn lo nhìn Ngọc Tỷ: Con gái được việc thì thế nào? Không bằng mắn đẻ! Thà ngốc một chút, chỉ cần may mắn đôi phần, mắn đẻ mới được việc. Bươn chải thế này làm gì? Thật khiến người ta đau lòng.
Lại nghe cụ Lâm hỏi Ngọc Tỷ: “Cháu muốn nói gì với mọi người?” Thế mới biết những lời Ngọc Tỷ nói khi nãy không phải cụ Lâm dạy cho, mà là bé tự sắp xếp.
Ngọc Tỷ nói: “Ta mới xem ghi chép tiền mua thức ăn, mấy ngày nay tiêu hơi nhiều, các mục kê ra lại không đúng. Kết toán khoản của cha đi, chi phí cha mẹ tiêu thì tính vào bên kia, nhà mình không chịu khoản này. Đàn ông ra tiền nuôi gia đình, đừng nhập nhèm hai bên.”
Trình Phúc trợn to đôi mắt lão, thầm nhủ: Con bé này cừ thật.
Tú Anh thì gắt một tiếng, bảo: “Con ấy vậy mà phân chia rạch ròi nhỉ.”
Ngọc Tỷ đáp: “Chuyện tiền bạc thì đến anh em ruột còn phải rõ ràng, cha đã lập hộ, đã thành gia chủ, chỉ vì có chút chuyện mà ở lại đây thêm vài hôm, nhưng không thể được hời. Mợ Viên, Tiểu Hỉ Tiểu Lạc coi như được lão an nhân cất nhắc, người có thể sai bảo nhưng tiền thì không được sử dụng nữa.”
Cụ Lâm trêu Ngọc Tỷ: “Cháu còn biết tính tiền cơ đấy.”
Ngọc Tỷ đáp: “Cháu học tính rồi ạ.” Chi tiêu gia đình, không gì ngoài vài cân thịt, mấy con cá, tính rất gọn, Ngọc Tỷ học đếm bao năm, gảy bàn tính, đếm thẻ tre đều tàm tạm, cứ tính lần lượt như thế, không sai khác với Trình Phúc là bao. Lập tức viết thành hai quyển sổ con, ghi chép riêng, bảo: “Chờ mẹ ổn rồi sẽ giap một quyển cho mẹ.”
Nói tiếp: “Hôm nay thông báo lời này cho mọi người, cơm tối thêm món thịt, tính vào sổ.” Đến nước Trình Phúc và cụ Lâm đưa mắt nhìn nhau, mừng rỡ vô cùng.
Ngọc Tỷ lại nảy ra ý định: “Mẹ không tiện, e rằng khó mà tiếp tục thi công, căn nhà bên kia cứ tạm để đấy, chờ em trai con ra đời hẵng ra riêng. Ngày lành đã chọn lại không thể sửa, chi bằng đặt tiệc ở lầu Thái Phong đãi khách, cũng dễ báo tin vui cho mọi người.”
Cụ Lâm vỗ bàn: “Cứ thế đi! Đây là chuyện lớn hai nhà, là ta gả cháu ngoại đi, tiền để ta ra một nửa.”
Ngọc Tỷ nói: “Còn nữa, bây giờ ngừng việc tu sửa, đến khi cha đậu tú tài nhập sĩ, nếu mời khách tại đó thì không ổn lắm, phải chọn ngày lành sau khi vào thu, khi ấy vụ thu cũng đã qua, vừa khéo có người rỗi việc, tiền công cũng rẻ hơn, lúc ấy có thể sửa tiếp nhà ấy. Đầu xuân là dọn vào ở được rồi.” Lại giở lịch ra xem một lúc, chỉ một ngày, ngón nghề xem lịch này thuộc phần “Số” trong lục nghệ, Ngọc Tỷ còn nhỏ, những thứ phức tạp quá đương nhiên không biết, nhưng chuyện xem ngày thì đã học qua. Lại dặn Trình Phúc hẹn người thỏa thuận giá cả.
Trình Phúc nhận lệnh lui xuống, Ngọc Tỷ thay đổi sắc mặt, cười ngơ hỏi Tú Anh: “Mẹ, con làm gọn không?”
Tú Anh đáp: “Tốt rồi!” Cụ Lâm nói: “Có ân có uy, có mềm có cứng, có thể quản được người rồi.”
Không ngờ Ngọc Tỷ lại có ý: “Mẹ, cha mới lập hộ nhưng chỉ có một căn nhà, không có khoản thu khác, khi nãy con xem trong sổ cha hãy còn tiền, chi bằng mua vài mẫu ruộng cho thuê, nếu còn dư dả thì mua thêm cửa hàng hay nhà kho rồi cho thuê cả, có thêm thu nhập thì sống mới thư thả được.”
Tú Anh hoảng hồn: “Sao con lại nghĩ tới chuyện này?”
Ngọc Tỷ lấy làm lạ: “‘Quốc gia lấy dân làm gốc, dân lấy ăn mặc làm gốc, ăn mặc lấy việc trồng trọt làm gốc’, quốc gia đã thế, thì gia đình cũng vậy thôi. Đã ra riêng, chỉ riêng việc sống đã phải có ăn có mặc có chi có tiêu, muốn đủ đầy thì phải có khoản thu ruộng vườn. Nếu thực sự không đủ bạc thì càng phải mua ruộng, có ruộng thì không lo đói.”
Thầy Tô giảng bài, thường sẽ giảng một vài điều đao to búa lớn, có thêm Hồng Khiêm vào học thì càng triết lý sâu cay. Lại gặp Ngọc Tỷ dễ gọt giũa, cũng chẳng biết con bé làm sao lại nghĩ cao nghĩ xa, trở nên “thấu tình đạt lý” như thế, chẳng trách Tú Anh hoảng hốt. Đến khi nghe Ngọc Tỷ nói lời trưởng giả văn chương, đoán là được thầy Tô dạy, nhưng kiểu người như thầy Tô chắc sẽ không dạy trò nữ chuyện mua ruộng, có lẽ con bé tự nghĩ ra.
Tú Anh cười lớn, thầm nhủ, chuyện này tuyệt đối không thể kể cho thầy Tô nghe, người ta bàn việc quốc gia thiên hạ, con bé này lại nghĩ tới chuyện mua ruộng mua đất! Không làm thầy tức lộn nhào mới lạ!
Cụ Lâm nói: “Hiếm khi cháu chu đáo như thế, bà sẽ dạy cháu chuyện mua đất. Cháu cũng đừng quá nhọc lòng, mẹ cháu còn của hồi môn mà, bà cho nó mười khoảnh ruộng nước tốt, một nhà kho, một cửa hàng năm gian, cũng đủ rồi.”
Ngọc Tỷ đáp: “Không phải của cha, nói ra thì không hay.”
Trán bị Tú Anh chọc một cái, cười mắng: “Oan gia mồm mép.” Nhưng cũng mặc kệ hai người. Từ đó cụ Lâm bèn dạy làm thế nào để mua ruộng lập nghiệp, ruộng thế nào mới tốt, ruộng thế nào là xấu, “Cũng đừng chỉ nhìn một mảnh ruộng mình muốn mua, phải xem xét cả xung quanh nữa, nếu liền thành một mảnh là tốt nhất, gần nguồn nước thì càng tuyệt…”
Mua bán đất là chuyện lớn, nếu không may mắn thì một thời nửa buổi không xong. Lại đến sinh nhật Ngọc Tỷ, tính ra thì năm nay vừa tròn tám tuổi, cụ Lâm không để bé tự lo sinh nhật, lại cảm thấy có lỗi vì chuyện mình để con bé giữ họ Trình, không biết đến khi nào mới có thể theo cha theo mẹ, nên có lòng muốn tổ chức to một tý, nhưng vì chưa mãn tang ba năm của cụ Trình mà không dám khua chiêng gióng trống, chỉ mời những đám như mẹ con Hà thị đến xơi cỗ chơi đùa, cả khách và chủ đều vui.
Qua ngày sinh nhật Ngọc Tỷ, nhà họ Trình lại đóng cửa, Hồng Khiêm vẫn đọc sách chuẩn bị thi. Ngọc Tỷ lén hỏi Tô tiên sinh, thầy liếc sang: “Nằm lòng mấy quyển sách này, ai nấy đều có thể đậu tú tài.” Lời này là thật, trước giờ tú tài dễ đậu nhất, sách khoa khảo cũng chẳng ép phải tinh thông toàn bộ, hiểu tam kinh là được. Viết văn cũng ngắn, lại chẳng cần so bì với nhân tài khắp nơi, trong mắt thầy Tô thì ai rớt tú tài đều là đồ ngu!
Ngọc Tỷ lè lưỡi, về nói với Hồng Khiêm: “Cha, con mới hỏi Tô tiên sinh rồi, thầy bảo cha nhất định sẽ đậu.”
Bị Hồng Khiêm véo mặt: “Con nhóc con này, mọi chuyện đã có cha mẹ lo rồi, không nhọc con suy nghĩ đâu! Đi chơi đi, mọi sự đã có cha, xem ruộng đất chi không biết, nghe chưa?” Nói đoạn vò gương mặt nhỏ nhắn của Ngọc Tỷ, “Con nít con nôi, lo nghĩ nhiều không lớn nổi đâu.”
Tác giả có lời muốn nói: À há, quản trên quản dưới, một giọt nước cũng không lọt ~ Chương sau bé con xuất hiện thật rồi.
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook