Những Vụ Án Trên Thế Giới
-
Chương 291: Vụ án mặt cười - Sự trùng hợp khó hiểu
Trong danh sách những vụ án mạng nghiêm trọng và bí ẩn nhất thế giới, không thể không nhắc đến "sát nhân mặt cười", vụ án mạng gây chấn động toàn nước Mỹ một thời gian dài. Hơn 40 xác chết của các thanh niên da trắng lần lượt được tìm thấy trong vòng 20 năm từ 1997 - 2008 tại các con sông, hồ nước hơn 25 thành phố ở 11 tiểu bang nước Mỹ. Một điểm chung đến rùng rợn của các nạn nhân là ở độ tuổi vị thành niên, được nhiều người biết đến và hay chơi thể thao.
Những hình ảnh cuối cùng mà người ta nhìn thấy về các nạn nhân này là sau khi họ rời khỏi quán bar trong tình trạng say xỉn. Vì thế cảnh sát sau khi phát hiện thi thể của những thanh niên này đã đưa ra kết luận rằng do say xỉn nên đã bị trượt chân ngã xuống hồ nước dẫn đến chết đuối.
Kể từ khi phát hiện vụ án mạng đầu tiên vào năm 1997, mãi cho đến năm 2008, cảnh sát mới công bố những phát hiện lạ lùng rằng họ thường xuyên thấy những hình ảnh kì lạ trên các bức tường gần nơi 22 thi thể được tìm thấy. Những hình ảnh này đều na ná nhau, một biểu tượng khuôn mặt cười.
Từ những manh mối này, các nhà điều tra đã khẳng định rằng đây là một vụ giết người hàng loạt do một tên sát nhân và cũng có thể là một băng nhóm tội phạm độc ác nào đó gây ra. Cũng không ngoại trừ những tên giết người này bệnh hoạn và không có dấu hiệu hối hận sau mỗi lần ra tay.
Một trong số những nạn nhân là Patrick McNeill, một sinh viên 21 tuổi học tại trường Đại học Fordham đã mất tích vào ngày 16/2/1997.
McNeill cũng được nhìn thấy lần cuối cùng là khi anh rời khỏi một quán bar tại Upper East Side, Manhattan. Sau đó gần 2 tháng, thi thể của anh bị phát hiện trôi nổi trên mặt nước gần khu vực Bay Ridge, Brooklyn.
Theo điều tra sơ bộ ban đầu cảnh sát cũng kết luận rằng McNeill chết đuối nhưng nhiều người khác không đồng tình với kết quả này và quyết định tìm ra sự thật. Một điều tra viên có tên là Gannon đã vào cuộc để tìm hiểu những bí ẩn từ cái chết của McNeill và đã tìm ra rất nhiều những bằng chứng cho thấy anh đã bị một người nào đó sát hại rồi sau đó vứt xuống hồ nước. McNeill trước khi chết ngạt đã bị sốc ma túy. Người ta thấy một chiếc xe đã theo dõi McNeill sau khi anh rời khỏi quán bar, còn thi thể thì có nhiều vết hằn trên cổ, đầu và thân bị tím tái, tư thế nằm trong nước không giống với nạn nhân chết đuối thông thường. Vì vậy Gannon và Duarte kết luận rằng McNeill đã bị theo dõi, ép sử dụng ma túy, hung thủ đã trói nạn nhân rồi nhấn nước cho đến chết.
Sau cái chết của McNeill, chứng cớ "sát nhân mặt cười" đã nhúng tay vào những vụ án mạng này khi sau đó có thêm 4 thanh niên lần lượt biến mất và tìm thấy thi thể giống kịch bản của McNeill.
Nhiều điểm trùng khớp đã xảy ra, các nạn nhân cùng hoàn cảnh và chết theo cách thức tương tự, chưa kể mặt cười graffiti luôn xuất hiện gần nơi tìm thấy xác. Theo một thông tin cho biết rằng, kẻ sát nhân sẽ nhắm đến những nạn nhân kém thông minh, học không giỏi, thất nghiệp, không được nhiều người chú ý. Y sẽ ép người đó dùng ma túy và rồi giết nạn nhân trước khi vứt xác họ xuống nước.
Ngoài việc giết chết nạn nhân, "Sát nhân mặt cười" còn để lại chữ ký của mình lên hiện trường. Mặc dù chưa giải mã rõ ràng được ý nghĩa của ký hiệu mặt cười nhưng cảnh sát cho rằng nó như một lời thách thức, khiêu khích, chế nhạo. Tại một số nơi, tên sát nhân biến thái này còn để lại dòng chữ “Sinsiniwa”.
Cho đến năm 2008 đã có hơn 40 nạn nhân bị giết theo kiểu này, nhưng việc "Sát nhân mặt cười" là hung thủ đều bị bác bỏ bởi các nhà điều tra vì cho rằng đây là một điều quá vô lí và tại sao sau hơn 20 năm vẫn không thể tìm thấy hung thủ thật sự.
Và đối với biểu tượng mặt cười được tìm thấy tại hiện trường, theo các nhà nghiên cứu thì chúng không nhất quán với nhau, những nhà điều tra cũng không thể chứng minh được thời gian thực hiện bức graffiti này có trùng với lúc nạn nhân chết không, tất cả chỉ là phỏng đoán. Còn đối với dòng chữ “Sinsiniwa” từng được phát hiện, đó là một từ trong ngôn ngữ của thổ dân châu Mỹ, nghĩa là “rắn chuông”. Dòng chữ này từ lâu đã xuất hiện trong các bức graffiti ở khắp vùng Trung Tây nước Mỹ.
Đến hiện tại việc "sát nhân mặt cười" là ai vẫn chưa thể tìm ra giả thiết thuyết phục nhất và cả nạn nhân đã chết theo cách như thế nào vẫn đang là một ẩn số khiến các nhà điều tra phải đau đầu tìm hiểu.
Những hình ảnh cuối cùng mà người ta nhìn thấy về các nạn nhân này là sau khi họ rời khỏi quán bar trong tình trạng say xỉn. Vì thế cảnh sát sau khi phát hiện thi thể của những thanh niên này đã đưa ra kết luận rằng do say xỉn nên đã bị trượt chân ngã xuống hồ nước dẫn đến chết đuối.
Kể từ khi phát hiện vụ án mạng đầu tiên vào năm 1997, mãi cho đến năm 2008, cảnh sát mới công bố những phát hiện lạ lùng rằng họ thường xuyên thấy những hình ảnh kì lạ trên các bức tường gần nơi 22 thi thể được tìm thấy. Những hình ảnh này đều na ná nhau, một biểu tượng khuôn mặt cười.
Từ những manh mối này, các nhà điều tra đã khẳng định rằng đây là một vụ giết người hàng loạt do một tên sát nhân và cũng có thể là một băng nhóm tội phạm độc ác nào đó gây ra. Cũng không ngoại trừ những tên giết người này bệnh hoạn và không có dấu hiệu hối hận sau mỗi lần ra tay.
Một trong số những nạn nhân là Patrick McNeill, một sinh viên 21 tuổi học tại trường Đại học Fordham đã mất tích vào ngày 16/2/1997.
McNeill cũng được nhìn thấy lần cuối cùng là khi anh rời khỏi một quán bar tại Upper East Side, Manhattan. Sau đó gần 2 tháng, thi thể của anh bị phát hiện trôi nổi trên mặt nước gần khu vực Bay Ridge, Brooklyn.
Theo điều tra sơ bộ ban đầu cảnh sát cũng kết luận rằng McNeill chết đuối nhưng nhiều người khác không đồng tình với kết quả này và quyết định tìm ra sự thật. Một điều tra viên có tên là Gannon đã vào cuộc để tìm hiểu những bí ẩn từ cái chết của McNeill và đã tìm ra rất nhiều những bằng chứng cho thấy anh đã bị một người nào đó sát hại rồi sau đó vứt xuống hồ nước. McNeill trước khi chết ngạt đã bị sốc ma túy. Người ta thấy một chiếc xe đã theo dõi McNeill sau khi anh rời khỏi quán bar, còn thi thể thì có nhiều vết hằn trên cổ, đầu và thân bị tím tái, tư thế nằm trong nước không giống với nạn nhân chết đuối thông thường. Vì vậy Gannon và Duarte kết luận rằng McNeill đã bị theo dõi, ép sử dụng ma túy, hung thủ đã trói nạn nhân rồi nhấn nước cho đến chết.
Sau cái chết của McNeill, chứng cớ "sát nhân mặt cười" đã nhúng tay vào những vụ án mạng này khi sau đó có thêm 4 thanh niên lần lượt biến mất và tìm thấy thi thể giống kịch bản của McNeill.
Nhiều điểm trùng khớp đã xảy ra, các nạn nhân cùng hoàn cảnh và chết theo cách thức tương tự, chưa kể mặt cười graffiti luôn xuất hiện gần nơi tìm thấy xác. Theo một thông tin cho biết rằng, kẻ sát nhân sẽ nhắm đến những nạn nhân kém thông minh, học không giỏi, thất nghiệp, không được nhiều người chú ý. Y sẽ ép người đó dùng ma túy và rồi giết nạn nhân trước khi vứt xác họ xuống nước.
Ngoài việc giết chết nạn nhân, "Sát nhân mặt cười" còn để lại chữ ký của mình lên hiện trường. Mặc dù chưa giải mã rõ ràng được ý nghĩa của ký hiệu mặt cười nhưng cảnh sát cho rằng nó như một lời thách thức, khiêu khích, chế nhạo. Tại một số nơi, tên sát nhân biến thái này còn để lại dòng chữ “Sinsiniwa”.
Cho đến năm 2008 đã có hơn 40 nạn nhân bị giết theo kiểu này, nhưng việc "Sát nhân mặt cười" là hung thủ đều bị bác bỏ bởi các nhà điều tra vì cho rằng đây là một điều quá vô lí và tại sao sau hơn 20 năm vẫn không thể tìm thấy hung thủ thật sự.
Và đối với biểu tượng mặt cười được tìm thấy tại hiện trường, theo các nhà nghiên cứu thì chúng không nhất quán với nhau, những nhà điều tra cũng không thể chứng minh được thời gian thực hiện bức graffiti này có trùng với lúc nạn nhân chết không, tất cả chỉ là phỏng đoán. Còn đối với dòng chữ “Sinsiniwa” từng được phát hiện, đó là một từ trong ngôn ngữ của thổ dân châu Mỹ, nghĩa là “rắn chuông”. Dòng chữ này từ lâu đã xuất hiện trong các bức graffiti ở khắp vùng Trung Tây nước Mỹ.
Đến hiện tại việc "sát nhân mặt cười" là ai vẫn chưa thể tìm ra giả thiết thuyết phục nhất và cả nạn nhân đã chết theo cách như thế nào vẫn đang là một ẩn số khiến các nhà điều tra phải đau đầu tìm hiểu.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook