Những Tháng Năm Hổ Phách
-
Quyển 1 - Chương 4
Kỳ hai năm lớp một, nhà trường tổ chức cho các lớp đi dã ngoại mùa xuân. Giáo viên nhắc nhở học sinh chuẩn bị lương khô và mang theo nước uống.
Những cô cậu học trò lớp một lần đầu tiên được tham gia hoạt động tập thể như vậy nên ai nấy đều hào hứng về nhà giục ba mẹ chuẩn bị đồ ăn cho chuyến dã ngoại. Các cô nhóc, cậu nhóc nhân dịp này tranh thủ “đề đạt nguyện vọng” được ăn những món ngon lành mà bình thường chẳng mấy khi có cơ hội động tới. Tần Chiêu Chiêu hy vọng mẹ sẽ mua bánh mỳ hoặc bánh ngọt để cô mang theo.
Ngày ấy đồ ăn lót dạ thường thấy ở vùng Trường Cơ là những món làm từ bột mì, bột gạo như bánh bao, màn thầu, bánh mỳ hấp… Màn thầu, bánh mỳ hấp một hào một chiếc, bánh bao đường giá một hào hai, bánh bao thịt bán một hào bảy. Ngoài những món này còn có bánh trứng gà bán theo cân cao cấp hơn một chút, bánh trứng nướng vàng ruộm, mềm mại vừa thơm vừa ngon, Tần Chiêu Chiêu rất thích, nhưng nhà chẳng mấy khi mua. Thỉnh thoảng có mua nửa cân mẹ cũng chỉ cho cô mỗi lần một, hai chiếc, ăn xong vẫn còn thòm thèm. Vì chẳng bao giờ được ăn đến đã nghiền nên ngày còn nhỏ Tần Chiêu Chiêu luôn thầm nghĩ: Đợi sau này lớn lên kiếm được tiền, nhất định phải mua thật nhiều bánh trứng gà, ăn đến no căng bụng mới thôi.
Ít lâu sau, bánh mỳ, bánh ngọt kiểu Tây và bánh bông lan bắt đầu xuất hiện ở khu Trường Cơ. Bánh mì năm hào một chiếc, thoạt nhìn thấy vừa to vừa tròn nhưng không thể no bụng được, ăn rồi cũng chẳng khác chưa ăn là bao. Bánh bông lan phủ kem trắng xóa nhỏ hơn hẳn bánh mì nhưng giá đắt gấp đôi – một đồng một chiếc. Tính toán chi li ra, người lớn chắc chắn sẽ không bao giờ bỏ chừng đó tiền để mua đồ ăn vặt lấp bụng cho con trẻ, thật là chẳng hợp lý chút nào.
Nhưng bọn trẻ lại rất thích những loại bánh trái này; bánh mì, bánh bông lan thơm thật là thơm! Bọn chúng cũng giống Tần Chiêu Chiêu, mỗi khi thấy chiếc xe nhỏ bán bánh bông lan đẩy qua là đứng dạt sang một bên hít hà không ngừng. Không được ăn nhưng được ngửi hương thơm ngọt ngào cũng tốt rồi.
Có lần, chị Tiểu Đan mua một chiếc bánh bông lan ăn thử. Anh trai chị Tiểu Đan là anh Tiểu Cương, mười bảy tuổi tốt nghiệp trung học năm ngoái, vừa kịp đợt cuối cùng chính sách thay thế[1] nên được nhận vào học nghề ở nhà máy Trường Cơ thay thế vị trí công tác của mẹ. Tiểu Cương đi làm mỗi tháng có vài chục đồng tiền lương, tuổi còn trẻ nên chi tiêu rất hào phóng, thỉnh thoảng lại cho cô em gái mới học cấp hai một, hai đồng tiêu vặt. Cái thời chỉ cần vài hào đã có thể mua được vô số đồ ăn vặt thì một cô nhóc có vài đồng để tiêu vặt đúng là “tiểu phú ông”. Tần Chiêu Chiêu cực kỳ hâm mộ chị Tiểu Đan, còn ao ước có được anh trai như anh Tiểu Cương.
[1] Chính sách thay thế: Chính sách được Trung Quốc thực hiện phổ biến vào thập niên 70, 80 thế kỷ XX, nhằm thu xếp ổn định cho các nhân viên già yếu và bố trí việc làm cho thanh niên, theo đó, khi các viên chức già từ chức hoặc về hưu thì con cái của họ được nhận vào biên chế thay vị trí của cha mẹ.
Thấy chị Tiểu Đan mua một miếng bánh bông lan, Tần Chiêu Chiêu thèm lắm, nhịn không được đành chìa một bàn tay nhỏ xíu hướng về phía chị, năn nỉ với vẻ đáng thương: “Chị Tiểu Đan ơi, cho em ăn cùng được không? Một miếng nhỏ thôi cũng được ạ.”
Bởi vì dễ dàng có tiền nên chị Tiểu Đan cũng không hề nhỏ mọn, bẻ ngay một góc bánh lớn đưa cho Tần Chiêu Chiêu.
Đây là lần đầu tiên Tần Chiêu Chiêu được ăn bánh bông lan, cảm thấy ngon hơn hẳn bánh bao, màn thầu hay bánh mì hấp thường ngày, thậm chí cả bánh trứng gà cũng không ngon bằng. Bánh bông lan cũng làm từ bột mì vì sao lại mềm, thơm, ngọt đến vậy? Tần Chiêu Chiêu rất mong ngày nào cũng được ăn bánh bông lan, không phải ăn bánh bao, màn thầu hay bánh mì hấp nữa. Ngày nào cũng được ăn thì chắc chắc là không được, chỉ cần có thể ăn thêm lần nữa là tốt lắm rồi. Thế nên lần này cô bé tranh thủ “đề đạt yêu cầu” với mẹ, mẹ cũng chiều ý, mua cho cô bé hai chiếc bánh bao và một miếng bánh bông lan nhỏ, cô bé cực kỳ vui vẻ lên đường.
Bữa cơm dã ngoại lần đó của bọn trẻ cũng không khác biệt nhau là mấy, đồ lót dạ quanh quẩn chỉ có những món làm từ bột mỳ bột gạo như bánh bao, màn thầu, bánh trứng…, ăn vặt không có gì khác ngoài kẹo hoa quả, mứt vỏ hồng[2], ô mai bột, các loại hoa quả thông thường… Trẻ con nhà nào cũng lớn lên nhờ mấy thứ này.
[2] Mứt vỏ hồng: loại đồ ăn vặt được chế biến từ các loại mứt táo, thường ở dạng cuộn hoặc dạng phiến mỏng, có màu đỏ tươi rất đẹp. Mứt vỏ hồng có vị chua dịu kèm ngọt thanh, hương thơm đặc biệt, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, khai vị kiện tì nên được cả trẻ con và người lớn ưa thích.
Nhưng có một cậu bạn lớp 1.2 có mang thêm một món rất lạ. Ba cậu là cán bộ thu mua của nhà máy, thường xuyên được đi công tác, vì thế hay mua đặc sản các vùng về làm quà. Hôm ấy, cậu nhóc mang theo một hộp xoài được đóng gói rất đẹp, nom cậu thật oai phong. Hộp hoa quả này khiến cả lớp 1.2 xao động bởi nó sang hơn hẳn những loại hoa quả đóng trong bình giả thủy tinh được bày bán tại mấy hàng tạp hóa trong nhà máy. Khi ấy, đồ hộp là một thứ xa xỉ phẩm, người bình thường mấy ai dám mua ăn, huống chi đây còn là xoài đóng hộp nữa. Xoài vốn là loài cây sinh trưởng ở vùng nhiệt đới, giữa cái xứ nửa tỉnh nửa quê như Trường Cơ, mấy người đã từng được thấy quả xoài thật ra sao, huống hồ đây chỉ là một đám con nít sáu, bảy tuổi chưa trải sự đời? Đám con trai lớp 1.2 vây lấy cậu nhóc, mồm năm miệng mười tranh giành cãi cọ: “Tả Chí Binh, cho tớ xin một miếng, Tả Chí Binh cho tớ một miếng nhé!”
Tả Chí Binh rất oai phong cất tiếng giữa đám nhóc ồn ào: “Đừng cãi nhau nữa, còn chưa mở hộp mà.”
Nhờ giáo viên mở hộ hộp xoài, Tả Chí Binh khẳng khái mời thầy cô ăn thử trước, giáo viên cũng chẳng khách khí đồng ý ngay. Giáo viên ở trường tiểu học Trường Cơ không mấy người được đào tạo sư phạm chính quy, đa số đều là người nhà của nhân viên nhà máy đã tốt nghiệp cấp hai, cấp ba được nhận vào đứng lớp. Giáo viên không trẻ nhưng trải đời cũng chẳng bao nhiêu, lần đầu có dịp được biết mùi vị trái xoài đóng hộp đương nhiên sẽ chẳng giả vờ khách khí mà từ chối.
Hơn bốn chục năm sống trên đời, lần đầu tiên vị giáo viên biết tới đồ hộp, không khỏi cảm khái: “Trẻ con bây giờ thật sung sướng, còn nhỏ như vậy đã có đồ ngon mà ăn.”
Hộp xoài không đủ để chia cho ngần đó người, Tả Chí Binh đành phải quyết định xem ai may mắn được ăn. Cậu ưu tiên chiếu cố tới những bạn bè chơi thân trong lớp, vô cùng oai phong xướng tên từng người: cho cậu một miếng; cậu… cậu… cả cậu nữa… mỗi người một miếng.
Những đứa nhóc được gọi tên sung sướng vạn phần, người không được mời buồn bã, ỉu xìu. Tần Chiêu Chiêu đứng một bên từ đầu đến cuối, cô không học cùng lớp Tả Chí Binh, cũng không thân gì lắm, chắc chắn chẳng có phần, nhưng lại tiếc rẻ không muốn tránh đi.
Mỗi người một miếng, hộp xoài nhanh chóng hết veo, vỏ hộp rỗng được giáo viên trưng dụng nốt, nói rằng mang về đựng lá trà. Tần Chiêu Chiêu nuốt nước miếng tránh sang một bên, bánh bông lan bơ trong miệng không còn ngọt thơm như trước nữa vì bao tâm tư của cô bé đều dành cả vào hộp xoài. Ôi, sao ba cô không phải là cán bộ thu mua vậy? Được như thế cô sẽ có xoài đóng hộp để ăn rồi, tốt biết bao!
Năm lớp hai, cũng vì thèm ăn mà Tần Chiêu Chiêu lần đầu tiên học nói dối để xin tiền.
Bởi vì đi học thỉnh thoảng cũng có lúc phải mua bút chì, tẩy hay sách vở nên ba mẹ sẽ cho cô bé tiền để tự mua. Vài lần như thế, chẳng thầy nào dạy Tần Chiêu Chiêu cũng tự nhận ra làm thế nào để từ giờ có thể dối mẹ xin tiền. Ví như mang bút chì giấu đi rồi nói với mẹ là mất bút, phải mua cái mới, tiền mẹ cho sẽ dùng để mua đồ ăn vặt. Từ đó, cô bé thường xuyên “mất” bút, “mất” tẩy” để có tiền đi mua đồ ăn vặt.
Đồ thường mua là ô mai bột, năm xu một gói, bên trong còn kèm một chiếc thìa nhỏ xíu, dùng thìa múc bột ô mai trong túi bỏ vào miệng, vị chua chua ngọt ngọt dìu dịu lan tỏa trong miệng. Trẻ con ngày đó đứa nào cũng thích ăn loại ô mai này, ngày nào cũng mua vài gói, không hẳn vì nó vừa rẻ vừa ngon mà còn vì trong túi ô mai có một chiếc thìa nhỏ xíu hình dáng không giống nhau. Cũng giống việc gom giấy kẹo để dành, bọn trẻ cũng vô cùng hứng thú với việc sưu tầm những chiếc muỗng nhỏ đủ màu sắc, hình dạng này. Bạn tốt sẽ thường chia sẻ với nhau: “Tớ có hai chiếc thìa hình này, cho cậu một chiếc, chúng mình là bạn tốt nhé!”
Lớp Tần Chiêu Chiêu có một nam sinh từng vì muốn sưu tầm những chiếc thìa được tạo hình như vũ khí mà to gan trộm lấy hai đồng, mang cả đi mua ô mai bột. Kết quả cậu nhóc bị ba phát hiện, đánh cho một trận thừa sống thiếu chết, kêu gào thảm thiết. Thê thảm hơn là tất cả chỗ ô mai cậu chưa kịp bóc bị mang trả hết lại cho hàng bán quà vặt. Đúng là ăn đòn vô ích còn chẳng gặp may.
Lúc ấy, đồ đắt nhất trong hàng quà vặt là kẹo sô cô la Mylikes đóng túi màu đỏ rất đẹp, một đồng một túi. Một đồng cơ đấy, có thể muatrăm cục kẹo, hai mươi gói ô mai bột, Tần Chiêu Chiêu vắt óc cũng chỉ lừa được năm xu một hào, lấy đâu ra cả đồng mua kẹo, chỉ đành tưởng tượng xem nó ngon tới mức nào.
Sau này, có một cô bé bàn trên nhà bán đồ ăn vặt mang một gói kẹo Mylikes tới lớp, chia cho mấy bạn thân, Tần Chiêu Chiêu cũng may mắn được một viên. Viên kẹo đen đen này thoạt nhìn thấy không lớn nhưng vừa bỏ vào miệng lại thấy thật là ngon. Cô bé vừa ăn là thích mê, nhưng ba mẹ sẽ không mua cho cô món kẹo này. Vậy là cô bé quyết định từ giờ trở đi mỗi khi lừa được tiền sẽ không tiêu gì nữa mà để dành, khi nào đủ một đồng mới đi mua hẳn một gói kẹo sô cô la, ăn tới sướng bụng.
Vì thế tần suất “mất” đồ của Tần Chiêu Chiêu cao đột biến, rốt cuộc mẹ cô bé cũng nghi ngờ mà hỏi: “Sao lại mất đồ nữa? Tháng này mất bút chì mấy lần rồi là sao?”
Rốt cuộc Tần Chiêu Chiêu cũng chỉ là cô nhóc, bị mẹ hỏi vặn lại liền lúng túng, mặt đỏ bừng, miệng lắp bắp, bộ dạng thấp thỏm không yên. Mẹ cô vừa thấy là hiểu ngay: “Tiền mẹ cho con không mua bút, tẩy mà đi tiêu bậy bạ hết rồi hả?”
Bị mẹ vạch trần, Tần Chiêu Chiêu không chịu được, khóc òa lên. Trong mắt người lớn, trẻ con mà nói dối lừa tiền là tội lớn, ngay đến mẹ vốn luôn hiền dịu cũng đanh mặt tét vào mông cô bé mấy cái rõ đau, đánh xong còn bắt cô bé chép phạt một trăm lần câu “Từ nay về sau con không dám nói dối lừa tiền nữa.”
Cô bé mới học lớp hai, trong câu này còn rất nhiều chữ hoàn toàn xa lạ không biết viết, chỉ đành “y dạng họa hồ lô” chép lại từng nét bắt chước mẫu có sẵn, viết xong một trăm lần cũng mỏi nhừ tay. Quả thật rất đau khổ, còn khổ hơn cả bị đánh.
Sau khi bị mẹ đánh và bắt chép phạt, Tần Chiêu Chiêu không dám nói dối xin tiền mua đồ ăn vặt nữa. Còn Tần mẹ dần ý thức được con gái đã lớn rồi, muốn cái này cái khác là chuyện bình thường; nếu nhất định không cho tiền tiêu vặt thì cũng không ổn, sẽ chỉ khiến cô bé tìm mọi cách để có tiền mà thôi. Nghĩ đi nghĩ lại, cuối cùng bà ước định với con gái, chỉ cần thi được 100 điểm sẽ thưởng cho cô năm xu.
Thưởng vật chất đúng là hiệu quả phi thường, Tần Chiêu Chiêu vì muốn “kiếm tiền” mà rất chăm chỉ học tập, thường xuyên mang bài thi 100 điểm về xin mẹ thưởng. Thỉnh thoảng, cô nhóc còn thấy chán sao đi học ít bài kiểm tra quá, làm ảnh hưởng tới chuyện “kiếm tiền” của cô. Tích cóp mãi cuối cùng cũng đủ một đồng. Một xu, hai xu, năm xu, một hào, hai hào… Cô nhóc tỉ mỉ vuốt phẳng rồi xếp hết một lô tiền giấy tiền xu lớn nhỏ, cầm chắc tiền trong tay rồi hăm hở chạy một mạch tới tiệm tạm hóa của nhà máy mua kẹo sô cô la Mylikes.
Cô nhóc chạm mặt Kiều Mục đang đi mua thuốc cho ba ở ngay cửa tiệm. Cậu mặc một chiếc áo sọc màu xanh lính thủy, đôi giày da bóng loáng dưới chân. Toàn thân từ ngọn tóc tới kẽ tay đều sạch bong, khác hẳn với đám con nít ở khu Trường Cơ này. Cả trăm đứa nhỏ nơi này gộp vào cũng không sạch bằng một mình cậu, càng đừng mong có được phong cách sang trọng như Tây của cậu. Mấy dì, mấy cô trong cửa hàng vừa nhác thấy bóng cậu đã tươi cười: “Ái chà, cậu nhóc Thượng Hải đến này!”
Tần Chiêu Chiêu và Kiều Mục bước vào cửa hàng cùng lúc nhưng mấy dì mấy, cô trong tiệm hình như chẳng nhìn thấy cô, bao nhiêu hào hứng, nhiệt tình đều đổ cả lên mình Kiều Mục. Họ vây lấy cậu nhóc hỏi chuyện, có người còn hào phóng mang kẹo trong quầy ra dúi cho cậu. Nếu là đổi lại là Tần Chiêu Chiêu, cô sẽ chẳng ngại mà nhận lấy nhưng Kiều Mục chẳng buồn quan tâm, lắc đầu từ chối, chỉ cầm bao thuốc bước đi.
Tần Chiêu Chiêu tiếc ngẩn tiếc ngơ mấy viên kẹo mà Kiều Mục không nhận, nếu kẹo ấy cho cô thì tốt biết mấy. Chỉ có điều, các dì sẽ chẳng bao giờ cho cô, Kiều Mục vừa đi là mấy chiếc kẹo được cất ngay lại trong tủ.
Những cô cậu học trò lớp một lần đầu tiên được tham gia hoạt động tập thể như vậy nên ai nấy đều hào hứng về nhà giục ba mẹ chuẩn bị đồ ăn cho chuyến dã ngoại. Các cô nhóc, cậu nhóc nhân dịp này tranh thủ “đề đạt nguyện vọng” được ăn những món ngon lành mà bình thường chẳng mấy khi có cơ hội động tới. Tần Chiêu Chiêu hy vọng mẹ sẽ mua bánh mỳ hoặc bánh ngọt để cô mang theo.
Ngày ấy đồ ăn lót dạ thường thấy ở vùng Trường Cơ là những món làm từ bột mì, bột gạo như bánh bao, màn thầu, bánh mỳ hấp… Màn thầu, bánh mỳ hấp một hào một chiếc, bánh bao đường giá một hào hai, bánh bao thịt bán một hào bảy. Ngoài những món này còn có bánh trứng gà bán theo cân cao cấp hơn một chút, bánh trứng nướng vàng ruộm, mềm mại vừa thơm vừa ngon, Tần Chiêu Chiêu rất thích, nhưng nhà chẳng mấy khi mua. Thỉnh thoảng có mua nửa cân mẹ cũng chỉ cho cô mỗi lần một, hai chiếc, ăn xong vẫn còn thòm thèm. Vì chẳng bao giờ được ăn đến đã nghiền nên ngày còn nhỏ Tần Chiêu Chiêu luôn thầm nghĩ: Đợi sau này lớn lên kiếm được tiền, nhất định phải mua thật nhiều bánh trứng gà, ăn đến no căng bụng mới thôi.
Ít lâu sau, bánh mỳ, bánh ngọt kiểu Tây và bánh bông lan bắt đầu xuất hiện ở khu Trường Cơ. Bánh mì năm hào một chiếc, thoạt nhìn thấy vừa to vừa tròn nhưng không thể no bụng được, ăn rồi cũng chẳng khác chưa ăn là bao. Bánh bông lan phủ kem trắng xóa nhỏ hơn hẳn bánh mì nhưng giá đắt gấp đôi – một đồng một chiếc. Tính toán chi li ra, người lớn chắc chắn sẽ không bao giờ bỏ chừng đó tiền để mua đồ ăn vặt lấp bụng cho con trẻ, thật là chẳng hợp lý chút nào.
Nhưng bọn trẻ lại rất thích những loại bánh trái này; bánh mì, bánh bông lan thơm thật là thơm! Bọn chúng cũng giống Tần Chiêu Chiêu, mỗi khi thấy chiếc xe nhỏ bán bánh bông lan đẩy qua là đứng dạt sang một bên hít hà không ngừng. Không được ăn nhưng được ngửi hương thơm ngọt ngào cũng tốt rồi.
Có lần, chị Tiểu Đan mua một chiếc bánh bông lan ăn thử. Anh trai chị Tiểu Đan là anh Tiểu Cương, mười bảy tuổi tốt nghiệp trung học năm ngoái, vừa kịp đợt cuối cùng chính sách thay thế[1] nên được nhận vào học nghề ở nhà máy Trường Cơ thay thế vị trí công tác của mẹ. Tiểu Cương đi làm mỗi tháng có vài chục đồng tiền lương, tuổi còn trẻ nên chi tiêu rất hào phóng, thỉnh thoảng lại cho cô em gái mới học cấp hai một, hai đồng tiêu vặt. Cái thời chỉ cần vài hào đã có thể mua được vô số đồ ăn vặt thì một cô nhóc có vài đồng để tiêu vặt đúng là “tiểu phú ông”. Tần Chiêu Chiêu cực kỳ hâm mộ chị Tiểu Đan, còn ao ước có được anh trai như anh Tiểu Cương.
[1] Chính sách thay thế: Chính sách được Trung Quốc thực hiện phổ biến vào thập niên 70, 80 thế kỷ XX, nhằm thu xếp ổn định cho các nhân viên già yếu và bố trí việc làm cho thanh niên, theo đó, khi các viên chức già từ chức hoặc về hưu thì con cái của họ được nhận vào biên chế thay vị trí của cha mẹ.
Thấy chị Tiểu Đan mua một miếng bánh bông lan, Tần Chiêu Chiêu thèm lắm, nhịn không được đành chìa một bàn tay nhỏ xíu hướng về phía chị, năn nỉ với vẻ đáng thương: “Chị Tiểu Đan ơi, cho em ăn cùng được không? Một miếng nhỏ thôi cũng được ạ.”
Bởi vì dễ dàng có tiền nên chị Tiểu Đan cũng không hề nhỏ mọn, bẻ ngay một góc bánh lớn đưa cho Tần Chiêu Chiêu.
Đây là lần đầu tiên Tần Chiêu Chiêu được ăn bánh bông lan, cảm thấy ngon hơn hẳn bánh bao, màn thầu hay bánh mì hấp thường ngày, thậm chí cả bánh trứng gà cũng không ngon bằng. Bánh bông lan cũng làm từ bột mì vì sao lại mềm, thơm, ngọt đến vậy? Tần Chiêu Chiêu rất mong ngày nào cũng được ăn bánh bông lan, không phải ăn bánh bao, màn thầu hay bánh mì hấp nữa. Ngày nào cũng được ăn thì chắc chắc là không được, chỉ cần có thể ăn thêm lần nữa là tốt lắm rồi. Thế nên lần này cô bé tranh thủ “đề đạt yêu cầu” với mẹ, mẹ cũng chiều ý, mua cho cô bé hai chiếc bánh bao và một miếng bánh bông lan nhỏ, cô bé cực kỳ vui vẻ lên đường.
Bữa cơm dã ngoại lần đó của bọn trẻ cũng không khác biệt nhau là mấy, đồ lót dạ quanh quẩn chỉ có những món làm từ bột mỳ bột gạo như bánh bao, màn thầu, bánh trứng…, ăn vặt không có gì khác ngoài kẹo hoa quả, mứt vỏ hồng[2], ô mai bột, các loại hoa quả thông thường… Trẻ con nhà nào cũng lớn lên nhờ mấy thứ này.
[2] Mứt vỏ hồng: loại đồ ăn vặt được chế biến từ các loại mứt táo, thường ở dạng cuộn hoặc dạng phiến mỏng, có màu đỏ tươi rất đẹp. Mứt vỏ hồng có vị chua dịu kèm ngọt thanh, hương thơm đặc biệt, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, khai vị kiện tì nên được cả trẻ con và người lớn ưa thích.
Nhưng có một cậu bạn lớp 1.2 có mang thêm một món rất lạ. Ba cậu là cán bộ thu mua của nhà máy, thường xuyên được đi công tác, vì thế hay mua đặc sản các vùng về làm quà. Hôm ấy, cậu nhóc mang theo một hộp xoài được đóng gói rất đẹp, nom cậu thật oai phong. Hộp hoa quả này khiến cả lớp 1.2 xao động bởi nó sang hơn hẳn những loại hoa quả đóng trong bình giả thủy tinh được bày bán tại mấy hàng tạp hóa trong nhà máy. Khi ấy, đồ hộp là một thứ xa xỉ phẩm, người bình thường mấy ai dám mua ăn, huống chi đây còn là xoài đóng hộp nữa. Xoài vốn là loài cây sinh trưởng ở vùng nhiệt đới, giữa cái xứ nửa tỉnh nửa quê như Trường Cơ, mấy người đã từng được thấy quả xoài thật ra sao, huống hồ đây chỉ là một đám con nít sáu, bảy tuổi chưa trải sự đời? Đám con trai lớp 1.2 vây lấy cậu nhóc, mồm năm miệng mười tranh giành cãi cọ: “Tả Chí Binh, cho tớ xin một miếng, Tả Chí Binh cho tớ một miếng nhé!”
Tả Chí Binh rất oai phong cất tiếng giữa đám nhóc ồn ào: “Đừng cãi nhau nữa, còn chưa mở hộp mà.”
Nhờ giáo viên mở hộ hộp xoài, Tả Chí Binh khẳng khái mời thầy cô ăn thử trước, giáo viên cũng chẳng khách khí đồng ý ngay. Giáo viên ở trường tiểu học Trường Cơ không mấy người được đào tạo sư phạm chính quy, đa số đều là người nhà của nhân viên nhà máy đã tốt nghiệp cấp hai, cấp ba được nhận vào đứng lớp. Giáo viên không trẻ nhưng trải đời cũng chẳng bao nhiêu, lần đầu có dịp được biết mùi vị trái xoài đóng hộp đương nhiên sẽ chẳng giả vờ khách khí mà từ chối.
Hơn bốn chục năm sống trên đời, lần đầu tiên vị giáo viên biết tới đồ hộp, không khỏi cảm khái: “Trẻ con bây giờ thật sung sướng, còn nhỏ như vậy đã có đồ ngon mà ăn.”
Hộp xoài không đủ để chia cho ngần đó người, Tả Chí Binh đành phải quyết định xem ai may mắn được ăn. Cậu ưu tiên chiếu cố tới những bạn bè chơi thân trong lớp, vô cùng oai phong xướng tên từng người: cho cậu một miếng; cậu… cậu… cả cậu nữa… mỗi người một miếng.
Những đứa nhóc được gọi tên sung sướng vạn phần, người không được mời buồn bã, ỉu xìu. Tần Chiêu Chiêu đứng một bên từ đầu đến cuối, cô không học cùng lớp Tả Chí Binh, cũng không thân gì lắm, chắc chắn chẳng có phần, nhưng lại tiếc rẻ không muốn tránh đi.
Mỗi người một miếng, hộp xoài nhanh chóng hết veo, vỏ hộp rỗng được giáo viên trưng dụng nốt, nói rằng mang về đựng lá trà. Tần Chiêu Chiêu nuốt nước miếng tránh sang một bên, bánh bông lan bơ trong miệng không còn ngọt thơm như trước nữa vì bao tâm tư của cô bé đều dành cả vào hộp xoài. Ôi, sao ba cô không phải là cán bộ thu mua vậy? Được như thế cô sẽ có xoài đóng hộp để ăn rồi, tốt biết bao!
Năm lớp hai, cũng vì thèm ăn mà Tần Chiêu Chiêu lần đầu tiên học nói dối để xin tiền.
Bởi vì đi học thỉnh thoảng cũng có lúc phải mua bút chì, tẩy hay sách vở nên ba mẹ sẽ cho cô bé tiền để tự mua. Vài lần như thế, chẳng thầy nào dạy Tần Chiêu Chiêu cũng tự nhận ra làm thế nào để từ giờ có thể dối mẹ xin tiền. Ví như mang bút chì giấu đi rồi nói với mẹ là mất bút, phải mua cái mới, tiền mẹ cho sẽ dùng để mua đồ ăn vặt. Từ đó, cô bé thường xuyên “mất” bút, “mất” tẩy” để có tiền đi mua đồ ăn vặt.
Đồ thường mua là ô mai bột, năm xu một gói, bên trong còn kèm một chiếc thìa nhỏ xíu, dùng thìa múc bột ô mai trong túi bỏ vào miệng, vị chua chua ngọt ngọt dìu dịu lan tỏa trong miệng. Trẻ con ngày đó đứa nào cũng thích ăn loại ô mai này, ngày nào cũng mua vài gói, không hẳn vì nó vừa rẻ vừa ngon mà còn vì trong túi ô mai có một chiếc thìa nhỏ xíu hình dáng không giống nhau. Cũng giống việc gom giấy kẹo để dành, bọn trẻ cũng vô cùng hứng thú với việc sưu tầm những chiếc muỗng nhỏ đủ màu sắc, hình dạng này. Bạn tốt sẽ thường chia sẻ với nhau: “Tớ có hai chiếc thìa hình này, cho cậu một chiếc, chúng mình là bạn tốt nhé!”
Lớp Tần Chiêu Chiêu có một nam sinh từng vì muốn sưu tầm những chiếc thìa được tạo hình như vũ khí mà to gan trộm lấy hai đồng, mang cả đi mua ô mai bột. Kết quả cậu nhóc bị ba phát hiện, đánh cho một trận thừa sống thiếu chết, kêu gào thảm thiết. Thê thảm hơn là tất cả chỗ ô mai cậu chưa kịp bóc bị mang trả hết lại cho hàng bán quà vặt. Đúng là ăn đòn vô ích còn chẳng gặp may.
Lúc ấy, đồ đắt nhất trong hàng quà vặt là kẹo sô cô la Mylikes đóng túi màu đỏ rất đẹp, một đồng một túi. Một đồng cơ đấy, có thể muatrăm cục kẹo, hai mươi gói ô mai bột, Tần Chiêu Chiêu vắt óc cũng chỉ lừa được năm xu một hào, lấy đâu ra cả đồng mua kẹo, chỉ đành tưởng tượng xem nó ngon tới mức nào.
Sau này, có một cô bé bàn trên nhà bán đồ ăn vặt mang một gói kẹo Mylikes tới lớp, chia cho mấy bạn thân, Tần Chiêu Chiêu cũng may mắn được một viên. Viên kẹo đen đen này thoạt nhìn thấy không lớn nhưng vừa bỏ vào miệng lại thấy thật là ngon. Cô bé vừa ăn là thích mê, nhưng ba mẹ sẽ không mua cho cô món kẹo này. Vậy là cô bé quyết định từ giờ trở đi mỗi khi lừa được tiền sẽ không tiêu gì nữa mà để dành, khi nào đủ một đồng mới đi mua hẳn một gói kẹo sô cô la, ăn tới sướng bụng.
Vì thế tần suất “mất” đồ của Tần Chiêu Chiêu cao đột biến, rốt cuộc mẹ cô bé cũng nghi ngờ mà hỏi: “Sao lại mất đồ nữa? Tháng này mất bút chì mấy lần rồi là sao?”
Rốt cuộc Tần Chiêu Chiêu cũng chỉ là cô nhóc, bị mẹ hỏi vặn lại liền lúng túng, mặt đỏ bừng, miệng lắp bắp, bộ dạng thấp thỏm không yên. Mẹ cô vừa thấy là hiểu ngay: “Tiền mẹ cho con không mua bút, tẩy mà đi tiêu bậy bạ hết rồi hả?”
Bị mẹ vạch trần, Tần Chiêu Chiêu không chịu được, khóc òa lên. Trong mắt người lớn, trẻ con mà nói dối lừa tiền là tội lớn, ngay đến mẹ vốn luôn hiền dịu cũng đanh mặt tét vào mông cô bé mấy cái rõ đau, đánh xong còn bắt cô bé chép phạt một trăm lần câu “Từ nay về sau con không dám nói dối lừa tiền nữa.”
Cô bé mới học lớp hai, trong câu này còn rất nhiều chữ hoàn toàn xa lạ không biết viết, chỉ đành “y dạng họa hồ lô” chép lại từng nét bắt chước mẫu có sẵn, viết xong một trăm lần cũng mỏi nhừ tay. Quả thật rất đau khổ, còn khổ hơn cả bị đánh.
Sau khi bị mẹ đánh và bắt chép phạt, Tần Chiêu Chiêu không dám nói dối xin tiền mua đồ ăn vặt nữa. Còn Tần mẹ dần ý thức được con gái đã lớn rồi, muốn cái này cái khác là chuyện bình thường; nếu nhất định không cho tiền tiêu vặt thì cũng không ổn, sẽ chỉ khiến cô bé tìm mọi cách để có tiền mà thôi. Nghĩ đi nghĩ lại, cuối cùng bà ước định với con gái, chỉ cần thi được 100 điểm sẽ thưởng cho cô năm xu.
Thưởng vật chất đúng là hiệu quả phi thường, Tần Chiêu Chiêu vì muốn “kiếm tiền” mà rất chăm chỉ học tập, thường xuyên mang bài thi 100 điểm về xin mẹ thưởng. Thỉnh thoảng, cô nhóc còn thấy chán sao đi học ít bài kiểm tra quá, làm ảnh hưởng tới chuyện “kiếm tiền” của cô. Tích cóp mãi cuối cùng cũng đủ một đồng. Một xu, hai xu, năm xu, một hào, hai hào… Cô nhóc tỉ mỉ vuốt phẳng rồi xếp hết một lô tiền giấy tiền xu lớn nhỏ, cầm chắc tiền trong tay rồi hăm hở chạy một mạch tới tiệm tạm hóa của nhà máy mua kẹo sô cô la Mylikes.
Cô nhóc chạm mặt Kiều Mục đang đi mua thuốc cho ba ở ngay cửa tiệm. Cậu mặc một chiếc áo sọc màu xanh lính thủy, đôi giày da bóng loáng dưới chân. Toàn thân từ ngọn tóc tới kẽ tay đều sạch bong, khác hẳn với đám con nít ở khu Trường Cơ này. Cả trăm đứa nhỏ nơi này gộp vào cũng không sạch bằng một mình cậu, càng đừng mong có được phong cách sang trọng như Tây của cậu. Mấy dì, mấy cô trong cửa hàng vừa nhác thấy bóng cậu đã tươi cười: “Ái chà, cậu nhóc Thượng Hải đến này!”
Tần Chiêu Chiêu và Kiều Mục bước vào cửa hàng cùng lúc nhưng mấy dì mấy, cô trong tiệm hình như chẳng nhìn thấy cô, bao nhiêu hào hứng, nhiệt tình đều đổ cả lên mình Kiều Mục. Họ vây lấy cậu nhóc hỏi chuyện, có người còn hào phóng mang kẹo trong quầy ra dúi cho cậu. Nếu là đổi lại là Tần Chiêu Chiêu, cô sẽ chẳng ngại mà nhận lấy nhưng Kiều Mục chẳng buồn quan tâm, lắc đầu từ chối, chỉ cầm bao thuốc bước đi.
Tần Chiêu Chiêu tiếc ngẩn tiếc ngơ mấy viên kẹo mà Kiều Mục không nhận, nếu kẹo ấy cho cô thì tốt biết mấy. Chỉ có điều, các dì sẽ chẳng bao giờ cho cô, Kiều Mục vừa đi là mấy chiếc kẹo được cất ngay lại trong tủ.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook