Những Tấm Lòng Cao Cả
-
Chương 29: Bà mẹ anh phơranti
Thứ bảy, ngày 23
Sáng nay, mẹ anh Phơranti thốt nhiên vào lớp, đầu tóc rối bù, tuyết rơi ướt cả. Bà kéo anh Phơranti vào, anh vắng mặt đã tám hôm nay.
Chúng tôi được xem một tấn bi kịch đã diễn ra. Người mẹ khốn khổ kia khúm núm đứng bên ông hiệu trưởng, chắp hai tay kêu xin:
_ Thưa ngài, ngài hãy gia ơn cho con tôi vào học như cũ. Đã ba hôm nay, tôi phải giấu nó trong buồng vì cha nó biết chuyện sẽ giết chết nó. Xin ngài rủ lòng thương tôi, tôi không biết làm thế nào, tôi van ngài.
Ông hiệu trưởng tìm cách bảo bà ta ra, nhưng bà ta cứ vật nài, vừa khóc vừa xin:
Nếu ngài hiểu thấu những nổi ưu phiền mà con tôi đã gieo cho tôi thì ngài không nỡ chối từ... Xin ngài làm phúc cho! Tôi mong sau này cháu sẽ đổi tâm tính. Thưa ngài, tôi cũng không còn sống được mấy hồi nữa, lòng tôi đã khô héo rồi! Tôi muốn được trông thấy con tôi sửa đổi tính nết trước khi tôi nhắm mắt, vì - nói đến đây bà nức nở khóc - tôi thương con tôi lắm. Thưa ngài, xin ngài rộng thường cho cháu vào học, để tránh một mối khổ tâm cho người mẹ đau khổ lắm rồi!
Nói xong, bà bưng mặt sụt sùi khóc. Phơranti cúi đầu, nét mặt thản nhiên.
Ông hiệu trưởng nhìn anh, ngẫm nghĩ một lúc rồi bảo:
_ Phơranti, cho về chỗ ngồi!
Bà liền lau nước mắt, chạy lại cảm ơn ông hiệu trưởng và nói:
_ Thưa ngài, ngài đã làm một việc nhân đức...Tôi không bao giờ dám quên ơn.
Bà quay lại bảo con:
_ Con ơi, từ nay con phải ăn ở cho ngoan ngoãn để khỏi phiền lòng thầy và phụ lòng mẹ.
Rồi nói với học trò cùng ông hiệu trưởng:
_ Tôi đã làm mất thì giờ, xin các cậu bằng lòng vậy. Chào các cậu!...Và một lần nữa xin ngài tha lỗi cho một người mẹ khốn khổ!
Nói xong, bà đi ra, người rớt xuống, sắc nhợt nhạt. Khi bà xuống thềm chúng tôi còn nghe thấy tiếng bà ho rũ.
Cả lớp im lặng. Ông hiệu trưởng trông thẳng mặt Phơranti và bảo một câu chúng tôi nghe rất xúc động:
_ Phơranti! Mày giết mẹ mày đấy!
Sáng nay, mẹ anh Phơranti thốt nhiên vào lớp, đầu tóc rối bù, tuyết rơi ướt cả. Bà kéo anh Phơranti vào, anh vắng mặt đã tám hôm nay.
Chúng tôi được xem một tấn bi kịch đã diễn ra. Người mẹ khốn khổ kia khúm núm đứng bên ông hiệu trưởng, chắp hai tay kêu xin:
_ Thưa ngài, ngài hãy gia ơn cho con tôi vào học như cũ. Đã ba hôm nay, tôi phải giấu nó trong buồng vì cha nó biết chuyện sẽ giết chết nó. Xin ngài rủ lòng thương tôi, tôi không biết làm thế nào, tôi van ngài.
Ông hiệu trưởng tìm cách bảo bà ta ra, nhưng bà ta cứ vật nài, vừa khóc vừa xin:
Nếu ngài hiểu thấu những nổi ưu phiền mà con tôi đã gieo cho tôi thì ngài không nỡ chối từ... Xin ngài làm phúc cho! Tôi mong sau này cháu sẽ đổi tâm tính. Thưa ngài, tôi cũng không còn sống được mấy hồi nữa, lòng tôi đã khô héo rồi! Tôi muốn được trông thấy con tôi sửa đổi tính nết trước khi tôi nhắm mắt, vì - nói đến đây bà nức nở khóc - tôi thương con tôi lắm. Thưa ngài, xin ngài rộng thường cho cháu vào học, để tránh một mối khổ tâm cho người mẹ đau khổ lắm rồi!
Nói xong, bà bưng mặt sụt sùi khóc. Phơranti cúi đầu, nét mặt thản nhiên.
Ông hiệu trưởng nhìn anh, ngẫm nghĩ một lúc rồi bảo:
_ Phơranti, cho về chỗ ngồi!
Bà liền lau nước mắt, chạy lại cảm ơn ông hiệu trưởng và nói:
_ Thưa ngài, ngài đã làm một việc nhân đức...Tôi không bao giờ dám quên ơn.
Bà quay lại bảo con:
_ Con ơi, từ nay con phải ăn ở cho ngoan ngoãn để khỏi phiền lòng thầy và phụ lòng mẹ.
Rồi nói với học trò cùng ông hiệu trưởng:
_ Tôi đã làm mất thì giờ, xin các cậu bằng lòng vậy. Chào các cậu!...Và một lần nữa xin ngài tha lỗi cho một người mẹ khốn khổ!
Nói xong, bà đi ra, người rớt xuống, sắc nhợt nhạt. Khi bà xuống thềm chúng tôi còn nghe thấy tiếng bà ho rũ.
Cả lớp im lặng. Ông hiệu trưởng trông thẳng mặt Phơranti và bảo một câu chúng tôi nghe rất xúc động:
_ Phơranti! Mày giết mẹ mày đấy!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook