Những Con Bướm Đêm - The Moths
-
Chương 18
Bà Thư nằm một mình trên chiếc giường rộng cỡ chín mét vuông, dưới chân bà là một khối trăng trắng xen lẫn đôi chỗ đỏ lừ, nồng nặc mùi Ô-xi-già, một hỗn hợp của nào thuốc sát trùng, bông gòn, gạc, kim gài cố định mọi nút thắt. Nhịp thở bà đều đặn, bên cạnh bà là lọ thuốc chống thiếu máu và cao huyết áp mà trong mấy hôm nay bà đã quên mất không uống. Bên cạnh lọ thuốc là một cái thau nhựa, trong đó đựng nước ấm và khăn trắng được dùng để chùi vết thương.
Chiếc giường nhún lên nhún xuống đều đặn theo từng nhịp thở, trông mặt bà lúc này thật bình thảng đến lạ kì, trái ngược hẳn với vẻ mặt đáng sợ của bà trong lúc cãi vã với ông chồng khốn khổ khốn nạn mà bà đã phải lòng lão ta cách đây hơn hai mươi lăm năm.
Uyên ngồi chồm hổm ở một góc phòng, trên tay cô là chiếc điện thoại, cô đã lập đi lập lại cái hành động mà mình đã làm ít nhất đến hơn hai mươi lần, đó là cố gắng liên lạc với thẳng Toản em cô, nhưng dường như mọi nỗ lực đó đều như đổ sông đổ bể, em trai cô vẫn không bắt máy, nó chỉ nhắn lại đúng một tin nhắn với nội dung; nó chỉ muốn ở một mình và cầu mong chị nó giúp nó toại nguyện, đừng làm phiền nó.
Hai mắt Uyên sưng vù, cô đã khóc rất nhiều, khóc trong lúc bố mẹ cô quật lộn nhau, khóc khi thấy thằng Toản chạy ra khỏi nhà, cô cố hét lớn nhất với thằng em mình, nhưng dường như nó không hề nghe thấy, nó cứ thể cắm đầu cắm cổ chạy khỏi căn nhà nằm trong con hẻm số mười sáu.
Điện thoại bỗng reo, Uyên lật đật nhấn nút trả lời, tay cô run đến độ suýt làm rơi điện thoại.
- Toản hả? Em đang ở đâu, chị đến đón em về nha? – Uyên nói từng tiếng khó nhọc, nấc nghẹn theo từng câu từ.
- Bà sao vậy, tui Gái đây?
Một chút thất vọng, trong đầu cô lúc này chỉ nghĩ mỗi một điều, tất cả những ai gọi điện đến đều có thể là thằng Toản.
- À! Gái hả, bà điện tui có gì không? – Uyên cố nói giọng bình thường nhất, nhưng cô vẫn không thể giấu đi những tiếng nấc của mình.
- Tui điện để hỏi bà có thể bây giờ ra gặp tui, rồi cho tui mượn tài liệu đi photocopy được không? – Gái hỏi, cô đang ngồi trong một căn phòng tối thui, nằm bên cạnh cô là lão Vương đang nằm ngáy khò khò.
- Bây giờ hả? – Cô nhìn quanh nhà, tìm kiếm cho mình một lý do để cô có thể đi khỏi nhà vào lúc này – Chắc không được quá bà, nhà tui đang có chuyện, chắc tui không đi được – Uyên đáp.
- Tui có thể biết được không? – Gái thắc mắc.
- Mẹ tui lại lên cơn cao huyết áp, nhà lại không có ai, nên tui phải ở nhà coi mẹ, đề phòng trường hợp xấu nhất có thể xảy ra – Uyên đáp, giọng cô lại nấc nghẹn.
- Bà đang khóc đó hả? – Gái hỏi.
- Không có đâu – Uyên chợt lấy tay, lau đi những giọt nước mắt đang hiện diện trên đôi gò má đỏ bừng của mình – Nghĩ sao tui khóc vậy bà, tui không phải bánh bèo vô dụng yếu đuối, có bà mới là bánh bèo yếu đuối mít ướt thì có – Uyên cố cười.
- Gì nữa vậy trời – Gái đáp – Nay bày đặt nói tui như vậy nữa chứ, nói cho biết nha, Gái đây là một con bánh bèo mạnh mẽ và không dễ gì bị ăn hiếp đâu.
Hai cô gái cùng cười, Gái có vẻ cười dễ dàng và tự hơn nhiều, còn đối với Uyên, cơ mặt cô lúc này chỉ cố kéo lên một chút, giúp Uyên để lộ nụ cười yếu ớt và không mấy sức sống.
- Vậy chừng nào bà mới đưa cho tui mượn tài liệu được đây? – Gái hỏi lại.
- Ờ… hay tối nay bà rảnh không, gặp tui rồi tui đưa luôn – Uyên đề nghị cuộc hẹn.
- Bình thường tối đến tui bận lắm, nhưng không sao, tối nay tui gặp bà cũng được – Gái đáp.
- Ừ, vậy gặp nhau chỗ quán Urban Station Tố Hiến Thành hén, bà biết chỗ đó không?
- Biết, rồi có gì gặp nhau chỗ đó – Gai đáp, đột nhiên cô nhớ ra mình còn quên nói gì đó, cô nói vội – Mà mấy giờ gặp nhau, tự nhiên cho chỗ hẹn xong không nói giờ giấc gì hết.
- Hì! Bảy giờ tối được không? – Uyên hỏi.
- Được! Rồi có gì gặp bà sau hén, bai.
- Bai – Uyên đáp.
Uyên dập máy, cô cứ ngỡ mấy phút nói chuyện điện thoại với Gái vừa rồi là mấy phút cô thực sự cảm thấy an toan nhất, bởi cô biết, cô có cái để làm, có cái để quên đi sự thật nghiệt ngã về cái mái ấm mà cô và em cô đã sống suốt hơn hai mươi năm, cô có cảm tưởng rằng cái mái ấm đó, nơi hiện diện cuộc hôn nhân của bố mẹ cô dường như không có gì có thể cứu vãn được nữa, tất cả bây giờ chỉ còn là thời gian, chính thời gian sẽ trả lời cho những câu hỏi mà cô vẫn còn vướng bận trong lòng.
Cơ thể mẹ cô vẫn nằm im lìm trên giường, mẹ cô thật đáng thương, có lẽ những giây phút bình an nhất trong cuộc đời bà là lúc này đây, lúc bà được nằm im lìm trên giường, chìm đắm trong những giấc mơ đẹp đẽ của riêng bà (Một tác dụng phụ nhưng không kem phần bổ ích mà thuốc bà đang dùng mang lại), trong giấc mơ đó, nơi có sự hiện diện của một phiên bản lão Phát hoàn khác, một lão Phát đẹp trai, người mảnh khảnh, vầng trán cao, tóc bay mộng mơ, người con trai mà một thời đi học đã làm bà mê say đắm, làm bà có thể trốn gần hết những tiết học buổi sáng để được nhìn ngắm chàng trai đó.
Uyên đứng dậy, đột ngột say sẩm mặt mày, hậu quả do việc ngồi chồm hổm quá lâu, cô lê lết thân mình xuống nhà dười, dọc đường, cố gắng không để chân mình dính phải những mảnh vỡ thủy tinh rơi trên sàn gạch giờ đây mang màu đỏ tía. Cô mở tủ lạnh và lấy cho mình hộp nước ép táo mà uống ừng ực, nước táo chua ngọt đánh thức mọi giác quan trong con người cô.
Lão Phát ngồi lì trên chiếc ghế sô-pha ở phòng khách, hai chân lão cũng lại là một hỗn hợp của bông băng, gạc và ghim cố định, nhưng tác phẩm băng bó của lão có phần xấu xí đến tàn nhẫn, lão tự tay làm, nên không xấu mới lạ, ai mà giúp lão chứ.
- Mày lấy cho bố hộp nước táo uống cái, bố đi không được – Lão Phát gọi Uyên khi thấy cô từ trong nhà bếp đi ra.
Cơ thể Uyên chợt cứng đơ, mọi cơ bắp trên cơ thể cô gồng cứng, miệng cô sẵn sàng để có thể thốt ra những lời cay độc nhất giáng xuống bố cô, nhưng cô ghìm chặt lại, không để cho đôi môi ấy có cơ hội mấp máy. Đôi chân cô bước từng bước một, dẫn cô đến tủ lạnh. Chỉ vài phút sau, hộp nước táo đã nằm gọn trong tay lão Phát. Lão tu ừng ực cái thứ nước vàng trong đó, lão vừa uống, vừa nhìn đứa con gái ông.
- Bố xin lỗi khi làm như vậy – Lão Phát nói với Uyên ngay khi lão đã chén sạch hộp nước ép.
Uyên không nói gì, cô chỉ trừng mắt nhìn lão, đoạn cô bỏ đi, nấu một chút cháo và mang lên cho mẹ mình, bỏ mặc lão Phát ngồi đó mặt mày nhăn nhó, loay hoay với vết thương nơi chân lão.
Người ta có thể nói Uyên tàn nhẫn với bố ruột mình, theo cách gọi của nhiều người vẫn hay biện minh cho mấy hành động sai lầm của các bậc sinh thành; Dù gì đó cũng là bố mày, ổng là người đẻ ra mày, không có ổng thì làm sao có mày, bố mẹ có sai thì con cái cũng không được có thái độ như vậy, chúng mày hồi nhỏ cũng thiếu gì những hành động sai trái, thế mà bố mẹ đâu có chối bỏ chúng mày.
Lão Phát chật vật mãi mới cố định được vết thương cũng như băng bó đàng hoàng tử tế nhất cho nó, lão nhìn bìa nhựa mình vừa đặt trên bàn kính, nhìn thấy nó thôi cũng đủ khiến lão sôi gan tức máu.
Điện thoại trong túi quần lão rung, lão lôi nó ra và nhìn ngay vào màn hình. Là số mụ Liên – Lão nghĩ. Không chần chừ, bấm nút nghe.
Như thường lệ, cứ mỗi lần mụ Liên gọi, là đầu dây bên kia kêu lên mấy tiếng e é nghe chói cả tai, lão Phát đành để ống nghe ra xa một chút mới có thể nghe rõ được mụ nói gì.
- Tôi nghe đây! – Lão trả lời, sau khi hứng một tràng liên thanh của mụ Liên khi mụ đột ngột không nghe thấy lão trả lời.
- Trời ơi, sao anh cứ hay làm em hết hồn vậy kìa, buồn hết sức – Mụ giận giỗi – Hôm nay là hai mươi ba rồi, mai hai mười bốn, không biết ông anh có rảnh không, qua chỗ em chơi “no en”? – Mụ nói chữ “Noel” bằng giọng Bắc đặc trưng.
- Ồ, tất nhiên là được rồi, nhưng mà hôm đó chắc tôi không chơi đùa nhảy nhót như thường ngày được, chân cẳng phải băng bó.
- Trời, anh làm sao lại để cho chân cẳng băng bó vậy? – Mụ hỏi gấp.
- Chỉ tại đi đứng không cẩn thận thôi đó mà – Lão đáp, đoạn chỉnh lại một cây ghim đột bung ra, để lộ mảng thịt tươi rói.
- Gì mà bất cẩn vậy anh – Mụ thở dài – Phải hết sức cẩn thận chứ cà… Mà thôi, em điện cho anh chỉ muốn nhắn anh vậy thôi, nhớ tối hai mươi bốn qua chỗ em chơi nha, em sẽ cho mấy cô xinh tương thật ngon phục vụ anh.
- Thế cô Ly không có ở đó sao? – Lão đột ngột hỏi, bỗng cảm thấy nhói đau nơi ngực trái, tim lão đập thình thịch như muốn văng khỏi lồng ngực.
Mụ Liên im lặng đôi chút, từ hôm qua đến giờ, mụ không thể liên lạc được với Ly, mụ bực mình lắm, chỉ còn mỗi Gái là con đĩ ngon lành thôi, nhưng con nhỏ phải được để dành cho lão Vương, bởi lão đang làm nhiệm vụ cho mụ.
- Không giấu gì anh, Ly từ hôm qua đến giờ, em hổng có liên lạc được với nó – Mụ đột ngột chuyển giọng người miền Nam, kiểu nói đặc trưng của mấy con nhỏ tuổi teen Sài Gòn.
- Nói sao, không liên lạc được? – Lão hoang mang.
- Dạ! Con nhỏ kì cục hết sức, không biết tại sao nó lại như vậy nữa, em nghĩ con nhỏ muốn trốn rồi, thứ gì đâu, ăn cháo đá bát.
- Vậy chuyện tôi muốn cô thực hiện, cô đã triển khai chưa? – Lão Phát hỏi, đột ngột thấy lo, nghĩ là mụ Liên chưa làm.
- Chuyện để ý tới nhỏ Ly đó hả, em cho người làm rồi, mà nè – Mụ lên tông như thường lệ - Tự nhiên anh hỏi vậy là có ý gì, không lẽ anh không tin em.
- Tôi không có ý đó – Lão Phát phân bua, môi lão nhếch thành nụ cười đểu.
- Ừa! Em nói thật mà, em cho người đi dò la con nhỏ đó rồi, không những thế, em còn muốn làm lớn chuyện này nữa. Con nhỏ đó nó trốn gì mà biệt tăm biệt tích luôn, bực mình, kì này phải xử lý nó nghiêm khắc mới được, em mà bắt được nó ở đâu, em xé xác nó ra – Mụ nói giọng cao vút, cứ như một nghệ sĩ hát Opera chuyên nghiệp.
Lão Phát không nói gì, chỉ dập máy ngay sau đó, lão không muốn nghĩ đến viễn cảnh cô tình nhân lão có người khác, lão không muốn nghĩ đến chút nào, nhưng những gì lão chứng kiến trong đêm mưa tầm tã hôm trước như một gáo nước lạnh tạt thẳng vào bản mặt lão, làm lão tỉnh ngộ ra.
- Tất cả mọi chuyện đều do mày gây ra – Lão chỉ bìa nhựa đặt trên bàn, tự lẩm bẩm một mình như một người vô hồn – Chỉ cần tao nộp cái này lên cấp trên thôi, là mày tiêu đời, thằng chó ạ.
Nói xong, lão cố đứng dậy, chộp lấy bìa nhựa, đi một cách khó nhọc đến chiếc xe gắn máy của mình, mất chừng mười phút gì đó, té lên té xuống hai ba lần, lão cũng ngồi yên vị trên chiếc xe. Lão đề máy, không thèm thay quần áo, cứ mặc bộ đồ tối hôm qua, rồi lên ga phóng ra ngoài đường, không nhìn đến con chó mi-lu đang quẫy đuôi, trong đầu lão bây giờ chỉ toàn hình ảnh tòa nhà sơn màu vàng óng, nơi làm việc của thằng ranh con cấp trên lão.
Lão hi vọng, chính nơi đó sẽ trừ khử được thằng khốn nạn đã đập chậu cướp đi đóa hoa tươi thắm mà lão nghĩ đáng ra phải thuộc về mình.
***
Tiệm cắt tóc chật kín người, ai ai cũng muốn có được một kiểu tóc ăn ảnh nhất để có thể thoải mái dạo chơi Giáng Sinh, có mấy cậu nhóc choai choai mặc nguyên bộ đồng phục trường học, ngồi ngay ngắn trên chiếc ghế xoay, mặt mày lấm la lấm lét, thâm chí cậu nhóc ngồi trong cùng trông như muốn khóc khi thấy tông-đơ đi chệch hướng, phá hỏng nguyên quả đầu xì-tai của cậu ta, anh chàng thợ cắt tóc mặt mày cũng lấm la lấm lét, khi thấy được mình đã làm sai, anh ta cố dỗ dành cậu nhóc học sinh cấp ba kia, nhưng lực bất toàn tâm, cậu ta cứ luôn miệng than vãn.
- Em không biết, bắt đền anh, bạn gái em thấy em cắt tóc như này, nó bỏ em mất.
Như ngồi kế Việt, cậu cười khúc khích, cười đã đời xong, cậu khịt mũi một cái, làm điệu bộ đồng-cảm-với-cậu-học-sinh-xấu-số.
- Này, cậu không nhất thiết phải làm vậy đâu – Việt khuyên răn.
- Ôi, cần gì phải lo chứ anh, có ai thấy mình cười đâu – Như đáp, vẫn nhìn chăm chăm cậu nhóc đó, lúc này, tông-đơ chỉ đưa lên đưa xuống liên hồi, lấy đi gần hết tóc của cậu nhóc.
- Thằng đó sắp thành thầy tu rồi – Như nói, lại cười khúc khích.
- Xin mời người tiếp theo lên ghế số năm ngồi – Một cô tiếp viên xinh đẹp thông báo.
Việt bước đến, ngồi trên chiếc ghế số năm với tâm trạng cực kì hồi hộp và căng thẳng, bình thường, anh không có thói quen ra mấy sa-lông cắt tóc sang trọng, một phần vì anh nghĩ nó không cần thiết, phần khác thì lại nghĩ trong đó toàn mấy thằng thợ tay nghề không vững, chưa hết, nó còn hay lơ đãng trong lúc cắt, không giống mấy gã trung niên cắt chuyên nghiệp lâu năm. Việt có nói là anh muốn quay về tiệm cắt tóc gần nhà anh (Một tiệm cắt tóc của một ông lão đã sắp sửa mấp máy độ tuổi sáu mươi, người đã cắt cho anh kiểu tóc hết sức ư là nghiêm túc mà anh sở hữu từ lúc học trung học cho đến tận bây giờ), nhưng Như nhất quyết không chịu, cậu giới thiệu tiệm cắt tóc này cho Việt, cậu còn thề thốt đây là tiệm cắt tóc nổi tiếng và sành điệu nhất Sài Gòn.
Việt nghĩ, sành điệu không thấy đâu mà chỉ thấy trước mắt là một đứa bất đắc dĩ phải chấp nhận quả đầu thảm họa.
- Anh muốn cắt kiểu nào – Một thanh niên mặt non thấy rõ, mới nhìn thôi đủ biết kinh nghiệm không nhiều, cậu ta hỏi Việt.
- Tôi… - Việt không biết nói thế nào, bình thường, mỗi lần anh đi cắt tóc, là ông cụ đều biết anh muốn cắt kiểu gì.
- Cắt cho anh ta kiểu nào vừa sành điệu, lại vừa không quá xấu là được, anh có thể nhìn khuôn mặt anh ta rồi tìm xem kiểu nào thích hợp nhất cho ảnh – Như gợi ý cho gã thợ làm tóc.
Tên này quan sát kĩ khuôn mặt Việt trong gương, tay chân múa loạn xạ, bước tới rồi lại bước lui, mặt hình sự và tập trung cao độ, cuối cùng anh ta tự gật đầu với chính mình và bắt tay vào công việc.
Việt không dám nhìn mình trong gương, anh chỉ biết nhắm tịt mắt, điều này khiến tay thợ làm tóc ngạc nhiên và lắc đầu không hiểu chuyện gì đang xảy ra, nhưng Như đã thúc giục anh ta tiếp tục công việc của mình.
Cách đó hơn hai ba cây số, Ly đang đứng cùng với Toản tại phòng trọ của Ly, Toản đứng dưới, trên tay cậu là túi ba lô mà cậu mới mua, trong đó chứa một vài bộ đồ cũng mới mua, cậu từ chối nhận quần áo mà Việt muốn cho cậu mượn, chỉ nhận một vài bộ cho có lệ.
Cậu không muốn vác mặt về nhà chỉ để lấy đồ, điện thoại rung liên hồi, cậu không bắt máy vì biết người đang gọi mình là ai, cậu chỉ gửi dòng tin nhắn ngắn ngủi vào máy chị Uyên,
Chị đừng điện nữa, em không sao hết, chị để em một mình suy nghĩ được không, em muốn đi đâu đó cho khuây khỏa, em không chết được đâu.
Yêu gia đình nhiều.
Một lúc sau, Ly bước xuống, trên tay cô là hai ba lô, một chứa đồ của cô, và một cái khác để trống, đó chính là chiếc ba lô của Thủy, Ly lấy tạm, để cho thằng em bất đắc dĩ mình mượn.
Cả bốn người hẹn gặp mặt nhau lúc sau giờ chiều tại bến xe miền Đông, Như đi với Việt để lo phần tóc tai cho anh, còn Toản đi với Ly, hai người đang ngồi trên xe buýt tuyến Bến Thành – Bến xe miền Đông. Dọc đường đi, hai người không nói chuyện nhiều với nhau, chỉ nói vài ba câu chỏi hỏi.
Bên ngoài, cảnh sắc đang dần ngả sang một màu cam hoàng hôn, dòng người nườm nượp nối đuôi nhau chạy ngược chạy xuôi, hàng quán hai bên đường đã trang hoàng hàng trăm ngọn đèn nhấp nha nhấp nháy, không khí Giáng Sinh thật sự đã đến rất gần. Chiếc xe buýt phải vô cùng vất vả mới có thể lết đến bến xe bởi lượng xe cộ lưu thông vào buổi chiều rất đông.
- Giáng Sinh chỗ Ly vui lắm – Cô bất chợt nói, đôi mắt đang nhìn chằm chằm vào hang đá phát sáng được đặt tại nhà thờ Tân Chí Linh.
Toản không nói gì, chỉ nhìn theo, cậu suy nghĩ đủ điều, cậu ước sao gia đình mình cũng bình yên và hạnh phúc giống như gia đình Chúa Giê-su hài đồng, Ngài có được một người mẹ với khuôn mặt thật xinh đẹp, nhân từ và hiền lành, cộng thêm một người cha công chính và luôn yêu thương gia đình Ngài hết mực. Gia đình Chúa Giê-su dường như trái ngược hoàn toàn với gia đình cậu lúc này, cậu có một người mẹ cũng nhân từ đó, cũng xinh đẹp đó, nhưng ông bố cậu thì lại không được như vậy.
Chiếc xe buýt sau một hồi lâu thật là lâu cũng đến được bến xe. Ly và Toản bước xuống, cảm nhận được chiếc xe nóng đến cỡ nào, mấy đứa sinh viên xay xẩm mặt mày, trông chúng nó cứ như muốn ói hết cả lũ.
Cô và Toản đến quầy vé và mua bốn chiếc vé từ tiền mà Việt đưa, cô và cậu sinh viên y khoa khá ngạc nhiên khi thấy việc mua vé rất dễ dàng, tuyến Đà Lạt – Thành phồ Hồ Chí Minh hầu như không ai đi.
- Kỳ này chắc bao nguyên xe quá Lý – Toản nói.
- Hi vọng như vậy, đi đông, mệt mỏi lắm – Ly đáp.
Cô và cậu sinh viên sau khi mua vé xong, đoạn đến ngồi tại nhà chờ, đợi hai người kia đến. Màn hình ti-vi đang phát bản tin thời sự lúc năm giờ chiều, cô phóng viên đang háo hức thuật lại không khí chuẩn bị đón Giáng Sinh trên khắp thế giới. Cô phóng viên cũng không quên thuật lại một sự kiện đáng buồn đã xảy ra tại thủ đô Berlin nước Đức, một vụ đáng bom nhằm vào chỗ đông người trong dịp Giáng Sinh tại nước này đã không may diễn ra, các nước châu Âu kêu gọi người dân bình tĩnh, an ninh tại châu Âu đang được tăng cường gấp đôi sau vụ khủng bố vừa rồi nhằm đảm bảo người dân có thể đón lễ Giáng Sinh an toàn và bình an.
- Toản muốn đi du học ở Anh lắm, mà thấy khủng bố như này chắc thôi, không ham.
- Tui thì không có ước mơ đi du học, chỉ mong muốn một lần được đặt chân đến nước Anh, để được tận mắt thấy chỗ người ta đóng phim Harry Potter, rồi chụp hình với lâu đài Hogwarts… – Ly ngập ngừng.
- Ủa, fans của Harry à? – Toản hỏi.
- Trời ơi, tui mê lắm, tui đọc hết nguyên bộ tiếng Anh của nó luôn rồi, mà còn đọc lại mỗi cuốn tới ba lần – Ly hí ha hí hửng khoe chiến tích.
- Chà, học cũng giỏi dữ hén – Toản tấm tắc khen ngợi.
- Hồi đó tui thi đậu chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế của trường Đại Học Ngoại Thương cơ mà, nhưng mà đó là chuyện hồi xưa, còn bây giờ thì… - Bỗng dưng cô không nói nữa, cứ ngỡ những hồi ức tồi tệ đang ùa về với mình.
- Thôi, chuyện qua rồi, quan trọng mình sống tốt, sống đúng lương tâm, biết hối cải là được – Toản giải nguy cho cô.
- Ừ! Tui nghĩ được vậy thì tốt quá, nhưng không biết đến khi nào mới được – Ly đáp, mắt cô lơ đãng.
Cô còn đang nói thì từ đằng xa, hai thanh niên tướng tá khá tương đồng, cao lớn độ ngang nhau, một cậu mặt non trông cứ như học sinh cấp ba, mà đích thực cậu ta là học sinh cấp ba, Như diện quần Jean xanh đen ôm, chiếc áo thun body trắng có mang dòng chữ “Đưa nhau đi trốn” màu xanh lá cây nằm chình ình trên ngực áo. Tai trái Như còn đeo bông tai dạng tròn màu đen. Chàng thanh niên còn lại cũng diện quần Jean xanh đen, nhưng anh ta mặc chiếc ao thun body xanh dương sậm màu, ngực áo nổi bật dòng chữ “Xách ba lô lên và đi” màu xanh dạ quang nổi bật.
Hai người tóc tai cắt ngắn gọn gàng, Như vẫn kiểu mô-đen tóc chải ngược ra đằng sau, nhuộm màu nâu hạt dẻ, còn gã thanh niên thì…
- Cái người đi bên cạnh thằng Như có phải anh cảnh sát tui quen không vậy? – Ly quay sang hỏi Toản.
- Đích thực là anh ta đấy cô nương mộng mơ ạ! – Toản nói, cậu mỉm cười.
Chiếc giường nhún lên nhún xuống đều đặn theo từng nhịp thở, trông mặt bà lúc này thật bình thảng đến lạ kì, trái ngược hẳn với vẻ mặt đáng sợ của bà trong lúc cãi vã với ông chồng khốn khổ khốn nạn mà bà đã phải lòng lão ta cách đây hơn hai mươi lăm năm.
Uyên ngồi chồm hổm ở một góc phòng, trên tay cô là chiếc điện thoại, cô đã lập đi lập lại cái hành động mà mình đã làm ít nhất đến hơn hai mươi lần, đó là cố gắng liên lạc với thẳng Toản em cô, nhưng dường như mọi nỗ lực đó đều như đổ sông đổ bể, em trai cô vẫn không bắt máy, nó chỉ nhắn lại đúng một tin nhắn với nội dung; nó chỉ muốn ở một mình và cầu mong chị nó giúp nó toại nguyện, đừng làm phiền nó.
Hai mắt Uyên sưng vù, cô đã khóc rất nhiều, khóc trong lúc bố mẹ cô quật lộn nhau, khóc khi thấy thằng Toản chạy ra khỏi nhà, cô cố hét lớn nhất với thằng em mình, nhưng dường như nó không hề nghe thấy, nó cứ thể cắm đầu cắm cổ chạy khỏi căn nhà nằm trong con hẻm số mười sáu.
Điện thoại bỗng reo, Uyên lật đật nhấn nút trả lời, tay cô run đến độ suýt làm rơi điện thoại.
- Toản hả? Em đang ở đâu, chị đến đón em về nha? – Uyên nói từng tiếng khó nhọc, nấc nghẹn theo từng câu từ.
- Bà sao vậy, tui Gái đây?
Một chút thất vọng, trong đầu cô lúc này chỉ nghĩ mỗi một điều, tất cả những ai gọi điện đến đều có thể là thằng Toản.
- À! Gái hả, bà điện tui có gì không? – Uyên cố nói giọng bình thường nhất, nhưng cô vẫn không thể giấu đi những tiếng nấc của mình.
- Tui điện để hỏi bà có thể bây giờ ra gặp tui, rồi cho tui mượn tài liệu đi photocopy được không? – Gái hỏi, cô đang ngồi trong một căn phòng tối thui, nằm bên cạnh cô là lão Vương đang nằm ngáy khò khò.
- Bây giờ hả? – Cô nhìn quanh nhà, tìm kiếm cho mình một lý do để cô có thể đi khỏi nhà vào lúc này – Chắc không được quá bà, nhà tui đang có chuyện, chắc tui không đi được – Uyên đáp.
- Tui có thể biết được không? – Gái thắc mắc.
- Mẹ tui lại lên cơn cao huyết áp, nhà lại không có ai, nên tui phải ở nhà coi mẹ, đề phòng trường hợp xấu nhất có thể xảy ra – Uyên đáp, giọng cô lại nấc nghẹn.
- Bà đang khóc đó hả? – Gái hỏi.
- Không có đâu – Uyên chợt lấy tay, lau đi những giọt nước mắt đang hiện diện trên đôi gò má đỏ bừng của mình – Nghĩ sao tui khóc vậy bà, tui không phải bánh bèo vô dụng yếu đuối, có bà mới là bánh bèo yếu đuối mít ướt thì có – Uyên cố cười.
- Gì nữa vậy trời – Gái đáp – Nay bày đặt nói tui như vậy nữa chứ, nói cho biết nha, Gái đây là một con bánh bèo mạnh mẽ và không dễ gì bị ăn hiếp đâu.
Hai cô gái cùng cười, Gái có vẻ cười dễ dàng và tự hơn nhiều, còn đối với Uyên, cơ mặt cô lúc này chỉ cố kéo lên một chút, giúp Uyên để lộ nụ cười yếu ớt và không mấy sức sống.
- Vậy chừng nào bà mới đưa cho tui mượn tài liệu được đây? – Gái hỏi lại.
- Ờ… hay tối nay bà rảnh không, gặp tui rồi tui đưa luôn – Uyên đề nghị cuộc hẹn.
- Bình thường tối đến tui bận lắm, nhưng không sao, tối nay tui gặp bà cũng được – Gái đáp.
- Ừ, vậy gặp nhau chỗ quán Urban Station Tố Hiến Thành hén, bà biết chỗ đó không?
- Biết, rồi có gì gặp nhau chỗ đó – Gai đáp, đột nhiên cô nhớ ra mình còn quên nói gì đó, cô nói vội – Mà mấy giờ gặp nhau, tự nhiên cho chỗ hẹn xong không nói giờ giấc gì hết.
- Hì! Bảy giờ tối được không? – Uyên hỏi.
- Được! Rồi có gì gặp bà sau hén, bai.
- Bai – Uyên đáp.
Uyên dập máy, cô cứ ngỡ mấy phút nói chuyện điện thoại với Gái vừa rồi là mấy phút cô thực sự cảm thấy an toan nhất, bởi cô biết, cô có cái để làm, có cái để quên đi sự thật nghiệt ngã về cái mái ấm mà cô và em cô đã sống suốt hơn hai mươi năm, cô có cảm tưởng rằng cái mái ấm đó, nơi hiện diện cuộc hôn nhân của bố mẹ cô dường như không có gì có thể cứu vãn được nữa, tất cả bây giờ chỉ còn là thời gian, chính thời gian sẽ trả lời cho những câu hỏi mà cô vẫn còn vướng bận trong lòng.
Cơ thể mẹ cô vẫn nằm im lìm trên giường, mẹ cô thật đáng thương, có lẽ những giây phút bình an nhất trong cuộc đời bà là lúc này đây, lúc bà được nằm im lìm trên giường, chìm đắm trong những giấc mơ đẹp đẽ của riêng bà (Một tác dụng phụ nhưng không kem phần bổ ích mà thuốc bà đang dùng mang lại), trong giấc mơ đó, nơi có sự hiện diện của một phiên bản lão Phát hoàn khác, một lão Phát đẹp trai, người mảnh khảnh, vầng trán cao, tóc bay mộng mơ, người con trai mà một thời đi học đã làm bà mê say đắm, làm bà có thể trốn gần hết những tiết học buổi sáng để được nhìn ngắm chàng trai đó.
Uyên đứng dậy, đột ngột say sẩm mặt mày, hậu quả do việc ngồi chồm hổm quá lâu, cô lê lết thân mình xuống nhà dười, dọc đường, cố gắng không để chân mình dính phải những mảnh vỡ thủy tinh rơi trên sàn gạch giờ đây mang màu đỏ tía. Cô mở tủ lạnh và lấy cho mình hộp nước ép táo mà uống ừng ực, nước táo chua ngọt đánh thức mọi giác quan trong con người cô.
Lão Phát ngồi lì trên chiếc ghế sô-pha ở phòng khách, hai chân lão cũng lại là một hỗn hợp của bông băng, gạc và ghim cố định, nhưng tác phẩm băng bó của lão có phần xấu xí đến tàn nhẫn, lão tự tay làm, nên không xấu mới lạ, ai mà giúp lão chứ.
- Mày lấy cho bố hộp nước táo uống cái, bố đi không được – Lão Phát gọi Uyên khi thấy cô từ trong nhà bếp đi ra.
Cơ thể Uyên chợt cứng đơ, mọi cơ bắp trên cơ thể cô gồng cứng, miệng cô sẵn sàng để có thể thốt ra những lời cay độc nhất giáng xuống bố cô, nhưng cô ghìm chặt lại, không để cho đôi môi ấy có cơ hội mấp máy. Đôi chân cô bước từng bước một, dẫn cô đến tủ lạnh. Chỉ vài phút sau, hộp nước táo đã nằm gọn trong tay lão Phát. Lão tu ừng ực cái thứ nước vàng trong đó, lão vừa uống, vừa nhìn đứa con gái ông.
- Bố xin lỗi khi làm như vậy – Lão Phát nói với Uyên ngay khi lão đã chén sạch hộp nước ép.
Uyên không nói gì, cô chỉ trừng mắt nhìn lão, đoạn cô bỏ đi, nấu một chút cháo và mang lên cho mẹ mình, bỏ mặc lão Phát ngồi đó mặt mày nhăn nhó, loay hoay với vết thương nơi chân lão.
Người ta có thể nói Uyên tàn nhẫn với bố ruột mình, theo cách gọi của nhiều người vẫn hay biện minh cho mấy hành động sai lầm của các bậc sinh thành; Dù gì đó cũng là bố mày, ổng là người đẻ ra mày, không có ổng thì làm sao có mày, bố mẹ có sai thì con cái cũng không được có thái độ như vậy, chúng mày hồi nhỏ cũng thiếu gì những hành động sai trái, thế mà bố mẹ đâu có chối bỏ chúng mày.
Lão Phát chật vật mãi mới cố định được vết thương cũng như băng bó đàng hoàng tử tế nhất cho nó, lão nhìn bìa nhựa mình vừa đặt trên bàn kính, nhìn thấy nó thôi cũng đủ khiến lão sôi gan tức máu.
Điện thoại trong túi quần lão rung, lão lôi nó ra và nhìn ngay vào màn hình. Là số mụ Liên – Lão nghĩ. Không chần chừ, bấm nút nghe.
Như thường lệ, cứ mỗi lần mụ Liên gọi, là đầu dây bên kia kêu lên mấy tiếng e é nghe chói cả tai, lão Phát đành để ống nghe ra xa một chút mới có thể nghe rõ được mụ nói gì.
- Tôi nghe đây! – Lão trả lời, sau khi hứng một tràng liên thanh của mụ Liên khi mụ đột ngột không nghe thấy lão trả lời.
- Trời ơi, sao anh cứ hay làm em hết hồn vậy kìa, buồn hết sức – Mụ giận giỗi – Hôm nay là hai mươi ba rồi, mai hai mười bốn, không biết ông anh có rảnh không, qua chỗ em chơi “no en”? – Mụ nói chữ “Noel” bằng giọng Bắc đặc trưng.
- Ồ, tất nhiên là được rồi, nhưng mà hôm đó chắc tôi không chơi đùa nhảy nhót như thường ngày được, chân cẳng phải băng bó.
- Trời, anh làm sao lại để cho chân cẳng băng bó vậy? – Mụ hỏi gấp.
- Chỉ tại đi đứng không cẩn thận thôi đó mà – Lão đáp, đoạn chỉnh lại một cây ghim đột bung ra, để lộ mảng thịt tươi rói.
- Gì mà bất cẩn vậy anh – Mụ thở dài – Phải hết sức cẩn thận chứ cà… Mà thôi, em điện cho anh chỉ muốn nhắn anh vậy thôi, nhớ tối hai mươi bốn qua chỗ em chơi nha, em sẽ cho mấy cô xinh tương thật ngon phục vụ anh.
- Thế cô Ly không có ở đó sao? – Lão đột ngột hỏi, bỗng cảm thấy nhói đau nơi ngực trái, tim lão đập thình thịch như muốn văng khỏi lồng ngực.
Mụ Liên im lặng đôi chút, từ hôm qua đến giờ, mụ không thể liên lạc được với Ly, mụ bực mình lắm, chỉ còn mỗi Gái là con đĩ ngon lành thôi, nhưng con nhỏ phải được để dành cho lão Vương, bởi lão đang làm nhiệm vụ cho mụ.
- Không giấu gì anh, Ly từ hôm qua đến giờ, em hổng có liên lạc được với nó – Mụ đột ngột chuyển giọng người miền Nam, kiểu nói đặc trưng của mấy con nhỏ tuổi teen Sài Gòn.
- Nói sao, không liên lạc được? – Lão hoang mang.
- Dạ! Con nhỏ kì cục hết sức, không biết tại sao nó lại như vậy nữa, em nghĩ con nhỏ muốn trốn rồi, thứ gì đâu, ăn cháo đá bát.
- Vậy chuyện tôi muốn cô thực hiện, cô đã triển khai chưa? – Lão Phát hỏi, đột ngột thấy lo, nghĩ là mụ Liên chưa làm.
- Chuyện để ý tới nhỏ Ly đó hả, em cho người làm rồi, mà nè – Mụ lên tông như thường lệ - Tự nhiên anh hỏi vậy là có ý gì, không lẽ anh không tin em.
- Tôi không có ý đó – Lão Phát phân bua, môi lão nhếch thành nụ cười đểu.
- Ừa! Em nói thật mà, em cho người đi dò la con nhỏ đó rồi, không những thế, em còn muốn làm lớn chuyện này nữa. Con nhỏ đó nó trốn gì mà biệt tăm biệt tích luôn, bực mình, kì này phải xử lý nó nghiêm khắc mới được, em mà bắt được nó ở đâu, em xé xác nó ra – Mụ nói giọng cao vút, cứ như một nghệ sĩ hát Opera chuyên nghiệp.
Lão Phát không nói gì, chỉ dập máy ngay sau đó, lão không muốn nghĩ đến viễn cảnh cô tình nhân lão có người khác, lão không muốn nghĩ đến chút nào, nhưng những gì lão chứng kiến trong đêm mưa tầm tã hôm trước như một gáo nước lạnh tạt thẳng vào bản mặt lão, làm lão tỉnh ngộ ra.
- Tất cả mọi chuyện đều do mày gây ra – Lão chỉ bìa nhựa đặt trên bàn, tự lẩm bẩm một mình như một người vô hồn – Chỉ cần tao nộp cái này lên cấp trên thôi, là mày tiêu đời, thằng chó ạ.
Nói xong, lão cố đứng dậy, chộp lấy bìa nhựa, đi một cách khó nhọc đến chiếc xe gắn máy của mình, mất chừng mười phút gì đó, té lên té xuống hai ba lần, lão cũng ngồi yên vị trên chiếc xe. Lão đề máy, không thèm thay quần áo, cứ mặc bộ đồ tối hôm qua, rồi lên ga phóng ra ngoài đường, không nhìn đến con chó mi-lu đang quẫy đuôi, trong đầu lão bây giờ chỉ toàn hình ảnh tòa nhà sơn màu vàng óng, nơi làm việc của thằng ranh con cấp trên lão.
Lão hi vọng, chính nơi đó sẽ trừ khử được thằng khốn nạn đã đập chậu cướp đi đóa hoa tươi thắm mà lão nghĩ đáng ra phải thuộc về mình.
***
Tiệm cắt tóc chật kín người, ai ai cũng muốn có được một kiểu tóc ăn ảnh nhất để có thể thoải mái dạo chơi Giáng Sinh, có mấy cậu nhóc choai choai mặc nguyên bộ đồng phục trường học, ngồi ngay ngắn trên chiếc ghế xoay, mặt mày lấm la lấm lét, thâm chí cậu nhóc ngồi trong cùng trông như muốn khóc khi thấy tông-đơ đi chệch hướng, phá hỏng nguyên quả đầu xì-tai của cậu ta, anh chàng thợ cắt tóc mặt mày cũng lấm la lấm lét, khi thấy được mình đã làm sai, anh ta cố dỗ dành cậu nhóc học sinh cấp ba kia, nhưng lực bất toàn tâm, cậu ta cứ luôn miệng than vãn.
- Em không biết, bắt đền anh, bạn gái em thấy em cắt tóc như này, nó bỏ em mất.
Như ngồi kế Việt, cậu cười khúc khích, cười đã đời xong, cậu khịt mũi một cái, làm điệu bộ đồng-cảm-với-cậu-học-sinh-xấu-số.
- Này, cậu không nhất thiết phải làm vậy đâu – Việt khuyên răn.
- Ôi, cần gì phải lo chứ anh, có ai thấy mình cười đâu – Như đáp, vẫn nhìn chăm chăm cậu nhóc đó, lúc này, tông-đơ chỉ đưa lên đưa xuống liên hồi, lấy đi gần hết tóc của cậu nhóc.
- Thằng đó sắp thành thầy tu rồi – Như nói, lại cười khúc khích.
- Xin mời người tiếp theo lên ghế số năm ngồi – Một cô tiếp viên xinh đẹp thông báo.
Việt bước đến, ngồi trên chiếc ghế số năm với tâm trạng cực kì hồi hộp và căng thẳng, bình thường, anh không có thói quen ra mấy sa-lông cắt tóc sang trọng, một phần vì anh nghĩ nó không cần thiết, phần khác thì lại nghĩ trong đó toàn mấy thằng thợ tay nghề không vững, chưa hết, nó còn hay lơ đãng trong lúc cắt, không giống mấy gã trung niên cắt chuyên nghiệp lâu năm. Việt có nói là anh muốn quay về tiệm cắt tóc gần nhà anh (Một tiệm cắt tóc của một ông lão đã sắp sửa mấp máy độ tuổi sáu mươi, người đã cắt cho anh kiểu tóc hết sức ư là nghiêm túc mà anh sở hữu từ lúc học trung học cho đến tận bây giờ), nhưng Như nhất quyết không chịu, cậu giới thiệu tiệm cắt tóc này cho Việt, cậu còn thề thốt đây là tiệm cắt tóc nổi tiếng và sành điệu nhất Sài Gòn.
Việt nghĩ, sành điệu không thấy đâu mà chỉ thấy trước mắt là một đứa bất đắc dĩ phải chấp nhận quả đầu thảm họa.
- Anh muốn cắt kiểu nào – Một thanh niên mặt non thấy rõ, mới nhìn thôi đủ biết kinh nghiệm không nhiều, cậu ta hỏi Việt.
- Tôi… - Việt không biết nói thế nào, bình thường, mỗi lần anh đi cắt tóc, là ông cụ đều biết anh muốn cắt kiểu gì.
- Cắt cho anh ta kiểu nào vừa sành điệu, lại vừa không quá xấu là được, anh có thể nhìn khuôn mặt anh ta rồi tìm xem kiểu nào thích hợp nhất cho ảnh – Như gợi ý cho gã thợ làm tóc.
Tên này quan sát kĩ khuôn mặt Việt trong gương, tay chân múa loạn xạ, bước tới rồi lại bước lui, mặt hình sự và tập trung cao độ, cuối cùng anh ta tự gật đầu với chính mình và bắt tay vào công việc.
Việt không dám nhìn mình trong gương, anh chỉ biết nhắm tịt mắt, điều này khiến tay thợ làm tóc ngạc nhiên và lắc đầu không hiểu chuyện gì đang xảy ra, nhưng Như đã thúc giục anh ta tiếp tục công việc của mình.
Cách đó hơn hai ba cây số, Ly đang đứng cùng với Toản tại phòng trọ của Ly, Toản đứng dưới, trên tay cậu là túi ba lô mà cậu mới mua, trong đó chứa một vài bộ đồ cũng mới mua, cậu từ chối nhận quần áo mà Việt muốn cho cậu mượn, chỉ nhận một vài bộ cho có lệ.
Cậu không muốn vác mặt về nhà chỉ để lấy đồ, điện thoại rung liên hồi, cậu không bắt máy vì biết người đang gọi mình là ai, cậu chỉ gửi dòng tin nhắn ngắn ngủi vào máy chị Uyên,
Chị đừng điện nữa, em không sao hết, chị để em một mình suy nghĩ được không, em muốn đi đâu đó cho khuây khỏa, em không chết được đâu.
Yêu gia đình nhiều.
Một lúc sau, Ly bước xuống, trên tay cô là hai ba lô, một chứa đồ của cô, và một cái khác để trống, đó chính là chiếc ba lô của Thủy, Ly lấy tạm, để cho thằng em bất đắc dĩ mình mượn.
Cả bốn người hẹn gặp mặt nhau lúc sau giờ chiều tại bến xe miền Đông, Như đi với Việt để lo phần tóc tai cho anh, còn Toản đi với Ly, hai người đang ngồi trên xe buýt tuyến Bến Thành – Bến xe miền Đông. Dọc đường đi, hai người không nói chuyện nhiều với nhau, chỉ nói vài ba câu chỏi hỏi.
Bên ngoài, cảnh sắc đang dần ngả sang một màu cam hoàng hôn, dòng người nườm nượp nối đuôi nhau chạy ngược chạy xuôi, hàng quán hai bên đường đã trang hoàng hàng trăm ngọn đèn nhấp nha nhấp nháy, không khí Giáng Sinh thật sự đã đến rất gần. Chiếc xe buýt phải vô cùng vất vả mới có thể lết đến bến xe bởi lượng xe cộ lưu thông vào buổi chiều rất đông.
- Giáng Sinh chỗ Ly vui lắm – Cô bất chợt nói, đôi mắt đang nhìn chằm chằm vào hang đá phát sáng được đặt tại nhà thờ Tân Chí Linh.
Toản không nói gì, chỉ nhìn theo, cậu suy nghĩ đủ điều, cậu ước sao gia đình mình cũng bình yên và hạnh phúc giống như gia đình Chúa Giê-su hài đồng, Ngài có được một người mẹ với khuôn mặt thật xinh đẹp, nhân từ và hiền lành, cộng thêm một người cha công chính và luôn yêu thương gia đình Ngài hết mực. Gia đình Chúa Giê-su dường như trái ngược hoàn toàn với gia đình cậu lúc này, cậu có một người mẹ cũng nhân từ đó, cũng xinh đẹp đó, nhưng ông bố cậu thì lại không được như vậy.
Chiếc xe buýt sau một hồi lâu thật là lâu cũng đến được bến xe. Ly và Toản bước xuống, cảm nhận được chiếc xe nóng đến cỡ nào, mấy đứa sinh viên xay xẩm mặt mày, trông chúng nó cứ như muốn ói hết cả lũ.
Cô và Toản đến quầy vé và mua bốn chiếc vé từ tiền mà Việt đưa, cô và cậu sinh viên y khoa khá ngạc nhiên khi thấy việc mua vé rất dễ dàng, tuyến Đà Lạt – Thành phồ Hồ Chí Minh hầu như không ai đi.
- Kỳ này chắc bao nguyên xe quá Lý – Toản nói.
- Hi vọng như vậy, đi đông, mệt mỏi lắm – Ly đáp.
Cô và cậu sinh viên sau khi mua vé xong, đoạn đến ngồi tại nhà chờ, đợi hai người kia đến. Màn hình ti-vi đang phát bản tin thời sự lúc năm giờ chiều, cô phóng viên đang háo hức thuật lại không khí chuẩn bị đón Giáng Sinh trên khắp thế giới. Cô phóng viên cũng không quên thuật lại một sự kiện đáng buồn đã xảy ra tại thủ đô Berlin nước Đức, một vụ đáng bom nhằm vào chỗ đông người trong dịp Giáng Sinh tại nước này đã không may diễn ra, các nước châu Âu kêu gọi người dân bình tĩnh, an ninh tại châu Âu đang được tăng cường gấp đôi sau vụ khủng bố vừa rồi nhằm đảm bảo người dân có thể đón lễ Giáng Sinh an toàn và bình an.
- Toản muốn đi du học ở Anh lắm, mà thấy khủng bố như này chắc thôi, không ham.
- Tui thì không có ước mơ đi du học, chỉ mong muốn một lần được đặt chân đến nước Anh, để được tận mắt thấy chỗ người ta đóng phim Harry Potter, rồi chụp hình với lâu đài Hogwarts… – Ly ngập ngừng.
- Ủa, fans của Harry à? – Toản hỏi.
- Trời ơi, tui mê lắm, tui đọc hết nguyên bộ tiếng Anh của nó luôn rồi, mà còn đọc lại mỗi cuốn tới ba lần – Ly hí ha hí hửng khoe chiến tích.
- Chà, học cũng giỏi dữ hén – Toản tấm tắc khen ngợi.
- Hồi đó tui thi đậu chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế của trường Đại Học Ngoại Thương cơ mà, nhưng mà đó là chuyện hồi xưa, còn bây giờ thì… - Bỗng dưng cô không nói nữa, cứ ngỡ những hồi ức tồi tệ đang ùa về với mình.
- Thôi, chuyện qua rồi, quan trọng mình sống tốt, sống đúng lương tâm, biết hối cải là được – Toản giải nguy cho cô.
- Ừ! Tui nghĩ được vậy thì tốt quá, nhưng không biết đến khi nào mới được – Ly đáp, mắt cô lơ đãng.
Cô còn đang nói thì từ đằng xa, hai thanh niên tướng tá khá tương đồng, cao lớn độ ngang nhau, một cậu mặt non trông cứ như học sinh cấp ba, mà đích thực cậu ta là học sinh cấp ba, Như diện quần Jean xanh đen ôm, chiếc áo thun body trắng có mang dòng chữ “Đưa nhau đi trốn” màu xanh lá cây nằm chình ình trên ngực áo. Tai trái Như còn đeo bông tai dạng tròn màu đen. Chàng thanh niên còn lại cũng diện quần Jean xanh đen, nhưng anh ta mặc chiếc ao thun body xanh dương sậm màu, ngực áo nổi bật dòng chữ “Xách ba lô lên và đi” màu xanh dạ quang nổi bật.
Hai người tóc tai cắt ngắn gọn gàng, Như vẫn kiểu mô-đen tóc chải ngược ra đằng sau, nhuộm màu nâu hạt dẻ, còn gã thanh niên thì…
- Cái người đi bên cạnh thằng Như có phải anh cảnh sát tui quen không vậy? – Ly quay sang hỏi Toản.
- Đích thực là anh ta đấy cô nương mộng mơ ạ! – Toản nói, cậu mỉm cười.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook