Nhu Phong
-
Chương 41
Lý Nhu Phong rất nhẫn nại. Sau đêm lẻn trở về viện nhỏ trong phủ Dương, năm ngày liền chàng đều không có hành động thiếu suy nghĩ nào. Bão Kê nương nương chỉ chờ thôi mà đã thấp thỏm chẳng yên, nhưng chàng vẫn cứ thái độ không vội không gấp, tới giờ thì dùng bữa, rảnh rỗi ngồi đọc sách, buồn buồn ra phơi nắng... Đêm hôm nay Bão Kê nương nương trằn trọc mất ngủ, bèn đứng dậy, sang xem Lý Nhu Phong viết chữ lên tường bằng nước hòa lẫn tro cốt lấy từ ngôi phù đồ về.
Chàng thấy Bão Kê nương nương tới thì ngạc nhiên: “Sao đã dậy rồi?”
“Không ngủ được.”
Chàng liền gọi nàng qua, đưa bút cho nàng: “Tôi chỉ ngài viết chữ nhé.”
Bão Kê nương nương chẳng muốn nhận, tức giận hỏi: “Tiêu Luyện Nhi là người của chàng hay của ta? Trước mắt chỉ còn một hơi tàn thôi đấy, chàng thật sự không lo lắng à? Sao có mỗi mình ta sốt ruột thế này?”
Luyện Nhi là tên khi còn bé của Tiêu Yên. Bão Kê nương nương đã cáu lên thì chẳng kiêng nể gì, gọi thẳng luôn là Tiêu Luyện Nhi. Lý Nhu Phong cười cười, mò lấy tay nàng nhét bút vào, còn khép năm ngón hộ nàng: “Nương nương, viết chữ tĩnh tâm hạ hỏa, để tôi chỉ cho ngài.”
Chàng nói chuyện cứ từ tốn mềm mỏng thế, làm lòng Bão Kê nương nương như bị xoa bông thơm, trơn mượt, ngát hương, nàng thật chẳng còn cách nào khác. Khi bàn tay lành lạnh của chàng giúp cầm thẳng bút, ngoài miệng nàng chỉ có thể ra vẻ xem nhẹ: “Ai mà chả biết viết chữ, cần gì nhờ chàng chỉ?”
Lý Nhu Phong nói: “Nương nương, tôi sẽ chỉ ngài viết chữ đẹp.”
Chàng giữ ngón tay Bão Kê nương nương, nắn lại tư thế cầm bút, lực nhấn nhá, độ cân xứng, hướng dẫn kỹ càng từng mục cho nàng. Chàng nói: “Nương nương luyện chữ thật đẹp vào, sau này vẽ bùa chú, chép kinh sách, quỷ thần trông thấy đều sẽ rất vui.”
Bão Kê nương nương nhờ ánh đèn rọi lên tường mới nhìn ra các vệt nước trên đó hắt sáng ngược lại. Chân phương, dốc đứng, khoáng đãng, thanh thuần, lại phảng phất sắc điệu cổ xưa, có thể thấy đã lấy kha khá cảm hứng từ nét khắc trên tấm bia cổ. Nàng nghĩ bụng, vào thời điểm áp lực thế mà chàng còn thư thái, nhàn hạ bực này. Nhưng biết chàng không vội, bao nhiêu xao động trong lòng nàng cũng giảm đi nhiều.
Chàng bắt đầu dạy nàng viết “Nhân tâm duy nguy, Đạo tâm duy vi.”
Bão Kê nương nương vừa gặp cái kiểu câu chả ai hiểu nổi này là nhức đầu, cứ thấy chữ nào chữ nấy y xì y đúc nhau, nhìn mà hoa hết cả mắt.
“Gì thế kia?”
“«Thượng thư • Đại Vũ mô» đấy. Hai câu này ý bảo lòng người biến động không yên, khó dò đoán; mà Đạo tâm thâm sâu tế vi, khó phỏng đoán.”
Đạo trị quốc của vua Thuấn, Bão Kê nương nương chả có hứng nghe tiếp. Viết thêm được tám chữ “Duy tinh duy nhất, doãn chấp quyết trung” [*], là mắt bắt đầu nhập nhèm, rồi díu chặt vào nhau.
[*] Cái Tâm của người thì nguy, cái Tâm của Đạo thì vi; phải giữ cái Tâm của mình cho tinh thuần và chuyên nhất, thì mới giữ được cái Trung (Trần Trọng Kim dịch).
Lý Nhu Phong nghe nàng ngáp ngắn ngáp dài, mới hỏi: “Giờ là buồn ngủ lắm nhỉ?”
Bão Kê nương nương gật đầu.
Lý Nhu Phong dìu nàng đến bên giường, đợi nàng nằm ngay ngắn thì giúp nàng dém chăn: “Ngài buồn ngủ là đúng rồi. Lần nào mà tôi tỉnh táo quá thì cứ lật «Thượng thư» ra, nháy mắt là ngủ gục ngay.”
Bão Kê nương nương nằm trên giường bật cười thành tiếng, chàng muốn dỗ nàng ngủ thôi mà cũng phải lòng vòng thế. Mặt nàng áp vào bàn tay man mát của chàng: “Tam Hoàng Ngũ Đế sẽ bị chàng chọc tức mà đội mồ sống dậy đấy.”
“Không sợ họ, tôi có dương bạt rồi.”
Bão Kê nương nương càng cười vui vẻ hơn, nắm tay chàng hỏi: “Lý Nhu Phong, sao chàng lại đáng ghét thế chứ?”
Lưng bàn tay Lý Nhu Phong dán lên gò má âm ấm của nàng, chàng dịu giọng: “Đừng đùa nữa, ngủ thôi.”
Chàng ngồi dựa vào đầu giường, lặng yên chờ nàng chìm dần vào giấc ngủ sâu, cả quầng lửa kia cũng mềm mại thành cỏ biếc tơ ngàn, chờn vờn nhẹ lay. Chàng lại nhìn qua thế giới luôn tuyền một màu đen đặc của âm gian, khe khẽ thở dài, hàng mày chau chặt.
…
Đến canh tư (1h), ngoài cửa bỗng lại vang lên tiếng cú kêu.
Lý Nhu Phong đến.bên cửa sổ, nâng tay đón đám lông vũ xám tro đó xuống. Trên chân cú vọ vẫn buộc viên sáp, bóp nát ra thì được một tấm vải ghi:
Đã tìm được mỏ đá động trời, Tam lang quả là thần nhân vậy. Vâng lời Tam lang, chỉ phái vài tinh binh thăm dò, không dám rút dây động rừng.
Lý Nhu Phong đăm chiêu suy tư, giây lát sau lấy ra một tấm vải và tro cốt trộn chu sa đã chuẩn bị sẵn, viết: Xác định đường thủy, chuẩn bị tiếp ứng. Chọn ngày cứu người, đã ra tay phải chắc thắng.
Cột lại lên chân cú vọ, rồi vung tay thả nó bay vào trời đêm.
***
Những ngày qua, sau khi sai người siêu độ vong hồn Duy Ma xong thì Dương Đăng thường xuyên đến viện nhỏ xem Bão Kê nương nương và Lý Nhu Phong. Hắn từng trình báo lên Ngô vương là sức khỏe đã hoàn toàn bình phục, thỉnh cầu khôi phục chức quyền. Ai ngờ Ngô vương uyển chuyển bác bỏ, bảo là bao năm nay hắn đã cực khổ bôn ba, giờ nên tranh thủ tĩnh dưỡng thêm ít lâu nữa.
Cùng lúc đó, vài ngự sử dâng tấu vạch tội Dương Đăng và bộ hạ cũ. Tố rằng thời gian trước Dương Đăng rà soát Trừng tặc sót lại trong thành, mặc dù có công, nhưng hắn không cần binh phù mà vẫn điều động được bộ hạ cũ. Cả những bộ hạ cũ kia của hắn, chưa thấy binh phù mà vẫn răm rắp nghe lệnh. Thế này thì khác gì xem nhẹ quyền uy của vương thượng?
Lại có ngự sử dâng tấu vạch tội, mắng Dương Đăng bạo ngược, tàn nhẫn, làm tổn hại thanh danh minh quân của Ngô vương.
Ngô vương nặng lời khiển trách đám ngự sử đấy. Song, dòng xoáy ngầm trong triều vẫn cuồn cuộn chảy xiết. Bao ánh nhìn soi mói, bao lời công kích, chỉ trích gay gắt, hết thảy đồng loạt chĩa mũi dùi vào Dương Đăng.
Dương Đăng đóng cửa không ra ngoài, nhàn rỗi quá nên cứ qua viện nhỏ quan sát dương bạt và người cõi âm, coi họ là trò vui mới. Bão Kê nương nương rất ghét ánh mắt đó của Dương Đăng, nhưng vẫn không thể không thận trọng, nghiêm túc trả lời đủ các loại vấn đề như: Người cõi âm khỏi cần ăn uống à? Người cõi âm vẫn phải thở chứ? Người cõi âm biến thây ma lợi hại tới mức nào? Không có dương bạt thì người cõi âm chịu được bao lâu?…
Hầu chuyện Dương Đăng được vài bữa, Bão Kê nương nương bèn cáo ốm ngủ suốt ban ngày, để mặc Lý Nhu Phong tự ra mà ứng phó Dương Đăng. Loại việc đối đáp với nhân vật lớn này thì rõ ràng là Lý Nhu Phong rành rẽ hơn nàng nhiều.
…
Cứ tới đêm thâu, cú vọ lại sà xuống sân viện. Lý Nhu Phong không tránh Bão Kê nương nương, thường xuyên thư từ qua lại. Bão Kê nương nương nhìn mãi cũng quen luôn cái bộ dáng trừng trừng mắt to tròn xoay của con chim kia.
Đến tối nọ, Lý Nhu Phong đang cột vải vào chân cú, Bão Kê nương nương bẫy một con chuột, đập xỉu rồi bỏ vô tay Lý Nhu Phong để chàng đút cho cú ăn. Lý Nhu Phong nắn thử cái thứ ấm ấm mềm mềm trong tay, lập tức cả kinh hất hết luôn chuột lẫn cú xuống đất, mình thì hoảng hồn giật lùi ba thước, làm Bão Kê nương nương cũng ngớ người.
Cú vọ lông dày vỗ cánh lượn qua, quắp lấy con chuột bay biến mất.
Lần đầu tiên Lý Nhu Phong không nói tiếng nào với Bão Kê nương nương suốt đêm. Bão Kê nương nương thấy hơi có chút tội lỗi.
Lại qua một hai bữa, Dương Đăng bí mật góp lời cùng Ngô vương, khẩn xin mau chóng giết Tiêu Yên, đồng thời chấn chỉnh đại quân, chuẩn bị thảo phạt Đại Ngụy đã đến ngày tàn.
Ngô vương lệnh cho Dương Đăng vào chùa Đại Từ Ân, tham gia đại hội tứ bộ vô già[1], lắng nghe Phật âm, tu tâm dưỡng tính.
Dương Đăng trở về, một đao chặt đổ gốc cổ thụ trăm năm xiêu vẹo trong phủ.
Đến hôm sau, Dương Đăng qua chùa Đại Từ Ân. Vào khoảng hoàng hôn cùng ngày, Bão Kê nương nương và Lý Nhu Phong nhảy ra khỏi phủ Dương, bước vội đến một ngõ nhỏ khuất mắt. Vừa vào đã thấy ở đó buộc sẵn hai con ngựa khỏe khoắn, một trắng một đen. Một con vừa gặp Bão Kê nương nương đã nương đã nhấc vó tung bờm, đúng là ngựa ô của nàng.
Lập tức có được y phục, lương khô, bản đồ, thẻ thân phận [*]… Bão Kê nương nương và Lý Nhu Phong đổi đồ khác rồi hóa trang đơn giản, cầm thẻ thân phận giả, lên ngựa chạy gấp cho kịp đến cổng thành trước khi đóng lại. Họ cứ thế một trước một sau rời khỏi thành Kiến Khang.
[*] Một dạng thẻ căn cước bằng mảnh tre, bên trên khắc ảnh tên tuổi, quê quán… Loại thẻ này có từ thời Chiến quốc, do Thương Ưởng nước Tần nghĩ ra. Người trong nước cần phải giữ kỹ, nếu không sẽ bị xem là nhập cư trái phép hay gián điệp các kiểu.
Đến lối vào mỏ đá, sương mù dày đặc đã phủ ngợp cả vùng hoang dã bạt ngàn. Quanh đấy xác xơ, tiêu điều, chỉ thấy mây sầu quạnh vắng thê ương, trời dường sà xuống lưng chừng rặng cây.
Thời khắc một tia tà dương cuối cùng tắt lịm vào mây đen, nhường lối cho bóng đêm giáng lâm, trước mắt LýNhu Phong bỗng hiện ra cả khoảng trời khoáng dã loáng ánh lân quang. Vô vàn quỷ hồn từ ngàn xưa ồ ạt trồi lên khỏi lòng đất, vác theo cuốc dài, lững lờ phiêu đãng giữa vô tận hoang vu.
- ------------
[1] Đại hội tứ bộ vô già: Tứ bộ chỉ tăng, ni và thiện nam, tín nữ; vô già nghĩa là không ngăn ngại. Đây là đại hội bình đẳng, không phân biệt thánh phàm, tăng tục, sang hèn, già trẻ, nội hay ngoại đạo, kỳ cựu hay mới vào đạo… Phong tục này bắt nguồn từ Ấn Độ, được cử hành 5 năm một lần với quy mô lớn và rất tốn kém, do các quốc vương ở các quốc gia theo Phật giáo chủ trì và đài thọ mọi chi phí. Trong thời gian đại hội thường có các buổi giảng kinh, biện kinh, tranh luận giữa các phái, cốt để thực hành và thọ nhận tài thí, pháp thí.
Chàng thấy Bão Kê nương nương tới thì ngạc nhiên: “Sao đã dậy rồi?”
“Không ngủ được.”
Chàng liền gọi nàng qua, đưa bút cho nàng: “Tôi chỉ ngài viết chữ nhé.”
Bão Kê nương nương chẳng muốn nhận, tức giận hỏi: “Tiêu Luyện Nhi là người của chàng hay của ta? Trước mắt chỉ còn một hơi tàn thôi đấy, chàng thật sự không lo lắng à? Sao có mỗi mình ta sốt ruột thế này?”
Luyện Nhi là tên khi còn bé của Tiêu Yên. Bão Kê nương nương đã cáu lên thì chẳng kiêng nể gì, gọi thẳng luôn là Tiêu Luyện Nhi. Lý Nhu Phong cười cười, mò lấy tay nàng nhét bút vào, còn khép năm ngón hộ nàng: “Nương nương, viết chữ tĩnh tâm hạ hỏa, để tôi chỉ cho ngài.”
Chàng nói chuyện cứ từ tốn mềm mỏng thế, làm lòng Bão Kê nương nương như bị xoa bông thơm, trơn mượt, ngát hương, nàng thật chẳng còn cách nào khác. Khi bàn tay lành lạnh của chàng giúp cầm thẳng bút, ngoài miệng nàng chỉ có thể ra vẻ xem nhẹ: “Ai mà chả biết viết chữ, cần gì nhờ chàng chỉ?”
Lý Nhu Phong nói: “Nương nương, tôi sẽ chỉ ngài viết chữ đẹp.”
Chàng giữ ngón tay Bão Kê nương nương, nắn lại tư thế cầm bút, lực nhấn nhá, độ cân xứng, hướng dẫn kỹ càng từng mục cho nàng. Chàng nói: “Nương nương luyện chữ thật đẹp vào, sau này vẽ bùa chú, chép kinh sách, quỷ thần trông thấy đều sẽ rất vui.”
Bão Kê nương nương nhờ ánh đèn rọi lên tường mới nhìn ra các vệt nước trên đó hắt sáng ngược lại. Chân phương, dốc đứng, khoáng đãng, thanh thuần, lại phảng phất sắc điệu cổ xưa, có thể thấy đã lấy kha khá cảm hứng từ nét khắc trên tấm bia cổ. Nàng nghĩ bụng, vào thời điểm áp lực thế mà chàng còn thư thái, nhàn hạ bực này. Nhưng biết chàng không vội, bao nhiêu xao động trong lòng nàng cũng giảm đi nhiều.
Chàng bắt đầu dạy nàng viết “Nhân tâm duy nguy, Đạo tâm duy vi.”
Bão Kê nương nương vừa gặp cái kiểu câu chả ai hiểu nổi này là nhức đầu, cứ thấy chữ nào chữ nấy y xì y đúc nhau, nhìn mà hoa hết cả mắt.
“Gì thế kia?”
“«Thượng thư • Đại Vũ mô» đấy. Hai câu này ý bảo lòng người biến động không yên, khó dò đoán; mà Đạo tâm thâm sâu tế vi, khó phỏng đoán.”
Đạo trị quốc của vua Thuấn, Bão Kê nương nương chả có hứng nghe tiếp. Viết thêm được tám chữ “Duy tinh duy nhất, doãn chấp quyết trung” [*], là mắt bắt đầu nhập nhèm, rồi díu chặt vào nhau.
[*] Cái Tâm của người thì nguy, cái Tâm của Đạo thì vi; phải giữ cái Tâm của mình cho tinh thuần và chuyên nhất, thì mới giữ được cái Trung (Trần Trọng Kim dịch).
Lý Nhu Phong nghe nàng ngáp ngắn ngáp dài, mới hỏi: “Giờ là buồn ngủ lắm nhỉ?”
Bão Kê nương nương gật đầu.
Lý Nhu Phong dìu nàng đến bên giường, đợi nàng nằm ngay ngắn thì giúp nàng dém chăn: “Ngài buồn ngủ là đúng rồi. Lần nào mà tôi tỉnh táo quá thì cứ lật «Thượng thư» ra, nháy mắt là ngủ gục ngay.”
Bão Kê nương nương nằm trên giường bật cười thành tiếng, chàng muốn dỗ nàng ngủ thôi mà cũng phải lòng vòng thế. Mặt nàng áp vào bàn tay man mát của chàng: “Tam Hoàng Ngũ Đế sẽ bị chàng chọc tức mà đội mồ sống dậy đấy.”
“Không sợ họ, tôi có dương bạt rồi.”
Bão Kê nương nương càng cười vui vẻ hơn, nắm tay chàng hỏi: “Lý Nhu Phong, sao chàng lại đáng ghét thế chứ?”
Lưng bàn tay Lý Nhu Phong dán lên gò má âm ấm của nàng, chàng dịu giọng: “Đừng đùa nữa, ngủ thôi.”
Chàng ngồi dựa vào đầu giường, lặng yên chờ nàng chìm dần vào giấc ngủ sâu, cả quầng lửa kia cũng mềm mại thành cỏ biếc tơ ngàn, chờn vờn nhẹ lay. Chàng lại nhìn qua thế giới luôn tuyền một màu đen đặc của âm gian, khe khẽ thở dài, hàng mày chau chặt.
…
Đến canh tư (1h), ngoài cửa bỗng lại vang lên tiếng cú kêu.
Lý Nhu Phong đến.bên cửa sổ, nâng tay đón đám lông vũ xám tro đó xuống. Trên chân cú vọ vẫn buộc viên sáp, bóp nát ra thì được một tấm vải ghi:
Đã tìm được mỏ đá động trời, Tam lang quả là thần nhân vậy. Vâng lời Tam lang, chỉ phái vài tinh binh thăm dò, không dám rút dây động rừng.
Lý Nhu Phong đăm chiêu suy tư, giây lát sau lấy ra một tấm vải và tro cốt trộn chu sa đã chuẩn bị sẵn, viết: Xác định đường thủy, chuẩn bị tiếp ứng. Chọn ngày cứu người, đã ra tay phải chắc thắng.
Cột lại lên chân cú vọ, rồi vung tay thả nó bay vào trời đêm.
***
Những ngày qua, sau khi sai người siêu độ vong hồn Duy Ma xong thì Dương Đăng thường xuyên đến viện nhỏ xem Bão Kê nương nương và Lý Nhu Phong. Hắn từng trình báo lên Ngô vương là sức khỏe đã hoàn toàn bình phục, thỉnh cầu khôi phục chức quyền. Ai ngờ Ngô vương uyển chuyển bác bỏ, bảo là bao năm nay hắn đã cực khổ bôn ba, giờ nên tranh thủ tĩnh dưỡng thêm ít lâu nữa.
Cùng lúc đó, vài ngự sử dâng tấu vạch tội Dương Đăng và bộ hạ cũ. Tố rằng thời gian trước Dương Đăng rà soát Trừng tặc sót lại trong thành, mặc dù có công, nhưng hắn không cần binh phù mà vẫn điều động được bộ hạ cũ. Cả những bộ hạ cũ kia của hắn, chưa thấy binh phù mà vẫn răm rắp nghe lệnh. Thế này thì khác gì xem nhẹ quyền uy của vương thượng?
Lại có ngự sử dâng tấu vạch tội, mắng Dương Đăng bạo ngược, tàn nhẫn, làm tổn hại thanh danh minh quân của Ngô vương.
Ngô vương nặng lời khiển trách đám ngự sử đấy. Song, dòng xoáy ngầm trong triều vẫn cuồn cuộn chảy xiết. Bao ánh nhìn soi mói, bao lời công kích, chỉ trích gay gắt, hết thảy đồng loạt chĩa mũi dùi vào Dương Đăng.
Dương Đăng đóng cửa không ra ngoài, nhàn rỗi quá nên cứ qua viện nhỏ quan sát dương bạt và người cõi âm, coi họ là trò vui mới. Bão Kê nương nương rất ghét ánh mắt đó của Dương Đăng, nhưng vẫn không thể không thận trọng, nghiêm túc trả lời đủ các loại vấn đề như: Người cõi âm khỏi cần ăn uống à? Người cõi âm vẫn phải thở chứ? Người cõi âm biến thây ma lợi hại tới mức nào? Không có dương bạt thì người cõi âm chịu được bao lâu?…
Hầu chuyện Dương Đăng được vài bữa, Bão Kê nương nương bèn cáo ốm ngủ suốt ban ngày, để mặc Lý Nhu Phong tự ra mà ứng phó Dương Đăng. Loại việc đối đáp với nhân vật lớn này thì rõ ràng là Lý Nhu Phong rành rẽ hơn nàng nhiều.
…
Cứ tới đêm thâu, cú vọ lại sà xuống sân viện. Lý Nhu Phong không tránh Bão Kê nương nương, thường xuyên thư từ qua lại. Bão Kê nương nương nhìn mãi cũng quen luôn cái bộ dáng trừng trừng mắt to tròn xoay của con chim kia.
Đến tối nọ, Lý Nhu Phong đang cột vải vào chân cú, Bão Kê nương nương bẫy một con chuột, đập xỉu rồi bỏ vô tay Lý Nhu Phong để chàng đút cho cú ăn. Lý Nhu Phong nắn thử cái thứ ấm ấm mềm mềm trong tay, lập tức cả kinh hất hết luôn chuột lẫn cú xuống đất, mình thì hoảng hồn giật lùi ba thước, làm Bão Kê nương nương cũng ngớ người.
Cú vọ lông dày vỗ cánh lượn qua, quắp lấy con chuột bay biến mất.
Lần đầu tiên Lý Nhu Phong không nói tiếng nào với Bão Kê nương nương suốt đêm. Bão Kê nương nương thấy hơi có chút tội lỗi.
Lại qua một hai bữa, Dương Đăng bí mật góp lời cùng Ngô vương, khẩn xin mau chóng giết Tiêu Yên, đồng thời chấn chỉnh đại quân, chuẩn bị thảo phạt Đại Ngụy đã đến ngày tàn.
Ngô vương lệnh cho Dương Đăng vào chùa Đại Từ Ân, tham gia đại hội tứ bộ vô già[1], lắng nghe Phật âm, tu tâm dưỡng tính.
Dương Đăng trở về, một đao chặt đổ gốc cổ thụ trăm năm xiêu vẹo trong phủ.
Đến hôm sau, Dương Đăng qua chùa Đại Từ Ân. Vào khoảng hoàng hôn cùng ngày, Bão Kê nương nương và Lý Nhu Phong nhảy ra khỏi phủ Dương, bước vội đến một ngõ nhỏ khuất mắt. Vừa vào đã thấy ở đó buộc sẵn hai con ngựa khỏe khoắn, một trắng một đen. Một con vừa gặp Bão Kê nương nương đã nương đã nhấc vó tung bờm, đúng là ngựa ô của nàng.
Lập tức có được y phục, lương khô, bản đồ, thẻ thân phận [*]… Bão Kê nương nương và Lý Nhu Phong đổi đồ khác rồi hóa trang đơn giản, cầm thẻ thân phận giả, lên ngựa chạy gấp cho kịp đến cổng thành trước khi đóng lại. Họ cứ thế một trước một sau rời khỏi thành Kiến Khang.
[*] Một dạng thẻ căn cước bằng mảnh tre, bên trên khắc ảnh tên tuổi, quê quán… Loại thẻ này có từ thời Chiến quốc, do Thương Ưởng nước Tần nghĩ ra. Người trong nước cần phải giữ kỹ, nếu không sẽ bị xem là nhập cư trái phép hay gián điệp các kiểu.
Đến lối vào mỏ đá, sương mù dày đặc đã phủ ngợp cả vùng hoang dã bạt ngàn. Quanh đấy xác xơ, tiêu điều, chỉ thấy mây sầu quạnh vắng thê ương, trời dường sà xuống lưng chừng rặng cây.
Thời khắc một tia tà dương cuối cùng tắt lịm vào mây đen, nhường lối cho bóng đêm giáng lâm, trước mắt LýNhu Phong bỗng hiện ra cả khoảng trời khoáng dã loáng ánh lân quang. Vô vàn quỷ hồn từ ngàn xưa ồ ạt trồi lên khỏi lòng đất, vác theo cuốc dài, lững lờ phiêu đãng giữa vô tận hoang vu.
- ------------
[1] Đại hội tứ bộ vô già: Tứ bộ chỉ tăng, ni và thiện nam, tín nữ; vô già nghĩa là không ngăn ngại. Đây là đại hội bình đẳng, không phân biệt thánh phàm, tăng tục, sang hèn, già trẻ, nội hay ngoại đạo, kỳ cựu hay mới vào đạo… Phong tục này bắt nguồn từ Ấn Độ, được cử hành 5 năm một lần với quy mô lớn và rất tốn kém, do các quốc vương ở các quốc gia theo Phật giáo chủ trì và đài thọ mọi chi phí. Trong thời gian đại hội thường có các buổi giảng kinh, biện kinh, tranh luận giữa các phái, cốt để thực hành và thọ nhận tài thí, pháp thí.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook