Nhị Tiến Chế
Chương 13

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Hệ Nhị Phân

Tác giả: Thiên thượng điệu hãm bính

Chuyển ngữ: Andrew Pastel

Chương 13

Lúc đó đương là mùa xuân, hoa anh đào trồng vòng quanh khuôn viên cô nhi viện nở rộ, rực rỡ khoe sắc. Và tấm kính thủy tinh như ngăn cách Lan Tri khỏi những thứ tốt đẹp của cuộc đời.



Lan Tri cứ nhìn theo như thế một hồi lâu rồi mới thu tầm mắt, gọi bồi bàn: "Tính tiền."

Hóa đơn xong xuôi anh nhìn đồng hồ đeo tay một chút: ba giờ chiều chủ nhật.

Cũng giống như tất cả các buổi chiều chủ nhật khác, Lan Tri chạy xe đến một căn nhà tọa lạc tại khu F thành phố A. Khu F cách nhà anh cũng khá gần, nhưng cấp bậc lại cao hơn một chút: khu này rất nhiều quan chức, chính trị gia và học giả ở.

Trên đường đi, như thường lệ, Lan Tri ghé vào một tiệm hoa gần đó mua một bó cẩm chướng (*). Mỗi tuần một lần vào đúng giờ đó có một thanh niên điển trai đến mua hoa, bà chủ bán hoa cũng đã sớm quen mặt anh.

(*) Cẩm chướng, (kiếm cớ chèn hinh cho đẹp =]])



"Cậu Lan," bà chủ cầm bó hoa chuẩn bị sẵn chờ anh đến dùng giấy gói đẹp mắt gói lại, "Hôm nay đến muộn vậy. Kẹt xe à?"

Lan Tri nhận hoa, mặt không biểu lộ cảm xúc gì, đơn giản trả lời "Không phải." rồi nhanh chóng rời đi.

Bốn giờ kém vài phút, Lan Tri sạch sẽ chỉnh tề, áo sơ mi phẳng phiu, ôm bó cẩm chướng đứng trước cổng một tòa biệt thự trong khu F.

Anh cứ đứng đấy như hóa đá, không cử động cả ba phút đồng hồ.

Trước cổng biệt thự trồng một bụi dâm bụt cảnh (**). Hoa sắp hết mùa, những cánh hoa úa tàn bị gió thu thổi bay, rơi vào trên tóc, trên áo sơ mi của anh, rơi cả vào bó cẩm chướng đang cầm trên tay.

(**) Dâm bụt cảnh



Lan Tri nâng tay, cẩn thận lựa những cánh hoa héo úa khỏi bó cẩm chướng, ném đi. Sau đó anh ngửa đầu hít một hơi dài như hạ quyết tâm, rồi lấy trong túi ra một chiếc chìa khóa, mở cổng biệt thự tiến vào một cách rất quen thuộc.

Vừa tiến vào, trong nhà đã vọng ra tiếng nói: "Tiểu Lan về nhà rồi à?" - một giọng nữ vui vẻ cất lên.

"Vâng." Lan Tri nhẹ nhàng trả lời.

Người phụ nữ đã bước ra phòng khách, đi đến đón anh.

"Mẹ, con mua cho mẹ một bó hoa." Lan Tri đem bó cẩm chướng vừa nãy đưa sang bà.

Người "mẹ" này, chính là vợ Chu Thành, tên Dương Anh. Phụ nữ nào cũng đều thích hoa, bà Dương cũng không ngoại lệ, hơn nữa đây lại còn là hoa cẩm chướng, loài hoa tượng trưng cho tình mẫu tử.

"Tiểu Lan à, mẹ nói bao lần rồi, con rảnh ghé nhà ăn cơm đã tốt lắm rồi, mua hoa chi cho tốn kém." Dương Anh tuy quở trách nhưng vẫn tủm tỉm cười, dang tay nhận lấy bó hoa.

Sau đó bà vô tình đánh mắt ra ngoài cửa sổ, thấy xe Lan Tri còn đậu ngoài lề đường, bèn nói: "Sao con đậu xe ngoài đường vậy, không đỗ vào ga-ra?"

Lan Tri không phản ứng.

Dương Anh tinh ý thấy anh khó xử, bèn bảo: "Không sao đâu, ba con đi từ sáng rồi, bảo có việc gấp hôm nay không về, ga-ra còn trống trơn đây này. Con cứ đỗ xe vào thoải mái."

Lan Tri kín đáo thở phào một hơi, nhưng vẫn lọt vào mắt Dương Anh. Bà cũng không thể đoán được chính xác chuyện động trời đã xảy ra vào ban sáng, chỉ nghĩ anh ngại, bèn cười cười: "Thằng nhóc này, tính vẫn y như hồi bé. Cho dù ba con có về bất ngờ thì ông ấy đỗ xe bên ngoài cũng được, con không cần phải nhường đâu."

Nói xong dường như bà còn xúc động vì nhớ đến hồi bé, như theo bản năng tiến đến xoa đầu Lan Tri. Anh cũng cúi đầu xuống thấp cho bà xoa.

Lần đầu tiên xoa đầu đứa nhỏ này, nó còn thấp hơn bà nhiều lắm. Lúc đó là khi nào nhỉ, đúng rồi tận 16 năm về trước.

Khi đó Lan Tri mới 13 tuổi, ở cô nhi viện thành phố H, ngồi trong phòng học cách một tấm kính thủy tinh nhìn bà. Lúc ấy bà đang còn là nhân viên ở cục dân chính thành phố, xuống tỉnh G thành phố H để công tác trao đổi kinh nghiệm.

- -

T giải thích chút vụ xưng hô, bản gốc tác giả viết thầy Lan dùng từ "bá phụ - bá mẫu" là Chú và Dì để gọi Chu Thành - Dương Anh. Nhưng như mí bạn thấy đó hai người này là ba mẹ nuôi, mà t thấy ở VN chỉ có mẹ kế cha kế thì mới hay gọi dì dượng, còn đây là 1 cặp vợ chồng nhận nuôi luôn nên t thay hết bằng ba mẹ bình thường. Nhưng vì thay như thế thì sẽ biết trước quan hệ cha mẹ nuôi với thầy nên những chương trước mình có cố tình bỏ những đoạn thầy gọi Bá Mẫu ý để vẫn bám theo đc nguyên bản.

--

"Đây chính là đứa bé tôi nói." Viên trưởng cô nhi viện giới thiệu với Dương Anh. "Đứa nhỏ này thành tính học tập rất tốt. Tiểu học học vượt lớp, thi đậu một trong những trường điểm cấp hai của cả nước. Đáng tiếc ba đứa nhỏ năm ngoái qua đời đột ngột, lại không tìm được thân thích bà con nào, nên đã được đưa đến cô nhi viện này."

"Thế mẹ đứa nhỏ đâu?"

"Sau khi hạ sinh thằng bé, vì nhà quá nghèo khổ nên đã bỏ đi đến thành phố khác sinh sống, mất liên lạc hoàn toàn."

Dương Anh "À" một tiếng. Lúc ấy bà đang làm ở cục dân chính của thành phố A phát đạt, cũng chịu trách nhiệm chung về phúc lợi nhi đồng. Lần này đến đây là để trợ giúp thêm kinh tế cho các tỉnh, thành phố địa phương còn khó khăn, chưa phát triển.

"Đáng tiếc là trường điểm cấp hai thằng bé thi vào lại không nằm trong thành phố H. Theo quy định phúc lợi của cô nhi viện, chúng tôi không thể cho nó đi học ở trường không nằm trong địa phận thành phố H được, nên cuối cùng thằng bé phải chuyển về một trường cấp hai bình thường trong thành phố để có thể tiếp tục được đi học."

Thật sự đáng tiếc, Dương Anh nghĩ thầm, vất vả thi đậu trường điểm cấp hai, nhưng cuối cùng lại không thể theo học.

Viện trưởng bỗng dừng nói, đột ngột hỏi Dương Anh, "Bà Dương, hình huống như thế này bên thành phố A thường giải quyết thế nào?"

Dương Ang nghĩ ngợi một lúc, cẩn thận nói: "Các chính sách quy định cũng là để chúng ta có thể rạch ròi hơn trong việc đảm nhiệm vai trò giám hộ cho trẻ. Tôi tin rằng nếu giải thích kỹ càng cho thằng bé hiểu, nó sẽ thông cảm cho quyết định của cô nhi viện thôi."

Viện trưởng nở nụ cười: "À không bà Dương hiểu nhầm rồi. Đứa nhỏ này rất thông cảm với quyết định của cô nhi viện. Tuy khi ấy hiểu hiện của nó rất đau lòng, nhưng cũng rất nhanh chấp nhận chuyển trường, không có bất kỳ ý kiến nào."

Không hiểu vì sao nghe đến đây lòng Dương Anh lại đau nhói, bất giác quay đầu lại nhìn Lan Tri sau lớp cửa kính. Lúc đó đương là mùa xuân, hoa anh đào trồng vòng quanh khuôn viên cô nhi viện nở rộ, rực rỡ khoe sắc. Và tấm kính thủy tinh như ngăn cách Lan Tri khỏi những thứ tốt đẹp của cuộc đời.

"Tôi muốn hỏi về chuyện bên thành phố A sẽ xử lý thế nào nếu các cô nhi báo muốn thi cấp ba hoặc thậm chí thi đại học." Viện trưởng cô nhi viện không hiểu được tâm tình biến hoá trong lòng Dương Anh, cứ thế hỏi tiếp. "Dựa theo quy định của quốc gia, cô nhi đầy 16 tuổi cô nhi viện sẽ hết trách nhiệm nuôi dưỡng. Vì để cho các em có thể ra ngoài xã hội được, bình thường chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các em ghi danh vào các trường trung cấp nghề, một mặt vì những trường này có hợp tác với cô nhi viện, sẽ miễn giảm học phí rất nhiều, mặt khác khi đủ 16 tuổi trường nghề có thể giới thiệu một số việc làm thực tập để các em có thể tự trang trải cuộc sống sau này."

Dương Anh lập tức hiểu, Chính sách Quốc gia có thể chu cấp cho các cô nhi 9 năm giáo dục (***), nhưng nếu học tiếp thì không thể đảm bảo. Cô Nhi Viện này hướng dẫn các em vào các trường trung cấp nghề để định hướng về sau đã là tốt quá rồi. Nếu như muốn học cấp ba, cũng phát sinh rất nhiều vấn đề. Đầu tiên là học phí cấp ba không còn nằm trong danh sách phúc lợi quốc gia, cô nhi viện không thể chi trả, kinh tế thành phố H cũng không đủ phát đạt để tài trợ. Thứ hai dù có được miễn giảm học phí, thì cô nhi đến 16 tuổi cũng bị giải trừ quan hệ giám hộ với cô nhi viện, mất đi nguồn trợ lực kinh tế, làm sao để hoàn thành hết cấp ba, chưa kể đến phí tổn để học tiếp đại học.

(***) Ở TQ học tiêu học 6 năm cấp hai 3 năm, là 9 năm nha

Dương Anh lắc đầu: "Chuyện này thật sự rất khó giải quyết. Ở các cô nhi viện thành phố A, đa số các bé đều đã được bà con nhận lại, không có thân thích cũng được nhiều gia đình nhận về hết. Số ít không được nhận nuôi học hết chín năm giáo dục, vì thành tích không xuất sắc cũng không báo muốn lên cấp ba, đều đăng ký vào các trường trung cấp nghề. Tình huống bên các anh thật sự tôi chưa bao giờ gặp."

Bà nghĩ ngợi một lúc, lại hỏi: "Đứa nhỏ này rất muốn học lên cấp ba sao?"

Viện trưởng lắc đầu: "Không có. Thật ra kì trước chúng tôi hỏi chuyện dăng ký ghi danh, cháu có nói sẽ đăng ký trung cấp nghề, sẽ không báo thi cấp ba nữa." Ông dừng một lát, rồi thở dài một hơi: "Đứa nhỏ rất hiểu chuyện, không muốn gây phiền toái cho chúng tôi."

Dương Anh không nói gì, lại quay đầu nhìn Lan Tri.

Anh vẫn đứng sau cánh cửa thuỷ tinh nhìn bà. Nhưng Dương Anh cảnh thấy ánh mắt anh như đang đọng lại ở nơi xa xôi nào đó.

"Đứa nhỏ thật sự rất thông minh, nếu như có thể học đại học, tiền đồ sẽ xán lạn hơn rất nhiều." Viện trưởng tiếc nuối nói.

Lần đến thành phố H khảo sát đó đã để lại trong lòng Dương Anh ấn tưởng sâu đậm với một cậu bé tên Lan Tri.

Nửa năm sau, trong cơn gió lạnh thốc tháng 11, gia đình bà xảy ra biến cố. Đứa con trai duy nhất vừa mới lên cấp ba đã qua đời trong một tai nạn giao thông hy hữu.

Dương Anh bị nhấn chìm trong bi thống, phụ nữ trung niên mất con càng làm cho đêm già thêm lạnh. Hơn nữa bà và chồng đều đã qua 40, có lại một đứa con là rất khó.

Nhìn phòng riêng đầy những sách giáo khoa cấp ba mới mua trên kệ của đứa con trai yêu dấu, cùng chiếc giường đơn trống rỗng, bà lại đột nhiên nghĩ đến cậu bé Lan Tri buồn bã nhìn bà qua lớp kính thuỷ tinh vào ngày xuân hoa đào nở rộ kia.

Gia cảnh Dương Anh rất tốt, chồng bà là Chu Thành hiện đang là giáo sư ở một trường đại học lớn nhất thành phố Z, gia đình bà có đủ điều kiện vật chất và tin thần cho đứa con trai duy nhất tiếp tục học hành, nhưng đứa trẻ đã không còn có thể nhận được nữa. Trong khi ở một góc tối nọ, có cậu bé vì hoàn cảnh không thể tiếp tục học tập.

Dương Anh quyết định nhận nuôi Lan Tri, hơn nữa lại được Chu Thành đồng ý. Bà cũng không ngờ Chu Thành không những đồng ý mà còn rất vui vẻ ủng hộ bà.

Bà gọi điện thoại cho cô nhi viện thành phố H, biết được Lan Tri tuần sau đã tròn 14 tuổi, mà pháp luật quy định trẻ được nhận nuôi không được quá 14 tuổi.

Bà tức tốc hoàn thành hồ sơ chứng từ trong ba ngày, ngày thứ tư mới xuất hiện ở trước cổng cô nhi viện.

Nửa năm trôi qua, Lan Tri đã cao lên một ít. Có lẽ vì muốn gây ấn tượng tốt với vợ chồng bà, cậu bé mặc một chiếc áo lông còn mới, móng tay và tóc cắt tỉa gọn gàng, ngồi ngay ngắn trong phòng hành chính cô nhi viện.

Có rất nhiều người đến cô nhi viện nhận nuôi trẻ, nhưng đa số đều thích những bé nhỏ tuổi, chẳng mấy ai nhận nuôi một đứa trẻ đã mười mấy tuổi lại rất thành thục hiểu chuyện như vậy.

"Ta tên là Dương Anh, đây là chồng ta Chu Thành." Dương Anh xoa đầu Lan Tri, giới thiệu. "Chúng ta muốn nhận nuôi con, chăm sóc con, cho con cơ hội học cấp ba lẫn đại học. Tiểu Lan con có đồng ý không?"

Đó là lần đầu tiên bà thấy trên gương mặt hầu như không có bất kỳ cảm xúc nào của Lan Tri lộ ra một nụ cười mỉm ngượng ngùng.

"Con nguyện ý." Anh nhẹ nói: "Cảm ơn ba mẹ."

Nháy mắt 16 năm cứ như vậy trôi qua. Đứa bé trai ngày nào giờ đã cao lớn, phải nhón chân lên mới có thể xoa đầu.

"Tiểu Lan, chúng ta là người một nhà, người một nhà thì không vì chuyện chỗ đỗ xe mà cả nể với nhau." Nhớ đến chuyện cũ, bà vừa sờ đầu Lan Tri vừa nhẹ nhàng nói.

Lan tri gật đầu, nhẹ giọng trả lời: "Dạ mẹ, con sẽ đỗ xe vào ga-ra ngay."

Dương Anh nhìn theo bóng lưng Lan Tri, chữ "mẹ" anh gọi như còn vang vọng quanh đây, làm bà buồn vô cớ mà thở dài một cái.

Lan Tri cùng Dương Anh ăn cơm chiều. Sau khi ăn xong, nhân lúc nắng chiều còn đang nhập nhoạng chiếu xéo qua những tàn cây, hai người cùng nhau ra công viên tản bộ. Ở khu A đều là giới học thuật chính trị, đều có quen biết qua, trong lúc đi không ít người ghé lại chào hỏi.

Dương Anh không hề giấu giếm quan hệ của bà và Lan Tri ra bên ngoài nên mọi người đều biết đến anh.

Dạo quanh một lúc, Lan Tri bỗng mở miệng nói với Dương Anh: "Con có chuyện muốn hỏi ý mẹ."

Lan Tri cực kỳ ít nói, lại càng ít nói ra suy nghĩ trong lòng, hầu như chủ yếu chỉ có Dương Anh khơi chuyện trước. Đột nhiên Lan Tri lại chủ động nói chuyện, Dương Anh có chút bất ngờ. Bà vội khích lệ nói:"Con nói đi."

Lan Tri trầm mặc một lúc, rồi nhỏ giọng nói: "Con muốn tự mình ra ngoài thuê phòng ở."

Dương Anh vừa bắt đầu vui vẻ, lại như bị tạt nước lạnh vào đầu. Dùng sự nhạy cảm tinh tế của một người mẹ, người phụ nữ, gần đây bà đã cảm nhận được sự thay đổi trong lòng Lan Tri.

Lan Tri như càng ngày càng muốn xa cách bà.

Những sự thay đổi này bắt đầu từ lúc Lan Tri học năm 2 đại học. Trước đây anh rất dựa dẫm, gần gũi bà, thậm chí khi lên đại học anh còn luôn về nhà, không chịu ở trong kí túc xá.

Nhưng khi lên năm hai, mọi chuyện đều thay đổi.

Lan Tri đột nhiên không còn muốn về nhà, anh luôn ở trong ký túc xá chỉ cách nhà nửa giờ chạy xe, đến cuối tuần mới về nhà thăm bà.

Sau khi tốt nghiệp đại học anh ra nước ngoài học lên tiến sĩ, suốt bốn năm cũng chưa từng về nước. Dương Anh đôi khi thậm chí còn có cảm giác, Lan Tri một ngày nào đó sẽ bỏ bà mà biến mất, không kịp từ giã, cũng không còn gặp lại được nữa.

Cũng may Lan Tri mỗi ngày đều điên thoại về trò chuyện với bà, lại để bà cảm thấy như anh chỉ là đang bận học hành, là do bà nghĩ quá.

Nhưng cái loại ảo giác này, khi đã sinh ra rồi thì quanh quẩn ở đó mãi, chẳng chịu tan đi. Có một lần rốt cuộc bà không nhịn được, bóng gió trong điện thoại biểu lộ sự lo lắng của mình.

Lan Tri đầu dây bên kia trầm mặc thật lâu.

"Sau khi tốt nghiệp con sẽ về nước công tác, sẽ ở bên cạnh mẹ thôi." Anh trả lời: "Mẹ đừng lo lắng."

Tín hiệu âm thanh truyền đến không tốt lắm, luôn bị rè rè, làm cho tiếng nói Lan Tri nhiễm lên một tầng buồn bã.

Lan Tri không nuốt lời, sau khi tốt nghiệp anh về nước, nhận chức giảng viên ở đại học Z. Chỉ có điêu anh vẫn không muốn ở nhà, kiên trì để nghị ra ở riêng. Vợ chồng Dương Anh có một căn nhà trọ, vì thế để lại cho Lan Tri ở. Bà từ chối cho Lan Tri mướn phòng bên ngoài.

"Cần gi phải lãng phí tiền bạc như thế?" Bà giải thích: "Hơn nữa phòng người khác cũng chưa chắc thoải mái bằng phòng đó của ba mẹ."

Đưa ra quyết định này Dương Anh cũng có chút toan tính. Đầu tiên nhà trọ kia cách chỗ làm của bà không xa, thứ hai là nhà trọ cũng là tài sản của bà. Cho dù Lan Tri không thích đến thăm bà, bà cũng có thể chủ động đến thăm anh. Với tư cách là một người mẹ, bà không mong muốn tình cảm của bà và Lan Tri càng lúc càng mờ nhạt.

Cũng may Lan Tri không làm bà thất vọng. Mỗi cuối tuần sau bữa trưa, anh đều kiên trì về nhà cùng ăn cơm, tản bộ với bà như hôm nay vậy.

"Tại sao lại đột nhiên nghĩ đến chuyện thuê nhà ở ngoài?" Bà cố gắng đè nén cảm xúc, hỏi Lan Tri.

"Con muốn ở gần trường một chút." Lan Tri trả lời: "Đi lại thuận tiện hơn."

Lý do rất tốt. Dương Anh nghĩ thầm, uyển chuyển khuyên bảo: "Khu trường học rất bất tiện, mua đồ ăn hay vật dụng cũng rất khó khăn."

Lan Tri dừng bước, lại im lặng một hồi.

"Mỗi cuối tuần con sẽ về thăm mẹ." Anh đột nhiên nói.

Câu này dĩ nhiên là ám chỉ anh đã hiểu rõ lo lắng trong lòng Dương Anh, mặc dù không chính thức xung đột nhưng cũng biểu lộ rõ thái độ và quyết tâm của anh.

Lời đã nói ra như thế, hoàn toàn chính xác tâm tư Dương Anh, bà cũng không thể bắt bẻ gì thêm Lan Tri, đành bất đắ dĩ gật đầu đồng ý: "Nếu có khó khăn tài chính gì lúc thuê phòng thì con cứ nói, đừng tự làm khó minh."

Lan Tri "Vâng" một tiếng.

Mặt trời rất nhanh trốn mất, hắt ánh nắng chiều vàng nghệ cuối cùng của ngày lên sườn mặt Lan Tri.

"Tiểu Lan." Dương anh đột nhiên kinh ngạc, sờ tay lên khoé môi Lan Tri: "Con bị ai đánh sao?"

Lan Tri lắc đầu.

"Vậy sao khoé môi sưng lên thế này?"

"Cơm trưa...quá cay." Lan Tri nghiêng đầu tránh đi ngón tay Dương Anh và ánh mắt của bà. Dương Anh hoài nghi nhìn anh, nhưng cũng không hỏi thêm.

oOo

Hàn Kính mất 2 tiếng đồng hồ quay về đại học Z.

Hai tiếng đủ cho hắn tiêu tan đi lửa giận. Hắn cẩn thận ngẫm lại, cảm thấy buổi chiều cãi nhau với Lan Tri rất không đáng. Nhưng lúc đó giận quá mất khôn, Lan Tri lại bình thản ung dung, không cãi nhau Hàn Kính chắc sẽ bị uất ức nổ chết mất.

Nhưng dù sao Hàn Kính cũng hối hận rồi, hắn đưa tay đập mạnh lên đầu vài chục cái, quyết định sáng mai đi làm sẽ tìm cơ hội xin lỗi Lan Tri.

Hôm sau ngày thứ hai, Hàn Kính còn chưa kịp thấy hình bóng thon dài của Lan Tri vào trường, đã thấy trưởng bộ phận quản lý nhân sự đến tìm hắn.

"Hàn Kính, cậu bị sa thải rồi!" Trưởng bộ phận trừng mắt hung hăng nói.

Hàn Kính còn đang ú ớ chưa kịp phản ứng gì đã nghe nói tiếp: "Lập tức thu dọn đồ đạc, để chìa khóa lại rồi rời đi!"

Hơn nửa ngày Hàn Kính mới hiểu chuyện gì đang xảy ra. "Tôi làm sai cái gì mà các người sa thải tôi?"

"Cậu che giấu tiền án hình sự với tôi."

Hàn Kính kinh ngạc, đành phải ngoan ngoãn thu dọn đồ đạc cuốn gói rời đi.

Lúc hắn mang đồ đạc bên trong ra cổng không thấy người trưởng bộ phận nữa, thay vào đó là người tuyển dụng "nửa cùng quê" trước đây phỏng vấn hắn đang đứng chờ.

Hàn kính giao chìa khóa lại.

"Tiểu Hàn, chọc ai không chọc, lại đi đắc tội với hiệu trưởng Chu làm cái gì ah? Vợ ông ta làm lãnh đạo, nghe nói sắp tăng nhiệm lên làm phó thị trưởng rồi, nhà có quyền thế cậu chọc vào làm gì. Rồi xem, đến việc cũng mất luôn rồi!"

Thì ra là do lão Chu Thành kia giật dây! Ngày hôm qua gây sự nhà Lan Tri nhưng nhắm đánh không lại hắn bèn ngấm ngầm chơi bẩn. Hàn Kính giận run cả người.

Người đồng hương tốt bụng dấm dúi cho hắn mấy trăm tệ: "Trước mắt cậu dùng tạm chỗ này, còn thiếu thì tôi có thể cho mượn thêm nữa."

Hàn Kính cảm động, gật nhẹ đầu cảm ơn.

"Nhưng mà kể cũng kì ha." Người đồng hương bỗng dưng chọt hắn một cái: "Cậu cùng hiệu trưởng Chu tám đời không gặp mặt, không hiểu sao cậu lại đắc tội được với ông ta nữa."

Hàn Kính cười mỉa, cũng không buồn nói tiếp.

- -

*Hãy vote hoặc comment để An có động lực cày truyện tiếp nha:"(

*Follow để xem thêm nhiều prj truyện mới An đang edit nhé

*Cảm ơn mọi người nhiều xD

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương