Nhất Phẩm Giang Sơn
-
Quyển 7 - Chương 375-3: Gây náo loạn (3)
- Phương án thứ nhất không tốt.
Triệu Trinh suy nghĩ một chút, nói:
- Tuy hiện tại hai nước là láng giềng hữu hảo, nhưng căn bản vẫn là địch quốc. Từ khi Thạch Kính Đường cắt đất nhường Yến Vân, người Hán đã bị người Liêu ức hiếp thảm rồi. Hiện tại, khó khăn lắm quốc quân của bọn họ mới chui đầu vào lưới, tất nhiên sẽ có rất nhiều người yêu cầu bắt giam y, đến lúc đó chúng ta phải che chở cho y, sẽ rất bị động.
- Vậy làm bộ như không biết?
Triệu Thự hạ giọng nói.
- Ừ.
Triệu Trinh vuốt cằm nói:
- Trần Khác đoán có thể Quả nhân có thể làm như vậy nên mới không làm ầm lên, tâm cơ người này rất sâu, có thể thấy được phần nào. Tương lai nếu con cảm thấy hắn không cùng một lòng với mình thì sớm trừ đi.
- Sẽ không đâu.
Triệu Thự lắc đầu nói:
- Trần Khác chí hướng cao thượng, sẽ không tự mình tư lợi, quốc sĩ thế này nếu chúng ta không tin đích thị là con làm không đúng.
- Ha ha…
Triệu Trinh nhìn y, thêm vài phần hâm mộ, nói:
- Quả nhân chưa từng có bằng hữu, cũng nghĩ rằng Hoàng đế sẽ không có bằng hữu. Chỉ mong con có thể chứng minh rằng Quả nhân sai.
- Nhất định.
Triệu Thự quả quyết gật đầu nói.
……
Sáng sớm hôm sau, sứ đoàn xuất phát tới Biện Kinh. Còn cách Biện Kinh năm dặm đã có quan viên Lễ Bộ ra nghênh đón, tất cả nghi lễ vẫn như cũ, không tăng thêm chút nào. Đối với chuyện này Trần Khác cũng không hề kinh ngạc, sáng nay không thấy Trần Trung quay về đã nói rõ thái độ của Hoàng thượng và Tề Vương.
Theo lý thuyết, sứ đoàn thuận lợi vào kinh, việc tiếp sứ nước bạn của hắn coi như công đức viên mãn, công tác sau đó do các quan viên khác làm. Nhưng Trần Khác nhìn một vòng cũng không thấy đồng nghiệp tới đón mình. Vẫn là Thượng thư Lễ bộ Thị lang Hồ Túc đi tới, cười nói:
- Trần Học sĩ đã cực khổ rồi, có ý chỉ.
- Thần lĩnh chỉ!
- Mệnh Tiếp Bạn Sứ Trần Khác làm Quán Bạn Sứ. Khâm thử. (từ đón thành tiếp)
Hồ Túc cười nói:
- Một chuyện không phiền hai chủ, Trần Học sĩ phụ trách đến cùng đi thôi.
- Thần tiếp chỉ.
Trần Khác cũng không nghĩ gì nữa, chuyện này quả thật để hắn phụ trách mới thỏa đáng.
Vì thế, hắn dẫn sứ Liêu đến sứ quán nước Liêu ở thành đông bắc ngủ lại. Sau khi hai nước kết thành huynh đệ, đều lập sứ quán cho nước bạn ở trong nước mình, để cho sứ tiết đến kinh thì ở lại. Sứ quán nước Liêu ở Biện Kinh chiếm cả một con đường, mỗi khi có Liêu sứ đến, phủ Khai Phong và Binh bộ đều phái binh thủ vệ không cho người Tống tới gần.
Thu xếp chỗ ở cho Liêu sứ xong, Trần Khác nói với Da Luật Ất Tân:
- Ta đã chuyển quốc thư tới Ngân Đài Ti hộ các ngài, từ bây giờ đến lễ Càn Nguyên còn nửa tháng, phỏng chừng trước mười bốn tháng tư, Hoàng thượng sẽ triệu gặp các ngài một lần. Đến lúc đó ta sẽ báo trước, thời gian còn lại xin cứ tự nhiên.
- Toàn bộ nghe theo Học sĩ an bài.
Da Luật Ất Tân nói:
- Nếu học sĩ bận rộn, mấy ngày này có thể không cần phải tới đây. Có chuyện gì ta sẽ đến quý phủ tìm ngài.
- Cái này sợ là không được.
Trần Khác lắc đầu nói:
- Theo lệ, khi quý sứ ở trong kinh, Quán Bạn Sứ phải ở cùng trong suốt quá trình.
Da Luật Ât Tân nghe vậy nhíu chặt mày, mình vẫn ở cùng Tra Thứ, nếu họ Trần ở cùng với mình mọi lúc mọi nơi chẳng phải sẽ thường đối mặt với Tra Thứ sao? Tám phần mười sẽ để lộ! Suy nghĩ một chút, bèn cười với một vẻ mặt nam nhân nào cũng hiểu:
- Vậy thì tốt quá. Tiểu Vương nghe nói Biện Kinh phong nguyệt khôn cùng, sớm đã có tâm muốn say rượu hoa một lần, nghe nói Học sĩ là người đứng đầu phong nguyệt Đại Tống…
- Cái này….
Trần Khác khó xử nói:
- Đại Tống có quy tắc quan viên không được ra vào kỹ viện. Thứ cho hạ quan không thể hầu tiếp.
- Vậy sao….
Sắc mặc Da Luật Ất Tân có vẻ đáng tiếc:
- Vậy Học sĩ đi cùng Phó sứ đi, Tiêu đại nhân không gần nữ sắc, sẽ không làm khó Học sĩ.
- Cũng tốt, vậy không quấy rầy nhã hứng của Vương gia.
Trần Khác cười nói.
Ra khỏi sứ quán nước Liêu, Trần Khác liền tới Ngân Đài Ti nộp quốc thư cho người Liêu, hai ngày sau cùng Tiêu Phong ở sứ quán nước Liêu chơi cờ giết thời gian. Mà Da Luật Ất Tân kia cả ngày không nhìn thấy mặt, quả thực chơi ở bên ngoài muốn phát điên rồi…
Ban đầu Tiêu Phong vẫn còn bình thường, nhưng bắt đầu từ ngày thứ hai, ánh mắt đã bắt đầu khó xử, ấp a ấp úng như có chuyện muốn nói, nhưng lại khó mở miệng.
Y không nói, Trần Khác quyết định không hỏi, cần gì phải chuốc phiền não của người khác vào mình chứ. Nhưng Trần Khác cũng có vấn đề quan tâm, tỷ như vị Nhị Hoàng tử nước Liêu kia hiện nay thế nào.
Đương nhiên, hắn sẽ không hỏi thẳng Nhị Hoàng tử, mà đầu tiên là hỏi Liêu chủ, rồi hỏi đến Đại Hoàng tử, sau đó mới rất tự nhiên hỏi tiếp:
- Nghe nói năm ấy Hoàng đế quý quốc có sinh hạ Nhị Hoàng tử, hiện giờ còn chưa đến hai tuổi phải không?
- Điện hạ đã được hai tuổi, sắp đến sinh nhật rồi.
- Tên gì nhỉ?
- Da Luật Ức.
- Tên rất hay.
Trần Khác hơi sững sờ, khen.
- Hay chỗ nào?
Tiêu Phong hỏi.
- Đại Điện hạ tên Da Luật Tuấn, Nhị Điện hạ tên Da Luật Dật, tuấn dật phi phàm!
Trần Khác gượng cười nói:
- Hoàng hậu nương nương là đệ nhất mỹ nữ Bắc triều, sinh ra hai con trai đương nhiên xứng với hai chữ này.
- Đại Điện hạ là “Tuấn” trong “Mạc tuấn phỉ tuyền” (1), còn Nhị Điện hạ là “Ức” trong “Năng bất ức Giang Nam” (2)
Tiêu Phong có phần không thích thú phản đối.
(1): “Tuấn” này nghĩa là sâu, trong Thi Kinh “Tiểu Nhã – Tiểu Biện” có câu: “Mạc cao phỉ sơn, mạc tuấn phỉ tuyền”
(2) Câu cuối trong bài thơ “Ức Giang Nam” của Bạch Cư Dị
Giang Nam hảo,
Phong cảnh cựu tằng am.
Nhật xuất giang hoa hồng thắng hoả,
Xuân lai giang thuỷ lục như lam,
Năng bất ức Giang Nam
Dịch:
Giang Nam đẹp
Phong cảnh vốn thật quen.
Nắng lên hoa sóng hồng tơ lửa,
Xuân về sông nước lặng xanh trong,
Chẳng nhớ Giang Nam sao?
- Ha ha, vậy à…
Trần Khác cười khan.
- Hơn nữa, Đại Điện hạ lớn lên giống như Bệ hạ, khuôn mặt rất cương nghị.
Tiêu Phong liếc nhìn Trần Khác, buồn bã nói:
- Nhị Điện hạ lại vừa không giống Điện hạ, vừa không giống nương nương, thật không biết giống ai.
- Chỉ là trẻ con thôi mà, bộ dáng sẽ còn thay đổi.
Trần Khác cúi đầu nói:
- Lớn lên sẽ giống.
- Chỉ mong vậy.
Tiêu Phong thở dài, nói như nói đùa:
- Đột nhiên phát hiện ra, Nhị Điện hạ cũng hơi giống Học sĩ.
- Khụ khụ….
Trần Khác bị bắt trúng tim đen, cười gượng nói:
- Quen thì quen, nhưng không thể nói lung tung. Có thể mặt ta khá phổ biến, nhìn ai cũng thấy giống giống.
- Ra vậy.
Tiêu Phong chợt nói.
Trần Khác không dám đùa với lửa nữa, vội vàng đổi đề tài:
- Hơn nữa, trẻ con thì thông minh khỏe mạnh mới là quan trọng nhất, diện mạo giống ai cũng không sao.
- Thật sự Nhị Điện hạ thông minh phi thường, mới hai tuổi đã có thể ngâm thơ đọc từ rồi.
Tiêu Phong thản nhiên nói.
- Hả?
Lòng Trần Khác thầm run lên bần bật, lại hơi nhớ nhung hỏi:
- Đọc thi từ gì vậy?
- Tất cả đều là tác phẩm của Học sĩ.
Không đổi sắc, Tiêu Phong đáp.
- Thực ra thơ Đường là phải học, nhất là biên tái thơ, đó mới là thứ nam nhi nên học.
Trần Khác không kìm nổi mà nói.
- Lời ấy của Học sĩ…
Sắc mặt Tiêu phong quái dị:
- Biên tái thơ, thích hợp cho người Liêu chúng ta học sao?
- A…
Trần Khác sực nhớ ra, trong thơ biên tái, nhân vật phản diện đều là các dân tộc du mục người Hung Nô Đột Quyết, chính là lão tổ tông của người Khiết Đan… Không khỏi xấu hổ cười nói:
- Thôi, là ta lỡ lời rồi…
Bèn đổi chủ đề khác, không động chạm đến vị Nhị Điện hạ kia nữa.
Hai người câu được câu không trò chuyện, đều là ôm đầy bụng tâm sự, cuối cùng cũng chịu đựng được đến hết ngày, Trần Khác vội đứng lên cáo từ:
- Ngày mai gặp lại.
- Ta tiễn đại nhân.
Tiêu Phong đứng dậy nắm tay hắn đi ra ngoài, đợi Trần Khác lên xe mới quay lại.
……
Trên xe ngựa, Trần Khác lấy ra một tờ giấy từ trong ống tay áo, khi Tiêu Phong mượn cớ nắm tay hắn ra ngoài đã tranh thủ nhét vào, không biết là trò gì.
Vừa mở ra, suýt nữa hồn bay phách lạc, chỉ thấy trên đó ghi rõ ràng nửa bài “Cầu Hỉ Thước”
“Tiêm vân lộng xảo
Phi tinh truyện hận
Ngận hán điều điều ám độ
Kim phong ngọc lộ nhất tương phùng
Liên thắng khước nhân gian vô số”
(Thước Kiều Tiên của Tần Quan:
“Tiêm vân lộng xảo
Phi tinh truyện hận
Ngận hán điều điều ám độ
Kim phong ngọc lộ nhất tương phùng
Liên thắng khước nhân gian vô số
Nhu tình tựa thủy
Giai kỳ như mộng
Nhẫn cố thước kiều quy lộ!
Lưỡng tình nhược thị cửu trường thì,
Hựu khởi tại triêu triêu mộ mộ?”
Tạm dịch
Âm thầm thả bước sông Ngân
Sao bay truyền hận, mây vần sắc hoa
Gió vàng, sương ngọc nơi xa
Cùng nhau hội ngộ hơn xa nhân trần
Tình mềm tựa thủy xoay quần
Hẹn tình đẹp tựa muôn phần như mơ
Thước Kiều đâu dạ đành ngơ
Đôi tình đã hẹn tình thơ lâu bền
Chỉ cần lòng dặn chẳng quên
Cần chi sớm tối cùng bên nhau hoài
Đây là nửa bài từ trước kia Trần Khác viết tặng Tiêu Quan Âm, sau vài năm vẫn thấm đẫm gian tình. Cái này… tại sao lại rơi vào tay Tiêu Phong?
- Hay kẻ này muốn bức ta?
Đây là ý niệm đầu tiên trong đầu Trần Khác, nhưng hắn liền hủy bỏ. Tiêu Phong là tộc nhân thân tín nhất của Tiêu Hoàng hậu, năm đó còn nhận mật lệnh của Tiêu Hậu đi tìm mình hỏi kế. Chuyện mà bại lộ, y chạy không thoát!
- Vậy y muốn làm gì?
Quay lại trong phủ, Trần Khác vẫn đứng ngồi không yên, đoán không ra rốt cuộc Tiêu Phong muốn làm gì. Bỗng nhiên nghĩ đến một khả năng, hay người này chỉ là người chuyển lời? Nếu không, tại sao y lại có nửa bài từ lấy mạng người này?
Triệu Trinh suy nghĩ một chút, nói:
- Tuy hiện tại hai nước là láng giềng hữu hảo, nhưng căn bản vẫn là địch quốc. Từ khi Thạch Kính Đường cắt đất nhường Yến Vân, người Hán đã bị người Liêu ức hiếp thảm rồi. Hiện tại, khó khăn lắm quốc quân của bọn họ mới chui đầu vào lưới, tất nhiên sẽ có rất nhiều người yêu cầu bắt giam y, đến lúc đó chúng ta phải che chở cho y, sẽ rất bị động.
- Vậy làm bộ như không biết?
Triệu Thự hạ giọng nói.
- Ừ.
Triệu Trinh vuốt cằm nói:
- Trần Khác đoán có thể Quả nhân có thể làm như vậy nên mới không làm ầm lên, tâm cơ người này rất sâu, có thể thấy được phần nào. Tương lai nếu con cảm thấy hắn không cùng một lòng với mình thì sớm trừ đi.
- Sẽ không đâu.
Triệu Thự lắc đầu nói:
- Trần Khác chí hướng cao thượng, sẽ không tự mình tư lợi, quốc sĩ thế này nếu chúng ta không tin đích thị là con làm không đúng.
- Ha ha…
Triệu Trinh nhìn y, thêm vài phần hâm mộ, nói:
- Quả nhân chưa từng có bằng hữu, cũng nghĩ rằng Hoàng đế sẽ không có bằng hữu. Chỉ mong con có thể chứng minh rằng Quả nhân sai.
- Nhất định.
Triệu Thự quả quyết gật đầu nói.
……
Sáng sớm hôm sau, sứ đoàn xuất phát tới Biện Kinh. Còn cách Biện Kinh năm dặm đã có quan viên Lễ Bộ ra nghênh đón, tất cả nghi lễ vẫn như cũ, không tăng thêm chút nào. Đối với chuyện này Trần Khác cũng không hề kinh ngạc, sáng nay không thấy Trần Trung quay về đã nói rõ thái độ của Hoàng thượng và Tề Vương.
Theo lý thuyết, sứ đoàn thuận lợi vào kinh, việc tiếp sứ nước bạn của hắn coi như công đức viên mãn, công tác sau đó do các quan viên khác làm. Nhưng Trần Khác nhìn một vòng cũng không thấy đồng nghiệp tới đón mình. Vẫn là Thượng thư Lễ bộ Thị lang Hồ Túc đi tới, cười nói:
- Trần Học sĩ đã cực khổ rồi, có ý chỉ.
- Thần lĩnh chỉ!
- Mệnh Tiếp Bạn Sứ Trần Khác làm Quán Bạn Sứ. Khâm thử. (từ đón thành tiếp)
Hồ Túc cười nói:
- Một chuyện không phiền hai chủ, Trần Học sĩ phụ trách đến cùng đi thôi.
- Thần tiếp chỉ.
Trần Khác cũng không nghĩ gì nữa, chuyện này quả thật để hắn phụ trách mới thỏa đáng.
Vì thế, hắn dẫn sứ Liêu đến sứ quán nước Liêu ở thành đông bắc ngủ lại. Sau khi hai nước kết thành huynh đệ, đều lập sứ quán cho nước bạn ở trong nước mình, để cho sứ tiết đến kinh thì ở lại. Sứ quán nước Liêu ở Biện Kinh chiếm cả một con đường, mỗi khi có Liêu sứ đến, phủ Khai Phong và Binh bộ đều phái binh thủ vệ không cho người Tống tới gần.
Thu xếp chỗ ở cho Liêu sứ xong, Trần Khác nói với Da Luật Ất Tân:
- Ta đã chuyển quốc thư tới Ngân Đài Ti hộ các ngài, từ bây giờ đến lễ Càn Nguyên còn nửa tháng, phỏng chừng trước mười bốn tháng tư, Hoàng thượng sẽ triệu gặp các ngài một lần. Đến lúc đó ta sẽ báo trước, thời gian còn lại xin cứ tự nhiên.
- Toàn bộ nghe theo Học sĩ an bài.
Da Luật Ất Tân nói:
- Nếu học sĩ bận rộn, mấy ngày này có thể không cần phải tới đây. Có chuyện gì ta sẽ đến quý phủ tìm ngài.
- Cái này sợ là không được.
Trần Khác lắc đầu nói:
- Theo lệ, khi quý sứ ở trong kinh, Quán Bạn Sứ phải ở cùng trong suốt quá trình.
Da Luật Ât Tân nghe vậy nhíu chặt mày, mình vẫn ở cùng Tra Thứ, nếu họ Trần ở cùng với mình mọi lúc mọi nơi chẳng phải sẽ thường đối mặt với Tra Thứ sao? Tám phần mười sẽ để lộ! Suy nghĩ một chút, bèn cười với một vẻ mặt nam nhân nào cũng hiểu:
- Vậy thì tốt quá. Tiểu Vương nghe nói Biện Kinh phong nguyệt khôn cùng, sớm đã có tâm muốn say rượu hoa một lần, nghe nói Học sĩ là người đứng đầu phong nguyệt Đại Tống…
- Cái này….
Trần Khác khó xử nói:
- Đại Tống có quy tắc quan viên không được ra vào kỹ viện. Thứ cho hạ quan không thể hầu tiếp.
- Vậy sao….
Sắc mặc Da Luật Ất Tân có vẻ đáng tiếc:
- Vậy Học sĩ đi cùng Phó sứ đi, Tiêu đại nhân không gần nữ sắc, sẽ không làm khó Học sĩ.
- Cũng tốt, vậy không quấy rầy nhã hứng của Vương gia.
Trần Khác cười nói.
Ra khỏi sứ quán nước Liêu, Trần Khác liền tới Ngân Đài Ti nộp quốc thư cho người Liêu, hai ngày sau cùng Tiêu Phong ở sứ quán nước Liêu chơi cờ giết thời gian. Mà Da Luật Ất Tân kia cả ngày không nhìn thấy mặt, quả thực chơi ở bên ngoài muốn phát điên rồi…
Ban đầu Tiêu Phong vẫn còn bình thường, nhưng bắt đầu từ ngày thứ hai, ánh mắt đã bắt đầu khó xử, ấp a ấp úng như có chuyện muốn nói, nhưng lại khó mở miệng.
Y không nói, Trần Khác quyết định không hỏi, cần gì phải chuốc phiền não của người khác vào mình chứ. Nhưng Trần Khác cũng có vấn đề quan tâm, tỷ như vị Nhị Hoàng tử nước Liêu kia hiện nay thế nào.
Đương nhiên, hắn sẽ không hỏi thẳng Nhị Hoàng tử, mà đầu tiên là hỏi Liêu chủ, rồi hỏi đến Đại Hoàng tử, sau đó mới rất tự nhiên hỏi tiếp:
- Nghe nói năm ấy Hoàng đế quý quốc có sinh hạ Nhị Hoàng tử, hiện giờ còn chưa đến hai tuổi phải không?
- Điện hạ đã được hai tuổi, sắp đến sinh nhật rồi.
- Tên gì nhỉ?
- Da Luật Ức.
- Tên rất hay.
Trần Khác hơi sững sờ, khen.
- Hay chỗ nào?
Tiêu Phong hỏi.
- Đại Điện hạ tên Da Luật Tuấn, Nhị Điện hạ tên Da Luật Dật, tuấn dật phi phàm!
Trần Khác gượng cười nói:
- Hoàng hậu nương nương là đệ nhất mỹ nữ Bắc triều, sinh ra hai con trai đương nhiên xứng với hai chữ này.
- Đại Điện hạ là “Tuấn” trong “Mạc tuấn phỉ tuyền” (1), còn Nhị Điện hạ là “Ức” trong “Năng bất ức Giang Nam” (2)
Tiêu Phong có phần không thích thú phản đối.
(1): “Tuấn” này nghĩa là sâu, trong Thi Kinh “Tiểu Nhã – Tiểu Biện” có câu: “Mạc cao phỉ sơn, mạc tuấn phỉ tuyền”
(2) Câu cuối trong bài thơ “Ức Giang Nam” của Bạch Cư Dị
Giang Nam hảo,
Phong cảnh cựu tằng am.
Nhật xuất giang hoa hồng thắng hoả,
Xuân lai giang thuỷ lục như lam,
Năng bất ức Giang Nam
Dịch:
Giang Nam đẹp
Phong cảnh vốn thật quen.
Nắng lên hoa sóng hồng tơ lửa,
Xuân về sông nước lặng xanh trong,
Chẳng nhớ Giang Nam sao?
- Ha ha, vậy à…
Trần Khác cười khan.
- Hơn nữa, Đại Điện hạ lớn lên giống như Bệ hạ, khuôn mặt rất cương nghị.
Tiêu Phong liếc nhìn Trần Khác, buồn bã nói:
- Nhị Điện hạ lại vừa không giống Điện hạ, vừa không giống nương nương, thật không biết giống ai.
- Chỉ là trẻ con thôi mà, bộ dáng sẽ còn thay đổi.
Trần Khác cúi đầu nói:
- Lớn lên sẽ giống.
- Chỉ mong vậy.
Tiêu Phong thở dài, nói như nói đùa:
- Đột nhiên phát hiện ra, Nhị Điện hạ cũng hơi giống Học sĩ.
- Khụ khụ….
Trần Khác bị bắt trúng tim đen, cười gượng nói:
- Quen thì quen, nhưng không thể nói lung tung. Có thể mặt ta khá phổ biến, nhìn ai cũng thấy giống giống.
- Ra vậy.
Tiêu Phong chợt nói.
Trần Khác không dám đùa với lửa nữa, vội vàng đổi đề tài:
- Hơn nữa, trẻ con thì thông minh khỏe mạnh mới là quan trọng nhất, diện mạo giống ai cũng không sao.
- Thật sự Nhị Điện hạ thông minh phi thường, mới hai tuổi đã có thể ngâm thơ đọc từ rồi.
Tiêu Phong thản nhiên nói.
- Hả?
Lòng Trần Khác thầm run lên bần bật, lại hơi nhớ nhung hỏi:
- Đọc thi từ gì vậy?
- Tất cả đều là tác phẩm của Học sĩ.
Không đổi sắc, Tiêu Phong đáp.
- Thực ra thơ Đường là phải học, nhất là biên tái thơ, đó mới là thứ nam nhi nên học.
Trần Khác không kìm nổi mà nói.
- Lời ấy của Học sĩ…
Sắc mặt Tiêu phong quái dị:
- Biên tái thơ, thích hợp cho người Liêu chúng ta học sao?
- A…
Trần Khác sực nhớ ra, trong thơ biên tái, nhân vật phản diện đều là các dân tộc du mục người Hung Nô Đột Quyết, chính là lão tổ tông của người Khiết Đan… Không khỏi xấu hổ cười nói:
- Thôi, là ta lỡ lời rồi…
Bèn đổi chủ đề khác, không động chạm đến vị Nhị Điện hạ kia nữa.
Hai người câu được câu không trò chuyện, đều là ôm đầy bụng tâm sự, cuối cùng cũng chịu đựng được đến hết ngày, Trần Khác vội đứng lên cáo từ:
- Ngày mai gặp lại.
- Ta tiễn đại nhân.
Tiêu Phong đứng dậy nắm tay hắn đi ra ngoài, đợi Trần Khác lên xe mới quay lại.
……
Trên xe ngựa, Trần Khác lấy ra một tờ giấy từ trong ống tay áo, khi Tiêu Phong mượn cớ nắm tay hắn ra ngoài đã tranh thủ nhét vào, không biết là trò gì.
Vừa mở ra, suýt nữa hồn bay phách lạc, chỉ thấy trên đó ghi rõ ràng nửa bài “Cầu Hỉ Thước”
“Tiêm vân lộng xảo
Phi tinh truyện hận
Ngận hán điều điều ám độ
Kim phong ngọc lộ nhất tương phùng
Liên thắng khước nhân gian vô số”
(Thước Kiều Tiên của Tần Quan:
“Tiêm vân lộng xảo
Phi tinh truyện hận
Ngận hán điều điều ám độ
Kim phong ngọc lộ nhất tương phùng
Liên thắng khước nhân gian vô số
Nhu tình tựa thủy
Giai kỳ như mộng
Nhẫn cố thước kiều quy lộ!
Lưỡng tình nhược thị cửu trường thì,
Hựu khởi tại triêu triêu mộ mộ?”
Tạm dịch
Âm thầm thả bước sông Ngân
Sao bay truyền hận, mây vần sắc hoa
Gió vàng, sương ngọc nơi xa
Cùng nhau hội ngộ hơn xa nhân trần
Tình mềm tựa thủy xoay quần
Hẹn tình đẹp tựa muôn phần như mơ
Thước Kiều đâu dạ đành ngơ
Đôi tình đã hẹn tình thơ lâu bền
Chỉ cần lòng dặn chẳng quên
Cần chi sớm tối cùng bên nhau hoài
Đây là nửa bài từ trước kia Trần Khác viết tặng Tiêu Quan Âm, sau vài năm vẫn thấm đẫm gian tình. Cái này… tại sao lại rơi vào tay Tiêu Phong?
- Hay kẻ này muốn bức ta?
Đây là ý niệm đầu tiên trong đầu Trần Khác, nhưng hắn liền hủy bỏ. Tiêu Phong là tộc nhân thân tín nhất của Tiêu Hoàng hậu, năm đó còn nhận mật lệnh của Tiêu Hậu đi tìm mình hỏi kế. Chuyện mà bại lộ, y chạy không thoát!
- Vậy y muốn làm gì?
Quay lại trong phủ, Trần Khác vẫn đứng ngồi không yên, đoán không ra rốt cuộc Tiêu Phong muốn làm gì. Bỗng nhiên nghĩ đến một khả năng, hay người này chỉ là người chuyển lời? Nếu không, tại sao y lại có nửa bài từ lấy mạng người này?
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook