Nhất Phẩm Giang Sơn
-
Quyển 7 - Chương 372-2: Làm như cố nhân đến (2)
- Hoặc là cắt bớt một chân đi hoặc là làm cho hai chân kia dài ra.
Triệu Thự hạ giọng nói.
- Không sai.
Triệu Trinh gật đầu nói:
- Quả nhân không muốn ép Trần Khác, chỉ có thêm một vài người nhưVương An Thạch, bọn họ sẽ cùng con gia nhập Đông cung. Sau này ở ngay bên cạnh giúp đỡ con, đồng thời con cũng cần phải học cách xử lý công việc một cách độc lập, việc gì cũng phải có phán đoán của riêng mình.
- Vâng.
Triệu Thự đáp một tiếng, nhưng vẫn không chịu nổi hỏi:
- Vậy còn Trần Khác?
- Quả nhân biết, trước khi con chưa gia nhập vào Đông cung thì con không yên tâm cho hắn rời khỏi kinh thành.
Triệu Trinh thản nhiên nói:
- Cho nên trước tiên hãy để hắn làm sứ nước Liêu, tạm thời mặc sức ở đó một năm, đới tới mùa xuân năm sau, quả nhân tế cáo tông miếu, lập con làm Thái tử, sau đó phái hắn đi làm chuyển vận sứ...
Nói xong ánh mắt buồn bã tiếp lời:
- Quả nhân tự nhận thấy còn có khoảng chừng từ ba đến năm năm nữa, tới lúc đó Thái tử con cũng đã thành thạo rồi, địa vị của đám người Tư Mã Quang cũng đã được xác lập rồi, Trần Khác cũng đã bổ sung thêm chức tướng cho bản lý lịch của mình. Bất luận quả nhân còn hay mất đều sẽ cho con kế vị, sau đó con phong chức tước cho bọn họ, họ tự nhiên cảm kích vô cùng, đều một lòng với con!
- Phụ hoàng...
Thấy Triệu Trinh nghĩ sâu xa như thế, Triệu Thự vừa cảm động vừa kinh sợ nói:
- Người không cần phải nói những lời không tốt lành này. Huống hồ phụ hoàng là thánh quân minh chủ hàng trăm năm qua mới có, có phụ hoàng ngày nào thì giang sơn này yên ổn ngày đó!
- Cái gì mà thánh quân minh chủ? Quả nhân chẳng qua chỉ là người bình thường thôi, bây giờ cũng đã già rồi, thân mang trọng bệnh, lại hoa mắt ù tai, ngồi mãi trên cái ghế hoàng đế này chẳng có lợi ích gì cho quốc gia, chỉ thêm phiền phức mà thôi.
Triệu Trinh thở dài nói:
- Nếu như con không cần phải tôi luyện thêm thì quả nhân thật sự rất muốn rũ bỏ trọng trách này, dưỡng già cho tốt!
Nói những lời này, Triệu Trinh thể hiện rõ vẻ mệt mỏi. Người thật sự đã không còn được việc rồi, chỉ có lên triều nghe báo cáo và quyết định mọi việc cũng đã kiệt sức, còn xử lý công việc nữa thì thật sự là gắng gượng mà làm thôi. Nhưng Triệu Trinh vẫn xốc lại tinh thần nói:
- Đúng rồi, Lương Hoài Cát đã trở lại.
- Nhi thần đã gặp qua rồi.
Triệu Thự hạ giọng nói:
- Có y bên cạnh Huy Nhu, tinh thần của tiểu muội sẽ khá hơn nhiều.
- Lần trước, quả nhân trong cơn tức giận tước mất Đô úy Phò mã của Lý Vĩ, giờ đây nghĩ lại thấy có chút không đúng.
Triệu Trinh thở dài nói:
- Con viết một tấu chương, thay y khẩn cầu, quả nhân sẽ khôi phục lại thân phận Phò mã của y.
Dừng lại một chút nói:
- Con nếu như làm vua rồi thì không thể để cho người khác nói con làm việc thiên tư, phế bỏ tam cương ngũ thường...
- Điều này...
Triệu Thự hạ giọng nói:
- Nhi thần có thể không đồng ý được không?
- Không thể.
Triệu Trinh mệt mỏi lắc đầu:
- Đi đi, bắt đầu từ ngày mai, tấu chương con tự mình xem qua là được rồi, không cần đưa cho quả nhân đọc nữa, xem xong con bàn bạc cùng với trung thư xử lý thế nào là được...
- Nhi thần tuân chỉ.
Triệu Thự định nói “nhi thần chỉ e không thể gánh vác trọng trách này”, nhưng nghĩ đến lời nói lúc đầu của Triệu Trinh, liền cố nuốt xuống không nói.
- Còn nữa, vụ án sân đá cầu...
Triệu Trinh nhắm mắt lại, giọng nói càng lúc càng yếu ớt nói:
- Con không cần...
Vừa nói thì lão hoàng đế đã ngủ thiếp đi.
Triệu Thự nhận lấy tấm chăn mỏng Hồ Ngôn Đoái đưa, nhẹ nhàng đắp lên cho Quan gia, rồi rón rén lui khỏi nội điện.
Sau khi bãi triều, Trần Khác biết được tin Triệu Tông Hán bí mật đi Tề Châu, nhất thời lo lắng nói:
- Chắc là nhắm vào cha ta đó!
Tống Đoan Bình và Trần Du, Trần Thung đứng bên cạnh nghe vậy cũng lo lắng nói:
- Nếu là phái Triệu Tông Huy đi thì còn có thể là trò đùa, nhưng Triệu Tông Hán đi, chỉ e là muốn hạ độc thủ!
- Không được!
Trần Khác cắn răng nói:
- Ta phải đi Tề Châu một chuyến!
- Huynh còn có việc phải làm!
Trần Thung ngăn lại nói:
- Hơn nữa biết bao cặp mắt đang nhìn huynh, huynh có thể thoát thân sao?
- Hay là để ta đi.
Tống Đoan Bình đứng lên, nhìn Trần Khác nói:
- Ánh mắt ngươi là ý gì? Võ công của ta giỏi hơn ngươi, tâm tư cũng tinh tế hơn ngươi, quan tâm tới Trần bá bá cũng không kém gì ngươi, ngươi còn điều gì không yên tâm?
- Yên tâm...
Trần Khác suy nghĩ một lát, gật đầu nói:
- Vậy sự an nguy của cha ta nhờ cả vào ngươi!
- Ừ.
Tống Đoan Bình gật đầu nói:
- Việc này không thể chậm trễ, ta lên đường ngay.
- Cẩn thận một chút.
Huynh đệ Trần gia tiễn y tới cổng, Tống Đoan Bình liền cưỡi ngựa rời đi.
Ngày hôm sau, Trần Khác lên phía bắc tiếp đón sứ Liêu. Qua ngày hai tháng hai, gió đông ấm áp sượt qua mặt, thùy dương hai bên bờ sông ngả màu vàng non, giống như cánh tay nhỏ bé của người tình, khẽ vuốt ve vỗ về bình nguyên Hoa Bắc bát ngát.
Vô số loài hoa không biết tên như tô điểm làm đẹp thêm cho bình nguyên xanh biếc này. Chim muông vui mừng hót như vẽ, trâu ngựa rên rỉ gọi xuân, cảnh sắc mê người đến thế, làm sao có thể không khiến người ta vui vẻ sảng khoái?
Cả đội ngũ binh lính quân sĩ đối với công tác lần này rất vui vẻ, chỉ có Trần Khác nét mặt vẫn luôn thâm trầm, hơn nữa đi cực kỳ chậm, khiến cho lũ hạ quan không thể hứng khởi được.
Cứ như vậy trước khi qua sông Hoàng Hà, Trần Khác đột nhiên nhận được mật báo. Sau khi xem xong thở phào nói:
- Rõ ràng là ông trời vẫn còn có mắt!
Thế là tâm tình liền chuyển biến tốt lên, tốc độ đi đường cũng nhanh gấp bội, mấy ngày sau đó liền tới thành Hùng Châu.
Đi xa thêm một chút nữa là biên giới, đoàn tiếp đón sứ giả của triều Đại Tống đều đứng tại đây nghênh đón sứ Liêu.
Giữa tháng hai Trần Khác đã tới Hùng Châu, nhưng phải đới tới đầu tháng ba, sứ giả nước Liêu mới thong dong đi tới. Nhưng không thể nói đến muộn, dù sao thì chủ nhân đến sớm mới là không thất lễ, Đại Tống lấy lễ làm căn cứ bang giao, luôn coi trọng điều này.
Tuy nhiên thời gian Trần Khác ở Hùng Châu cũng không hề nhàn rỗi. Là một thị trấn trọng yếu ở biên cương của Đại Tống, quan hệ buôn bán qua biên giới của Hùng Châu cực kỳ phát triển. Cứ điểm trọng yếu của hiệu buôn Tứ Hải cũng đặt tại đây, mỗi ngày có biết bao khoái mã đi lại giữa Hùng Châu và Biện Kinh để đem thông tin mới nhất cho hắn, đồng thời cũng truyền đi chỉ thị của hắn.
Trong hơn nửa tháng hắn rời kinh, những sự việc diễn ra trong thành thật không ít. Trước tiên là việc Tề Vương lĩnh hàm (người ký tên đầu tiên trong văn kiện) điều tra “án sân bóng đá bị nổ”, đem bắt hết những binh lính đóng giữ trong sân lúc đó, nghiêm ngặt tra hỏi. Tiếp đến là lấy lý do phủ Khai Phong có kẻ khả nghi kích động dân chúng, nghiêm phong việc in và phát hành ấn phẩm “báo bóng đá”. Tiếp nữa, tin tức từ Tề Châu truyền đến, Trần Hi Lượng qua mấy tháng thẩm tra, dò hỏi hơn ba nghìn ba trăm lời chứng của dân phu các huyện, xác nhận con số dân phu tử nạn ở sông Nhị Cổ lớn hơn rất nhiều so với con số công bố của triều đình.
Nhưng tấu chương của Trần Hi Lượng bị Triệu Trinh giữ lại. Nhìn qua hai rương bằng chứng lớn được hộ tống vào kinh, hoàng đế triều Đại Tống trầm mặc một hồi lâu, cuối cùng vẫn quyết định cho người nào đó cơ hội cuối cùng.
Sau buổi bãi triều hôm đó, Triệu Trinh di giá điện Thùy Củng, Cùng nghị sự với bát công lưỡng phủ, Tam ti chính phó sử và chư vị hoàng tử. Đại triều kỳ thực không bàn luận được bao nhiêu việc, mà chú trọng nhất là tính nghi thức.
Rất nhiều việc quân quốc đại sự, đều ở hội tiểu triều của điện Thùy Củng quyết định.
Sau khi phân ban, các thần tử đều nhìn thấy rõ hai rương chướng tai gai mắt. Nhưng Triệu Trinh không nói là cái gì, bọn họ cũng không thể hỏi. Triệu Trinh có chút mệt mỏi liền lánh người sau tấm màn che, để Hàn Kỳ đứng ra chủ trì hội nghị.
Kỳ thực quốc sự triều Đại Tống cực kỳ phiền toái, những việc rắc rối giữa Triệu Tông Thực và Triệu Thự mặc dù sẽ quyết định tới tương lai Đại Tống, nhưng đứng trước việc quân cơ đại sự cực kỳ gấp gáp này, thực ra không đáng nhắc tới... Vấn đề bàn luận hôm nay cũng không phải án nổ nào đó, cũng chẳng phải có nên niêm phong phát hành “báo bóng đá” hay không, mà là việc cải cách diêm pháp Giang Tây.
Đại pháp Diêm Thiết (luật muối và sắt) có liên quan tới quốc kế dân sinh, đặc biệt là diêm pháp trước tới nay đều chịu đựng sự chỉ trích của việc tranh lợi với dân chúng, trong khi triều đình ngược lại từ đầu đến cuối vẫn không nỡ từ bỏ món lợi này.
Giang Tây chính là tình huống như thế. Bản thân tỉnh Giang Tây không sản xuất muối, triều đình quy định vận chuyển muối đến Giang Tây, giữ độc quyền kinh doanh muối, nhưng chất lượng muối thấp kém trong khi giá cả lại cực kỳ cao.
Nhưng đồng thời, tỉnh lân cận của Giang Tây là bách tính Quảng Đông, vùng duyên hải phần lớn đều lấy nghề làm muối là nghề nghiệp chính. Đám thương nhân buôn muối thường vận chuyển lậu đến Giang Tây để buôn bán, chất lượng muối này tốt hơn so với muối triều đình, giá thành thì cũng rẻ hơn không ít. Vì thế dân chúng không mua muối triều đình mà lén mua muối lậu.
Nhu cầu muối dồi dào đem lại một món lợi kếch xù, đồng thời cũng khiến cho hoạt động buôn muối lậu ngày càng gia tăng. Đám phần tử buôn muối lậu này phần lớn là đám con cháu vô lại, quan phủ đuổi bắt bọn họ, bọn họ bí quá hóa liều liền đứng lên phản kháng. Triệu Thự bình định Đới Tiểu Bát tạo phản ở Giang Tây chính là tình hình như vậy.
Triệu Thự hạ giọng nói.
- Không sai.
Triệu Trinh gật đầu nói:
- Quả nhân không muốn ép Trần Khác, chỉ có thêm một vài người nhưVương An Thạch, bọn họ sẽ cùng con gia nhập Đông cung. Sau này ở ngay bên cạnh giúp đỡ con, đồng thời con cũng cần phải học cách xử lý công việc một cách độc lập, việc gì cũng phải có phán đoán của riêng mình.
- Vâng.
Triệu Thự đáp một tiếng, nhưng vẫn không chịu nổi hỏi:
- Vậy còn Trần Khác?
- Quả nhân biết, trước khi con chưa gia nhập vào Đông cung thì con không yên tâm cho hắn rời khỏi kinh thành.
Triệu Trinh thản nhiên nói:
- Cho nên trước tiên hãy để hắn làm sứ nước Liêu, tạm thời mặc sức ở đó một năm, đới tới mùa xuân năm sau, quả nhân tế cáo tông miếu, lập con làm Thái tử, sau đó phái hắn đi làm chuyển vận sứ...
Nói xong ánh mắt buồn bã tiếp lời:
- Quả nhân tự nhận thấy còn có khoảng chừng từ ba đến năm năm nữa, tới lúc đó Thái tử con cũng đã thành thạo rồi, địa vị của đám người Tư Mã Quang cũng đã được xác lập rồi, Trần Khác cũng đã bổ sung thêm chức tướng cho bản lý lịch của mình. Bất luận quả nhân còn hay mất đều sẽ cho con kế vị, sau đó con phong chức tước cho bọn họ, họ tự nhiên cảm kích vô cùng, đều một lòng với con!
- Phụ hoàng...
Thấy Triệu Trinh nghĩ sâu xa như thế, Triệu Thự vừa cảm động vừa kinh sợ nói:
- Người không cần phải nói những lời không tốt lành này. Huống hồ phụ hoàng là thánh quân minh chủ hàng trăm năm qua mới có, có phụ hoàng ngày nào thì giang sơn này yên ổn ngày đó!
- Cái gì mà thánh quân minh chủ? Quả nhân chẳng qua chỉ là người bình thường thôi, bây giờ cũng đã già rồi, thân mang trọng bệnh, lại hoa mắt ù tai, ngồi mãi trên cái ghế hoàng đế này chẳng có lợi ích gì cho quốc gia, chỉ thêm phiền phức mà thôi.
Triệu Trinh thở dài nói:
- Nếu như con không cần phải tôi luyện thêm thì quả nhân thật sự rất muốn rũ bỏ trọng trách này, dưỡng già cho tốt!
Nói những lời này, Triệu Trinh thể hiện rõ vẻ mệt mỏi. Người thật sự đã không còn được việc rồi, chỉ có lên triều nghe báo cáo và quyết định mọi việc cũng đã kiệt sức, còn xử lý công việc nữa thì thật sự là gắng gượng mà làm thôi. Nhưng Triệu Trinh vẫn xốc lại tinh thần nói:
- Đúng rồi, Lương Hoài Cát đã trở lại.
- Nhi thần đã gặp qua rồi.
Triệu Thự hạ giọng nói:
- Có y bên cạnh Huy Nhu, tinh thần của tiểu muội sẽ khá hơn nhiều.
- Lần trước, quả nhân trong cơn tức giận tước mất Đô úy Phò mã của Lý Vĩ, giờ đây nghĩ lại thấy có chút không đúng.
Triệu Trinh thở dài nói:
- Con viết một tấu chương, thay y khẩn cầu, quả nhân sẽ khôi phục lại thân phận Phò mã của y.
Dừng lại một chút nói:
- Con nếu như làm vua rồi thì không thể để cho người khác nói con làm việc thiên tư, phế bỏ tam cương ngũ thường...
- Điều này...
Triệu Thự hạ giọng nói:
- Nhi thần có thể không đồng ý được không?
- Không thể.
Triệu Trinh mệt mỏi lắc đầu:
- Đi đi, bắt đầu từ ngày mai, tấu chương con tự mình xem qua là được rồi, không cần đưa cho quả nhân đọc nữa, xem xong con bàn bạc cùng với trung thư xử lý thế nào là được...
- Nhi thần tuân chỉ.
Triệu Thự định nói “nhi thần chỉ e không thể gánh vác trọng trách này”, nhưng nghĩ đến lời nói lúc đầu của Triệu Trinh, liền cố nuốt xuống không nói.
- Còn nữa, vụ án sân đá cầu...
Triệu Trinh nhắm mắt lại, giọng nói càng lúc càng yếu ớt nói:
- Con không cần...
Vừa nói thì lão hoàng đế đã ngủ thiếp đi.
Triệu Thự nhận lấy tấm chăn mỏng Hồ Ngôn Đoái đưa, nhẹ nhàng đắp lên cho Quan gia, rồi rón rén lui khỏi nội điện.
Sau khi bãi triều, Trần Khác biết được tin Triệu Tông Hán bí mật đi Tề Châu, nhất thời lo lắng nói:
- Chắc là nhắm vào cha ta đó!
Tống Đoan Bình và Trần Du, Trần Thung đứng bên cạnh nghe vậy cũng lo lắng nói:
- Nếu là phái Triệu Tông Huy đi thì còn có thể là trò đùa, nhưng Triệu Tông Hán đi, chỉ e là muốn hạ độc thủ!
- Không được!
Trần Khác cắn răng nói:
- Ta phải đi Tề Châu một chuyến!
- Huynh còn có việc phải làm!
Trần Thung ngăn lại nói:
- Hơn nữa biết bao cặp mắt đang nhìn huynh, huynh có thể thoát thân sao?
- Hay là để ta đi.
Tống Đoan Bình đứng lên, nhìn Trần Khác nói:
- Ánh mắt ngươi là ý gì? Võ công của ta giỏi hơn ngươi, tâm tư cũng tinh tế hơn ngươi, quan tâm tới Trần bá bá cũng không kém gì ngươi, ngươi còn điều gì không yên tâm?
- Yên tâm...
Trần Khác suy nghĩ một lát, gật đầu nói:
- Vậy sự an nguy của cha ta nhờ cả vào ngươi!
- Ừ.
Tống Đoan Bình gật đầu nói:
- Việc này không thể chậm trễ, ta lên đường ngay.
- Cẩn thận một chút.
Huynh đệ Trần gia tiễn y tới cổng, Tống Đoan Bình liền cưỡi ngựa rời đi.
Ngày hôm sau, Trần Khác lên phía bắc tiếp đón sứ Liêu. Qua ngày hai tháng hai, gió đông ấm áp sượt qua mặt, thùy dương hai bên bờ sông ngả màu vàng non, giống như cánh tay nhỏ bé của người tình, khẽ vuốt ve vỗ về bình nguyên Hoa Bắc bát ngát.
Vô số loài hoa không biết tên như tô điểm làm đẹp thêm cho bình nguyên xanh biếc này. Chim muông vui mừng hót như vẽ, trâu ngựa rên rỉ gọi xuân, cảnh sắc mê người đến thế, làm sao có thể không khiến người ta vui vẻ sảng khoái?
Cả đội ngũ binh lính quân sĩ đối với công tác lần này rất vui vẻ, chỉ có Trần Khác nét mặt vẫn luôn thâm trầm, hơn nữa đi cực kỳ chậm, khiến cho lũ hạ quan không thể hứng khởi được.
Cứ như vậy trước khi qua sông Hoàng Hà, Trần Khác đột nhiên nhận được mật báo. Sau khi xem xong thở phào nói:
- Rõ ràng là ông trời vẫn còn có mắt!
Thế là tâm tình liền chuyển biến tốt lên, tốc độ đi đường cũng nhanh gấp bội, mấy ngày sau đó liền tới thành Hùng Châu.
Đi xa thêm một chút nữa là biên giới, đoàn tiếp đón sứ giả của triều Đại Tống đều đứng tại đây nghênh đón sứ Liêu.
Giữa tháng hai Trần Khác đã tới Hùng Châu, nhưng phải đới tới đầu tháng ba, sứ giả nước Liêu mới thong dong đi tới. Nhưng không thể nói đến muộn, dù sao thì chủ nhân đến sớm mới là không thất lễ, Đại Tống lấy lễ làm căn cứ bang giao, luôn coi trọng điều này.
Tuy nhiên thời gian Trần Khác ở Hùng Châu cũng không hề nhàn rỗi. Là một thị trấn trọng yếu ở biên cương của Đại Tống, quan hệ buôn bán qua biên giới của Hùng Châu cực kỳ phát triển. Cứ điểm trọng yếu của hiệu buôn Tứ Hải cũng đặt tại đây, mỗi ngày có biết bao khoái mã đi lại giữa Hùng Châu và Biện Kinh để đem thông tin mới nhất cho hắn, đồng thời cũng truyền đi chỉ thị của hắn.
Trong hơn nửa tháng hắn rời kinh, những sự việc diễn ra trong thành thật không ít. Trước tiên là việc Tề Vương lĩnh hàm (người ký tên đầu tiên trong văn kiện) điều tra “án sân bóng đá bị nổ”, đem bắt hết những binh lính đóng giữ trong sân lúc đó, nghiêm ngặt tra hỏi. Tiếp đến là lấy lý do phủ Khai Phong có kẻ khả nghi kích động dân chúng, nghiêm phong việc in và phát hành ấn phẩm “báo bóng đá”. Tiếp nữa, tin tức từ Tề Châu truyền đến, Trần Hi Lượng qua mấy tháng thẩm tra, dò hỏi hơn ba nghìn ba trăm lời chứng của dân phu các huyện, xác nhận con số dân phu tử nạn ở sông Nhị Cổ lớn hơn rất nhiều so với con số công bố của triều đình.
Nhưng tấu chương của Trần Hi Lượng bị Triệu Trinh giữ lại. Nhìn qua hai rương bằng chứng lớn được hộ tống vào kinh, hoàng đế triều Đại Tống trầm mặc một hồi lâu, cuối cùng vẫn quyết định cho người nào đó cơ hội cuối cùng.
Sau buổi bãi triều hôm đó, Triệu Trinh di giá điện Thùy Củng, Cùng nghị sự với bát công lưỡng phủ, Tam ti chính phó sử và chư vị hoàng tử. Đại triều kỳ thực không bàn luận được bao nhiêu việc, mà chú trọng nhất là tính nghi thức.
Rất nhiều việc quân quốc đại sự, đều ở hội tiểu triều của điện Thùy Củng quyết định.
Sau khi phân ban, các thần tử đều nhìn thấy rõ hai rương chướng tai gai mắt. Nhưng Triệu Trinh không nói là cái gì, bọn họ cũng không thể hỏi. Triệu Trinh có chút mệt mỏi liền lánh người sau tấm màn che, để Hàn Kỳ đứng ra chủ trì hội nghị.
Kỳ thực quốc sự triều Đại Tống cực kỳ phiền toái, những việc rắc rối giữa Triệu Tông Thực và Triệu Thự mặc dù sẽ quyết định tới tương lai Đại Tống, nhưng đứng trước việc quân cơ đại sự cực kỳ gấp gáp này, thực ra không đáng nhắc tới... Vấn đề bàn luận hôm nay cũng không phải án nổ nào đó, cũng chẳng phải có nên niêm phong phát hành “báo bóng đá” hay không, mà là việc cải cách diêm pháp Giang Tây.
Đại pháp Diêm Thiết (luật muối và sắt) có liên quan tới quốc kế dân sinh, đặc biệt là diêm pháp trước tới nay đều chịu đựng sự chỉ trích của việc tranh lợi với dân chúng, trong khi triều đình ngược lại từ đầu đến cuối vẫn không nỡ từ bỏ món lợi này.
Giang Tây chính là tình huống như thế. Bản thân tỉnh Giang Tây không sản xuất muối, triều đình quy định vận chuyển muối đến Giang Tây, giữ độc quyền kinh doanh muối, nhưng chất lượng muối thấp kém trong khi giá cả lại cực kỳ cao.
Nhưng đồng thời, tỉnh lân cận của Giang Tây là bách tính Quảng Đông, vùng duyên hải phần lớn đều lấy nghề làm muối là nghề nghiệp chính. Đám thương nhân buôn muối thường vận chuyển lậu đến Giang Tây để buôn bán, chất lượng muối này tốt hơn so với muối triều đình, giá thành thì cũng rẻ hơn không ít. Vì thế dân chúng không mua muối triều đình mà lén mua muối lậu.
Nhu cầu muối dồi dào đem lại một món lợi kếch xù, đồng thời cũng khiến cho hoạt động buôn muối lậu ngày càng gia tăng. Đám phần tử buôn muối lậu này phần lớn là đám con cháu vô lại, quan phủ đuổi bắt bọn họ, bọn họ bí quá hóa liều liền đứng lên phản kháng. Triệu Thự bình định Đới Tiểu Bát tạo phản ở Giang Tây chính là tình hình như vậy.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook