Nhất Phẩm Giang Sơn
Quyển 7 - Chương 371-1: Chó cùng rứt giậu (1)

Câu nói khiến dân chúng xúc động reo hò như sấm:
- Thanh thiên đại lão gia! Thanh thiên đại lão gia!

Đợi mọi người bình tĩnh lại, ông lại nói với dân chúng,
- Bản quan sẽ ở lại trấn này ba ngày, không chỉ những chuyện thị phi trong trấn mà các bô lão có gì oan ức, có thể trực tiếp trình bày với ta! Bản quan sẽ đứng ra làm chủ cho mọi người!

Dân chúng nhảy múa đánh trống gieo hò, họ thật sự coi Trần Hi Lượng là thanh thiên đại nhân rồi.

Nghe nói cấp trên trực tiếp điều tra dân tình, Trương tri huyện run bắn lên, may mà ông ta mới tới nhận chức không lâu nên cũng không có gì đáng ngại. Lòng thầm nghĩ mọi người đánh nhau, mình cứ đứng ngoài xem là được. Bèn cười nói:
- Thái tôn một lòng vì dân, trời xanh chứng giám. Tuy nhiên từ giờ mão tới giờ thái tôn chưa được hạt cơm nào vào bụng, việc dùng bữa là hết sức quan trọng, xin mời ngài dừng bữa trước rồi bắt đầu làm việc.

Người dân nghe vậy liền lặng lẽ nhường đường nói:
- Mời thanh thiên đại lão gia dùng bữa trước!

- Cũng được.

Trần Hi Lượng chắp hai tay nói:
- Mọi người cứ về ăn cơm, đến giờ mùi bản quan sẽ có mặt ở công đường xử án.

Sau bữa trưa, Trần Hi Lượng lên công đường, nơi tập võ công đã biến thành công đường xử án, qua cửa chính đã thấy người dân già trẻ tới đông như đi hội.

Trước khi bắt đầu, một tên lính tới bẩm báo, là đã kiểm tra tử thi hoàn tất, tổng cộng có một trăm linh ba thi thể, là đàn ông khoảng hai mươi đến bốn mươi tuổi, bị giết bởi đao và kiếm. Bọn họ đều là những người đã từng sử đụng đao kiếm nhiều năm, trên người có hình săm, có lẽ là dân giang hồ...

- Còn nữa, đã cho nhận dạng rồi.
Người trong huyện bẩm báo:
- Một trăm linh ba người này đều không phải là người bản địa.

- Vậy thì tốt...
Trương tri huyện thở phào nhẹ nhõm, mới nhớ ra đang đứng trước mặt Tri châu, vội nói chữa:
- Chắc chắn cũng không phải người của châu này.
Trong thời buổi thiên hạ thái bình như thế này, chết người là chuyện lớn, huyện lệnh cần phải điều tra cho rõ, nhiều án mạng như thế này thậm chí cả mũ ô sa cũng không giữ được chứ.

Nhưng có một điều, người chết dù có quá nhiều đi nữa, một khi đã coi là loạn phỉ, trách nhiệm của quan phụ mẫu cũng nhẹ đi rất nhiều, cùng lắm cũng chỉ là bị phạt quản lý không nghiêm thôi. Nếu như loạn phỉ từ nơi khác tới, quan phụ mẫu sẽ không phải chịu trách nhiệm gì, chỉ cần lặng đem những cái xác không người thân đi chôn, sau đó viết báo cáo tường trình toàn bộ sự việc.

Trong mắt quan phủ, những người trong đám loạn phỉ chết cũng không đáng tiếc, quan phủ còn thấy vui là đằng khác. Chỉ hận là không thể giệt hết bọn loạn phỉ, làm gì có chuyện hao tâm tổn sức vì chúng chứ?

Trần Hi Lượng đã làm quan nhiều năm, rất có kinh nghiệm. Tống Đoan Bình không thể bì được, một vụ án kinh thiên động địa như vậy, mà ông lại có thể giải quyết êm thấm như thế. Tuy Triệu Tông Thực biết ông đang nói dối, nhưng lại không có cách gì. Trừ phi bọn họ thừa nhận, Triệu Tông Hán dẫn người đến hành thích Trần Hi Lượng, nếu không thì ngay cả tư cách để bàn chuyện này cũng không có!

Họ giám thừa nhận không? Đương nhiên là không giám rồi. Ngay cả tung tích của Triệu Tông Hán bọn họ cũng chỉ coi là mất tính thôi chứ không giám để lộ đuôi.

Ba ngày liên tiếp đó, không chỉ nhân dân trong trấn Loan Loan, mà dân ở các vùng lân cận cũng tới cáo trạng. Ngoài vụ người nhà chết vì tai nạn sông Nhị Cổ, dân phu còn sống làm chứng, thì những vị án Trần Hi Lượng gặp nhiều nhất là tố cáo tội ác của tên tuần kiểm cưỡng hiếp dân nữ, tự ý bắt nam đinh làm nô lệ, chiếm đoạt tài sản, bức tử người dân!

Vụ án dân phụ Nhị Cổ, vì đã thông thiên, Trần Hi Lượng không thể trả lời ngay lập tức được. Nhưng vụ án của Lưu tuần kiểm thì đương nhiên có thể giải quyết ngay. Phế bỏ chức quan của y, tấu lên Hình bộ án treo cổ, không cần biết sống hay chết dán cáo thị truy bắt, còn những người nam nữ bị bắt đương nhiên được phóng thích, toàn bộ tài sản của y trả lại hết cho mọi người.

Ngoài Lưu tuần kiểm ra thì cũng còn một số cường hào ác bá vô đạo, cũng đều bị trừng trị nghiêm ngặt, mọi oan ức của người dân được hóa giải hết, dân chúng đồng thanh hô vang “Thanh Thiên” mãi không dứt!

- Thái tôn đã làm nên trang sử sáng chói.
Trên đường trở về huyện Bình Âm, trương tri huyện lo sợ nói:
- Chỉ có điều dưới dự quản lý của hạ quan, mà lại có bao nhiêu là chuyện phạm pháp như vậy, thật là tội đáng chết!

- Ngươi mới tới nhận chức, nhất thời không thể kiểm soát hết được cũng là chuyện thường tình.
Trần Hi Lượng thản nhiên nói:
- Sau này nên quan tâm nhiều hơn tới dân tình, để dân đỡ bị oan ức.

- Vâng.
Trương tri huyện trút được gánh nặng trong lòng nói:
- Đa tạ thái tôn khoan dung độ lượng!
Ông ta thực sợ vị tri châu đại nhân này, quan thanh liêm cũng không đáng sợ, đáng sợ chính là kiểu quan thanh liêm còn gian còn độc hơn cả quan tham, gặp phải cấp trên trực tiếp quản lý thế này thì chỉ có cách cụp đuôi lại làm quan thôi.

Về tới huyện Bình Âm, Trần Hi Lượng mặt luôn nghiêm nghị, cuối cùng cũng nở nụ cười. Bởi vì Lục Lang đã tỉnh lại.

Nhưng trong nụ cười của ông, vẫn có chút ưu tư. Bốn ngày trước, Tống Đoan Bình nói với ông, Trần Khác không đích thân đến được vì hắn đang gặp chuyện rắc rối lớn...

Chuyện này phải tính từ mười ngày trước, hôm đó là nghi lễ khai mạc giải đá cầu lần thứ ba.

Trải qua hai năm phát triển mạnh mẽ, môn đá cầu đã được coi là giải đấu lớn ở Biện Kinh, Đại Tống thậm chí là trên toàn thế giới. Lượng người tham gia rất đông, giải thưởng cũng lớn, mọi người nhiệt tình tham gia hơn bao giờ hết!

Nói miệng thì không có bằng chứng gì, bằng chứng duy nhất của nó là sân đá cầu cực rộng ở phía tây bắc cách thành Biện Kinh vài dặm.

Đường giao thông qua sân đá cầu là con đường bê tông rộng lớn, nó còn rộng hơn cả đường quốc lộ, vỉa hè có lát gạch, có cống rãnh thoát nước, ở đó có đầm sen, gần bờ có hoa đào, lý, lê, hạnh các loại hoa đan xen lẫn nhau. Lúc này đang là mùa hoa, sắc hoa tươi đẹp, khắp nơi tràn ngập hương hoa, cảm giác vô cùng thanh bình.

Hàng ngàn thanh niên vạm vỡ, người thì vác cờ, người vác chiêng trống, người khiêu vũ nhảy múa vô cùng náo nhiệt, men theo đại lộ đi tới tòa kiến trúc khổng lồ kia.

Đó là tòa kiến trúc khổng lồ hình bầu dục, có tường bao bằng bê tông cao sáu trượng dài gần trăm trượng, nhìn từ xa trông như một pháo đài hùng vĩ!

Trên thực tế, đây là sân đá cầu có thể chứa tám mươi nghìn khán giả!

Ban đầu, Tổ ủy hội chỉ xây một khán đài bê tông bao quanh sân đấu cho khán giả tới xem. Nhưng vì tuyển thủ đá cầu chính là tuyển thủ hàng đầu của đại Tống, ra sức tuyên truyền về trận đấu, nên khi mới bắt đầu khán đài đã không đủ cho người xem, thậm chí vì vậy mà hỗn loạn. Nhất là vào mùa giải, mỗi sân đấu đều có hàng chục nghìn khán giả đứng vây quanh bên ngoài xem, cho dù không nhìn thấy gì cũng không chịu bỏ đi.

Điều này khiến ban tổ chức rất đau đầu, giải đấu mùa thu vừa kết thúc, việc xây dựng một sân đấu có thể chứa được hàng chục nghìn người được đưa ra bàn luận. Tuy rằng triều Tống chưa có công trình nào lớn như vậy, nhưng đối với kiến thức của Trần Khác mà nói, thì không thành vấn đề. Trong tay hắn lại có hai vị học giả lớn, có tài liệu kiến trúc cổ của Roma, và hắn từng tham quan kiến trúc vĩ đại như vậy ở Baghdad. Hơn nữa kỹ thuật trộn bê tông xi măng của hắn càng ngày càng thành thục, nên việc xây dựng một công trình kiến trúc tầm cỡ như vậy là điều hoàn toàn có thể.

Nhưng với công trình kiến trúc vĩ đại như vậy, mà không được sự cho phép của triều đình là không thể.

Cũng may những người trong Tổ ủy hội đều là những người có năng lực, hơn nữa với ý kiến đề xuất của Trần Khác, bọn họ đem sân thi đấu miêu tả thành hai loại hình sử dụng quân và dân. Thời kỳ thiên hạ thái bình dùng làm sân đá cầu, nếu xảy ra chiến sự, kinh thành có báo động sẽ dùng làm nơi bảo vệ thành Biện Kinh. Ý kiến đề xuất này được đông đảo quan chức ủng hộ, cuối cùng phê duyệt cho họ xây dựng sân thi đấu hoành tráng này ở phía tây bắc kinh thành.

Tổ ủy hội vốn có lượng tài sản lớn lại được Công bộ và Binh bộ ủng hộ, nên tiến độ công trình rất nhanh, qua mười tám tháng gấp rút thi công công trình hình bầu dục đã hoàn tất. Trung tâm của nó là sân đá cầu đạt tiêu chuẩn, nền sân đấu trồng thảm cỏ, bên ngoài là các khán đài bao quanh sân đấu, tầng trên cùng làm trần nhà để che nắng mưa, hơn nữa trần nhà hướng vào giữa có tác dụng thông gió.

Để bảy mươi nghìn khán giả vào xem thi đấu mà không xảy ra chen lấn xô đẩy, họ đã thiết kế ba mươi tám cổng ra vào. Mỗi lối vào đều được quy định khu vực khán đài riêng, trong đó có hai khu khán đài hạng nhất dành cho quan lại và thương gia quyền quý.

Với thiết kế tầm cỡ như vậy, thì cho dù là hàng nghìn năm sau cũng không bị tụt hậu, để người dân thành Biện Kinh đều có thể cảm nhận cảm giác chưa từng có -- đó là bảy mươi nghìn người cùng được xem trận đấu, biển người cùng nhau say sưa xem thi đấu! Điều này cũng khiến tài năng và trí tuệ của Trần Khác càng thêm nổi tiếng thiên hạ!

Đương nhiên, cũng có rất nhiều người vào xem cảm thấy lo sợ, bảy mươi nghìn người cùng vào khán đài xem một lúc liệu có bị sập không?


Hôm nay, là ngày đầu tiên sân thi đấu với tên ‘Sân đá cầu Khai Phong’ được đưa vào sử dụng. Dưới sự chứng kiến của bay mươi nghìn khán giả, Tề Vương điện hạ được mời đến cắt băng khánh thành, ngay sau đó pháo nổ lên, khói bay đầy trời, trong bầu không khí vui mừng lên tới đỉnh điểm.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương