Nhất Phẩm Giang Sơn
-
Quyển 2 - Chương 52: Ứng thí
Liên tục đọc sách tới nửa đêm Trần Khác mới về phòng đi ngủ. Thấy Nhị Lang sớm đã về rồi, đang nằm trên giường, nhìn lên xà nhà nhếch miệng.
- Đây là khóc hay cười?
- Vừa cười vừa khóc.
- Nói thế nào?
- Cười là cuối cùng huynh cùng một tiểu nương tử dạo phố rồi.
Trần Nhị Lang lại mang bộ mặt nhăn nhó nói:
- Khóc là lúc trở về người ta nói, cô ấy đã quen đường rồi, cũng không cần phiền huynh nữa...
- Ấy, đừng nản chí, kẻ thứ ba chen chân hả, không dày mặt ra thì làm gì có cơ hội mà chen vào....
Trần Khác thổi tắt đèn, tùy tiện an ủi y hai câu, liền ôm cái gối đi chỗ khác, chỉ để lại Trần Nhị Lang trằn trọc ở đó, ngụ mị suy nghĩ...
…….
Chớp mắt thì tới ngày báo danh, Trần Hi Lượng cả đêm không ngủ, hai vành mắt đen sì hẳn lên. Kéo Ngũ Lang từ trong cái chăn ra trước, lại đi gõ cửa phòng Trần Khác:
- Mau dậy đi, mặc quần áo ăn cơm, nếu không phải muộn mất!
Lúc đợi Tam Lang mặc áo rửa mặt xong, ngồi ở nhà ăn ăn sáng, Trần Hi Lượng mới chú ý tới:
- Sao con không mặc áo mới may?
Tam Lang giận dỗi liếc nhìn Nhị Lang, buồn giọng nói:
- Cha hỏi huynh ấy đi.
Nhị Lang cúi đầu uống canh, giả bộ không nghe thấy. Y không thể nói cho cha biết, vì nghe nói áo đó là Bát Nương tự tay may, liền vô sĩ cướp lấy.
Ăn cơm xong, Trần Hi Lượng đưa các con tới cửa, đúng lúc gặp Tô Tuân cũng đưa Tô Thức; Tô Triệt ra.
- Thế nào, phải đích thân tiễn đi thi?
Tô Tuân thấy Trần Hi Lượng đang cầm dù, hình như là bộ dạng muốn ra ngoài, liền biết rõ cố ý hỏi:
- Ôi, vừa làm cha vừa làm mẹ, khó tránh loay loay một chút rồi.
- Ai nói đệ phải đi tiễn?
Trần Hi Lượng vẻ mặt kinh thường nói:
- Tiểu tử nhà đệ không lo lắng lắm.
- Hì...
Tô Tuân bĩu môi nói:
- Chẳng lẽ tiểu tử nhà ta không bớt lo?
Liền đem túi lương khô trên vai hướng lên cổ của Tô Thức nói:
- Đưa con tới đây thôi.
Hai ông lão vốn định đưa đi thi, nhưng tất cả đều không đi nữa. Tam Lang; Ngũ Lang; Tô Thức; Tô Triệt phải tham gia kỳ thi, dưới dẫn dắt của Trần Nhị Lang, vừa nói vừa cười xuất thành đi.
Từ huyện thành tới Trung Nham tự phải đi hơn mười dặm.
Bên trái đường là núi, bên phải đường là đập sông, trên núi cây trúc xanh um, lẫn hoa đầy sườn núi, trên đập sóng cuồn cuộn, cây cải dầu màu vàng, thỉnh thoảng có thể nhìn thấy nông dân, trâu cày ở trên đập, làm việc giữa núi. Bức tranh sơn thôn điền viên tuyệt đẹp này, thật sự rất thu hút nhóm thiếu niên như chim xổ lồng. Bọn họ chỉ về phía địa thế thuận lợi của sơn thủy, thưởng thức cảnh xuân như tranh, dùng thơ từ phụ xướng nhau.
Cái gọi là phụ xướng, chính là làm thơ và người khác đáp lại. Phụ xướng có mấy loại phương thức, rộng nhất là chỉ làm thơ đáp lại, không cần họa theo nguyên vận. Nghiêm khắc nhất là dùng đồng vận đồng chữ, cái này cũng là phương pháp tốt tôi luyệt bản lĩnh làm thơ.
Ở thời đại này, bản lĩnh làm thơ là năng lực người học văn phải có sẵn, trở ngại con người làm ra, đang đủ để làm gia tăng nhạc thú vận dụng từ ngữ nắm bắt vận. Trong đám người này, Tô Đông Pha tài làm thơ vô song, vận dùng thoải mái tự nhiên, thơ vẫn giàu có mỹ cảm. Tuy nhiên vẫn chưa tới chỗ tuyệt hảo, nhưng đã lộ ra thiên tài xuất chúng. Thơ của Tô Triệt và Trần Khác còn kém một chút, hai người đều có thể thoải mái khống chế văn tự và vận luật, thơ từ cũng đại khái khả quan, nhưng rất khó tạo ra loại mỹ cảm của danh trạng.
Trần Thầm tuy nhiều tuổi nhất, nhưng khả năng làm thơ trong quy luật, chỉ có thể miễn cưỡng theo kịp tiết tấu của ba người bọn họ. Thậm chí Ngũ Lang, sau khi cố gắng nín thở nặn ra một bài, liền một lời không nói, nhanh chóng chạy đi khổ sở vô cùng.
Đang lúc mấy người nói chuyện cười đùa, đột nhiên nghe thấy sau lưng tiếng vó ngựa dồn dập. Sĩ tử đi trên đường nhốn nháo lách qua hai bên tránh nhường đường, liền nhìn thấy mấy con ngựa cao lớn lao qua như bay, quần áo của không ít người bị bắn bùn tung tóe... Ngũ Lang chính là một trong số đó, cái áo dài mới may dọc đường y rất thích, chỗ có chút bùn cũng không đi, ai biết ngàn cẩn thận, vạn cẩn thận, vẫn bị bắn tung cả người. Cái này làm cậu ta vô cùng phát hỏa, phun ra hai chữ:
- Khốn khiếp.
Huynh đệ Tô Thức có chút xấu hổ, vì bọn họ nhìn thấy rõ người cưỡi trên mấy con ngựa đó chính là huynh đệ Trình gia.
- Là bọn họ...
Trần Khác cũng nhận ra huynh đệ Trình gia đến. Lúc đầu ở Mi Sơn tránh nhường đường cho bọn họ một lần, không ngờ ở Thanh Thần lại thêm một lần. Hắn nheo mắt lại, bình tĩnh nhìn bóng người trên lưng ngựa, không biết đang tính toán gì.
- Được rồi nhanh lên đi. Nếu không chúng ta sẽ nhỡ đấy.
Lúc nãy thời gian trì hoãn quá nhiều, Trần Thầm nhìn mặt trời lên, thúc giục.
Người Mi Châu đều nói, trước có Trung Nham tự, sau có Nga Mi sơn.
Chùa chiền của Trung Nham thuộc giữa đời Đường, do cao tăng Thiên Trúc xây dựng. Sau đó lục tục xây dựng thêm, cuối cùng trở thành cả dãy chùa chiền hùng vĩ mà ngày nay nhìn thấy.
Cả dãy chùa chiền chia làm hạ tự, trung tự, thượng tự. Hạ tự tọa lạc ở bên bờ sông Dân, trung tự ẩn trong rừng cây giữa sườn núi, cách hạ tự năm dặm, thượng tự chót vót trên đỉnh núi; cũng cách trung tự năm dặm. Một con đường bậc thang uốn quanh trong bìa rừng, nối ba chùa với nhau.
Thư viện Trung Nham là ký thân trong Trung Nham tự này, khởi đầu là lấy hậu viện trung tự làm giảng đường. Người xây dựng nên là thầy đồ Vương, Vương Phương xây thư viện trong chùa chiền. Một là hoàn cảnh trong này yên tĩnh, tao nhã, cách xa thành thị, thích hợp truyền đạo dạy học. Hai là trụ trì chùa cũng là đường huynh của ông ta, người một nhà tất nhiên dễ thương lượng.
Sau Khánh Lịch Hưng Học, người muốn đến thư viện muốn học tăng nhanh. Vương Phương dưới sự giúp đỡ của huyện nha, lại đem thiền viện trống của thượng tự và hạ tự xây lên, sau khi tu sửa, xây thêm phòng học, ký túc xá mới... Tuy người Tống sùng Phật, nhưng số người tăng lữ không thể so với thời Ngũ Đại. Cái này phải cảm ơn Chu Thế Tông Sài Vinh, chỉ ý lệnh tăng ni thiên hạ hoàn tục, tới nay đế quốc Tống vẫn còn nhận được lợi ích này, số lượng lớn thiền viện bỏ đi càng chứng minh rõ.
Lúc này, đám người Trần Khác cùng hơn ngàn sĩ tử báo danh nhập học, được dẫn tới dưới đài giảng kinh sau chùa. Chỗ của cao tăng ngày xưa, có cái sân lớn chứa được ngàn người.
Một người trung niên mặc áo dài màu trắng, đầu đội khăn quấn màu đen, xuất hiện trên đài giảng kinh. Chờ các học trò im lặng lại, ông ta mới tự giới thiệu nói là họ Viên, là chấp sự của thư viện:
- Các con nếu đã có chuẩn bị mà đến, chỗ tốt của bổn viện ta không cần thiết nói rườm rà, chỉ nói cái kết cấu của bản viện... thư viện Trung Nham của ta có tam cấp lục đường. Sơ cấp tam đường đặt ở hạ tự, trung cấp lưỡng đường đặt ở trung tự, cao cấp nhất đường đặt ở thượng tự.
- Sau khi các con nhập môn kiểm tra, người có thành tích đạt tiêu chuẩn thì vào học ở tam đường Nhân, Nghĩa, Lễ của sơ cấp . Một năm rưỡi sau người thông văn lý thăng vào học ở lưỡng đường Trí, Tín của trung cấp. Qua một năm rưỡi nữa, người kinh sử kiêm thông, văn lý đủ cả thăng vào học ở “dẫn tính đường” của cao cấp. Tích lũy đầy học phần, thì có thể tốt nghiệp.
- Năng nhặt chặt bị.
Cuối cùng Viên chấp sự nói một tiếng:
- Tiếp theo, đó là kỳ thi nhập môn của bản viện, các con phải dùng tâm trả lời, cái này quan trọng tới chư vị năm nay có thể nhập viện không.
Nói xong liền gõ lên mặt kim la trên đài:
- Sau khi nhận lấy phiếu số, tìm được chỗ thi tương ứng tiến hành sơ thí.
Lập tức có người của thư viện, cầm cái giỏ phát phiếu số cho các học trò. Trần Khác nhận được cái phiếu chữ đinh, cùng số với Tô Triệt. Tô Thức và Ngũ Lang được một phiếu giáp và một phiếu mậu, bốn người đều chia nhau tìm phòng học của mình.
Nơi thi của Trần Khác và Tô Triệt ở một gian tăng phòng phía đông đài giảng kinh. Lúc hai người tới, trước mặt đã có hơn hai mươi người đang xếp hàng. Các học trò từng người đi vào, nhiều nhất thời gian uống một chén trà liền đi ra, có nước mắt đầy mặt, có sắc mặt ngưng trọng không có ai thần thái thoải mái.
- Chẳng lẽ một cũng không trúng tuyển?
Tô Triệt cũng có chút khẩn trương nói.
- Sẽ không đâu, tám phần là không tuyên bố ngay tại chỗ.
Trần Khác thanh thản nói với y một câu, thấy trước mặt một người đi ra, liền nói:
- Tới ta rồi, đợi tin tức tốt của ta nhé.
- Ừ.
Tô Triệt gật đầu mạnh nói:
- Tam ca nhất định không thành vấn đề.
- Ừ...
Trần Khác trong lòng vẫn có chút lo sợ, thở sâu, liền bước vào tăng phòng.
Trong tăng phòng đặt một cái bàn dài, sau bàn dài có ba nhà nho trung niên đang ngồi. Chờ Trần Khác đi vào, người ở giữa liền lên tiếng nói:
- Đóng cửa.
Trần Khác làm theo, về tới giữa phòng đứng im, liền nghe người đó hỏi:
- Tên họ, tuổi tác, quê quán.
- Trần Khác, mười bốn tuổi, người Thanh Thần.
- Trước đây đi học ở đâu?
Thư viện Trung Nham là trung học của niên đại này, người đọc sách bình thường sẽ học trong quán học hoặc tư thục trước, sau khi nhận được giáo dục tiểu học hoàn chỉnh, mới có thể tới đây đào tạo sâu.
- Học trò chưa từng đi học.
Trần Khác thành thật trả lời:
- Tự học ở nhà.
- Tự học, ba nho giả cười lên:
- Đều đã học những gì vậy?
- Trước học tiểu học, về sau học “Thập Tam Kinh”.
- Học tới trình độ nào?
- Chưa biết rõ hết.
- Ừ.
Kết thúc hỏi theo thông lệ, người đó liền không hé răng, đổi một vị bên tay trái nói:
- Khảo con mấy đạo khẩu nghĩa, trước ngâm Chư hầu chương mười ba của “Hiếu Kinh”.
- Tại thượng bất kiêu, cao nhi bất nguy; chế tiết cẩn độ, mãn nhi bất dật. Cao nhi bất nguy, sở dĩ trường thủ quý dã. Mãn nhi bất dật, sở dĩ trường thủ phú dã. Phú quý bất ly kỳ thân, nhiên hậu năng bảo kỳ xã tắc, nhi hòa kỳ dân nhân. Cái chư hầu chi hiếu dã (BTV dịch nghĩa: Mặc dù thân làm cao quan, nhưng không có chút lòng kiêu ngạo, vậy thì mặc kệ ăn trên ngồi trước, cũng sẽ không gặp phải nguy hiểm bị sụp đổ; nếu mọi việc đều tiết kiệm, tuân thủ pháp luật, kho phủ kinh phí đầy đủ, cũng sẽ không xa xỉ lãng phí. Ăn trên ngồi trước mà không có nguy hiểm bị sụp đổ, như vậy thì có thể giữ gìn được địa vị tôn quý lâu dài; tiết kiệm không lãng phí có thể giữ gìn tài phú dài lâu. Có thể nắm chắc phú và quý trong tay, sau đó mới có thể bảo vệ quốc gia của mình, khiến dân mình ăn ở hòa thuận. Như vậy mới là hiếu đạo của khắp chư hầu.)
Trần Khác không cần nghĩ ngợi đáp:
- “Thơ” nói, nơm nớp lo sợ, như lâm vào vực sâu, như đạp lên miếng băng mõng.
- Ngâm tiếp “Luận Ngữ” Hiến vấn thứ mười bốn.
Giám khảo bên trái lại nói.
- Hiến vấn Sỉ, Tử viết: Bang hữu đạo, cốc. Bang vô đạo, cốc, sỉ dã. (BTV dịch nghĩa: Nguyên Hiến – học trờ của Khổng Tử hỏi Khổng Tử cái gì là đáng xấu hổ. Không Tử nói: Quốc gia có đạo, người làm quan lấy bổng lộc; quốc gia vô đạo, vẫn là người làm quan lấy bổng lộc, đấy là đáng xấu hổ).
Cái này đối với Trần Khác mà nói, đơn giản không có chút khó khăn, hắn ngâm lưu loát:...
- Tử viết: 'Bần nhi vô oán nan, phú nhi vô kiêu dịch (dịch nghĩa: Khổng Tử nói: Bần cùng mà không có oán hận, là khó; giàu có mà không kiêu căng thì dễ.)
- Được rồi.
Giám khảo bên trái hô ngừng.
- Nói thêm một đoạn kinh đi.
Đến lượt giám khảo bên phải lên tiếng:
- “Tằng Tử viết: Thậm tai! Hiếu chi đại dã.” Con hãy nói về câu này đi.
Tuy nói bảo người ta giảng kinh, nhưng thật ra vẫn là ngâm, mỗi một cuốn kinh điển Nho gia đều có chú giải. Chú giải của hiếu kinh tên “Hiếu Kinh Chính Nghĩa”, trên mặt mỗi cuốn sách kinh đều có tường giải, bạn chỉ cần dựa theo chương từng chữ không thay đổi trả lời. Nếu thay đổi, thì sai, cố nhiên cứng nhắc. Nhưng đây là cơ bản của văn chương có lý có căn mà sau này viết ra – dựa từ đâu mà có, duy có mười ba kinh đề cập chú giải, làm cơ sở huấn luyện, là không sai.
- Tằng Tử sau khi nghe Khổng Tử giải thích về hiếu đạo thì nói: Đạo lý của hiếu thuận cao thâm và vĩ đại quá! Tử viết: 'Phu hiếu, thiên chi kinh dã, địa chi nghĩa dã, dân chi hành dã…
Trần Khác bản thân trí nhớ siêu quần, lại vận dụng cách ghi nhớ quy nạp tổng kết của đời sau, do đó trả lời không chút tệ...
- Điều mà họ gọi là hiếu, chính là quy phạm của trời, nguyên tắc của đất, phẩm hạnh căn bản nhất của con người. Đạo lý chính xác không thể thay đổi, quần dân coi đó là pháp quy…
Giám khảo đó lại bảo hắn giảng một câu “Luận Ngữ” sau khi nghe thấy không tệ, gật đầu nói:
- Rất vững vàng.
- Ừ, tự học rất dụng công.
Mấy giám khảo vẫn sa sầm mặt đều cười lên, vị ở giữa trực tiếp nói:
- Ra ngoài nghỉ ngơi, chờ tuyên bố kết quả.
- Làm phiền ba vị lão sư rồi.
Trần Khác biết mình chắc chắn là qua rồi, liền cung kính thi lễ, lui ra ngoài.
- Đây là khóc hay cười?
- Vừa cười vừa khóc.
- Nói thế nào?
- Cười là cuối cùng huynh cùng một tiểu nương tử dạo phố rồi.
Trần Nhị Lang lại mang bộ mặt nhăn nhó nói:
- Khóc là lúc trở về người ta nói, cô ấy đã quen đường rồi, cũng không cần phiền huynh nữa...
- Ấy, đừng nản chí, kẻ thứ ba chen chân hả, không dày mặt ra thì làm gì có cơ hội mà chen vào....
Trần Khác thổi tắt đèn, tùy tiện an ủi y hai câu, liền ôm cái gối đi chỗ khác, chỉ để lại Trần Nhị Lang trằn trọc ở đó, ngụ mị suy nghĩ...
…….
Chớp mắt thì tới ngày báo danh, Trần Hi Lượng cả đêm không ngủ, hai vành mắt đen sì hẳn lên. Kéo Ngũ Lang từ trong cái chăn ra trước, lại đi gõ cửa phòng Trần Khác:
- Mau dậy đi, mặc quần áo ăn cơm, nếu không phải muộn mất!
Lúc đợi Tam Lang mặc áo rửa mặt xong, ngồi ở nhà ăn ăn sáng, Trần Hi Lượng mới chú ý tới:
- Sao con không mặc áo mới may?
Tam Lang giận dỗi liếc nhìn Nhị Lang, buồn giọng nói:
- Cha hỏi huynh ấy đi.
Nhị Lang cúi đầu uống canh, giả bộ không nghe thấy. Y không thể nói cho cha biết, vì nghe nói áo đó là Bát Nương tự tay may, liền vô sĩ cướp lấy.
Ăn cơm xong, Trần Hi Lượng đưa các con tới cửa, đúng lúc gặp Tô Tuân cũng đưa Tô Thức; Tô Triệt ra.
- Thế nào, phải đích thân tiễn đi thi?
Tô Tuân thấy Trần Hi Lượng đang cầm dù, hình như là bộ dạng muốn ra ngoài, liền biết rõ cố ý hỏi:
- Ôi, vừa làm cha vừa làm mẹ, khó tránh loay loay một chút rồi.
- Ai nói đệ phải đi tiễn?
Trần Hi Lượng vẻ mặt kinh thường nói:
- Tiểu tử nhà đệ không lo lắng lắm.
- Hì...
Tô Tuân bĩu môi nói:
- Chẳng lẽ tiểu tử nhà ta không bớt lo?
Liền đem túi lương khô trên vai hướng lên cổ của Tô Thức nói:
- Đưa con tới đây thôi.
Hai ông lão vốn định đưa đi thi, nhưng tất cả đều không đi nữa. Tam Lang; Ngũ Lang; Tô Thức; Tô Triệt phải tham gia kỳ thi, dưới dẫn dắt của Trần Nhị Lang, vừa nói vừa cười xuất thành đi.
Từ huyện thành tới Trung Nham tự phải đi hơn mười dặm.
Bên trái đường là núi, bên phải đường là đập sông, trên núi cây trúc xanh um, lẫn hoa đầy sườn núi, trên đập sóng cuồn cuộn, cây cải dầu màu vàng, thỉnh thoảng có thể nhìn thấy nông dân, trâu cày ở trên đập, làm việc giữa núi. Bức tranh sơn thôn điền viên tuyệt đẹp này, thật sự rất thu hút nhóm thiếu niên như chim xổ lồng. Bọn họ chỉ về phía địa thế thuận lợi của sơn thủy, thưởng thức cảnh xuân như tranh, dùng thơ từ phụ xướng nhau.
Cái gọi là phụ xướng, chính là làm thơ và người khác đáp lại. Phụ xướng có mấy loại phương thức, rộng nhất là chỉ làm thơ đáp lại, không cần họa theo nguyên vận. Nghiêm khắc nhất là dùng đồng vận đồng chữ, cái này cũng là phương pháp tốt tôi luyệt bản lĩnh làm thơ.
Ở thời đại này, bản lĩnh làm thơ là năng lực người học văn phải có sẵn, trở ngại con người làm ra, đang đủ để làm gia tăng nhạc thú vận dụng từ ngữ nắm bắt vận. Trong đám người này, Tô Đông Pha tài làm thơ vô song, vận dùng thoải mái tự nhiên, thơ vẫn giàu có mỹ cảm. Tuy nhiên vẫn chưa tới chỗ tuyệt hảo, nhưng đã lộ ra thiên tài xuất chúng. Thơ của Tô Triệt và Trần Khác còn kém một chút, hai người đều có thể thoải mái khống chế văn tự và vận luật, thơ từ cũng đại khái khả quan, nhưng rất khó tạo ra loại mỹ cảm của danh trạng.
Trần Thầm tuy nhiều tuổi nhất, nhưng khả năng làm thơ trong quy luật, chỉ có thể miễn cưỡng theo kịp tiết tấu của ba người bọn họ. Thậm chí Ngũ Lang, sau khi cố gắng nín thở nặn ra một bài, liền một lời không nói, nhanh chóng chạy đi khổ sở vô cùng.
Đang lúc mấy người nói chuyện cười đùa, đột nhiên nghe thấy sau lưng tiếng vó ngựa dồn dập. Sĩ tử đi trên đường nhốn nháo lách qua hai bên tránh nhường đường, liền nhìn thấy mấy con ngựa cao lớn lao qua như bay, quần áo của không ít người bị bắn bùn tung tóe... Ngũ Lang chính là một trong số đó, cái áo dài mới may dọc đường y rất thích, chỗ có chút bùn cũng không đi, ai biết ngàn cẩn thận, vạn cẩn thận, vẫn bị bắn tung cả người. Cái này làm cậu ta vô cùng phát hỏa, phun ra hai chữ:
- Khốn khiếp.
Huynh đệ Tô Thức có chút xấu hổ, vì bọn họ nhìn thấy rõ người cưỡi trên mấy con ngựa đó chính là huynh đệ Trình gia.
- Là bọn họ...
Trần Khác cũng nhận ra huynh đệ Trình gia đến. Lúc đầu ở Mi Sơn tránh nhường đường cho bọn họ một lần, không ngờ ở Thanh Thần lại thêm một lần. Hắn nheo mắt lại, bình tĩnh nhìn bóng người trên lưng ngựa, không biết đang tính toán gì.
- Được rồi nhanh lên đi. Nếu không chúng ta sẽ nhỡ đấy.
Lúc nãy thời gian trì hoãn quá nhiều, Trần Thầm nhìn mặt trời lên, thúc giục.
Người Mi Châu đều nói, trước có Trung Nham tự, sau có Nga Mi sơn.
Chùa chiền của Trung Nham thuộc giữa đời Đường, do cao tăng Thiên Trúc xây dựng. Sau đó lục tục xây dựng thêm, cuối cùng trở thành cả dãy chùa chiền hùng vĩ mà ngày nay nhìn thấy.
Cả dãy chùa chiền chia làm hạ tự, trung tự, thượng tự. Hạ tự tọa lạc ở bên bờ sông Dân, trung tự ẩn trong rừng cây giữa sườn núi, cách hạ tự năm dặm, thượng tự chót vót trên đỉnh núi; cũng cách trung tự năm dặm. Một con đường bậc thang uốn quanh trong bìa rừng, nối ba chùa với nhau.
Thư viện Trung Nham là ký thân trong Trung Nham tự này, khởi đầu là lấy hậu viện trung tự làm giảng đường. Người xây dựng nên là thầy đồ Vương, Vương Phương xây thư viện trong chùa chiền. Một là hoàn cảnh trong này yên tĩnh, tao nhã, cách xa thành thị, thích hợp truyền đạo dạy học. Hai là trụ trì chùa cũng là đường huynh của ông ta, người một nhà tất nhiên dễ thương lượng.
Sau Khánh Lịch Hưng Học, người muốn đến thư viện muốn học tăng nhanh. Vương Phương dưới sự giúp đỡ của huyện nha, lại đem thiền viện trống của thượng tự và hạ tự xây lên, sau khi tu sửa, xây thêm phòng học, ký túc xá mới... Tuy người Tống sùng Phật, nhưng số người tăng lữ không thể so với thời Ngũ Đại. Cái này phải cảm ơn Chu Thế Tông Sài Vinh, chỉ ý lệnh tăng ni thiên hạ hoàn tục, tới nay đế quốc Tống vẫn còn nhận được lợi ích này, số lượng lớn thiền viện bỏ đi càng chứng minh rõ.
Lúc này, đám người Trần Khác cùng hơn ngàn sĩ tử báo danh nhập học, được dẫn tới dưới đài giảng kinh sau chùa. Chỗ của cao tăng ngày xưa, có cái sân lớn chứa được ngàn người.
Một người trung niên mặc áo dài màu trắng, đầu đội khăn quấn màu đen, xuất hiện trên đài giảng kinh. Chờ các học trò im lặng lại, ông ta mới tự giới thiệu nói là họ Viên, là chấp sự của thư viện:
- Các con nếu đã có chuẩn bị mà đến, chỗ tốt của bổn viện ta không cần thiết nói rườm rà, chỉ nói cái kết cấu của bản viện... thư viện Trung Nham của ta có tam cấp lục đường. Sơ cấp tam đường đặt ở hạ tự, trung cấp lưỡng đường đặt ở trung tự, cao cấp nhất đường đặt ở thượng tự.
- Sau khi các con nhập môn kiểm tra, người có thành tích đạt tiêu chuẩn thì vào học ở tam đường Nhân, Nghĩa, Lễ của sơ cấp . Một năm rưỡi sau người thông văn lý thăng vào học ở lưỡng đường Trí, Tín của trung cấp. Qua một năm rưỡi nữa, người kinh sử kiêm thông, văn lý đủ cả thăng vào học ở “dẫn tính đường” của cao cấp. Tích lũy đầy học phần, thì có thể tốt nghiệp.
- Năng nhặt chặt bị.
Cuối cùng Viên chấp sự nói một tiếng:
- Tiếp theo, đó là kỳ thi nhập môn của bản viện, các con phải dùng tâm trả lời, cái này quan trọng tới chư vị năm nay có thể nhập viện không.
Nói xong liền gõ lên mặt kim la trên đài:
- Sau khi nhận lấy phiếu số, tìm được chỗ thi tương ứng tiến hành sơ thí.
Lập tức có người của thư viện, cầm cái giỏ phát phiếu số cho các học trò. Trần Khác nhận được cái phiếu chữ đinh, cùng số với Tô Triệt. Tô Thức và Ngũ Lang được một phiếu giáp và một phiếu mậu, bốn người đều chia nhau tìm phòng học của mình.
Nơi thi của Trần Khác và Tô Triệt ở một gian tăng phòng phía đông đài giảng kinh. Lúc hai người tới, trước mặt đã có hơn hai mươi người đang xếp hàng. Các học trò từng người đi vào, nhiều nhất thời gian uống một chén trà liền đi ra, có nước mắt đầy mặt, có sắc mặt ngưng trọng không có ai thần thái thoải mái.
- Chẳng lẽ một cũng không trúng tuyển?
Tô Triệt cũng có chút khẩn trương nói.
- Sẽ không đâu, tám phần là không tuyên bố ngay tại chỗ.
Trần Khác thanh thản nói với y một câu, thấy trước mặt một người đi ra, liền nói:
- Tới ta rồi, đợi tin tức tốt của ta nhé.
- Ừ.
Tô Triệt gật đầu mạnh nói:
- Tam ca nhất định không thành vấn đề.
- Ừ...
Trần Khác trong lòng vẫn có chút lo sợ, thở sâu, liền bước vào tăng phòng.
Trong tăng phòng đặt một cái bàn dài, sau bàn dài có ba nhà nho trung niên đang ngồi. Chờ Trần Khác đi vào, người ở giữa liền lên tiếng nói:
- Đóng cửa.
Trần Khác làm theo, về tới giữa phòng đứng im, liền nghe người đó hỏi:
- Tên họ, tuổi tác, quê quán.
- Trần Khác, mười bốn tuổi, người Thanh Thần.
- Trước đây đi học ở đâu?
Thư viện Trung Nham là trung học của niên đại này, người đọc sách bình thường sẽ học trong quán học hoặc tư thục trước, sau khi nhận được giáo dục tiểu học hoàn chỉnh, mới có thể tới đây đào tạo sâu.
- Học trò chưa từng đi học.
Trần Khác thành thật trả lời:
- Tự học ở nhà.
- Tự học, ba nho giả cười lên:
- Đều đã học những gì vậy?
- Trước học tiểu học, về sau học “Thập Tam Kinh”.
- Học tới trình độ nào?
- Chưa biết rõ hết.
- Ừ.
Kết thúc hỏi theo thông lệ, người đó liền không hé răng, đổi một vị bên tay trái nói:
- Khảo con mấy đạo khẩu nghĩa, trước ngâm Chư hầu chương mười ba của “Hiếu Kinh”.
- Tại thượng bất kiêu, cao nhi bất nguy; chế tiết cẩn độ, mãn nhi bất dật. Cao nhi bất nguy, sở dĩ trường thủ quý dã. Mãn nhi bất dật, sở dĩ trường thủ phú dã. Phú quý bất ly kỳ thân, nhiên hậu năng bảo kỳ xã tắc, nhi hòa kỳ dân nhân. Cái chư hầu chi hiếu dã (BTV dịch nghĩa: Mặc dù thân làm cao quan, nhưng không có chút lòng kiêu ngạo, vậy thì mặc kệ ăn trên ngồi trước, cũng sẽ không gặp phải nguy hiểm bị sụp đổ; nếu mọi việc đều tiết kiệm, tuân thủ pháp luật, kho phủ kinh phí đầy đủ, cũng sẽ không xa xỉ lãng phí. Ăn trên ngồi trước mà không có nguy hiểm bị sụp đổ, như vậy thì có thể giữ gìn được địa vị tôn quý lâu dài; tiết kiệm không lãng phí có thể giữ gìn tài phú dài lâu. Có thể nắm chắc phú và quý trong tay, sau đó mới có thể bảo vệ quốc gia của mình, khiến dân mình ăn ở hòa thuận. Như vậy mới là hiếu đạo của khắp chư hầu.)
Trần Khác không cần nghĩ ngợi đáp:
- “Thơ” nói, nơm nớp lo sợ, như lâm vào vực sâu, như đạp lên miếng băng mõng.
- Ngâm tiếp “Luận Ngữ” Hiến vấn thứ mười bốn.
Giám khảo bên trái lại nói.
- Hiến vấn Sỉ, Tử viết: Bang hữu đạo, cốc. Bang vô đạo, cốc, sỉ dã. (BTV dịch nghĩa: Nguyên Hiến – học trờ của Khổng Tử hỏi Khổng Tử cái gì là đáng xấu hổ. Không Tử nói: Quốc gia có đạo, người làm quan lấy bổng lộc; quốc gia vô đạo, vẫn là người làm quan lấy bổng lộc, đấy là đáng xấu hổ).
Cái này đối với Trần Khác mà nói, đơn giản không có chút khó khăn, hắn ngâm lưu loát:...
- Tử viết: 'Bần nhi vô oán nan, phú nhi vô kiêu dịch (dịch nghĩa: Khổng Tử nói: Bần cùng mà không có oán hận, là khó; giàu có mà không kiêu căng thì dễ.)
- Được rồi.
Giám khảo bên trái hô ngừng.
- Nói thêm một đoạn kinh đi.
Đến lượt giám khảo bên phải lên tiếng:
- “Tằng Tử viết: Thậm tai! Hiếu chi đại dã.” Con hãy nói về câu này đi.
Tuy nói bảo người ta giảng kinh, nhưng thật ra vẫn là ngâm, mỗi một cuốn kinh điển Nho gia đều có chú giải. Chú giải của hiếu kinh tên “Hiếu Kinh Chính Nghĩa”, trên mặt mỗi cuốn sách kinh đều có tường giải, bạn chỉ cần dựa theo chương từng chữ không thay đổi trả lời. Nếu thay đổi, thì sai, cố nhiên cứng nhắc. Nhưng đây là cơ bản của văn chương có lý có căn mà sau này viết ra – dựa từ đâu mà có, duy có mười ba kinh đề cập chú giải, làm cơ sở huấn luyện, là không sai.
- Tằng Tử sau khi nghe Khổng Tử giải thích về hiếu đạo thì nói: Đạo lý của hiếu thuận cao thâm và vĩ đại quá! Tử viết: 'Phu hiếu, thiên chi kinh dã, địa chi nghĩa dã, dân chi hành dã…
Trần Khác bản thân trí nhớ siêu quần, lại vận dụng cách ghi nhớ quy nạp tổng kết của đời sau, do đó trả lời không chút tệ...
- Điều mà họ gọi là hiếu, chính là quy phạm của trời, nguyên tắc của đất, phẩm hạnh căn bản nhất của con người. Đạo lý chính xác không thể thay đổi, quần dân coi đó là pháp quy…
Giám khảo đó lại bảo hắn giảng một câu “Luận Ngữ” sau khi nghe thấy không tệ, gật đầu nói:
- Rất vững vàng.
- Ừ, tự học rất dụng công.
Mấy giám khảo vẫn sa sầm mặt đều cười lên, vị ở giữa trực tiếp nói:
- Ra ngoài nghỉ ngơi, chờ tuyên bố kết quả.
- Làm phiền ba vị lão sư rồi.
Trần Khác biết mình chắc chắn là qua rồi, liền cung kính thi lễ, lui ra ngoài.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook