Nhất Phẩm Giang Sơn
-
Quyển 2 - Chương 48: Sum họp
Vài hôm sau, Lý Giản theo lời dặn dò của Trần Khác, mang theo lễ vật hậu hĩnh tới nha huyện cầu kiến. Nhưng Tống Đại Lệnh kịch liệt phản đối ý định xem công văn của y, ngay tại chỗ phủi tay rời khỏi, dọa đến nỗi y hoảng sợ bất an.
Có lẽ là vì 50 lượng bạc, nên qua một tuần trà liền có người ra truyền lệnh, nói hôm nay không có thời gian giúp y tìm công văn đó, hẹn y ba ngày sau quay lại xem.
Sau ba ngày, đến theo lời hẹn, lần này không gặp Tống Đại Lệnh, nhưng có Lục Áp Ti của huyện thành, đem công văn yêu cầu Ích Châu Lộ Chuyển Vận Sứ, trong đó viết rất rõ rượu Hoàng Kiều Thanh Thần được liệt vào danh sách cống phẩm, tháng chín hàng năm do Chuyển Vận Sứ Ti hòa mãi một trăm thùng rượu thô, mỗi thùng tính phí vận chuyển là năm quan tiền.
Ở bên trên còn có dấu đỏ của Chuyển Vận Sứ Ti, hi vọng cuối cùng của Lý Giản cũng đã tiêu tan. Y hồn bay phách lạc rời khỏi nha môn, kể lại cho Trần Khác nghe những gì đã nhìn thấy trong văn di, sau đó mắt y ngấn lệ nói:
- Tam Lang chúng ta chịu thua đi, đây đúng là mệnh lệnh của triều đình, ngươi có dâng cáo trạng cũng không thắng được...
- ...
Trần Khác nhắm chặt mắt lại, hồi lâu sau mới nói;
- Thúc biết, cha cháu trước đây đã từng làm Thiếp ti ở nha môn. Trong nha môn việc quản lý công văn thực sự lộn xộn như vậy ư, tìm một bản công văn của Chuyển Vận Sứ Ti lại cần đến ba ngày ư? Thúc đoán xem ông ấy nói thế nào.
- Nói thế nào?
- Ông cười lớn rồi nói, nếu là công văn của mười năm về trước, có thể cần đến ba ngày mới tìm thấy. Nhưng là công văn của Chuyển Vận Sứ Ti trực tiếp gửi xuống, một năm cũng không chắc có từ ba đến năm bản, tất cả đều do Đại Lệnh trực tiếp cất trong ngăn kéo, có thể mở xem bất cứ lúc nào.
Trần Khác trầm giọng nói:
- Tại sao ngay lúc đó không lấy ra cho thúc xem, mà phải đợi ba ngày sau mới đưa cho thúc xem?
- Tam Lang, đừng có đa nghi như Tào Tháo nữa.
Lý Giản đã hoàn toàn nhụt chí:
- Văn di của Chuyển Vận Sứ Ti có đóng dấu đỏ, không thể làm giả được!
- Không thể làm giả được sao?
Trần Khác chậm rãi lắc đầu.
- Trời, ngươi đúng là điên rồi.
Lý Giản tuyệt vọng lắc đầu nói:
- Ta không thể điên cùng với ngươi được.
Nói chuyện không hợp ý thì nói nửa câu cũng nhiều, Trần Khác đứng dậy tiễn khách.
Khi quay trở lại, hắn say sưa ngồi trên tảng đá, hiện nay, tiền thu nhập thường ngày của Trần gia chỉ có bốn... mỗi năm một đợt rượu Hoàng Kiều kiếm được gần trăm vạn tiền, quán rượu Lai Phúc kiếm được khoảng bảy tám mươi vạn tiền, xưởng than hoa là hai ba mươi vạn tiền, và trong dịp mở rộng thị trường, xưởng than một năm chỉ có thể đem về bảy tám vạn tiền.
Mỗi năm thu nhập hai triệu tiền, cũng đủ cho mấy cha con Trần gia sống cuộc sống mà người ta gọi là thượng lưu. Trần Khác cũng đã tương đối hài lòng với cuộc sống hiện tại, có thể chuyên tâm học hành, không phiền não chuyện gì, để sau này tương lai rộng mở.
Ai ngờ lại sảy ra chuyện này, nếu thực sự cam chịu số phận như Lý Giản, không những thu nhập của gia đình sẽ bị giảm một nửa, mà với tính khí hắn không thể dễ dàng cho qua chuyện này!
Nếu là đời sau, có thể hắn không cho qua cũng phải cho qua chuyện này, nhưng đây là triều Đại Tống, lẽ nào lại không có nơi nào bảo vệ lẽ phải?!
Xét cho cùng, hắn vẫn nuôi hi vọng về thời đại Phạm Trọng Yêm, Bao Chửng, Tư Mã Quang, Âu Dương Tu, Vương An Thạch, Tô Thức.... hắn quyết tâm, một ** hắc ám. Một quốc gia chỉ biết bóc lột nhân dân, thì không thể nào sản sinh ra nhiều người quân tử có nhân cách hoàn hảo được!
Nếu như một quân vương trị vì đất nước nổi tiếng là nhân đức, và cũng không có gì khác biệt với hậu thế, vậy đất nước trung quốc năm nghìn năm lịch sử, từ đầu đến cuối đều là âm mưu quỷ kế!
- Hi vọng tất cả bè lũ phản động kia đều là hữu danh vô thực...
Trần Khác hạ giọng nói với bản thân mình. Hắn quyết tâm muốn xem trên đời này có thể nói chuyện đạo lý hay không!
Chớp mắt một cái đã bốn tháng trôi qua, bến tàu Đông môn Thanh Thân.
So với lần trước đến đây, cảnh tượng mà Tô Tuân nhìn thấy đã hoàn toàn khác trước.
Đầu năm Khánh Lịch thứ bảy, quan phủ và thương nhân thầu bao bến tàu không tiếc hao tiền tốn của, đóng hơn bảy nghìn chiếc cọc ở bãi bùn ven sông, xây dựng bến tàu lớn hàng trăm trượng. Xây dựng bến tàu này, khiến tầm quan trọng của huyện Thanh Thần được nâng lên rất nhiều – Thanh Thần vốn là thông đạo quan trọng từ đất Thục qua con đường thủy đến Nhạc Sơn, Quỳ Châu với vùng đất Giang Nam rộng lớn, lại nằm ở trung tâm của chín thôn, ba huyện, hai châu, một khi xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, tất nhiên sẽ trở thành đầu mối giao thông vô cùng quan trọng.
Trong trí nhớ của Tô Tuân, ở đây chỉ có một cây cầu xếp dỡ hàng hóa, chỉ có chừng ba đến năm chiếc thuyền cập bến mà thôi. Nhưng hiện tại y nhìn thấy là một bến tàu vô cùng lớn, nhà ngói mọc lên san sát, thương nhân tập hợp hàng hóa, hàng hóa chất thành núi, cảnh tượng rất phồn vinh, không kìm được lòng nói:
- Thật sự là còn hơn cả bến tàu Mi Sơn một bậc.
- E rằng tính toán của phu quân phải thất bại rồi, thấy cảnh tượng phồn hoa của Thanh Thần, sức tiêu dùng cũng không kém Mi Sơn.
Trình phu nhân dịu dàng nói. Bà mặc một chiếc áo vải bố màu lam may rất gọn, nhìn lên bầu trời bao la... Niên đại này, trường phái lí học (phái triết học duy tâm thời Tống – Minh Trung Quốc) vẫn chưa ra đời, giống như việc người phụ nữ mà xuất đầu lộ diện thì trên người phải mặc quần áo là điều đương nhiên. Nhưng cũng có một số đạo học gia, bắt người phụ nữ trong gia đình mình khi ra ngoài phải bịt mặt, sự chuyên quyền đến mức biến thái này trở thành điều mà xã hội phải lên án, trở thành trào lưu chủ yếu khắp gần xa.
Cô nương Tứ Xuyên trời sinh nóng bỏng, chỉ có mùa hè chống nắng, mùa đông chống gió mới chịu che mặt, ngày xuân ấm áp như thế này, bạn đi khắp đất Thục cũng không tìm thấy một người mang khăn voan che mặt.
Phía sau bọn họ là hai đôi nam nữ, mấy huynh muội đang hiếu kỳ nhìn về phía các thiết bị lắp ráp kỳ quái trên bến tàu. Những người công nhân đang dùng những thiết bị đó để bốc xếp những thùng hàng nặng ở bến và trên thuyền, xem ra vừa đỡ tốn công sức vừa đỡ mất thời gian.
- Nhị ca, đây là vật gì?
Tô tiểu muội mặc bộ váy ngắn màu hồng phấn, đôi mắt to vô cùng lanh lợi, duỗi ngón tay thon nhỏ chỉ và hỏi. Chỉ nghe giọng cô trong trẻo như tiếng suối chảy rất dễ nghe, dường như hoàn toàn bình phục.
- Hình dạng rất giống cần kéo nước, lại giống cái ròng rọc.
Tô Thức chăm chú nhìn sự vận chuyển của chiếc máy, muốn từ trong đó tìm chút cách thức:
- Nhất định là đã sử dụng nguyên lí “Thằng chế” mà trong “Mặc Kinh” có nói.
Cái gọi là ”Thằng chế” chính là nguyên lí của ròng rọc:
- Đồng thúc, thúc nghĩ thế nào?
- Đúng vậy.
Trước đó Tô Triệt đã từng nhìn thấy một lần, đương nhiên là suy nghĩ càng sâu xa nói:
- Nhưng nói thì dễ làm mới khó, có thể đem những gì mình đã học được vận dụng vào thực tế, mà hiệu quả lại tốt như vậy. Khả năng học hỏi và vận dụng của người này là rất tốt.
- Ở bến tàu Mi Sơn chưa từng nhìn thấy cái máy này, chắc chắn là năm nay mới xuất hiện, vẫn còn chưa lan chuyền ra bên ngoài.
Tô Thức với vẻ mặt quả quyết:
- Ta đoán tám phần là do Trần lão Tam sáng chế ra.
- Chưa bao giờ thấy nhị ca khâm phục ai đó đến như vậy.
Tiểu muội cười khanh khách nói:
- Không biết có đúng hay không đã vơ về phía người ta..
- Ha ha nếu không tin chúng ta đánh cược.
Tô Thức cười nói.
Trong lúc nói chuyện thuyền đã cập bến, việc đầu tiên mà Tô Thức thăm dò được chính là cỗ máy đó gọi là ‘cần cẩu’ do Tam Lang củaTrần thiết kế.
Tô Thức kiêu hãnh quay lại, đang định khoe với muội muội thì bị phụ thân mắng một trận:
- Vừa mới xuống thuền đã chạy lung tung, không phụ giúp chuyển đồ đạc!
Tuy chỉ mang theo sách vở, quần áo và vật dụng thường ngày cần thiết nhưng dù sao cũng là nhà có sáu thành viên chuyển nhà, cũng phải đến mười mấy hòm đầy ắp.
“Cần trục” của bến tàu không chịu trách nhiệm bốc dỡ hành lý cho hành khách, Tô Tuân đành thuê một người phu xe ở bến tàu thuê y bốc xếp giúp, đương nhiên là phải mặc cả giá.
- Nhiều hòm như vậy, một xe chở không hết.
Phu xe thấy khó khăn, nói:
- Ông muốn đi đâu?
- Hãy tìm giúp một nhà trọ trước đã.
- Ồ, các ông là muốn nương nhờ họ hàng à.
Phu xe cười nói:
- Chẳng hay họ hàng thân thích của quan nhân là ai?
- À... họ trần.
Tô Tuân do dự một lát rồi nói.
- Là Trần đại quan nhân ở phố Văn Hưng đúng không?
Phu xe ngay lập tức rất phấn chấn.
- Phải.
Tô Tuân không ngờ, những hộ thường dân của toàn huyện chỉ có Trần Hi Lượng mang họ Trần.
- Sau này nên báo rõ gia môn trước.
Phu xe trở nên rất nhiệt tình, hô một tiếng, gọi hai chiếc xe đến, cũng không cần cha con Tô Tuân động tay vào, tay chân rất nhanh nhẹn khuân hết hành lý lên xe.
Vừa mới xếp hành lý lên xe xong thì phía sau có tiếng gọi lớn:
- Cô nương, cô nương. Tiểu muội, tiểu muội!
Huynh muội Tô gia đang nói chuyện vui vẻ bỗng nghe thấy tiếng gọi đều quay đầu lại, thì thấy trên một con thuyền có bốn thiếu niên mặc áo gấm, trong đó có hai người đang vẫy tay gọi lớn.
Tiểu muội thở dài nói:
- Sao chúng ta đi đến đâu nhóm người này cũng theo đến đó vậy?
- Đừng nói vậy.
Trình phu nhân mỉm cười nói:
- Bọn họ cũng đến huyện Thanh Thần đi học, sớm muộn gì cũng sẽ chạm mặt.
- Gặp càng muộn càng tốt.
Tiểu muội bĩu môi nói.
- Anh họ không ngờ lại gặp ở đây, thật khéo trùng hợp!
Thái độ của Tô Triệt và Bát Nương đều mất tự nhiên, chỉ có Tô Thức cười ha ha chào hỏi bọn họ.
- Đúng vậy thật trùng hợp.
Một công tử ăn vận rất đẹp, mặt như thoa phấn, vừa phe phẩy cái quạt giấy vừa bước xuống thuyền. Tô Thức, Tô Tuân, Trần Khác đều được coi là tướng mạo không tồi, nhưng nếu so với y mới biết thế nào là ưa nhìn và thế nào là đẹp trai, sự khác biệt không phải là nhỏ.
Vị công tử này chính là con cả của Trình gia Trình Chi Tài, tự là Chính Phụ, y phóng khoáng bước đến trước mặt Trình phu nhân chắp tay hành lễ:
- Chất nhi bái kiến cô cô, cô phụ.
- Ừ...
Tô Tuân chỉ hừ một tiếng, đây không phải là có thành ý với y mà với tất cả mọi người ông đều như vậy
- Chính Phụ con dẫn các em đến học sao?
Gặp chất nhi bên ngoại và cũng là con rể tương lai, đương nhiên Trình phu nhân rất thân thiện.
- Vâng thưa cô cô.
Trình Chi Tài nói rất lưu loát:
- Cháu vốn muốn tham gia đại lễ tuyển tài năm nay nhưng tiếc rằng cha cháu yêu cầu khắt khe, nói là cháu chưa đủ tài, cần khổ công rèn luyện.
Dừng một lúc y lại tiếp tục nói:
- Nghe nói thầy đồ Vương ở thư viện Trung Nham, xuất thân tiến sĩ hương cống, học vấn và tài năng uyên bác, nhiều năm nghiên cứu học vấn, còn quan hệ thân mật với Âu Dương Vĩnh thúc, Mai Thánh Du. Vì thế cha cháu cho cháu đến đó học vài năm, như vậy cuộc thi lần sau mới có hi vọng.
Trình phu nhân chỉ hỏi y có một câu, y lại trả lời tỉ mỉ nguồn cơ sự việc, nghe có vẻ rất thành thật. Tô Tiểu muội lè lưỡi một cái rất nhanh nên không dễ gì bị người khác phát hiện, rồi lại trở về dáng vẻ thục nữ.
Có lẽ là vì 50 lượng bạc, nên qua một tuần trà liền có người ra truyền lệnh, nói hôm nay không có thời gian giúp y tìm công văn đó, hẹn y ba ngày sau quay lại xem.
Sau ba ngày, đến theo lời hẹn, lần này không gặp Tống Đại Lệnh, nhưng có Lục Áp Ti của huyện thành, đem công văn yêu cầu Ích Châu Lộ Chuyển Vận Sứ, trong đó viết rất rõ rượu Hoàng Kiều Thanh Thần được liệt vào danh sách cống phẩm, tháng chín hàng năm do Chuyển Vận Sứ Ti hòa mãi một trăm thùng rượu thô, mỗi thùng tính phí vận chuyển là năm quan tiền.
Ở bên trên còn có dấu đỏ của Chuyển Vận Sứ Ti, hi vọng cuối cùng của Lý Giản cũng đã tiêu tan. Y hồn bay phách lạc rời khỏi nha môn, kể lại cho Trần Khác nghe những gì đã nhìn thấy trong văn di, sau đó mắt y ngấn lệ nói:
- Tam Lang chúng ta chịu thua đi, đây đúng là mệnh lệnh của triều đình, ngươi có dâng cáo trạng cũng không thắng được...
- ...
Trần Khác nhắm chặt mắt lại, hồi lâu sau mới nói;
- Thúc biết, cha cháu trước đây đã từng làm Thiếp ti ở nha môn. Trong nha môn việc quản lý công văn thực sự lộn xộn như vậy ư, tìm một bản công văn của Chuyển Vận Sứ Ti lại cần đến ba ngày ư? Thúc đoán xem ông ấy nói thế nào.
- Nói thế nào?
- Ông cười lớn rồi nói, nếu là công văn của mười năm về trước, có thể cần đến ba ngày mới tìm thấy. Nhưng là công văn của Chuyển Vận Sứ Ti trực tiếp gửi xuống, một năm cũng không chắc có từ ba đến năm bản, tất cả đều do Đại Lệnh trực tiếp cất trong ngăn kéo, có thể mở xem bất cứ lúc nào.
Trần Khác trầm giọng nói:
- Tại sao ngay lúc đó không lấy ra cho thúc xem, mà phải đợi ba ngày sau mới đưa cho thúc xem?
- Tam Lang, đừng có đa nghi như Tào Tháo nữa.
Lý Giản đã hoàn toàn nhụt chí:
- Văn di của Chuyển Vận Sứ Ti có đóng dấu đỏ, không thể làm giả được!
- Không thể làm giả được sao?
Trần Khác chậm rãi lắc đầu.
- Trời, ngươi đúng là điên rồi.
Lý Giản tuyệt vọng lắc đầu nói:
- Ta không thể điên cùng với ngươi được.
Nói chuyện không hợp ý thì nói nửa câu cũng nhiều, Trần Khác đứng dậy tiễn khách.
Khi quay trở lại, hắn say sưa ngồi trên tảng đá, hiện nay, tiền thu nhập thường ngày của Trần gia chỉ có bốn... mỗi năm một đợt rượu Hoàng Kiều kiếm được gần trăm vạn tiền, quán rượu Lai Phúc kiếm được khoảng bảy tám mươi vạn tiền, xưởng than hoa là hai ba mươi vạn tiền, và trong dịp mở rộng thị trường, xưởng than một năm chỉ có thể đem về bảy tám vạn tiền.
Mỗi năm thu nhập hai triệu tiền, cũng đủ cho mấy cha con Trần gia sống cuộc sống mà người ta gọi là thượng lưu. Trần Khác cũng đã tương đối hài lòng với cuộc sống hiện tại, có thể chuyên tâm học hành, không phiền não chuyện gì, để sau này tương lai rộng mở.
Ai ngờ lại sảy ra chuyện này, nếu thực sự cam chịu số phận như Lý Giản, không những thu nhập của gia đình sẽ bị giảm một nửa, mà với tính khí hắn không thể dễ dàng cho qua chuyện này!
Nếu là đời sau, có thể hắn không cho qua cũng phải cho qua chuyện này, nhưng đây là triều Đại Tống, lẽ nào lại không có nơi nào bảo vệ lẽ phải?!
Xét cho cùng, hắn vẫn nuôi hi vọng về thời đại Phạm Trọng Yêm, Bao Chửng, Tư Mã Quang, Âu Dương Tu, Vương An Thạch, Tô Thức.... hắn quyết tâm, một ** hắc ám. Một quốc gia chỉ biết bóc lột nhân dân, thì không thể nào sản sinh ra nhiều người quân tử có nhân cách hoàn hảo được!
Nếu như một quân vương trị vì đất nước nổi tiếng là nhân đức, và cũng không có gì khác biệt với hậu thế, vậy đất nước trung quốc năm nghìn năm lịch sử, từ đầu đến cuối đều là âm mưu quỷ kế!
- Hi vọng tất cả bè lũ phản động kia đều là hữu danh vô thực...
Trần Khác hạ giọng nói với bản thân mình. Hắn quyết tâm muốn xem trên đời này có thể nói chuyện đạo lý hay không!
Chớp mắt một cái đã bốn tháng trôi qua, bến tàu Đông môn Thanh Thân.
So với lần trước đến đây, cảnh tượng mà Tô Tuân nhìn thấy đã hoàn toàn khác trước.
Đầu năm Khánh Lịch thứ bảy, quan phủ và thương nhân thầu bao bến tàu không tiếc hao tiền tốn của, đóng hơn bảy nghìn chiếc cọc ở bãi bùn ven sông, xây dựng bến tàu lớn hàng trăm trượng. Xây dựng bến tàu này, khiến tầm quan trọng của huyện Thanh Thần được nâng lên rất nhiều – Thanh Thần vốn là thông đạo quan trọng từ đất Thục qua con đường thủy đến Nhạc Sơn, Quỳ Châu với vùng đất Giang Nam rộng lớn, lại nằm ở trung tâm của chín thôn, ba huyện, hai châu, một khi xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, tất nhiên sẽ trở thành đầu mối giao thông vô cùng quan trọng.
Trong trí nhớ của Tô Tuân, ở đây chỉ có một cây cầu xếp dỡ hàng hóa, chỉ có chừng ba đến năm chiếc thuyền cập bến mà thôi. Nhưng hiện tại y nhìn thấy là một bến tàu vô cùng lớn, nhà ngói mọc lên san sát, thương nhân tập hợp hàng hóa, hàng hóa chất thành núi, cảnh tượng rất phồn vinh, không kìm được lòng nói:
- Thật sự là còn hơn cả bến tàu Mi Sơn một bậc.
- E rằng tính toán của phu quân phải thất bại rồi, thấy cảnh tượng phồn hoa của Thanh Thần, sức tiêu dùng cũng không kém Mi Sơn.
Trình phu nhân dịu dàng nói. Bà mặc một chiếc áo vải bố màu lam may rất gọn, nhìn lên bầu trời bao la... Niên đại này, trường phái lí học (phái triết học duy tâm thời Tống – Minh Trung Quốc) vẫn chưa ra đời, giống như việc người phụ nữ mà xuất đầu lộ diện thì trên người phải mặc quần áo là điều đương nhiên. Nhưng cũng có một số đạo học gia, bắt người phụ nữ trong gia đình mình khi ra ngoài phải bịt mặt, sự chuyên quyền đến mức biến thái này trở thành điều mà xã hội phải lên án, trở thành trào lưu chủ yếu khắp gần xa.
Cô nương Tứ Xuyên trời sinh nóng bỏng, chỉ có mùa hè chống nắng, mùa đông chống gió mới chịu che mặt, ngày xuân ấm áp như thế này, bạn đi khắp đất Thục cũng không tìm thấy một người mang khăn voan che mặt.
Phía sau bọn họ là hai đôi nam nữ, mấy huynh muội đang hiếu kỳ nhìn về phía các thiết bị lắp ráp kỳ quái trên bến tàu. Những người công nhân đang dùng những thiết bị đó để bốc xếp những thùng hàng nặng ở bến và trên thuyền, xem ra vừa đỡ tốn công sức vừa đỡ mất thời gian.
- Nhị ca, đây là vật gì?
Tô tiểu muội mặc bộ váy ngắn màu hồng phấn, đôi mắt to vô cùng lanh lợi, duỗi ngón tay thon nhỏ chỉ và hỏi. Chỉ nghe giọng cô trong trẻo như tiếng suối chảy rất dễ nghe, dường như hoàn toàn bình phục.
- Hình dạng rất giống cần kéo nước, lại giống cái ròng rọc.
Tô Thức chăm chú nhìn sự vận chuyển của chiếc máy, muốn từ trong đó tìm chút cách thức:
- Nhất định là đã sử dụng nguyên lí “Thằng chế” mà trong “Mặc Kinh” có nói.
Cái gọi là ”Thằng chế” chính là nguyên lí của ròng rọc:
- Đồng thúc, thúc nghĩ thế nào?
- Đúng vậy.
Trước đó Tô Triệt đã từng nhìn thấy một lần, đương nhiên là suy nghĩ càng sâu xa nói:
- Nhưng nói thì dễ làm mới khó, có thể đem những gì mình đã học được vận dụng vào thực tế, mà hiệu quả lại tốt như vậy. Khả năng học hỏi và vận dụng của người này là rất tốt.
- Ở bến tàu Mi Sơn chưa từng nhìn thấy cái máy này, chắc chắn là năm nay mới xuất hiện, vẫn còn chưa lan chuyền ra bên ngoài.
Tô Thức với vẻ mặt quả quyết:
- Ta đoán tám phần là do Trần lão Tam sáng chế ra.
- Chưa bao giờ thấy nhị ca khâm phục ai đó đến như vậy.
Tiểu muội cười khanh khách nói:
- Không biết có đúng hay không đã vơ về phía người ta..
- Ha ha nếu không tin chúng ta đánh cược.
Tô Thức cười nói.
Trong lúc nói chuyện thuyền đã cập bến, việc đầu tiên mà Tô Thức thăm dò được chính là cỗ máy đó gọi là ‘cần cẩu’ do Tam Lang củaTrần thiết kế.
Tô Thức kiêu hãnh quay lại, đang định khoe với muội muội thì bị phụ thân mắng một trận:
- Vừa mới xuống thuền đã chạy lung tung, không phụ giúp chuyển đồ đạc!
Tuy chỉ mang theo sách vở, quần áo và vật dụng thường ngày cần thiết nhưng dù sao cũng là nhà có sáu thành viên chuyển nhà, cũng phải đến mười mấy hòm đầy ắp.
“Cần trục” của bến tàu không chịu trách nhiệm bốc dỡ hành lý cho hành khách, Tô Tuân đành thuê một người phu xe ở bến tàu thuê y bốc xếp giúp, đương nhiên là phải mặc cả giá.
- Nhiều hòm như vậy, một xe chở không hết.
Phu xe thấy khó khăn, nói:
- Ông muốn đi đâu?
- Hãy tìm giúp một nhà trọ trước đã.
- Ồ, các ông là muốn nương nhờ họ hàng à.
Phu xe cười nói:
- Chẳng hay họ hàng thân thích của quan nhân là ai?
- À... họ trần.
Tô Tuân do dự một lát rồi nói.
- Là Trần đại quan nhân ở phố Văn Hưng đúng không?
Phu xe ngay lập tức rất phấn chấn.
- Phải.
Tô Tuân không ngờ, những hộ thường dân của toàn huyện chỉ có Trần Hi Lượng mang họ Trần.
- Sau này nên báo rõ gia môn trước.
Phu xe trở nên rất nhiệt tình, hô một tiếng, gọi hai chiếc xe đến, cũng không cần cha con Tô Tuân động tay vào, tay chân rất nhanh nhẹn khuân hết hành lý lên xe.
Vừa mới xếp hành lý lên xe xong thì phía sau có tiếng gọi lớn:
- Cô nương, cô nương. Tiểu muội, tiểu muội!
Huynh muội Tô gia đang nói chuyện vui vẻ bỗng nghe thấy tiếng gọi đều quay đầu lại, thì thấy trên một con thuyền có bốn thiếu niên mặc áo gấm, trong đó có hai người đang vẫy tay gọi lớn.
Tiểu muội thở dài nói:
- Sao chúng ta đi đến đâu nhóm người này cũng theo đến đó vậy?
- Đừng nói vậy.
Trình phu nhân mỉm cười nói:
- Bọn họ cũng đến huyện Thanh Thần đi học, sớm muộn gì cũng sẽ chạm mặt.
- Gặp càng muộn càng tốt.
Tiểu muội bĩu môi nói.
- Anh họ không ngờ lại gặp ở đây, thật khéo trùng hợp!
Thái độ của Tô Triệt và Bát Nương đều mất tự nhiên, chỉ có Tô Thức cười ha ha chào hỏi bọn họ.
- Đúng vậy thật trùng hợp.
Một công tử ăn vận rất đẹp, mặt như thoa phấn, vừa phe phẩy cái quạt giấy vừa bước xuống thuyền. Tô Thức, Tô Tuân, Trần Khác đều được coi là tướng mạo không tồi, nhưng nếu so với y mới biết thế nào là ưa nhìn và thế nào là đẹp trai, sự khác biệt không phải là nhỏ.
Vị công tử này chính là con cả của Trình gia Trình Chi Tài, tự là Chính Phụ, y phóng khoáng bước đến trước mặt Trình phu nhân chắp tay hành lễ:
- Chất nhi bái kiến cô cô, cô phụ.
- Ừ...
Tô Tuân chỉ hừ một tiếng, đây không phải là có thành ý với y mà với tất cả mọi người ông đều như vậy
- Chính Phụ con dẫn các em đến học sao?
Gặp chất nhi bên ngoại và cũng là con rể tương lai, đương nhiên Trình phu nhân rất thân thiện.
- Vâng thưa cô cô.
Trình Chi Tài nói rất lưu loát:
- Cháu vốn muốn tham gia đại lễ tuyển tài năm nay nhưng tiếc rằng cha cháu yêu cầu khắt khe, nói là cháu chưa đủ tài, cần khổ công rèn luyện.
Dừng một lúc y lại tiếp tục nói:
- Nghe nói thầy đồ Vương ở thư viện Trung Nham, xuất thân tiến sĩ hương cống, học vấn và tài năng uyên bác, nhiều năm nghiên cứu học vấn, còn quan hệ thân mật với Âu Dương Vĩnh thúc, Mai Thánh Du. Vì thế cha cháu cho cháu đến đó học vài năm, như vậy cuộc thi lần sau mới có hi vọng.
Trình phu nhân chỉ hỏi y có một câu, y lại trả lời tỉ mỉ nguồn cơ sự việc, nghe có vẻ rất thành thật. Tô Tiểu muội lè lưỡi một cái rất nhanh nên không dễ gì bị người khác phát hiện, rồi lại trở về dáng vẻ thục nữ.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook