Nhất Phẩm Giang Sơn
-
Quyển 1 - Chương 38: Sinh con xem như Trần Tam Lang
Kỳ thực Tiểu Lượng Ca có phần hơi đa nghi, người huyện Cử chỉ cảm thấy Trần gia ở tứ hợp viện của tam tiến rất khiêm tốn. Hơn nữa năm trước mới thuê một bà nhũ mẫu, điều này khiến cho lão Vương què bán trái cây ở đầu phố không chịu được:
- Phải nói nhà Trần tú tài toàn người tử tế, chính là không biết hưởng thụ! Nếu như tôi cũng có một đứa con thần tài như thế thì đã sớm thuê quản gia, đầu bếp, nô bộc… và thêm mười mấy nha đầu nữa!
- Nang Cầu, người ta là dòng dõi có học, nói chuyện luôn luôn ôn, lương, cung, kiệm, nhượng (các đức tính). Vậy mà ông lại cho người ta là hạng thối nát bên ngoài tỏ ra đạo học, bên trong lại là cầm thú sao?
Bà Lưu bán thoại bản (một dạng tiểu thuyết Bạch thoại thời Tống) lưu hành nghe thấy vậy mắng:
- Hơn nữa người ở huyện Cử này có ai mà không biết người nhà Trần gia hào phóng, lần nào sửa đường sửa cầu không phải do nhà họ bỏ tiền ra nhiều nhất sao?
- Hừm, tú bà như bà thì làm sao có thể cắt câu lấy nghĩa được.
Tứ Xuyên niên đại này có văn hóa giáo dục hưng thịnh, thấp thoáng xu thế quán tuyệt Đại Tống . Không chỉ người đọc sách nhiều, mà ngay cả những người buôn bán nhỏ khi nói chuyện cũng giở văn học nghệ thuật ra. Lão Vương què dở khóc dở cười:
- Ta chỉ nói nhà Trần tú tài không biết hưởng thụ chứ có nói họ nhỏ mọn hồi nào đâu.
- Đúng, chỉ có ông mới biết hưởng thụ.
Bà Lưu vẻ mặt khinh bỉ:
- Để rồi xem vợ của ông có tống mấy con nha hoàn đó ra không!
- Bà Lưu, người ta muốn mướn tiểu nha hoàn, bà ghen tỵ gì vậy?
Mấy tiểu thương bên cạnh nghe vậy thì giễu cợt:
- Xem đi xem đi, quả nhiên là có gian tình.
Câu nói khiến nét mặt già nua của bà Lưu đỏ bừng.
- Có gì mà ồn ào vậy?
Mọi người đang cười ầm thì thấy một cậu thiếu niên dáng người dỏng cao, mặc cái áo lông chồn bó chặt lấy thân, dùng dải lụa khảm bảo thạch màu lam búi tóc cao lên đỉnh đầu, chân đi đôi hài da bê, lộ tướng lưng vượn eo ong, toát lên vẻ linh hoạt hiên ngang, không phải là Tam Lang của Trần gia ai thấy cũng thích thì là ai nữa?
Bên hắn còn có Trần Ngũ Lang đen như cột nhà cháy, Trần Lục Lang như Đồng Tử của Quan Âm, ba người ăn xong cơm Hàn Thực rồi dạo phố đùa vui.
Tuy nói rằng lễ Hàn Thực là một ngày lễ mang chút màu sắc bi kịch, nhưng những người dân yêu thích vui chơi của triều Tống sẽ không bỏ qua bất cứ cơ hội ăn uống vui chơi nào. Hôm nay không phải là không được phép đốt lửa sao? Vậy được, người dân Triều Tống sẽ chuẩn bị trước cháo Hàn Thực, mỳ Hàn Thực, cơm Hàn Thực, cơm Thanh Tinh (cơm có màu đen nhuộm từ cây U Phạn) với đường… Người Tống yêu thích món ngọt, “ đường” được nấu thành từ mạch nha hoặc lúa mầm.
Ngoài đồ ăn ra, thì đồ uống cũng được chuẩn bị với hơn mười loại, nào là rượu xuân, trà mới, nước suối ngọt... thì đương nhiên không thể thiếu ba loại rượu nổi tiếng vùng này là Thanh Thần Hoàng Kiều, Can Hồng và Can Bạch. Ba loại rượu này, đặc biệt là Hoàng Kiều, tuy mới xuất hiện khoảng hai ba năm nhưng đã nổi tiếng khắp đất Thục, không ai không biết, thậm chí đến huyện Thanh Thần vô danh cũng trở nên nổi tiếng.
Triều Tống vì tin vào Phật giáo, xã hội ủng hộ phong trào ăn chay, trên bàn ăn của lễ Hàn Thực thông thường rất hiếm khi nhìn thấy thịt. Nhưng Trần gia là một ngoại lệ, Trần Khác đã dựa theo những tiêu chuẩn ẩm thực khoa học của thế hệ sau mà định ra các công thức nấu ăn, đặc biệt là bản thân và anh em đang trong giai đoạn dậy thì nên bữa ăn càng không thể thiếu thịt.
Ngay cả vào cái ngày không được đốt lửa như thế này, trên bàn vẫn bày đầy thịt gà xắt, bồ câu sữa, thịt đầu heo, chân hươu hun khói, thậm chí còn có cả đĩa thịt bò tương… Ở thời buổi này có tiền cũng rất khó mà có được thịt bò, mà phải dựa vào may mắn. Bởi vì tất cả số bò đều do quan phủ kiểm soát, chỉ có con nào không may bệnh chết, không may ngã chết hoặc chết do quá già, thì phải mời người của quan phủ tới xem qua, và phải được người của quan phủ cho phép thì mới được đem ra giết mổ.
Chính vì khó khăn đó mà giá thịt bò rất cao và những người dân thường thì thường không thể tiêu thụ được. Nhưng ngươi cũng đừng ngại đắt, vì dân chúng Triều Tống không thiếu tiền, đắt bao nhiêu cũng chỉ một loáng là hết sạch, đi muộn thì có tiền cũng không thể mua.
Tuy nhiên, Trần gia lại không thiếu thịt bò để ăn, muốn lấy lòng những người trong gia đình đó thì đều biết sở thích ăn thịt của họ, có thứ thịt gì quý hiềm thì đều đem đến biếu cho gia đình hắn. Ngoài những loại thịt thú rừng cực hiếm kia thì đem biếu thịt bò là đáng mặt nhất.
Người đến biếu thì nhiều, nên trên thực tế Trần Gia thậm chí còn lựa chọn thịt bò, những thịt bò do bệnh chết hoặc do già mà chết thường họ không nhận, mà chỉ nhận những loại thịt bò do không may bị chết, phải còn trẻ và khỏe mạnh, đơn giản là vì ngưu khí xung thiên. Chẳng qua người ta có nhiều nguồn thịt bò, những người xung quanh đều cho là lẽ đương nhiên.
Không chỉ dừng lại ở phương diện thịt thà, mà tất cả mọi nhu cầu cần thiết của Trần gia đều đã có người quan tâm, có người xu nịnh. Điều này hiển nhiên là không thể chỉ dùng tiền để giải thích được.
Hơn nữa so với một số gia đình mới nổi lên ở huyện Thanh Thần, về góc độ chi tiêu ăn mặc của Trần gia thực sự không được coi là rộng rãi. Nhưng biết làm sao được, ai bảo nhà người ta có người con trai tốt thế kia cơ chứ?
…….
Sinh con như Trần Tam Lang !
Đây là câu nói được lưu truyền khoảng gần hai năm trở lại đây ở khắp huyện Thanh Thần, thậm chí ở những vùng lân cận như Bành Sơn, Lạc Sơn, Mi Sơn cũng có.
Nếu như đã từng đến Thanh Thần vài năm về trước, đi dạo ở các đường phố lớn hay ở các ngõ nhỏ, thì đều cảm nhận rõ ràng rằng nơi này xưa không bằng nay, ngay cả những người vô tâm nhất cũng đều có thể nhận ra mật độ dân số nơi đây tăng rất nhiều. Trước kia chỉ khi nào có hội chợ thì đường phố mới nhộn nhịp, bây giờ thì bất kể thời gian nào, một năm 360 ngày, trừ ngày Tết và những ngày mưa tuyết thì lúc nào cũng nhộn nhịp như hội.
Tự nhiên thì các cửa hàng cũng mọc lên dầy đặc, trước cửa nhà nhà trông chẳng khác gì phong cách ở Thành Đô. Mỗi cửa hàng đều treo những tấm biển nổi bật bắt mắt, cờ hiệu, thậm chí dùng những tấm vải màu sắc to, dài để làm thành cổng hình vòng cung. Cái đó còn gọi là “ Hoan Môn”, đầu tiên được sử dụng tại Tần lâu sở quán (tựa kỹ viện), sau đó thì hầu hết các thương gia đều sử dụng để thu hút mọi ánh nhìn.
Dọc theo các đường phố là vô số màu sắc vui nhộn, những Hoan Môn đầy màu sắc tranh đua với nhau. Dưới Hoan Môn là dòng người vượt xa so với số dân cư ngụ ở huyện này. Những người này đến từ Mi Sơn, Bành Sơn, Đông Sơn, Thành Đô, thậm chí ở cả những vùng xa xôi hẻo lánh của Quỳ Châu, Lô Châu, Bá Châu, Đức Dương… Có người thì đến vì mưu sinh, có người để mua hàng, nhưng cũng có người vì nghe danh tiếng mà đến.
Huyện Thanh Thần nhỏ bé này, tại sao lại có sức hút mạnh mẽ như thế, hấp dẫn thương nhân và khách du lịch khắp mọi nơi đổ về? Thực ra bí mật là ở các mặt hàng đặc sản của vùng này, có những thứ có sức cạnh tranh không gì sánh bằng.
Cái tên Thanh Thần sớm nhất được những người nơi xa biết đến mới là câu chuyện của năm Khánh Lịch thứ năm. Thời đó nơi đây mọc lên một quán rượu có tên gọi Lai Phúc, chủ quán rượu thực ra đã có được một số ít các đầu bếp nổi tiếng ở Biện Kinh có tài nấu món xào. Những người sành ăn ở các nơi và những người giàu đến vì nghe danh, vì cao hứng mà đến, vì hài lòng mà quay trở lại, sau khi ra về đều tự hào mà nói rằng bản thân đã được thưởng thức những món ăn ngon nhất thiên hạ.
Nhất là năm Khánh Lịch thứ sáu, quán rượu Lai Phúc được sửa sang lại và đổi tên thành Lai Phúc Lầu, các dịch vụ thay đổi tuyệt vời, chất lượng đồ ăn cũng trở nên lịch sự tao nhã, hương vị làm say mê lòng người, làm tốn biết bao giấy mực của vô số các nhà thơ, thậm chí đến nỗi mỗi một món ăn đều có cái tên sang trọng. Nơi đây còn trở thành một địa điểm văn hóa nổi tiếng, thu hút người dân đất Thục đến thường xuyên hơn.
Nhưng chỉ có một vài người mới có thể vào được Lai Phúc Lầu, còn lại đại bộ phận người dân chỉ được đứng bên ngoài tham quan, sau đó tượng tượng ra những thứ đại loại như “Hoa tuyết vu tơ”, “Kiều oanh diễn điệp”, “Phong diệp hoa hồng”, “Tùng thúy minh châu”, “Hoa đào nước chảy”… Loại nào xa hoa, loại nào vui mắt, loại nào ngon miệng, sau đó lau nước miếng rồi đi sang những quán cơm bên cạnh với những tấm biển treo đề “Tái Lai Phúc”, “Tiểu Lai Phúc”, “Đông Phúc lầu”, thưởng thức các món ăn nhái theo.
Điều khiến họ cảm thấy an ủi là chất lượng thực phẩm tất cả các tiệm cơm ở huyện Thanh Thần đều đạt mức trên trung bình, và tất cả đều nắm được nghệ thuật nấu món xào. Điều này khiến cho những người không đủ khả năng vào Lai Phúc Lầu vẫn có thể thưởng thức được tuyệt kỹ trong truyền thuyết, sau khi về tự nhiên khoe khoang, thậm chí ngây ngô nói rằng món xào của quán mình được nấu ở Lai Phúc Lầu.
Dần dần, danh tiếng của món xào Thanh Thần càng ngày càng lớn, những người đến vì mộ danh bất kể thời gian, dồn dập vô tận, Thanh Thần cũng trở thành một thành đô và là một trung tâm ẩm thực của vùng Tứ Xuyên.
Có thực phẩm tốt ắt phải có rượu ngon. Mọi người đã phát hiện ra một loại rượu ngon tại địa phương có tên Hoàng Kiều, đó gần như là một loại rượu quýt, nhưng loại rượu này khi quan sát thấy màu ráng đỏ, như hổ phách, vàng sáng trong trẻo, hương thanh tứ phía, khi uống lại cảm nhận được vị sương sớm mỹ lệ, đánh bại hoàn toàn vị đắng chát, vẩn đục của rượu trái cây, thậm chí là ấn tượng không tốt về mùi hôi của rượu.
Loại rượu Hoàng Kiều này dường như thỏa mãn được mọi yêu cầu của người dân Tống về rượu, nó có vị quýt thơm ngon, trong trẻo mê người, và không dễ bị say, mà còn có cái tên rất ấm áp, khiến cho người ta sau khi nếm thì không thể quên. Người dân không chỉ uống hết ba ngàn ly ở huyện Thanh Thần, mà khi về còn mua theo rượu đem về để cùng chia sẻ với người thân và người xung quanh cùng thưởng thức.
Danh tiếng của Thanh Thần Hoàng Kiều lan truyền nhanh chóng, các thương gia vùng ngoài nhạy bén đã đua nhau đến mua, sau đó phân phối đi khắp đất Thục. Trong vòng hai năm ngắn ngủi, nhà nhà đều biết, người người đều thông, và được mệnh danh là có người đất Thục thì sẽ có rượu Hoàng Kiều.
Đây quả là một phép màu, bởi vì Tứ Xuyên là nơi sản xuất nhiều loại rượu nổi tiếng. Ngoài Kiếm Nam, Lô Châu, Nghi Tân…, thì từ xưa tới nay rượu ngon sinh ra nơi nổi tiếng. Về phần rượu “ Diêu tử tuyết khúc” (là hình thái ban sơ trong giai đoạn ủ chín nhất của rượu ngũ lương, được ủ từ năm loại gạo) ở Kiếm Nam Xuân, mấy tay chủ lò rượu có tiếng ở Lô Châu đã liên kết bóp nghẹt khiến đời sau mới phất không còn đất sống. Tuy nhiên Thanh Thần Hoàng Kiều lại xuất hiện đã khơi ra đường máu, trở thành ngôi sao mới nổi trong số các loại rượu nổi tiếng, ngoài việc thỏa mãn được yêu cầu của người dân Tống đối với rượu thì nó cũng là phần không thể tách rời thủ đoạn kinh doanh cao siêu của các nhà sản xuất.
Nói thẳng ra là cũng không có gì đáng ngạc nhiên, thông thường các nhà kinh doanh rượu đều bán các loại rượu tốt, còn nhà sản xuất Hoàng Kiều thì chỉ bán rượu nguyên chất, sau đó mọi người tự pha chế, như vậy lại tiết kiệm được khá nhiều chi phí vận chuyển. Mua rượu của nhà khác phải chuyển mười thùng, mua rượu nhà Hoàng Kiều chỉ cần mua hai thùng là cũng đem lại lợi nhuận lớn cho các nhà phân phối. Nếu bán rượu Hoàng Kiều kiếm được nhiều tiền hơn rượu khác, các tửu thương ở khắp mọi nơi tự nhiên sẽ hô hào cho nó, trong khi chất lượng rượu Hoàng Kiều ở ngay đó, chỉ cần một lần là nổi tiếng thì cũng rõ ràng là hợp lý.
- Phải nói nhà Trần tú tài toàn người tử tế, chính là không biết hưởng thụ! Nếu như tôi cũng có một đứa con thần tài như thế thì đã sớm thuê quản gia, đầu bếp, nô bộc… và thêm mười mấy nha đầu nữa!
- Nang Cầu, người ta là dòng dõi có học, nói chuyện luôn luôn ôn, lương, cung, kiệm, nhượng (các đức tính). Vậy mà ông lại cho người ta là hạng thối nát bên ngoài tỏ ra đạo học, bên trong lại là cầm thú sao?
Bà Lưu bán thoại bản (một dạng tiểu thuyết Bạch thoại thời Tống) lưu hành nghe thấy vậy mắng:
- Hơn nữa người ở huyện Cử này có ai mà không biết người nhà Trần gia hào phóng, lần nào sửa đường sửa cầu không phải do nhà họ bỏ tiền ra nhiều nhất sao?
- Hừm, tú bà như bà thì làm sao có thể cắt câu lấy nghĩa được.
Tứ Xuyên niên đại này có văn hóa giáo dục hưng thịnh, thấp thoáng xu thế quán tuyệt Đại Tống . Không chỉ người đọc sách nhiều, mà ngay cả những người buôn bán nhỏ khi nói chuyện cũng giở văn học nghệ thuật ra. Lão Vương què dở khóc dở cười:
- Ta chỉ nói nhà Trần tú tài không biết hưởng thụ chứ có nói họ nhỏ mọn hồi nào đâu.
- Đúng, chỉ có ông mới biết hưởng thụ.
Bà Lưu vẻ mặt khinh bỉ:
- Để rồi xem vợ của ông có tống mấy con nha hoàn đó ra không!
- Bà Lưu, người ta muốn mướn tiểu nha hoàn, bà ghen tỵ gì vậy?
Mấy tiểu thương bên cạnh nghe vậy thì giễu cợt:
- Xem đi xem đi, quả nhiên là có gian tình.
Câu nói khiến nét mặt già nua của bà Lưu đỏ bừng.
- Có gì mà ồn ào vậy?
Mọi người đang cười ầm thì thấy một cậu thiếu niên dáng người dỏng cao, mặc cái áo lông chồn bó chặt lấy thân, dùng dải lụa khảm bảo thạch màu lam búi tóc cao lên đỉnh đầu, chân đi đôi hài da bê, lộ tướng lưng vượn eo ong, toát lên vẻ linh hoạt hiên ngang, không phải là Tam Lang của Trần gia ai thấy cũng thích thì là ai nữa?
Bên hắn còn có Trần Ngũ Lang đen như cột nhà cháy, Trần Lục Lang như Đồng Tử của Quan Âm, ba người ăn xong cơm Hàn Thực rồi dạo phố đùa vui.
Tuy nói rằng lễ Hàn Thực là một ngày lễ mang chút màu sắc bi kịch, nhưng những người dân yêu thích vui chơi của triều Tống sẽ không bỏ qua bất cứ cơ hội ăn uống vui chơi nào. Hôm nay không phải là không được phép đốt lửa sao? Vậy được, người dân Triều Tống sẽ chuẩn bị trước cháo Hàn Thực, mỳ Hàn Thực, cơm Hàn Thực, cơm Thanh Tinh (cơm có màu đen nhuộm từ cây U Phạn) với đường… Người Tống yêu thích món ngọt, “ đường” được nấu thành từ mạch nha hoặc lúa mầm.
Ngoài đồ ăn ra, thì đồ uống cũng được chuẩn bị với hơn mười loại, nào là rượu xuân, trà mới, nước suối ngọt... thì đương nhiên không thể thiếu ba loại rượu nổi tiếng vùng này là Thanh Thần Hoàng Kiều, Can Hồng và Can Bạch. Ba loại rượu này, đặc biệt là Hoàng Kiều, tuy mới xuất hiện khoảng hai ba năm nhưng đã nổi tiếng khắp đất Thục, không ai không biết, thậm chí đến huyện Thanh Thần vô danh cũng trở nên nổi tiếng.
Triều Tống vì tin vào Phật giáo, xã hội ủng hộ phong trào ăn chay, trên bàn ăn của lễ Hàn Thực thông thường rất hiếm khi nhìn thấy thịt. Nhưng Trần gia là một ngoại lệ, Trần Khác đã dựa theo những tiêu chuẩn ẩm thực khoa học của thế hệ sau mà định ra các công thức nấu ăn, đặc biệt là bản thân và anh em đang trong giai đoạn dậy thì nên bữa ăn càng không thể thiếu thịt.
Ngay cả vào cái ngày không được đốt lửa như thế này, trên bàn vẫn bày đầy thịt gà xắt, bồ câu sữa, thịt đầu heo, chân hươu hun khói, thậm chí còn có cả đĩa thịt bò tương… Ở thời buổi này có tiền cũng rất khó mà có được thịt bò, mà phải dựa vào may mắn. Bởi vì tất cả số bò đều do quan phủ kiểm soát, chỉ có con nào không may bệnh chết, không may ngã chết hoặc chết do quá già, thì phải mời người của quan phủ tới xem qua, và phải được người của quan phủ cho phép thì mới được đem ra giết mổ.
Chính vì khó khăn đó mà giá thịt bò rất cao và những người dân thường thì thường không thể tiêu thụ được. Nhưng ngươi cũng đừng ngại đắt, vì dân chúng Triều Tống không thiếu tiền, đắt bao nhiêu cũng chỉ một loáng là hết sạch, đi muộn thì có tiền cũng không thể mua.
Tuy nhiên, Trần gia lại không thiếu thịt bò để ăn, muốn lấy lòng những người trong gia đình đó thì đều biết sở thích ăn thịt của họ, có thứ thịt gì quý hiềm thì đều đem đến biếu cho gia đình hắn. Ngoài những loại thịt thú rừng cực hiếm kia thì đem biếu thịt bò là đáng mặt nhất.
Người đến biếu thì nhiều, nên trên thực tế Trần Gia thậm chí còn lựa chọn thịt bò, những thịt bò do bệnh chết hoặc do già mà chết thường họ không nhận, mà chỉ nhận những loại thịt bò do không may bị chết, phải còn trẻ và khỏe mạnh, đơn giản là vì ngưu khí xung thiên. Chẳng qua người ta có nhiều nguồn thịt bò, những người xung quanh đều cho là lẽ đương nhiên.
Không chỉ dừng lại ở phương diện thịt thà, mà tất cả mọi nhu cầu cần thiết của Trần gia đều đã có người quan tâm, có người xu nịnh. Điều này hiển nhiên là không thể chỉ dùng tiền để giải thích được.
Hơn nữa so với một số gia đình mới nổi lên ở huyện Thanh Thần, về góc độ chi tiêu ăn mặc của Trần gia thực sự không được coi là rộng rãi. Nhưng biết làm sao được, ai bảo nhà người ta có người con trai tốt thế kia cơ chứ?
…….
Sinh con như Trần Tam Lang !
Đây là câu nói được lưu truyền khoảng gần hai năm trở lại đây ở khắp huyện Thanh Thần, thậm chí ở những vùng lân cận như Bành Sơn, Lạc Sơn, Mi Sơn cũng có.
Nếu như đã từng đến Thanh Thần vài năm về trước, đi dạo ở các đường phố lớn hay ở các ngõ nhỏ, thì đều cảm nhận rõ ràng rằng nơi này xưa không bằng nay, ngay cả những người vô tâm nhất cũng đều có thể nhận ra mật độ dân số nơi đây tăng rất nhiều. Trước kia chỉ khi nào có hội chợ thì đường phố mới nhộn nhịp, bây giờ thì bất kể thời gian nào, một năm 360 ngày, trừ ngày Tết và những ngày mưa tuyết thì lúc nào cũng nhộn nhịp như hội.
Tự nhiên thì các cửa hàng cũng mọc lên dầy đặc, trước cửa nhà nhà trông chẳng khác gì phong cách ở Thành Đô. Mỗi cửa hàng đều treo những tấm biển nổi bật bắt mắt, cờ hiệu, thậm chí dùng những tấm vải màu sắc to, dài để làm thành cổng hình vòng cung. Cái đó còn gọi là “ Hoan Môn”, đầu tiên được sử dụng tại Tần lâu sở quán (tựa kỹ viện), sau đó thì hầu hết các thương gia đều sử dụng để thu hút mọi ánh nhìn.
Dọc theo các đường phố là vô số màu sắc vui nhộn, những Hoan Môn đầy màu sắc tranh đua với nhau. Dưới Hoan Môn là dòng người vượt xa so với số dân cư ngụ ở huyện này. Những người này đến từ Mi Sơn, Bành Sơn, Đông Sơn, Thành Đô, thậm chí ở cả những vùng xa xôi hẻo lánh của Quỳ Châu, Lô Châu, Bá Châu, Đức Dương… Có người thì đến vì mưu sinh, có người để mua hàng, nhưng cũng có người vì nghe danh tiếng mà đến.
Huyện Thanh Thần nhỏ bé này, tại sao lại có sức hút mạnh mẽ như thế, hấp dẫn thương nhân và khách du lịch khắp mọi nơi đổ về? Thực ra bí mật là ở các mặt hàng đặc sản của vùng này, có những thứ có sức cạnh tranh không gì sánh bằng.
Cái tên Thanh Thần sớm nhất được những người nơi xa biết đến mới là câu chuyện của năm Khánh Lịch thứ năm. Thời đó nơi đây mọc lên một quán rượu có tên gọi Lai Phúc, chủ quán rượu thực ra đã có được một số ít các đầu bếp nổi tiếng ở Biện Kinh có tài nấu món xào. Những người sành ăn ở các nơi và những người giàu đến vì nghe danh, vì cao hứng mà đến, vì hài lòng mà quay trở lại, sau khi ra về đều tự hào mà nói rằng bản thân đã được thưởng thức những món ăn ngon nhất thiên hạ.
Nhất là năm Khánh Lịch thứ sáu, quán rượu Lai Phúc được sửa sang lại và đổi tên thành Lai Phúc Lầu, các dịch vụ thay đổi tuyệt vời, chất lượng đồ ăn cũng trở nên lịch sự tao nhã, hương vị làm say mê lòng người, làm tốn biết bao giấy mực của vô số các nhà thơ, thậm chí đến nỗi mỗi một món ăn đều có cái tên sang trọng. Nơi đây còn trở thành một địa điểm văn hóa nổi tiếng, thu hút người dân đất Thục đến thường xuyên hơn.
Nhưng chỉ có một vài người mới có thể vào được Lai Phúc Lầu, còn lại đại bộ phận người dân chỉ được đứng bên ngoài tham quan, sau đó tượng tượng ra những thứ đại loại như “Hoa tuyết vu tơ”, “Kiều oanh diễn điệp”, “Phong diệp hoa hồng”, “Tùng thúy minh châu”, “Hoa đào nước chảy”… Loại nào xa hoa, loại nào vui mắt, loại nào ngon miệng, sau đó lau nước miếng rồi đi sang những quán cơm bên cạnh với những tấm biển treo đề “Tái Lai Phúc”, “Tiểu Lai Phúc”, “Đông Phúc lầu”, thưởng thức các món ăn nhái theo.
Điều khiến họ cảm thấy an ủi là chất lượng thực phẩm tất cả các tiệm cơm ở huyện Thanh Thần đều đạt mức trên trung bình, và tất cả đều nắm được nghệ thuật nấu món xào. Điều này khiến cho những người không đủ khả năng vào Lai Phúc Lầu vẫn có thể thưởng thức được tuyệt kỹ trong truyền thuyết, sau khi về tự nhiên khoe khoang, thậm chí ngây ngô nói rằng món xào của quán mình được nấu ở Lai Phúc Lầu.
Dần dần, danh tiếng của món xào Thanh Thần càng ngày càng lớn, những người đến vì mộ danh bất kể thời gian, dồn dập vô tận, Thanh Thần cũng trở thành một thành đô và là một trung tâm ẩm thực của vùng Tứ Xuyên.
Có thực phẩm tốt ắt phải có rượu ngon. Mọi người đã phát hiện ra một loại rượu ngon tại địa phương có tên Hoàng Kiều, đó gần như là một loại rượu quýt, nhưng loại rượu này khi quan sát thấy màu ráng đỏ, như hổ phách, vàng sáng trong trẻo, hương thanh tứ phía, khi uống lại cảm nhận được vị sương sớm mỹ lệ, đánh bại hoàn toàn vị đắng chát, vẩn đục của rượu trái cây, thậm chí là ấn tượng không tốt về mùi hôi của rượu.
Loại rượu Hoàng Kiều này dường như thỏa mãn được mọi yêu cầu của người dân Tống về rượu, nó có vị quýt thơm ngon, trong trẻo mê người, và không dễ bị say, mà còn có cái tên rất ấm áp, khiến cho người ta sau khi nếm thì không thể quên. Người dân không chỉ uống hết ba ngàn ly ở huyện Thanh Thần, mà khi về còn mua theo rượu đem về để cùng chia sẻ với người thân và người xung quanh cùng thưởng thức.
Danh tiếng của Thanh Thần Hoàng Kiều lan truyền nhanh chóng, các thương gia vùng ngoài nhạy bén đã đua nhau đến mua, sau đó phân phối đi khắp đất Thục. Trong vòng hai năm ngắn ngủi, nhà nhà đều biết, người người đều thông, và được mệnh danh là có người đất Thục thì sẽ có rượu Hoàng Kiều.
Đây quả là một phép màu, bởi vì Tứ Xuyên là nơi sản xuất nhiều loại rượu nổi tiếng. Ngoài Kiếm Nam, Lô Châu, Nghi Tân…, thì từ xưa tới nay rượu ngon sinh ra nơi nổi tiếng. Về phần rượu “ Diêu tử tuyết khúc” (là hình thái ban sơ trong giai đoạn ủ chín nhất của rượu ngũ lương, được ủ từ năm loại gạo) ở Kiếm Nam Xuân, mấy tay chủ lò rượu có tiếng ở Lô Châu đã liên kết bóp nghẹt khiến đời sau mới phất không còn đất sống. Tuy nhiên Thanh Thần Hoàng Kiều lại xuất hiện đã khơi ra đường máu, trở thành ngôi sao mới nổi trong số các loại rượu nổi tiếng, ngoài việc thỏa mãn được yêu cầu của người dân Tống đối với rượu thì nó cũng là phần không thể tách rời thủ đoạn kinh doanh cao siêu của các nhà sản xuất.
Nói thẳng ra là cũng không có gì đáng ngạc nhiên, thông thường các nhà kinh doanh rượu đều bán các loại rượu tốt, còn nhà sản xuất Hoàng Kiều thì chỉ bán rượu nguyên chất, sau đó mọi người tự pha chế, như vậy lại tiết kiệm được khá nhiều chi phí vận chuyển. Mua rượu của nhà khác phải chuyển mười thùng, mua rượu nhà Hoàng Kiều chỉ cần mua hai thùng là cũng đem lại lợi nhuận lớn cho các nhà phân phối. Nếu bán rượu Hoàng Kiều kiếm được nhiều tiền hơn rượu khác, các tửu thương ở khắp mọi nơi tự nhiên sẽ hô hào cho nó, trong khi chất lượng rượu Hoàng Kiều ở ngay đó, chỉ cần một lần là nổi tiếng thì cũng rõ ràng là hợp lý.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook