Nhất Kiến Hoạ Thiên Duyên
61: Sư Đồ Cẩm Vân


Tại đỉnh núi Tịnh Vân, từ trong làn sương mờ mỏng manh hư ảo, có một vị ẩn sĩ bạch y bước ra.

Tóc ông đã bạc trắng song vóc dáng vẫn còn tráng kiện khỏe khoắn lắm, gương mặt trông như chỉ mới bước qua ba mươi, trái ngược hoàn toàn so với độ tuổi đã qua hai đời người của ông.

Tu tiên thọ hơn bình thường, cả về thần trí lẫn dáng VÓC.
Mái tóc bạc của ông khẽ đung đưa theo nhịp bước chân.

Ông dừng lại ở chỗ Oanh Thời, thấy luồng ánh sáng thuần khiết toát ra từ Hộ Tiên trong nàng thì khẽ cười nhẹ âu yếm.
"Phải chăng cơ duyên đã đưa con tới đây?"
Oanh Thời không nói gì, nàng đứng ngây ngốc như bức tượng trước ông.

Người này khiến nàng cảm thấy yên bình đến lạ thường.

Bảo ông ta là thần tiên giáng thế, nàng tin ngay.

Cả người toát ra vầng hào quang xoa dịu tâm can cõi người.

Khí chất bất phàm trái ngược với bể ngoài chân phương mộc mạc.
Cẩm Vần khẽ khàng xoa đầu cô nhóc:
"Ta là Cẩm Vân, người ở núi này.

Con đã tới đây rồi, chặng đường kế tiếp có muốn đồng hành cùng ta?"
Oanh Thời nói ngây ngốc:
"Người sẽ nuôi con à? Nhưng con không có tiền, không thể báo đáp người đâu." (3
Ông bật cười bất lực, trìu mến:
"Tịnh Vân Sơn chỉ cần con khỏe mạnh, lớn lên thiện lương hành thiện giúp người là được."
Nhóc con gật đầu:
"Nhưng con muốn tu tiên nữa cơ."
Phải rồi, tu tiên thì nàng mới gặp lại được mẹ nuôi, các huynh đệ tỷ muội dược phủ, và nam nhân kì lạ kia nữa chứ.

"Tu tiên cũng là tu tâm tu tính.

Theo ta, con sẽ không chịu thiệt đâu."
Nói rồi ông dắt tay nàng, đi vào trong làn sương muối vô thực.
Đằng sau lớp màn trắng xóa của sương giá, chính là một khung cảnh đài các nên thơ hữu tình.

Cả một tòa thành rộng lớn với nhiều biệt viện lớn nhỏ khác nhau nằm trên đỉnh núi trồng giản dị song cũng khang trang đủ đầy.
Toát ra từ trong trường thành là những làn tiên khí dịu nhẹ khiến người ta chỉ đứng gần thôi mà như đang được gột rửa, thanh tẩy bụi trẩn.
Oanh Thời không kìm được thốt lên:
"Khu...Khủng quá! Nhà của người đây á hả?"
Cẩm Vân cười giòn:
"Con khéo đùa.

Mình ta sao mà ở hết cho được.

Vào đi con.

Làm một cái lễ bái sư nho nhỏ, rồi chào hỏi sư cô sư bá, các sư huynh, sư tỷ."
"Bái sư? Bái sư là lạy thầy ấy ạ?" - Nhóc con hỏi.
Cẩm Vân xoa đầu nó:
"Lanh lợi đấy.

Con hiểu thể cũng được."
Vì dù gì cũng phải hành lễ tam bái mới kết nghĩa thẩy trò, nên hiểu là lạy thì cũng không sai, chỉ là cách cô bé lí giải, cắt nghĩa khiến Cẩm Vân có chút buồn cười.

Ông lại xoa đầu con bé, nhẩm khen: "Bé con nhạy bén đấy chứ!".
Ông đưa Oanh Thời tiến sâu vào Tịnh Vân các, đưa nàng vào tiểu viện nơi ông thường ở.

Ông tuy là một trong năm chưởng môn của Tịnh Vân song trăm năm qua chưa nhận lấy một tấm đệ tử nào.


Oanh Thời là lứa đầu tiên.
Cẩm Vân là kẻ giản dị, trong viện chẳng có gì giá trị ngoài một cái ao cá nhỏ, mấy khóm tre, với một cây đàn cổ, một kho sách thánh hiền.

Nơi ông ở phản ánh con người ông.

Lối suy nghĩ của Cẩm Vân cũng rất đơn giản, ông không muốn đào tạo học trò để hơn đua với người đời, nếu thấy có duyên ắt sẽ nhận, và Oanh Thời chính là duyên phận mà ông hằng nghĩ tới.
Không phải tự nhiên trong mơ ông lại thường thấy luồng ánh sáng vàng lửng lơ trên triểu không tăm tối, ông nghĩ đã có vị báo mộng cho ông, để rồi làm nên cơ duyên gặp được cô bé này, nhìn thấy một ánh hào quang vàng rực sâu bên trong con người ấy.
Ông ngồi trên chiếc ghế tre mộc mạc ngắm nhìn đứa bé con vái ông ba lạy, dâng trà cho ông.

Cẩm Vân nhìn gương mặt nhỏ nhắn phúc hậu nhưng lại có đôi mắt đượm buồn thì cũng không khỏi cảm thán.

Kiếp này con bé sẽ phải trải không ít thứ, vui thì ít mà buồn có nhiều, có lẽ cơ duyên đến, mách bảo ông hãy chở che cho cô nhóc.
Cẩm Vân vung tay, một chiếc ô đỏ xuất hiện, quanh nó tỏa ra dải bụi tiên lung linh trông thực đẹp mắt, hệt như những viên đá quý li ti rơi xuống rồi tan biến vào khoảng không.
"Sau này, nó sẽ cùng con đồng hành trên chặng đường tu tiên.

Cẩm Vân ta không có gì nhiều, lấy nó làm quà, tặng cho con."
Oanh Thời vươn hai tay đỡ lấy, trên môi không giấu được nụ cười vui sướng hân hoan.

Chiếc ô nhận chủ thì bung dù xoay một vòng như có lương tri, nhận thức.
"Nó thích con đấy."- Cẩm Vân hài lòng nói.
"Sư phụ, nó có tên không?"
"Con đặt cho nó đi."
"Thế...!Phượng Vân đi."
Gọi là phượng vì cánh ô có màu như lông phượng hoàng, còn vân, đơn thuần là nàng lấy từ trong tên của Tịnh Vân sơn mà thành.
Nàng được Cẩm Vân dạy từ những thứ cơ bản nhất, ông săn sóc, chăm chút tận tình chỉ bảo cho một mình đứa đệ tử vô danh như nàng, đến cả Cẩm Liên- người đứng đầu Tịnh Vân sơn cũng không khỏi bất ngờ.

Sư đệ của ông ta thể mà lại vô có nhận nuôi một cô nhóc chả biết lai lịch từ đâu tới dạy bảo, trong khi hàng trăm hàng ngàn con người muốn tìm tới Cẩm Vân học nghệ, thậm chí có kẻ không tiếc cái giá ngàn vàng đề nài nỉ ông, ông cũng từ chối.


Cẩm Liên cũng chưa từng thấy sư đệ ông ta tặng lại pháp khí cao cấp như thế cho ai bao giờ...!Mà lại còn là một đứa trẻ, bản lĩnh chưa có.
Nàng trước khi được học tiên thuật đã bước qua bài khảo nghiệm nguyên tố.

Có thể hiểu bài khảo nghiệm này dùng để phân lớp, mỗi một người tự chứa trong mình một nguyên tố trội riêng.
Và Oanh Thời khiến ai nấy cũng bất ngờ.

Nàng trội cả phong lẫn hỏa.

Vừa lợi mà cũng có mặt hại.

Lợi ở chỗ nàng có nhiều con đường phát triển hơn.

Hại ở chỗ, khó ai mà có thể trau chuốt cả hai hoàn hảo.

Mà muốn linh đan được thăng tiến, bắt buộc nguyên tố trội phải tiên phong đi đầu, nàng sở hữu cả hai, tức là cả hai phải luôn đạt cảnh giới cao nhất.
Cẩm Vân lạc quan lắm, ông luôn miệng khen nàng tư chất thông tuệ.
Nhưng đúng là nàng lanh lợi vượt trội thật.

Trong nửa năm, nàng đã có thể thi triển nhiều loại tiên thuật tẩm trung, trở thành một kì tài triển vọng trong giới tu tiên.
Cũng trong lần ấy, tức nửa năm sau khi Oanh Thời nhập môn, Cẩm Vân dẫn thêm một đứa trẻ về, tên nó là Mặc Liên, nghe đâu phụ mẫu đều tử nạn trong trận cháy chết chóc, tha hương cầu thực vô tình được Cẩm Vân cứu giúp.
Hoàn cảnh đáng thương nên Mặc Liên là một đứa trẻ lầm lì ít nói, quá đổi kiệm lời, khó gần.

Nó kém Oanh Thời hai tuổi.

Nàng lại là một đứa sởi lởi mới đầu cũng bắt chuyện đôi câu nhưng không được hồi đáp, song lại quá chuyên tâm vào việc tu tiên mà cũng dần dà lười hỏi han đến vị sư đệ này.
Nhưng Mặc Liên không sở hữu một loại tài năng thiên bẩm như Oanh Thời nên hắn đương nhiên phải chủ động thỉnh giáo nhờ nàng chỉ bảo.

Cũng vì thế hai đứa trẻ này cứ mặc nhiên như vậy mà thân với nhau.
Một năm sau đó, Cẩm Vân lại dẫn thêm hai đứa trẻ về, một nam một nữ, bằng tuổi nhau, năm đó chúng tám tuổi, kém Oanh Thời ba tuổi.
Nàng lườm nguýt sư phụ mình:
"Sư phụ định biến chỗ này thành cô nhi viện hả?"
Bởi vì cả hai đứa trẻ này cũng có một xuất thân đặc biệt.

Đứa bé nữ, Thiển Chiêu là con gái của một thương buôn đã qua đời trong một đợt lũ quét ở Ung Châu.


Đứa bé trai còn lại là Nhuận Diên, không rõ lai lịch thế nào, cũng là một kẻ tha hương cầu thực vô tình có duyên gặp gỡ ông.
Hai đứa trẻ này tính tình rất giống nhau, nhanh nhạy hoạt bát, đem đến cho tiểu viện nhỏ của Cẩm Vân tiếng cười.

Chúng không trầm tính lầm lì như Mặc Liên, cũng không phải kiểu một lòng tu tiên gác lại sự đời như Oanh Thời, mà là điển hình cho tính cách trẻ con ở cái tuổi ấy.
Đôi khi Cẩm Vân cũng thắc mắc thân phận thực sự của hai đứa trẻ này, bởi chúng chả có vẻ gì là đã trải qua mất mát, tang thương.

Nhìn Oanh Thời và Mặc Liên là đã thấy hai thể cực đối ngược với Nhuận Diên và Thiền Chiêu rồi.
Nhưng bằng một cách nào đó, bốn đứa trẻ cùng nhau lớn lên không có điểm chung nào mà lại gắn bó khăng khít như anh em ruột thịt.
Cẩm Vân nghĩ bụng, là do ông khéo léo lựa người.

Có khi trái ngược lại tốt, một mối quan hệ tốt đẹp chính ra là lại bù trừ cho nhau.

Nhìn Thiền Chiêu điên tiết đuổi đánh Nhuận Diên quanh ao cá, ông khé đá nhẹ vào chân Oanh Thời đang ung dung ngồi trên ghế tre:
"Con thấy chưa, thêm hai đứa này tiểu viện mới nhộn nhịp hẳn ra.

Chúng nó nào có bướng bỉnh như con."
Oanh Thời bĩu môi, nàng úp quyển sách lên mặt mình, ngửa cổ chợp mắt:
"Con cũng có nói chi đâu.

Mấy lần Thiền Chiêu, Nhuận Diên gây chuyện con cũng phụ người còn gì.

Nhớ đâu có lần xuất sơn suýt nữa thì cháy nhà người ta, con mà không nhanh là sư phụ đền ối tiền.

Mình nghèo lắm rồi đấy sư phụ ạ."
".."- Cẩm Vân đuối lí.

Ông dạy đứa trẻ này ăn nói sắc sảo như vậy hồi nào nhỉ.

Đủ lông đủ cánh rồi là vặn vẹo từng chút người thẩy này.
"Mà, mốt có nhiệm vụ gì con không nhận đâu nhé.

Tiền bạc con không quan tâm lắm, trả bằng tu vi thì con nhận."
"...Con bé này!"- Nó vừa mới dứt mồm chê ông nghèo xong.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương