Nhà Nông Vui Vẻ
-
Chương 1:
“Sinh chưa?”
“Sao mà nhanh vậy được? Mới chuyển dạ thôi!”
Tại thôn Bình Liễu, huyện Bá Giang, từ bên trong một tòa tam hợp viện ngói xám gạch xanh rộng lớn, vọng ra từng tiếng nói chuyện khẩn trương. Bên trong gian nhà chính và bên ngoài sân không ít người đang đứng ngồi không yên, ai nấy đều hướng về căn phòng phía đông để nghe ngóng tình hình.
Một người đàn ông trẻ mặc áo khoác ngắn vải bố màu xám, làn da tái nhợt, trên gương mặt bình thường có chút lưu manh giờ đây không giấu được vẻ lo lắng, nếu không phải có cánh cửa kia ngăn lại thì hắn đã xông vào nơi phát ra tiếng kêu rên.
“Tưởng bà tử, con dâu bà thật sự sắp sinh à?” – Phía ngoài sân, qua hàng rào trúc, người dân trong thôn đi ngang qua thấy vậy bèn hỏi.
“Đúng vậy, cũng không biết tại sao mới tám tháng mà đã chuyển dạ.”
Mọi việc trong nhà đều do một tay Tưởng Huệ Lan bà quán xuyến, lúc này bà sai bảo con dâu trưởng với con dâu thứ nhanh chóng nấu nước, đem chăn bông dính máu ra ngoài. Lũ trẻ trong nhà cũng bị bà đuổi ra ngoài từ sớm, đàn ông cũng phải tránh sang một bên vì không thể giúp gì trong chuyện này.
“Bảy sống tám không sống” (*), tự nhiên con dâu út lại chuyển dạ vào lúc này khiến mọi người trong nhà ai cũng bất ngờ, không kịp chuẩn bị. Thế nên không thể tránh khỏi chuyện luống cuống tay chân, lúc này đây, Tưởng Huệ Lan cũng không rảnh mà quan tâm đến việc trả lời câu hỏi của người khác, bà nhận chậu nước ấm từ tay con dâu cả Lữ Tú Cúc, đẩy con trai đang chắn ở cửa ra, đi vào phòng.
(*) Bảy sống tám không sống - 七活八不活: sinh non 7 tháng thì sống, sinh non 8 tháng thì không sống. Theo quan niệm cổ đại Trung Quốc: trẻ sinh non 8 tháng có cơ hội sống sót thấp hơn trẻ 7 tháng. Ngược lại so với ở y học hiện đại, nếu vì một lý do nào đó khiến sản phụ không thể sinh con đủ tháng, thì các bác sĩ sẽ tìm biện pháp để giữ đứa bé lớn lên trong bụng mẹ lâu nhất có thể, tốt nhất là qua tháng thứ 8 mới cho sinh.
Người trong thôn cũng biết, những lúc thế này chẳng ai hơi sức đâu mà đáp lại họ, đành phải để xong việc rồi hỏi sau, nên cũng nhanh chóng tản ra. Một vài đại nương, đại thẩm thân thiết qua lại nói chuyện.
“Chẳng phải con dâu út của Thiện gia vẫn đang khỏe mạnh sao, thế nào mà mới tám tháng đã chuyển dạ, ta thấy rõ ràng là có vấn đề.” Một người phụ nữ lớn tuổi với đôi mắt xếch, gò má cao, nhìn có vẻ hà khắc, đưa mắt nhìn phía nhà ngói khang trang, cay độc nói với người bên cạnh.
Thiện gia chính là gia đình giàu có nhất nhì thôn Bình Liễu.
Thiện lão gia Thiện Thiết Căn là người có tay nghề rèn sắt hàng đầu nơi đây, làng trên xóm dưới bất cứ ai cần công cụ hay nông cụ gì đều tìm đến ông đặt hàng, đồ sắt bị hư cũng tìm ông để sửa. Dựa vào tay nghề vốn có của mình để kiếm tiền, Thiện lão gia một tay gây dựng nên cơ ngơi này, sau này lại mua liên tục hơn hai mươi mẫu ruộng đất, điều kiện vượt xa so với nhiều người trong thôn, làm người khác không khỏi ganh tỵ.
Trong thôn, không chỉ mình Thiện lão gia nổi tiếng có bản lĩnh, mà con trai lớn của ông cũng nổi danh là người có tiền đồ.
Thiện gia có ba người con trai. Con trai trưởng Thiện Tuấn Sơn là người được mọi người coi trọng nhất. Từ nhỏ hắn đã được cho đi học, nhưng vì khả năng tiếp thu không cao nên không thể thi đỗ tú tài, không thể tiếp tục học lên cao. Cũng may đầu óc hắn nhạy bén, tự mình trở thành chưởng quầy của một tửu lâu ở huyện thành, mỗi tháng kiếm được hai lượng bạc. Đối với những người dân trong thôn mà nói, số tiền này đủ cho cả một hộ chi tiêu trong nửa năm, nhiều tú tài mở lớp dạy học cũng chưa chắc kiếm được nhiều tiền bằng hắn.
Hơn nữa, mỗi tháng hắn đều có ba ngày nghỉ, mà đường từ thôn lên huyện thành vốn rất bất tiện, nên người dân trong thôn thường xuyên nhờ hắn mang ít đồ từ trên huyện thành về, vì thế mọi người càng thêm yêu quý hắn.
Thê tử Thiện Tuấn Sơn là Lữ Tú Cúc, là con gái của một gia đình tú tài ở thôn bên. Do đích thân Tưởng Huệ Lan tỉ mỉ lựa chọn cho con trai mình. Vợ chồng Thiện Tuấn Sơn chỉ có một đứa con trai tám tuổi tên Thiện Phúc Tông, hiện đang ở huyện thành chăm lo đèn sách, cũng là người duy nhất thuộc đời thứ ba nhà họ Thiện được cho đi học.
Con trai thứ hai nhà họ Thiện là Thiện Tuấn Hà. Hắn là người thật thà chất phác, hơn hai mươi mẫu ruộng đất trong nhà đều do hắn và thê tử Vương Xuân Hoa trông nom, thu nhập trong nhà hắn chủ yếu là từ đám ruộng đất này.
Hai vợ chồng Thiệu Tuấn Hà là có nhiều con nhất, con gái lớn Thiện Mai Nương sáu tuổi, con gái nhỏ Thiện Lan Nương bốn tuổi. Vì sinh liền hai đứa con gái mà Vương Xuân Hoa luôn không dám ngẩng cao đầu, cũng bởi thế mà nàng càng chịu thương chịu khó, dốc lòng chăm lo nhà cửa.
“Sao mà nhanh vậy được? Mới chuyển dạ thôi!”
Tại thôn Bình Liễu, huyện Bá Giang, từ bên trong một tòa tam hợp viện ngói xám gạch xanh rộng lớn, vọng ra từng tiếng nói chuyện khẩn trương. Bên trong gian nhà chính và bên ngoài sân không ít người đang đứng ngồi không yên, ai nấy đều hướng về căn phòng phía đông để nghe ngóng tình hình.
Một người đàn ông trẻ mặc áo khoác ngắn vải bố màu xám, làn da tái nhợt, trên gương mặt bình thường có chút lưu manh giờ đây không giấu được vẻ lo lắng, nếu không phải có cánh cửa kia ngăn lại thì hắn đã xông vào nơi phát ra tiếng kêu rên.
“Tưởng bà tử, con dâu bà thật sự sắp sinh à?” – Phía ngoài sân, qua hàng rào trúc, người dân trong thôn đi ngang qua thấy vậy bèn hỏi.
“Đúng vậy, cũng không biết tại sao mới tám tháng mà đã chuyển dạ.”
Mọi việc trong nhà đều do một tay Tưởng Huệ Lan bà quán xuyến, lúc này bà sai bảo con dâu trưởng với con dâu thứ nhanh chóng nấu nước, đem chăn bông dính máu ra ngoài. Lũ trẻ trong nhà cũng bị bà đuổi ra ngoài từ sớm, đàn ông cũng phải tránh sang một bên vì không thể giúp gì trong chuyện này.
“Bảy sống tám không sống” (*), tự nhiên con dâu út lại chuyển dạ vào lúc này khiến mọi người trong nhà ai cũng bất ngờ, không kịp chuẩn bị. Thế nên không thể tránh khỏi chuyện luống cuống tay chân, lúc này đây, Tưởng Huệ Lan cũng không rảnh mà quan tâm đến việc trả lời câu hỏi của người khác, bà nhận chậu nước ấm từ tay con dâu cả Lữ Tú Cúc, đẩy con trai đang chắn ở cửa ra, đi vào phòng.
(*) Bảy sống tám không sống - 七活八不活: sinh non 7 tháng thì sống, sinh non 8 tháng thì không sống. Theo quan niệm cổ đại Trung Quốc: trẻ sinh non 8 tháng có cơ hội sống sót thấp hơn trẻ 7 tháng. Ngược lại so với ở y học hiện đại, nếu vì một lý do nào đó khiến sản phụ không thể sinh con đủ tháng, thì các bác sĩ sẽ tìm biện pháp để giữ đứa bé lớn lên trong bụng mẹ lâu nhất có thể, tốt nhất là qua tháng thứ 8 mới cho sinh.
Người trong thôn cũng biết, những lúc thế này chẳng ai hơi sức đâu mà đáp lại họ, đành phải để xong việc rồi hỏi sau, nên cũng nhanh chóng tản ra. Một vài đại nương, đại thẩm thân thiết qua lại nói chuyện.
“Chẳng phải con dâu út của Thiện gia vẫn đang khỏe mạnh sao, thế nào mà mới tám tháng đã chuyển dạ, ta thấy rõ ràng là có vấn đề.” Một người phụ nữ lớn tuổi với đôi mắt xếch, gò má cao, nhìn có vẻ hà khắc, đưa mắt nhìn phía nhà ngói khang trang, cay độc nói với người bên cạnh.
Thiện gia chính là gia đình giàu có nhất nhì thôn Bình Liễu.
Thiện lão gia Thiện Thiết Căn là người có tay nghề rèn sắt hàng đầu nơi đây, làng trên xóm dưới bất cứ ai cần công cụ hay nông cụ gì đều tìm đến ông đặt hàng, đồ sắt bị hư cũng tìm ông để sửa. Dựa vào tay nghề vốn có của mình để kiếm tiền, Thiện lão gia một tay gây dựng nên cơ ngơi này, sau này lại mua liên tục hơn hai mươi mẫu ruộng đất, điều kiện vượt xa so với nhiều người trong thôn, làm người khác không khỏi ganh tỵ.
Trong thôn, không chỉ mình Thiện lão gia nổi tiếng có bản lĩnh, mà con trai lớn của ông cũng nổi danh là người có tiền đồ.
Thiện gia có ba người con trai. Con trai trưởng Thiện Tuấn Sơn là người được mọi người coi trọng nhất. Từ nhỏ hắn đã được cho đi học, nhưng vì khả năng tiếp thu không cao nên không thể thi đỗ tú tài, không thể tiếp tục học lên cao. Cũng may đầu óc hắn nhạy bén, tự mình trở thành chưởng quầy của một tửu lâu ở huyện thành, mỗi tháng kiếm được hai lượng bạc. Đối với những người dân trong thôn mà nói, số tiền này đủ cho cả một hộ chi tiêu trong nửa năm, nhiều tú tài mở lớp dạy học cũng chưa chắc kiếm được nhiều tiền bằng hắn.
Hơn nữa, mỗi tháng hắn đều có ba ngày nghỉ, mà đường từ thôn lên huyện thành vốn rất bất tiện, nên người dân trong thôn thường xuyên nhờ hắn mang ít đồ từ trên huyện thành về, vì thế mọi người càng thêm yêu quý hắn.
Thê tử Thiện Tuấn Sơn là Lữ Tú Cúc, là con gái của một gia đình tú tài ở thôn bên. Do đích thân Tưởng Huệ Lan tỉ mỉ lựa chọn cho con trai mình. Vợ chồng Thiện Tuấn Sơn chỉ có một đứa con trai tám tuổi tên Thiện Phúc Tông, hiện đang ở huyện thành chăm lo đèn sách, cũng là người duy nhất thuộc đời thứ ba nhà họ Thiện được cho đi học.
Con trai thứ hai nhà họ Thiện là Thiện Tuấn Hà. Hắn là người thật thà chất phác, hơn hai mươi mẫu ruộng đất trong nhà đều do hắn và thê tử Vương Xuân Hoa trông nom, thu nhập trong nhà hắn chủ yếu là từ đám ruộng đất này.
Hai vợ chồng Thiệu Tuấn Hà là có nhiều con nhất, con gái lớn Thiện Mai Nương sáu tuổi, con gái nhỏ Thiện Lan Nương bốn tuổi. Vì sinh liền hai đứa con gái mà Vương Xuân Hoa luôn không dám ngẩng cao đầu, cũng bởi thế mà nàng càng chịu thương chịu khó, dốc lòng chăm lo nhà cửa.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook