Nhà Có Bé Ngoan FULL
-
17: - 45
dịch: Uyên Uyên
Chương 41
Sự xấu hổ muộn hiếm hoi tìm tới Lâm Du, đồ cậu đang mặc chật nên phải cởi nút mới lộ nửa bên vai với cánh tay ra, rồi cậu nói: "Em xong rồi."
Văn Chu Nghiêu giữ vai ra hiệu cho cậu đổi vị trí từ đối diện thành đưa lưng về phía anh.
Ngay trước mặt Lâm Du vừa khéo có chiếc kính tủ, cậu nhìn mình trong gương, đột nhiên bật cười.
"Cười đần gì đấy?" Văn Chu Nghiêu đang cúi đầu bôi thuốc lên vai sau của cậu.
Lâm Du nói: "Không có gì, thấy hình tượng của mình giống trai đại ngàn ghê thôi." Cậu chỉ vào tạo hình áo lệch vai của mình, "Đổi thành đồ da rồi thêm chiếc thắt lưng."
Văn Chu Nghiêu ngẩng lên nhìn cậu trong gương rồi bình thản nói: "Ai tạo cho em ảo giác đó vậy?"
"Không giống hả?" Lâm Du ngứa mồm.
Khi cây tăm bông trong tay Văn Chu Nghiêu quẹt lên chỗ rách da, nhận thấy người trước mặt hơi co rụt lại, tay anh dừng lại chốc lát rồi nhẹ nhàng hơn nữa, "Không giống."
Văn Chu Nghiêu ngồi thẳng người, đưa tay kéo áo lên cho cậu.
"Gầy quá." Văn Chu Nghiêu xoay cậu lại, sau đó anh bôi thuốc lên cánh tay cho cậu.
Ánh mắt anh như vô tình lướt qua lồng ngực trắng nõn như sữa hé lộ, nói tiếp bằng khuôn mặt vô cảm: "Như em ấy à, thả vào giữa đàn dê còn không biết em chăn dê hay dê chăn em."
Lâm Du nghẹn lời, "Làm gì tới nỗi đó, tuy không so được với anh nhưng tốt xấu gì cũng không tệ đến thế."
Ít nhiều gì giờ cậu cũng cao hơn một mét bảy rồi, tuy cơ bắp không có mấy nhưng không hề gầy gò, cũng cân đối mà.
Lâm Du quan sát lại Văn Chu Nghiêu trước mắt.
Anh mở rộng cặp chân dài ra hai bên chân mình, đôi mắt đang nhìn xuống trông vừa chăm chú vừa đa tình.
Dung mạo xuất chúng này không hề giống sự nghiêm nghị và lạnh lẽo lộ ra khi trầm tĩnh đến một mức độ nhất định của sau này.
Văn Chu Nghiêu của hiện tại có hơi ấm.
"Nhìn đủ chưa?" Đột nhiên Văn Chu Nghiêu lên tiếng.
Lâm Du gác cùi chỏ bên tay không bị thương lên bàn để chống cằm, từ đầu tới cuối mắt không hề rời mặt Văn Chu Nghiêu.
Nghe vậy cậu cười cười, thong thả nói: "Anh, anh đẹp trai quá."
Tay Văn Chu Nghiêu khựng lại, nhướng mắt nhìn cậu.
Nhìn cái vẻ trầm trồ mà không hề tự nhận ra của cậu, Văn Chu Nghiêu nhướng mày, "Sao hả? Lọt vào mắt xanh của em rồi hả?"
"Anh vẫn ở trong đó mà." Ngón trỏ bên tay chống cằm của Lâm Du lắc lên lắc xuống với Văn Chu Nghiêu, nói: "Đây là mức đẹp trong mắt thẩm mỹ của đại đa số mọi người, anh hoàn toàn không phải hoài nghi sự tự tin này.
Mà em cũng chỉ là người phàm mắt thịt, đương nhiên không ngoại lệ."
Vừa nói xong lại hít hà, cậu cúi đầu nhìn cánh tay mình rồi nói: "Nhẹ thôi anh, mưu sát em ruột à?"
Văn Chu Nghiêu dọn hộp thuốc vào, đứng lên khỏi ghế.
Anh đứng từ trên nhìn xuống Lâm Du, đột nhiên cong lưng áp sát.
Rồi anh đưa tay vỗ má Lâm Du, khẽ nói: "Bé háo sắc, nhìn nữa móc mắt em ra đấy."
Câu nói nghe như uy hϊếp nhưng thực tế không có đến nửa phần uy hϊếp này khiến Lâm Du nuốt nước miếng thành công.
Tiêu rồi, lẳиɠ ɭơ quá độ.
Quan trọng là Văn Chu Nghiêu còn xốc nách giơ tay cậu lên.
Lâm Du bị ép đứng thẳng, cậu chúi về trước một bước dán sát vào ngực Văn Chu Nghiêu.
Lâm Du ho khan mấy tiếng, ngóc đầu xin hàng rất thức thời, "Anh, em sai rồi."
"Sai chỗ nào?" Văn Chu Nghiêu còn cụp mắt hỏi lại.
Lâm Du nói: "Không nên đùa vậy."
Một giây sau, đột nhiên Văn Chu Nghiêu véo véo chỗ thịt mềm khi cánh tay cậu đang thả lỏng, hỏi lại: "Đùa à?"
"Thật mà." Lâm Du giơ tay thề, nói rất nghiêm túc: "Con người sống một đời để quyết định xem có con mắt thẩm mỹ hay không.
Đừng nói là như anh, dù chỉ là một người đẹp ở mức bình thường trong một nhóm người thì cũng phải liếc mắt nhìn thêm rồi."
"Lâm Du." Văn Chu Nghiêu cứ gọi tên cậu là cậu lại có cảm giác mình làm sai chuyện gì.
Vì thường ngoài các tình huống nghiêm túc anh sẽ không gọi cậu bằng giọng điệu đó.
Lâm Du nghiêm chỉnh lại hai phút rồi nhận ra ngón tay cái Văn Chu Nghiêu đột nhiên vuốt trên mi mắt mình.
Lâm Du bị buộc phải chớp mắt, giữa mơ hồ nghe Văn Chu Nghiêu nói một câu: "Đôi mắt này của em..."
Không hợp để ngậm cười nhìn người khác chăm chú đâu.
Trong sáng vô tư hay quyến rũ mê hoặc, hoàn toàn phụ thuộc vào suy nghĩ của người bị em nhìn.
"Mắt em sao ạ?" Lâm Du hỏi trong hoang mang.
Văn Chu Nghiêu thả tay xuống, rồi anh nhìn cậu, lại trở về với giọng điệu thản nhiên: "Mắt đỏ rồi kìa, phản ứng chậm thế? Bị đánh một roi giờ mới khóc hả?"
Lâm Du cạn lời, thầm nghĩ không biết anh đã ăn hết bao nhiêu con ốc rồi mới nói mò được một cách hợp tình hợp lý đến thế vậy?
Từ khi trở về từ phương nam, đại đa số công sức của Lâm Du trong khoảng thời gian trước tết được dồn hết cho cửa hàng đồ gia dụng.
Lâm Bách Tòng cho phép cậu tự xử lý là thật sự buông tay luôn.
Từ chọn vật liệu tới nhân sự, cả những thứ lẻ tẻ như bày trí trang hoàng Lâm Du đều phải tự làm hết.
Thời gian đó còn xin trường cho nghỉ, dành cả ngày trong cửa hàng.
Sau đó trực tiếp bắt hai công nhân miễn phí Lâm Thước và Lâm Hạo sang giúp.
Dù đã thế vẫn thấy không đủ thời gian.
Đã gần sát tết, Lâm Du muốn chốt cho xong mọi việc trước khi qua năm mới.
"Nghĩ tên giúp con với." Một ngày trước tết, hiếm hoi lắm mọi người trong nhà mới cùng rảnh rỗi, có thời gian ngồi xuống ăn bữa cơm, Lâm Du tranh thủ nói: "Thử rất nhiều tên đều thấy không hợp lắm."
"Có gì khó đâu." Lâm Hạo ngồi cạnh há mồm phán ngay: "Thì Gia dụng Phúc Lâm, Thiên Hi, Hòa Mỹ, nghe hay quá mà."
"Chú em bị phèn à?" Lâm Thước chê bôi: "Tên đó đi đâu cũng thấy."
"Cái đó gọi là gần gũi, phù hợp với thị trường tiêu thụ, phối hợp với tâm lý quần chúng chi tiền."
Là Lâm Du nói muốn tiếp quản, các cha chú không một ai nhúng tay vào, ngược lại lứa Lâm Thước lại tham dự nhiều hơn.
Đến lúc này lại có cảm giác vinh dự tập thể, lúc thảo luận cũng hưng phấn hơn hẳn.
Lâm Bách Tòng nói: "Nếu con đã muốn làm, tên cửa hàng là chuyện vừa lớn vừa nhỏ, con tự quyết định đi."
"Em thấy được đấy." Lâm Trường Xuân lên tiếng đỡ lời, chú nói với Lâm Du: "Tiểu Du à, rảnh rỗi thì dẫn Lâm Thước Lâm Hạo theo với nhé.
Thường ngày bảo làm việc thì chẳng bao giờ ngồi yên cứ như đinh nó mọc trong mông, tới cái mấy đứa tự làm thì chạy cả ngày cũng không nghe than mệt nửa lời."
"Chú hai yên tâm." Lâm Du nói, "Có hai nhân công miễn phí con còn đang mừng đây."
Lâm Thước giỏi điêu khắc, mấy năm nay kỹ thuật của cậu chàng đã tiến bộ nhiều, mà cũng biết ăn nói nữa.
Lâm Hạo thì chất phác hơn, nhưng về mặt xuất nhập hàng thì rất vững.
Kiếp trước Lâm Du cũng là người trên kẻ trước từng nắm quyền, có chút kinh nghiệm trong việc dùng người, dẫn dắt hai cậu chàng hoàn toàn không thành vấn đề.
Nhưng câu chuyện đột nhiên bị đẩy ra khỏi vấn đề đặt tên, Lâm Thước nhớ lại quãng thời gian qua mình bị áp bức quá nhiều, nói luôn với Lâm Trường Xuân ngay tại chỗ: "Bọn con giúp hoàn toàn là do tình nghĩa anh em.
Ai muốn theo nó mãi chứ.
Con chỉ tò mò xem nó lì lợm được bao lâu thôi."
"Nói như rồng leo." Lâm Du nói.
Lâm Thước: "Em..."
Lâm Trường Xuân bảo Lâm Thước: "Con im đi!"
Rồi lôi luôn cả Lâm Hạo vào: "Hai anh em con tự nói xem.
Trong nhà trước giờ luôn đối xử công bằng, kết quả thì sao, Tiểu Du nhỏ hơn cả hai đứa lại làm nhiều việc nhất, chất lượng luôn ở mức cao.
Nhìn lại hai đứa đi, dốt văn nát võ, suốt ngày chẳng thấy tính toán tương lai gì cả, chỉ biết ăn chơi."
"Rốt cuộc đứa nào mới là con ruột bố vậy?" Lâm Thước bất mãn.
Lâm Trường Xuân: "Con tưởng bố muốn con là con ruột bố lắm chắc!"
Lâm Bách Tòng vội can, "Chú hai, một vừa hai phải thôi."
Có vậy Lâm Trường Xuân mới hầm hừ im tiếng, rồi lại quay sang nói với Lâm Du: "Tiểu Du à, bắt đầu từ hôm nay, xem như chú hai chính thức thả hai đứa con trai này ra ngoài.
Bao nhiêu năm qua chú hai thấy hết, dù bố con không nghĩ con sẽ làm được, nhưng chú hai tin con.
Hai thằng lõi này ấy à, xài được, con xem như có người hỗ trợ, không xài được thì cứ việc đá về, chú giải quyết cho."
"Chắc là trái banh?" Lâm Hạo than vãn, "Chưa thấy ai chê bôi con mình vậy cả."
Lâm Du chống cằm cười híp mắt, lên tiếng: "Vâng, chú hai yên tâm, anh hai với anh ba đều có sở trường mà con không làm được, giúp cho con nhiều lắm đấy."
"Vẫn phải canh chừng." Lâm Trường Xuân nói: "Chú còn không biết hai thằng này à, từ nhỏ tới lớn chưa khi nào để chú với thím hai con đỡ nhọc lòng."
Lâm Thước đảo mắt, "Canh chừng, canh tù ấy ạ?"
Lâm Trường Xuân lườm, "Sao, bất mãn hả? Vậy để anh cả con canh hộ?"
Lâm Thước căm phẫn ngậm miệng ngay.
Lâm Du chống bàn cười suýt bật ngửa, rồi cậu đụng cùi chỏ vào Văn Chu Nghiêu vẫn im lặng không nói tiếng nào từ đầu đến giờ, bảo: "Anh, tên anh tiện dụng hơn em nhiều."
Cậu thật sự không hiểu được tại sao từ nhỏ Lâm Thước Lâm Hạo đã sợ anh như vậy.
Tuy bản thân cậu cũng sợ, nhưng với cậu mà nói, Văn Chu Nghiêu còn cách "đáng sợ" mười vạn tám ngàn dặm.
Không biết vì sao, bắt đầu từ bao giờ, mà nhắc anh cả còn hữu dụng hơn nhắc Lâm Bách Tòng.
Văn Chu Nghiêu nhìn cậu, lên tiếng: "Buồn cười thế à?"
"Không phải buồn cười." Lâm Du cười xua tay, "Chỉ là thấy anh xây dựng hình tượng anh cả rất thành công."
Văn Chu Nghiêu dựa người vào lưng ghế rồi ngoắc tay gọi Lâm Du.
"Sao anh?" Lâm Du vừa hỏi vừa sáp lại.
Văn Chu Nghiêu nghiêng đầu nói bên tai cậu: "Muốn thử đãi ngộ dưới trướng anh cả không?"
Lâm Du nghiêng đầu thắc mắc: "Đãi ngộ gì anh? Đãi ngộ của em luôn thế mà?"
"Em ấy à." Văn Chu Nghiêu vỗ nhẹ vào ót cậu, phì cười, "Là đãi ngộ của tổ tông."
Ngay tối hôm đó Lâm Du đã được hưởng thụ "đãi ngộ" không phải của tổ tông.
Trong sân, một mình Văn Chu Nghiêu ngồi trên tay vịn gỗ trên hành lang, cạnh bậc thang đá là Lâm Thước Lâm Hạo và cả Lâm Du đang xuống tấn, hơn nữa trong tay đều bưng một chậu nước vô cùng hài hước.
Lâm Du thấy mình trông ngu ngốc chết đi được, hỏi: "Đây là hình phạt ạ?"
"Phạt gì chứ?" Lâm Hạo bên cạnh có vẻ khá là thoải mái, cậu chàng nói: "Thời gian này mỗi tối phải luyện sức bền nửa tiếng, quy định của anh cả."
"Cái quy định gì vậy trời." Lâm Du chưa bao giờ thấy chân mỏi đến thế này, sắp đứng hết nổi rồi.
"Thì tại cái cửa hàng rách của em chứ đâu." Lâm Thước tiếp lời, "Sao em không nghĩ xem, bây giờ thì ra dáng rồi đó, nhưng lúc trước phải chạy đôn chạy đáo mất bao nhiêu thời gian công sức ai chạy cho em hả."
Lâm Du hoang mang, "Cái đó có liên quan gì tới chuyện mình đang làm hả?"
"Trong đầu em chỉ nghĩ tới chuyện của em được thôi." Lâm Thước kể lể: "Anh nói em biết, ngay tối ngày đầu tiên em lôi hai đứa anh qua phụ tới ngày hôm sau là hai đứa anh nằm bẹp ra giường không dậy nổi luôn rồi.
Mấy ngày sau đó toàn nhờ anh cả gánh hộ cho quên rồi à? Toàn bộ đội thi công được anh cả sắp xếp hoàn thành hết."
Lâm Du nhớ mấy ngày đó đúng là mình có than vãn với Văn Chu Nghiêu hai anh em này tệ thật.
Cậu bận nhiều thứ quá, vừa sợ làm lỡ việc riêng của Văn Chu Nghiêu vừa thật sự không cách nào phân thân ra được.
"Được rồi." Lâm Du thừa nhận, "Em bận quáng cả đầu, còn tưởng lúc sau hai người uống nước tăng lực."
Lâm Thước: "Ha, có em mới cần uống thứ đó thôi."
Ngay lúc ấy Lâm Mạn Xu bưng một ấm trà bước vào cửa, thấy cảnh tượng trong sân thì đứng lại cười một hơi, cười đã rồi mới nói: "Vẫn đang luyện à?"
"Cô út đừng đứng coi không thôi." Lâm Du nói, "Được bao lâu rồi ạ."
Lâm Mạn Xu đi đến chiếc bàn đặt trên hành lang gần Văn Chu Nghiêu đặt ấm trà trong tay xuống rồi mới nói: "Sắp rồi sắp rồi."
Lâm Du thật sự không chịu nổi nữa rồi, thể lực của cậu luôn không cao, trước đây đánh nhau với người ta cũng toàn nhờ tốc độ nhanh và yếu tố bất ngờ.
Hoạt động thuần thể lực thế này còn mệt hơn đánh nhau.
"Anh." Chậu nước trong tay Lâm Du thấp xuống hẳn một đoạn, cậu lên tiếng: "Em nhận thua, thật sự không nổi nữa."
Cậu không nên thử ngay từ đầu.
Văn Chu Nghiêu vẫn giữ nguyên dáng ngồi từ nãy, anh nhìn đồng hồ rồi nói: "Lâm Thước, Lâm Hạo, đứng lên đi."
Hai người lập tức bỏ chậu nước xuống, nước b4n ra tung tóe.
Lâm Du nghe vậy thì thở phào, vừa cong eo chưa kịp đặt xuống đất đã nghe thấy câu sau: "Lâm Du, nâng chậu lên, thêm mười phút."
"Ôi giồi ôi cung hỉ." Lâm Thước rất mừng trên nỗi đau của cậu.
Chắc chưa từng được thấy Lâm Du bị Văn Chu Nghiêu dạy dỗ nên cả hai anh em còn chẳng buồn uống trà, chạy tới bên bàn hóng chuyện chung với Lâm Mạn Xu.
Lâm Du phục bọn họ luôn.
Cậu giữ nguyên tư thế cong eo, ngẩng đầu lên: "Anh, không chơi vầy nha, đã nói trước thời gian như nhau mà."
"Động tác không chuẩn." Văn Chu Nghiêu lúc này lãnh khốc vô tình lạ thường, anh nói: "Bưng lên, chân gập chín mươi độ, thẳng tay."
"Em nói em nhận thua rồi mà."
Tuy miệng nói vậy nhưng Lâm Du vẫn ngoan ngoãn làm theo, vào đúng tư thế.
Văn Chu Nghiêu đứng thẳng người khỏi lan can, đi về phía Lâm Du.
Anh đứng khoanh tay trước mặt Lâm Du.
"Cảm giác sao?" Văn Chu Nghiêu hỏi.
Lâm Du nhìn vào mắt Văn Chu Nghiêu, "Anh, em nói trước với anh chuyện này."
"Nói."
"Một phút, cực hạn của em rồi, gồng thêm một phút nữa chắc chắn chậu nước sẽ rớt, em nói trước với anh đó.
Anh xem tay em bắt đầu run rồi nè."
Văn Chu Nghiêu liếc nhìn cánh tay cậu, nói: "Vậy cố gồng thêm một phút nữa đi."
Lâm Du nhắm mắt lẩm bẩm mình không có cảm giác, không có cảm giác, xem như tiết mục giải trí gia đình đi.
Văn Chu Nghiêu nói: "Học kỳ trước rớt môn chạy đường trường một ngàn năm trăm mét đúng không?"
"Em thi bù rồi." Lâm Du đáp không cảm xúc.
Văn Chu Nghiêu đá nhẹ vào giày Lâm Du, ý bảo cậu để chân thẳng lại, nói tiếp: "Tư thế này chủ yếu rèn luyện thân dưới.
Mấy năm nay em ngồi trong phòng làm việc suốt thời gian dài, không tốt cho eo vai, sau này rèn luyện mỗi ngày nhé?"
Tới câu cuối cùng Văn Chu Nghiêu hơi cong eo, mắt ngang bằng với Lâm Du.
Lâm Du tròn mắt nói: "Tha cho em, anh nhìn vào đôi mắt chân thành của em đi."
Cậu không biết đã tới một phút chưa, chỉ biết mình thật sự không gồng nổi nữa rồi.
Ngay vào lúc cậu buông tay, bộp một tiếng, Văn Chu Nghiêu đỡ chính xác vào đáy chậu.
Hai giọt nước bắn ra rơi trúng dưới mi mắt Lâm Du.
Đồng thời Lâm Du cũng không ngồi xuống được vì tay kia của Văn Chu Nghiêu đã ôm lấy cậu.
"Tư thế này khó lắm đó nha." Lâm Du nửa tự trụ nửa tựa vào anh, sững sờ hai giây rồi nhận xét.
Văn Chu Nghiêu cụp mắt nhìn Lâm Du, tì đầu gối vào sau eo cậu, nhướng mày, "Yếu ớt tới thế này là không được đâu nha, Lâm Tiểu Du."
Chương 42
Ngày tết năm nay khác với năm trước, Lâm Bách Tòng cảm thấy con cháu lớn cả rồi nên đẩy ra cho tiếp khách chúc tết.
Trước đây luôn được đối xử như trẻ con, tết nhất chỉ cần há mồm chờ ăn, tập hợp chạy giỡn, giờ thì không được thế nữa rồi.
Lâm Du theo được hai ngày, cảm thấy có làm việc cả ngày cũng còn dễ thở hơn thế này chán.
Về sau cậu dứt khoát đẩy hết việc cho người khác, cộng với có anh cả Văn Chu Nghiêu của cậu ở đây, dù sao anh làm chuyện này cũng điêu luyện.
Cậu thì trực tiếp chạy tới chỗ thầy Lâm Đức An lánh nạn.
Lâm Đức An sống gần chùa Thanh Sơn, ngày tư ngày tết cũng đông người đến hơn.
Lâm Du ngồi khoanh chân trên phản cạnh cửa sổ tầng hai, nhìn xuống lưng núi nói: "Trời lạnh như thế này mà chạy lên núi hứng gió đông, mấy người đó cũng rảnh thật."
"Có ai rảnh hơn con?" Lâm Đức An bưng một chiếc nồi nhỏ đi tới đặt trên chiếc bàn trước mặt Lâm Du, hỏi cậu: "Mấy hôm nay chắc nhà con đang đông vui lắm, con chạy tới đây vậy không sợ bố con xử lý à?"
Lâm Du hoàn toàn không sợ hãi, "Muốn xử lý thì bố con cũng phải có thời gian chạy lên đây bắt con trước đã."
"Chỗ thầy đơn sơ lắm." Lâm Đức An cắm điện cho nồi lẩu, bảo: "Không có gà vịt thịt cá gì đâu, hôm nay làm xiên dê nhúng lẩu, oắt con tới rồi thì uống với thầy mấy ly đi."
"Lại dụ trẻ con uống rượu." Lâm Du nói.
Tuy cậu nói vậy nhưng cũng tự giác đi lấy ly.
Ông lão cười ngồi đối diện Lâm Du, vừa cần ấm nước sôi trụng xiên thịt vừa nói: "Thầy vẫn còn nhớ lần đầu tiên con tới đây, có bao nhiêu phản đối viết hết lên mặt.
Nếu không phải do anh cả con áp giải tới thì không chừng được nửa đường đã chạy mất rồi."
"Nào có đâu ạ? Thầy cứ nói quá lên." Lâm Du không chịu nhận, "Con mừng còn không kịp mà."
Lâm Đức An cũng chẳng vạch trần cậu mà làm gì.
Ông lão đổ nước vào chiếc nồi đã để sẵn gia vị, cầm đũa khuấy lên rồi lấy ra cho thẳng vào miệng nếm thử.
Ông sống một mình thoải mái quen rồi.
Mấy năm nay tết năm nào Lâm Du cũng chạy đến ở vài hôm.
Lâm Đức An: "Nghe nói con mở cửa hàng gì hả?"
"Thầy nhạy tin quá ta." Lâm Du nói: "Thật ra vẫn chưa chính thức vào quỹ đạo, thời gian trước việc vặt nhiều quá to cả đầu nên năm nay mới chạy tới chỗ thầy sớm cho thanh tịnh."
"So với mấy năm trước, năm nay thành thục hơn nhiều rồi." Lâm Đức An nhận xét.
Lâm Du tươi hẳn lên, "Đương nhiên rồi, ai làm trẻ con cả đời được chứ, thầy xem giờ thầy mắng con còn không cãi lại."
Lâm Đức An cười mắng: "Thằng nhóc thối."
Lâm Đức An thả lỏng người tựa vào lưng ghế, chỉ huy Lâm Du thả đồ ăn, rồi nói: "Nói đi, con mới mở tiệm, có muốn thầy tặng quà gì không?"
"Thật ạ?" Lâm Du vừa nghe thấy là hai mắt sáng rực lên, mở miệng luôn: "Pho tượng Quan Âm bằng gỗ trinh nam tơ vàng trong thư phòng thầy có được không ạ? Con thấy rất hợp làm bảo vật trấn điếm, chúc con phát tài."
Lâm Đức An ngước lên liếc cậu ngay tại chỗ, "Cả đời bố anh thủ cựu tự xưng thanh liêm, sao lại có đứa con sặc mùi cơm áo gạo tiền như anh nhỉ? Còn nữa, đồ giá gần triệu bạc mà anh cũng dám mở mồm ra xin à."
Lâm Du: "Thế chứng minh con có mắt nhìn còn gì."
Lâm Đức An phẩy tay, "Được, thích thì tự khiêng đi đi."
Lâm Du cười rạng rỡ, "Con biết ngay chẳng phải đồ quý giá gì với thầy mà."
Hai thầy trò vừa ăn vừa uống, léo nhéo nói chuyện mãi không dứt.
Vì kiếp này không thích rượu nên những năm qua gần như cậu không chạm tới, cho nên tửu lượng kém.
Lâm Đức An nói: "Tửu lượng con như thế là không được, phải luyện thêm."
"Không luyện đâu." Lâm Du đã bắt đầu thấy chóng mặt rồi, cậu chống tay trên bàn nói: "Nếu không phải ngay dịp tết, lại đang ở chỗ thầy thì ai thèm uống thứ đó chứ."
"Không ngon hả?" Lâm Đức An hỏi.
Lâm Du lắc đầu, "Không ngon."
Cậu chưa từng thấy bia rượu ngon, trước đây ngàn chén không say, hồi tưởng lại chỉ thấy vị đắng chát mà thôi.
Bây giờ cậu không có lý do bắt buộc phải uống rượu, thi thoảng nhấp môi xem như tiếp chuyện, không liên quan gì đến thích hay không thích.
Ly thứ hai của Lâm Du cạn đáy, đồ ăn trên bàn cũng chẳng còn mấy.
Hai gò má cậu hơi nóng, cậu áp mu bàn tay của mình lên rồi nói: "Rượu này mạnh thật đấy."
"Rượu không mạnh thì uống làm gì."
Ông lão cũng say rồi, mở cái máy đọc đĩa than như đồ cổ không biết đào lên từ năm nào, tiếng hát í a vang vọng trong phòng.
Ông lão vui vẻ ngân nga theo, híp mắt đảo đầu theo nhịp.
Lâm Du chuyển sang ngắm mấy bức tranh chữ bút lông treo trên tường, hỏi: "Thầy ơi, thầy tự viết ạ?"
Lâm Đức An mở mắt nhìn, a một tiếng xem như trả lời.
Lâm Du nói tiếp: "Hay thầy viết cho con mấy chữ luôn đi, dùng làm tên cửa hàng, dù sao con cũng chưa nghĩ ra."
"Oắt con anh hay nhỉ." Lâm Đức An liếc cậu, "Lấy đồ của tôi chưa nói, còn đòi chữ của tôi à."
Lâm Du nói luôn cứ như không nghe thấy, "Để con mài mực cho thầy."
Trong thư phòng, Lâm Đức An cầm bút chần chừ mãi chưa đặt xuống.
"Sao vậy thầy?" Lâm Du hỏi.
Tuy Lâm Đức An đã uống khá nhiều nhưng hai mắt vẫn tỉnh táo, ông quay sang hỏi Lâm Du: "Oắt con, trước tiên cho thầy biết tại sao lại làm chuyện đó? Con cứ lo học khắc gỗ của con, sau này ngoan ngoãn tiếp quản nhà họ Lâm không phải tốt lắm sao?"
Lâm Du đang cơn men, cậu chống một tay bên mép bàn, suy ngẫm một lúc rồi đáp rất nghiêm túc: "Vì nhất định phải làm, mục đích của con chưa từng là mở cửa hàng đồ gia dụng gì đó.
Con sẽ có thương hiệu của riêng mình, những thứ dưới trướng đừng nói là nuôi sống nhà họ Lâm, thậm chí đủ để gồng gánh tuyệt đại đa số những người cảm thấy không có tương lai không thể kiếm sống nổi trong nghề này.
Khi nhắc đến, tất cả mọi người sẽ nói, tôi biết người sáng lập là ai, cậu ấy họ Lâm, một người thợ khắc gỗ mỹ nghệ truyền thống, cậu ấy tên Lâm Du."
Lâm Đức An im lặng rất lâu, cuối cùng ông hừ một tiếng rồi nói: "Con dám nghĩ nhỉ."
"Thì phải dám nghĩ mới dám làm mà thầy." Lâm Du đáp.
Sau đó Lâm Đức An đặt bút viết.
Chữ của người nhà họ Lâm đa số đều vuông vức chỉnh tề.
Lâm Bách Tòng viết bút lông cũng rất đẹp, có sự uyển chuyển nhưng chất phác đúng như con người chú.
Chữ của Lâm Đức An thì hoàn toàn khác, rồng bay phượng múa, nét chữ lại cứng cáp hào phóng.
Lâm Du nghiêng người, miệng đọc theo.
...!Ý Linh Lung.
Lâm Đức An đặt bút xuống, cầm tờ giấy lên để trước mặt Lâm Du.
"Thấy sao?" Ông hỏi.
Lâm Du đọc lại mấy lần nữa, hỏi: "Sao lại là Ý Linh Lung ạ? Tên này nghe hợp với gốm sứ ngọc thạch các thứ hơn."
Lâm Đức An nói: "Trên thế giới này chẳng có gì thích hợp hay không thích hợp tuyệt đối cả, Ý Linh Lung lấy ý từ "linh lung dịch thấu tâm", hy vọng con có thể giữ mãi sự thuần túy này để làm chuyện mình muốn làm."
Lâm Du cầm tờ giấy lên, rồi cười cười, quay lại nói với Lâm Đức An: "Con rất thích, quyết định lấy tên Ý Linh Lung."
Hai thầy trò đã nhập nhèm cứ thế chốt tên cho cửa hàng.
Bước chân Lâm Du hơi loạng choạng, nhưng vẫn cẩn thận ôm tờ giấy trong lòng, nhất định phải cuộn lại đặt lên giá.
"Đi ngủ đi, muộn rồi." Lâm Đức An định lại lấy.
Lâm Du giấu vụt ra sau lưng, nhìn Lâm Đức An nói: "Thầy, thầy tặng con rồi đâu đòi lại được."
"Ai thèm đồ của con." Lâm Đức An bực bội, "Để thầy cất cho."
"Không được." Lâm Du lắc đầu.
Lâm Đức An nói: "Con say rồi đấy."
"Không có, thầy say thì có." Lâm Du nghiêm mặt nói.
Lâm Đức An: "Vậy con đưa đây."
Lâm Du: "Không đưa."
Cứ thế, chả hiểu vì sao, sắp thành một trận cãi nhau.
Đột nhiên tiếng thím Quế vọng từ tầng dưới lên: "Tiểu Du! Mau xuống đây, anh con đến này!"
Lâm Du ngớ người, nhìn Lâm Đức An: "Anh con đến ạ?"
"Đúng rồi, anh con đến đó." Lâm Đức An nói.
Lâm Du lặp lại lần nữa bảo anh con đến rồi, lần này là câu khẳng định.
Cậu nói xong thì đưa tranh chữ đã cuộn tròn trong tay vào tay Lâm Đức An, dặn: "Thầy cất giúp con trước nha, khi nào về con tìm thầy lấy lại."
Lâm Đức An đưa tay hù đánh cậu, "Khùng này!"
Dứt câu thì Lâm Du đã ra tới cửa.
Lâm Du ra ngoài vắt người trên lan can tầng một nhìn xuống phòng khách, vừa lúc thấy thím Quế đang đẩy cửa bước vào.
Văn Chu Nghiêu theo ngay phía sau.
Anh mặc chiếc áo choàng đen, nhìn dáng cao thật cao, chân thật dài, gió tuyết như vẫn vần vũ quanh người, đang đứng ngay cửa ngẩng đầu nhìn lên.
"Anh!" Lâm Du hô một tiếng rồi xuống lầu, đồng thời Văn Chu Nghiêu cũng đi về phía này.
Tới hai bậc cuối cùng Lâm Du nhảy tiếp sải chân bước xuống, được Văn Chu Nghiêu đang chạy vội đến đỡ lấy.
Lâm Du hỏi: "Muộn rồi sao anh tới đây?"
Văn Chu Nghiêu không nói gì, nhíu mày nhìn mặt cậu, cuối cùng mới hỏi: "Uống rượu à?"
"Hai ly." Lâm Du giơ tay khoe, nói: "Không nhiều."
Văn Chu Nghiêu lập tức đưa một tay lên ụp xuống cả mặt cậu đẩy ra xa hai bước, bảo: "Đứng xa anh ra."
"Không có thúi mà." Lâm Du kéo tay anh xuống, còn kéo tay áo mình lên ngửi, sau đó mới nói: "Không phải anh cố ý tới tìm em tính sổ đó chứ? Em để lại tin nhắn trong phòng rồi mà?"
Văn Chu Nghiêu liếc cậu, rồi gọi với ra sau lưng cậu: "Thầy Lâm."
Lâm Đức An theo sau Lâm Du xuống lầu, đi tới cạnh hai người, cười híp mắt hỏi Văn Chu Nghiêu: "Ăn cơm chưa? Bên này ăn hết rồi, nhờ thím Quế nấu gì đó cho con đi."
"Vâng." Văn Chu Nghiêu gật đầu, quay lại nói với thím Quế, "Làm phiền thím Quế ạ."
"Có gì đâu mà phiền." Thím Quế phẩy tay cười, "Vừa hay còn nhiều đồ ăn, Tiểu Du với thầy Lâm chẳng ăn mấy.
Vào trong ngồi trước đi, thím làm xong ngay."
Lâm Du vội nói: "Thím Quế, lấy hai con cá con mang tới lúc sáng ra làm một con đi, chưng lên là được rồi, anh con ăn nhạt."
"Biết rồi, yên tâm." Thím Quế cười đáp.
Lâm Đức An đứng cạnh nói: "Con cũng có lúc chu đáo quá nhỉ, hiếm có thật."
"Anh con bận cả ngày rồi phải ăn uống tử tế chứ." Lâm Du nói, "Lúc con cung phụng thầy sao không thấy thầy khen con? Thầy xem giọng thầy nghe ghen tị chưa kìa, người ta không biết lại nói con chuyên tới đây ăn chực của thầy."
Văn Chu Nghiêu vỗ ót Lâm Du, "Nói chuyện đàng hoàng."
Lâm Đức An chỉ vào Lâm Du nói với Văn Chu Nghiêu: "Nó ấy hả, thầy nói một câu nó luôn thủ sẵn mười câu trả lại."
"Chúc thầy Lâm sức khỏe an khang, năm mới vui vẻ." Văn Chu Nghiêu vừa nói vừa đưa quà mừng trong tay tới.
Lâm Đức An thuận tay cầm lấy, bảo: "Năm ngoái hai đứa tặng chung, năm nay lại ai biếu phần nấy à?"
Văn Chu Nghiêu liếc sang Lâm Du rồi nói, "Em nó nói đi là đi, con sợ quà cáp không chu toàn."
Lâm Đức An cười ha hả, "Cái đó thì không đâu, đang dòm ngó đồ của thầy nên còn sốt ruột đến biếu xén ấy chứ."
Lâm Du dụi mũi, nhưng không phản bác.
Nửa tiếng sau, Lâm Du ngồi trong phòng ăn nhìn Văn Chu Nghiêu ăn tối.
Bây giờ trong nhà không lạnh, anh đã cởϊ áσ khoác chỉ mặt áo trong.
Ăn uống thong thả từ tốn, nhìn thật sự đẹp mắt.
Lâm Du thấy đầu nặng chết đi được, bao tử cũng cồn cào, chắc là tác dụng của rượu.
Văn Chu Nghiêu múc một chén canh đặt trước mặt cậu, "Ăn đi."
"Em không đói." Lâm Du ngồi thẳng thớm lại, nói: "Em ăn rồi."
Phát hiện Văn Chu Nghiêu cứ nhìn mình không nhúc nhích, cậu tự giác bưng chén lên ăn vài miếng, bao tử lập tức dễ chịu hơn nhiều.
"Ngon thật." Cậu nhận xét.
Rồi dùng hai tay ôm bát, nhìn Văn Chu Nghiêu nói: "Anh không ăn hả?"
Văn Chu Nghiêu liếc cậu, không nói gì.
Lâm Du đặt chén xuống, nghiêng đầu quan sát anh mình, sau đó kết luận: "Anh giận rồi.
Ầy, em không định lẳng lặng chạy đi mà không nói tiếng nào thật mà.
Anh không thấy tin nhắn em để lại hả?"
Văn Chu Nghiêu vẫn không nói gì.
Lâm Du rối trí quá, cậu vật vã lôi ghế sát vào Văn Chu Nghiêu.
"Anh."
Không nói gì.
"Anh, em gọi anh mà."
Vẫn không nói gì.
Lâm Du cảm thấy anh mình lại bắt đầu khó nhằn rồi, tự ngẫm nghĩ không biết trước đây mình làm thế nào ấy nhỉ?
Cậu thò tay nắm vai Văn Chu Nghiêu xoay anh lại, "Được rồi, không giận nữa nha." Vừa nói vừa vỗ vỗ vào ót Văn Chu Nghiêu, "Vỗ nà vỗ nà, hết giận nà."
"Lâm Du." Cuối cùng Văn Chu Nghiêu cũng lên tiếng.
Lâm Du ngửa đầu, chớp mắt, "Sao anh?"
Văn Chu Nghiêu cụp mắt, "Còn say sỉn làm trò nữa thì tối nay ra đường mà ngủ."
Chương 43
Lâm Đức An và và Văn Chu Nghiêu đều nói cậu say rồi, Lâm Du tự thấy mình không say.
Cậu biết khi mình say sẽ như thế nào, đó sẽ là một quá trình toàn thân không ngừng lặp đi lặp lại gồm bị gì đó kéo trì xuống, nửa đêm thϊếp ngủ rồi rạng sáng lại thức giấc trong cơn đau đầu đến buốt óc.
Nhưng hiện tại cậu chỉ cảm thấy người mình hơi lâng lâng, nhiều lắm là hơi chớm say thôi.
Văn Chu Nghiêu ăn xong đặt chén xuống, nhìn người đang cúi đầu lặng thinh bên cạnh.
"Khó chịu hả?" Anh hỏi.
Lâm Du lắc đầu, "Không khó chịu." Rồi lại gật đầu, "Nhưng ra đường ngủ khó chịu lắm đó."
Lâm Du thầm nghĩ sao mà lại bắt cậu ra đường ngủ chứ, anh mình quá đáng hết sức.
Văn Chu Nghiêu kéo đầu cậu lên, nhìn vào đuôi mắt hồng hồng của cậu.
"Không ra đường ngủ mà, trêu em thôi." Anh nói.
Lâm Du tròn mắt nhìn anh, cậu rướn tới gần hơn, muốn nhìn rõ xem anh nói thật hay giả.
Trước giờ Văn Chu Nghiêu không giả tạo ngoài mặt, nhưng Lâm Du vẫn thường không đoán ra anh nói thật hay chỉ thuận miệng uy hϊếp mình vài câu vậy thôi.
"Vậy được." Lâm Du nheo mắt, sao mặt anh mình cứ lắc lư vậy nhỉ.
Cậu trực tiếp gác ngang hai tay lên xương đòn của anh, đè anh mình vào lưng ghế rồi gác đầu lên cánh tay của mình, miệng lèm nhèm: "Không phải thật là được rồi, trời lạnh vậy ngủ ngoài đường sẽ cảm đó."
Cậu dứt lời thì cảm thấy tay Văn Chu Nghiêu đang xoa tròn sau tai mình.
Rồi cậu nghe anh nói một câu không rõ hàm ý: "Lúc này thì nói gì cũng tin là thật, không lương tâm."
"Em không lương tâm hồi nào?" Lâm Du nghe thấy liền càu nhàu phản bác.
Cậu thả tay xuống, nửa người trên áp hẳn vào ngực anh cậu, nửa bên mặt gác lên vai gáy anh, muốn chui vào lòng anh với tư thế như khi vẫn còn là bé sữa ngày nào, miệng nói: "Lương tâm em khỏe mạnh lắm, đừng nói xấu em nha."
"Lâm Du." Giọng Văn Chu Nghiêu hơi trầm xuống, "Em say thật rồi."
"Không có." Lâm Du phủ nhận rất nghiêm túc, tiếp tục vùi mặt xuống thấp hơn, nói bằng giọng ồm ồm, "Em say là đáng sợ lắm đó nha, anh hoàn toàn chưa từng thấy đâu."
"Ừ đáng sợ thật đó, sợ tới nỗi sắp chui vào áo anh luôn rồi."
Văn Chu Nghiêu vừa nói vừa vòng một tay qua cổ Lâm Du nhấc đầu cậu lên một chút, tay kia ôm eo dùng sức lật cả người cậu lại để cậu ngồi kẹp hai bên chân mình.
Sau đó tay Văn Chu Nghiêu trượt xuống ôm dưới mông rồi bế hẳn Lâm Du lên.
Cả quá trình chỉ mất hai ba giây, nhanh gọn dứt khoát.
Lâm Du vòng tay lại ôm vai Văn Chu Nghiêu như phản xạ có điều kiện, hãy còn ngơ ngác.
Cậu treo lủng lẳng trước ngực anh, nhìn thẳng vào mặt anh, hoang mang: "Anh bế em chi?"
"Em nói xem để làm gì nhỉ?" Văn Chu Nghiêu hỏi lại.
Lâm Du lắc đầu, lại hỏi: "Em nặng không?"
Văn Chu Nghiêu: "Nặng."
Lâm Du: "Nặng thật ạ?"
Văn Chu Nghiêu: "Nặng."
"Thật ạ?"
Văn Chu Nghiêu nhìn cậu một lúc lâu, "Không nặng."
Lâm Du gật gật, lại ôm lấy vai Văn Chu Nghiêu, gác đầu sau cổ anh còn vỗ vỗ vào lưng anh bảo: "Được rồi, đi thôi, lên lầu nào."
Ngày hôm sau Lâm Du thức dậy thì phát hiện trên giường có mỗi mình mình.
Cậu tròn mắt nhìn trần nhà trên đầu, não bắt đầu phát lại toàn bộ những gì mình đã làm và nói tối qua, rồi lẳng lặng thở dài.
Rốt cuộc cậu đã làm gì vậy? Uống hai ly rồi teo lại còn năm tuổi? Khỉ thật.
Xét thấy Văn Chu Nghiêu đã lẳng lặng nhịn nhục hành vi ấu trĩ của cậu, ngay hôm sau Lâm Du đã chủ động đề xuất về nhà.
Cậu trưng pho tượng Phật mang từ chỗ Lâm Đức An về vào cửa hàng rồi trốn trong nhà tập trung làm biển hiệu, cả đợt tết không bước chân ra khỏi cửa.
Qua tết, thời tiết ấm dần lên.
Cửa hàng của Lâm Du cũng chính thức mở cửa kinh doanh.
Cậu từ từ dời trọng tâm của mình từ trường học sang việc trong tay.
Mức độ bận rộn không hề thua kém Lâm Bách Tòng.
Người trong nhà đều ngầm chấp nhận cho cậu "tự dằn vặt", rất ít khi hỏi nguyên nhân do không muốn cậu thấy có áp lực.
Ít nhất trong suy nghĩ của Lâm Bách Tòng, lỡ mà cậu có thất bại thì cơ sở của gia đình vẫn đủ để đùm bọc cậu, nên cứ để Lâm Du thoải mái làm chuyện mình thích.
Cuối tuần Trương Gia Duệ và Lưu Thải Vân hẹn nhau đến cửa hàng tìm cậu.
Lâm Du đang ngồi cộng sổ cạnh quầy tính tiền.
Trương Gia Duệ vừa vào cửa là nói: "Không vào trường đi mấy vòng đi, không sợ rớt tốt nghiệp à?"
"Sao hai người tới đây?" Lâm Du thoáng kinh ngạc rồi bỏ sổ sách trong tay qua đứng lên nói: "Tớ học từ xa, thầy Ngô cũng đồng ý rồi, nói tới đó chỉ cần kết quả học tập không tuột thì lên thẳng Nhất Trung cũng không quá khó."
Lưu Thải Vân đi một vòng quanh cửa hàng rồi nói: "Tớ còn tưởng cậu làm chơi cho vui chứ, không ngờ cửa hàng lại lớn thật đấy."
"Trước mắt quy mô chỉ tới thế này thôi." Lâm Du nói, "Tự xem nha, nếu thích đồ trang trí nào trưng trong tủ thì tặng hai cậu đó."
Trương Gia Duệ giơ ngón cái với cậu, "Tự làm chủ rồi thì khác hẳn ha, gia tài bạc triệu."
Trương Gia Duệ thân là con nhà giàu sẵn nên cũng chẳng lấy làm ly kỳ với việc Lâm Du mới mười mấy tuổi đã tự mở cửa hàng.
Cô bé Lưu Thải Vân thì đầu óc đã như bà cụ non từ nhỏ.
Hai người này ghép thành một đôi, thật sự chẳng có cảm giác gì khác ngoài "Lâm Du dám nói dám làm".
"Sao hôm nay hai cậu bắt cặp vậy?" Lâm Du hỏi.
Trương Gia Duệ: "Thì đặc biệt đến tặng quà khai trương cho cậu mà."
Trương Gia Duệ trực tiếp tặng cậu tượng cóc ba chân trang trí bằng vàng, còn nói ở nhà mình cái đồ quỷ này xếp thành mấy hàng trong tủ, nhiều quá hết chỗ để rồi.
Lâm Du nghi ngờ cậu chàng đang khoe của.
Lưu Thải Vân không tặng quà, nhưng mang theo tất cả bài vở cậu bị lỡ trong thời gian qua, cực kỳ có tâm.
Đến chưa bao lâu thì nhân viên cửa hàng mới tuyển chạy đến hỏi: "Ông chủ nhỏ, trưa nay có cần đặt cơm trưa cho em không?"
Thời gian gần đây Lâm Du ở suốt bên này, cơm trưa đặt luôn từ quán cơm đối diện.
Lâm Du nghe vậy thì đáp: "Hôm nay không cần đâu, em mời bạn ra ngoài ăn."
Trương Gia Duệ tò mò hỏi nhân viên: "Ông chủ nhỏ? Vậy ông chủ lớn của các anh là ai?"
"Không có, không có." Anh chàng xua tay liên tục, cười bảo: "Gọi ông chủ nhỏ nghe cho gần gũi ấy mà."
Dù sao thì Lâm Du cũng còn trẻ quá.
Đương nhiên nhân viên biết lai lịch của Lâm Du, xuất thân từ gia tộc khắc mộc họ Lâm của Kiến Kinh.
Ban đầu vốn cũng chỉ nghĩ là gia đình có tiền cho con cháu làm chơi để rèn luyện, bọn họ được thuê vào làm tạp vụ, chỉ nhìn mặt tiền, gọi ai là ông chủ cũng được.
Lúc đầu thật sự chẳng có mấy người thật lòng phục Lâm Du.
Nhưng suốt thời gian qua, từ trong ra ngoài, cả phương diện kỹ thuật lẫn quản lý Lâm Du đều thông thạo.
Mọi vấn đề một khi đã đến tay cậu thì khó mấy cũng sẽ có cách giải quyết, hơn nữa hoàn toàn không mảy may hốt hoảng.
Bất tri bất giác, mọi người gặp chuyện gì cũng tìm đến cậu như thói quen.
Trong thời gian đó cậu đề bạt vài người có năng lực trong cửa hàng lên làm quản lý, cứ liên tiếp từng bước như thế khiến cửa hàng được vận hành một cách trơn tru nhịp nhàng chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn.
Mọi người bắt đầu tin tưởng và nể phục cậu, nhưng lại ngại gọi cậu là ông chủ Lâm hay anh Lâm, cảm thấy gọi thế làm cậu già đi.
Cho nên mọi người thống nhất gọi cậu là ông chủ nhỏ.
Trương Gia Duệ đá lông nheo với Lâm Du, "Ông chủ nhỏ, xem ra hôm nay phải bào cậu một bữa rồi, mời bọn tớ ăn món thương hiệu của Tụ Đức Lâu đi? Rồi chiều mình...!đến quảng trường Hoàng Tâm xem đoàn xiếc mới đến biểu diễn, tối về quán sauna mới mở trên đường Hồi Lan tắm, sao hả? Kế hoạch rất được đúng không?"
Lâm Du liếc nhìn cậu chàng, "Cậu chắc chắn chưa?"
"Sao vậy? Hết tiền hả?" Trương Gia Duệ hỏi.
Lâm Du: "Bấy nhiêu tiền thì có, nhưng mà..." Lâm Du quay lại nói với Lưu Thải Vân: "Thằng này mới tí tuổi đầu đã lòi cái sa đọa trong xương cốt ra rồi.
Lần sau tới một mình thôi nhé, tớ mời cậu ăn ngon.
Sau này đừng có chơi chung với nó nữa."
"Lâm Du!" Trương Gia Duệ nhảy tới kẹp cổ cậu ngay tắp lự, nghiến răng nghiến lợi, "Rốt cuộc có phải anh em không?"
Lâm Du cười nghiêng ngả.
Lưu Thải Vân nhìn hai người giỡn mà đảo mắt: "Ấu trĩ vừa thôi các ông, nhanh nhanh nào, trễ nữa người ta đóng cửa đó."
Lâm Du giơ tay, "Rồi rồi, nói nghiêm túc, mời hai cậu ăn cơm xem xiếc không thành vấn đề, nhưng tối đi tắm thì không được."
"Tối mà cậu còn có việc hả?" Trương Gia Duệ thả cậu ra.
Lâm Du đứng thẳng lên chỉnh lại quần áo, giải thích: "Cậu đừng quên năm nay nhà tớ có thí sinh thi đại học.
Còn chưa tới ba tháng nữa, tớ phải giám thị tiếp sức chứ."
Trương Gia Duệ câm nín một lúc lâu, lát sau mới nói mà đầy câm nín nghẹn ngào: "Cậu nói cậu phải làm gì cơ? Tiếp sức? Tiếp sức cho ông anh cả Văn Chu Nghiêu như ông thần môn nào cũng nhất khối nhà cậu ấy hả?"
"Cậu có ý kiến?" Lâm Du liếc.
Trương Gia Duệ: "Tớ nào dám có ý kiến, cậu thì nên ngẫm lại xem mình có tỉnh táo không."
"Cậu không hiểu đâu." Lâm Du nói.
Trương Gia Duệ: "Vậy cậu nói sao cho tớ hiểu đi."
"Nói cậu cũng không hiểu."
Trương Gia Duệ: "..."
Thông thường thời gian Lâm Du xong việc vào buổi tối là khoảng mười giờ, hôm nay có bọn Trương Gia Duệ đến nên tám giờ là cậu tới nhà.
Văn Chu Nghiêu vẫn chưa về.
Lâm Du tự ôm vở bài tập vào phòng anh cậu.
Hai tiếng sau Văn Chu Nghiêu đẩy cửa bước vào, thấy cậu cũng chẳng lấy làm ngạc nhiên, chỉ để đồ trong tay xuống rồi hỏi: "Hôm nay không bận à?"
"Hôm nay không có việc gì mấy." Lâm Du nói: "Bọn Trương Gia Duệ đến, chiều nay em không có trong cửa hàng, nghĩ thôi hay về sớm cho rồi."
Văn Chu Nghiêu ừ một tiếng.
Anh vừa xăn tay áo vừa bước ra sau lưng Lâm Du, cúi xuống nhìn đề cậu đang làm.
Chỉ liếc nhìn qua là trực tiếp gõ ngón tay xuống câu cậu vừa làm xong, bảo: "Câu này tính sai rồi, tính lại đi."
"Em tính hai lần rồi mà vẫn sai à." Lâm Du liếc nhìn lên, nói: "Mấy cái đề này càng lúc càng khó, lên cao nữa chắc sẽ hơi vất vả."
Văn Chu Nghiêu: "Làm hết những trọng điểm và ví dụ anh đã khoanh cho em là không đáng lo mấy đâu."
Lâm Du nắm vào lưng ghế xoay người lại, cười hỏi Văn Chu Nghiêu: "Cái này có tính là kèm ngoài giờ không anh?"
"Tính." Văn Chu Nghiêu nhướng mày, "Sao vậy? Thấy áp lực trong lòng hả?"
"Không hề, em thanh thản vô cùng." Lâm Du nói.
Suốt thời gian qua, trên cơ sở bao nhiêu việc như thế mà Lâm Du vẫn giữ cho việc học tăng tiến đồng bộ được một phần lớn là nhờ cùng trải qua những tháng cuối cùng trước kỳ thi đại học cùng Văn Chu Nghiêu.
Không chỉ là thời gian kèm cho Lâm Du.
Cậu nói muốn học cùng cho đến hết kỳ thi đại học và vẫn luôn nghiêm túc thực hiện.
Không sót ngày nào.
Cậu không nói cho Trương Gia Duệ biết ý nghĩa là ggì.
Với người có thành tích như Văn Chu Nghiêu mà nói, bước ngoặc thi đại học không có gì khác với bất kỳ lần kiểm tra bình thường nào trước đây.
Nhưng trong bầu không khí căng thẳng tột độ, phụ huynh học sinh các nơi trăn trở lo lắng, nhờ vả đủ các mối quan hệ để học thêm, trời chưa sáng đã dậy đưa con đi học, nghĩ đủ mọi cách để con cái được ăn uống bổ dưỡng như hiện nay, người ta có gì thì anh cậu cũng phải có hết.
Lâm Du nói: "Hay là từ mai em nấu cơm cho anh?"
Tay Văn Chu Nghiêu khựng lại, nhìn cậu hỏi: "Anh của em nhìn giống bị liệt lắm hả?"
"Vậy sau này em đón anh đi học thêm về?"
Văn Chu Nghiêu chống tay vào lưng ghế, cúi xuống hỏi nhỏ: "Lao tâm khổ trí thế? Muốn làm bố anh hả?"
Lâm Du hé môi, ngậm lại, lại hé, dừng hình hai giây, "Dạ không dám, anh là bố em."
Chương 44
Lẽ dĩ nhiên Văn Chu Nghiêu không có hứng thú làm bố cậu.
May mà câu này không tới tai Lâm Bách Tòng, nếu không với cái miệng ăn nói bất chấp đó thể nào cũng lại bị mắng cho một trận, nói cậu không có lễ nghĩa tối thiểu.
Thời gian lẳng lặng vào tháng sáu.
Mùa hè Kiến Kinh năm nay cực kỳ nóng, cái nắng thiêu đốt làm người ta phải uể oải.
Khi đến mốc một ngày trước kì thi đại học, Lâm Du ngược lại như được giải thoát khỏi cảm giác căng thẳng bắt đầu từ tận mấy tháng trước, một hai lôi Văn Chu Nghiêu đến một khu thắng cảnh mới thành lập trong Kiến Kinh trước tết để ngắm sen.
Nói văn vẻ là để thả lỏng, trên thực tế là vì cậu ngứa mắt với chuyện Lâm Thước dẫn theo một đám học sinh cũng sắp phải thi đại học của Nhị Trung tới tìm Văn Chu Nghiêu "tập bơi khi nước đã tới cổ" quá.
Làm như cố học vẹt trong mấy ngày cuối cùng này là vào được Thanh Hoa Bắc Đại không bằng.
Tuần cuối cùng trước khi thi trong nhà không khi nào được yên tĩnh, gắn cho Văn Chu Nghiêu cái bảng đen là thành giáo sư được luôn.
"Chú mày làm vậy là hại cả đời người khác đó có biết không?" Lâm Thước không hài lòng với sự tự ý tự quyền của cậu, còn chạy vào phòng Lâm Du nói: "Giảng bài cho người khác cũng giúp tự củng cố lại trí nhớ của bản thân mà."
"Anh nghĩ anh ấy cần à?" Lâm Du hỏi ngược lại.
Lâm Thước nghẹn họng, rồi nói: "Bản thân anh cả còn chưa nói gì."
"Đương nhiên anh ấy sẽ không nói gì rồi." Lâm Du cầm bình nước quay lại chỉ vào Lâm Thước nói: "Anh đừng tưởng em không biết trong số những học sinh anh dẫn tới có mấy người con nhà quyền thế.
Bản thân anh muốn mượn gió bẻ măng không sao, nhưng phiền đến anh cả thì không xong với em đâu."
"Làm gì lại cáu kỉnh với anh vậy?" Lâm Thước cũng khó chịu, nói lẫy: "Em biết rồi thì anh cũng chẳng nói nhiều làm gì.
Nói thẳng ra anh kết giao với mấy đứa đó để làm gì chứ? Còn không phải vì sau này sẽ có lợi à.
Em tưởng anh làm vì bản thân anh hả, mà anh cả không từ chối thật ra cũng vì em thôi."
Lâm Du đặt chiếc bình xuống, "Em biết."
Cậu thuận tay cho bình nước vào ba lô đã chuẩn bị xong, khoác lên vai rồi nói với Lâm Thước: "Chứ không thì anh nghĩ tại sao em nhịn được bao nhiêu lâu nay.
Nhưng hôm nay là ngày cuối cùng rồi, anh tự mời đám người trong nhà về đi."
Lâm Thước cạn lời, "Em bảo anh phải mở miệng thế nào bây giờ?"
"Tùy anh." Lâm Du sải chân bước ra ngoài, tới cửa thì khựng lại, quay đầu nói: "Anh có thể nói là..."
Nửa tiếng sau, trên chiếc xe bus đi quanh nội thành, Lâm Du ngồi trên hàng ghế sau cùng.
Người ngồi cạnh cửa sổ kế bên cậu mặc sơ mi trắng đơn giản, tay áo xăn cao, gác trên tay vịn của ghế, trẻ trung tuấn tú quá nên làm không biết bao nhiêu ông bà để mắt ngắm nghía.
Lâm Du gác tay trên ba lô đặt trên đùi, cũng cảm thấy cảnh tượng này khá là kỳ dị.
Lâm Du nghiêng đầu nói nhỏ với người bên cạnh: "Em thề, em cũng không ngờ ngắm cảnh lại là hoạt động của hội lão niên."
Văn Chu Nghiêu chống một tay trên thái dương nhàn nhã nhìn cậu, lên tiếng: "Chuyện đó thì cũng không lạ gì lắm, nhưng so ra thì anh tò mò muốn biết ai đấy nghe được từ đâu tin anh bị trùm bao tải, hôm nay không tiện gặp khách hơn cơ?"
Lâm Du nghẹn lời, cảm giác như cổ cứng hơn vài phần.
Mấy giây sau cậu mới chầm chậm lên tiếng: "Cái đó phải trách Lâm Thước không biết ứng biến.
Em thuận miệng bịa đại cái cớ vậy để thoát khỏi đám người dai dẳng kia thôi.
Ai ngờ anh ấy truyền đạt lại y chang vậy thật đâu."
Văn Chu Nghiêu phì một tiếng, quay đầu đi nhắm mắt dưỡng thần.
Bà cụ mặc đồ hoa lá hẹ ngồi trước quay lại nhìn Lâm Du, tò mò hỏi cậu: "Bạn nhỏ, hai đứa cũng đến vườn Sương Tùng bơi hồ à?"
Lâm Du gật gật rồi nói: "Nghe nói hoa sen trong hồ đó nở rất đẹp nên bọn cháu muốn đến xem."
"Được được, rất tốt." Bà cụ rất tán thành, còn cười nói: "Thanh niên trẻ như hai đứa không còn nhiều đâu.
Như cháu gái bà ấy à, tới ngày nghỉ bảo đi dạo công viên với bà còn không chịu, bảo chán phèo."
"Chứ còn gì." Một bà cụ khác cũng tiếp lời: "Con gái chúng nó còn đỡ được phần nào.
Như đứa cháu của ông Lý cạnh nhà các bà ấy, cả ngày chỉ biết chơi mấy thứ máy móc gì đấy, các bà già rồi không hiểu.
Cả ngày chẳng khi nào thấy ở nhà, tuần trước chạy xe máy ra ngoài nghe nói rồi ngã gãy cả chân.
Cháu xem đi ngắm cảnh xem hoa có gì không tốt đâu nào?"
Bà cụ liếc mắt nhìn sang Văn Chu Nghiêu đang nhắm mắt, không biết nghĩ gì mà với tay qua đường đi vỗ vai Lâm Du rồi nói nhỏ: "Cháu này, cái cậu ngồi cạnh là gì của cháu đấy?"
Lâm Du không hiểu ý nên thật thà đáp: "Anh cháu ạ."
"Đẹp trai thật đấy, cao to vạm vỡ, người nhìn tử tế mà chín chắn." Bà cụ khen một thôi một hồi rồi đổi giọng hỏi luôn: "Có bạn gái chưa cháu?"
Nụ cười trên môi Lâm Du giật giật, thầm nghĩ sao ra ngoài chơi một chuyến cũng gặp được ông mai bà mối vậy?
Lâm Du lặng lẽ nghiêng người sang, cười nói với bà cụ: "Cảm ơn lòng tốt của bà, nhưng anh cháu sắp phải thi đại học rồi, không có thời gian cho chuyện đó đâu ạ."
"Ôi chao, thi đại học ấy hả?" Thái độ của bà cụ lập tức nghiêm trang hẳn lên: "Thế thì quan trọng lắm đấy nhé, phải thi cho tốt vào."
Bà cụ bắt chuyện đầu tiên hỏi: "Bà nhớ sắp thi ngay đây rồi mà, thời gian này sao còn ra ngoài đi lung tung thế?"
"Ở nhà ồn ào quá không tiện nghỉ ngơi." Lâm Du cười cười, "Cháu nghĩ đi ngắm cảnh thế này không phải hoạt động thể lực nhiều, đi một chuyến để thư giãn đầu óc cũng hay."
"Cái thằng bé này tinh ý thật." Bà cụ khen Lâm Du, còn trêu cậu: "Anh cháu chưa có bạn gái nhỉ, thế cháu thì sao?"
Một vị khác cũng gia nhập: "Đúng rồi, chẳng mấy khi gặp được hai anh em đều đẹp trai như thế này."
Lâm Du ong cả đầu, cảm giác dở khóc dở cười trong vòng vây địch, giận cũng không hay, cười đáp cũng không hợp lúc lắm.
Ngay khi ấy một cánh tay choàng tới kéo Lâm Du ngả sang bên một chút.
Lâm Du thuận thế nghiêng người, nghe thấy giọng nói khoan thai vang lên trên đỉnh đầu: "Các ông bà đừng cười, bé con nhà cháu hay xấu hổ lắm, lát nữa sợ còn không dám xuống xe ấy chứ."
Mấy bà cụ cao tuổi cùng cười.
Còn bảo mấy cậu trai trẻ hay mắc cỡ.
Lâm Du ngửa đầu nhìn Văn Chu Nghiêu.
Văn Chu Nghiêu cụp mắt nhìn cậu, cong môi, "Xấu hổ thật đấy à?"
"Đời nào?" Lâm Du nói: "Em hết biết nói gì thôi."
Sắc mặt Văn Chu Nghiêu vẫn bất biến, thong thả nói: "Thường ngày lanh mồm lanh miệng lắm mà? Thả cho em ở đây một mình chắc bị ăn tươi nuốt sống rồi ấy nhỉ?"
Lâm Du ngồi thẳng lại, liếc anh, "Một người không địch nổi ba quân, có biết không anh?"
Văn Chu Nghiêu vỗ trán cậu.
Khi bọn họ đến nơi vừa đúng giữa trưa, khu vườn rất rộng, năm mươi tệ vé vào cửa, vào trong có thể ngồi thuyền du ngoạn, phí tính riêng.
Lâm Du khoác ba lô đi trước, chưa được mấy bước đã thầm than thở mình tới sai chỗ rồi.
Thật sự quá đông.
Lâm Du nghẹn ngào mất một lúc, qua cửa được chừng hai mét thì dừng chân, quay đầu nhìn Văn Chu Nghiêu hỏi: "Hay đi về cho rồi?"
Văn Chu Nghiêu: "Đã tới nơi rồi, về làm gì?"
Lâm Du chỉ chỉ cảnh tượng chen chúc trước mặt, "Chen hết chỗ này em sợ mai anh không bước vào trường thi nổi."
"Đâu đến nỗi thế." Văn Chu Nghiêu mua nước lạnh đưa cậu cầm uống, nhìn đồng hồ rồi nói: "Tối đa còn một tiếng nữa là sẽ vắng người."
Ban đầu Lâm Du chưa hiểu lắm, hai người vào một căn chòi ngồi, quả nhiên không tới một tiếng sau đám đông bắt đầu thưa dần.
Vì tới thời điểm nắng gắt nhất ồi.
Một tới hai giờ trưa là lúc nắng độc nhất, Lâm Du vốn nghĩ chờ mặt trời lặn rồi đi đâu đó dạo một tí ăn uống xong sẽ dẹp đường về phủ.
Dù sao thì về rồi hai người đều có rất nhiều việc phải xử lý.
Rất hiếm khi được nhàn nhã thế này, dù không làm gì cũng thấy dễ chịu.
Kết quả Văn Chu Nghiêu lại cứ đi thuê thuyền giữa trời nắng chang chang như thế.
Hồ sen trong khu vườn này rất lớn.
Hiện tại cũng là mùa hoa sen đẹp nhất, bông e ấp hé mở, bông nở rộ tỏa sắc, dưới ánh nắng vàng quả thật là một khung cảnh nao lòng.
Nhưng Lâm Du cứ đứng đó nhìn mặt hồ không một bóng thuyền, hỏi: "Chèo thật hả anh?"
"Xuống đây." Văn Chu Nghiêu trực tiếp chìa tay ra với cậu.
Thế là Lâm Du lên thuyền.
Loại thuyền nhỏ hai người thuê không có mái, không lớn, còn phải tự chèo.
Vốn Lâm Du cứ nghĩ chắc chắn thuyền bọn họ sẽ quay tròn tại chỗ, kết quả cậu ngạc nhiên nhìn Văn Chu Nghiêu thuần thục chèo hai phát là đến giữa hồ, "Sao cả chèo thuyền anh cũng biết vậy?"
Văn Chu Nghiêu ngồi ở đầu thuyền bên kia đối diện với cậu, anh nghe vậy thì dừng lại, bẻ một đài sen ném tới cạnh chân cậu, thuận miệng đáp: "Không khó, lát nữa em có thể tự thử xem."
Lâm Du nhặt chiếc đài sen lên bẻ ra lấy hạt rồi bắt đầu ngồi bóc.
Lớp lớp lá sen phủ kín mặt nước, có chiếc cao lên đến nửa thân người, người nấp trong đó ngược lại không thấy nóng bức như khi phơi mình dưới nắng.
Ngọn gió nhẹ khẽ vuốt nhẹ bên tai, tiếng rẽ nước rào rạt đều đặn vọng lại.
Lâm Du dần thôi chú ý đến cảnh ồn ã trên bờ cùng sự oi bức của thời tiết mà dần chìm vào chút tĩnh lặng hiếm thấy giữa mặt nước bầu trời.
Khi Văn Chu Nghiêu dừng lại, Lâm Du cũng vừa lột xong hết hạt sen trong tay.
Lúc này hai người đã cách bờ một quãng khá xa.
Lâm Du phóng tầm mắt nhìn quanh, nhận ra nơi bọn họ neo lại là một vị trí rất đẹp, hoa nở rộ, lá lớp lớp, một góc ngắm cảnh rất lý tưởng.
Lâm Du cẩn thận bò sang chỗ Văn Chu Nghiêu, xòe chỗ hạt sen đã bóc vỏ trong tay ra với anh.
Văn Chu Nghiêu bốc một hạt đút luôn vào miệng cậu,
Lâm Du nhai nhai rồi nhíu mày, "Đắng."
"Chưa rút tim ra đương nhiên phải đắng rồi." Văn Chu Nghiêu lấy một hạt khác bẻ đôi lấy tim xanh ra rồi mới đút cho cậu, "Hạt sen thanh nhiệt giải độc, kén chọn quá đấy, đắng mấy đâu chứ?"
Lâm Du lười cãi với anh, thuận miệng đáp: "Không ăn đâu."
Văn Chu Nghiêu liếc cậu, nhưng những hạt sau đó đều được rút tim trước.
Lâm Du chống tay sau lưng, híp mắt cảm nhận gió thổi qua gò má, hơi mơ màng buồn ngủ.
"Anh có muốn ngủ trưa không?" Lâm Du hỏi Văn Chu Nghiêu.
Văn Chu Nghiêu đưa tay xua nhẹ sau lưng Lâm Du, bảo: "Đừng có ngủ ở đây, muỗi đấy, lát nữa dậy mặt toàn dấu muỗi chích."
Làm Lâm Du bỗng chốc thấy như cả mặt lẫn cổ đều ngứa ran lên.
"Anh giỏi phá hỏng bầu không khí thật đấy." Lâm Du nói.
Văn Chu Nghiêu lấy nước Lâm Du mang theo trong ba lô ra, vui miệng hỏi lại: "Bầu không khí gì?"
Lâm Du ngơ người hai giây rồi thừa nhận, "Thôi được rồi, đúng là không có không khí gì, chẳng thấy thanh thiếu niên nào, toàn các ông già bà cả tán chuyện thôi."
Lâm Du nói rồi bỗng thấp thoáng nghe thấy tiếng cười vọng đến từ sau lưng, có nam có nữ, còn khá trẻ.
Cậu thầm nghĩ đúng là nhắc Tào Tháo Tào Tháo tới.
Nhưng cậu còn chưa kịp quay lại thì động tác vặn chai nước của Văn Chu Nghiêu đột nhiên khựng lại rồi anh đưa tay che cạnh khóe mắt cậu.
Sau đó xoay tay lại bịt mắt cậu luôn.
"Sao vậy anh?" Lâm Du ngồi yên hỏi.
Cậu cảm nhận được dường như Văn Chu Nghiêu tiến tới gần hơn, giọng anh vang lên ngay bên tai.
Là tiếng cười khẽ: "Cấm trẻ con, nhìn thấy sẽ mọc lẹo đó."
Lâm Du ngẫm nghĩ rồi nói: "Nhưng anh cũng nhìn rồi mà?"
Sao mà bất công quá vậy.
Chương 45
Đôi tình nhân trẻ âu yếm trong sắc hoa sen bị ngắt ngang tự sợ tới cuống cuồng bỏ chạy mất dạng.
Lâm Du không được xem cảnh người lớn mà cười suýt lật cả thuyền.
Một chuyến đi chơi hồ bình thường giữa hè lại trở thành ký ức sâu sắc nhất trong cậu, cũng là những ngày tháng bình yên nhất bên Văn Chu Nghiêu trong một năm này khi hồi tưởng lại.
Hai ngày thi đại học trôi qua nhanh lạ thường, cứ như mới chớp mắt Văn Chu Nghiêu đã tốt nghiệp rồi.
Lâm Du đặc biệt dành thời gian tới cổng trường đón anh.
Phụ huynh đứng chờ con em đứng chen chúc kín trên đường.
Lâm Du mặc chiếc áo bông trắng tựa cạnh một cây ngân hạnh, ngẩn người nghe tiếng xì xào bên tai.
Bỗng cảm thấy hình như mình đang mang tâm trạng của phụ huynh thật.
Ký ức về thiếu niên lấm lem xuất hiện trước cửa nhà họ Lâm vào đêm khuya hôm ấy hãy như mới hôm qua.
Chớp mắt, bọn họ đã đi qua bao nhiêu năm tháng.
Mấy phụ huynh đứng cạnh đang thảo luận sau đó con mình sẽ vào đại học nào, các trường nổi tiếng toàn quốc thì rất nhiều, nhưng có tiếng nhất thì chỉ quanh đi quẩn lại bấy nhiêu trường.
Văn Chu Nghiêu muốn đi đâu học, Lâm Du chưa từng hỏi.
Bà cụ cũng không hỏi, Lâm Bách Tòng và Dương Hoài Ngọc cũng không hỏi.
Vì người trong nhà luôn có sự hiểu ngầm ấy, đều biết lần này anh cậu đã trưởng thành thật rồi.
Đột nhiên có người vỗ vai cậu, "Tiểu Du? Là cháu thật này."
Lâm Du quay đầu, không hề bất ngờ, cậu gật đầu chào hỏi: "Chú Thiên Hướng."
"Trời nắng nóng thế cháu ra làm gì?" Sở Thiên Hướng cầm tờ báo quạt lên mặt cho cậu, "Chú nghe nói cửa hàng Ý Linh Lung của cháu đang phát đạt lắm, có thời gian chạy tới đây chờ anh cháu à?"
"Đương nhiên phải đến chứ." Lâm Du vặn chai nước lạnh đang nhỏ nước ra uống vài hớp, liếc sang hai chiếc xe con đen kiểu phổ thông đang đậu bên đường cách đó không xa, cười nói: "Cháu mà không đến, lỡ chú bắt anh cháu đi mất rồi cháu không được gặp mặt anh ấy thì sao."
"Làm gì có chuyện đó." Hôm nay Sở Thiên Hướng mặc quần tây áo sơ mi, cài nút kín như bưng, chú bảo: "Bảo đảm hoàn trả nguyên vẹn cho cháu."
"Đi ngay hôm nay ạ?" Lâm Du vặn nắp chai, hỏi rất bình tĩnh.
Sở Thiên Hướng gật đầu, nhìn cậu với hai phần dè dặt, hỏi: "Chu Nghiêu không nói với cháu hả?"
Lâm Du gật đầu, "Có nói, bảo thi đại học xong phải đến Tây Xuyên một chuyến."
Sở Thiên Hướng thở phào nhẹ nhõm quá lộ liễu rồi.
Dù sao chú vẫn chưa quên được lần đầu tiên chính thức gặp Lâm Du rồi bị cậu gắt gỏng vì Văn Chu Nghiêu.
Cái cậu Chu Nghiêu ấy mà không báo trước thì thậm chí chú sẽ băn khoăn không biết hôm nay có lên đường được không.
Sở Thiên Hướng nói: "Phía Tây Xuyên đã chờ lâu lắm rồi, vốn dĩ đã nhắc chuyện này từ hơn một năm trước, nhưng anh cháu mãi không đồng ý."
"Cháu biết." Lâm Du nói.
Cả người Sở Thiên Hướng đều là lạ, bản thân chú cũng chẳng biết tại sao nữa.
Lâm Du không la không cản, tự chú lại có cảm giác áy náy trong lòng.
Phía Tây Xuyên cũng không hề đưa tin muốn Văn Chu Nghiêu thoát ly nhà họ Lâm, chỉ về nhận mặt người bên đó thôi.
Nhưng hành vi đưa người đi này vẫn giống róc sống anh ra khỏi một người khác.
Sở Thiên Hướng bị ảo giác của mình làm hết hồn, thầm nghĩ kỳ quái thật chứ.
Cuối cùng phải tự thuyết phục bản thân là chắc tại từ nhỏ đã sống cùng nhau, tình cảm dĩ nhiên phải sâu đậm hơn bình thường.
Cuối cùng tiếng chuông trường cũng vang lên, tiếng đám đông bỗng chốc lớn hẳn.
Rồi học sinh ùa ra khỏi trường như ong vỡ tổ, có người kích động hét thật to, có người vứt sách, có người làm không tốt đang im lặng, cũng có người vừa qua cổng trường đã khóc rống lên.
Đây là lần đầu tiên Lâm Du được trải nghiệm bầu không khí này suốt hai kiếp, kiếp trước lúc xuôi nam cậu vẫn chưa tới tuổi thi đại học mà.
Một lúc sau, mắt Lâm Du bắt được ngay bóng Văn Chu Nghiêu trong đám đông.
Anh rất cao, thậm chí trông khá giống hạc giữa bầy gà.
Có lẽ do anh luôn ngồi vững vàng ở hạng đầu quanh năm, thi xong có cả đoàn người vây quanh, chắc là muốn hỏi đáp án chính xác rồi tự tính điểm của bản thân.
Lâm Du nhìn anh bước ra ngoài, vừa đi vừa nói chuyện với người bên cạnh.
Như một dạng cảm ứng, trong một thời khắc nào đó, Văn Chu Nghiêu ngẩng đầu nhìn sang bên này.
Rồi anh nói gì đó với bạn bè, sau đó sải chân bước thẳng về phía cậu.
"Anh!" Lâm Du vẫy tay với anh từ bên kia đường.
Văn Chu Nghiêu băng qua đường, tới trước mặt Lâm Du, đưa tay vuốt lọn tóc đẫm mồ hôi trên trán cậu, nhíu mày: "Chờ lâu lắm rồi à?"
"Không có." Lâm Du nói: "Em canh giờ đến mà, mới chờ không tới nửa tiếng."
Văn Chu Nghiêu vuốt đuôi tóc ngắn sau cổ cậu rồi luồn tay vuốt thẳng xuống lưng cậu, sắc mặt tệ đi thấy rõ: "Mồ hôi ướt đến thế này rồi, đi bộ đến à?"
"Dạ." Lâm Du nhích nhích lưng có vẻ mất tự nhiên, rồi cậu nói: "Trước đó em chạy tới khu bán vật liệu xây dựng, thấy tới giờ rồi nên đi đường vòng sang đây luôn."
Văn Chu Nghiêu liếc cậu, bước thẳng đến cửa hàng bên đường mua vội một chiếc khăn lông.
Anh đánh tiếng với Sở Thiên Hướng trước rồi kéo cậu vào chiếc xe đậu phía sau trong hai chiếc cách đó không xa.
Sở Thiên Hướng ngồi vào ghế phó lái, Lâm Du và Văn Chu Nghiêu ngồi sau.
Tài xế hỏi: "Anh Sở, giờ đi đâu?"
Sở Thiên Hướng ngoái đầu hỏi Văn Chu Nghiêu: "Chu Nghiêu, đi đâu?"
"Về nhà trước đã." Văn Chu Nghiêu nói.
Lâm Du giữ bàn tay Văn Chu Nghiêu đang định kéo áo mình lên lại rồi nói với Sở Thiên Hướng: "Không cần đâu, thế lại phải vòng một đoạn xa, cứ thả cháu lại cửa hàng là được.
Dù sao cháu cũng còn việc phải làm."
Sở Thiên Hướng nhìn Văn Chu Nghiêu, anh chần chừ vài giây rồi gật đầu.
Xe chầm chậm rời khỏi khúc đường đông đúc nhất trước cổng trường, Văn Chu Nghiêu ra hiệu cho Lâm Du vén áo lên.
"Không lót đâu." Lâm Du phản kháng, "Em đâu còn là con nít nữa."
Văn Chu Nghiêu liếc cậu một phát, trực tiếp ra tay đè lưng Lâm Du xuống để cậu nằm sấp trên đùi mình rồi vén áo cậu lên tận vai.
Lâm Du chống tay vào đầu gối anh muốn bò dậy, thật sự cạn lời, "Có người kìa, anh định lột đồ em làm chuyện lưu manh đấy à."
"Im mồm, đừng có giãy." Văn Chu Nghiêu lại nhấn cậu xuống.
Lâm Du nghe thấy tiếng cười của Sở Thiên Hướng và tài xế phía trước, cậu trợn trắng mắt lên, dứt khoát nằm yên bất động.
Văn Chu Nghiêu giũ khăn ra xếp ngay ngắn rồi vuốt phẳng, lót vào sống lưng Lâm Du, sau đó mới nói: "Anh đã nói với em từ sớm rồi, em có thể chạy ra ngoài giữa trời nắng gắt, nhưng không được để ướt mồ hôi mà không chuẩn bị đồ khô để thay, bây giờ trong xe lạnh." Nói rồi anh đá nhẹ vào chai nước lạnh Lâm Du cầm chống xuống cạnh chân mình, bảo: "Em còn uống nước lạnh như thế này nữa."
"Lèm bèm hoài." Lâm Du ngồi dậy bảo vậy.
Văn Chu Nghiêu vỗ vào lưng cậu.
Rồi trong xe dần yên lặng.
Sự im lặng như sự ăn ý hai người đều hiểu trong lòng, Lâm Du không hỏi anh thi thế nào, không hỏi anh định ở lại Tây Xuyên mấy ngày, cũng không hỏi anh khi nào thì về.
Văn Chu Nghiêu cũng không chủ động lên tiếng nói rõ.
Khi xe dừng trước cửa tiệm, Lâm Du nhìn qua cửa xe cũng thấy nhân viên đang ngóng dài cổ nhìn sang bên này.
Dù sao cũng rầm rộ quá mà, hai chiếc xe lần lượt chắn hết mặt tiền cửa hàng.
Vị trí của cửa hàng này nằm trên một con đường lâu năm, lợi thế địa lý rất ưu việt.
Tấm biển Ý Linh Lung trước cửa là chữ chính tay Lâm Đức An viết, rồi Lâm Du tự tay chọn vật liệu để làm thành.
Lúc Lâm Du mở cửa, nhân viên trong cửa hàng cũng đang bước ra, thấy cậu thì rất ngạc nhiên, "Ông chủ nhỏ? Cậu sang chỗ bán vật liệu xây dựng rồi mà?"
"Chiều nay buôn bán thế nào?" Lâm Du hỏi.
Nhân viên đáp: "Cũng tạm."
Rồi cậu ta thấy Văn Chu Nghiêu xuống xe từ cửa bên kia.
Đương nhiên người trong cửa hàng đều biết Văn Chu Nghiêu, ai mà không biết anh cả nhà họ Lâm chứ.
Tuy anh không quản lý sự vụ nhưng cũng xử lý không ít chuyện từ lớn đến nhỏ trong cửa hàng.
Nhiều lúc anh em Lâm Thước Lâm Hạo gặp vấn đề nan giải đều phải đi tìm anh.
Lâm Du thong thả bước lên, cậu nhân viên đi cạnh cậu, quay đầu nhìn Văn Chu Nghiêu đứng tại chỗ tựa vào cửa xe, hỏi Lâm Du: "Ông chủ nhỏ, anh cậu không vào à?"
"Anh ấy có việc." Lâm Du đáp, "Mọi người cứ làm chuyện của mình đi."
Lâm Du nhanh chóng vào trong lấy một chiếc ba lô ra rồi bước lại cạnh xe, vòng sang chỗ Văn Chu Nghiêu.
Cậu đưa ba lô cho anh, Văn Chu Nghiêu đưa tay nhận, cụp mắt nhìn cậu, "Cái gì đây?"
"À có mấy bộ đồ của anh, nhưng chủ yếu là quà cho nhà ông nội anh." Lâm Du nói: "Có thứ em chọn, cũng có đồ bố mẹ em chuẩn bị.
Lần đầu tiên anh về đâu thể đi tay không được đúng không? Toàn đồ tiện tay trưng trong cửa hàng, giờ để anh mang đi vừa hay."
Văn Chu Nghiêu im lặng một chốc.
Lâm Du bật cười, "Cảm động hả?"
Văn Chu Nghiêu xoa đầu cậu.
Lâm Du trề môi: "Thôi vậy, trước giờ anh chẳng khi nào nói mấy chuyện này với em, bố mẹ còn biết rõ hơn em.
Nói chung...!Gửi lời hỏi thăm giúp em nhé."
Vì có họ Văn, có bấy nhiêu trời xui đất khiến, có bằng đó trùng hợp.
Nên người anh sinh ra ở Tây Xuyên của cậu mới đến Kiến Kinh, sống cạnh cậu bao năm nay.
Văn Chu Nghiêu: "Được rồi vào trong đi, đừng về muộn quá, anh đã dặn Lâm Thước rồi, tối muộn mà em vẫn chưa về anh sẽ hay tin đó."
"Còn để tai mắt lại nữa." Lâm Du nói, "Lâm Thước lại còn ăn no rửng mỡ đồng ý với anh."
"Đừng sinh sự, đừng ra mặt, đừng quá vất vả." Văn Chu Nghiêu búng nhẹ thùy tai cậu, "Anh đi nhé."
Lâm Du ưm một tiếng.
Văn Chu Nghiêu mở cửa, nghiêng người lên xe.
"Anh." Đột nhiên Lâm Du gọi anh lại.
Văn Chu Nghiêu quay đầu.
Lâm Du cười cười, "Thuận buồm xuôi gió."
Đời người vốn là như thế, Lâm Du đã sống hai kiếp càng hiểu đạo lý này, gặp gỡ rồi chia xa vốn là chuyện thường của nhân gian.
Cả hai đều đang trưởng thành, ai cũng là con đường của mình để đi.
Một tuần sau Văn Chu Nghiêu chưa về, hai tuần sau anh vẫn chưa về.
Lâm Du thường nhận được đồ anh gửi về, cả hai cũng nắm được tình hình hiện tại của đối phương.
Tin Văn Chu Nghiêu lấy được hạng nhất toàn thành không có gì đáng ngạc nhiên, còn do cậu gọi điện báo anh biết.
Trong những ngày cuối cùng của kì nghỉ hè Văn Chu Nghiêu đã về Kiến Kinh một chuyến.
Để dời mộ cho bố mẹ anh.
Lúc ấy trời mưa mấy hôm liên tục, khi anh cầm dù xuất hiện trước cửa nhà, Lâm Du bỗng thấy như anh đã rời nhà đi lâu thật lâu, lâu đến độ cậu nhìn anh mà thấy được đường xương hàm rõ ràng sắc nét hơn hẳn ngày anh đi.
Đây là sự biến hóa không thể hình thành khi anh ở Kiến Kinh dù là sau bao nhiêu năm.
Hoàn toàn khác với thái độ im bặt mười năm trước, lần này người nhà họ Văn đến rất đông, đông đến độ Lâm Du không nhận ra một ai.
Ông cụ nhà họ Văn, cũng là ông nội Văn Chu Nghiêu cũng đến.
Dẫn theo con cháu của mình đến chỗ bà cụ dập đầu.
Bà cụ rất bình tĩnh, dù sao cũng là người đã dạn dày sương gió, chỉ nhìn Văn Chu Nghiêu cảm thán: "Thằng bé này lớn lên cũng không dễ dàng gì, bây giờ tốt rồi.
Bố mẹ nó cũng là người tốt, đi hơi sớm, nhưng bây giờ lá rụng về cội, âu cũng là chuyện tốt."
Ông cụ Văn nhắc đến đứa con trai mất sớm cũng đầy tang thương.
Ông làm người đầu bạc phải tiễn kẻ tóc xanh, lại phải che chở cho cả đại gia tộc ở Tây Xuyên, ông nhìn thấu tất cả.
Sự nuối tiếc và yêu thương từ tận đáy lòng dành cho Văn Chu Nghiêu không lừa được người khác.
Cuối cùng ông nói ngay trước mặt bà cụ, Lâm Bách Tòng và Dương Hoài Ngọc: "Tôi biết Chu Nghiêu lớn lên trong nhà họ Lâm, đời này nó sẽ luôn là con cháu nhà họ Lâm.
Nhà họ Lâm có ơn lớn với nhà họ Văn chúng tôi.
Nhưng rốt cuộc tôi vẫn phải ích kỷ.
Khi Viễn Sơn còn sống, tôi đưa nó đến Kiến Kinh, bố con nhiều năm chẳng được gặp mặt.
Hôm nay đến đời của cháu, lòng muốn đền bù mà chẳng chống nổi thế sự khó lường, rốt cuộc vẫn bỏ lỡ nhiều năm như vậy.
Ngay hôm nay tôi đành phải mặt dày tìm đến đây, thỉnh cầu gia đình thành toàn cho tâm nguyện của ông già này."
Nhà họ Văn làm việc khéo léo chu toàn, bà cụ rất hài lòng.
Dù sao tuy hai nhà chưa từng gặp mặt, nhưng vẫn giữ liên lạc, có nhận lại cháu không cũng chẳng cần phân định quá rạch ròi.
Từ đầu đến cuối Văn Chu Nghiêu luôn họ Văn.
Lâm Bách Tòng và Dương Hoài Ngọc xem anh như con ruột, là tình nghĩa đời cha chú, là vì hai người vốn thích Văn Chu Nghiêu.
Ông cụ cả nhà già trẻ lớn bé đến đây một chuyến, là lễ nghĩa, là sự cảm kích từ tận đáy lòng ông.
Nhà họ Văn bén rễ ở Tây Xuyên lâu năm, với tương lai của Văn Chu Nghiêu nhà họ Lâm chỉ kiến nghị chứ chưa bao giờ can thiệp.
Nhưng Lâm Du biết, đến như hôm nay, nếu tự anh cậu không gật đầu thì cả nhà họ Văn cũng không làm được gì.
Tối hôm ấy, Lâm Du ngồi khoanh chân trên giường anh cậu như khi còn nhỏ.
"Xác định trường chưa anh?" Lâm Du hỏi.
Văn Chu Nghiêu gật đầu, tay cầm cây bút máy không biết Lâm Du lôi từ đâu ra, hình như có từ rất lâu trước đây rồi, hình như là phần thưởng trong hội diễn văn nghệ nào đó của Lâm Du hồi lớp bốn.
Văn Chu Nghiêu: "Đại học K, rìa bắc Cừ Châu."
"Xa vậy sao." Lâm Du ngẫm nghĩ một lúc lâu rồi chỉ cảm thán một câu như thế, "Khoa Quốc phòng của đại học K đứng đầu cả nước, nổi tiếng kỷ luật thép, chắc cả năm cũng không nhận được bao nhiêu tin tức của anh."
"Đến kỳ nghỉ sẽ về." Văn Chu Nghiêu nói.
Lâm Du gật đầu ừm một tiếng.
Lâm Du tự lục lọi trí nhớ của bản thân, nhưng thật sự không nhớ ra kiếp trước Văn Chu Nghiêu đã vào trường nào.
Nhưng dù ở đâu thì ít nhất thời điểm này anh chưa quay lại nhà họ Văn, chưa dời mộ cho bố mẹ, chưa có nền tảng được hai gia đình chống lưng, chưa có chốn về để quay đầu là có thể nghỉ chân.
Con đường anh đi vẫn thế, nhưng lại rất khác.
Lâm Du vui thay cho anh.
Ngày Văn Chu Nghiêu xách hành lý rời Kiến Kinh, cũng xem như rời Tây Xuyên, Lâm Du không tiễn anh.
Vì cậu phải đi công tác đột xuất, đến thành phố lân cận bàn bạc một đơn hàng.
Văn Chu Nghiêu trưởng thành sớm, Lâm Du vốn đã là người thành niên.
Cả hai đều đang tiến tới, đến một độ tuổi và giai đoạn nhất định, đều không xem việc luôn ở cạnh nhau mỗi giờ mỗi phút là tất nhiên.
Cả bà cụ cũng nói: "Anh cháu vừa đi là bé ngoan nhà mình cứ như lớn hẳn lên."
Lâm Du nhõng nhẽo với bà: "Đương nhiên rồi bà, đâu còn nhỏ nhít gì nữa, phải thôi cái tính trẻ con đi chứ ạ."
Tính trẻ con mang cất đi, nhớ nhung đem giấu vào lòng.
Đặt nhau làm ràng buộc, rồi quay đầu tự lao đi trên con đường của riêng mình.
Đây mới là sự tất nhiên, cũng là cái giá của trưởng thành.
Sự thông minh nhạy bén.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook