Người Nối Nghiệp Chân Chính
-
Chương 12
NGƯỜI NỐI NGHIỆP CHÂN CHÍNH (P12)
Tác giả: Hà Phong Xuy
Thước Châu nằm ở đoạn trung nam tỉnh A, sát với tỉnh lị là thành phố Đông Hưng, thông khắp bốn hướng, hội tụ nhân văn, mấy năm nay xu hướng kinh tế phát triển mạnh mẽ, được khen là “Tiểu Giang Âm”[1].
Xã Liên Hoa là mụn vá ngứa mắt trên mảnh gấm thêu này. Ra khỏi Thước Châu đi về phía đông 80 km là vào đến dãy núi sâu trập trùng, tình hình đường sá cũng như dân cư ven đường đều khác hẳn. Đường bê-tông lâu ngày không tu sửa lồi lõm gập ghềnh. Nhà cửa bên đường thấp bé tuềnh toàng nom giống đám bệnh nhân hủi không được chữa trị, nằm lúp xúp lụp xụp ở giữa khe núi dựng đứng, làm hoen ố cảnh non xanh nước biếc.
“Nơi này vị trí quá hẻo lánh, giao thông lại không tiện, thuộc vùng không ai quản lý, mấy năm trước mới gom về Thước Châu. Chính quyền vẫn luôn không tìm được phương hướng phát triển, chính sách giảm nghèo không triển khai được, các xã thị trấn xung quanh chất lượng đời sống đều dần được nâng cao, chỉ có chỗ chúng tôi là tình cảnh vẫn như cũ.”
Tiến vào địa phận xã Liên Hoa, Diệp Như Vy bắt đầu giới thiệu tình hình hai bên đường cho Soái Ninh. Vì con đường lầy lội, chiếc Land Rover rung lắc như thú nhún, người trong xe bị quăng quật giống nông dân già cưỡi máy kéo, mông không ngừng va va đập đập vào đệm ghế.
Thôi Minh Trí ngồi ghế trước cạnh lái xe, thỉnh thoảng nhìn lén bạn gái cũ đang ngồi ghế sau qua gương chiếu hậu. Diệp Như Vy chắc cũng nhận ra, càng chăm chú vào nhiệm vụ giảng giải hòng né tránh sự chú ý của hắn.
Hắn thấy cực kỳ khó đỡ, đã chia tay còn giống con rận bám lấy, không phải trêu ngươi người ta hay sao?
Khổ cái đôi mắt cùng trái tim đều như con mèo đói, theo bản năng mà đuổi theo Diệp Như Vy, cảm giác không thể cầm lòng vậy ra cũng trí mạng.
Đến xã Liên Hoa, Soái Ninh hạ lệnh vào núi thăm dò.
Đường núi còn khó đi gấp mười lần quốc lộ, hầu như chỉ là đường đất đầy vết bánh xe bò cùng những lối đi hẹp um tùm cỏ. Hơi nước bảng lảng, bùn đất ứ đọng, bước tới chỗ nào cũng như lọt xuống đầm lầy, nửa ngày không rút chân lên được.
Soái Ninh chưa từng đi qua con đường nào xấu như vậy, cũng không thèm đi, gọi một cái cáng tre tới, ngồi ở trên vênh váo sai phái. Bên cạnh cáng, người dẫn đường địa phương cùng đám tuỳ tùng giương ô xách túi, mười mấy người kéo đi ùn ùn, ra dáng quan lại hết sảy.
Thôi Minh Trí cắp cặp đi ở cuối đoàn, đôi chân đã sớm biến thành hai củ củ cải bọc đầy bùn, mỗi bước giống như kéo theo xiềng xích. Nửa năm nay công việc cuộc sống riêng đều chịu áp lực lớn, hắn không rảnh luyện tập, thể lực rõ ràng giảm sút, leo đường núi dốc chênh vênh nửa tiếng đã sinh ra phản ứng thiếu oxy. Hắn xót ruột Diệp Như Vy đang đi bên cạnh, không nhịn được hạ giọng, nói: “Hay anh gọi thêm cái cáng tre nữa cho em ngồi.”
Tình trạng của Diệp Như Vy so với hắn vẫn ổn, cô cười lắc đầu: “Không cần đâu, đường này em đi quen rồi. Anh ngồi đi.”
“Anh sao dám ngồi chứ, Ninh tổng gọi anh bất cứ lúc nào ấy.”
Hắn chưa cười khổ xong đã nghe Soái Ninh gọi ở đằng trước, hộc tốc chạy lên đưa bản vẽ cô ta cần.
Có thể vì khiếp sợ điều kiện ác liệt ở nơi đây, Soái Ninh hỏi hắn trong lúc lật xem bản sơ đồ quy hoạch: “Chỗ này đúng là không khác rừng rậm nguyên thuỷ mấy tí nhỉ, anh Hai nghe ai giới thiệu mà tìm đến?”
“Năm ngoái có phượt thủ nước ngoài viết bài du ký về xã Liên Hoa đăng trên Instagram, Minh tổng đọc xong cảm thấy phong cảnh ở đây thật đẹp, tự đến thăm dò xem xét xong thì quyết định duyệt dự án.”
Thôi Minh Trí cho rằng Soái Ninh chê điều kiện địa lý bất lợi, đã nảy sinh cảm giác hối hận, âm thầm oán trách cô ta lúc trước chọn ẩu. Ai ngờ Soái Ninh cẩn thận so sánh cảnh thật với bản vẽ phác thảo ban đầu xong, cười hơ hơ nói: “Anh Hai không thích gì, chỉ thích leo núi, chọn chỗ núi sâu rừng già mở dự án, tôi coi bộ ảnh muốn làm Từ Hà Khách[2] ấy chứ. Phải cái ý tưởng phương án này quê quá, tôi phải thay ảnh chỉnh cho chuẩn mới được.”
Cô ta nhắc đến người anh đã khuất mà không lộ nửa phần buồn đau thương tiếc, còn loáng thoáng lộ ra vẻ châm chọc, đủ thấy tình cảm anh em nhạt nhẽo.
Thôi Minh Trí trước kia cũng không nghe Soái Minh nhắc đến cô em gái này bao giờ, nghĩ thấy cũng lạ. Đám con cái nhà giàu này mới tí tuổi đã trời nam đất bắc ở chung thì ít xa cách thì nhiều, còn đeo trên lưng nguy cơ tranh giành quyền lợi, tình cảm tốt đẹp vào đâu được?
Trước kia Diệp tổng thường ganh đua với Minh tổng, xong rồi chủ tịch đem mảng tài chính giao cho anh ta, coi như chia gia sản trước, hai anh em mới êm thấm không có chuyện. Nhưng mà Ninh tổng là con gái, theo tập tục vùng Triều Sán quê họ, tập đoàn Quan Vũ không đến lượt cô ta thừa hưởng, lẽ ra hẳn phải sống hoà thuận với các anh, anh nào cũng phải lấy lòng thì sau này mới dễ sống. Tình cảm nhạt nhẽo chứng tỏ cô cũng chẳng để bụng chuyện giữ gìn quan hệ, cũng cho thấy cô ta xử sự đáng ghét, các anh cũng chẳng ưa.
Thôi Minh Trí bây giờ ham thích sưu tầm các chứng cứ về phẩm chất hư hỏng của Soái Ninh, mượn cái này để giảm bớt cảm giác tức nghẹn vì bị cô ta nô dịch.
Xem qua ba điểm mấu chốt của công trình, Soái Ninh gọi Diệp Như Vy lại, hỏi cô trong núi này có chùa hay đạo quán gì không.
Diệp Như Vy nói xưa kia phía sau thôn Liên Mễ nhà cô có toà miếu nhỏ, nghe nói là do một vị sư tha phương thời nhà Thanh dựng nên, sau giải phóng đã bỏ hoang.
Soái Ninh quyết định đi xem di tích.
Đường núi dẫn lên thôn Liên Mễ quanh co, cô ta ngồi trên cáng tre không hao sức, chỉ khổ những người liên quan đi theo.
Chân Thôi Minh Trí đầu tiên cứng đơ như thanh sắt, rồi lại như bị đổ đầy chì lỏng, mắt cá gót chân đều trầy da, ngón chân cũng đau đến nóng rát vì ngâm trong nước bùn, đến nơi thì nửa người dưới cũng toét như bùn, ngồi xuống là coi như không đứng lên được. Ngó sang con mẹ sếp vẫn sạch sẽ khoẻ khoắn, thật hận không thể hộc máu luôn vào mặt thị.
Toà miếu kia sớm đã thành phế tích, gạch gỗ đã bị nhặt nhạnh sạch, chỉ còn lại mấy chỗ kê chân cột.
Soái Ninh cưỡi trên cáng tre đi quan sát một vòng, sai Diệp Như Vy dẫn hai người tới dùng thước dây đo đạc khu đất, ghi lại mấy chỗ cao thấp dài rộng.
Thôi Minh Trí đoán cô ta định trùng tu ngôi miếu này, còn đang nghĩ xem mục đích làm vậy làm gì thì đã nghe cô ta hỏi: “Trợ lý Thôi, anh bảo miếu này thờ ai?
Hắn vội dùng giọng nói hồ hởi khác hẳn với cảm xúc trong lòng trả lời: “Miếu này do hoà thượng dựng nên, trước kia đại khái thờ vị Bồ Tát nào đấy ạ.”
Soái Ninh lại hỏi: “Bồ Tát chức vụ có ngang Thần Tài không?”
Thấy cô ta suy tư gì đó, Thôi Minh Trí cẩn thận phổ biến kiến thức: “Phật giáo chú trọng thanh tâm quả dục, không nghe nói có vị nào cai quản về tiền tài.”
Soái Ninh hơ hơ hai tiếng, lại bày ra cái giọng giễu cợt.
“Vậy à? Vậy vừa hay ở chỗ này đặt thêm một vị.”
Nghe khẩu khí hẳn là coi bản thân trở thành Phật Tổ Như Lai, thích lập ai làm Bồ Tát thì lập.
Thôi Minh Trí từ bé đã theo bà nội đi lễ, cũng coi như thiện nam, nghe vậy thì ngầm oán Soái Ninh nhũn não hoang tưởng, nói ra cái câu báng bổ như thế, hẳn là chê bản thân tốt số quá đây mà.
Mọi người ăn lương khô lót dạ trên núi rồi chuẩn bị quay trở xuống huyện[3].
Diệp Như Vy muốn tranh thủ về thăm cha mẹ, hỏi Soái Ninh xin nghỉ. Thôi Minh Trí ở bên cạnh cô nửa ngày, tình cảm còn vương vấn được thêm mắm dặm muối càng đậm đặc, không muốn chia lìa dù chỉ mươi phút.
Tâm hồn hắn treo ngược cành cây, nét mặt cũng vặn vẹo, Soái Ninh vừa liếc mắt đã nhận ra, trước khi lên đường về lặng lẽ đùa: “Anh cũng muốn đi gặp bố mẹ vợ hụt?”
Thôi Minh Trí rụt lại như cây xấu hổ, quẫn bách xin tha: “Chị đừng giễu tôi.”
Soái Ninh bày ra dáng vẻ cao ngạo của kẻ có tiền, nói nửa đùa nửa thật: “Nhìn qua là biết hai người vẫn còn vương vấn nhau lắm, vừa nãy đá lông nheo với nhau trên xe, tôi thấy hết rồi.”
Cô ta rất độc đoán, hành xử theo ý thích, lập tức gọi Diệp Như Vy lại giao hẹn: “Diệp công, cô đi một mình không an toàn, tôi bảo trợ lý Thôi đi cùng cô, sau đấy hai người đi cùng nhau về Thước Châu.”
(Hết phần 12, xin mời đón đọc phần 13)
Người dịch: Trần Thị Minh Đức & Trần Thu Trang (FB/VerandadeJulia)
- -----
Chú thích:
1. Giang Âm: Thành phố ở tỉnh Giang Tô, nằm ở vị trí vẫn được ví là yết hầu của sông Dương Tử.
2. Từ Hà Khách: Phượt thủ kiêm nhà văn viết du ký thời Minh, tên thật là Từ Hoành Tổ.
3. Nguyên văn là "huyện thành" - thành phố trực thuộc huyện. Vì diện tích rộng và dân số đông, đơn vị hành chính của TQ chia thành nhiều cấp hơn nước ta. Quy mô của huyện, xã bên họ cũng lớn hơn nhiều, có cả thị trấn trực thuộc xã. Trong truyện này, bọn mình sẽ dịch theo đơn vị hành chính VN cho xuôi, sẽ có chú thích cụ thể nếu cần.
Tác giả: Hà Phong Xuy
Thước Châu nằm ở đoạn trung nam tỉnh A, sát với tỉnh lị là thành phố Đông Hưng, thông khắp bốn hướng, hội tụ nhân văn, mấy năm nay xu hướng kinh tế phát triển mạnh mẽ, được khen là “Tiểu Giang Âm”[1].
Xã Liên Hoa là mụn vá ngứa mắt trên mảnh gấm thêu này. Ra khỏi Thước Châu đi về phía đông 80 km là vào đến dãy núi sâu trập trùng, tình hình đường sá cũng như dân cư ven đường đều khác hẳn. Đường bê-tông lâu ngày không tu sửa lồi lõm gập ghềnh. Nhà cửa bên đường thấp bé tuềnh toàng nom giống đám bệnh nhân hủi không được chữa trị, nằm lúp xúp lụp xụp ở giữa khe núi dựng đứng, làm hoen ố cảnh non xanh nước biếc.
“Nơi này vị trí quá hẻo lánh, giao thông lại không tiện, thuộc vùng không ai quản lý, mấy năm trước mới gom về Thước Châu. Chính quyền vẫn luôn không tìm được phương hướng phát triển, chính sách giảm nghèo không triển khai được, các xã thị trấn xung quanh chất lượng đời sống đều dần được nâng cao, chỉ có chỗ chúng tôi là tình cảnh vẫn như cũ.”
Tiến vào địa phận xã Liên Hoa, Diệp Như Vy bắt đầu giới thiệu tình hình hai bên đường cho Soái Ninh. Vì con đường lầy lội, chiếc Land Rover rung lắc như thú nhún, người trong xe bị quăng quật giống nông dân già cưỡi máy kéo, mông không ngừng va va đập đập vào đệm ghế.
Thôi Minh Trí ngồi ghế trước cạnh lái xe, thỉnh thoảng nhìn lén bạn gái cũ đang ngồi ghế sau qua gương chiếu hậu. Diệp Như Vy chắc cũng nhận ra, càng chăm chú vào nhiệm vụ giảng giải hòng né tránh sự chú ý của hắn.
Hắn thấy cực kỳ khó đỡ, đã chia tay còn giống con rận bám lấy, không phải trêu ngươi người ta hay sao?
Khổ cái đôi mắt cùng trái tim đều như con mèo đói, theo bản năng mà đuổi theo Diệp Như Vy, cảm giác không thể cầm lòng vậy ra cũng trí mạng.
Đến xã Liên Hoa, Soái Ninh hạ lệnh vào núi thăm dò.
Đường núi còn khó đi gấp mười lần quốc lộ, hầu như chỉ là đường đất đầy vết bánh xe bò cùng những lối đi hẹp um tùm cỏ. Hơi nước bảng lảng, bùn đất ứ đọng, bước tới chỗ nào cũng như lọt xuống đầm lầy, nửa ngày không rút chân lên được.
Soái Ninh chưa từng đi qua con đường nào xấu như vậy, cũng không thèm đi, gọi một cái cáng tre tới, ngồi ở trên vênh váo sai phái. Bên cạnh cáng, người dẫn đường địa phương cùng đám tuỳ tùng giương ô xách túi, mười mấy người kéo đi ùn ùn, ra dáng quan lại hết sảy.
Thôi Minh Trí cắp cặp đi ở cuối đoàn, đôi chân đã sớm biến thành hai củ củ cải bọc đầy bùn, mỗi bước giống như kéo theo xiềng xích. Nửa năm nay công việc cuộc sống riêng đều chịu áp lực lớn, hắn không rảnh luyện tập, thể lực rõ ràng giảm sút, leo đường núi dốc chênh vênh nửa tiếng đã sinh ra phản ứng thiếu oxy. Hắn xót ruột Diệp Như Vy đang đi bên cạnh, không nhịn được hạ giọng, nói: “Hay anh gọi thêm cái cáng tre nữa cho em ngồi.”
Tình trạng của Diệp Như Vy so với hắn vẫn ổn, cô cười lắc đầu: “Không cần đâu, đường này em đi quen rồi. Anh ngồi đi.”
“Anh sao dám ngồi chứ, Ninh tổng gọi anh bất cứ lúc nào ấy.”
Hắn chưa cười khổ xong đã nghe Soái Ninh gọi ở đằng trước, hộc tốc chạy lên đưa bản vẽ cô ta cần.
Có thể vì khiếp sợ điều kiện ác liệt ở nơi đây, Soái Ninh hỏi hắn trong lúc lật xem bản sơ đồ quy hoạch: “Chỗ này đúng là không khác rừng rậm nguyên thuỷ mấy tí nhỉ, anh Hai nghe ai giới thiệu mà tìm đến?”
“Năm ngoái có phượt thủ nước ngoài viết bài du ký về xã Liên Hoa đăng trên Instagram, Minh tổng đọc xong cảm thấy phong cảnh ở đây thật đẹp, tự đến thăm dò xem xét xong thì quyết định duyệt dự án.”
Thôi Minh Trí cho rằng Soái Ninh chê điều kiện địa lý bất lợi, đã nảy sinh cảm giác hối hận, âm thầm oán trách cô ta lúc trước chọn ẩu. Ai ngờ Soái Ninh cẩn thận so sánh cảnh thật với bản vẽ phác thảo ban đầu xong, cười hơ hơ nói: “Anh Hai không thích gì, chỉ thích leo núi, chọn chỗ núi sâu rừng già mở dự án, tôi coi bộ ảnh muốn làm Từ Hà Khách[2] ấy chứ. Phải cái ý tưởng phương án này quê quá, tôi phải thay ảnh chỉnh cho chuẩn mới được.”
Cô ta nhắc đến người anh đã khuất mà không lộ nửa phần buồn đau thương tiếc, còn loáng thoáng lộ ra vẻ châm chọc, đủ thấy tình cảm anh em nhạt nhẽo.
Thôi Minh Trí trước kia cũng không nghe Soái Minh nhắc đến cô em gái này bao giờ, nghĩ thấy cũng lạ. Đám con cái nhà giàu này mới tí tuổi đã trời nam đất bắc ở chung thì ít xa cách thì nhiều, còn đeo trên lưng nguy cơ tranh giành quyền lợi, tình cảm tốt đẹp vào đâu được?
Trước kia Diệp tổng thường ganh đua với Minh tổng, xong rồi chủ tịch đem mảng tài chính giao cho anh ta, coi như chia gia sản trước, hai anh em mới êm thấm không có chuyện. Nhưng mà Ninh tổng là con gái, theo tập tục vùng Triều Sán quê họ, tập đoàn Quan Vũ không đến lượt cô ta thừa hưởng, lẽ ra hẳn phải sống hoà thuận với các anh, anh nào cũng phải lấy lòng thì sau này mới dễ sống. Tình cảm nhạt nhẽo chứng tỏ cô cũng chẳng để bụng chuyện giữ gìn quan hệ, cũng cho thấy cô ta xử sự đáng ghét, các anh cũng chẳng ưa.
Thôi Minh Trí bây giờ ham thích sưu tầm các chứng cứ về phẩm chất hư hỏng của Soái Ninh, mượn cái này để giảm bớt cảm giác tức nghẹn vì bị cô ta nô dịch.
Xem qua ba điểm mấu chốt của công trình, Soái Ninh gọi Diệp Như Vy lại, hỏi cô trong núi này có chùa hay đạo quán gì không.
Diệp Như Vy nói xưa kia phía sau thôn Liên Mễ nhà cô có toà miếu nhỏ, nghe nói là do một vị sư tha phương thời nhà Thanh dựng nên, sau giải phóng đã bỏ hoang.
Soái Ninh quyết định đi xem di tích.
Đường núi dẫn lên thôn Liên Mễ quanh co, cô ta ngồi trên cáng tre không hao sức, chỉ khổ những người liên quan đi theo.
Chân Thôi Minh Trí đầu tiên cứng đơ như thanh sắt, rồi lại như bị đổ đầy chì lỏng, mắt cá gót chân đều trầy da, ngón chân cũng đau đến nóng rát vì ngâm trong nước bùn, đến nơi thì nửa người dưới cũng toét như bùn, ngồi xuống là coi như không đứng lên được. Ngó sang con mẹ sếp vẫn sạch sẽ khoẻ khoắn, thật hận không thể hộc máu luôn vào mặt thị.
Toà miếu kia sớm đã thành phế tích, gạch gỗ đã bị nhặt nhạnh sạch, chỉ còn lại mấy chỗ kê chân cột.
Soái Ninh cưỡi trên cáng tre đi quan sát một vòng, sai Diệp Như Vy dẫn hai người tới dùng thước dây đo đạc khu đất, ghi lại mấy chỗ cao thấp dài rộng.
Thôi Minh Trí đoán cô ta định trùng tu ngôi miếu này, còn đang nghĩ xem mục đích làm vậy làm gì thì đã nghe cô ta hỏi: “Trợ lý Thôi, anh bảo miếu này thờ ai?
Hắn vội dùng giọng nói hồ hởi khác hẳn với cảm xúc trong lòng trả lời: “Miếu này do hoà thượng dựng nên, trước kia đại khái thờ vị Bồ Tát nào đấy ạ.”
Soái Ninh lại hỏi: “Bồ Tát chức vụ có ngang Thần Tài không?”
Thấy cô ta suy tư gì đó, Thôi Minh Trí cẩn thận phổ biến kiến thức: “Phật giáo chú trọng thanh tâm quả dục, không nghe nói có vị nào cai quản về tiền tài.”
Soái Ninh hơ hơ hai tiếng, lại bày ra cái giọng giễu cợt.
“Vậy à? Vậy vừa hay ở chỗ này đặt thêm một vị.”
Nghe khẩu khí hẳn là coi bản thân trở thành Phật Tổ Như Lai, thích lập ai làm Bồ Tát thì lập.
Thôi Minh Trí từ bé đã theo bà nội đi lễ, cũng coi như thiện nam, nghe vậy thì ngầm oán Soái Ninh nhũn não hoang tưởng, nói ra cái câu báng bổ như thế, hẳn là chê bản thân tốt số quá đây mà.
Mọi người ăn lương khô lót dạ trên núi rồi chuẩn bị quay trở xuống huyện[3].
Diệp Như Vy muốn tranh thủ về thăm cha mẹ, hỏi Soái Ninh xin nghỉ. Thôi Minh Trí ở bên cạnh cô nửa ngày, tình cảm còn vương vấn được thêm mắm dặm muối càng đậm đặc, không muốn chia lìa dù chỉ mươi phút.
Tâm hồn hắn treo ngược cành cây, nét mặt cũng vặn vẹo, Soái Ninh vừa liếc mắt đã nhận ra, trước khi lên đường về lặng lẽ đùa: “Anh cũng muốn đi gặp bố mẹ vợ hụt?”
Thôi Minh Trí rụt lại như cây xấu hổ, quẫn bách xin tha: “Chị đừng giễu tôi.”
Soái Ninh bày ra dáng vẻ cao ngạo của kẻ có tiền, nói nửa đùa nửa thật: “Nhìn qua là biết hai người vẫn còn vương vấn nhau lắm, vừa nãy đá lông nheo với nhau trên xe, tôi thấy hết rồi.”
Cô ta rất độc đoán, hành xử theo ý thích, lập tức gọi Diệp Như Vy lại giao hẹn: “Diệp công, cô đi một mình không an toàn, tôi bảo trợ lý Thôi đi cùng cô, sau đấy hai người đi cùng nhau về Thước Châu.”
(Hết phần 12, xin mời đón đọc phần 13)
Người dịch: Trần Thị Minh Đức & Trần Thu Trang (FB/VerandadeJulia)
- -----
Chú thích:
1. Giang Âm: Thành phố ở tỉnh Giang Tô, nằm ở vị trí vẫn được ví là yết hầu của sông Dương Tử.
2. Từ Hà Khách: Phượt thủ kiêm nhà văn viết du ký thời Minh, tên thật là Từ Hoành Tổ.
3. Nguyên văn là "huyện thành" - thành phố trực thuộc huyện. Vì diện tích rộng và dân số đông, đơn vị hành chính của TQ chia thành nhiều cấp hơn nước ta. Quy mô của huyện, xã bên họ cũng lớn hơn nhiều, có cả thị trấn trực thuộc xã. Trong truyện này, bọn mình sẽ dịch theo đơn vị hành chính VN cho xuôi, sẽ có chú thích cụ thể nếu cần.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook