Người Đọc
-
Chương 7
Đêm hôm sau thì tôi yêu cô say mê. Tôi ngủ không sâu, ước ao gặp cô, mơ đến cô, tưởng như chạm vào cô, cho đến khi nhận ra là tôi đang ôm gối hay chăn. Miệng tôi đau vì hôn. dương v*t tôi luôn cương lên, nhưng tôi không muốn tự làm thỏa mãn. Tôi sẽ không bao giờ tự làm thỏa mãn nữa, tôi muốn cùng cô.
Tôi yêu cô say mê, phải chăng đó là cái giá phải trả cho việc cô ngủ với tôi? Cho đến giờ, sau một đêm với phụ nữ, tôi có cảm giác là mình đã được chiều chuộng và nay phải đền đáp lại – đền đáp cho người phụ nữ ấy, bằng cách là dù sao tôi cũng cố tìm cách yêu cô ta, và đền đáp cho thế giới mà tôi dám đương đầu.
Một trong số ít ký ức sinh động từ hồi trẻ con là một buổi sớm mùa đông, lúc tôi lên bốn tuổi. Phòng ngủ của tôi hồi ấy không được sưởi, thường rất lạnh lúc đêm đến hay sáng sớm. Tôi nhớ đến phòng bếp ấm áp và cái bếp lò nóng, một cái lò gang nặng nề, trong đó nhìn thấy lửa nếu lấy cái móc kéo tấm đậy và vòng kiềng ở chỗ nấu ra, và có cả một bồn luôn trữ nước nóng sẵn sàng. Mẹ tôi đẩy chiếc ghế tôi đang đứng trên đó ra trước bếp lò, tắm rửa và mặc quần áo cho tôi. Tôi nhớ lại cảm giác khoan khoái của hơi ấm, sự sung sướng được tắm rửa và mặc quần áo trong hơi ấm đó. Tôi vẫn còn nhớ là mỗi khi hồi tưởng lại cảnh ấy tôi vẫn tự hỏi tại sao mẹ chiều tôi như thế. Vì tôi có bệnh? Vì các anh chị đã được thứ gì mà tôi không được? Liệu trong ngày sẽ xảy ra điều bất trắc và khó khăn mà tôi phải vượt qua?
Cũng vì người đàn bà không có danh tính trong tâm tưởng của tôi lúc chiều đã chiều chuộng tôi đến mức ấy mà hôm sau tôi đi học trở lại. Thêm vào đó, tôi muốn thể hiện tính cách đàn ông mà tôi mới có được. Không phải là tôi muốn khoe khoang gì, song tôi cảm thấy tráng kiện và hiên ngang, tôi muốn ra trước mặt các bạn và giáo viên với sức mạnh và sự hiên ngang đó. Ngoài ra, tuy không nói chuyện ấy với cô nhưng tôi nghĩ là công việc soát vé của cô thường kéo dài đến tối hoặc đến đêm. Làm sao tôi có thể gặp cô hằng ngày nếu tôi phải ở nhà và chỉ đi dạo dưỡng sức?
Lúc tôi từ chỗ cô về đến nhà, bố mẹ và các anh chị tôi đang ăn tối. “Sao con về muộn thế? Mẹ lo cho con đấy.” Giọng bố tôi nghe bực bội hơn là lo lắng.
Tôi nói là bị lạc đường khi định đi qua nghĩa trang liệt sĩ sang trại sữa dưỡng bệnh, lang thang mãi ở đâu đó và cuối cùng đến tận Nussloch. “Con không có tiền và phải đi bộ từ Nussloch về đây.”
“Đáng lẽ con có thể vẫy xe đi nhờ.” Em gái tôi thỉnh thoảng vẫy xe đi nhờ, bố mẹ tôi không ưa chuyện đó.
Anh tôi khịt khịt mũi đầy khinh miệt. “Trại sữa dưỡng bệnh và Nussloch nằm hoàn toàn ngược hướng nhau.
Chị tôi nhìn tôi dò xét.
“Ngày mai con sẽ đi học trở lại nhé?”
“Thế thì nhớ học cho tử tế môn Địa. Nhớ là có hướng Bắc và hướng Nam, còn mặt trời thì mọc ở…”
Mẹ tôi ngắt lời anh. “Bác sĩ bảo còn ba tuần nữa.”
“Nếu nó đi được qua nghĩa trang liệt sĩ đến Nussloch rồi từ đó quay trở về thì cũng đến trường được. Nó không thiếu sức khỏe, chỉ thiếu trí khôn thôi.” Lúc còn bé, anh tôi và tôi toàn đánh lộn, sau này chỉ khẩu chiến. Hơn tôi ba tuổi nên anh tôi trội hơn ở cả hai lĩnh vực. Đến lúc nào đó tôi thôi trả miếng và mặc xác tính hiếu chiến của anh. Từ đó trở đi anh chỉ còn hậm hực gây sự.
“Bố nghĩ sao?” mẹ tôi quay sang hỏi bố. Ông đặt dao dĩa xuống đĩa, dựa vào lưng ghế và chắp tay trong lòng. Ông im lặng và trầm tư như mỗi khi nghe mẹ tôi nói chuyện về con cái hay nhà cửa. Và mỗi lần đó tôi tự hỏi, liệu ông có suy nghĩ thật sự về câu hỏi của mẹ hay đang nghĩ công việc riêng. Có thể ông cũng nghĩ ngợi về câu hỏi của mẹ, song một khi đã tập trung suy nghĩ là ông không thể nghĩ đến gì khác ngoài công việc của mình. Ông là giáo sư Triết, và cuộc đời ông là tư duy. Tư duy và đọc và viết và giảng dạy.
Thỉnh thoảng tôi có cảm giác là chúng tôi, gia đình của ông, đối với ông chỉ như thú nuôi trong nhà. Như con cún để dắt đi dạo, chú mèo để cùng chơi hay gừ gừ nằm co trong lòng và được vuốt ve – có thể người ta thích, thậm chí cần thiết về phương diện nào đó, nhưng đi mua đồ ăn cho chúng, rửa khay cát đựng cứt mèo và đưa đến thú y thì quá phiền nhiễu. Vì cuộc sống là một cái gì khác cơ. Thực ra tôi chỉ muốn rằng chúng tôi, gia đình của ông, chính là cuộc đời ông. Lắm khi tôi cũng không ưa ông anh trai hay gây sự và cô em gái nhỏ láo toét của tôi, nhưng tối đến đột nhiên tôi lại yêu tất cả một cách khủng khiếp. Đứa em gái bé bỏng của tôi. Làm đưa nhỏ nhất trong số bốn anh chị em chắc không hề đơn giản, không hỗn láo một chút thì không tự vệ được. Còn ông anh của tôi. Chúng tôi vốn ở chung phòng, đối với anh ấy thì chắc khó chịu hơn là đối với tôi, thêm vào đó, từ khi tôi ốm anh phải nhường cả phòng cho tôi và ra ngủ ngoài ghế sofa, làm sao tránh được gây sự cơ chứ? Còn bố tôi? Tại sao chúng tôi phải là cuộc đời của ông cơ chứ? Chúng tôi đã lớn, sắp phương trưởng và ra khỏi nhà cơ mà.
Tôi thấy cứ như cả nhà ngồi với nhau lần cuối bên bàn dưới chùm đèn bằng đồng thau có năm nhánh và năm ngọn đèn, cứ như là ăn với nhau lần cuối từ những cái đĩa cổ với đường vân xanh viền mép, cứ như là nói với nhau lần cuối một cách thân ái. Tôi cảm giác như khi chia tay. Tôi còn đó nhưng đã đi rồi. Tôi nhớ mẹ, nhớ bố và các anh chị em, và ước ao ở gần người phụ nữ nọ.
Bố nhìn qua phía tôi. “Mai con sẽ đi học trở lại – con vừa nói thế đúng không?”
“Vâng ạ.” Té ra là ông cũng nhận ra rằng tôi hỏi ông chứ không hỏi mẹ, và cũng không nói là tôi tự hỏi có nên đi học trở lại hay không.
Ông gật đầu. “Mọi người hãy để con đến trường. Nếu thấy quá sức thì con lại ở nhà.”
Tôi mừng. Đồng thời tôi cảm thấy sự chia tay đã diễn ra.
Tôi yêu cô say mê, phải chăng đó là cái giá phải trả cho việc cô ngủ với tôi? Cho đến giờ, sau một đêm với phụ nữ, tôi có cảm giác là mình đã được chiều chuộng và nay phải đền đáp lại – đền đáp cho người phụ nữ ấy, bằng cách là dù sao tôi cũng cố tìm cách yêu cô ta, và đền đáp cho thế giới mà tôi dám đương đầu.
Một trong số ít ký ức sinh động từ hồi trẻ con là một buổi sớm mùa đông, lúc tôi lên bốn tuổi. Phòng ngủ của tôi hồi ấy không được sưởi, thường rất lạnh lúc đêm đến hay sáng sớm. Tôi nhớ đến phòng bếp ấm áp và cái bếp lò nóng, một cái lò gang nặng nề, trong đó nhìn thấy lửa nếu lấy cái móc kéo tấm đậy và vòng kiềng ở chỗ nấu ra, và có cả một bồn luôn trữ nước nóng sẵn sàng. Mẹ tôi đẩy chiếc ghế tôi đang đứng trên đó ra trước bếp lò, tắm rửa và mặc quần áo cho tôi. Tôi nhớ lại cảm giác khoan khoái của hơi ấm, sự sung sướng được tắm rửa và mặc quần áo trong hơi ấm đó. Tôi vẫn còn nhớ là mỗi khi hồi tưởng lại cảnh ấy tôi vẫn tự hỏi tại sao mẹ chiều tôi như thế. Vì tôi có bệnh? Vì các anh chị đã được thứ gì mà tôi không được? Liệu trong ngày sẽ xảy ra điều bất trắc và khó khăn mà tôi phải vượt qua?
Cũng vì người đàn bà không có danh tính trong tâm tưởng của tôi lúc chiều đã chiều chuộng tôi đến mức ấy mà hôm sau tôi đi học trở lại. Thêm vào đó, tôi muốn thể hiện tính cách đàn ông mà tôi mới có được. Không phải là tôi muốn khoe khoang gì, song tôi cảm thấy tráng kiện và hiên ngang, tôi muốn ra trước mặt các bạn và giáo viên với sức mạnh và sự hiên ngang đó. Ngoài ra, tuy không nói chuyện ấy với cô nhưng tôi nghĩ là công việc soát vé của cô thường kéo dài đến tối hoặc đến đêm. Làm sao tôi có thể gặp cô hằng ngày nếu tôi phải ở nhà và chỉ đi dạo dưỡng sức?
Lúc tôi từ chỗ cô về đến nhà, bố mẹ và các anh chị tôi đang ăn tối. “Sao con về muộn thế? Mẹ lo cho con đấy.” Giọng bố tôi nghe bực bội hơn là lo lắng.
Tôi nói là bị lạc đường khi định đi qua nghĩa trang liệt sĩ sang trại sữa dưỡng bệnh, lang thang mãi ở đâu đó và cuối cùng đến tận Nussloch. “Con không có tiền và phải đi bộ từ Nussloch về đây.”
“Đáng lẽ con có thể vẫy xe đi nhờ.” Em gái tôi thỉnh thoảng vẫy xe đi nhờ, bố mẹ tôi không ưa chuyện đó.
Anh tôi khịt khịt mũi đầy khinh miệt. “Trại sữa dưỡng bệnh và Nussloch nằm hoàn toàn ngược hướng nhau.
Chị tôi nhìn tôi dò xét.
“Ngày mai con sẽ đi học trở lại nhé?”
“Thế thì nhớ học cho tử tế môn Địa. Nhớ là có hướng Bắc và hướng Nam, còn mặt trời thì mọc ở…”
Mẹ tôi ngắt lời anh. “Bác sĩ bảo còn ba tuần nữa.”
“Nếu nó đi được qua nghĩa trang liệt sĩ đến Nussloch rồi từ đó quay trở về thì cũng đến trường được. Nó không thiếu sức khỏe, chỉ thiếu trí khôn thôi.” Lúc còn bé, anh tôi và tôi toàn đánh lộn, sau này chỉ khẩu chiến. Hơn tôi ba tuổi nên anh tôi trội hơn ở cả hai lĩnh vực. Đến lúc nào đó tôi thôi trả miếng và mặc xác tính hiếu chiến của anh. Từ đó trở đi anh chỉ còn hậm hực gây sự.
“Bố nghĩ sao?” mẹ tôi quay sang hỏi bố. Ông đặt dao dĩa xuống đĩa, dựa vào lưng ghế và chắp tay trong lòng. Ông im lặng và trầm tư như mỗi khi nghe mẹ tôi nói chuyện về con cái hay nhà cửa. Và mỗi lần đó tôi tự hỏi, liệu ông có suy nghĩ thật sự về câu hỏi của mẹ hay đang nghĩ công việc riêng. Có thể ông cũng nghĩ ngợi về câu hỏi của mẹ, song một khi đã tập trung suy nghĩ là ông không thể nghĩ đến gì khác ngoài công việc của mình. Ông là giáo sư Triết, và cuộc đời ông là tư duy. Tư duy và đọc và viết và giảng dạy.
Thỉnh thoảng tôi có cảm giác là chúng tôi, gia đình của ông, đối với ông chỉ như thú nuôi trong nhà. Như con cún để dắt đi dạo, chú mèo để cùng chơi hay gừ gừ nằm co trong lòng và được vuốt ve – có thể người ta thích, thậm chí cần thiết về phương diện nào đó, nhưng đi mua đồ ăn cho chúng, rửa khay cát đựng cứt mèo và đưa đến thú y thì quá phiền nhiễu. Vì cuộc sống là một cái gì khác cơ. Thực ra tôi chỉ muốn rằng chúng tôi, gia đình của ông, chính là cuộc đời ông. Lắm khi tôi cũng không ưa ông anh trai hay gây sự và cô em gái nhỏ láo toét của tôi, nhưng tối đến đột nhiên tôi lại yêu tất cả một cách khủng khiếp. Đứa em gái bé bỏng của tôi. Làm đưa nhỏ nhất trong số bốn anh chị em chắc không hề đơn giản, không hỗn láo một chút thì không tự vệ được. Còn ông anh của tôi. Chúng tôi vốn ở chung phòng, đối với anh ấy thì chắc khó chịu hơn là đối với tôi, thêm vào đó, từ khi tôi ốm anh phải nhường cả phòng cho tôi và ra ngủ ngoài ghế sofa, làm sao tránh được gây sự cơ chứ? Còn bố tôi? Tại sao chúng tôi phải là cuộc đời của ông cơ chứ? Chúng tôi đã lớn, sắp phương trưởng và ra khỏi nhà cơ mà.
Tôi thấy cứ như cả nhà ngồi với nhau lần cuối bên bàn dưới chùm đèn bằng đồng thau có năm nhánh và năm ngọn đèn, cứ như là ăn với nhau lần cuối từ những cái đĩa cổ với đường vân xanh viền mép, cứ như là nói với nhau lần cuối một cách thân ái. Tôi cảm giác như khi chia tay. Tôi còn đó nhưng đã đi rồi. Tôi nhớ mẹ, nhớ bố và các anh chị em, và ước ao ở gần người phụ nữ nọ.
Bố nhìn qua phía tôi. “Mai con sẽ đi học trở lại – con vừa nói thế đúng không?”
“Vâng ạ.” Té ra là ông cũng nhận ra rằng tôi hỏi ông chứ không hỏi mẹ, và cũng không nói là tôi tự hỏi có nên đi học trở lại hay không.
Ông gật đầu. “Mọi người hãy để con đến trường. Nếu thấy quá sức thì con lại ở nhà.”
Tôi mừng. Đồng thời tôi cảm thấy sự chia tay đã diễn ra.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook