Người Đọc
-
Chương 41
Chủ nhật kế đó tôi đến chỗ Hanna. Đó là lần đầu tiên tôi vào thăm trong tù. Ở cửa vào tôi bị kiểm tra, nhiều cửa dọc đường được mở khóa và đóng lại. Khu nhà mới và sáng sủa, ở bên trong các cửa đều mở và phụ nữ đi lại tự do. Cuối đường đi là cửa ra bên ngoài, dẫn ra một bãi cỏ nhỏ xôn xao tiếng người, có cây cối và ghế băng. Tôi đưa mắt tìm kiếm. Bà trật tự viên dẫn tôi đi chỉ về cái ghế băng gần đó dưới bóng râm của một cây dẻ.
Hanna? Người đàn bà trên ghế là Hanna? Tóc bạc, khuôn mặt với những nếp nhăn sâu chạy dọc trên trán, má và chung quanh miệng, thân hình nặng nề. Cô mặc một chiếc áo dài màu xanh nhạt quá hẹp, chật căng ở ngực, bụng và đùi. Hai tay cô đặt trong lòng, giữ một cuốn sách. Cô không đọc. Qua rìa bên trên cặp kính đọc sách cô quan sát một bà đang ném ruột bánh mì cho mấy con chim sẻ. Rồi cô cảm thấy ai đó nhìn mình và quay mặt sang hướng tôi.
Tôi thấy nỗi mong ngóng trên mặt cô, thấy mặt cô ngời lên khi nhận ra tôi, thấy ánh mắt cô dò dẫm trên mặt tôi khi tôi tiến lại gần, thấy ánh mắt cô hiện lên vẻ tìm tòi, dò xét, bối rối và tổn thương, thấy mặt cô tối lại. Cô mỉm cười khi tôi đến bên cô, một nụ cười thân thiện và mệt mỏi. “Cậu bé lớn quá rồi nhỉ”. Tôi ngồi xuống bên cô, và cô nắm tay tôi.
Ngày xưa tôi đặc biệt yêu mùi cô. Mùi cô lúc nào cũng mới: mới tắm, hay mới thay quần áo, hay mới toát mồ hôi, hay mới được yêu. Thỉnh thoảng cô dùng nước hoa, tôi không biết loại gì, và hương thơm ấy còn tươi mới hơn tất cả các mùi khác. Ẩn trong những hương thơm tươi mới ấy còn có một hương vị khác nữa, một hương vị nặng, trầm và gắt. Tôi hay đánh hơi trên cô như một con thú tọc mạch, bắt đầu từ cổ và vai là nơi tỏa mùi mới tắm, hít sâu giữa cặp vú có mùi mồ hôi mới, trộn lẫn với hương vị trầm nặng ấy gần như tinh khôi, giữa hai đùi thoảng thêm mùi quả chín làm tôi rạo rực, tôi cũng hít hà ống chân và bàn chân cô, đến đùi thì lạc mất hương vị kia, ở khoeo chân lại có mùi mồ hôi mới, và bàn chân mang mùi xà phòng, mùi da hay mùi của mỏi mệt. Lưng và tay cô không có hương vị riêng, chẳng có mùi gì, nhưng vẫn đượm mùi cô - mùi mực in trên vé, mùi kim loại của kìm bấm, mùi hành hay cá, mùi mỡ rán, bột giặt hay hơi nóng của bàn ủi. Khi cô vừa rửa tay xong thì chẳng nhận ra những mùi ấy. Song xà phòng chỉ phủ lên chúng, và một chốc sau chúng lại hiện ra, thoang thoảng, tan lẫn trong hương vị duy nhất của ngày làm việc, của ngày làm việc đã kết thúc, của buổi tối, của đường về nhà và của căn nhà ấm cúng.
Tôi ngồi cạnh Hanna và ngửi thấy mùi một bà già. Tôi không rõ cái gì tạo nên thứ mùi quen thuộc ấy ở những bà già và đọng trong hành lang các nhà dưỡng lão như một lời nguyền mà đối với nó thì Hanna còn quá trẻ.
Tôi nhích lại gần. Tôi nhận ra là đã làm Hanna thất vọng khi nãy, và muốn chữa lại lỗi lầm ấy.
“Anh rất vui mừng khi thấy em được ra”.
“Thật ư?”
“Thật, và khi thấy em sẽ ở gần”. Tôi kể cho cô nghe về nơi ở và công việc mà tôi đã tìm cho cô, về những chương trình văn hóa và xã hội ở khu phố, về thư viện thành phố. “Em đọc nhiều đấy chứ?”
“Bình thường thôi, nghe người khác đọc cho thích hơn”. Cô quan sát tôi. “Nhưng bây giờ là hết, đúng không?”
“Tại sao lại hết?” Nhưng tôi không tưởng tượng đến cảnh mình ghi âm vào cassette cho cô, hoặc gặp cô và đọc truyện cho cô nghe. “Anh rất mừng và tự hào vì em đã học chữ. Và viết những bức thư tuyệt vời!” Chuyện đó thì đúng, tôi khâm phục Hanna và vui mừng khi thấy cô đọc và viết. Nhưng tôi cũng cảm thấy niềm vui và khâm phục ấy của tôi nhỏ nhoi đến chừng nào so với công sức của Hanna bỏ ra để học đọc và viết, tôi cảm thấy nó hạ tiện làm sao, khi không thúc giục nổi tôi trả lời cô, đến thăm cô, nói chuyện với cô. Tôi đã chừa cho Hanna một ngách nhỏ, một ngách hoàn toàn quan trọng, có ý nghĩa đối với tôi và tôi cũng bỏ công sức cho nó, nhưng đó chưa phải là một chỗ đứng trong cuộc đời tôi.
Song tại sao tôi lại phải dành cho cô một chỗ đứng trong cuộc đời mình? Tôi phẫn nộ chống lại sự dằn vặt đang dâng lên khi nghĩ đến Hanna bị thu lại thành một cái ngách nhỏ kia. “Chẳng lẽ trước phiên tòa em không bao giờ nghĩ đến việc đã xảy ra mà trong phiên tòa xét đến? Anh định nói là, em không bao giờ nghĩ đến việc ấy khi chúng mình bên nhau, khi anh đọc truyện cho em?”
“Anh bận tâm lắm à?” nhưng cô không đợi câu trả lời. “Em luôn có cảm giác là đằng nào cũng chẳng ai hiểu em, chẳng ai biết em là ai và cái gì khiến em làm việc này hay việc kia. Anh biết không, nếu không ai hiểu anh thì cũng không ai được phép đòi hỏi anh giải trình. Ngay cả tòa án cũng không thể bắt em phải giải trình được. Nhưng những người chết thì được phép. Họ hiểu. Họ không nhất thiết phải có mặt, nhưng khi đã có mặt thì họ hiểu rất rõ. Ở đây, trong nhà tù này, họ rất hay ở bên cạnh em. Họ đến đây hằng đêm, bất kể em muốn hay không. Trước khi ra tòa, lúc họ muốn đến thì em còn xua được họ đi”.
Cô chờ xem tôi có nói thêm gì, nhưng tôi không nghĩ ra câu nào. Tôi chỉ định nói là tôi không xua được gì cả. Nói thế cũng không đúng; người ta cũng xua đuổi ai đó bằng cách đẩy người ấy vào một ngách nhỏ.
“Anh có gia đình không?”
“Anh đã từng có. Gertrud và anh ly hôn mấy năm rồi, cháu gái ở nội trú; hy vọng là mấy năm học cuối cháu sẽ không ở đó mà chuyển về chỗ anh”. Bây giờ đến lượt tôi chờ xem cô có nói thêm hoặc hỏi gì. Nhưng cô im lặng. “Tuần sau anh đến đón em, được không?”
“Vâng”
“Thật lặng lẽ, hay có nên náo nhiệt và vui vẻ một chút?”
“Thật lặng lẽ”.
“Được, anh đón em thật lặng lẽ, không có nhạc và sâm banh”. Tôi đứng dậy. Chúng tôi nhìn nhau. Chuông đã đổ hai hồi, những người đàn bà khác đã vào nhà. Ánh mắt cô lại dò dẫm trên mặt tôi. Tôi vòng tay ôm cô, nhưng cảm giác không thật.
“Chúc cậu bé khỏe mạnh nhé”.
“Em cũng thế nhé”.
Chúng tôi từ biệt, trước khi phải chia tay ở trong nhà.
Hanna? Người đàn bà trên ghế là Hanna? Tóc bạc, khuôn mặt với những nếp nhăn sâu chạy dọc trên trán, má và chung quanh miệng, thân hình nặng nề. Cô mặc một chiếc áo dài màu xanh nhạt quá hẹp, chật căng ở ngực, bụng và đùi. Hai tay cô đặt trong lòng, giữ một cuốn sách. Cô không đọc. Qua rìa bên trên cặp kính đọc sách cô quan sát một bà đang ném ruột bánh mì cho mấy con chim sẻ. Rồi cô cảm thấy ai đó nhìn mình và quay mặt sang hướng tôi.
Tôi thấy nỗi mong ngóng trên mặt cô, thấy mặt cô ngời lên khi nhận ra tôi, thấy ánh mắt cô dò dẫm trên mặt tôi khi tôi tiến lại gần, thấy ánh mắt cô hiện lên vẻ tìm tòi, dò xét, bối rối và tổn thương, thấy mặt cô tối lại. Cô mỉm cười khi tôi đến bên cô, một nụ cười thân thiện và mệt mỏi. “Cậu bé lớn quá rồi nhỉ”. Tôi ngồi xuống bên cô, và cô nắm tay tôi.
Ngày xưa tôi đặc biệt yêu mùi cô. Mùi cô lúc nào cũng mới: mới tắm, hay mới thay quần áo, hay mới toát mồ hôi, hay mới được yêu. Thỉnh thoảng cô dùng nước hoa, tôi không biết loại gì, và hương thơm ấy còn tươi mới hơn tất cả các mùi khác. Ẩn trong những hương thơm tươi mới ấy còn có một hương vị khác nữa, một hương vị nặng, trầm và gắt. Tôi hay đánh hơi trên cô như một con thú tọc mạch, bắt đầu từ cổ và vai là nơi tỏa mùi mới tắm, hít sâu giữa cặp vú có mùi mồ hôi mới, trộn lẫn với hương vị trầm nặng ấy gần như tinh khôi, giữa hai đùi thoảng thêm mùi quả chín làm tôi rạo rực, tôi cũng hít hà ống chân và bàn chân cô, đến đùi thì lạc mất hương vị kia, ở khoeo chân lại có mùi mồ hôi mới, và bàn chân mang mùi xà phòng, mùi da hay mùi của mỏi mệt. Lưng và tay cô không có hương vị riêng, chẳng có mùi gì, nhưng vẫn đượm mùi cô - mùi mực in trên vé, mùi kim loại của kìm bấm, mùi hành hay cá, mùi mỡ rán, bột giặt hay hơi nóng của bàn ủi. Khi cô vừa rửa tay xong thì chẳng nhận ra những mùi ấy. Song xà phòng chỉ phủ lên chúng, và một chốc sau chúng lại hiện ra, thoang thoảng, tan lẫn trong hương vị duy nhất của ngày làm việc, của ngày làm việc đã kết thúc, của buổi tối, của đường về nhà và của căn nhà ấm cúng.
Tôi ngồi cạnh Hanna và ngửi thấy mùi một bà già. Tôi không rõ cái gì tạo nên thứ mùi quen thuộc ấy ở những bà già và đọng trong hành lang các nhà dưỡng lão như một lời nguyền mà đối với nó thì Hanna còn quá trẻ.
Tôi nhích lại gần. Tôi nhận ra là đã làm Hanna thất vọng khi nãy, và muốn chữa lại lỗi lầm ấy.
“Anh rất vui mừng khi thấy em được ra”.
“Thật ư?”
“Thật, và khi thấy em sẽ ở gần”. Tôi kể cho cô nghe về nơi ở và công việc mà tôi đã tìm cho cô, về những chương trình văn hóa và xã hội ở khu phố, về thư viện thành phố. “Em đọc nhiều đấy chứ?”
“Bình thường thôi, nghe người khác đọc cho thích hơn”. Cô quan sát tôi. “Nhưng bây giờ là hết, đúng không?”
“Tại sao lại hết?” Nhưng tôi không tưởng tượng đến cảnh mình ghi âm vào cassette cho cô, hoặc gặp cô và đọc truyện cho cô nghe. “Anh rất mừng và tự hào vì em đã học chữ. Và viết những bức thư tuyệt vời!” Chuyện đó thì đúng, tôi khâm phục Hanna và vui mừng khi thấy cô đọc và viết. Nhưng tôi cũng cảm thấy niềm vui và khâm phục ấy của tôi nhỏ nhoi đến chừng nào so với công sức của Hanna bỏ ra để học đọc và viết, tôi cảm thấy nó hạ tiện làm sao, khi không thúc giục nổi tôi trả lời cô, đến thăm cô, nói chuyện với cô. Tôi đã chừa cho Hanna một ngách nhỏ, một ngách hoàn toàn quan trọng, có ý nghĩa đối với tôi và tôi cũng bỏ công sức cho nó, nhưng đó chưa phải là một chỗ đứng trong cuộc đời tôi.
Song tại sao tôi lại phải dành cho cô một chỗ đứng trong cuộc đời mình? Tôi phẫn nộ chống lại sự dằn vặt đang dâng lên khi nghĩ đến Hanna bị thu lại thành một cái ngách nhỏ kia. “Chẳng lẽ trước phiên tòa em không bao giờ nghĩ đến việc đã xảy ra mà trong phiên tòa xét đến? Anh định nói là, em không bao giờ nghĩ đến việc ấy khi chúng mình bên nhau, khi anh đọc truyện cho em?”
“Anh bận tâm lắm à?” nhưng cô không đợi câu trả lời. “Em luôn có cảm giác là đằng nào cũng chẳng ai hiểu em, chẳng ai biết em là ai và cái gì khiến em làm việc này hay việc kia. Anh biết không, nếu không ai hiểu anh thì cũng không ai được phép đòi hỏi anh giải trình. Ngay cả tòa án cũng không thể bắt em phải giải trình được. Nhưng những người chết thì được phép. Họ hiểu. Họ không nhất thiết phải có mặt, nhưng khi đã có mặt thì họ hiểu rất rõ. Ở đây, trong nhà tù này, họ rất hay ở bên cạnh em. Họ đến đây hằng đêm, bất kể em muốn hay không. Trước khi ra tòa, lúc họ muốn đến thì em còn xua được họ đi”.
Cô chờ xem tôi có nói thêm gì, nhưng tôi không nghĩ ra câu nào. Tôi chỉ định nói là tôi không xua được gì cả. Nói thế cũng không đúng; người ta cũng xua đuổi ai đó bằng cách đẩy người ấy vào một ngách nhỏ.
“Anh có gia đình không?”
“Anh đã từng có. Gertrud và anh ly hôn mấy năm rồi, cháu gái ở nội trú; hy vọng là mấy năm học cuối cháu sẽ không ở đó mà chuyển về chỗ anh”. Bây giờ đến lượt tôi chờ xem cô có nói thêm hoặc hỏi gì. Nhưng cô im lặng. “Tuần sau anh đến đón em, được không?”
“Vâng”
“Thật lặng lẽ, hay có nên náo nhiệt và vui vẻ một chút?”
“Thật lặng lẽ”.
“Được, anh đón em thật lặng lẽ, không có nhạc và sâm banh”. Tôi đứng dậy. Chúng tôi nhìn nhau. Chuông đã đổ hai hồi, những người đàn bà khác đã vào nhà. Ánh mắt cô lại dò dẫm trên mặt tôi. Tôi vòng tay ôm cô, nhưng cảm giác không thật.
“Chúc cậu bé khỏe mạnh nhé”.
“Em cũng thế nhé”.
Chúng tôi từ biệt, trước khi phải chia tay ở trong nhà.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook